KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn tù nhân chính trị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tù nhân chính trị. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2019

LẬT TẨY MƯU ĐỒ CHỐNG PHÁ BẰNG CHIÊU TRÒ TUYỆT THỰC

Trên nhiều trang Facebook, website của các tổ chức phản động cũng như các trang báo nước ngoài như Việt Tân, Chân trời mới media, RFA tiếng Việt… liên tục đưa ra các bài viết về việc “tù nhân chính trị” tại Trại giam số 6, Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đồng loạt “tuyệt thực”. Đi liền với đó, các đối tượng lan truyền các thông tin sai lệch, vu khống bản chất chế độ.

LẬT TẨY MƯU ĐỒ CHỐNG PHÁ BẰNG CHIÊU TRÒ TUYỆT THỰC

Chống đối là điều dễ nhận thấy ở các đối tượng bị kết án về hành vi phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia. Bất chấp việc bị áp dụng hình phạt tù, nhiều người vẫn câu kết với các đối tượng bên ngoài để thực hiện hành vi chống phá Đảng, Nhà nước ta. Thậm chí, nhiều kẻ còn sử dụng việc bị kết án phạt tù như một “thành tích tiêu biểu” nhằm đánh bóng tên tuổi.
Khi vào tù, các đối tượng phạm tội và đồng bọn tự “tẩy trắng” cho bản thân bằng việc nhận mình là “tù chính trị”, “tù nhân lương tâm”. Dù bản thân có những hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật hình sự của Việt Nam, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng các đối tượng này vẫn “mồm năm, miệng mười” đưa ra các thông tin sai lệch, cố tình xuyên tạc bản chất vấn đề, cho rằng mình là nạn nhân của chế độ, nạn nhân của sự bất công.
Trong quá trình chấp hành hình phạt, người bị kết án vẫn không ngừng khiêu khích và thực hiện các chiêu trò chống phá. Trong đó, “tuyệt thực” là một chiêu trò cũ rích nhưng vẫn được những nhà “tù nhân chính trị”, “tù nhân lương tâm” tự phong liên tục áp dụng.

Tuyệt thực - Chiêu trò cũ rích

Gần đây, trên nhiều trang truyền thông của các tổ chức, cá nhân phản động, chống đối đồng loạt đăng tải các bài viết có nội dung về việc một số đối tượng đang chấp hành án tại Trại giam số 6, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An tuyệt thực tập thể. Và như một lẽ hiển nhiên, ẩn sau các bài viết này là những thông tin mang tính bịa đặt, vu khống về tình hình dân chủ, nhân quyền ở nước ta.
Với những tiêu đề đầy thu hút như “Nhà tù không phải là nơi huỷ diệt nhân tính”, “Nhiều tù nhân lương tâm Trại giam số 6 tuyệt thực phản đối áp bức”, “Tuyệt thực trong tù để làm gì”..., các bài viết có nội dung bịa đặt liên quan đến việc một số người tự cho mình là “tù nhân chính trị” tiến hành tuyệt thực đã tiếp cận được với không ít người.
Đây là điều vô cùng nguy hiểm bởi nếu người đọc thiếu nhận thức, thông tin thì sẽ rất dễ bị đánh lừa bởi các thông tin bịa đặt nói trên. Thẳng thắn nhìn nhận, việc tuyệt thực không phải là chiêu trò gì mới. Nó đã được rất nhiều đối tượng “tù nhân lương tâm” tự phong áp dụng trong quá trình chấp hành án phạt tù.
Thực tế, nhiều người bị kết án do có hành vi phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia trong quá trình chấp hành án phạt tù giở chiêu tuyệt thực. Trong đó, những cái tên có thể kể đến như Nguyễn Văn Đài, Trần Thị Nga, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh…
Việc tuyệt thực của các đối tượng không phải diễn ra một cách ngẫu nhiên, mà nó được tính toán một cách hết sức cẩn thận. Nghiên cứu về việc này, chúng ta không khó để nhận ra một điều hài hước là các lần tuyệt thực đều diễn ra theo một quy trình chung. Ban đầu, thông qua việc thăm gặp người nhà, các đối tượng đang chấp hành án sẽ rêu rao thông tin bản thân mình đang tiến hành tuyệt thực trong trại giam. Sau đó, người nhà của các đối tượng này trở thành cầu nối lan truyền thông tin đến những báo, đài, cũng như những cá nhân, tổ chức phản động, chống đối.
Trên cơ sở nguồn tin từ người thân của các “tù nhân lương tâm”, các hãng báo chí thù địch hoặc thiếu thiện cảm với Việt Nam và các đối tượng chống đối tiến hành viết bài xuyên tạc, thổi phồng sự việc, vu khống bản chất chế độ ta.

Sâu xa của tuyệt thực là gì?

Trong bài viết “Tuyệt thực trong tù để làm gì?” của đối tượng Diễm Quỳnh được Việt Tân và một số website khác đăng tải, rất nhiều lý do được đưa ra như tuyệt thực để bảo vệ quyền lợi cá nhân, chống lại sự bất công, đấu tranh vì nhân quyền… Thông qua việc “múa bút”, những kẻ có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia được tô vẽ như những anh hùng: “Tuyệt thực không có nghĩa là người tranh đấu muốn kết cục là cái chết, nhưng họ sẵn sàng chấp nhận cái chết, như một cột mốc để chính quyền xét lại tư cách cầm quyền của mình, trước sự giám sát và phẫn nộ của nhân dân”.
Sự thật hành vi tuyệt thực của những đối tượng xâm hại an ninh quốc gia này chỉ là một chiêu trò chống đối. Đằng sau những lần tuyệt thực là những động cơ hết sức sâu xa về mặt chính trị.
Trước hết, các đối tượng tuyệt thực nhằm đánh bóng tên tuổi và để bản thân không bị lãng quên. Không khó để chúng ta nhận thấy những nhà “dân chủ” đang mọc lên như nấm sau mưa. “Dân chủ” đã trở thành một nghề kiếm cơm của không ít đối tượng. Và hiển nhiên, trong nghề “dân chủ” này, việc cạnh tranh là điều khó có thể tránh được.
Chính vì vậy, khi bị kết án và chấp hành hình phạt tù, nếu không tuyệt thực, không có các hành động chống phá thì tên tuổi của những nhà “dân chủ” cũng sẽ nhanh chóng bị lãng quên. Do không thể từ bỏ những lợi ích nên dù bị kết án phạt tù, các đối tượng vẫn tìm mọi cách để tiến hành các hành động chống đối nhằm thu hút sự chú ý từ các các nhân, tổ chức cũng như các thế lực phản động ở bên ngoài.
Thông qua việc tuyệt thực, các đối tượng đang chấp hành án ở trong nhà tù câu kết với các đối tượng phản động, chống đối ở bên ngoài bôi nhọ chế độ, xuyên tạc bản chất Nhà nước. Muôn vàn thông tin sai lệch liên quan đến việc tuyệt thực được các đối tượng thêu vẽ. Trong đó, lập luận được các đối tượng liên tục sử dụng là Nhà nước ta sử dụng nhà tù để đàn áp, trả thù người chống đối, bất đồng chính kiến, xâm phạm đến nhân quyền của người chấp hành án.
Đây là thông tin bịa đặt một cách trắng trợn, thể hiện sự thâm hiểm của các đối tượng phản động. Bởi lẽ, với lập luận trên, các đối tượng phủ nhận sạch trơn việc bản thân có hành vi vi phạm pháp luật. Mặt khác, các đối tượng vu khống nhà nước ngăn cản các quyền lợi chính đáng của người dân. Suy cho cùng, đích đến của các đối tượng này cũng chỉ để thực hiện mưu đồ xâm hại an ninh quốc gia của Việt Nam.
Mặt khác, qua hành vi tuyệt thực, các đối tượng thổi phồng sự việc, từ đó kêu gào sự giúp đỡ từ các tổ chức bên ngoài nhằm gây sức ép với Việt Nam. Thông qua bàn tay của các tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam, các đối tượng chờ đợi những tác động nhằm giúp bản thân được sớm ra tù.
Ngoài ra, chúng ta cũng thấy rõ, việc tuyệt thực chính là một cách để các đối tượng phản động, chống đối tạo cớ cho các tổ chức bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước ta. Trước hết, đó là các cá nhân, tổ chức phản động, cơ hội chính trị người Việt ở trong và ngoài nước. Các nhóm trên có sự câu kết chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện mục tiêu chung là chống phá Nhà nước, xoá bỏ chế độ, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở nước ta.
Thực tế, các đối tượng lu loa “tuyệt thực”, song tại trại giam cho thấy, các phạm nhân này vẫn ăn uống bình thường theo tiêu chuẩn quy định, thậm chí họ còn tiếp nhận thực phẩm tiếp tế từ gia đình khá đầy đủ.
Với chiêu trò tuyệt thực, các đối tượng bị kết án đã tạo ra cái cớ để những thế lực bên ngoài thò tay vào công việc nội bộ của nước ta, tạo lý do để các bản phúc trình về dân chủ, nhân quyền có nội dung sai lệch được công bố.
Hành động tuyệt thực của các đối tượng thể hiện sự chống đối quyết liệt, ngoan cố và thiếu tôn trọng pháp luật. Nguy hiểm hơn, hành động này lại được không ít kẻ cổ suý, tung hô và sử dụng vào việc xâm hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. Bên cạnh việc xử lý những kẻ có hành vi sai phạm, Đảng, Nhà nước đẩy mạnh việc tuyên truyền các thông tin chính thống, chủ động đấu tranh với các thông tin sai lệch về vấn đề tuyệt thực để người dân hiểu rõ sự thật, cảnh giác với các âm mưu, hành vi chống phá.
Trần Anh Tú

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018

Không thể dung thứ những kẻ muốn “lật đổ chính quyền nhân dân”


Không một quốc gia nào có thể dung thứ những thành phần cố tình phá hoại sự ổn định, phát triển của nước mình.


Kể từ đầu tháng 8 đến nay, Tòa án nhân dân các địa phương đã đưa ra xét xử 3 vụ án liên quan đến xâm phạm an ninh quốc gia, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, kích động, tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng. Mức án cao nhất là 20 năm tù, thấp nhất là cho hưởng án treo. Hành vi của các bị cáo trong các vụ án trên được xác định là “đặc biệt nghiêm trọng”“nguy hiểm cho xã hội”, trực tiếp xâm phạm đến sự tồn tại và vững mạnh của chính quyền nhân dân và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Dư luận cho rằng, việc truy tố các bị cáo trên là hoàn toàn đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và không thể dung thứ những kẻ muốn “lật đổ chính quyền nhân dân”.

Không thể dung thứ những kẻ muốn “lật đổ chính quyền nhân dân”
12 thành viên tổ chức phản động “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” bị tuyên phạt tổng cộng 112 năm tù trong phiên tòa ngày 22/8 vừa qua tại thành phố Hồ Chí Minh. 
Gần 20 bị cáo đã bị đưa ra xét xử tại thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An và Ninh Thuận, trong đó 13 người được xác định là thành viên của những tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài như “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” và Việt Tân. Thủ đoạn của chúng là triệt để sử dụng không gian mạng để tuyên truyền, xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm gây tâm lý hoang mang, hoài nghi trong quần chúng nhân dân, rải truyền đơn, kêu gọi biểu tình, kêu gọi ủng hộ chế độ Việt Nam cộng hòa, ủng hộ Việt Tân, xúc phạm lãnh tụ, phỉ báng Đảng, Nhà nước và kêu gọi lật đổ chính quyền nhân dân; tẩy chay cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp…

Không chỉ kêu gọi trên không gian mạng, chiêu mộ người tham gia tổ chức, chúng còn trực tiếp nhúng tay vào các vụ khủng bố gây dư luận xấu trong xã hội. Điển hình như vụ dùng bom xăng tấn công trụ sở Công an phường 12, quận Tân Bình, TP. HCM ngày 20/6 vừa qua. Các cơ quan chức năng xác định, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, huy động nhiều lực lượng để nhanh chóng phá án. “Tác giả” của vụ khủng bố này được xác định là tổ chức phản động lưu vong “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”. Tổ chức này được thành lập năm 1990 tại Hoa Kỳ, do Đào Minh Quân cầm đầu với nhiệm vụ tuyên truyền, kích động biểu tình, phá hoại nhân dịp các ngày lễ, Tết của đất nước nhằm lật đổ Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Trước đó, cũng chính tổ chức này đã đốt kho xe vi phạm giao thông số 1 của Công an thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) và đặt bom xăng ở sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình, TP. HCM), lên kế hoạch phá rào, đột nhập các cơ quan phát thanh địa phương dịp 30/4 và 1/5 năm 2017 để chèn sóng phát thanh những nội dung tuyên truyền phản động…

Vi phạm pháp luật Việt Nam thì phải bị xử lý. Không một quốc gia nào có thể dung thứ những thành phần cố tình phá hoại sự ổn định, phát triển của nước mình, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tiến tới lật đổ chính quyền. Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh sau vụ khủng bố ở phường 12, quận Tân Bình đã khẳng định, các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ đấu tranh ngoại giao với các nước về việc dung dưỡng, chứa chấp các đối tượng khủng bố để chúng gây án ở Việt Nam mà hành vi này cả thế giới cùng lên án.

Không thể gọi những thành phần như vậy là những nhà “hoạt động dân chủ” hay “bất đồng chính kiến”, lại càng không thể gọi những kẻ bị pháp luật xử lý là “tù nhân chính trị”“tù nhân lương tâm” hay “tù nhân tôn giáo”. Bất kể họ là ai, thuộc thành phần nào trong xã hội, đều bình đẳng trước pháp luật. Việc đưa ra xét xử một người công giáo tại Nghệ An vừa qua là hoàn toàn dựa trên những hoạt động chống phá của đối tượng này - người được xem là “đại diện” của tổ chức khủng bố Việt Tân tại khu vực miền Trung. Ông ta đã bị tuyên 20 năm tù - mức án cao nhất từ trước đến nay cho tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”

Lợi dụng triệt để các vấn đề bức xúc về kinh tế - xã hội để tạo ra những điểm nóng hay kêu gọi “tổng biểu tình toàn quốc” trong các dịp lễ, Tết là chiêu trò đã được sử dụng từ nhiều năm nay. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, các cơ quan chức năng đã vô hiệu hóa rất nhiều âm mưu bạo loạn, lật đổ trong những dịp như vậy để giữ gìn sự bình yên của đất nước. Ngay như dịp Quốc khánh 02/9 năm nay, bằng nhiều hình thức khác nhau, các đối tượng phản động đã và đang kêu gọi “tổng biểu tình” với ý đồ tạo ra một sự kiện có màu sắc chính trị gắn với cái gọi là “cách mạng tháng Tám lần thứ hai”. Chúng gọi đây là “cách mạng mùa hè ở Việt Nam”, bắt đầu từ sự kiện ngày 10/6/2018. 

Rõ ràng “sự kiện ngày 10/6” vừa qua là một bài học đắt giá. Từ việc bày tỏ thái độ không đồng tình với một vài dự luật, nhiều cá nhân đã bị lợi dụng để tham gia vào các hoạt động gây rối. Cơ quan chức năng xác định có bàn tay đạo diễn của các phần tử phản động ở nước ngoài. Chúng hân hoan khi tạo ra được những “điểm nóng” gây chú ý trong dư luận. Trong khi những kẻ cầm đầu vẫn ở trong bóng tối thì hàng trăm người dân quá khích đã phải nhận những bản án nghiêm khắc vì vi phạm pháp luật. Nhiều người trong số đó chưa từng có tiền án tiền sự, thực sự ăn năn vì hành động bột phát của mình. 

Ngay trong tháng 8 này, tiếp tục 4 đối tượng gây rối bị khởi tố và 6 đối tượng khác bị đưa ra xét xử. Cuộc sống bình yên của hàng trăm gia đình bỗng chốc bị đảo lộn, rơi vào hoàn cảnh khó khăn khi người thân vướng vào vòng lao lý. Bình Thuận - Ninh Thuận, nơi gắn với những địa danh du lịch nổi tiếng bỗng chốc ghi “dấu ấn” không đẹp vì những cuộc xuống đường bạo loạn. Vụ việc này cũng mang đến cho các cơ quan chức năng ở đây nhiều bài học xương máu trong xử lý “điểm nóng”. Chắc chắn, họ sẽ chủ động hơn, cảnh giác hơn để không tái diễn những hành động tương tự.

Tháng Tám của 73 năm về trước, cả dân tộc đã bừng dậy trong niềm tự hào vô bờ bến vì đất nước thoát khỏi ách nô lệ, lầm than. Nhân dân có được độc lập - tự do để xây dựng Tổ quốc, xây dựng quê hương và xây dựng từng mái ấm gia đình. Mỗi dịp thu sang, mỗi dịp Tết độc lập, khắp dải đất hình chữ S lại được nhuộm đỏ sắc cờ - sắc đỏ của hy sinh, sắc đỏ của tự hào. Càng trân quý những thành quả khi chính quyền về tay nhân dân, chúng ta càng phải bày tỏ thái độ dứt khoát, không khoan nhượng, dung thứ những kẻ muốn phá hoại sự bình yên, muốn “lật đổ chính quyền nhân dân”./.