KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn NĂM NÀO CŨNG THẾ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NĂM NÀO CŨNG THẾ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2020

NĂM NÀO CŨNG THẾ, NĂM NÀO CŨNG VẬY, LIỆU CÓ AI HAY?!

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý sử dụng nguồn ngân sách dự phòng cho thiên tai, lũ lụt để hỗ trợ mỗi gia đình có nhà bị sập 40 triệu đồng, tốc mái là 10 triệu đồng.


Chiều 1/11, tại UBND tỉnh Quảng Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng nhiều lãnh đạo bộ, ban, ngành đã làm việc với các tỉnh Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi và TP Đà Nẵng về công tác khắc phục hậu quả bão số 9 và tìm kiếm cứu nạn.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng yêu cầu cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị phải chăm lo cho dân, không được để người dân lâm cảnh màn trời, chiếu đất, đói cơm lạt muối, bệnh tật sau lũ.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, cho biết bão số 9 là cơn bão mạnh mang tính lịch sử trong 20 năm qua, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản (khoảng 10.000 tỷ).
Hiện, các lực lượng vẫn khẩn trương tìm kiếm những người mất tích, tập trung công tác cứu hộ tại các điểm sạt lở, chia cắt, không để người dân bị thiếu lương thực thực phẩm. Ngoài ra, các địa phương cũng đang tập trung công tác phục hồi, ưu tiên khắc phục các cơ sở thiết yếu, nhất là điện, nước và trường học, nhà dân. Tuy nhiên, khối lượng công việc rất lớn nên cần có kế hoạch cụ thể và huy động nhiều nguồn lực để triển khai.
Chỉ đạo tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại đây là giai đoạn bão lũ lịch sử vì chỉ trong thời gian ngắn đã có 5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới vào nước ta.
Thủ tướng chia sẻ khó khăn và tin tưởng người dân miền Trung anh hùng sẽ vượt lên để phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
“Với địa hình, địa chất, từ nhiều đời nay, miền Trung cần học cách sống chung với bão lũ. Chúng ta phải sẵn sàng thích ứng phù hợp để giảm thiểu thiệt hại, tìm mọi biện pháp thích ứng với thiên nhiên”, Thủ tướng nói.
Về các biện pháp thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh việc bảo đảm thông suốt giao thông, quốc lộ thì Bộ Giao thông Vận tải phải lo, các tỉnh lo tỉnh lộ.
Thủ tướng đề nghị những gì Chính phủ hỗ trợ, các địa phương phải đưa đến người dân kịp thời, liên tục.
"Các địa phương cũng tiếp nhận các nguồn viện trợ công khai, minh bạch, thuận lợi, có tiền đến đâu hỗ trợ cho người dân nhanh đến đó", Thủ tướng chỉ đạo.
Người đứng đầu Chính phủ đồng ý đề xuất bổ sung gạo hỗ trợ cho các tỉnh và phải đưa đến dân, đúng đối tượng; hỗ trợ thêm kinh phí cho các địa phương khắc phục hậu quả bão lũ, trong đó có khoản hỗ trợ nhà sập, hư hỏng nặng cho người dân. Tuy nhiên, Thủ tướng đề nghị cần thống kê chính sách, bảo đảm công bằng cho bà con.
Ông cũng đồng ý sử dụng nguồn ngân sách dự phòng cho thiên tai, lũ lụt để hỗ trợ mỗi gia đình bị sập nhà 40 triệu đồng, tốc mái là 10 triệu đồng.