KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quốc hội khóa XIV. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quốc hội khóa XIV. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018

SUY NGHĨ TRƯỚC NGÀY QUỐC HỘI LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM ...


Ngày mai 22/10, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội XIV khai mạc. Ngoài những công việc thường kỳ, phiên họp lần này sẽ có hai sự kiện rất quan trọng, đó là bầu Chủ tịch nước và lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn.

SUY NGHĨ TRƯỚC NGÀY QUỐC HỘI LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM ...

Đối với lấy phiếu tín nhiệm, kết quả, chất lượng có thể còn bàn cãi, song về nguyên lý, đây được coi tương tự như một cuộc bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ.
Song, công bằng thì việc lấy phiếu tín nhiệm vừa qua, người dân vẫn còn những băn khoăn, lo ngại. Điều này có thể hiểu được bởi đã từng xảy ra một số vị được tỉ lệ phiếu tín nhiệm nhưng sau đó ít lâu, bị kỉ luật nghiêm khắc.
Cũng có trường hợp về hưu rồi vẫn “day dứt” vì cho rằng việc đánh giá về mình chưa chính xác như nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh - Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền khi bà trả lời trên VTV1 trong chương trình Quốc hội với cử tri gần đây.
Vì thế, điều mà cử tri cả nước mong đợi tại kỳ lấy phiếu lần này là sự khách quan, khoa học và chính xác.
Nói khách quan là mong muốn những lá phiếu không bị chi phối bởi cảm tình, nể nang hay lý do nào đó. Việc nào ra việc ấy, tình riêng là tình riêng, phép công là phép công. Đừng vì tình riêng mà phụ lòng cử tri trông đợi. Đừng vì lý do nào đó để mất niềm tin cậy của Nhân dân.
Đó là không loại trừ việc “chạy” phiếu tín nhiệm như lời cảnh tỉnh của ông Trương Tấn Sang (khi đó là Chủ tịch nước) cách đây gần 6 năm (15/12/2012), tại buổi tiếp xúc cử tri các Quận 1, 3 và 4 TP.HCM:
“Coi chừng bỏ phiếu là đi chạy, đi vận động, sẽ có tình trạng chạy phiếu tức là vận động phiếu, mà vận động ở đây là vận động nháy nháy, móc ngoặc với nhau, được anh, được tôi. Đó là chuyện không lành mạnh. Phải bỏ phiếu trung thực, ông tốt thì phiếu nhiều, ông xấu thì phiếu ít hoặc không phiếu…” - Ông Sang nói.

Điều lo ngại thứ hai, chính là tính khoa học mà ở đây là nhận thức và tiếp cận thông tin. Các đại biểu Quốc hội không chỉ cần tri thức để nhận biết những ưu, khuyết điểm của từng vị trí mà còn phải có nhiều luồng thông tin khác nhau để soi rọi dưới các góc nhìn khác nhau, từ đó có thể tiếp cận gần chân lý nhất.
Công bằng, trong việc lấy phiếu như thế này, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành chịu nhiều áp lực nhất. Lý do, họ là những người “tay chém, vai vác”, luôn luôn trực tiếp đối diện và giải quyết công việc.
Họ phải “đi” nên dễ “vấp” và càng đi nhiều, càng hay vấp còn nếu những vị trí rất ít “di chuyển”, thậm chí có “đi” đâu mà “vấp”, có làm đâu mà sai.
Công bằng, còn ở chỗ lựa chọn phương tiện, dụng cụ “cân, đo, đong, đếm” bởi trong dân gian đã có câu “Đi nhẹ, nói khẽ, hay cười - Việc đâu bỏ đó, là người phiếu cao”!
Việc đánh giá công bằng, khoa học, chính xác không chỉ để chỉ ra những mặt hạn chế cần khắc phục, những mặt mạnh cần phát huy, động viên những nỗ lực mà còn là mong mỏi của cử tri và của chính các đối tượng nằm trong diện lấy phiếu.
Việc lấy phiếu tín nhiệm cũng không chỉ là cuộc “sát hạch” giữa nhiệm kỳ của Quốc hội đối với các chức vụ do Quốc hội bầu và phê chuẩn mà còn là dịp cử tri “sát hạch” các đại biểu Quốc hội và Quốc hội cả về tâm, tầm, trí, đặc biệt là sự khách quan, trung thực, công bằng.
Thực ra qua nửa nhiệm kỳ, ai làm được gì, ai chưa làm được gì, cái gì hay, cái gì dở dân biết hết. Mong rằng kết quả lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội tương đồng với đánh giá của cử tri, phải không các bạn?