KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn chính trị xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chính trị xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2022

TRÊN NGỰC NGƯỜI VẪN KHÔNG MỘT TẤM HUÂN CHƯƠNG

Quốc hội khoá II, kỳ họp thứ 6, đúng vào dịp chuẩn bị kỉ niệm lần thứ 73 ngày sinh của Bác kính yêu. Trong kỳ họp này, các đại biểu đã nhất trí đề nghị Quốc hội trao tặng Bác Hồ huân chương cao quý nhất của Nhà nước ta.

Biết tin ấy, Bác Hồ rất cảm động. Bác nói: “Tôi vừa nhận được một tin tức làm tôi rất cảm động và sung sướng. Đó là tin Quốc hội có ý định tặng cho tôi Huân chương Sao vàng, huân chương cao quý nhất của nước ta. Tôi xin tỏ lòng biết ơn Quốc hội. Nhưng tôi xin Quốc hội cho phép tôi chưa nhận huân chương ấy. Vì sao? Vì huân chương là để thưởng người có công huân, nhưng tôi tự xét chưa có công huân xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội”.
Bác nhắc đến đồng bào miền Nam đang sống khổ cực dưới chế độ dã man của đế quốc Mỹ và tay sai, đang anh dũng kiên quyết đấu tranh xứng đáng với danh hiệu “Thành đồng Tổ quốc” và xứng đáng được tặng huân chương cao quý nhất, vì những lẽ đó, Bác đề nghị với Quốc hội: “Chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hoà bình thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà, Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi huân chương cao quý. Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng vui mừng”.
Năm 1967, Đảng, Chính phủ và nhân dân Liên Xô quyết định tặng Bác Huân chương Lênin - huân chương cao quý của Nhà nước Xôviết - nhưng Bác cũng từ chối, hẹn đến ngày đất nước Việt Nam thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà.
...Nhưng đến ngày vui đại thắng ấy đã không có Bác. Và cho đến lúc đi xa, trên ngực Người vẫn không một tấm huân chương...

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2022

MỘT BÀI HỌC LỊCH SỬ VỀ SỰ THỰC, MỘT BÀI HỌC CẦN ĐƯỢC GHI NHỚ!

Người phụ nữ bé nhỏ ấy là To Thi Nau (có thể là Tô Thị Nâu), một liên lạc viên quân Giải phóng, đã hỗ trợ đưa một tiểu đội quân Giải phóng thoát đi an toàn nhưng cô ấy không di tản thành công và bị bắt lại. Còn những người đi bên cạnh là các binh lính thuộc lực lượng SAS - lực lượng đặc nhiệm khét tiếng thế giới, thuộc quân đội Úc. Nếu ai từng chơi các các game bắn súng, chắc là biết đến SAS rồi.
Người phụ nữ ấy phải chịu đựng những gì?

Hai người lính đặc nhiệm SAS bắt cô ấy, trói cô ấy ra giật cánh khuỷu, ép cô ấy ngửa mặt lên trời và phủ một chiếc khăn ướt lên mặt cô ấy. Và khi cô ấy hít vào, chiếc khăn ướt đó bịt đường thở của cô ấy, khi thở ra, chiếc khăn mắc nghẹn khiến cô ấy thở rất khó nhọc. Đau đớn hơn, mỗi khi cô ấy tìm cách thở ra, họ lại xối nước cô ấy từ trên cao, khiến cô ấy mắc nghẹn và ho sằng sặc.
Đám lính ấy cứ làm như vậy trong nửa giờ đồng hồ. Một tiểu đội lính Úc thay phiên nhau làm như vậy và chúng cười phá lên giữa rừng núi. Cô ấy im lặng và chỉ cố tìm cách để thở.
Rồi, đám lính này nói với thông dịch viên rằng: “Hãy khai ra nếu móng tay của mày sẽ bị rút hết, tụi tao sẽ bịt lại các lỗ trên người mày - bao gồm mũi, tai và vùng kín. Và tụi tao sẵn sàng làm những thứ hơn cả những gì mày có tưởng tượng ra”.
Và những chi tiết trên bị Chính phủ Úc và quân đội Úc che giấu suốt bao nhiêu năm. Bao nhiêu cuộc điều tra, bao nhiêu phiên điều trần đều phủ nhận tội ác với cô gái To Thi Nau ấy. Thủ tướng Úc John Gorton cho rằng cô gái To Thi Nau đã diễn cảnh “tra tấn”, quần áo ướt cũng là diễn (?), nghị trường nước cười nhạo cô gái này và phủ nhận mọi cáo buộc.
Cho đến một ngày ở tháng 4/2010, Peter Barham - cựu lính SAS, thông dịch viên và người có mặt trực tiếp vào hôm cô gái To Thi Nau bị tra tấn ấy, quyết định đưa toàn bộ diễn biến buổi tra tấn hôm đó ra với truyền thông.
Peter Barham: “Tôi đã bị gương mặt cô ấy ám ảnh trong 44 năm. Đã đến lúc sự thực trở về với sự thực”. Trước đó, Chính phủ Úc, Bộ Quốc phòng Úc đã gây sức ép bắt buộc Peter Barham phải im lặng, đổi lại Peter Barham được trở về úc, phục vụ trong quân đội, có một vị trí tốt. Nhưng sau đó, do quá ám ảnh, ông đã từ chức và trở thành một người nghiện rượu trong những thập kỷ tiếp theo…
Chuẩn tướng Oliver Jackson, người chịu trách nhiệm tại Núi Đất (Bà Rịa - Vũng Tàu) của quân đội Úc đã ra lệnh điều tra vụ tra tấn này xem có thực hay không. Nhưng quyết định nhanh chóng bị lãng quên vì VNCH khi ấy không phê duyệt Công ước Genève về đối xử nhân đạo với tù binh nên VNCH có quyền “hạ sát bất cứ ai nếu thấy cần thiết”... Điều tra cũng không giải quyết được gì cả và cũng không cần thiết. Vì mọi tội ác đều sẽ được coi như chưa từng tồn tại…
“Chiến tranh bóp chết những người đàn ông trẻ tuổi. Và ăn mòn linh hồn của những người còn sống như tôi" - Peter Barham
Peter Barham đã tìm kiếm thông tin về cô gái này trong suốt 4 tháng sau đó khi anh này vẫn còn ở Núi Đất và trong 44 năm sau, ông ấy vẫn khao khát tìm kiếm thông tin về To Thi Nau - nhưng chưa bao giờ được hồi đáp.
Lịch sử là những thứ tồn tại và không tồn tại. Có biết bao nhiêu điều mà sách giáo khoa, báo chí, truyền thông… không bao giờ ghi lại, nói đến hoặc bàn tán. Lịch sử ở trong những người còn sống và nhiều khi, có những sự thực lịch sử đã tan biến theo những con người ấy…
Rồi sẽ đến một ngày, những câu chuyện lịch sử ấy dần nhạt phai, dần nhẹ đi...
Xin mượn tâm sự của Peter Barham để kết thúc: "Tôi đã rất vui vì đã đưa ra sự thực. Tôi dường như đã không sống trong 44 năm qua” - Peter Barham.
Còn chúng ta, những thế hệ sau mấy chục năm chiến tranh ấy, nghĩ gì về những gì mà thế hệ trước đã trải qua?