KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn tôn giáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tôn giáo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 22 tháng 4, 2021

NAM PHONG HAY KHÚC THUỴ DU: XẤC XƯỢC VÀ BỊA ĐẶT NHẰM HƯỚNG BÚA RÌU DƯ LUẬN VÀO LỰC LƯỢNG CÔNG AN

Chuyện xảy ra tại Giáo xứ An Khê (Gia Lai) vào 11h trưa nay (22/4) quả thật rất kinh sợ cho những người chứng kiến, khi kẻ thủ ác Trần Trọng Ca (SN 1991, trú P.An Phú, TX. An Khê) cầm hung khí nguy hiểm (gồm rựa, dao bầu) tấn công làm ít nhất 3 người bị thương, trong đó 02 người bị thương nặng, hiện đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa Khoa Bình Định. Trong số những người bị thương có Linh mục Trần Văn Truyền, anh Nguyễn Văn Tùng và anh Nguyễn Tuấn Kiệt. Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, sau khi gây án, đối tượng Ca còn đi mua xăng tính đốt nhà thờ! Rất may lực lượng Công an phường và quần chúng nhân dân kịp thời dập tắt, không để đám cháy xảy ra. Sau đó, đối tượng bị lực lượng Công an khống chế, bắt giữ khi đang lẫn trốn tại nhà...


Thế nhưng, với bản chất xảo trá, lưu manh cố hữu, chuyên xuyên tạc và bôi nhọ chính quyền, cái tâm đã bị “thù hóa” mà Nguyễn Ngọc Nam Phong, linh mục Giáo xứ Thái Hà (Hà Nội) đã dẫn lại bài viết của FB Khúc Thụy Du và cho rằng “Đồn Công an gần đối diện”, “tiếp cận khá chậm”... nhằm hướng lái dư luận, công kích vào lực lượng Công an An Khê nói riêng và lực lượng CAND nói chung, nhằm đổ trách nhiệm cho chính quyền...
Từ bài viết đó, các đối tượng ở bên ta lẫn bên Tây bật chế độ auto chửi, chửi không thương tiếc, chửi trời, chửi cả đất... dù không ở hiện trường, không tiếp cận vụ việc. Đôi khi việc lắc não là một cái gì đó quá xa xỉ đối với họ!
Hỡi ôi, một kẻ như đang trong cơn ngáo đá (ngáo hay không thì phải cần kết quả xét nghiệm) hay cũng vì mâu thuẫn, thù hằn cá nhân mà giờ nghỉ trưa, lái xe tải băng băng vào nhà thờ, cầm dao rựa chém loạn xạ, không kiểm soát... thì ai sẽ phản ứng kịp, siêu nhân nhện hay thần Thol... Không ai cả, kể cả chúa toàn năng như Kinh thánh rao giảng mỗi ngày.
Trong khi đang giờ tan tầm, lực lượng Công an phường chắc sẽ thường mỏng, số trực lại cơ quan ngoài giờ hành chính sẽ rất ít thì không đủ lực lượng, công cụ, phương tiện để kịp thời trấn áp đối tượng. Hơn nữa từ trước đến nay, khi thấy lực lượng Công an “đột nhiên” vào Nhà thờ thì có mấy cha là hoan hỉ, nhiệt tình đón tiếp hay luôn tỏ thái độ dò xét, cảnh giác và tỏ thái độ khinh khinh ra mặt. Đó là chưa nói đến việc hàng loạt cha xứ còn thời hay treo chén ngoài Nam Phong, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Duy Tân, Nguyễn Duy Tài... suốt ngày ra rả, bêu xấu lực lượng Công an lẫn chính quyền, nhồi nhét tư tưởng chống phá vào những con chiên ngoan đạo.
Kẻ thủ ác đã bị bắt bởi không ai khác chính là lực lượng Công an và chắc chắn hắn sẽ bị pháp luật trừng trị thích đáng với tội ác do mình gây ra. Chúa toàn năng nhưng không thể đưa tay cứu vớt, ngăn chặn kẻ ác gây ra với con đạo của mình; không cứu rỗi những tâm hồn thối rửa, mục nát như Nam Phong hay Khúc Thụy Du.... Rồi ai sẽ tín thác vào Chúa!?
Cuối cùng, vẫn thành tâm chúc cho những nạn nhân sẽ sớm bình phục và thoát khỏi kiếp nạn này, để còn về với niềm tin nơi Chúa. A men!

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2019

KẺ BỊ TRUY NÃ “ĐI LẠC” VÀO HỘI NGHỊ VỀ THĂNG TIẾN TỰ DO TÔN GIÁO

Lâu nay, lĩnh vực tôn giáo luôn là mảnh đất để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng khai thác triệt để, coi đó là công cụ hữu hiệu để chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng thường tạo dựng sự kiện để xuyên tạc, quy chụp Việt Nam không có tự do tôn giáo, người dân không có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
  
KẺ BỊ TRUY NÃ “ĐI LẠC” VÀO HỘI NGHỊ VỀ THĂNG TIẾN TỰ DO TÔN GIÁO
Các đại biểu quốc tế tham dự Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak 2019 tại Việt Nam
Sự việc hai đối tượng tự xưng là “nhà hoạt động vì tiến bộ tôn giáo” của Việt Nam đã đến Hội nghị cấp Bộ trưởng về thăng tiến tự do tôn giáo và gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump để xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam là minh chứng rõ ràng nhất.

Hai kẻ bị truy nã “đi lạc” vào Hội nghị

Từ ngày 16 đến 18/7, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ đã diễn ra Hội nghị cấp Bộ trưởng về thăng tiến tự do tôn giáo và sự kiện này được các thế lực thù địch, phản động tìm mọi cách để khuếch trương về mục tiêu mang tính “nhân văn” của những nội dung thảo luận về tình hình tự do tôn giáo trên toàn thế giới, đưa ra những biện pháp “để đảm bảo sự tự do tôn giáo toàn thế giới”.
Tuy nhiên, trên thực tế lại không như vậy. Chúng cho rằng, tham dự hội nghị này có hơn 1.000 đại diện của nhiều tổ chức tôn giáo và xã hội dân sự và những nhà hoạt động vì tự do tôn giáo ở các nước. Song, đến dự hội nghị này là sự xuất hiện của 2 đối tượng phạm pháp, hoàn toàn không phải là đại diện cho bất kỳ tổ chức tôn giáo nào ở Việt Nam.
Hai đối tượng đã xuyên tạc, bóp méo về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, đưa ra những bịa đặt, quy chụp Việt Nam không có tự do tôn giáo, nhất là khi các đối tượng đến gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Hai đối tượng người Việt Nam đến dự Hội nghị và gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tự xưng là Mục sư Tin Lành A Ga và đạo hữu Cao Đài Dương Xuân Lương có thực sự đại diện cho tôn giáo của Việt Nam? Không hề! Thực tế, cả hai đối tượng này đều là những thành phần bất hảo, có định kiến với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam; đã từng có những hành vi vi phạm pháp luật và bị Công an Việt Nam truy nã.
Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có 6 tôn giáo lớn, gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hòa Hảo. Vậy, tại sao lại không có đại diện của 6 tôn giáo lớn này đến dự Hội nghị? Thay vào đó lại là 2 đối tượng bị truy nã? Điều này cho thấy sự vụng về trong việc cố tình ngụy tạo nguyên cớ về hình ảnh, diễn biến tình hình tôn giáo ở Việt Nam.
Đặc biệt, 2 đối tượng này đã xuyên tạc, bịa đặt và quy chụp Việt Nam không có tự do tôn giáo, các tôn giáo luôn luôn bị đàn áp. Đây là những lời lẽ bịa đặt, phản quốc. Hành động đó đã trực tiếp chứng minh sự định hướng lời nói và hành động của các tổ chức phản động trong và ngoài nước.

Hiện thực sinh động về tự do tôn giáo ở Việt Nam

Bất cứ một tôn giáo nào được coi là tôn giáo đều phải đảm bảo 3 yếu tố cơ bản: tổ chức (có nhân sự, có giáo lý, giáo luật…), có cơ sở thờ tự và có tín đồ.
Ở Việt Nam cũng như vậy. Điều 24, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam ghi rõ, mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Năm 2017, Nhà nước Việt Nam đã công nhận hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 41 tổ chức thuộc 15 tôn giáo với khoảng 25,3 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số, 60.799 chức sắc, 133.662 chức việc, 27.916 cơ sở thờ tự…
Đến ngày 01/11/2018, ở Việt Nam có 42 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động. Hầu hết, các tổ chức tôn giáo đã được công nhận đều có sự phát triển về số lượng tín đồ, chức sắc nhà tu hành, đều tổ chức xây dựng mới hoặc tu bổ các cơ sở thờ tự, các hoạt động tôn giáo đều tuân thủ theo giáo lý, giáo luật và trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.
Ngày 18/11/2016, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó đề cập rõ tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn giáo, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. Đồng thời quy định rõ về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.
Bên cạnh đó, hằng năm, ở Việt Nam có khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo hoặc tín ngưỡng từ cấp quốc gia đến địa phương được diễn ra, các tín đồ tôn giáo tự do thực hiện các nghi lễ tôn giáo, bày tỏ và thực hành đức tin tôn giáo của mình.
Đặc biệt, trong xã hội hiện nay, hiện tượng con trẻ trong một gia đình tự nguyện đăng ký tham gia một khóa tu (theo từng tôn giáo cụ thể) trong một thời gian nhất định để tu tâm, dưỡng tính ngày càng được phổ biến rộng rãi. Đây là một trong những căn cứ cho thấy, mọi công dân Việt Nam luôn tự do tín ngưỡng, tôn giáo; các tôn giáo đều tự do hoạt động theo mục đích cụ thể của tôn chỉ và đều hướng đến sống tốt đời, đẹp đạo.

Lật tẩy mưu đồ chống phá của các thế lực thù địch, phản động

Có rất nhiều lý do để các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam. Trong đó, các thế lực thù địch, phản động luôn triệt để lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong thực thi pháp luật, sự thoái hóa biến chất của một số cán bộ hoặc lý do khác rồi quy chụp “trong chế độ xã hội chủ nghĩa không có cơ sở tồn tại của tôn giáo”.
Trái lại, quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ở Việt Nam được Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng. Trong Nghị quyết số 25/NQ-TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa IX) xác định rõ, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc.
Bên cạnh đó, một trong những nét đặc thù của tôn giáo là “đức tin và nhu cầu đời sống tinh thần của một bộ phận nhân dân”, tôn giáo là “thuốc phiện của nhân dân”. Đức tin không cần phải chứng minh bằng cơ sở khoa học, mà luôn định hướng con người tin theo và hành động, như mệnh lệnh không lời, có sức nặng ghê gớm, có thể hiệu triệu cả nghìn người cùng tham gia hành động.
Đồng hành với nó là nhu cầu đời sống tinh thần của một bộ phận nhân dân và ngày càng lan tỏa rộng khắp xã hội với chất lượng cuộc sống của con người ngày một nâng cao. Các thế lực thù địch, phản động luôn luôn tìm mọi cách để câu móc, lôi kéo đồng bào có đạo, mua chuộc, xuyên tạc tình hình chính trị xã hội ở Việt Nam, thực hiện các hoạt động hướng dẫn hành động và kích động gây phương hại trật tự an ninh đất nước.
Như vậy, trong giai đoạn hiện nay, cần luôn cảnh giác nhận thức đầy đủ các thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng để chống phá cách mạng Việt Nam trên lĩnh vực tôn giáo. Nhiều hội nghị về tôn giáo do Mỹ tổ chức có cái nhìn phiến diện, siêu hình trong đánh giá về tình hình tôn giáo của Việt Nam, nhất là thường xuyên có sự góp mặt của những phần tử chống đối, mang danh chức sắc, tín đồ tôn giáo Việt Nam để đưa ra những ngôn từ xuyên tạc, bóp méo, quy chụp, phản ánh sai lệch tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Những ý kiến nói trên của những kẻ chống đối, đi ngược lại thực tế phát triển sống động trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam chỉ là những vở kịch lố bịch, trò hề, không có bất cứ tư cách nào đại diện cho cơ quan chức năng Việt Nam.
Hồng Phú

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018

HÃY LÀM NHƯ LỜI GIÁO HOÀNG


Ngày 20/10, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã hội kiến Giáo hoàng Francis và gặp Thủ tướng Tòa thánh Vatican, Hồng Y Pietro Parolin. Tại cuộc hội kiến, Giáo hoàng Francis nhấn mạnh: Giáo hội Công giáo Việt Nam cần tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa đường hướng “Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc” của Hội đồng Giám mục Việt Nam và Huấn từ của Giáo hoàng “người giáo dân tốt cũng là người công dân tốt”, “người Công giáo Việt Nam phải đồng hành cùng dân tộc Việt Nam xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc”; đồng thời khuyến khích giáo dân và chức sắc Công giáo tại Việt Nam tham gia vào các hoạt động chung, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của đất nước và Giáo hội.


HÃY LÀM NHƯ LỜI GIÁO HOÀNG

Phó Thủ tướng Tòa Thánh Pietro Parolin vui mừng đón Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình và phái đoàn Việt Nam đến thăm, nhấn mạnh: Tòa thánh luôn khuyến khích Giáo hội Công giáo Việt Nam đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình và Thủ tướng Tòa thánh Parolin đã trao đổi ý kiến về một số vấn đề quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh, khẳng định cần tiếp tục duy trì các cuộc tiếp xúc cấp cao cũng như đối thoại thường xuyên ở các cấp.

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2018

NHỮNG CON SÂU CHIA RẼ TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định, các tôn giáo đều giống nhau ở lòng nhân ái, hướng thiện. Đây cũng chính là mục đích cao cả cần phấn đấu đạt được của chế độ XHCN mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang ra sức xây dựng. Tôn chỉ, mục đích hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay rất phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển đất nước, xây dựng chế độ của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

NHỮNG CON SÂU CHIA RẼ TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC

Ngày nay, các lễ hội tôn giáo đã hòa vào dòng chảy văn hóa dân tộc, mang hồn cốt Việt Nam như Giáng sinh, Phục sinh, Vu lan báo hiếu... thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân theo đạo và không theo đạo, trở thành nét đẹp văn hóa rất Việt Nam.

Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, gồm tôn giáo nội sinh và tôn giáo ngoại nhập. Các tôn giáo đều rất đoàn kết, hòa đồng.

Hoạt động tôn giáo phát triển, hệ thống cơ sở tôn giáo nhiều, phân bố đều trên cả nước, từ Bắc chí Nam, đồng bằng hay miền núi, nông thôn hay thành thị. Nhà nước đã công nhận 41 tổ chức thuộc 15 tôn giáo và 01 pháp môn tu hành với khoảng 25 triệu tín đồ, chiếm trên 25% dân số; gần 53.000 chức sắc, 133.700 chức việc, 27.900 cơ sở thờ tự. Chính phủ tiếp tục công nhận những dòng tu, tổ chức tôn giáo đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam như Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ, trụ sở tại Tam Phú, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh; Hội Dòng Đa Minh Rosa Lima có trụ sở tại P. Linh Xuân, Q. Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Đảng, Nhà nước luôn tạo điều kiện tốt nhất để các tôn giáo hoạt động, nghiên cứu giáo lý, giáo luật và truyền đạo đúng pháp luật như: Bố trí quỹ đất để xây dựng các học viện, chủng viện, trường đào tạo tôn giáo, các cơ sở thờ tự, trường dòng, nhà thờ... Có thể nói, chưa ở đâu mà các cơ sở tôn giáo lại đông đảo, phong phú như Việt Nam. Mỗi làng xã Việt Nam, nếu không có nhà thờ thì là chùa chiền, miếu mạo, thậm chí mỗi dòng họ đều có họ đạo riêng của mình như đạo Cao Đài; hoặc vừa có chùa, lại vừa có nhà thờ, thánh đường cùng tọa lạc trên địa bàn một làng, xã. Đây là đặc trưng thể hiện sự phong phú, phát triển, hòa nhập vào cộng đồng dân cư của hoạt động tôn giáo ở Việt Nam. Hằng năm, cấp ủy, chính quyền các địa phương đều tổ chức gặp gỡ các chức sắc tôn giáo để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, nhằm kịp thời giải quyết, giúp đỡ những khó khăn, vướng mắc. Đồng thời, thông qua các chức sắc tôn giáo vận động, kêu gọi giáo dân, tín đồ sống “tốt đời, đẹp đạo”, cùng với các tôn giáo đồng hành xây dựng gia đình, địa phương và đất nước phát triển về mọi mặt.

Phật giáo quan niệm “Đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, còn Thiên chúa giáo chủ trương “Sống phúc âm trong lòng dân tộc”. Giáo lý, giáo luật các tôn giáo đều bắt buộc giáo dân, tín đồ phải sống nhân ái, hòa thuận, kính trên nhường dưới, yêu nước, yêu đồng bào, sống có trách nhiệm với cộng đồng và đất nước. Đó là những quan niệm, chủ trương đúng đắn, gắn với đời thường, thể hiện trách nhiệm của các tôn giáo trong xây dựng đất nước, xây dựng chế độ. Cụ thể, trong Thư chung năm 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam có viết: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào đối với người Công giáo không những là tình cảm tự nhiên phải có mà còn là một đòi hỏi của Phúc âm...”.

Ở Việt Nam, việc theo hay không theo đạo được đặc biệt tôn trọng, là nhu cầu tự thân của mỗi người. Vì vậy mới có hiện tượng trong một gia đình có người theo đạo, cũng có người không theo đạo nhưng vẫn sống hòa đồng và giữ gìn văn hóa dân tộc dưới một mái nhà. 

Tôn giáo là một trong những yếu tố đồng hành cùng quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Có rất nhiều những chức sắc và tín đồ tôn giáo luôn sống theo tôn chỉ “tốt đời đẹp đạo”. Họ có niềm tin tôn giáo, nhưng không hề mù quáng mà vẫn luôn có ý thức chấp hành chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sống phúc âm trong lòng dân tộc. Đảng và Nhà nước luôn quán triệt tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.

Tuy nhiên thật đáng tiếc, trong thời gian qua có một số người vì cố tình không hiểu, vì các mục tiêu sâu xa đen tối của mình đã lôi kéo, xúi giục, kích động giáo dân làm những việc vi phạm pháp luật, đi ngược với tôn chỉ mục đích sống “tốt đời, đẹp đạo”, chống phá chính quyền như gây rối, đập phá cơ quan công quyền, đánh trọng thương cán bộ; ngăn cản, không cho con em tới trường học tập, bắt trẻ em biểu tình vi phạm công ước quyền trẻ em... Mặc dù đây chỉ là hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh”, song đã bộc lộ ý đồ chia rẽ đạo với đời, đối lập tôn giáo với dân tộc của các thế lực thù địch, phản động.

Họ đội lốt linh mục, lợi dụng tôn giáo để phá hoại sự đoàn kết trong đồng bào lương - giáo, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, xuyên tạc, bóp méo lịch sử, xúc phạm, phủ nhận công lao, đóng góp của hàng chục triệu đồng bào, chiến sĩ ưu tú trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà; họ tuyên truyền 30/4 là ngày đen tối, đảng cộng sản cướp bóc, kêu gọi chiến tranh, lật đổ nhà nước... Và mục đích cuối cùng là chống phá Đảng, Nhà nước, đi ngược lại truyền thống "kính Chúa yêu nước" của cộng đồng Thiên chúa giáo Việt Nam.

Họ dẫm đạp lên quá khứ; phủ nhận công lao, sự hi sinh của thế hệ người Việt Nam cho chiến thắng hôm nay. Coi ngày chiến thắng là ngày quốc hận, ngày tang thương của dân tộc và hô hào người dân giáo xứ, những ai liên quan phủ nhận lại lịch sử, đòi phục dựng, tôn vinh những kẻ có tội với dân tộc.

Nhân dân mong chờ các cấp, các ngành cùng Hội đồng Giám mục Việt Nam xử lý linh mục phản động như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục, Nguyễn Ngọc Nam Phong… sẽ bị giáo hội xử lý như linh mục Nguyễn Duy Tân. Ngô Quang Kiệt, kẻ đã từng đưa ra phát ngôn gây shock khi nói “xấu hổ khi cầm trên tay tấm hộ chiếu của Việt Nam” và kết quả cho những tư tưởng lệch lạc đó là tấm vé về hưu non, kèm theo là sự mất uy tín trong cộng đồng Công giáo cũng như trên đất nước Việt Nam.

Hình thức chung từ trước đến giờ sau các lần linh mục này tuyên truyền chống phá chính quyền của dân tộc VIỆT NAM, sau đó bị nhân dân cả nước lên án thì lại được Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp - cai quản giáo phận 3 tỉnh NGHỆ AN - HÀ TĨNH - QUẢNG BÌNH điều chuyển hoặc cho ở ẩn mà không hề xử lý vô trách nhiệm! Đã là người không tốt thì sống ở môi trường nào cũng vậy thôi!

Chúng tôi kính mong và tha thiết Tổng Giám mục khu vực miền Trung - Huế Giuse Nguyễn Chí Linh: Hãy xử lý các linh mục Nguyễn Duy Tân, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục với các tài liệu và phát ngôn xuyên tạc, kích động chia rẽ tôn giáo và Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn - khu vực miền Bắc: hãy xử lý cấp dưới là linh mục Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Ngọc Nam Phong nghiêm để phúc âm nở hoa tốt đời đẹp đạo. 

Thánh Phaolô đã khuyên nhủ các tín hữu Rôma với tâm tình này: “Cần phải phục tùng các chính quyền, không những vì sợ bị phạt, mà còn vì lương tâm.” (Rm 13, 5). Cũng như Đức Giêsu, thánh Phaolô luôn tôn trọng những quyền hành được thiết định. Ấy vậy mà các linh mục Tân-Thục-Phong-Tân-Nam có phục tùng ai đâu? Có tôn trọng những quyền hành được thiết định đâu? Làm linh mục, đúng ra họ phải có bổn phận chuyển tải những lời dạy của Đức Giêsu cho những giáo dân, những con chiên của Chúa chứ? 

Nhớ câu "sống tốt chúa sẽ ban phước lành cho", mà lại thấy buồn cho những linh mục không còn là người thay mặt Chúa chăn dắt đàn chiên.

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2018

SỰ KIỆN 30/4/1975 DƯỚI GÓC NHÌN CỦA TỔNG GIÁM MỤC HUẾ NGUYỄN KIM ĐIỀN



Giữa thế kỷ XIX, nhà Nguyễn phong kiến đã buộc lòng phải kiên quyết đối phó với một bộ phận dân chúng theo đạo Thiên Chúa. Do phương phức truyền đạo cứng rắn, do sự gắn bó khăng khít giữa những người truyền đạo và thực dân Pháp xâm lược, đã để lại những trang sử cay đắng cho giáo hội Thiên Chúa và cho cả dân tộc.
SỰ KIỆN 30/4/1975 DƯỚI GÓC NHÌN CỦA TỔNG GIÁM MỤC HUẾ NGUYỄN KIM ĐIỀN
Tổng Giám mục Huế Nguyễn Kim Điền
Tòa thánh Vatican đã quyết định phong Thánh cho 117 vị Chân phước tử đạo tại Việt Nam từ năm 1745 đến 1862. Quyết định này đã được tiếp nhận với nhiều phản ứng khác nhau trong giáo hội. Đây là vấn đề tế nhị và phức tạp có liên quan đến khối đoàn kết dân tộc đã được chăm chút vun bón trong cả quá trình lịch sử đấu tranh cách mạng.

Ngày 30/4/1975 lúc gần trưa, tiếng súng đã im - lần đầu tiên từ ba mươi năm nay - trên toàn cõi đất nước Việt Nam. Từ bốn phía, lực lượng cách mạng tiến về hướng trung tâm Sài Gòn trước những cặp mắt kinh hoàng của người này, hay giữa những tràng pháo tay hoan hô của những người khác. Chuông của một số chùa trang trọng ngân vang, hòa tiếng với những lời reo vui của một bộ phận dân chúng.

Thế nhưng chuông các nhà thờ thì im lặng. Từ bốn tháng nay, phần đông người công giáo miền Nam sống trong lo âu sợ hãi. Bước tiến như vũ bão của quân đội cách mạng càng tăng thêm những lời đồn đoán về một “cuộc tắm máu”, lời đồn đoán được nuôi dưỡng ngày này qua ngày khác bởi các luận điệu tuyên truyền rùm beng, ở quốc nội cũng giống như ở nước ngoài.

Ngày 07/01/1975, Mặt trận Giải phóng đã giải phóng tỉnh Phước Long. Hãng thông tấn Fides của Vatican đưa tin về vụ đó như sau: “Trong cuộc tấn công Phước Long, một số đông dân chúng, đã tìm chỗ núp trong Nhà thờ xứ. Nhưng nhà thờ xứ trở thành mục tiêu chủ yếu của các trọng pháo Cộng sản nã đạn vào và nhiều người đã chết, kể cả 4 linh mục là các Cha Cảnh, Toàn, Lâm, Nhã. Cha Đại đã bị Cộng sản bắt”. Cách đưa tin thời sự kiểu đó ngầm hiểu rằng lực lượng cộng sản lo đánh phá tôn giáo hơn là giải phóng đất nước.

Báo L’Observatore Romano và Đài tiếng nói Vatican loan tin rằng có nhiều linh mục đã bị giết và có cả những Giám mục, như Đức Cha Nguyễn Huy Mai - Giám mục Buôn Mê Thuột và Đức Cha Nguyễn Văn Hòa - Giám mục chỉ định địa phận Nha Trang, có lẽ đã bị bắt hoặc đã bị cộng sản giết chết. Và để nhấn mạnh nguy cơ cộng sản, giáo sư Alesandrini, người phát ngôn của Tòa thánh, đã viết trong tờ L’Observatore Della Domenica rằng “chế độ Hà Nội là xấu xa nhất thế giới”. Đức Phalo VI, trong cuộc tiếp kiến ngày 26/3/1975, nói đến “cơn hấp hối kéo dài không thể tả xiết, trong nước mắt và máu” của nhân dân Việt Nam. Và ngày 02/4, ngài cầu xin cho dân công giáo nước này được “lòng can đảm của các tông đồ đầu tiên, để làm chứng cho đức tin của họ và cho lòng bác ái của họ trong những điều kiện khó khăn”.

Nhưng kiểu nhìn theo con mắt tận thế đó, cũng như các mưu đồ của Washington đều chẳng thể nào cứu được chế độ Sài Gòn. Trước cảnh tan rã của quân đội Thiệu, lực lượng cách mạng đã giải phóng một cách nhanh chóng và ít tổn thất các vùng cao nguyên, các tỉnh vùng ven biển, đồng bằng sông Cửu Long; và sau cùng, qua 55 ngày chiến dịch giải phóng Sài Gòn.

Chiến thắng của Mặt trận Giải phóng và công cuộc giải phóng miền Nam Việt Nam khỏi sự thống trị của Mỹ, phải chăng đánh dấu sự chấm dứt tự do tôn giáo đối với cách suy nghĩ của phần đông người công giáo?

Bị lôi cuốn vào làn sóng di tản cuối tháng 4/1975, nhiều người Công giáo đã lên những chiếc thuyền mỏng manh, hy vọng khi ra khơi thì tàu gặp được tàu của Mỹ vớt họ và chở họ tới các nước có đạo, để họ bảo vệ được đức tin. Cơn hoảng hốt đó là hậu quả của những tiếng đồn “cộng sản sẽ giết hết người công giáo gốc di cư 1954” hoặc “trong các vùng giải phóng, nhiều linh mục đã bị tàn sát, các nữ tu bị hãm hiếp, các nhà thờ bị triệt hạ”.

Song khác với 1954, hàng giáo phẩm lần này đã không tổ chức cho giáo dân di tản. Các giám mục đều nhất quyết ở lại, dầu có phải dọn mình chịu chết vì đạo như họ vẫn nghĩ.

Khi đọc những dòng trên, người ta có thể hiểu được bầu không khí sợ hãi và lo âu trong đồng bào công giáo. Dầu có những lời kêu gọi kể trên, hơn 100 Linh mục và 250 tu sĩ nam nữ người Việt đã ra đi.

Tại thành phố từ nay được gọi bằng tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như trên khắp các tỉnh miền Nam Việt Nam được giải phóng, thái độ cởi mở và hòa giải của Mặt trận Giải phóng đều được thừa nhận bởi cả những kẻ thù địch triệt để nhất. Cuộc tắm máu đã không hề xảy ra. Không có đàn áp, không có xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng.

Bây giờ người ta mới tự hỏi: Giáo hội ở miền Nam có chấp nhận cách phân tích tình hình như thế và thay đổi thái độ với chế độ mới chăng? Giáo hội có thể sang trang được không?

Đã có một số câu trả lời cho những thắc mắc đó.

Sáu ngày sau khi Huế được giải phóng, trong một bức thư đề ngày 01/4/1975, Đức Cha Nguyễn Kim Điền - Tổng giám mục Huế gởi cho giáo dân của Ngài như sau: “Giữa quang cảnh vui mừng hoan hỉ này, đã đến lúc chúng ta phải sẵn sàng cộng tác với hết thảy mọi người thiện chí để xây dựng lại quê hương đã từng chịu đau thương tang tóc biết bao rồi, và việc này ở dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Giải phóng, hầu đem lại cho đồng bào sự tự do, sự phồn vinh và hạnh phúc. Hơn bao giờ hết, bây giờ là lúc phải củng cố sự đoàn kết dân tộc, tình yêu thương nhau và phục vụ đồng bào, giúp đỡ và cứu trợ, chia sẻ với đồng bào cơm ăn và áo mặc”.

Ngày 09/4, Đức Tổng giám mục lại công bố: “Trên trần gian này, chẳng có sự sống con người, và đối với loài người thì không có gì quý giá hơn độc lập và tự do. Sống trong độc lập là một điều có thật tại đây, cố đô Huế. Còn về tự do, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã long trọng đảm bảo với toàn thể đồng bào, sự tự do trong đó có sự tự do lương tâm của các tôn giáo. Chính vì vậy mà người công giáo Việt Nam háo hức đóng góp phần tích cực của mình. Và cùng nhau, cùng toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Giải phóng, chúng ta sẽ xây dựng một xã hội đầy yêu thương, một xã hội tự do, dân chủ, thịnh vượng; ở đó chúng ta được an tâm chu toàn bổn phận mình đối với Tổ quốc và đối với Thiên Chúa”.

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

TÔN GIÁO - MẢNH ĐẤT CÀY TIỀN CHO HỘI CHỐNG PHÁ


Những ngày qua trên một số điểm phố xung quanh Ủy ban nhân dân phường Hàng Trống khi di chuyển qua đó người dân bắt gặp hình ảnh các nữ tu đạo Công giáo với băng rôn, khẩu hiệu đòi chính quyền thu hồi giấy phép xây dựng đã cấp cho đơn vị đang thi công trên khu đất số 5A - 5B Quang Trung, họ cho rằng khu đất đó thuộc của nhà thờ công giáo trước đây.

TÔN GIÁO - MẢNH ĐẤT CÀY TIỀN CHO HỘI CHỐNG PHÁ

Vụ việc diễn ra thu hút nhiều sự quan tâm của những người đi đường và dư luận. Đây là cơ hội không thể bỏ qua của đám diều hâu lều báo, trên các trang tin phản động Việt Tân, RFA đồng loạt đăng bài với những thông tin xuyên tạc, kích động chia rẽ chính quyền với giáo dân.

Thủ đoạn này thì chẳng còn gì xa lạ tôn giáo nói chung, Thiên chúa giáo nói riêng là con át chủ bài trong âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm chống phá chế độ mà Việt Nam đang xây dựng. Do đó sự việc ở dòng Thánh Phaolo Hàng Bột chỉ là một trong vô số sự việc mà các đối tượng thù địch hướng vào để có các hành động phá hoại.

Qua tìm hiểu thì bản chất của sự việc có thể được nhìn nhận như sau:

- Thứ nhất: Những nữ tu với khẩu hiệu, biểu ngữ trên tay chính là các nữ tu thuộc dòng thánh Phaolo Hà Nội. Nhắc đến dòng thánh này thì ngoài các hoạt động tôn giáo thì không thể không nhắc tới sự can dự, sự góp mặt trong các cuộc biểu tình, tuần hành tại Hà Nội trong các sự kiện liên quan đến việc Hà Nội cho chặt cây xanh, hay các vụ việc liên quan đến sự cố biển Miền Trung…

- Thứ hai: Về lịch sử khu đất mà những người tham gia biểu tình, tuần hành cho rằng thuộc về diện tích đất của nhà thờ, đất thuộc quyền sử dụng của tôn giáo thì chúng ta có thể thấy như sau: Từ năm 1955 đến năm 1959, Dòng thánh Phaolo Hà Nội cho Công ty Dược phẩm (CTDP) TW1 thuê làm cơ sở sản xuất. Ngày 24/11/1961, thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa, Linh mục Hoàng Cao Chiểu - Chánh xứ Hàng Bột và Sơ Lê Thị Đông - Tu viện trưởng Dòng thánh Phao Lô Hà Nội đã kê khai và bàn giao nhà đất tại đây cho Nhà nước thống nhất quản lý. Hiện nay khu đất trên được cho CTDP thuê để sử dụng làm cơ sở kinh doanh dịch vụ theo Hợp đồng thuê nhà đất số 79/XN2/HĐTN26/XD ngày 19/5/2009 (đã được đăng ký tại Sở Xây dựng Hà Nội ngày 18/6/2009). Nên việc nói khu đất trên thuộc quản lý của Dòng Thánh Phao lô Hà Nội là vô căn cứ không có cơ sở.

- Thứ ba: Thủ đoạn cho rằng nhà nước mượn đất của một số cơ sở tôn giáo trước đây rồi lấy luôn và khu đất này được sử dụng vào các mục đích chuộc lợi cho số ít người là một thủ đoạn chẳng hề mới. Ở Hà Nội các sự kiện tại Nhà Chung, Thái Hà hay ở nhiều địa phương khác đã chứng minh cho điều này. Đó hoàn toàn là những sự bịa đặt, xuyên tạc của những chủ chăn nhằm mê hoặc con chiên bằng những tư tưởng phản động, chống phá, bôi xấu chế độ nhưng thực chất là để hoàn toàn không có căn cứ chính xác.

Các tôn giáo nói chung, Thiên chúa giáo nói riêng điều hướng con người đến niềm tin tôn giáo, dẫn dắt con người đến với những điều tốt đẹp từ sự đối xử với các cá nhân khác trong cộng đồng hay với chính đất nước nơi họ cư ngụ. Giáo lý lời Chúa là hết mực tốt đẹp và nhân văn khi luôn muốn hướng con người ta tới sự vị tha và đồng cảm, muốn con người chung sống hòa bình và chia sẻ giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn, thử thách chứ không phải muốn một bộ phận ai đó tách ra khỏi khối chung để rồi đi ngược lại vận mệnh và lợi ích của toàn xã hội, vì lợi ích cá nhân mà chà đạp lên sự đoàn kết toàn dân tộc, lấy người khác ra làm con rối cho những việc làm đáng xấu hổ của mình.

Liệu thử hỏi đám người kia đang làm theo điều Chúa dạy hay là lợi dụng niềm tin tôn giáo để có những mục đích riêng?!

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2018

HỘI THÁNH TỰ XƯNG: ĐỦ CHIÊU TRÒ DỤ DỖ, LÔI KÉO


"Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ" đã và đang lan rộng ở nhiều tỉnh, thành. Những hoạt động trái phép của hội thánh tự xưng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh, trật tự xã hội; nhiều gia đình đã phải sống trong cảnh ly tán: vợ bỏ chồng, con bỏ bố mẹ, sinh viên bỏ học…

Những tín đồ của "Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ" xuất hiện tại nhiều địa phương, núp bóng dưới nhiều vỏ bọc, hình thức khác nhau để dụ dỗ, lôi kéo những người nhẹ dạ cả tin, trong đó có cả các giáo viên, sinh viên…

Theo tài liệu của Phòng An ninh xã hội - Công an TP Hải Phòng, "Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ" đang lan nhanh ở nhiều tỉnh, thành có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Tổ chức này có khoảng 1,75 triệu tín đồ thuộc 1.200 hội thánh (trong đó ở Hàn Quốc có 400 hội thánh), có mặt ở hơn 150 quốc gia. Khi du nhập vào Việt Nam, giáo lý của tổ chức này có một số nội dung mang tính chất tà giáo, không đúng với Kinh thánh; có biểu hiện lệch lạc về văn hóa, thuần phong mỹ tục và trục lợi của người tham gia.

Nhìn bố mẹ ra ma quỷ

Thông qua mạng xã hội hoặc gặp trực tiếp, những đối tượng cầm đầu hoặc các thành viên của "Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ" dùng các luận điệu như "ngày tận thế", "chia sẻ tình yêu thương" để lôi kéo người tham gia.

HỘI THÁNH TỰ XƯNG: ĐỦ CHIÊU TRÒ DỤ DỖ, LÔI KÉO
Một số người tham gia "Hội Thánh Đức Chúa Trời mẹ" tại căn hộ 501, chung cư Golden 3 (TP Vinh, tỉnh Nghệ An), bị công an tạm giữ 
Nguyễn Văn Huân (ngụ TP Thanh Hóa, sinh viên Trường ĐH Hồng Đức) - người vừa thoát ra khỏi cái gọi là "Hội thánh Đức Chúa Trời" - kể lại: sau Tết nguyên đán năm 2017, Huân cùng một người bạn học cùng lớp đang ngồi chơi thì có một thanh niên tới bắt chuyện, xưng tên Nguyễn Văn Tĩnh, cho xem nhiều đoạn clip, các tài liệu liên quan đến "Hội thánh Đức Chúa Trời". Tiếp theo đó, Huân được Tĩnh đưa tới một ngôi nhà trên phố Bà Triệu (TP Thanh Hóa). Huân kể tiếp: "Lúc vào ngôi nhà này có rất nhiều người đang tụ tập, cả trẻ em. Sau đó, một người đàn ông gọi là "chấp sự" tới phát cho mỗi người một chiếc áo choàng, bảo mặc vào. Những ai muốn làm lễ phải đi vào nhà vệ sinh, mắt nhắm lại, hai tay đan vào nhau. Đến lượt hành lễ, em cũng làm tương tự và bất ngờ được dội một thứ nước gì đó từ đầu đến chân rồi người đàn ông lầm bầm đọc thần chú cho em gia nhập hội".

Huân còn cho biết sau các thủ tục trên, những người trong hội sẽ ghi tên tuổi, địa chỉ của người tham gia vào một cuốn sổ lớn, nói đây là ngày được khai sinh và sau đó được ăn một mẩu bánh màu trắng không mùi vị, uống một thứ nước màu đỏ như rượu vang mà họ gọi là "huyết" của chúa. Khi gia nhập hội, các tín đồ không được thờ cúng người đã chết, không được ăn đồ cúng... "Sau khi nhập hội, đầu óc em lúc nào cũng chỉ nghĩ đến hội và luôn muốn đến ngày tận thế. Mỗi khi nhìn bố mẹ, bàn thờ tổ tiên hay đền, chùa, em cứ có cảm giác đó là ma quỷ nên cứ muốn đập phá" - Huân bộc bạch.

Trong số 12 người bị công an bắt quả tang tham gia các hoạt động của "Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ" tại căn hộ 501 chung cư Golden 3 (xã Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An) vào tối 29/4 có 3 sinh viên cũng bị dụ dỗ tham gia như Huân.

Lôi kéo như đa cấp

Sau khi dụ dỗ được các tín đồ tham gia, những người cầm đầu của "Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ" sẽ cử những tín đồ là sinh viên vào tận lớp học, ký túc xá để tuyên truyền về tổ chức, lôi kéo bạn bè tham gia. Đối với tín đồ khác, sẽ được cử về nhà lôi kéo các thành viên trong gia đình, họ hàng, hàng xóm; nếu bị ngăn cấm thì không nghe theo, giữ kín mọi thông tin liên quan tới tổ chức, thậm chí bỏ nhà ra đi.

Đáng chú ý, theo tài liệu điều tra của Công an TP Hải Phòng, các đối tượng cầm đầu trong "Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ" lợi dụng danh nghĩa mở các văn phòng đại diện, thành lập công ty, buôn bán hàng đa cấp…, lấy đây làm bình phong để tuyên truyền, phát triển tổ chức, gây nhiều phức tạp về trật tự, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoạt động tôn giáo. Đặc biệt, một số đối tượng cầm đầu tổ chức ở một số địa phương có dấu hiệu lợi dụng giáo lý, giáo luật, ép buộc tín đồ dâng hiến 1/10 thu nhập để trục lợi khi các khoản thu, chi không rõ ràng, minh bạch.

HỘI THÁNH TỰ XƯNG: ĐỦ CHIÊU TRÒ DỤ DỖ, LÔI KÉO
Công an thu giữ nhiều tài liệu, chứng cứ liên quan đến "Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ" tại số nhà 774 Quang Trung 3, TP Thanh Hóa
Điều hết sức nguy hiểm là giáo phái tự xưng này đang vươn "vòi bạch tuộc" ra nhiều tỉnh, thành như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà Nẵng, các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ… Tại Thanh Hóa, để dễ bề hoạt động, những người cầm đầu núp bóng nhân viên bán máy lọc nước, thiết bị điện, gia sư… để lùng sục vào các khu dân cư, những địa điểm đông người nhằm lôi kéo người nhập hội.

Tại tỉnh Hà Tĩnh, thời gian gần đây, một nhóm người do Thiều Văn Hoan (32 tuổi; quê xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) làm trưởng nhóm đã thuê trọ ở nhiều địa điểm khác nhau, với vỏ bọc là nhân viên tiếp thị, kinh doanh… để thực hiện hành vi truyền đạo trái phép, lôi kéo người dân tham gia.

Các đối tượng cóp nhặt, chắp vá một số nội dung trong Kinh thánh và sử dụng các tài liệu không rõ nguồn gốc như "nguyệt san Êlôhist", "Bài ca mới", "Giáo huấn của mẹ"… để tuyên truyền. Những người tham gia đều phải đóng tiền cho nhóm trưởng theo tỉ lệ 1/10 thu nhập. Không ít nạn nhân đã "dâng" tiền cho "Đức Chúa Trời Mẹ"… giữ hộ! 

Nhiều cảnh báo về "Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ"
Ban Tôn giáo Chính phủ kêu gọi người dân nâng cao nhận thức, cảnh giác đối với các hoạt động dụ dỗ, lôi kéo bằng vật chất và những lời tuyên truyền lừa đảo về "ngày tận thế". Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã yêu cầu các trường học phải tăng cường công tác quản lý đối với học sinh, sinh viên, chủ động tránh bị dụ dỗ, lôi kéo của "Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ". Hội Sinh viên Việt Nam khuyến cáo sinh viên không nên nghe, làm theo những thông tin không chính thống...

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2018

Cảnh giác với vòi bạch tuộc “Hội thánh Đức Chúa trời”


Sau khi bị các cơ quan chức năng ở một số tỉnh phía Bắc đẩy đuổi vì hoạt động trái phép, trái quy định của pháp luật, các đối tượng “Hội thánh Đức Chúa trời” hay còn gọi là “Đức Chúa trời mẹ” tìm mọi cách để xâm nhập truyền đạo trái phép ở các tỉnh Bắc miền Trung. 

Với nhiều thủ đoạn tinh vi, trong vai là nhân viên tiếp thị, bán hàng, kinh doanh các loại mỹ phẩm, máy lọc nước… các đối tượng thuê nhiều địa điểm lưu trú khác nhau để thực hiện hành vi tuyên truyền, lôi kéo người dân tham gia tổ chức “Đức Chúa trời mẹ”.

Nhiều người khi gia nhập “Đức Chúa trời mẹ” đã có những việc làm đi ngược lại thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam, bỏ việc thờ cúng ông bà, tổ tiên, chạy theo những điều viển vông, ảo tưởng, mơ hồ, không có thật, gia đình ly tán…

Trong vai là trưởng nhóm tiếp thị, Thiều Văn Hoan (32 tuổi), ở xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An đến Hà Tĩnh thuê nhà trọ ở với vỏ bọc để kinh doanh.

Cảnh giác với vòi bạch tuộc “Hội thánh Đức Chúa trời”
Công an Nghệ An phát hiện các đối tượng đang tuyên truyền trái pháp luật về Hội thánh “Đức Chúa trời mẹ” ở TP Vinh.
Hằng ngày, Hoan đi sớm về muộn, sinh hoạt bất thường nên chủ nhà trọ để ý và phát hiện Hoan (tiếp thị) chẳng có mặt hàng nào cả, ngoài mấy cuốn sách luôn mang theo người.

Một vài tháng sau, Hoan mới tháo “mặt nạ” của mình và thao thao truyền đạo về “Đức Chúa trời mẹ” cho cả nhà trọ và những người cùng thuê ở dãy trọ với Hoan. Bị chủ nhà trọ không cho ở, Hoan lại tiếp tục đi tìm thuê địa điểm khác để “truyền đạo” trái pháp luật.

Từ một mình, Hoan tìm gặp một vài người có hoàn cảnh hoạn nạn để thuyết phục, và sau đó những người đi theo Hoan lại tiếp tục đi tìm những người khác để đưa vào hội.

Như kiểu kinh doanh đa cấp trá hình, vòi bạch tuộc của các đối tượng dần dần vươn ra nhiều nơi, lôi kéo nhiều người đi theo. Để thực hiện hành vi tuyên truyền, lôi kéo được người dân tham gia, các đối tượng thường tìm đến những người đang gặp hoạn nạn trong cuộc sống, vợ chồng không hòa thuận, con cái, cha mẹ, anh em có khúc mắc về tình cảm…

Sau khi tiếp xúc, các đối tượng trong hội “Đức Chúa trời mẹ” thường động viên: “Sắp đến ngày tận thế, Đức Chúa trời thương xót cho loài người nên mới đi tìm con cái để cứu rỗi, ai may mắn sẽ được Đức Chúa trời cứu, ai không nghe theo sẽ bị hủy diệt, ai muốn được cứu thì đến để làm lễ vượt qua”.

Để thực hiện hành vi tuyên truyền, các đối tượng cóp nhặt, chắp vá một số nội dung trong Kinh thánh và sử dụng các tài liệu không rõ nguồn gốc như “nguyệt san Êlôhist”, “Bài ca mới”, “Giáo huấn của mẹ”…

Những người được tuyên truyền, chúng đều ghi lại tên, địa chỉ và số điện thoại liên lạc. Sau đó, các đối tượng thường xuyên liên lạc để mời gọi vào hội, thậm chí chúng dùng lời lẽ đe dọa buộc người khác phải theo.

Sau khi hoạt động ở một số tỉnh phía Bắc, hai đối tượng là Nguyễn Tiến Công (29 tuổi) ở Thái Thụy - Thái Bình và vợ là Nguyễn Lê Hà Phương (25 tuổi) ở đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Tp. Hà Nội cùng trú tại xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội đã lén lút đến Quảng Bình tìm cách tuyên truyền trái phép về Hội thánh “Đức Chúa trời mẹ”.

Thông qua một số người với vỏ bọc là nhân viên tiếp thị, nhân viên bán hàng, giới thiệu sản phẩm, các đối tượng đã đi đến các vùng quê để tuyên truyền, vận động, lôi kéo người dân tham gia.

Và thực tế, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, qua sự tác động, xúi dục, lôi kéo của các đối tượng, một số người đã đi theo, tụ tập đông người tại một số nhà dân để sinh hoạt, làm lễ…

Tối 05/4, Công an huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình tổ chức kiểm tra hành chính tại nhà riêng của Hà Văn Thí (62 tuổi), trú ở tiểu khu 5, thị trấn Quán Hàu phát hiện có nhiều đối tượng đang tham gia Hội thánh “Đức Chúa trời mẹ”.

Lực lượng Công an đã thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu có liên quan đến hoạt động sinh hoạt tôn giáo trái pháp luật, gồm: 4 USB, 1 thẻ nhớ, 4 khăn che phục vụ lễ truyền đạo, 6 quyển kinh thánh, 7 quyển sách không rõ nguồn gốc liên quan đến tôn giáo, 2 quyển sách “Đức Chúa trời mẹ”, 8 sách tranh và ảnh liên quan đến tôn giáo.

Mới đây, tại thành phố Vinh, Nghệ An vào tối 29/4, Công an cũng đã phát hiện 12 người đang tụ tập tại nhà ông Hoàng Xuân Quỳnh (38 tuổi) ở tầng 5, chung cư Golden City 3 tại xóm 18, xã Nghi Phú, TP Vinh để sinh hoạt trái phép Hội thánh “Đức Chúa trời mẹ”…

Lợi dụng địa bàn các tỉnh Bắc miền Trung trải dài, dân cư sinh sống ở nhiều vùng núi và ven biển, các đối tượng tuyên truyền trái phép Hội thánh “Đức Chúa trời mẹ” tìm mọi cách để phát triển tổ chức của mình nhằm thu lợi bất chính.

Được biết, những người sau khi bị lôi kéo, đi theo Hội thánh “Đức Chúa trời mẹ” đều phải đóng tiền hàng tháng cho các đối tượng trưởng nhóm, song không được hỏi đóng làm việc gì, chỉ biết đó là “phụng sự chúa trời mẹ”. Nhiều người gia đình đang hòa thuận yên ấm, khi đi theo hội thánh này đã trở nên lú lẫn, bỏ cả cha mẹ, chồng con, công việc đang làm.

Chị Nguyễn Thị Hoan ở Thạch Tân, Thạch Hà, Hà Tĩnh đang có gia đình êm ấm, từ khi bị các đối tượng Hội thánh “Đức Chúa trời mẹ” rủ rê, lôi kéo đã bỏ nhà và cả 3 đứa con thơ để đi theo chúng.

Anh Nguyễn Hữu Trình, ở Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh từ khi bị các đối tượng lôi kéo theo hội thánh đã bỏ hết công việc, bỏ gia đình, quay lưng lại với cả những người thân yêu nhất của mình.

“Hội thánh Đức Chúa trời” là một tổ chức chưa được Nhà nước Việt Nam công nhận, hoạt động có nhiều dấu hiệu mang tính chất mê tín dị đoan, trục lợi cá nhân.

Cơ quan chức năng các địa phương khuyến cáo người dân cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, tỉnh táo trước những luận điệu tuyên truyền, lôi kéo của các đối tượng xấu để đề cao cảnh giác, không để dẫn đến những hệ lụy đau lòng. Khi phát hiện các đối tượng tụ tập, hoạt động tuyên truyền Hội thánh “Đức Chúa trời mẹ” cần báo cho cơ quan chức năng địa phương.

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

Khám xét căn hộ có 12 người theo “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ”


Công an tỉnh Nghệ An tối nay (ngày 29/4) tiến hành khám xét căn hộ chung cư, phát hiện 12 người có những hoạt động đi theo “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ”.

Chiều tối ngày 29/4, Công an tỉnh Nghệ An đã tiến hành khám xét căn hộ 501, chung cư Golden City 3, tại xã Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện 12 người có những hoạt động đi theo “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ.


Sau đây là hình ảnh phóng viên ghi lại toàn cảnh vụ khám xét, tạm giữ những người đi theo “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” tại TP Vinh vào tối ngày 29/4/2018:




Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

Thanh Hóa: Trường ĐH Hồng Đức họp khẩn vì 12 sinh viên tham gia “Hội thánh Đức Chúa Trời”


Trước tình hình một số sinh viên tham gia “Hội thánh Đức Chúa Trời”, Ban giám hiệu Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức họp khẩn, phối hợp với cơ quan chức năng và các phòng, ban bàn giải pháp để kịp thời ngăn chặn tình trạng sinh viên tiếp tục bị lôi kéo, dụ dỗ tham gia.

Được biết hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bắt đầu xuất hiện một nhóm người từ địa phương khác đến tự xưng là “Hội thánh Đức Chúa Trời”. Đối tượng mà các nhóm người tập trung hướng đến là các sinh viên (SV), đoàn viên thanh niên.

Thanh Hóa: Trường ĐH Hồng Đức họp khẩn vì 12 sinh viên tham gia “Hội thánh Đức Chúa Trời”
Hàng trăm người dân hiếu kỳ tập trung xem cơ quan chức năng kiểm tra một điểm truyền bá “Hội thánh Đức Chúa Trời”.
Theo thống kê, hiện nay trường ĐH Hồng Đức có 12 SV tham gia “Hội thánh Đức Chúa Trời” (trong đó 2 SV đã ra trường, 2 SV đã thôi học).
Qua nắm bắt của Phòng Công tác HS-SV, Trường ĐH Hồng Đức, một số SV sau khi tham gia thấy việc tham gia Hội này vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội, trái với đạo lý nên đã quay lại tiếp tục học tập. Đồng thời, những SV này cho biết, đã cắt đứt hoàn toàn với các cá nhân dụ dỗ, lôi kéo tham gia.

Trước tình hình trên, Ban giám hiệu Trường ĐH Hồng Đức đã và đang có nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực để kịp thời ngăn chặn tình trạng SV tiếp tục bị lôi kéo, dụ dỗ tham gia.

Theo đó, sáng ngày 27/4, Ban giám hiệu Trường ĐH Hồng Đức đã tổ chức họp khẩn cấp, nhằm nắm bắt tình hình HS-SV với sự tham gia của Ban giám hiệu nhà trường, Phòng PA83 (Công an tỉnh Thanh Hóa), Ban chấp hành Đoàn trường, Công đoàn nhà trường, cán bộ giáo viên, đại diện SV đến từ các khoa…

Nhằm giúp các SV, đoàn viên, cán bộ giáo viên cảnh giác hơn trước những thủ đoạn tinh vi của các đối tượng tại cuộc họp, Phòng PA83 - Công an tỉnh Thanh Hóa đã thông qua về thực trạng, quy mô, địa bàn hoạt động và hậu quả để lại của “Hội thánh Đức Chúa Trời” trên địa bàn tỉnh, như: Đối tượng Hội thánh Đức Chúa Trời nhắm đến; thủ đoạn lôi kéo; cách thức lôi kéo; biểu hiện của những người theo Hội; hậu quả để lại sau khi đi theo Hội…

Để ngăn ngừa tình trạng SV nhà trường bị dụ dỗ, lôi kéo, Trường ĐH Hồng Đức cũng đã có thông báo gửi các Trưởng đơn vị, đoàn thể cấp trường.

Qua đó, Hiệu trưởng nhà trường yêu cầu các Trưởng đơn vị, đoàn thể bằng nhiều kênh khác nhau thông tin đến HSSV chủ động tránh tiếp xúc với người lạ để bị dụ dỗ, lôi kéo, đặc biệt là nhóm người tự xưng là thành viên của “Hội thánh Đức Chúa Trời”; theo dõi, nắm bắt diễn biến tình hình trong SV để kịp thời can thiệp và xử lý các tình huống phát sinh.

Yêu cầu Đoàn thanh niên, Hội SV thông qua các Liên chi đoàn, Chi đoàn, Liên chi hội, Chi hội SV và Tổng đội SV tình nguyện để giám sát, phát hiện những trường hợp bị dụ dỗ, lôi kéo, kịp thời ngăn chặn.

Đồng thời, Ban quản lý nội trú, Ban quản lý nhà ở SV, Ban bảo vệ tăng cường kiểm tra, tuần tra nắm bắt tình hình SV trong các khu nội trú và các khu vực trường; có giải pháp kiểm soát được khách ra vào trường và các khu nội trú.

Ngoài ra, Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS (Ban chỉ đạo 212), Phòng Công tác HSSV tham mưu cho Ban giám hiệu thành lập Tổ công tác, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài trường để nắm bắt tình hình HS-SV nội, ngoại trú.

Hiệu trưởng nhà trường cũng yêu cầu cán bộ viên chức, lao động, HS-SV nếu gặp nhóm người này thì báo ngay cho nhà trường qua lãnh đạo Phòng công tác HS-SV.

Ở một diễn biến khác, sáng ngày 27/4, cơ quan chức năng đã kiểm tra “tụ điểm” “Hội thánh Đức Chúa Trời” tại phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa. Tại đây, cơ quan chức năng phát hiện nhiều tài liệu của hội này.

Sự việc thu hút hàng trăm người dân hiếu kỳ đã quây kín ngôi nhà số 774, đường Quang Trung 3, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa để xem cơ quan chức năng khám nhà và lập biên bản đối với những người hoạt động trong “Hội thánh Đức Chúa Trời” tại đây.

Được biết, địa điểm hoạt động của “Hội thánh Đức Chúa Trời” ngay gần Trường ĐH Hồng Đức và Trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.

Cơ quan chức năng cũng đã triệu tập 5 đối tượng, thu giữ nhiều tang vật bất hợp pháp của “Hội thánh Đức Chúa Trời”, đồng thời thu giữ, niêm phong nhiều tài liệu tuyên truyền bất hợp pháp của hội này, như: bàn ghế, bục giảng đạo, quần áo, vải trùm đầu, băng rôn, khẩu hiệu… dùng để hành lễ tuyên truyền đạo “Hội thánh Đức Chúa Trời”, các loại nước mầu, bột trắng (dùng làm “nước thánh” cho những người tham gia uống)…

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

CẢNH SÁT KHÁM XÉT CƠ SỞ CỦA HỘI THÁNH ĐỨC CHÚA TRỜI


Công an Thanh Hóa khám xét căn nhà được cho là tụ điểm của một nhóm người hoạt động và tuyên truyền về Hội Thánh Đức Chúa Trời. Hay tin, hàng trăm người vây kín, theo dõi.

CẢNH SÁT KHÁM XÉT CƠ SỞ CỦA HỘI THÁNH ĐỨC CHÚA TRỜI
Vị trí căn nhà tụ điểm của Hội Thánh Đức Chúa Trời đối diện Đại học Văn hóa, Thể thao - Du lịch.
Khoảng 10h ngày 27/4, Công an TP Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) có mặt tại căn nhà ba tầng ở số 774, đường Quang Trung 3, phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa). Vị trí này đối diện Đại học Văn hóa, Thể thao - Du lịch và Đại học Hồng Đức.

Việc cảnh sát có mặt tại đây được cho là khám xét tụ điểm của một nhóm người tham gia Hội Thánh Đức Chúa Trời.

CẢNH SÁT KHÁM XÉT CƠ SỞ CỦA HỘI THÁNH ĐỨC CHÚA TRỜI
Căn nhà được xác định là tụ điểm của nhóm người theo Hội Thánh Đức Chúa Trời.
Hay tin, hàng trăm người dân và sinh viên hiếu kỳ tập trung theo dõi và quay phim, chụp ảnh. Việc này khiến trục đường chính của TP Thanh Hóa tắc nghẽn. CSGT TP Thanh Hóa được huy động để điều tiết giao thông.

Người dân sống cạnh căn nhà nói trên cho hay một nhóm người thuê căn nhà số 774 để bán máy lọc nước. Tuy nhiên, việc kinh doanh diễn ra khá ít.

CẢNH SÁT KHÁM XÉT CƠ SỞ CỦA HỘI THÁNH ĐỨC CHÚA TRỜI
Hàng trăm người hiếu kỳ vây kín căn nhà.
“Một nhóm người mới thuê căn nhà này. Họ nói tiếng ngoại tỉnh, có cả nam lẫn nữ, độ tuổi hơn 20 đến 40. Những ngày cuối tuần, họ tập trung về đây rất đông” - một người dân cho biết.

Trao đổi với chúng tôi, Đại tá Nguyễn Chí Phương, Trưởng Công an TP Thanh Hóa, xác nhận cơ quan này đang có mặt để khám xét căn nhà số 774, đường Quang Trung 3.

CẢNH SÁT KHÁM XÉT CƠ SỞ CỦA HỘI THÁNH ĐỨC CHÚA TRỜI
Nhiều người dùng điện thoại để quay phim, chụp ảnh cảnh Công an khám xét căn nhà.
“Một nhóm người mới thuê căn nhà này để bán hàng đa cấp và tuyên truyền về Hội Thánh Đức Chúa Trời. Chúng tôi đang thu giữ loại 'nước thánh' và những đồ vật, tài liệu phục vụ cho việc truyền đạo. Trong căn nhà đang có 6 người liên quan. Nhóm người này từ nơi khác đến”, Đại tá Phương thông tin.

Hơn 14h cùng ngày, cảnh sát vẫn tiếp tục khám xét căn nhà và làm việc với những người có liên quan đến việc tuyên truyền Hội Thánh Đức Chúa Trời.

Hội Thánh Đức Chúa Trời là gì?


Hội Thánh Đức Chúa Trời hiện đang hoạt động ở Việt Nam như thế nào không phải ai cũng biết.

Ở Việt Nam, tổ chức Hội Thánh Đức Chúa Trời dụ dỗ, lôi kéo người khác, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự và làm những điều trái với thuần phong mỹ tục. Thế nhưng, tại sao tổ chức này lại có thể lôi kéo nhiều đối tượng tham gia và khiến họ mê muội, mất hết lý trí như vậy?

Hội Thánh Đức Chúa Trời là gì?
Một buổi sinh hoạt của “Hội Thánh Đức Chúa Trời”

Khi chết được lên Thiên Đàng?

Những âm thanh ma mị trong một buổi cầu nguyện của một nhóm tự xưng là thuộc Hội Thánh Đức Chúa Trời từng hoạt động lén lút, bất hợp pháp tại huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng mê hoặc nhiều người.

Nhiều người bỏ bê công việc, cửa nhà; nhiều học sinh, sinh viên bỏ học để tham gia những buổi cầu nguyện thế này, thậm chí cung phụng tiền bạc cho những kẻ cầm đầu, với niềm tin được Chúa trời che chở, cứu rỗi, khi chết sẽ sớm được lên thiên đàng.

Theo bà Nguyễn Thị Đông (ở Bắc Ninh), một người đã bị những người ít tuổi hơn cả con mình thuyết phục đi theo Hội Thánh Đức Chúa Trời theo cách mà ít ai ngờ tới.

Bà Đông cho biết, trong một buổi hội thảo đa cấp, bà bị một thanh niên dụ dỗ tuyên truyền giáo lý “Thánh Đức Chúa Trời Mẹ”. Chỉ cần nghe và đi chia sẻ giáo lý của hội là có thể trở thành thành viên của Hội Thánh Đức Chúa Trời. Đó là vì sao thành viên của hội này, ngoài những người lớn tuổi, còn có người già, phụ nữ có gia đình, học sinh, sinh viên và cả trẻ em.

Theo quan niệm của tà đạo này, con người không phải do cha mẹ sinh ra mà hòn đất nặn ra con người. Con người chết về với cát bụi hết. Cát bụi về với cát bụi. Ai mà chết sớm thì được lên thiêng đàng bằng con tàu Seon, chỉ chở được 30 người/chuyến.

Trong khi hầu hết các tôn giáo khác sinh hoạt tại Việt Nam đều có nơi thờ tự đến sinh hoạt thì những căn nhà đơn sơ như nhà trọ đều có thể trở thành nơi sinh hoạt của các tín đồ của Hội Thánh Đức Chúa Trời.

Dù được bà Đông nhiều lần lôi kéo, mời tham gia nhưng ông Nguyễn Xuân Viết vẫn một mực từ chối và bất lực nhìn người thân giũ bỏ truyền thống, bỏ hết bàn thờ bố mẹ, tổ tiên.

Bất kỳ tôn giáo nào khi sinh ra cũng nhằm mục đích hướng thiện, đặc biệt truyền bá vào một quốc gia cũng có những thay đổi phù hợp với tín ngưỡng của người dân vùng đó. Tuy nhiên giáo lý của Hội tự xưng là Hội Thánh Đức Chúa Trời đang đi ngược với truyền thống văn hóa, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.

Và đó chính là nguyên nhân khiến phần đông dư luận xã hội phản ứng và không đồng tình.

Đập phá bát hương bàn thờ tổ tiên

Từ cuối năm 2017 đến nay, cơ quan chức năng ở Hải Phòng liên tục nhận được đơn thư, nguồn tin phản ánh và cầu cứu của người dân về hoạt động phi pháp của một số kẻ cầm đầu tự xưng là tổ chức “Hội Thánh Đức Chúa Trời” hay còn gọi là “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ”.

Những kẻ cầm đầu đang lôi kéo, dụ dỗ những người nhẹ dạ cả tin, nhất là nữ sinh viên và phụ nữ trẻ có chồng, khiến bao gia đình rơi vào cảnh vợ chồng, cha con, mẹ con ly tán, học hành dang dở, tinh thần, thể xác suy sụp, tiền mất tật mang, cuộc sống bị đảo lộn.

Những ai đã lỡ bị bỏ ‘bùa mê thuốc lú’ của những kẻ cầm đầu đều đang trong tình trạng mê muội, mất lý trí, về nhà đập bỏ bát hương, bàn thờ, không ăn đồ thờ cúng, bỏ cha mẹ, bỏ học hành; người thì bỏ chồng con.

Anh Đoàn T.T. (SN 1986, ở xã Ngũ Lão, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) kể lại những ngày tháng tìm kiếm, nhưng không lôi kéo được người vợ trẻ thoát khỏi ‘thiên la địa võng’ của những kẻ cầm đầu nhóm tà đạo tự xưng với cái mác “Hội Thánh Đức Chúa Trời”, khiến gia đình anh tan nát.

Sau khi sinh con được 3 tháng, vợ anh T. là chị Bùi Th.A. (SN 1992), có những biểu hiện bất thường như hay ngồi trong góc tối lẩm bẩm, rồi đi về bất định mà không hiểu vợ đang có chuyện gì.

Anh T. quyết định theo chân vợ đi tìm câu trả lời và phát hiện vợ đang theo một nhóm người tuyên truyền, lôi kéo nhiều người, đa số là phụ nữ, thậm chí có cả người già và đàn ông để truyền bá về “đạo lạ”.

Họ còn tuyên truyền ai thờ cúng tổ tiên, ông bà, người đã chết là thờ cúng ma quỷ. Vì vậy phải đập bỏ bát hương, bàn thờ. Do đó, sau khi đã tham gia, vợ anh T. cũng đã đập hết bát hương của gia đình mình.

Anh T. cho biết, khi chúng lôi kéo được những tín đồ, hàng ngày họ sống với nhau theo kiểu bầy đàn. Cùng ăn uống, sinh hoạt, cùng ngủ chung nhà và ăn ở rất bẩn thỉu, có khi cả tuần họ mới tắm gội một lần.

Anh T. cho biết, lâu nay cứ thấy chị em đến các cửa hàng làm đẹp, spa hoặc ở một số địa điểm quán xá, nếu gặp các tín đồ này là lập tức chúng tìm cách tiếp cận tuyên truyền, dụ dỗ để lôi kéo theo họ, đến gặp nhóm truyền đạo.

Một trường hợp khác là trường hợp của gia đình bà Lê Thị B, ở xã Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên. Bà B cho biết, không chỉ tuyên truyền, vận động lôi kéo chồng và con trai, nhóm truyền đạo của Phạm Đức Hiệp còn tích cực tuyên truyền để bà đi theo.

Người của nhóm này đã gặp gỡ, tiếp cận và nói cho bà B những điều tốt đẹp do Đức Chúa Trời mang lại và còn đe dọa nếu nghe, tin, theo sinh hoạt, bà và các thành viên trong gia đình sẽ được phù hộ, có sức mạnh siêu nhiên còn không sẽ gặp nhiều rủi ro.

Những điều họ nói, bà B nghe không hiểu, đã mấy chục tuổi đầu, bà biết làm gì có chuyện chỉ tin, nghe, làm theo những điều nhảm nhí sẽ có cuộc sống nhàn hạ.

Nhưng với chồng và con trai bà B, từ ngày tham gia sinh hoạt “Hội Thánh Đức Chúa Trời” lại trở lên u mê, về nhà vứt hết bát hương thờ cúng tổ tiên, không ăn đồ thờ cúng, tin vào “ngày tận thế”.

Nguy hại hơn nữa, cậu con trai còn đòi bán cả vườn đất để “phụng Chúa”, sau này có nhà trên thiên đường, sống sung sướng…

Nhiều gia đình tan cửa nát nhà

Mỗi người có thân nhân gia nhập tà đạo ‘Hội Thánh Đức Chúa Trời’ sẽ mang cho mình những nỗi khổ tâm khác nhau, nhưng người đàn ông mang tên L.M.H ngụ ở quận Thủ Đức (TP.HCM) thì đang phải chịu đựng đau đớn.

Cả vợ và 3 đứa con gái của ông đều là thành viên của ‘Hội Thánh Đức Chúa Trời’. Đau đớn hơn, chính đứa con gái mà ông yêu thương, tin tưởng nhất là người đẩy cả gia đình rơi vào hoàn cảnh bi đát.

Ông H. kể, ngày đó gia đình ông rất nghèo, ngoài việc làm giờ hành chính, cuối tuần ông còn đi làm thêm, bốc vác để có đủ tiền lo cho các con ăn học. Những gì tốt đẹp nhất ông đều dành hết cho những đứa con của mình.

Bù lại sự vất vả của người cha, là việc các con của ông đều học hành giỏi giang, ngoan ngoãn và nghe lời. Đặc biệt là cô con gái thứ 2, cô là niềm tự hào của ông.

Nhưng vào một ngày cách đây 2 năm, ông mới bất ngờ phát hiện chỉ còn một mình ông trong đám giỗ của gia đình. Đây cũng là thời điểm ông biết bản thân trở nên cô độc trong chính ngôi nhà của mình.

“Ngày xưa gia đình tôi hạnh phúc lắm, nhất là ngày giỗ chạp mọi người quây quần nói chuyện, vui vẻ chia sẻ với nhau. Các con tôi đều là những đứa trẻ hiểu đạo lý, yêu kính ông bà.

Nhưng hôm đó tôi mới thấy, chỉ có một mình tôi trong đám giỗ, tự nấu, tự ăn, không ai trong số các con tôi thắp hương cho ông bà, tổ tiên. Tôi hỏi thì cả vợ với các con đều nói đó là đồ của ma quỷ, không ai ăn cả.

Rồi đứa con gái thứ 2 là đứa tôi thương yêu, tin tưởng nhất lại quay sang giảng đạo cho tôi và dụ dỗ tôi gia nhập hội đó.

Tôi khuyên nhủ, tâm sự, chia sẻ nhưng nó không còn nghe lời nữa. Cả vợ con tôi đều tuyên bố thà chết chứ không từ bỏ hội thánh đó”, ông H. kể.

Ông dùng đủ mọi cách, cầu cứu anh em trong nhà để khuyên bảo, nhưng vợ và con ông càng ngày càng lấn sâu vào con đường tiêu cực. Suốt ngày con gái ông nói về ngày tận thế, Chúa Trời, hay những người anh em trong hội, nhưng tuyệt nhiên không còn nhắc đến người cha đã hết lòng yêu thương mình hơn 20 năm qua.

Ông H cho biết các con ông còn luôn có ý định mãnh liệt là bán đi ngôi nhà của chúng tôi để lấy tiền góp vào hội này. Đó tài sản cả đời ông tích góp để cho chúng.

Một trường hợp khác, anh T.M.K (ngụ TP.HCM) cho biết, gia đình anh sống trong cảnh địa ngục suốt nhiều năm nay khi người vợ đầu ấp tay gối đã vất vả sinh cho anh 2 đứa con đi theo “Hội Thánh Đức Chúa Trời”.

Vợ anh là một người phụ nữ rất hiền lành, chăm chỉ, có thiện tâm, thương yêu chồng con. Nhưng cách đây 5 năm, anh bắt đầu thấy tâm tính vợ mình có nhiều xáo trộn.

Vào tối thứ 3 và ngày thứ 7 hằng tuần, vợ anh lại âm thầm ra khỏi nhà, công việc buôn bán từ đó cũng bỏ bê. Rồi từ đó, vợ anh bắt đầu công khai các hoạt động tuyên truyền, lôi kéo các thành viên trong gia đình tham gia vào một tổ chức mang tên ‘Hội Thánh Đức Chúa Trời’.

Gặp ai, vợ anh K. đều dùng hết lời dụ dỗ, giới thiệu các tài liệu và trang web liên quan đến hội này.

Mặc kệ chồng và các em hết lời khuyên can, vợ anh K. nhất định không nghe. Ngay cả việc trước đây chị rất chăm chút là tảo mộ cho cha mẹ ruột đã mất, giờ cũng không còn tham gia cùng gia đình vì cho rằng đó là hành động cổ súy ma quỷ.

Trong những ngày tháng phải gồng mình lên vừa để chèo chống gia đình, vừa canh chừng vợ để khỏi dẫn các con gia nhập tà đạo, đã có khi anh K. quẫn trí đến nỗi nghĩ đến việc gây tổn hại cho con.

Rất nhiều lần anh thử viết đơn ly hôn để ép chị chọn giữa gia đình và ‘Hội Thánh Đức Chúa Trời’, nhưng cái kết luôn là việc vợ anh sẵn sàng từ bỏ gia đình, con cái. Anh tìm hiểu, xoay nhiều cách để khiến vợ mình thức tỉnh. Tuy nhiên, tất cả cố gắng của anh đến hiện tại đều là con số 0.

Nhiều học sinh, sinh viên bị lôi kéo, bỏ học theo tà đạo

Ngoài những người cả tin, phụ nữ có gia đình, những kẻ cầm đầu Hội Thánh Đức Chúa Trời còn lôi kéo dụ dỗ sinh viên. Nhiều bạn đã bỏ học, lang thang đến công viên để truyền đạo Hội Thánh Đức Chúa Trời.

Chị Nguyễn Thị H.Ng. (SN 1996, thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) cho biết: khoảng giữa năm 2017, khi đang học tại trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh, trong một lần đi chơi cùng nhóm bạn ở công viên Nguyễn Văn Cừ (TP Bắc Ninh), tình cờ chị Ng. được một nhóm thanh niên tiếp cận, làm quen. Nhóm người này hầu hết là sinh viên, trong đó có cả người khoảng 30 tuổi.

Ban đầu, chị Ng. và những người bạn nghĩ họ cùng trang lứa, giao lưu để thêm bạn bớt thù nên không chút đề phòng và vui vẻ kết thân.

Tuy nhiên, sau đó, nhóm bạn mới bắt đầu chia sẻ, tuyên truyền về tổ chức mang danh “Hội Thánh Đức Chúa Trời”. Họ tuyên truyền rằng mọi người do Chúa Trời sinh ra, sống hay chết đều do Chúa Trời quyết định, nếu ai theo hội này thì sẽ được Chúa Trời che chở, gặp nhiều may mắn…

Sau đó, họ mời nhóm chị Ng. đến một ngôi nhà nơi họ thường tụ tập ăn uống. Những đồ ăn đều do họ làm và đặc biệt họ mời chị Ng. và nhóm bạn uống một loại nước màu đỏ và nói nếu uống nước này sẽ được Chúa Trời che chở và gặp may mắn. Tuy nhiên, chị Ng. thấy lạ nên không uống và tìm cách từ chối khéo không dám ăn đồ ăn do họ làm.

"Trong khi đó, một số bạn đã không ngần ngại ăn uống cùng họ. Kể từ đó, không hiểu sao các bạn ấy đã nhanh chóng nhập cuộc với nhóm người này, trở thành những tín đồ ngoan đạo và làm theo những gì họ sai khiến”, chị Ng. thông tin.

Cũng từ khi theo nhóm người này, những bạn của chị Ng. bỏ bê việc học hành, mặt mày bơ phờ, mắt lờ đờ như kẻ mất trí. Hàng ngày, họ hay ngồi một mình lẩm nhẩm, buổi tối thường ra công viên lượn lờ, miệng lẩm bẩm điều gì đó.

Theo chị Ng., trước khi chưa theo cái đạo Hội Thánh Đức Chúa Trời, các bạn nữ có người yêu nhưng khi theo họ rồi thì bỏ luôn người yêu không cần nữa.

Theo chị Ng., một trong số những tài liệu của “Hội Thánh Đức Chúa Trời” dùng để tuyên truyền về ngày tận thế, khiến tín đồ sợ hãi, muốn gia nhập hội để khi chết được lên thiên đàng.

“Họ sống rất bẩn, không mấy khi thấy họ tắm rửa. Có một bạn ở cùng phòng đi theo nhóm người kia, bẩn đến nỗi không bao giờ thấy bạn ý tắm rửa, gội đầu, khiến 4 người cùng phòng phải dọn sang phòng khác ở, để bạn nữ sinh kia ở một mình”, chị Ng. cho biết.

Một trường hợp khác, chị Lê Thị T. (SN 1975, giáo viên tiểu học ở xã Ngũ Lão, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) đang rơi vào cảnh hoang mang, lo lắng về người con gái đang học năm cuối đại học bỗng dưng "giở chứng” vì đi theo nhóm tà đạo “Hội Thánh Đức Chúa Trời”.

Chị T. kể, con gái chị T. là Nguyễn Thu M. (SN 1997), đang học năm cuối khoa Tiểu học - Trường Đại học Hải Phòng, học lực khá và rất ngoan ngoãn.

Tuy nhiên, cách đây khoảng 6 tháng, M. có những biểu hiện khác thường, hay kêu với mẹ “con mệt mỏi, áp lực lắm mẹ ạ”. Tuy nhiên, khi chị T. hỏi lý do thì M. không nói.

Cũng từ đó, chị T. phát hiện con gái có biểu hiện hay nói dối bố mẹ. Những ngày gia đình có cúng giỗ, M. không ăn đồ ăn đã cúng, rồi đòi đập bỏ bát hương thờ cúng của gia đình… Chị T. cũng đã nhiều lần gặng hỏi lý do thì M. chỉ nói: “Con đang tham gia một chương trình “học kỹ năng sống"…”.

Bỏ ngoài tai những lời khuyên bảo, M. thường hay phản ứng lại bố mẹ, hàng ngày hay lẩm nhẩm kinh kệ và luôn cho rằng chỉ có “Đấng siêu nhiên” sẽ cho M. cuộc sống đầy đủ, cho tình yêu, hạnh phúc và những điều tốt đẹp.

Trước những biểu hiện bất thường của con, chị T. đã tìm hiểu qua bạn bè của M. rồi sang trường M. học hỏi thầy cô.

Tại đây, chị M. hoảng hốt khi biết con gái chị đã xin bảo lưu kết quả học tập, nghỉ học 1 năm nay và đang tham gia sinh hoạt trong nhóm “Hội Thánh Đức Chúa Trời” cùng với khoảng 5-6 bạn học cùng trường.

Đỉnh điểm là kể từ sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, M. bỏ nhà đi luôn không về, khiến vợ chồng chị T. hoang mang, lo sợ, lúc nào cũng như ngồi trên đống lửa. Cả gia đình chị mất ăn mất ngủ vì không biết M. đang ở đâu và chưa biết làm thế nào để đưa con gái trở về, thoát khỏi nhóm tà đạo kia.

“Tôi dùng đủ mọi cách từ nhẹ nhàng đến cứng rắn rồi nhưng vẫn không có kết quả gì. Nó dùng đến 3 số điện thoại nhưng tôi không thể liên lạc được mỗi khi nó thấy tôi gọi”, chị T. than thở.

Điều đáng nói, sau khi theo “Hội Thánh Đức Chúa Trời”, những sinh viên này bỏ học, lang thang truyền đạo, còn bác bỏ những kiến thức được học trên nhà trường. Điều nguy hiểm hơn đó là họ đang dùng tuổi trẻ của mình để đi gieo rắc những điều viển vông cho nhiều người khác.

Bán hết tài sản “cống” cho “Hội Thánh Đức Chúa Trời”

Một người mẹ của cô sinh viên năm 3 khoa Sư phạm, Đại học Hải Phòng đau đớn kể lại, cô con gái của bà nói rằng sắp đến ngày tận thế, sống ngày nào biết ngày đấy, không hề lo lắng gì cho tương lai.

Người phụ nữ này cho biết, con gái bà đang xoay xở kiếm một khoản tiền lớn để đóng góp cho hội. Qua tìm hiểu, bà được biết, có đa số những người theo hội đều bán hết tài sản để cống hiến cho hội. Có những người lúc đầu đi ô tô, xe máy đều bán hết, giờ đi xe đạp.

Về thủ đoạn và hoạt động của các đối tượng truyền bá “Hội thánh của Đức chúa Trời”, cơ quan chức năng huyện Thuỷ Nguyên và An Dương cho biết: Để vận động người theo học đạo, Trưởng nhóm chiêu tập khoảng 10 đối tượng. Họ đến các khu dân cư, trường Đại học, Cao đẳng, ký túc xá sinh viên để khảo sát, tiếp cận những người có hoàn cảnh éo le hoặc những sinh viên tò mò, mê tín… lôi kéo đến nghe giảng đạo.

Chỉ tiêu mỗi đối tượng phải vận động được từ 30 đến 50 người/tháng và sẽ được “Trưởng nhóm” thưởng theo kiểu “kinh doanh đa cấp”. Những người tham gia được truyền bá nhiều nội dung mang tính chất tà giáo, không đúng với Kinh Thánh. Mỗi người phải nộp số tiền thấp nhất là 50.000 đồng/buổi (có ngày nộp 3 lần).

Theo phản ánh của một số nạn nhân thì họ phải nộp tiền bằng 10% thu nhập/tháng của họ cho “Trưởng nhóm”.