KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2022

LÁO, QUÁ LÁO

Nguyễn Quang Lập đã cố tình láo toét. Cụ thể trong câu chuyện với tựa đề “Tiên nhân anh Tiến Hợi làm khổ Bác” Lập kể về chuyện nghề của Nghệ sĩ Tiến Hợi, tuy nhiên, ta sẽ thấy có rất nhiều ý tứ bố láo mượn lối viết và dẫn dắt ẩn dụ trong văn học để chửi Lãnh tụ. Đầu tiên Lập cho rằng Tiến Hợi thủ vai Bác bằng câu từ “Kinh doanh vai Bác Hồ”. Đưa tình tiết Tiến Hợi chạy sô đóng vai Bác để kiếm tiền theo kiểu kiếm hời, công lao động thì ít, lồng ghép đưa ra những điển tích gắn liền với Bác để cố tình xem thường hình tượng, hạ bệ Lãnh tụ.

Sâu cay nhất và láo nhất là Lập kể về việc Tiến Hợi tập đóng vai Bác Hồ với những từ ngữ để xúc phạm tục tĩu Bác Hồ. Không phải cứ múa xoè là qua mắt được thiên hạ đâu. Đừng ỷ thế nhà văn và dùng văn cảnh, ẩn dụ, hư cấu để có thể tránh được, không thoát khỏi lưới trời đâu Lập nhé!
Kẻ phỉ báng lợi dụng văn chương không sớm thì muộn cũng sẽ bị nghiệp quật thôi. Hãy đợi đấy mà xem.

Thứ Tư, 9 tháng 2, 2022

VIỆT TÂN, RFA: ĐÃ DỐT MÀ CÒN BÀY ĐẶT ĐI XUYÊN TẠC!

Để thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, từ nhiều năm nay, các lễ hội, ngày kỷ niệm của Việt Nam luôn bị các thế lực thù địch công kích, xuyên tạc, từ đúng thành sai, từ tốt thành xấu. Liên quan đến Lễ Tịch điền Đọi Sơn tại xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam với sự tham dự, phát biểu và thực hiện nghi lễ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc diễn ra vào ngày 07/02/2022, mới đây Việt Tân, RFA đã liên tiếp đăng tải những hình ảnh của lễ hội nói trên để so sánh với hình ảnh Nguyễn Văn Thiệu ngồi trên máy cày trong ngày 26/3/1970 với lời dẫn “VĂN MINH ĐI LÙI” cùng với những luận điệu xuyên tạc cho rằng “có vẻ như cách thức thực hiện nghi lễ của ông Nguyễn Xuân Phúc đang phản ánh đúng sự lạc hậu cố hữu của nền nông nghiệp Việt Nam: “con trâu đi trước, cái cày theo sau”, “Thế giới đã bước vào giai đoạn phát triển 4.0, nhưng nền nông nghiệp Việt Nam vẫn cứ như lạc lõng ở thế kỷ 19”,…

Thực tế, Lễ Tịch điền có nguồn gốc từ thời vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn). Vào mùa Xuân năm Đinh Hợi (987), vua Lê Đại Hành đã cùng bá quan trực tiếp cày ruộng ở xã Đọi Sơn để khuyến khích nhân dân mở mang nông trang, ổn định cuộc sống. Từ đó, Lễ Tịch điền được coi như quốc lễ, mở đầu cho một mùa vụ mới, trở thành một sinh hoạt văn hóa quan trọng, một di sản văn hóa tinh thần mà các thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát huy. Tại Lễ Tịch điền năm nay, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong trang phục nhà nông xuống ruộng đi cầy cùng chú trâu đạt giải trong cuộc thi hóa trang trước đó. Hình ảnh trâu hoá hổ thực chất nhằm mục đích cầu chúc một năm mới Nhâm dần nhiều lộc lá cho ngành nông nghiệp.
Ngoài ra, cùng nhìn lại chuỗi số liệu tăng trưởng GDP, tỷ lệ tăng sản phẩm nông nghiệp và kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam những năm đầu đổi mới đến nay cho thấy, nông nghiệp đã trở thành “bệ đỡ” của nền kinh tế trước biến động khó lường của kinh tế toàn cầu. Trong hơn 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam luôn duy trì ở mức tăng trưởng trung bình khoảng 3,5%/năm, mức cao ở khu vực châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Nếu như năm 1986, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành Nông nghiệp chỉ đạt 486,2 triệu USD; năm 2000 đạt 4,2 tỷ USD, thì đến năm 2019, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đã đạt 41,3 tỷ USD; thặng dư thương mại đạt 9,5 – 10 tỷ USD,... Trong đó, có 10 mặt hàng nông sản kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên.
Trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, dịch bệnh, nông nghiệp Việt Nam cũng đạt được nhiều kết quả vượt bậc. Khi nhiều mặt hàng nông sản được xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính với chất lượng và giá cả cao hơn. Các giống lúa của Việt Nam đạt chất lượng hàng đầu thế giới, xuất khẩu lúa gạo cũng nằm top đầu của thế giới cả về số lượng và giá trị. Việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật và hiện đại hóa nghành nông nghiệp cũng được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Tầm nhìn đến 2050: Việt Nam chúng ta sẽ trở thành nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới.
Như vậy, nền nông nghiệp của nước ta vẫn luôn luôn phát triển theo chiều hướng tích cực. Chỉ có lũ bè lũ Việt Tân, RFA “khát nước” là vẫn không chịu phát triển với những luận điệu xuyên tạc lạc hậu, kém hiểu biết. Hình ảnh Chủ tịch nước xuống ruộng cày Tịch điền chính là đại diện cho một nét văn hóa của dân tộc ta từ bao đời nay; sự tiến hóa của văn minh chính là tiếp nhận những cái mới mẻ, tốt đẹp, có chọn lọc và giữ gìn truyền thống dân tộc, cho nên chẳng có nền văn minh nào đi lùi cả mà chỉ có sự xuyên tạc lạc hậu, rẻ rách của bè lũ Việt Tân, RFA mà thôi.

Thứ Ba, 8 tháng 2, 2022

CHIẾN TRANH KHÔNG ĐÙA VỚI AI CẢ..

(Bài viết rất xúc động của Lê Thị Hương - viết về Bố là thương binh 2/4 của mình)
Bố em, 18 tuổi vào lính. Năm đó là 1974, chiến tranh đã vào hồi cuối, bố là lớp tân binh nên còn huấn luyện chán chê để rồi tuyển lựa “đi B”... chưa đến đợt đi B thì chiến tranh kết thúc, 1977 bố giải ngũ trở về, cưới vợ.

Tháng 8/1978, chị lớn nhất em ra đời, sau đó chỉ một tháng, chú Tư có lệnh gọi nhập ngũ. Chú vừa nhát vừa hiền, lại vừa cưới vợ nên bố xin đi thay chú. Đất nước đang cần người đã có kinh nghiệm - đơn tình nguyện của bố được chấp thuận ngay.
Mẹ em, chị và ông bà tiễn bố lên đường. Vài tháng sau, bố đi Cam. Chuyến tàu đưa bố đi từ ga Hải Phòng. Đơn vị bố có hơn 40 người Hải Phòng, vào đến Quảng Trị còn 14 người - họ nhảy tàu vì đi B thì sẵn sàng nhưng đi Cam thì khác.
Thời gian đầu còn có chút tin bố về nhà, càng về sau càng biền biệt. Đôi năm sau có giấy báo tử gửi về (nhầm), bà nội khụy xuống trước thềm nhà. Suốt tháng trời bà mê man chỉ đòi chống gậy đi tìm con, bà bảo bố em không thể nào chết được. Mẹ ôm chị từ căn nhà riêng về ở với ông bà vì chị ốm quá, lên sởi mủ xanh mủ vàng đã có lần thiếp đi, chú mang ra góc giường đặt, mẹ khóc ngất, bỗng thấy cánh tay chị vời lên, mẹ lại ôm chị, chăm nuôi bú mớm.
Những năm tháng ấy, bố vẫn biền biệt bên kia, không hay biết gì về tình cảnh bi đát của con thơ, mẹ già.
Rồi bố bị thương trong một lần đi họp giao ban buổi tối: đạp trúng mìn, bàn chân dập nát, đồng đội đưa về trạm quân y dã chiến giữa cánh đồng hoang. Sợ tiếp tế đến không kịp, bác sĩ y tá cưa chân cho bố - cưa sống - đồng đội hát quốc ca bao nhiêu vẫn không át nổi tiếng gào thét.
Rồi 2 ngày sau bố mới được chuyển về Sài Gòn bằng trực thăng - lần này nằm viện, cưa thêm một lần nữa vì vết cưa cũ bị nhiễm trùng. Điều dưỡng thêm vài năm nữa, 1/3 chân phải của bố đã không còn, một mảnh đạn găm ở đùi và hai tai bị điếc nhẹ. Bố về nhà với giấy chứng thương 2/4, mất sức 65%. Nhưng còn về được đã là đại phúc cho cả nhà mình, bố kể hồi mới sang được 1 tháng, chính tay bố đã phải gói hài cốt của bạn mình để trực thăng mang về.
Ngày bố về, nét mặt dữ dằn hơn, những cơn đau mê sảng thình thoảng vẫn trở lại. Chị em nhất định không nhận bố, vì sợ cái nạng và cái chân gỗ bố tháo ra lắp vào mỗi sáng tối. Ngay cả đến đời con trai của chị, cháu ngoại của bố, mỗi lần nhìn cái chân ấy nó đều khóc thét. Bố mất cả tháng giời, chỉ để làm quen và ôm con gái mình vào lòng mà không làm nó sợ.
Đúng - em là gái - em chỉ nhìn những thứ xung quanh mình. Em nhìn thấy chiến tranh và hậu quả của nó trong suốt 18 năm sống bên bố, những lần sợ hãi đến run rẩy, khi bố em mắt “vằn tia máu lên nóng giận” vì những điều không lớn lao gì, khi bố em những đêm rên rỉ trong vô thức vì mảnh đạn trong người, khi bố em có những lần hơi quẹt xe đã ngã vì không thể dùng chân giả mà chống như người ta được... Nhưng Bố em chưa một lần than vãn gì về chiến tranh, kêu ca gì về sự đãi ngộ của nước nhà cho những người thương bệnh binh như bố. Bố vẫn bươn trải bán buôn ngược xuôi để nuôi con học hành.
Em nhớ mãi một lần lớp 11, em học dốt bị bố đánh, đánh xong bố nói rất nhiều, nhưng có một câu em không thể nào quên được, bố bảo: “Chị em chúng mày đang đi học bằng tiền xương máu của tao đấy con ạ”. Đúng, chúng em từ Cấp 1 cho đến hết đại học đều được miễn học phí vì bố là thương binh.
Bao nhiêu năm em sống trên đời, là bấy nhiêu năm em thấy mẹ chăm bẵm bố từ miếng cơm, phích nước, ấm trà, là thấy mẹ chịu đựng đủ sự nóng nảy của bố do thay đổi tâm tính từ lúc trở về.
Chiến tranh không đùa với ai cả, cũng không phải cứ hạ súng thì đã là kết thúc, thế nên, còn yên ổn được ngày nào, hãy cố mà gìn giữ.!

NGƯỜI ĐI TÌM HÌNH CỦA NƯỚC

Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác!
Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre.
Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ?
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương!
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở,
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương!
Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con!
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp!
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn.
Trǎm cơn mơ không chống nổi một đêm dày
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi
Lòng ta thành con rối
Cho cuộc đời giật dây!
Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê
Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ
Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ
Tìm đường đi cho dân tộc theo đi.

Hiểu sao hết Người đi tìm hình của Nước
Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người
Một góc quê hương, nửa đời quen thuộc,
Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi...
Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất
Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai
Thế đi đứng của toàn dân tộc
Một cách vin hoa cho hai mươi lǎm triệu con người.
Có nhớ chǎng, hỡi gió rét thành Ba Lê?
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa bǎng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?
Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi,
Những đất tự do, những trời nô lệ,
Những con đường cách mạng đang tìm đi.
Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa.
Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây?
Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?
Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao?
Nụ cười sẽ ra sao?...
Ơi, độc lập!
Xanh biếc mấy là trời xanh Tổ quốc
Khi tự do về chói ở trên đầu.
Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông
Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt
Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc
Sao vàng bay theo liềm búa công nông.
Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê Nin.
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin.
Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc:
"Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!"
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước.
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười,
Bác thấy:
Dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt
Ruộng theo trâu về lại với người cày
Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, biển bạc...
Không còn người bỏ xác bên đường ray.
Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát
Điện theo trǎng vào phòng ngủ công nhân
Những kẻ quê mùa đã thành trí thức
Tǎm tối cần lao nay hóa những anh hùng.
Nước Việt Nam nghìn nǎm Đinh, Lý, Trần, Lê
Thành nước Việt nhân dân trong mát suối
Mái rạ nghìn nǎm hồng thay sắc ngói
Những đời thường cũng có bóng hoa che.
Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc
Tuyết Matxcơva sáng ấy lạnh trǎm lần
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt
Lênin mất rồi! Nhưng Bác chẳng dừng chân.
Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt
Biên giới còn xa nhưng Bác thấy đã đến rồi
Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất
Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai.
(Chế Lan Viên - 1960)
Thật nhiều cảm xúc khi nhìn hình ảnh của Bác Hồ kính yêu...

Thứ Hai, 7 tháng 2, 2022

BÁC SĨ MŨ NỒI XANH VIỆT NAM KHÁM BỆNH CHO TÙ NHÂN Ở NAM SUDAN

Cán bộ, nhân viên Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 của Việt Nam tổ chức cấp phát thuốc, khám bệnh cho tù nhân tại Nhà tù Trung tâm Bentiu, Nam Sudan.
Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930) và chào đón xuân Nhâm Dần 2022, Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 Việt Nam phối hợp với đơn vị Cảnh sát Ghana FPU tổ chức chuyến thiện nguyện tại Nhà tù Trung tâm Bentiu (Nam Sudan).

Ngoài thăm hỏi, tặng thực phẩm và đồ dùng thiết yếu như sách vở, bút, gạo, sữa, bóng đá, bóng chuyền..., các y bác sĩ của Bệnh viện dã chiến 2.3 còn tổ chức khám chữa bệnh, tư vấn, tặng thuốc và dụng cụ y tế cho nhân viên nhà tù và các phạm nhân.
Trung tá Trịnh Mỹ Hòa, Giám đốc bệnh viện, chia sẻ y bác sĩ mũ nồi xanh của Việt Nam mong muốn đồng hành cùng các đơn vị trong Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ở Nam Sudan (UNMISS) chung tay cải thiện điều kiện sống cho tù nhân ở nhà tù Trung tâm Bentiu. "Chúng tôi không muốn ai bị bỏ lại phía sau, dù là tù nhân", trung tá Hòa nói.
Ban giám đốc Bệnh viện dã chiến 2.3 chọn nhà tù Trung tâm Bentiu là điểm mở đầu cho chương trình thiện nguyện năm 2022 để bày tỏ sự thân thiện, giàu lòng nhân ái, lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của con người, đất nước Việt Nam tới người dân địa phương.
Nhà tù Trung tâm Bentiu có quy mô lớn nhất bang Unity, quản lý hơn 120 tù nhân. Nơi đây không chỉ thiếu thốn về lương thực, thực phẩm mà còn thiếu cả thuốc men và chăm sóc y tế. Chính quyền Unity gặp khó khăn trong việc đảm bảo điều kiện sống cho tù nhân vì đất nước còn nghèo, trận lũ lụt lớn nhất trong 60 năm qua kéo dài từ tháng 5/2021 đến nay đã tàn phá nặng nề nhà cửa.
Thiếu tướng Yuanis Yarch, Giám đốc nhà tù Trung tâm Bentiu, cho rằng những thành phần đặc biệt nhạy cảm ở tầng đáy xã hội cũng có quyền nhận được sự chăm sóc y tế. Vì vậy, ông hy vọng các y bác sĩ của Việt Nam sẽ tiếp tục đến thăm các tù nhân, truyền đến thông điệp rằng họ cũng nhận được sự quan tâm từ chính phủ và các tổ chức quốc tế. "Đây là liều thuốc tinh thần rất tốt với tù nhân", thiếu tướng Yuanis Yarch nhấn mạnh.
Ngày 1/10/2018, Việt Nam lần đầu tiên cử Bệnh viện dã chiến thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Bentiu, Nam Sudan. Bệnh viện số 3 sang thay thế cho Bệnh viện số 2 vào tháng 4/2021.
Trong 10 tháng nhận nhiệm vụ tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc tại Bentiu, Nam Sudan, Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 đã tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện như tặng thuốc men và dụng cụ y tế cho bệnh viện bang Bentiu; khám sàng lọc và tham vấn, giáo dục cách phòng chống HIV/AIDS cho người dân; hỗ trợ phẫu thuật cấp cứu cho Bệnh viện Bác sĩ Không biên giới MSF...

HLV MAI ĐỨC CHUNG XIN THÔI DẪN DẮT TUYỂN NỮ VIỆT NAM TẠI WORLD CUP 2023

Sau khi giúp ĐT nữ Việt Nam giành vé tham dự kì World Cup đầu tiên trong lịch sử thì mới đây HLV Mai Đức Chung đã bất ngờ xin thôi dẫn dắt đội tuyển nữ Việt Nam dự World Cup 2023.
"Hết năm nay, tôi xin nghỉ thôi. Tôi đã lớn tuổi, cũng mệt mỏi rồi. Tôi sẽ cố gắng giới thiệu người khác nắm đội. Tôi cũng xem xét hết rồi, một vài người chưa được, nhưng có thể là HLV ngoại.

Tôi sẽ đảm nhận vai trò cố vấn thôi, không trực tiếp làm nữa nhưng vẫn có thể theo đội. Năm sau tôi cũng 73 tuổi rồi còn gì", HLV Mai Đức Chung chia sẻ
Theo lộ trình ông Mai Đức Chung vạch ra, SEA Games 31 trên sân nhà vào tháng Năm tới sẽ là giải đấu cuối của ông với tuyển nữ Việt Nam, trên cương vị HLV trưởng.
Ông Chung cho biết mong ước lớn nhất của ông là đưa đội tuyển nữ tới World Cup, và ông đã biến điều đó thành hiện thực sau chiến thắng 2-1 trước Đài Loan. "Tối về tôi có ngủ được đâu, sung sướng quá mà", ông hào hứng nói.

Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2022

KẺ GIẾT LINH MỤC GIUSE TRẦN NGỌC THANH LÀ MỘT TÍN HỮU CÔNG GIÁO

Đó là thông tin ban đầu được Công an cung cấp về vụ việc Linh mục Trần Ngọc Thanh bị giết chết hôm 29/01/2022 tại nhà thờ thuộc Giáo xứ Đắk Mốt, xã Saloong, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
Khi sự việc xảy ra, đã có nhiều đồn đoán về nguyên nhân dẫn đến sự việc, từ chuyện nợ nần, quan hệ trai gái bất chính cho đến các nguyên nhân sặc mùi kích động. Đặc biệt, xuất hiện một số trang của những người konggiao (như trong ảnh 1) đã có ý ám chỉ sự việc do chính quyền gây nên.

Trên thực tế, kẻ giết người là Nguyễn Văn Kiên, sinh 1989, trú tại thôn Giang Lố 2, xã Saloong, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum. Người này cũng đã bị Công an tỉnh KonTum bắt, khởi tố với tội danh Giết người. Đáng chú ý, đối tượng này lại một giáo dân công giáo và thường cùng vợ đi lễ, đọc kinh tại Nhà thờ thuộc xã Saloong.
Động cơ dẫn đến việc sát hại linh mục Trần Ngọc Thanh đang được điều tra làm rõ. Dù chưa có kết luận cuối cùng từ cơ quan chức năng, nhưng với những gì bạn đọc mạng cung cấp, thì có thể nhận định nguyên nhân sự việc xuất phát từ sự thù tức cá nhân giữa Linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh với Nguyễn Văn Kiên. Sự bức xúc vì danh dự nhân phẩm bị xâm hại đã có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự việc đau lòng nói trên.

KHÔNG GÌ TẢ NỔI NIỀM VUI; NHỮNG VẤT VẢ BAO LÂU NAY...

---
HLV trưởng Đội tuyển Nữ Việt Nam Mai Đức Chung bày tỏ cảm ơn toàn thể các cầu thủ và ban huấn luyện với thành quả ngọt ngào vừa giành được.
HLV Mai Đức Chung chia sẻ: "Chúng tôi rất mừng vì đã giành được thắng lợi cuối cùng ngày hôm nay như đã hứa với người hâm mộ.
Không có gì tả nổi niềm vui mừng đó.

Những bàn thắng ghi bàn của chúng tôi rất đẹp và đúng lúc. Tôi xin cảm ơn tất cả các cầu thủ và tập thể đội tuyển Nữ Việt Nam.
Ở thời khắc trọng tài thổi còi kết thúc trận đấu, cảm xúc của tôi và mọi người đều vỡ òa niềm vui sau những vất vả bao lâu nay, không thể kìm nổi vui mừng. Tôi đã chạy ra sân ăn mừng cùng vận động viên cho thắng lợi của toàn đội.
Chiến thắng này cũng là thành quả đã đạt được của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam cùng Lãnh đạo các cơ quan nhà nước đã quan tâm đến toàn thể đội tuyển Nữ Việt Nam, tập trung cao độ cho giải đấu này.
Cũng rất tiếc, phải đến gần cuối giải, các cầu thủ của tôi mới thể hiện được. Nếu không gặp phải khó khăn do COVID làm ảnh hưởng đến sức khỏe, các cầu thủ sẽ đá tốt hơn. Dần dần các cầu thủ mới thể hiện được và thi đấu đầy nỗ lực ở trận đấu cuối cùng này".

Thứ Năm, 3 tháng 2, 2022

CỨ THÍCH KHI CẢ DÂN TỘC VUI MÀ MÌNH LẠI BUỒN!

-----------------------------------------
Có một vài con người nghĩ mình đại diện cho cả dân tộc nhưng quả thực khi nhìn lại, họ lại ngồi một xó khác biệt với những người đồng bào của mình. Có một vài con người khi cả dân tộc khát khao độc lập, thống nhất thì chúng lại thích phụ thuộc, chia rẽ. Có một vài con người khi cả đất nước hân hoan, vui mừng như tết ngày Nam Bắc xum họp một nhà thì lại tỏ ra hậm hực vì mất lợi ích của bản thân mà tự phong ngày đó là quốc hận để rồi tổ chức giỗ hằng năm. Có một vài con người cũng dán mắt vào tivi cổ vũ bóng đá, chắc cũng hô khi cầu thủ ghi bàn nhưng khi kết thúc trận đấu lại lẳng lặng ra tắt tivi, rồi bật màn hình vi tính lên và nói: tao buồn lắm chúng mày ạ!

Sự hiện diện của Thủ tưởng Phạm Minh Chính tại sân vận động Mỹ Đình trong trận đấu Việt Nam – Trung Quốc vừa mang tính chất động viên của người đứng đầu Chính phủ đối với đội tuyển, vừa mang tính chất cá nhân là một công dân hâm mộ bóng đá, ủng hộ đội tuyển. Người ta bắt gặp được sự gần gũi của Thủ tướng khi vỡ hòa cảm xúc khi cầu thủ Việt Nam ghi bàn, tiếc nuối trước các cơ hội bị bỏ lỡ. Đây hình ảnh quen thuộc của Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc hay nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trước đây.
Vậy mà tài khoản Phạm Minh Vũ lại nói sao Thủ tướng lại có thể nhảy lên ăn mừng như vậy khi nhà đang còn bao việc, khi đến sân với tư cách là lãnh đạo. Cần nói thêm, Phạm Minh Vũ là tài khoản thường xuyên có bài viết xuyên tạc trên mạng, CTV thân cận của trang Việt Tân và cũng chẳng sống ở Việt Nam. Nói đến đây, để các bạn biết vì sao Phạm Minh Vũ không hiểu được là tại sao Thủ tướng lại ăn mừng như vậy. Bởi dù Thủ tướng ngồi im thì cũng sẽ được miêu tả là ngồi trơ như khúc gỗ, sống không cảm xúc, khi sống đúng với bản thân thì lại miêu tả ai cho ăn mừng.
Việc các nguyên thủ các quốc gia đến các sự kiện thể thao để cổ vũ rồi ăn mừng không hiếm. Nhưng với suy nghĩ hẹp hòi thì dù lãnh đạo chúng ta làm gì chúng cũng sẽ đều xuyên tạc được. Ở tận bên kia bờ Thái Bình Dương thì đôi khi Phạm Minh Vũ không hiểu được niềm tự hào dân tộc, không hiểu được không khí của sân vận động, không hiểu được niềm vui của một chiến thắng Trung Quốc trong ngày mùng 1 Tết. Và cũng như thường lệ, khi cả dân tộc vui thì chúng cứ việc buồn mà thôi!

SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG ĐÃ LÀM THAY ĐỔI VẬN MỆNH CỦA CẢ DÂN TỘC

Hôm nay 3-2, đất nước rộn ràng đón chào xuân mới Nhâm Dần 2022 và toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hân hoan kỷ niệm sự kiện trọng đại làm thay đổi vận mệnh của dân tộc Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

Nói sự ra đời của Đảng ta đã làm thay đổi vận mệnh của cả dân tộc là bởi, cách đây 92 năm, vào ngày 3-2-1930, chính Đảng do Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng chính trị và coi “lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc” là lợi ích của Đảng. Chính Đảng đó theo đuổi mục tiêu lâu dài và cuối cùng là đáp ứng nguyện vọng thiêng liêng “Độc lập - Tự do - Hòa bình” của nhân dân, thực hiện sứ mệnh, khát vọng “hùng cường” của cả dân tộc.
Điều ấy đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Ngoài lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích nào khác”.
Xuất phát từ lý tưởng cách mạng đó, những người cộng sản đã quyết tâm thực hiện lời thề trước cờ Đảng bằng sự phục tùng kỷ luật, tu dưỡng rèn luyện tâm hồn, giữ gìn đức hạnh, phẩm cách thanh sạch. Họ gắn bó mật thiết với nhân dân, hướng tới lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.
Học thuyết khoa học tiên tiến, đường lối, phương châm đúng của Đảng cùng lý tưởng cách mạng trong sáng và kỷ luật đảng của hàng triệu đảng viên chân chính đã tạo được sự tin yêu, gắn bó mật thiết của nhân dân với Đảng ta. Chính nhân tố hàng đầu này đã quyết định đưa đất nước ta băng qua những gập ghềnh, gian nan nhất trong hơn 4.000 năm lịch sử. Và đó cũng là điều mà trước khi có Đảng thì những phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tuy dấy lên mạnh mẽ với nhiều khuynh hướng tư tưởng, con đường khác nhau, nhưng vẫn thất bại chỉ vì thiếu những nhân tố quan trọng này.
Những chiến thắng vĩ đại và thành tựu to lớn của cách mạng nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng chính là minh chứng. Mùa Thu năm 1945, cả dân tộc đã tự nguyện tham gia cuộc Tổng khởi nghĩa do Đảng khởi xướng để khai sinh ra Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Tiếp sau đó là thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và các cuộc chiến đấu bảo vệ vững chắc cương vực của Tổ quốc.
Tuy nhiên, đó là tiếng vọng từ lịch sử hào hùng. Ngày hôm nay, Đảng ta có tiếp tục nhất quán “lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc” là lợi ích của Đảng, có theo đuổi thực hiện sứ mệnh, khát vọng của cả dân tộc như hứa hẹn của Đảng vào mùa Xuân năm 1930?
Câu trả lời là: Có! Thế nhưng…
Sau luồng gió Đổi mới năm 1986 đưa đất nước thoát khỏi trì trệ để vào đà phát triển, đời sống của người dân ngày một ấm no, thế và lực của quốc gia được tăng cường. Tuy vậy, trong bối cảnh tình hình và những yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra, Đảng ta đã đẩy mạnh công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống tham nhũng, quan liêu. Căn nguyên là đã có những lúc, những nơi, không ít cán bộ, đảng viên quên lời thề trước cờ Đảng. Lý tưởng cách mạng và sự “khắc kỷ” vốn có của những người cộng sản chân chính - yếu tố từng được nhân dân tin yêu và gắn bó mật thiết thì nay dường như đã phai nhạt ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Thậm chí nhiều cán bộ đảng viên cấp chiến lược thiếu phục tùng kỷ luật, thiếu sự tu dưỡng rèn luyện, giữ gìn đức hạnh, phẩm cách thanh sạch.
“Vì dân” không còn là mục tiêu nhân văn, sự hướng tới của những cán bộ, đảng viên này. Thay vào đó là xa lánh nhân dân, “kiêu ngạo cộng sản”, duy ý chí, quan liêu, giáo điều. Đó là tình trạng “nói không đi đôi với làm”, hách dịch, độc đoán, lạm quyền. Đó là sự “đấu đá”, “hạ bệ” nhau với những động cơ không trong sáng. Tất cả điều đó đã dẫn đến tình trạng tham nhũng, lãng phí, suy thoái về đạo đức, lối sống có xu hướng ngày càng phổ biến.
Dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, hành vi của những “mảnh vỡ” này đã, đang làm suy yếu Đảng, gây nguy cơ xói mòn, tâm lý hoài nghi của nhân dân đối với mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Mà nguy cơ hiện hữu này đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ!
Để tiếp tục dẫn dắt toàn Đảng, toàn quân, toàn dân vững tin bước tiếp trên con đường mà Bác Hồ, Đảng và dân tộc đã lựa chọn thì chấn chỉnh kỷ luật đảng, kiên quyết thải loại những đảng viên có biểu hiện chệch hướng, đã hoàn toàn muốn đi ngược lại lý tưởng cộng sản là yêu cầu cấp bách, đòi hỏi sống còn với Đảng.
Thế nên, Đảng, Nhà nước đang có rất nhiều hành động quyết liệt. Toàn hệ thống chính trị đang đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới. Cùng với việc ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ thì kỷ luật đảng- yếu tố hợp thành sức mạnh của Đảng đang ngày càng nghiêm minh, không có bất kỳ “vùng cấm” nào. “Lò lửa” chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhóm đang nóng rực với niềm tin “làm đến cùng, không bỏ giữa chừng”.
Những ngày lịch sử này, phương châm “lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc” là lợi ích của Đảng đang thể hiện rõ nhất, nhân văn nhất trong chiến lược của Đảng, Nhà nước về phòng, chống đại dịch Covid-19. Đó là trước mắt có thể chịu thiệt hại về kinh tế nhưng bằng mọi giá phải bảo vệ tính mạng nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội. Chiến lược ấy đã thể hiện rất sinh động qua các cơ chế, chính sách hỗ trợ kịp thời, linh hoạt nhằm đảm bảo an sinh xã hội, giúp hàng triệu lao động và doanh nghiệp vượt qua khó khăn do đại dịch.
Đó còn là những chính sách ưu tiên cao của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số miền núi, biên giới đang giúp khu vực này giảm dần từng bản làng nghèo, từng số phận đặc biệt khó khăn, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào đang ngày càng cải thiện, khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền đang được nỗ lực từng bước thu hẹp...
Đã 92 năm kể từ ngày 3 tháng 2 năm 1930. Đất nước đang trên chặng đường phát triển mới với những vận hội song hành thách thức mới. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu Việt Nam hùng cường vào năm 2045, lợi ích quốc gia, lợi ích của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân tiếp tục được Đảng, Nhà nước đặt lên trên hết, trước hết.
Lời thề trước cờ Đảng cùng trách nhiệm nêu gương đang được đề cao và phẩm cách, đức hạnh của cán bộ, đảng viên yêu cầu hướng tới sự thanh sạch. Niềm tin của nhân dân đối với Đảng và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân đang được bồi đắp.
Bởi vậy, như niềm tin của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Với hướng đi đúng đắn, hợp quy luật; ý Đảng hợp với lòng dân; phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khát vọng vươn lên mãnh liệt và ý chí, quyết tâm chính trị cao, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nhất định sẽ lập nên những kỳ tích phát triển mới, vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và ước vọng của toàn dân tộc”.