Thứ Ba, 23 tháng 11, 2021

MẠNG XÃ HỘI VÀ CUỘC CHIẾN TRUYỀN THÔNG!

Chỉ trong 2 ngày 22 và 23/11, báo Thanh niên online– một trong những tờ báo điện tử lớn nhất VN đã đăng liên tiếp 5 bài chỉ nói về một vấn đề: kiện bà Phương Hằng. Cùng với báo Thanh niên, nhiều tờ báo khác cũng lên tiếng về vấn đề này. Ở góc độ cá nhân, 2 nhà báo kỳ cựu “có tiếng” là Nguyễn Đức Hiển và Hàn Ni đã liên tục sử dụng trang cá nhân để tuyên chiến với bà Nguyễn Phương Hằng.


Một điều chưa từng có trong lịch sử. Một bên streamer triệu view và một bên là các nhà báo kỳ cựu. Nếu trước đây, chẳng có ai, kể cả quan chức, dám công khai tuyên chiến với nhà báo – quyền lực thứ 4 trong xã hội hiện nay. Báo chí giữ vai trò chi phối lĩnh vực truyền thông, khiến không ít doanh nhân, thậm chí là quan chức phải kiêng nể nhiều phần, có những nhà báo đã dùng sức mạnh của mình đến mức: “Bắt phong trần, phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao”. Nhà báo, không đơn thuần là cây bút mà còn là đầu mối quan hệ, giải quyết công việc nhạy cảm; lại là vũ khí, để nhóm lợi ích này đánh nhóm lợi ích kia. Và truyền thông bẩn được cơ hội phát triển như nấm mọc sau mưa.
Nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông xã hội và sự suy giảm uy tín của phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là báo điện tử, nhiều người đã không tin vào tính khách quan, công bằng của báo chí, nhất là báo điện tử. Nhiều nhà báo kiêm KOLs trên mạng như Trương Châu Hữu Danh, Trương Duy Nhất, Bạch Hoàn,… bị bắt giữ và lộ ra hàng loạt những khuất tất, niềm tin đối với nhà báo đang ít dần lên, thay vì đó, người ta đặt niềm tin hơn vào những người như bà Phương Hằng. Người ta thích nghe một cô doanh nhân, dù chữ nghĩa không nhiều lên livestream, thay vì bỏ thời gian để đọc những bài viết được gọt dũa, biên tập kỹ càng.
Một cuộc chiến thực sự đang nổ ra - cuộc chiến giữa truyền thông xã hội và truyền thông đại chúng. Và phần thắng sẽ thuộc về ai mà dư luận tin rằng họ chiến đấu vì công lý và lẽ phải.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét