KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn phóng viên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phóng viên. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

Bắt quả tang 1 người có thẻ phóng viên nhận 50 triệu đồng của doanh nghiệp



Sau khi nhận được tố giác một phóng viên có hành vi ép buộc, cưỡng đoạt tiền, Công an tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với doanh nghiệp lập án đấu tranh và bắt quả tang Ngô Văn Khích đang nhận 50 triệu đồng của doanh nghiệp.
Ngày 24/10, tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, cơ quan này đang tạm giữ hình sự Ngô Văn Khích (còn gọi là Đăng Hạ; SN 1984, ngụ 31/2 phố Phan Trọng Tuệ, phường Văn Điển, quận Thanh Trì, TP Hà Nội), để làm rõ hành vi "Cưỡng đoạt tài sản".

Bắt quả tang 1 người có thẻ phóng viên nhận 50 triệu đồng của doanh nghiệp
Nghi phạm Ngô Văn Khích tại cơ quan Công an tỉnh Thanh Hóa
Theo Công an Thanh Hóa, tối ngày 23/10, dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh và Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Thanh Hóa đã bắt quả tang Ngô Văn Khích đang có hành vi cưỡng đoạt tiền của một doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa.
Tại chỗ, Công an đã thu giữ 3 máy tính, 2 laptop, 3 điện thoại di động, 10 giấy giới thiệu của một cơ quan báo chí ở Hà Nội, 1 thẻ hội viên Hội Nhà báo, 1 thẻ phóng viên của một số cơ quan báo chí, 2 thẻ ATM và 50 triệu đồng tiền mặt vừa nhận của doanh nghiệp.

Bắt quả tang 1 người có thẻ phóng viên nhận 50 triệu đồng của doanh nghiệp
Tang vật Công an tỉnh Thanh Hóa thu được để phục vụ điều tra
Bước đầu, tại cơ quan Công an, Khích khai nhận hiện đang làm cộng tác viên cho một số trang thông tin điện tử, lợi dụng danh nghĩa này Khích đã về Thanh Hóa gặp một số doanh nghiệp và các tổ chức chính trị xã hội để tìm hiểu về các sai phạm.
Sau khi tìm hiểu thông tin, Khích dọa sẽ viết bài, đăng tải trên một số trang thông tin điện tử rồi câu kết với một số người khác gọi điện thoại cưỡng đoạt tài sản của các đơn vị, doanh nghiệp.
Hiện, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đang tạm giữ hình sự Ngô Văn Khích và tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án.

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

BỊ BẠT TAI VÌ TINH TƯỚNG


Tôi có anh bạn học phổ thông, sau làm nghề báo, hôm rồi bị anh em cafe oánh méo mẹ loa. Anh về nhà, cay cú rồi lên công an trình báo là đang tác nghiệp ở quán Bar, rồi tự nhiên bị chủ quán Bar và một số côn đồ oánh hộc máu mũi, đồng thời giam giữ anh trái pháp luật 2 tiếng.
Tuy nhiên, như thường lệ, mỗi báo một phách. Báo thì nói là "đang chụp ảnh ở bên ngoài" báo thì nói bên trong. Có tờ thì nói anh PV dùng điện thoại di động để quay, anh thì nói dùng máy chuyên dụng... loạn cào cào.

BỊ BẠT TAI VÌ TINH TƯỚNG
Hình minh họa

Lời phản ảnh của anh PV "bị đánh hộc máu mũi" như lời 1 PV mô tả, làm anh Chủ tịch phải lập tức có văn bản yêu cầu trong vòng 2 ngày, Công an phối hợp với UBND để điều tra làm rõ sự việc và báo cáo cho anh. 
Anh Chủ tịch sốt sắng là phải thôi, anh ấy biết rõ anh đang làm việc gì với ai. Lớ xớ là ăn đòn.
Chuyện của anh khiến công an phải vào cuộc, làm việc với 2 vị khách có hành vi bạt tai anh PV. 2 vị này lý giải, họ bạt tai anh (tôi thì nhìn thấy anh bị đấm vào bụng và mặt qua camera của quán) vì anh có hành vi ghi hình chuyện riêng tư của họ tại quán. Anh không chứng minh được mình là nhà báo khi được hỏi và nói rằng để thẻ nhà báo ở nhà. Tóm lại, anh không chứng minh được mình là nhà báo vì đéo có thẻ cũng không có giấy giới thiệu.
Chuyện một thằng ất ơ, tự nhiên xông vào quán rồi dí camera vào mặt, trong khi anh (chị) đang tâm sự với bạn gái (trai), hoặc đang làm điều tế nhị chỉ trong quán Bar mới có, thì anh (chị) sẽ làm gì?
Tôi cho rằng, anh bạn tôi là nhà báo, nhưng cách tác nghiệp thì cực ngu. Là nhà báo thì được phép quay hình ảnh riêng tư của cá nhân à? Luật nào cho phép anh làm như thế?
Đến đây hẳn bạn đọc đã hiểu vì sao anh bị các vị khách bạt tai. 
Công an cho biết, 2 vị khách kia không quen biết chủ quán, và việc giữ PV lại, truy vấn, đấm vào bụng vào mặt là có thật. Thời điểm đó, chủ quán Bar không có mặt tại hiện trường.
Công an khẳng định họ không nhận được đơn nào phản ánh Quán Bar gây tiếng ồn như anh PV nói. 
Mà lạ là khi anh bị oánh, không thấy bất kỳ ai ra bênh vực anh. Trộm nghĩ, có khi không khai là nhà báo thì anh không bị oánh sml.
Chuyện 2 người khách bạt tai anh phóng viên là vi phạm pháp luật. Đánh người là vi phạm pháp luật. Nói thế cho nhanh để không phải bàn đến nội dung này.
Có lẽ không cần trích luật. Giờ ta nói đến hành vi của anh phóng viên bạn tôi có hợp pháp, có đúng quy trình tác nghiệp?
Thứ nhất, anh đi tác nghiệp mà không có giấy tờ chứng minh là phóng viên báo chí hay nhà báo, không có giấy giới thiệu, anh tác nghiệp ngẫu hứng là không chấp nhận được. 
Khi tác nghiệp, anh đã không xuất trình được thẻ, cũng không có giấy giới thiệu. Lúc này anh là một người dân bình thường, không còn là nhà báo nữa. Các ưu đãi với nhà báo lúc này không còn. 
Khoản 2, Điều 25 Luật Báo chí 2016 quy định nhà báo có các quyền tác nghiệp nhưng phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật, phải có thẻ nhà báo hoặc giấy giới thiệu hợp pháp. 
Luật báo chí chỉ nói đến anh tác nghiệp ở các cơ quan, tổ chức chứ không nói anh tác nghiệp ở nhà riêng hay những khu vực thuộc sở hữu tư nhân như quán Bar. Do đó, việc anh vào khu vực này mà không được phép là anh sai mẹ nó rồi.
Thứ hai, anh ra vào quán Bar và ghi hình các khách hàng tại quán khi chưa xin phép họ cũng là cái sai của anh. 
Trường hợp này, anh đã vi phạm điều 32 Bộ Luật Dân sự 2015 về quyền của cá nhân đối với hình ảnh của chính mình. Nội dung của điều này các anh chị tự tìm trên mạng và tôi không cần phải trích dẫn.
Thứ ba, anh nói (1) chủ quán Bar tham gia đánh anh và (2) là anh tác nghiệp vì người dân phản ánh quán Bar hoạt động gây tiếng ồn. Nhưng thực tế, chủ quán Bar không có mặt ở đó và công an cùng đoàn liên ngành không nhận được bất kì phản ánh nào của người dân như anh nói. Vậy anh đã phạm vào điều Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội vu khống. Các anh chị có thể tham khảo tại Bộ Luật Hình sự 2015 để biết chi tiết.
Thứ tư, anh PV nào đó nói rằng, "bắt giam" phóng viên cũng chỉ là cảm tính. Anh PV vào quán và cãi nhau với khách hàng thì đương nhiên phải mất thời gian sao lại gọi là bắt giam?
He he, tình cờ đọc được một loạt bài bênh vực anh PV tên Nhân gì đó trên mạng, nên nhớ lại chuyện anh bạn tôi, viết vài dòng đăng lên đây chứ không có ý gì. Các anh chị bênh đồng nghiệp là tốt, nhưng cũng cần chỉ ra cho anh ta cái sai mới hay. Thời buổi này, dân không ngu đến nỗi không biết luật đâu.


Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

HIỆN TƯỢNG TRỤC LỢI TRONG TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ


Cảnh báo hiện tượng trục lợi trong tác nghiệp báo chí 

Đáng lẽ xã hội càng văn minh, những người làm báo càng phải ứng xử văn minh với công chúng, với xã hội. Nhưng tiếc thay, những hành vi thiếu/không chuẩn mực của báo chí xuất hiện ngày càng nhiều là điều rất đau xót đối với những người nhà báo chân chính khi nhìn lại bức tranh báo chí trong năm qua. 

Bốn nhóm hành vi trục lợi 

Bên cạnh niềm vui, niềm tự hào đó, những người làm báo chân chính vẫn chưa bao giờ hết nỗi nặng lòng, ưu tư vì mấy năm gần đây, vấn đề đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận nhà báo bị sa sút nghiêm trọng, khiến uy tín, hình ảnh báo giới trong mắt công chúng bị suy giảm. Một trong những nguyên nhân làm sa sút đạo đức báo chí là, một bộ phận phóng viên đã có thái độ, hành vi trục lợi trong tác nghiệp báo chí. 

Những công lao đóng góp của báo chí cho sự phát triển chung của đất nước và góp phần thúc đẩy xã hội phát triển văn minh, tiến bộ là không thể phủ nhận. Phần đông những người làm báo vẫn tâm huyết nuôi dưỡng, duy trì “lửa nghề” theo đúng tinh thần “phụng công, thủ pháp”, không thiên lệch, không “bẻ cong” ngòi bút vì mục đích, lợi ích cá nhân. Đó là cơ sở để người làm báo giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, bảo toàn chữ “tâm” trong sáng của người làm báo cách mạng. 

Theo từ điển tiếng Việt giải thích:
“Trục lợi” là hành vi kiếm lợi riêng một cách không chính đáng. 
- Còn hành vi “trục lợi trong tác nghiệp báo chí” được các chuyên gia báo chí, truyền thông nhận định là hành vi của phóng viên lợi dụng danh nghĩa tác nghiệp báo chí và quyền đăng tải thông tin ra công luận như điều kiện tiên quyết để dọa dẫm, gây sức ép, thương lượng với đối tượng phản ánh nhằm đáp ứng lợi ích tiền và vật chất khác cho cá nhân hoặc nhóm người nhân danh cơ quan báo chí. 
Điều đáng nói hơn, hành vi trục lợi không chỉ xảy ra ở đối tượng phóng viên, biên tập viên, mà còn liên quan đến cả lãnh đạo tòa soạn ở một số cơ quan báo chí. 

HIỆN TƯỢNG TRỤC LỢI TRONG TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ
Câu chuyện "truyền thông bẩn" đã ảnh hưởng rất lớn đến nước mắm truyền thống.

Theo kết quả khảo sát “Nhận diện hành vi trục lợi trong tác nghiệp báo chí” của Trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) công bố mới đây, có 4 nhóm hành vi trục lợi báo chí xảy ra thời gian qua, gồm: [1] dọa dẫm tống tiền; [2] thông đồng lợi ích nhóm; [3] liên kết nhóm phóng viên; [4] lợi dụng danh nghĩa nhà báo và cơ quan báo chí. 

Dọa dẫm tống tiền, biểu hiện ở hành vi “bới lông tìm vết” của phóng viên, tức là cố tình tìm ra sai phạm của đối tượng, ví như sai phạm trong lĩnh vực xây dựng (xây thêm tầng, lấn chiếm hành lang bảo vệ...) rồi lạm quyền đăng tải thông tin công khai để yêu cầu, gây sức ép đối tượng sai phạm phải đưa tiền nếu không muốn sự việc được đưa ra ánh sáng công luận. 
Thông đồng tạo lợi ích nhóm, thực chất là hành vi “đánh thuê” của một nhóm phóng viên chủ động cùng nhau liên kết với một doanh nghiệp để khai thác sâu về một chủ đề, sự kiện của đối tượng cạnh tranh nhằm tạo lợi thế thị trường cho doanh nghiệp được “bảo kê thông tin”. Cũng có thể nhóm phóng viên cùng liên kết với cá nhân nào đó để đánh bóng tên tuổi, nói xấu “đối thủ” nhằm tạo cơ hội cho đối tượng được liên kết lấy phiếu tín nhiệm cho việc bổ nhiệm chức danh mới được thuận lợi hơn. 
Liên kết nhóm phóng viên là hành vi một nhóm phóng viên có uy tín, địa vị trong xã hội, có khả năng chi phối thông tin nội bộ một ngành, một địa phương cụ thể nhằm độc quyền đưa tin với nội dung thống nhất trước với đối tượng mục đích thông tin để tạo dựng hình ảnh tích cực trong xã hội, hoặc dàn xếp bưng bít thông tin bất lợi cho doanh nghiệp, địa phương. 
Lợi dụng danh nghĩa nhà báo và cơ quan báo chí là hành vi sử dụng tấm thẻ nhà báo để can thiệp vào việc cá nhân khi cần quan hệ để can thiệp trái pháp luật, không chính đáng. Hành vi này còn biểu hiện ở một số cơ quan báo chí thành lập văn phòng đại diện, tuyển dụng phóng viên không nhằm mục tiêu mở rộng diện và chất lượng thông tin, mà chủ yếu là sử dụng nhân lực không đủ tiêu chuẩn làm nhà báo để kiếm nguồn thu cho tòa soạn hoặc cho cá nhân lãnh đạo cơ quan báo chí. 

Lời cảnh tỉnh nghiêm khắc 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trục lợi trong tác nghiệp báo chí, theo nhận định của nhiều cán bộ quản lý và chuyên gia báo chí, yếu tố chủ quan là do phóng viên muốn làm giàu nhanh, bất chính, trong khi kỹ năng nghiệp vụ kém, bản lĩnh non nớt, lại dễ bị cám dỗ vật chất tầm thường. Cùng với những yếu tố khách quan như đời sống, thu nhập của phóng viên còn thấp, lại bị sức ép “khoán doanh số” của tòa soạn nên không ít người cầm bút sẵn sàng “lao vào” kiếm tiền bất chấp cả đạo đức nghề nghiệp và luật pháp báo chí. 

Mặt khác, do có quá nhiều cơ quan báo chí phải tự lo kinh phí hoạt động, quy chế phân công tác nghiệp của tòa soạn thiếu chuẩn mực cộng với môi trường xã hội có nhiều “lợi ích nhóm” cũng là “mảnh đất màu mỡ” cho vấn nạn trục lợi trong tác nghiệp báo chí có cơ hội phát sinh. 

Nhóm phóng viên công tác tại các cơ quan báo chí thuộc hiệp hội nghề nghiệp và thuộc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (bộ, sở) được đánh giá là có rủi ro thực hiện hành vi cao (40%). 

Cũng qua khảo sát cho thấy, các nhà quản lý báo chí và chuyên gia truyền thông cho rằng, hành vi trục lợi trong tác nghiệp báo chí xảy ra chủ yếu ở nhóm phóng viên báo điện tử (chiếm khoảng 90%), tiếp đó là báo in (40%), truyền hình (34%) và phát thanh (10%). 

Một quan ngại không thể không quan tâm đó là những năm gần đây, tình trạng nhà báo bị cản trở tác nghiệp ngày càng nhiều. Một trong những lý do dẫn đến thực tế đáng buồn này là do hành vi tác nghiệp của nhà báo không chuẩn mực. Vì thế, nhiều cơ quan quản lý nhà nước, người phát ngôn và người có trách nhiệm ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương đã “tinh vi” lách luật, có biểu hiện “cản trở mềm” hoạt động tác nghiệp của nhà báo như: Vòng vo khất hẹn, lần lữa trong việc tiếp xúc với phóng viên; viện cớ lý do không chính đáng để từ chối cung cấp thông tin cho báo chí; né tránh cả những điều đáng ra phải phát ngôn cho công luận... 

Có thể khẳng định rằng, những thông tin, số liệu khảo sát mà RED đưa ra, dù chưa toàn diện và có những vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu, bàn luận thêm, nhưng đó cũng là những thông số rất đáng để những người trong cuộc phải suy ngẫm một cách nghiêm túc. Vì trong số 220 phiếu khảo sát (nhà quản lý báo chí, chuyên gia nghiên cứu truyền thông, các giảng viên báo chí, nhà báo và độc giả), có tới trên 80% ý kiến đều có chung một nhận định: Hành vi trục lợi tác nghiệp báo chí đã “làm công chúng mất niềm tin vào báo chí” và “làm mất uy tín của nhà báo”

Tất cả những ai đang cầm bút, cầm máy có biểu hiện “nhúng chàm”, cần phải tỉnh ngộ ngay nếu không muốn bản thân rơi vào tình cảnh thân bại danh liệt, thậm chí vướng vào vòng lao lý suốt đời “ôm hận”. 

Một ngày cuối cùng của tháng 11/2017, vào công cụ tìm kiếm google, khi đánh cụm từ “nhà báo tống tiền” đã hiển thị khoảng 291.000 kết quả trong vòng 0,38 giây. Điều đó phần nào cho thấy công chúng rất quan tâm đến vấn đề trục lợi của báo chí; đồng thời cũng là điều cảnh tỉnh đối với tất cả những ai đang cầm bút, cầm máy có biểu hiện “nhúng chàm”, cần phải tỉnh ngộ ngay nếu không muốn bản thân rơi vào tình cảnh thân bại danh liệt, thậm chí vướng vào vòng lao lý suốt đời “ôm hận”. 

Báo chí có sứ mệnh định hướng, dẫn dắt dư luận xã hội theo chiều hướng tích cực, văn minh. Bài học đồng thời là chân lý này tưởng như ai cũng thấu hiểu, thấm thía, nhưng nhắc lại không bao giờ thừa. Bởi chúng ta không nên và không được phép thờ ơ trước lời cảnh báo tuy rất nghiêm khắc nhưng cũng đầy tâm huyết của một chuyên gia nghiên cứu truyền thông: Đáng lẽ xã hội càng văn minh, những người làm báo càng phải ứng xử văn minh với công chúng, với xã hội. Nhưng tiếc thay, những hành vi thiếu/không chuẩn mực của báo chí xuất hiện ngày càng nhiều là điều rất đau xót đối với những người làm báo chân chính. 

Nếu nhà báo không chỉn chu tu dưỡng, rèn luyện, không giữ gìn liêm chính, không tự bồi đắp những giá trị đạo đức cho mình thì sẽ không có “sức đề kháng” trước bao nhiêu “vi rút độc hại” có thể làm mọt ruỗng, băng hoại nhân cách bản thân. Khi phẩm giá, nhân cách nhà báo tự sa sút bởi cám dỗ, mê hoặc của những “viên đạn bọc đường”, tự họ sẽ “đào mồ chôn sự nghiệp” của chính mình! 

Thiện Văn



Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

HIỆN TƯỢNG TRỤC LỢI TRONG TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ


Cảnh báo hiện tượng trục lợi trong tác nghiệp báo chí 

Đáng lẽ xã hội càng văn minh, những người làm báo càng phải ứng xử văn minh với công chúng, với xã hội. Nhưng tiếc thay, những hành vi thiếu/không chuẩn mực của báo chí xuất hiện ngày càng nhiều là điều rất đau xót đối với những người nhà báo chân chính khi nhìn lại bức tranh báo chí trong năm qua. 

Bốn nhóm hành vi trục lợi 

Bên cạnh niềm vui, niềm tự hào đó, những người làm báo chân chính vẫn chưa bao giờ hết nỗi nặng lòng, ưu tư vì mấy năm gần đây, vấn đề đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận nhà báo bị sa sút nghiêm trọng, khiến uy tín, hình ảnh báo giới trong mắt công chúng bị suy giảm. Một trong những nguyên nhân làm sa sút đạo đức báo chí là, một bộ phận phóng viên đã có thái độ, hành vi trục lợi trong tác nghiệp báo chí. 

Những công lao đóng góp của báo chí cho sự phát triển chung của đất nước và góp phần thúc đẩy xã hội phát triển văn minh, tiến bộ là không thể phủ nhận. Phần đông những người làm báo vẫn tâm huyết nuôi dưỡng, duy trì “lửa nghề” theo đúng tinh thần “phụng công, thủ pháp”, không thiên lệch, không “bẻ cong” ngòi bút vì mục đích, lợi ích cá nhân. Đó là cơ sở để người làm báo giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, bảo toàn chữ “tâm” trong sáng của người làm báo cách mạng. 

Theo từ điển tiếng Việt giải thích:
“Trục lợi” là hành vi kiếm lợi riêng một cách không chính đáng. 
- Còn hành vi “trục lợi trong tác nghiệp báo chí” được các chuyên gia báo chí, truyền thông nhận định là hành vi của phóng viên lợi dụng danh nghĩa tác nghiệp báo chí và quyền đăng tải thông tin ra công luận như điều kiện tiên quyết để dọa dẫm, gây sức ép, thương lượng với đối tượng phản ánh nhằm đáp ứng lợi ích tiền và vật chất khác cho cá nhân hoặc nhóm người nhân danh cơ quan báo chí. 
Điều đáng nói hơn, hành vi trục lợi không chỉ xảy ra ở đối tượng phóng viên, biên tập viên, mà còn liên quan đến cả lãnh đạo tòa soạn ở một số cơ quan báo chí. 

HIỆN TƯỢNG TRỤC LỢI TRONG TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ
Câu chuyện "truyền thông bẩn" đã ảnh hưởng rất lớn đến nước mắm truyền thống.

Theo kết quả khảo sát “Nhận diện hành vi trục lợi trong tác nghiệp báo chí” của Trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) công bố mới đây, có 4 nhóm hành vi trục lợi báo chí xảy ra thời gian qua, gồm: [1] dọa dẫm tống tiền; [2] thông đồng lợi ích nhóm; [3] liên kết nhóm phóng viên; [4] lợi dụng danh nghĩa nhà báo và cơ quan báo chí. 

* Dọa dẫm tống tiền, biểu hiện ở hành vi “bới lông tìm vết” của phóng viên, tức là cố tình tìm ra sai phạm của đối tượng, ví như sai phạm trong lĩnh vực xây dựng (xây thêm tầng, lấn chiếm hành lang bảo vệ...) rồi lạm quyền đăng tải thông tin công khai để yêu cầu, gây sức ép đối tượng sai phạm phải đưa tiền nếu không muốn sự việc được đưa ra ánh sáng công luận. 
* Thông đồng tạo lợi ích nhóm, thực chất là hành vi “đánh thuê” của một nhóm phóng viên chủ động cùng nhau liên kết với một doanh nghiệp để khai thác sâu về một chủ đề, sự kiện của đối tượng cạnh tranh nhằm tạo lợi thế thị trường cho doanh nghiệp được “bảo kê thông tin”. Cũng có thể nhóm phóng viên cùng liên kết với cá nhân nào đó để đánh bóng tên tuổi, nói xấu “đối thủ” nhằm tạo cơ hội cho đối tượng được liên kết lấy phiếu tín nhiệm cho việc bổ nhiệm chức danh mới được thuận lợi hơn. 
* Liên kết nhóm phóng viên là hành vi một nhóm phóng viên có uy tín, địa vị trong xã hội, có khả năng chi phối thông tin nội bộ một ngành, một địa phương cụ thể nhằm độc quyền đưa tin với nội dung thống nhất trước với đối tượng mục đích thông tin để tạo dựng hình ảnh tích cực trong xã hội, hoặc dàn xếp bưng bít thông tin bất lợi cho doanh nghiệp, địa phương. 
* Lợi dụng danh nghĩa nhà báo và cơ quan báo chí là hành vi sử dụng tấm thẻ nhà báo để can thiệp vào việc cá nhân khi cần quan hệ để can thiệp trái pháp luật, không chính đáng. Hành vi này còn biểu hiện ở một số cơ quan báo chí thành lập văn phòng đại diện, tuyển dụng phóng viên không nhằm mục tiêu mở rộng diện và chất lượng thông tin, mà chủ yếu là sử dụng nhân lực không đủ tiêu chuẩn làm nhà báo để kiếm nguồn thu cho tòa soạn hoặc cho cá nhân lãnh đạo cơ quan báo chí. 

Lời cảnh tỉnh nghiêm khắc 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trục lợi trong tác nghiệp báo chí, theo nhận định của nhiều cán bộ quản lý và chuyên gia báo chí, yếu tố chủ quan là do phóng viên muốn làm giàu nhanh, bất chính, trong khi kỹ năng nghiệp vụ kém, bản lĩnh non nớt, lại dễ bị cám dỗ vật chất tầm thường. Cùng với những yếu tố khách quan như đời sống, thu nhập của phóng viên còn thấp, lại bị sức ép “khoán doanh số” của tòa soạn nên không ít người cầm bút sẵn sàng “lao vào” kiếm tiền bất chấp cả đạo đức nghề nghiệp và luật pháp báo chí. 

Mặt khác, do có quá nhiều cơ quan báo chí phải tự lo kinh phí hoạt động, quy chế phân công tác nghiệp của tòa soạn thiếu chuẩn mực cộng với môi trường xã hội có nhiều “lợi ích nhóm” cũng là “mảnh đất màu mỡ” cho vấn nạn trục lợi trong tác nghiệp báo chí có cơ hội phát sinh. 

Nhóm phóng viên công tác tại các cơ quan báo chí thuộc hiệp hội nghề nghiệp và thuộc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (bộ, sở) được đánh giá là có rủi ro thực hiện hành vi cao (40%). 

Cũng qua khảo sát cho thấy, các nhà quản lý báo chí và chuyên gia truyền thông cho rằng, hành vi trục lợi trong tác nghiệp báo chí xảy ra chủ yếu ở nhóm phóng viên báo điện tử (chiếm khoảng 90%), tiếp đó là báo in (40%), truyền hình (34%) và phát thanh (10%). 

Một quan ngại không thể không quan tâm đó là những năm gần đây, tình trạng nhà báo bị cản trở tác nghiệp ngày càng nhiều. Một trong những lý do dẫn đến thực tế đáng buồn này là do hành vi tác nghiệp của nhà báo không chuẩn mực. Vì thế, nhiều cơ quan quản lý nhà nước, người phát ngôn và người có trách nhiệm ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương đã “tinh vi” lách luật, có biểu hiện “cản trở mềm” hoạt động tác nghiệp của nhà báo như: Vòng vo khất hẹn, lần lữa trong việc tiếp xúc với phóng viên; viện cớ lý do không chính đáng để từ chối cung cấp thông tin cho báo chí; né tránh cả những điều đáng ra phải phát ngôn cho công luận... 

Có thể khẳng định rằng, những thông tin, số liệu khảo sát mà RED đưa ra, dù chưa toàn diện và có những vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu, bàn luận thêm, nhưng đó cũng là những thông số rất đáng để những người trong cuộc phải suy ngẫm một cách nghiêm túc. Vì trong số 220 phiếu khảo sát (nhà quản lý báo chí, chuyên gia nghiên cứu truyền thông, các giảng viên báo chí, nhà báo và độc giả), có tới trên 80% ý kiến đều có chung một nhận định: Hành vi trục lợi tác nghiệp báo chí đã “làm công chúng mất niềm tin vào báo chí” và “làm mất uy tín của nhà báo”

Tất cả những ai đang cầm bút, cầm máy có biểu hiện “nhúng chàm”, cần phải tỉnh ngộ ngay nếu không muốn bản thân rơi vào tình cảnh thân bại danh liệt, thậm chí vướng vào vòng lao lý suốt đời “ôm hận”. 

Một ngày cuối cùng của tháng 11/2017, vào công cụ tìm kiếm google, khi đánh cụm từ “nhà báo tống tiền” đã hiển thị khoảng 291.000 kết quả trong vòng 0,38 giây. Điều đó phần nào cho thấy công chúng rất quan tâm đến vấn đề trục lợi của báo chí; đồng thời cũng là điều cảnh tỉnh đối với tất cả những ai đang cầm bút, cầm máy có biểu hiện “nhúng chàm”, cần phải tỉnh ngộ ngay nếu không muốn bản thân rơi vào tình cảnh thân bại danh liệt, thậm chí vướng vào vòng lao lý suốt đời “ôm hận”. 

Báo chí có sứ mệnh định hướng, dẫn dắt dư luận xã hội theo chiều hướng tích cực, văn minh. Bài học đồng thời là chân lý này tưởng như ai cũng thấu hiểu, thấm thía, nhưng nhắc lại không bao giờ thừa. Bởi chúng ta không nên và không được phép thờ ơ trước lời cảnh báo tuy rất nghiêm khắc nhưng cũng đầy tâm huyết của một chuyên gia nghiên cứu truyền thông: Đáng lẽ xã hội càng văn minh, những người làm báo càng phải ứng xử văn minh với công chúng, với xã hội. Nhưng tiếc thay, những hành vi thiếu/không chuẩn mực của báo chí xuất hiện ngày càng nhiều là điều rất đau xót đối với những người làm báo chân chính. 

Nếu nhà báo không chỉn chu tu dưỡng, rèn luyện, không giữ gìn liêm chính, không tự bồi đắp những giá trị đạo đức cho mình thì sẽ không có “sức đề kháng” trước bao nhiêu “vi rút độc hại” có thể làm mọt ruỗng, băng hoại nhân cách bản thân. Khi phẩm giá, nhân cách nhà báo tự sa sút bởi cám dỗ, mê hoặc của những “viên đạn bọc đường”, tự họ sẽ “đào mồ chôn sự nghiệp” của chính mình! 

Thiện Văn