KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn khởi tố. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn khởi tố. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2023

LƯU “THỦ ĐÔ TRIỀU TIÊN” BỊ BẮT VỀ TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN!

 Ngày 15/11/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lưu Bình Nhưỡng (Sinh năm 1963) để điều tra về tội "Cưỡng đoạt tài sản" quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự. Các quyết định, lệnh nêu trên đã được Viện KSND tỉnh Thái Bình phê chuẩn. Đây là kết quả điều tra mở rộng vụ án Phạm Minh Cường (37 tuổi, thường gọi là Cường "quắt", có 3 tiền án trú tại xã Thụy Xuân, H.Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) về tội "cưỡng đoạt tài sản”. Quá trình bắt, khám xét, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu có dấu hiệu vi phạm pháp luật phục vụ công tác điều tra mở rộng vụ án. Ông Lưu Bình Nhưỡng quê Thái Bình, nguyên là Tiến sĩ giảng viên Trường đại học Luật Hà Nội; hiện là Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội – Hết trích.

Ông Lưu Bình Nhưỡng khi bị bắt

Với tư cách là Phó Ban Dân nguyện của Quốc hội, ông Lưu Bình Nhưỡng đã có nhiều phát ngôn gây tranh cãi, mang sặc mùi dân túy, vuốt đuôi quần chúng. Điển hình nhất là trong vụ giết người, chống người thi hành công vụ tại Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội do Lê Đình Kình cầm đầu, ông ta phát biểu với báo chí rằng: “Tôi cho rằng những đề xuất của những người dân là rất chính đáng, cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm giải thích đến nơi, đến chốn chứ không phải giải thích theo hướng các của cơ quan nhà nước” hay như “Tôi chờ đợi sự công bằng với cụ Kình. Cụ Kình có nói với cơ quan nhà nước cụ Kình có phần lỗi trong các vụ việc. Tôi nghĩ rằng, việc để mà gây thương tích cho cụ Kình là một điều không cần thiết, trái pháp luật. Bởi vì, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân cần được xem xét trên bình diện hiến pháp và pháp luật”.
Đáng chú ý, khi phát biểu về cơ quan tư pháp, Lưu Bình Nhưỡng phản ánh số liệu thiếu căn cứ, mang tính quy chụp, chỉa búa rìu dư luận nhân dân vào lực lượng Công an, khi phát biểu trước diễn đàn Quốc hội rằng: “Hôm nay tôi xin được báo cáo rõ, nếu đem so sánh vi phạm pháp luật trong hoạt động của các cơ quan điều tra với nhau (Công an, Quân đội và Viện kiểm sát nhân dân tối cao) thì vi phạm của ngành công an chiếm tỷ lệ nhiều nhất, có những sai phạm chiếm tuyệt đối", và bồi thêm một số liệu vô cùng thiếu căn cứ rằng "vi phạm của cơ quan điều tra là rất khủng khiếp, không thụ lý tin tố giác 94%, chậm gửi quyết định cho Viện kiểm sát 86%, xử lý tin tố giác quá hạn 99,76%, vi phạm tống đạt 100%...". Trước phát biểu rất phiến diện trên, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu đã phản bác lại thông tin trên.
Buồn thay, những phát ngôn của Lưu Bình Nhưỡng, các tổ chức phản động ở bên ngoài đã trích lại, tung hô, ca ngợi họ Lưu hết lời, từ đó đưa thêm các thông tin xuyên tạc, bịa đặt để chống Đảng, Nhà nước.


Trái với những phát biểu “vui lòng” nhân dân, vừa lòng phản động, hôm nay, Lưu Bình Nhưỡng bị bắt về tội danh không ai ngờ tới “Cưỡng đoạt tài sản”. Đáng lẽ với học vị Tiến sĩ Luật, am hiểu pháp luật thì họ Lưu sẽ “luồn lách”, né tránh để không vi phạm. Từ đỉnh cao sự nghiệp, với khuôn mặt bi thảm, Lưu Bình Nhưỡng hôm nay mất trắng. Dự báo chắc chắn rằng, sau thông tin này, các con kền kền của thế lực thù địch, phản động lưu vong sẽ biên bài, xuyên tạc về vụ việc này.
Không ngoài dự đoán, tổ chức khủng bố Việt Tân đã lên bài xuyên tạc


Đời Cát

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019

NGÀY THỨ HAI MƯƠI…

Hai mươi ngày qua, mạng xã hội đã bùng lên với biết bao sự kiện xã hội: danh sách thí sinh gian lận điểm thi, 3 vụ buôn bán hàng tấn ma túy… Lẫn trong bao nhiêu sự kiện đó, vụ dâm ô trẻ em với cái tên Nguyễn Hữu Linh, cựu Phó Viện trưởng VKSND Đà Nẵng không hề nguội hay chìm bởi những đợt sóng dư luận khác trùm lên.

NGÀY THỨ HAI MƯƠI…


1. Ngày thứ mười chín, nếu tính từ thời điểm Cơ quan CSĐT Công an quận 4, TP Hồ Chí Minh nhận được thông tin tố giác hành vi dâm ô tại thang máy chung cư Galaxy 9… Nhưng là ngày thứ hai mươi, nếu tính từ thời điểm vụ việc xảy ra (đêm 01/4/2019).
Hai mươi ngày qua, là hai mươi ngày đếm ngược. Một tâm lý căng thẳng, nóng lòng bao trùm hầu khắp mạng xã hội và dư luận nhân dân.
Hai mươi ngày qua, mạng xã hội đã bùng lên với biết bao sự kiện xã hội: danh sách thí sinh gian lận điểm thi, 3 vụ buôn bán hàng tấn ma túy… Lẫn trong bao nhiêu sự kiện đó, vụ dâm ô trẻ em với cái tên Nguyễn Hữu Linh, cựu Phó Viện trưởng VKSND Đà Nẵng không hề nguội hay chìm bởi những đợt sóng dư luận khác trùm lên.
Ngược lại, nó vẫn nổi cộm và càng đến hạn chót (20 ngày, tính từ ngày nhận được tố giác, cơ quan điều tra buộc phải ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố hình sự), sự việc càng bùng lên. Không chỉ là các phân tích, ý kiến chuyên gia mà hình ảnh của kẻ ấu dâm trẻ em xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội và các đường phố, khu dân cư ở Đà Nẵng, một biểu thị cho thấy sự bức xúc, phẫn nộ cao điểm của người dân. Ngay Ủy ban Tư pháp - một cơ quan chuyên trách của Quốc hội cũng phải họp bàn “mổ xẻ” với sự hiện diện của lãnh đạo liên ngành tư pháp Trung ương.

2. Khởi tố hay không khởi tố, đó không còn là ý chí của cơ quan tố tụng thẩm quyền ở địa phương. Không còn là ý chí của một cá nhân cụ thể nào. Đó đã là chí nguyện, là yêu cầu của người dân. Ấy là bởi hai lẽ: tội phạm xâm hại tình dục, đặc biệt tình dục trẻ em, đang diễn ra rất phức tạp, ám ảnh mọi gia đình và đây là vụ việc điển hình.
Thứ hai, chủ thể tội phạm là cựu lãnh đạo trong cơ quan bảo vệ pháp luật, đòi hỏi phải xử lý nghiêm khắc. Clip ghi nhận tại thang máy là bằng chứng hành vi phạm pháp “không thể chối cãi”, trong khi clip về một vụ dâm ô tương tự xảy ra trong ngõ hẻm tại Hà Nội đã được khởi tố, điều tra.

3. Ở một vụ việc điển hình như thế này, đã, đang có những hành vi lợi dụng để “mượn gió bẻ măng”, miệt thị chế độ, bôi nhọ nền tư pháp. Nhưng trước hết, cơ quan bảo vệ pháp luật phải chứng minh được sự nghiêm minh, khách quan trong thực thi luật pháp, chứng minh công lý không loại trừ bất cứ ai, ấy là cách rõ ràng nhất để yên dân, để phản bác lại các luận điệu vin cớ, miệt thị nói trên.
Khởi tố, đó mới chỉ là quyết định khởi đầu cho một quy trình tố tụng, còn khá dài để đi đến kết luận, phán xử. Nhưng quyết định khởi đầu đó cũng chính là quyết định có tính chất mấu chốt, tháo gỡ điểm nghẽn trong tố tụng và đặc biệt, nó tháo gỡ nút thắt vốn đang gây phẫn nộ dư luận hai mươi ngày qua.
Thay vào đó, là niềm tin được củng cố vào nền pháp quyền mà chúng ta đang xây dựng./.
Đăng Minh

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2019

KHỞI TỐ 2 PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ GD - ĐT HÀ GIANG TIẾP TAY GIAN LẬN ĐIỂM THI


Mở rộng điều tra vụ gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Hà Giang, Công an tỉnh Hà Giang đã khởi tố thêm 3 bị can, trong đó có 2 bị can là Lãnh đạo Sở Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT).

KHỞI TỐ 2 PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ GD - ĐT HÀ GIANG TIẾP TAY GIAN LẬN ĐIỂM THI
Cơ quan công an đọc lệnh khởi tố bị can đối với ông Phạm Văn Khuông, Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang
Liên quan đến vụ gian lận điểm thi trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại tỉnh Hà Giang, ngày 08/4, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hà Giang ra Quyết định khởi tố bị can đối với bà Triệu Thị Chính, Phó Giám đốc Sở GD - ĐT tỉnh Hà Giang, Phó Chủ tịch Hội đồng, Trưởng Ban chấm thi của Hội đồng thi THPT quốc gia năm 2018 tỉnh Hà Giang (người trực tiếp điều hành Tổ xử lý bài thi trắc nghiệm), với tội danh lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, quy định tại Điều 358 - Bộ luật Hình sự.
Các bị can Phạm Văn Khuông, Phó Giám đốc Sở GD - ĐT tỉnh Hà Giang, và Lê Thị Dung, Phó Đội trưởng Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hà Giang, cùng bị khởi tố về tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi, được quy định tại Điều 366 - Bộ luật Hình sự.
Các bị can này được cho tại ngoại và áp dụng cấm đi khỏi nơi cư trú.
Trước đó, ngày 19/7/2018, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Hà Giang đã khởi tố vụ án hình sự vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra vào tháng 7/2018, tại Hội đồng thi THPT quốc gia năm 2018 trên địa bàn tỉnh này; khởi tố, bắt tạm giam 2 bị can là Vũ Trọng Lương và Nguyễn Thanh Hoài, là Phó Trưởng phòng và Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục thuộc Sở GD - ĐT tỉnh Hà Giang, về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, quy định tại điều 356 bộ luật Hình sự.
Theo cơ quan chức năng tỉnh Hà Giang, ngày 11/7/2018, kết quả điểm thi THPT quốc gia năm 2018 được công bố chính thức. Qua thông tin phản ánh nghi ngờ về điểm thi bất thường tại Hà Giang, ngày 13/7, Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia đã ban hành Quyết định số 2593/QĐ-BGD&ĐT về việc thành lập tổ công tác của Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia.
Kết quả kiểm tra, rà soát, chấm thẩm định cho thấy, có 114 thí sinh với hơn 330 bài thi, có tổng điểm công bố chênh lệch hơn 1 điểm so với điểm chấm thẩm định. Bước đầu, cơ quan chức năng xác định các bị can nêu trên đã trực tiếp can thiệp vào các bài thi để nâng điểm thi tại một số bài thi.

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2019

KHỞI TỐ BỊ CAN NGÔ BÁ KHÁ (KHÁ “BẢNH”) VỀ TỘI TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC


Chiều 03/4, Thượng tá Nguyễn Công Khôi, Trưởng Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết, đã khởi tố vụ án tổ chức đánh bạc và đánh bạc trái phép, khởi tố bị can Ngô Bá Khá (tức Khá “bảnh”, sinh năm 1993, trú tại xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) về tội tổ chức đánh bạc và ra lệnh bắt tạm giam các bị can trong vụ án.

KHỞI TỐ BỊ CAN NGÔ BÁ KHÁ (KHÁ “BẢNH”) VỀ TỘI TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC
Đối tượng Ngô Bá Khá tại cơ quan CSĐT
Theo đó, Ngô Bá Khá bị khởi tố về tội tổ chức đánh bạc. Các bị can: Nguyễn Văn Quang (sinh năm 1987, trú tại xã Tân Hồng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), Nguyễn Hữu Hội (sinh năm 1989, trú tại xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), Ngô Lương An (sinh năm 1985, trú tại xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), Trịnh Hữu Quý (sinh năm 1992, tại xã Lạc Vệ, Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) bị khởi tố về tội đánh bạc trái phép.
Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Đại tá Nguyễn Văn Long, Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh, Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Bắc Ninh chủ trì phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ, Công an thị xã Từ Sơn và Công an huyện Tiên Du triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh chuyên án đối với nhóm tội phạm do Ngô Bá Khá cầm đầu.
Ban chuyên án đã thu giữ một số vật chứng liên quan đến hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc của Ngô Bá Khá và đồng bọn gồm: một ngày cáp đề của Khá “bảnh” (thu gần 100 triệu đồng tiền mặt), hai máy tính xách tay, một máy tính để bàn, ba gậy bóng chày, một đao, 4 dao nhọn, một xe ô tô KIA Sorento biển kiểm soát 99A - 196.53 cùng một số giấy tờ, tài liệu liên quan đến hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc.

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2018

Khởi tố 2 cựu Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân

Hai cựu Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân đã bị khởi tố để điều tra về những sai phạm nghiêm trọng từ khi còn công tác. Những sai phạm này có liên quan đến Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”).

Khởi tố 2 cựu thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân
Quá trình điều tra mở rộng vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” do Phan Văn Anh Vũ và đồng phạm thực hiện.
 Ngày 14/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can và ra quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú đối với các ông Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành - hai cựu Thứ trưởng Bộ Công an, cùng về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Điều 285 - Bộ luật Hình sự năm 1999.
Hai ông Bùi Văn Thành và Trần Việt Tân bị khởi tố sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an mở rộng điều tra vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” do Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm” và đồng phạm thực hiện.
Trước khi có quyết định khởi tố, ông Trần Việt Tân và ông Bùi Văn Thành đã bị tước danh hiệu Công an nhân dân.
Trước đó, ngày 24-26/7 tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 28. Tại thông báo phát đi chiều 27/7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho hay kiểm tra dấu hiệu vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật (Tổng cục IV, Bộ Công an), Ủy ban nhận thấy có việc vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc.
Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục IV đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo; thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm trong quản lý, sử dụng đất an ninh và quản lý tài sản công; bán chỉ định tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, liên kết kinh doanh, cho thuê đất an ninh không đúng quy định pháp luật.
Theo kết luận của UBKT Trung ương, Ông Bùi Văn Thành với cương vị Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Công an Trung ương, Thứ trưởng Công an, trực tiếp phụ trách Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật chịu trách nhiệm về những vi phạm của Ban thường vụ Đảng ủy Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật.
Cá nhân ông Thành đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm tại Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật; vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước và quy chế làm việc của Bộ Công an; ký văn bản của Bộ Công an đề xuất bán chỉ định một số cơ sở nhà, đất an ninh không đúng quy định pháp luật; ký một số văn bản không thuộc trách nhiệm được phân công.
Ông Thành còn tự ý ký quyết định cho Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) tham gia đoàn đi nước ngoài và đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao cho Phan Văn Anh Vũ không đúng đối tượng, không đúng tiêu chuẩn. Ông Trần Việt Tân bị xác định trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, ký một số văn bản vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Ngày 28/7, Bộ Chính trị họp, Bộ Chính trị đã ban hành quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách hết chức vụ trong Đảng (Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương; Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an) đối với ông Bùi Văn Thành.
Thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Trần Việt Tân. Những vi phạm của ông Bùi Văn Thành bị đánh giá gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức Đảng, ngành Công an và cá nhân, gây dư luận xấu và bức xúc trong xã hội.
Ngày 08/8, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức thứ trưởng Bộ Công an đối với ông Bùi Văn Thành; thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách thứ trưởng Bộ Công an, giai đoạn 2011 - 2016 đối với ông Trần Việt Tân.
Chủ tịch nước cũng ban hành quyết định giáng cấp bậc hàm từ Trung tướng xuống Đại tá đối với ông Thành; giáng cấp bậc hàm từ Thượng tướng xuống Trung tướng đối với ông Trần Việt Tân. Tiếp đó, Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an đối với ông Bùi Văn Thành.
Ngày 30/7, TAND TP Hà Nội đã xét xử sơ thẩm vụ án “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” và tuyên phạt các bị cáo: Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) 9 năm tù, Phan Hữu Tuấn (nguyên Tổng cục phó Tổng cục Tình báo, Bộ Công an) 7 năm tù và Nguyễn Hữu Bách (cán bộ Bộ Công an) 6 năm tù.
Sau đó tại phiên tòa phúc thẩm ngày 31/10, Hội đồng xét xử TAND cấp cao tại Hà Nội đã quyết định chấp nhận một phần kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Phan Văn Anh Vũ, sửa bản án sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Phan Văn Anh Vũ 8 năm tù về tội “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước”.

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2018

KHỞI TỐ, BẮT ÔNG NGUYỄN THÀNH TÀI - NGUYÊN PHÓ CHỦ TỊCH UBND TP HCM

Cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Thành Tài về những sai phạm liên quan tới khu “đất vàng” gần 5.000 m2 tại số 8-12 đường Lê Duẩn, quận 1, TP HCM.
Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) - Bộ Công an ngày 08/12 đã quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo điều 219 Bộ luật Hình sự 2015. 
Cơ quan điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, tiến hành khám xét nhà ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP HCM, trong vụ án này.
Ông Nguyễn Thành Tài bị khởi tố để điều tra về những sai phạm liên quan đến khu “đất vàng” gần 5.000 m2 tại số 8-12 đường Lê Duẩn, quận 1, TP HCM.

KHỞI TỐ, BẮT ÔNG NGUYỄN THÀNH TÀI - NGUYÊN PHÓ CHỦ TỊCH UBND TP HCM
Nhà ông Nguyễn Thành Tài ở quận 4
Ngoài ra, Cơ quan điều tra cũng khởi tố thêm 3 bị can: Nguyễn Hoài Nam, Bí thư Quận uỷ Quận 2, TPHCM; Đào Anh Kiệt, cựu Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) TP HCM và Trương Văn Út, nguyên phó Trưởng phòng Quản lý đất, Sở TN-MT TP HCM.
Cơ quan điều tra đã thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Thành Tài, ông Đào Anh Kiệt và ông Trương Văn Út. Riêng ông Nam được cho tại ngoại, áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú. Những sai phạm của ông Nam được xác định ở thời đểm khi ông này còn là Trưởng phòng Quy hoạch sử dụng đất, Sở TN-MT TP HCM.
Ông Nguyễn Thành Tài từng là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ khóa 8, nhiệm kỳ 2005 - 2010, ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy khóa 8, Phó Chủ tịch UBND TP HCM. Năm 2010, ông là Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP HCM.
Nguyễn Thành Tài là Phó Chủ tịch UBND TP HCM nhiệm kì 2011-2015.
Ngày 04/5/2018, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, trong thời gian làm Phó Chủ tịch UBND TP, ông Tài đã ký nhanh nhiều văn bản chấp thuận cho Công ty Hoa Tháng Năm và các công ty không đủ năng lực khác tham gia dự án làm thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước. 
Ông Tài cũng liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng khách sạn cao cấp, thương mại, dịch vụ, căn hộ cho thuê tại số 8-12 Lê Duẩn, quận 1 (rộng 4.921 m2) trong thời gian đương chức.

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2018

BẮT TẠM GIAM NGUYÊN THỨ TRƯỞNG LÊ BẠCH HỒNG


Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Lãnh đạo Bộ Công an, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang điều tra mở vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Công ty ALCII và các đơn vị có liên quan theo Quyết định khởi tố vụ án số 72/C46-P13 ngày 26/12/2017. 

BẮT TẠM GIAM NGUYÊN THỨ TRƯỞNG LÊ BẠCH HỒNG
Nguyên Thứ trưởng Lê Bạch Hồng
Căn cứ kết quả điều tra mở rộng và chứng cứ thu thập được, ngày 09/11/2018 Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra các Quyết định tố tụng: 
1. Quyết định Khởi tố bị can số 204/C03-P14; Lệnh bắt bị can để tạm giam số 60/C03-P14; Lệnh khám xét số 94/C03-P14 đối với Lê Bạch Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 
2. Quyết định Khởi tố bị can số 205/C03-P14; Lệnh bắt bị can để tạm giam số 61/C03-P14; Lệnh khám xét số 95/C03-P14 đối với Nguyễn Huy Ban, nguyên Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 
3. Quyết định Khởi tố bị can số 202/C03-P14; Lệnh bắt bị can để tạm giam số 58/C03-P14; Lệnh khám xét số 92/C03-P14 đối với Trần Tiến Vỹ, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Ban Kế hoạch Tài chính Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 
4. Quyết định Khởi tố bị can số 203/C03-P14; Lệnh bắt bị can để tạm giam số 59/C03-P14; Lệnh khám xét số 93/C03-P14 đối với Hoàng Hà, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Ban Kế hoạch Tài chính Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 
Về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 165, Bộ luật Hình sự năm 1999. 
Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn các Quyết định và Lệnh trên, ngày 09/11/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã thực hiện tống đạt Quyết định Khởi tố bị can và thi hành các Lệnh đối với bị can theo đúng quy định của pháp luật. 
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang tập trung lực lượng điều tra mở rộng vụ án và thu hồi tài sản cho Nhà nước.

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

Huỳnh Thục Vy bị khởi tố bị can về tội "Xúc phạm Quốc kỳ"


Sinh ngày 20/11/1985 tại Tam Kỳ, Quảng Nam; bố Huỳnh Thục Vy là Huỳnh Ngọc Tuấn từng bị bỏ tù 10 năm vì tội chống chính quyền (1992 - 2002). Vậy nên không quá bất ngờ khi cô ả kế tục sự nghiệp của người bố theo kiểu “cha nào con nấy”. Là bà chủ của cái gọi là “Hội Phụ nữ nhân quyền” (một tổ chức được một số nhân viên sứ quán Mỹ, phương Tây hậu thuẫn để quy tụ lực lượng đấu tranh dân chủ là nữ giới, thúc đẩy phát triển “lực lượng đối lập” vào phái nữ), cô ả là một trong những người được mệnh danh là dùng cả thanh xuân để chống đối (từng tham gia các khóa huấn luyện xuống đường đấu tranh lật đổ chính quyền Việt Nam kiểu bất bạo động).

Huỳnh Thục Vy bị khởi tố bị can về tội "Xúc phạm Quốc kỳ"
Hành vi xúc phạm Quốc kỳ của Huỳnh Thục Vy
Huỳnh Thục Vy và gia đình đã bị chính quyền Tam Kỳ, Quảng Nam phạt hành chính trên 260 triệu đồng với hành vi làm ra, tán phát, tàng trữ tài liệu có nội dung chống chính quyền. Cô ta cũng từng bị bắt, xử lý 2 năm tù đối với tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam theo điều 88 - BLHS. Bên cạnh đó, cô ả cũng từng thổ lộ rằng “Báo Trẻ bên Texas và báo Việt Luận bên Úc trả cho mình 50 đô cho một bài viết”. Tất nhiên đó là những bài viết có nội dung tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước.

Nhắc đến Vy thì phải nói đến Nguyễn Văn Đài (vừa mới được Đức được bảo lãnh ra nước ngoài), Phạm Bá Hải (TP. HCM) và Trần Đức Thạch (Nghệ An).

Sau khi lấy chồng, cứ nghĩ rằng Huỳnh Thục Vy theo chồng bỏ cuộc chơi. Nhưng không, do nghề nghiệp không ổn định, được sự hỗ trợ tài chính, tâng bốc của các đối tượng chống đối, Vy tiếp tục có nhiều hoạt động chống phá hòng thay đổi chuyên chế.

Hoạt động chống phá của Vy đã nằm vào sự chú ý của cơ quan AN. Vy đã nhiều lần bị cơ quan An ninh triệu tập lên làm việc nhưng Vy đều bất hợp tác. Gần đây Vy còn thể hiện hành vi chống đối của mình bằng cách "xúc phạm Quốc kỳ" năm 2017, hành vi của thị là vi phạm pháp luật. Nhưng khi được triệu tập lần thứ 4 để làm việc thì Vy cũng bất hợp tác nên Công an buộc phải áp dụng biện pháp áp giải.

Huỳnh Thục Vy bị khởi tố bị can về tội "Xúc phạm Quốc kỳ"

Huỳnh Thục Vy bị khởi tố bị can về tội "Xúc phạm Quốc kỳ"

Huỳnh Thục Vy bị khởi tố bị can về tội "Xúc phạm Quốc kỳ"


Pháp luật Việt Nam quy định, xúc phạm quốc kỳ là một tội hình sự có thể bị phạt tối đa đến 3 năm tù giam. Với mặt khách quan của tội này là các hành vi đốt, xé, bôi bẩn, vẽ bậy, giẫm đạp lên quốc kỳ, được thực hiện một cách cố ý trực tiếp nhằm tỏ thái độ khinh miệt hay làm giảm giá trị biểu tượng của quốc gia.

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2018

Khởi tố vụ án Mobifone mua AVG, bắt giam ông Lê Nam Trà và Phạm Đình Trọng


Ngày 10/7, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự số 26/C46-P13 về tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Điều 220, Bộ luật Hình sự 2015, xảy ra tại Tổng Công ty Viễn thông Mobifone - Bộ Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan.

Khởi tố vụ án Mobifone mua AVG, bắt giam ông Lê Nam Trà và Phạm Đình Trọng
Cơ quan điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với ông Lê Nam Trà, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone.
Cùng với đó, Cơ quan điều tra Bộ Công an cũng ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với ông Lê Nam Trà, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone và Phạm Đình Trọng, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý Doanh nghiệp Bộ Thông tin và Truyền thông, về tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Khoản 3, Điều 220, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Các quyết định và lệnh trên đã được Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn. 

Hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đang tập trung lực lượng làm rõ hành vi phạm tội của 2 bị can và mở rộng điều tra vụ án.

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2018

Khởi tố nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh



Cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh bị Cơ quan điều tra xác định liên quan đến đường dây đánh bạc ngàn tỉ có bàn tay "bảo kê" của cán bộ ngành Công an, gây rúng động dư luận thời gian qua.

Khởi tố nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh
Trung tướng Phan Văn Vĩnh - Ảnh: Tư liệu

Ngày 06/4, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Phan Văn Vĩnh - cựu Trung tướng, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an để điều tra hành vi liên quan đến đường dây đánh bạc xuyên quốc gia với số tiền lên tới hàng ngàn tỉ đồng.

Ông Vĩnh bị khởi tố theo Điều 356, Bộ luật Hình sự với tội danh "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Các quyết định và lệnh trên đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ phê chuẩn.

Trước đó, Công an Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh thành.

Căn cứ kết quả điều tra vụ án, có đủ căn cứ xác định, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can ông Phan Văn Vĩnh.

Trước khi bị khởi tố ông Vĩnh có cấp bậc Trung tướng.

Liên quan đến vụ án này, ngày 11/3 Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Thanh Hóa, nguyên cục trưởng Cục Cảnh sát công nghệ cao để điều tra về tội "Tổ chức đánh bạc" quy định tại khoản 2, Điều 249 - Bộ luật Hình sự năm 1999.

Dù là Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, tuy nhiên khi phát hiện sai phạm ông Hóa lại không ngăn chặn, xử lý mà còn tiếp tay, "bảo kê" cho đường dây đánh bạc này. 

Vì vậy đường dây đánh bạc với quy mô lớn nhưng hoạt động một thời gian dài mới bị phát hiện và "đánh sập".

Hai bị can cầm đầu đường dây này là Nguyễn Văn Dương (khi đó là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao - CNC) và ông Phan Sào Nam (nguyên chủ tịch HĐQT VTC Online).

Đến nay cơ quan điều tra đã làm rõ ông Phan Sào Nam là người cung cấp phần mềm, bản quyền cổng game điện tử cho ông Nguyễn Văn Dương. Bị can Dương có vai trò điều hành 2 cổng game điện tử có tên là Rikvip và Tip.club.

Cơ quan điều tra đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh được số tiền có giá trị vật chất để quy trách nhiệm hình sự của các đối tượng tham gia đánh bạc là khoảng hơn 2.700 tỉ đồng. 

Đây là đường dây đánh bạc xuyên quốc gia vì đã có hàng triệu USD được chuyển ra nước ngoài. Đến nay cơ quan chức năng thu được khoảng 1.300 tỉ đồng và số ngoại tệ đánh bạc chuyển ra nước ngoài theo thống kê ban đầu ước chừng 3,6 triệu USD.

Tính đến nay Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố hơn 80 bị can, trong đó có ông Nguyễn Thanh Hóa và ông Phan Văn Vĩnh, nguyên là tướng công an.

Ông Phan Văn Vĩnh, nguyên tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an), sinh năm 1955 tại thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy, Nam Định.

Trước khi giữ chức Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, ông Vĩnh từng là Giám đốc Công an tỉnh Nam Định. 

Ông Vĩnh cũng từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Nam Định, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Ông Vĩnh từng nổi tiếng trong chỉ đạo triệt phá tội phạm.

Trong quá trình hoạt động trong ngành, vụ án ghi đậm dấu ấn, vai trò của ông Phan Văn Vĩnh nhất là điều tra vụ thảm sát tại Bắc Giang do Lê Văn Luyện thực hiện và vụ bắt "bầu" Kiên.

Ông Vĩnh là Trưởng ban chỉ đạo chuyên án điều tra vụ thảm sát do Lê Văn Luyện gây ra. Ông cũng chính là Trưởng ban chuyên án vụ bắt giữ "bầu" Kiên.

Tướng Phan Văn Vĩnh thôi giữ chức Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát từ tháng 4/2017 để nghỉ theo chế độ.

Tại buổi họp báo của Bộ Công an ngày 15/01, một số phóng viên đã đặt câu hỏi về thông tin đăng tải trên mạng xã hội cho rằng ông Phan Văn Vĩnh và ông Nguyễn Thanh Hóa (Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công an) có liên quan đến việc bảo kê đường dây đánh bạc hàng ngàn tỉ.

Trung tướng Trần Đăng Yến cho biết vụ đánh bạc ở Phú Thọ, hiện cơ quan Công an đã khởi tố vụ án. Bộ Công an giao các lực lượng nghiệp vụ, chức năng của Bộ phối hợp với Công an Phú Thọ và giao Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ chỉ đạo điều tra.

Theo trung tướng Yến, những thông tin trên mạng xã hội, trong quá trình điều tra nếu tiếp tục phát hiện đều xử lý nghiêm.

Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2018

Bắt tạm giam nguyên Chủ tịch HĐTV Vinashin


Ông Nguyễn Ngọc Sự (nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin) vừa bị bắt để điều tra hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Ngày 25/01, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Ngọc Sự (nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin - SBIC) về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 356 - Bộ luật Hình sự năm 2015.

Bắt tạm giam nguyên Chủ tịch HĐTV Vinashin
Ông Nguyễn Ngọc Sự

Cơ quan điều tra đang điều tra giai đoạn II vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm. Quá trình điều tra, với tài liệu, chứng cứ thu thập được đã xác định ông Sự có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc sử dụng nguồn tiền của Tập đoàn Vinashin gửi vào Oceanbank để một số cá nhân thuộc Vinashin nhận, chiếm đoạt hơn 105 tỷ đồng tiền ngoài lãi suất.

Các Quyết định và Lệnh bắt, khám xét đã được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn. Cùng ngày, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đã thi hành các Quyết định và Lệnh nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.

Theo Vietnamnet

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

Bắt tạm giam nguyên Chủ tịch HĐTV Vinashin


Ông Nguyễn Ngọc Sự (nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin) vừa bị bắt để điều tra hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Ngày 25/01, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Ngọc Sự (nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin - SBIC) về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 356 - Bộ luật Hình sự năm 2015.

Bắt tạm giam nguyên Chủ tịch HĐTV Vinashin
Ông Nguyễn Ngọc Sự

Cơ quan điều tra đang điều tra giai đoạn II vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm. Quá trình điều tra, với tài liệu, chứng cứ thu thập được đã xác định ông Sự có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc sử dụng nguồn tiền của Tập đoàn Vinashin gửi vào Oceanbank để một số cá nhân thuộc Vinashin nhận, chiếm đoạt hơn 105 tỷ đồng tiền ngoài lãi suất.

Các Quyết định và Lệnh bắt, khám xét đã được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn. Cùng ngày, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đã thi hành các Quyết định và Lệnh nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.

Theo Vietnamnet

Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

Khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng


Nóng rực: Sau khi bị cho thôi đại biểu Quốc hội, anh Đinh La Thăng lại bị đình chỉ sinh hoạt Đảng, đồng thời khởi tố, bắt tạm giam. Đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: Không có vùng cấm trong phòng chống tham nhũng. 
Khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng
Ông Đinh La Thăng

Ngày 08/12/2017, Bộ Chính trị đã quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng, sinh hoạt cấp uỷ (gồm cả sinh hoạt Ban Chấp hành Trung ương) đối với ông Đinh La Thăng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương từ ngày 08/12/2017 theo Quyết định khởi tố bị can số 522/C46, ngày 08/12/2017 và Lệnh bắt tạm giam số 134/C46, ngày 08/12/2017 của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an. Thời hạn đình chỉ được tính theo thời hạn quy định của pháp luật (kể cả gia hạn, nếu có). Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Kinh tế Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương và ông Đinh La Thăng thi hành Quyết định này. Quyết định trên căn cứ Điều lệ Đảng; căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá XII; căn cứ Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương quy định thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng và theo đề nghị của Đảng uỷ Công an Trung ương và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Trước đó, chiều cùng ngày, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã họp phiên bất thường, thông qua 02 nghị quyết với sự đồng thuận của tất cả Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt, về việc cho thôi đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng.  Ông Đinh La Thăng liên quan đến hai vụ án kinh tế nghiêm trọng mà cơ quan Công an đang điều tra. Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đang tiến hành điều tra 2 vụ án liên quan đến trách nhiệm của ông Đinh La Thăng: (1) Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật Hình sự); lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 Bộ luật Hình sự), gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc góp vốn của PVN vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại dương (Oceanbank); (2) Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật Hình sự) xảy ra tại Tổng Công ty Xây lắp dầu khí (PVC) liên quan Dự án Nhiệt điện Thái Bình II.



Nguồn lượm từ trang Tre làng