KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2022

DÙ RẰNG ĐỜI TA THÍCH HOA HỒNG - KẺ THÙ BUỘC TA ÔM CÂY SÚNG

Đến giờ, người dân trong vùng vẫn nhớ về câu chuyện con trai cô Dén. Khi cuộc chiến diễn ra, đoàn người sơ tán từ thị xã Cao Bằng, qua cầu Tài Hồ Sìn, tìm đường về Bắc Cạn và Thái Nguyên. Đoàn gặp một trại lính Trung Quốc, ai cũng bảo nhau đi thật khẽ. Thằng con cô Dén đã bú no nê và được ủ ấm áp, nhưng nó bất chợt khẽ cất tiếng. Ai nấy đều nín thở, đoàn người có thể nằm hết dưới họng súng Trung Quốc nếu như thằng bé cất tiếng khóc to. Cô Dén phải bịt chặt miệng con lại cho nó bớt khóc, nó lại càng giãy mạnh hơn…

Đoàn dân thường vượt qua được đồn canh cũng là lúc thằng bé không còn thở nữa. Nó mới hai tháng tuổi. Tự tay mình kết thúc cuộc đời của đứa con, cô Dén không nấc được thành tiếng nào. Đoàn người đắp cho thằng bé một ngôi mộ tạm và tiếp tục trên đường lánh nạn.
Chú Dương, hồi ấy là một tự vệ cho một trường học ở biên giới, cho biết khi nhìn thấy cảnh hàng ngàn lính Trung Quốc vượt qua biên giới, chú không thấy sợ mà ngược lại còn thấy căm phẫn và ham muốn chiến đấu vì trước đó Trung Quốc đã nhiều lần tấn công biên giới Việt Nam một lén lút, cố tình kích động chiến tranh. Nhưng chủ trương bên trên phải là nín nhịn và thông qua con đường ngoại giao.
“Đó là lúc tôi muốn trả thù. Trước đó, từ một tự vệ, tôi có ghi danh vào lực lượng địa phương học thêm về vũ khí để chống lại quân xâm lược. Ai cũng sợ chết thì ai chiến đấu. Tôi chưa từng tham gia đánh Mỹ, nhưng lần này tôi nhất quyết tham gia đánh Trung Quốc" - chú nói.
Nguyễn Duy Thức là một chiến sĩ chiến đấu tại mặt trận 1979. Anh nhớ lại về cuộc chiến năm ấy, quân Trung Quốc ào lên boongke như thác lũ. Anh và đồng đội đã “bắn nhiều đến mức súng AK đỏ nòng và không thể bắn được nữa”. Trước đó, anh và đồng đội đã được cảnh báo về một cuộc chiến sẽ diễn ra, nhưng nhiều người vẫn nghĩ rằng mới chỉ vào năm trước thôi, Trung Quốc vẫn là người đồng chí của Việt Nam.
Cô Hà Thị Hiền, lúc ấy mới chỉ 14 tuổi, cùng cha mẹ chạy tránh làn sóng quân địch ngay sau khi vừa nghe thấy tiếng súng nổ ở phía bên kia biên giới. Một chút thời gian sau, mẹ cô bị bắn gục ở ngay trước mắt cô, còn cha cô cũng bị thương.
"Có hàng trăm người đã bị bắn gục sau đó" - cô nói thêm. “Tôi nhìn thấy một người phụ nữ bị chặt chân, nằm trên mặt đất. Giọng của cô ấy thều thào muốn giúp đỡ nhưng tôi không thể làm gì được".
Cô Hiền kể lại rằng, trong đêm tối, cô được những người lính Việt Nam cứu và bố trí một người phụ nữ cao tuổi chăm sóc, còn họ lao ngay vào chiến trường. Cô và nhiều người trốn ở trong một hang động đá vôi. Những người còn sống trong hang động đá vôi còn kêu gọi những linh hồn đã khuất che chở cho họ khỏi quân thù.
Nữ dân quân dân tộc thiểu số Sầm Thị Đòng đã chuẩn bị cho cuộc chiến từ trước Tết. Bà sắp sẵn quần áo, tư trang và chuẩn bị chết khi sẵn sàng. Là một người phụ nữ có con nhỏ, bà nằm trong đối tượng được phép sơ tán nhưng bà nói không. Bà ở lại cầm súng để bảo vệ bản làng cùng với một tổ đội súng cối toàn là những chiến binh nữ. Không ai nặng quá 40 cân và cao quá 1 mét rưỡi vậy mà họ mang được một khẩu cối 60mm nặng 20 cân cùng với bốn thùng đạn nặng vài chục cân nữa, băng qua 4 cây số đường núi đèo hiểm trở.
Hai đồng đội của cô Đòng ngã xuống do mảnh đạn văng trúng, 4 nữ chiến binh còn lại vừa tiếp tục chiến đấu, vừa băng bó cho đồng đội.
Sau mấy chục năm, cô vẫn còn nhớ những cái xác cụt chân, cụt tay, không nhận rõ mặt người đã nằm lại, không biết họ đã được chôn cất thế nào. Đánh nhau với địch không sợ bằng lúc chôn cất anh em, cứ nhắm mắt vào lại thấy máu!
"Không sợ chết trên mặt trận, chỉ sợ nhớ về những xác người”

TÀI THÁNH

Những tên rận hôi đang vắt vẻo xuyên tạc, bịa đặt, dẫn chứng vụn vặt. Áp đặt suy nghĩ chủ quan cá nhân, hẹp hòi sau vụ việc án mạng nghiêm trọng xảy ra ở Võ Nhai, Thái Nguyên.

Nên nhớ, với sự chủ động, năm 2021, lực lượng Cảnh sát Hình sự đã tích cực tham mưu lãnh đạo Bộ chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống tội phạm về trật tự xã hội, năm 2021 số vụ phạm tội về trật tự xã hội xảy ra 41.728 vụ, giảm 11,33% so với năm 2020. Hầu hết các loại tội phạm chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tội phạm, các loại tội phạm mang tính bạo lực, tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng đều giảm như: Cố ý gây thương tích; Giết người, cướp tài sản; Cướp, cướp giật tài sản; Trộm cắp tài sản; Đánh bạc, tổ chức đánh bạc... Nhiều băng nhóm tội phạm có tổ chức đã lần lượt bị lực lượng Cảnh sát hình sự bắt giữ; Đã điều tra khám phá 36.040 vụ, bắt xử lý 73.897 đối tượng, đạt tỷ lệ 86,37%, án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt 90,26%, triệt phá 1.335 băng nhóm tội phạm... Hoạt động của tội phạm hình sự tiếp tục duy trì kéo giảm, không để tồn tại và hình thành các tuyến, địa bàn, tụ điểm phức tạp, “điểm nóng” về tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội; không để các băng nhóm hoạt động công khai, manh động, thách thức dư luận.
Còn việc gì xảy ra nó phải có nguyên do, quá trình. Những hành vi manh động kiểu bata cần, bất chấp thì có ông trời cũng không thể làm gì hơn.
Mặc dù đã chủ động phòng ngừa nhưng khi việc chưa xảy ra, chưa cấu thành tội phạm thì các người bảo lấy mắt ra để ngăn chặn à. Ngăn chặn từ tư tưởng phạm tội hay muốn tội phạm trước khi mang súng đi bắn người phải đến báo cáo công an hoặc gần 100 triệu dân thì có đến mấy nghìn đối tượng nóng manh động thì phải phân công ông Công an áp tải 24/24 à. Như thế là sai về nhân quyền đấy.
Nên các người nói thì hãy tự suy nghĩ đi, đừng để bị lộ cái ngu ngay trong miệnh mình.

Thứ Ba, 15 tháng 2, 2022

“LÒ” LẠI NÓNG NGAY TỪ ĐẦU NĂM

Không chủ quan, không thỏa mãn và làm quyết liệt là thông điệp mà người đứng đầu Đảng chỉ đạo. Ngay từ đầu năm, lò lại nóng rực cho thấy quyết tâm cao độ của Đảng, Nhà nước trong việc chống tham nhũng, tiêu cực.

Trong phiên họp thứ 21 đầu năm của Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Không được chủ quan, thoả mãn, bằng lòng với những kết quả đạt được, mà phải tiếp tục kiên quyết, kiên trì đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực” và “Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, nhất là vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á và các vụ, việc liên quan đến lĩnh vực y tế đã được đưa vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; các vụ án, vụ việc tại Khánh Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, An Giang, Cảnh sát Biển, Bộ đội biên phòng... Khẩn trương đưa ra xét xử sơ thẩm 10 vụ án trọng điểm”.
Có thể nói đó là hiệu lệnh cho một cuộc tổng công kích mới.
Tham nhũng giờ không chỉ bó hẹp trong một cá nhân, một cơ quan mà đã có sự liên kết kiểu “liên ngành”, có hệ thống. Không chỉ là nâng khống giá trị rồi ăn chia hay đút lót để chạy dự án. Cũng không dừng lại ở chuyển đổi công năng của đất đai, phù phép từ nhà nước đến liên kết, liên doanh rồi cuối cùng là của cá nhân, một vòng tròn hại dân, hại nước. Tham nhũng giờ còn nguy hiểm ở chỗ có sự liên kết “thò” được vào chính sách, luật pháp; tham nhũng ảnh hưởng đến cả an ninh quốc gia...
Mấy ngày vừa qua, dư luận đồng tình trước việc Thủ tướng Chính phủ quyết định cách tất cả các chức vụ và buộc thôi việc một đương kim Thứ trưởng và một cựu Thứ trưởng ở Bộ Y tế.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế đối với ông Cao Minh Quang và thi hành kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc đối với ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế do đã có vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong công tác. Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật về Đảng. Truy tố, buộc thôi việc là những biện pháp răn đe mạnh.
Vụ việc hai ông thứ trưởng trên liên quan đến ngành dược. Việc người dân phải mua thuốc giả với giá đắt đỏ là nỗi đau không chỉ của người bệnh, người yếu thế mà còn là nỗi đau chung của toàn xã hội.
Ngành y thời gian qua nhiều vụ việc tiêu cực đã làm hoen ố đi hình ảnh “Thầy thuốc như mẹ hiền”. Mới đây nhất, lại xảy ra vụ việc ở BV Thanh Nhàn. Thủ đoạn cũng là nâng khống thiết bị, không khác gì vụ án ở BV Bạch Mai.
Một việc chưa từng có tiền lệ xảy ra ở Bộ Ngoại giao. Đó là lãnh đạo cục cùng đồng phạm đã tìm mọi thủ đoạn để tham nhũng. Dư luận đang rất trông chờ vào việc xử lý nghiêm cán bộ ở Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao.
Thật không thể tưởng tượng nổi khi một chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước đối với kiều bào, những người công tác ở nước ngoài, lưu học sinh… trong đại dịch muốn quay về quê hương cũng bị lợi dụng. Những chuyến bay mang tên “giải cứu” đã nói lên tình thương, nghĩa đồng bào, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Thế mà những người chịu trách nhiệm thực thi chính sách nhân đạo lại biến thành nơi bòn rút, “móc túi” đồng bào. Trong khi cả xã hội giang tay chào đón, cả xã hội góp công góp của, cả các ngành vào cuộc để đón đồng bào mình thì họ lại nhẫn tâm ngay trên sự sợ hãi của đồng bào mình.
Và sự quyết liệt đó còn được thể hiện ở việc mới đây nguyên Chủ tịch tỉnh Bình Thuận và một số các đồng phạm đã bị bắt. Họ đã vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất đai nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Vụ việc xảy ra tại Dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Đây vẫn là lợi dụng chính sách đất đai để tham nhũng.
Còn vụ Việt Á, các chiến sỹ điều tra đang làm xuyên Tết để bóc gỡ những vòi bạch tuộc vươn từ trên xuống 63 tỉnh thành. Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc thanh tra việc mua sắm trang thiết bị chống dịch vừa qua của hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM với quyết tâm không bỏ lọt tội phạm.
Không chủ quan, không thỏa mãn và làm quyết liệt, đó là thông điệp mà người đứng đầu Đảng chỉ đạo. Đó cũng là mong mỏi, là niềm tin của dân đối với Đảng.

VIỆT NAM PHÁT TRIỂN

Sau ngày thống nhất, Việt Nam bị cô lập, gặp khó khăn về kinh tế, chính trị, ngoại giao, sự sụp đổ và tan rã của đồng minh Liên Xô cùng khối Đông Âu, các lệnh trừng phạt, cấm vận từ Mỹ, xung đột tại Campuchia, biên giới giáp Trung Quốc và hậu quả của chính sách kinh tế bao cấp sau nhiều năm duy trì.

Năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành một loạt cải cách đổi mới, qua đó cơ bản chấm dứt, xóa bỏ bao cấp, tạo điều kiện cho Việt Nam hình thành kinh tế thị trường và hội nhập sâu rộng.
Cải cách đổi mới kết hợp cùng quy mô dân số lớn đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm nhanh nhất thế giới.
Sau 77 năm kể từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, tuy vẫn còn tồn tại những hạn chế, nhưng nước ta đã đạt được những dấu ấn to lớn, toàn diện và có ý nghĩa lịch sử trên các mặt trận kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, làm thay đổi căn bản bộ mặt của đất nước.
Từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, qua quá trình phấn đấu, chuyển đổi mô hình, hoàn thiện môi trường thể chế, kinh doanh, hội nhập kinh tế sâu rộng, đến nay nền kinh tế nước ta từng bước gia tăng về quy mô; được xếp vào hàng ngũ các nền kinh tế có mức tăng trưởng cao trên thế giới; trở thành một nước có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đó là nền tảng quan trọng để nước ta tiếp tục hoàn thiện đường lối xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2022

NỮ BIỆT ĐỘNG "THÉP" 8 LẦN GẶP BÁC HỒ.!

Trần Thị Kim Cúc sinh năm 1936, tại vùng quê nghèo xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng). Bà làm giao liên cho huyện ủy Hòa Vang từ năm 14 tuổi. Năm 1961, bà được tổ chức phân công làm đội trưởng đội công tác đặc biệt, có nhiệm vụ thăm dò tình hình địch, đưa thông tin liên lạc cho cách mạng. 4 năm sau, bà vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Dũng cảm, mưu trí, gan dạ, bà đã tham gia nhiều trận đánh “tìm Mỹ mà diệt” làm nức lòng đồng bào và chiến sĩ. Nhiều lần bị địch bắt, tra tấn cực kỳ tàn độc nhưng bà vẫn kiên cường giữ vững khí tiết của người cộng sản. Ra tù, được tổ chức bí mật đưa ra Bắc chữa bệnh, bà vinh dự 8 lần được gặp Bác Hồ.

Bà Cúc bồi hồi nhớ lại: “Một buổi chiều giữa năm 1966, tôi và chị Mười quê ở Mỹ Tho, Tiền Giang nằm điều trị chung một phòng ở Bệnh viện Việt - Xô, được thông báo sắp có người trong Phủ Chủ tịch đến thăm. Tối đó, một chiếc ô tô con đỗ trước hiên Khoa A1. Một ông già dáng dong dỏng, râu tóc bạc, nét mặt đôn hậu, mặc bộ bà ba màu nâu sẫm, chân đi dép cao su và một người trẻ tuổi hơn (về sau tôi mới biết là chú Vũ Kỳ, thư ký của Bác), nhanh nhẹn đi về phía buồng bệnh. Tôi hồi hộp nói với chị Mười: “Đúng là Bác rồi, chị ơi!”. Chúng tôi định chạy ra, thấy thế Bác liền vẫy tay, bảo: “Hai cháu đừng chạy, ngã đấy!” rồi đưa hai tay đỡ chúng tôi. Tôi ôm lấy Bác mà nước mắt cứ trào ra. Ước mơ cháy bỏng ấp ủ bấy lâu, bây giờ đã thành hiện thực!
Chú Trịnh Kim Ảnh, Giám đốc Bệnh viện thưa với Bác: “Cô Cúc ngoài các vết thương trong người còn có 2 vết thương rất nặng: Vết thương ở đầu do bọn địch đóng đinh vào gây chấn thương não, để lại di chứng động kinh kéo dài. Vết thương thứ 2 ở cửa mình vẫn ra máu do mảnh vụn đèn neon địch tra tấn”. Nghe vậy, mắt Bác ngấn lệ. Người đưa tay sờ lên vết thương trên đầu tôi, lo lắng hỏi: “Đau thế, đêm cháu ngủ có được không? Cháu ăn có biết ngon miệng không?” Tôi liền thưa: “Dạ thưa Bác! con ăn và ngủ cũng được ít”. Bác đưa tay vẫy anh Bình, Chủ nhiệm khoa A1 lại gần, căn dặn: “Chú phải theo dõi cả việc ăn uống của các cháu, nhắc nhà bếp phải thường xuyên đổi món và chế biến thức ăn cho hợp khẩu vị. Ở miền trong thường thích món cá nấu chua lắm!”.
Sau lần đó, tôi và chị Mười còn nhiều lần được đón vào Phủ Chủ tịch cùng ăn cơm với Bác và chú Tô (tức Thủ tướng Phạm Văn Đồng). Tình cảm của Bác dành cho chúng tôi sâu nặng, ấp áp như tình thương của người cha vậy. Biết bệnh của chúng tôi không thuyên giảm, Bác quyết định đưa sang Trung Quốc chữa trị và động viên 2 chị em cố gắng học tiếng nước bạn, để nếu có nhà báo đến thì kể cho họ nghe về tội ác của đế quốc Mỹ và ý chí chiến đấu kiên cường của đồng bào ta. Khắc ghi lời Bác, tôi vừa chiến đấu với bệnh tật vừa nỗ lực học hỏi, luyện cách giao tiếp bằng tiếng Trung.
Sau gần 2 năm, các vết thương được chữa lành, trở về Hà Nội, tôi được Bác cho xe đón vào Phủ Chủ tịch. Đó là buổi chiều 30 tết Mậu Thân 1968, tiết trời se lạnh, Bác bảo chú Vũ Kỳ đưa ra một cái khăn và chiếc mũ ấm bảo tôi mang vào kẻo lạnh (Chiếc khăn này tôi đã tặng lại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Quân khu 5). Rồi Bác ân cần hỏi thăm sức khỏe, và bất ngờ hỏi bằng tiếng Trung: “Cháu đã học được tiếng nước bạn đến đâu rồi? Bác hỏi một câu, cháu trả lời Bác nghe thử”. Tôi lúng túng thưa với Bác cũng bằng tiếng Trung, Bác khen và dặn: “Có chí, ở hoàn cảnh nào học cũng được, cháu ạ!”. Tôi trình bày nguyện vọng muốn được trở về miền Nam đánh giặc, mắt Bác rưng rưng. Bác bảo hãy cố gắng giữ gìn sức khỏe, vì người còn yếu thế chưa về được đâu”.
Sau đó, Trần Thị Kim Cúc học văn hoá tại Trường phổ thông lao động Trung ương, đầu năm 1969, được Đài Tiếng nói Việt Nam nêu gương về thành tích học tập. Bà kể: “Nhận được tin ấy, Bác bảo đồng chí Vũ Kỳ đến trường đón tôi. Bác ôm chầm lấy tôi như một người cha đón đứa con sau bao ngày xa cách. Tình cảm của Bác vẫn nồng ấm, nhưng cử chỉ và giọng nói đã yếu đi nhiều. Bác dặn chú Tô bằng giọng khàn khàn: “Sau này, tôi có mệnh hệ gì, không chăm lo được cho cháu Trần Thị Cúc và cháu Trần Thị Lý (Anh hùng LLVTND, quê Điện Quang, Điện Bàn, Quảng Nam) thì nhờ chú thay tôi chăm lo cho hai cháu đến nơi đến chốn”.
Đến chiều, chú Vũ Kỳ đưa tôi trở lại trường, Bác lấy tay xoa nhẹ lên đầu tôi và bảo: “Cháu về trường, nhớ giữ gìn sức khỏe, Bác gửi lời thăm thầy cô, bạn bè của cháu!”. Nghe thế, tôi cắn môi lại cố không để bật ra tiếng khóc, lòng thầm ao ước: “Cầu mong Bác mạnh khỏe, bình an”. Nào ngờ đó cũng là lần cuối cùng tôi được gặp Bác. Ngày 2-9 năm ấy Bác đã đi xa mãi mãi”.
Sau này, bà Cúc thi đỗ vào Khoa Hóa Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, học đến năm thứ tư thì vết thương tái phát, đôi mắt không nhìn được, phải sang chữa trị tại Cộng hoà Dân chủ Đức. Mãi đến sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, bà mới được trở về quê hương. Các con của bà đều đã trưởng thành, trong đó 2 người con trai đang công tác trong quân đội. Bà bảo: “Tôi thường kể cho các con nghe kỷ niệm về những lần được gặp Bác Hồ. Đó chính là hành trang để các cháu trọn đời vững bước đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn”./.

Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2022

LẠI TẠI TRUNG QUỐC MÀ RA?

Việc bà Ngụy Thị Khanh, 46 tuổi, Giám đốc Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh GreenID, bị Cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc "trốn thuế" lại đang được khá nhiều đối tượng đẩy thành sự việc liên quan đến yếu tố chính trị - ngoại giao.

Điển hình như RFA đăng tin cho rằng việc bắt bà Khanh là có bàn tay của Trung Quốc vì bà mà nhiều dự án điện than đã bị hủy nên Trung Quốc có thể tiến hành tác động đến việc bắt bà Khanh lần này. Như mọi lần, RFA lại lôi ông kẹ Trung Quốc ra dọa, ra kích động dân Việt Nam cũng như xuyên tạc tình hình cho bà con hải ngoại hiểu nhầm tình hình.
Ai cũng biết RFA là ai, bản chất xuyên tạc như thế nào. Chỉ những tấm chiếu mới chưa hiểu sự đời, nghe RFA tây tây thì tưởng nó uy tín thì mới tin thôi. Bởi giả như trong câu chuyện này, nếu để ai đó tác động được Chính phủ Việt Nam tiến hành bắt và xử bà Khanh thì chắc đó phải là Nga. Bởi Nga đã để tuột mất một dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam trong khi quan hệ với Việt Nam thì thân thiết hơn rất nhiều. Thôi hình như tôi nhỡ mồm thì phải, lại vẽ đường cho hươu chạy, mai RFA lại chỉnh tên bài viết này.
Cần phải khẳng định, ai vi phạm pháp luật thì bị điều tra, xử lý thôi chứ không phải vì nhân danh làm việc tốt đẹp, có tý dính dáng đến Mỹ, phương Tây mà Việt Nam bỏ qua hay cố tình bắt bớ vô can như lời RFA gán ghép. RFA cũng nên nhớ rằng, điện than ở Việt Nam trong những năm qua hạn chế phát triển thì điện mặt trời lại phát triển khá nhanh. Tưởng như Trung Quốc sẽ thiệt hại kinh tế vì không xây được nhà máy điện than nhưng RFA quên rằng, các nhà máy Trung Quốc cung cấp hơn 3/4 lượng polysilicon tiêu thụ trên toàn thế giới để làm nên các tấm năng lượng mặt trời. Như vậy, xét về kinh tế Trung Quốc không bị thiệt hại mà lại bán các sản phẩm năng lượng bảo vệ môi trường.
Có 2 thứ mà đám phản động, rân chủ thường dính vào mồm chúng trước bất kỳ việc gì. 1 là tại cộng sản, 2 là do Trung Quốc.

CHUYỆN DỄ HIỂU THÔI MÀ

(Nghe quen quen ///)
Mỹ đang hướng chính là vào Châu Á - Thái Bình Dương để làm gì ai cũng rõ, nên không dại gì sa lầy ở đây, động thái mấy nay chỉ là để đo phản ứng của Nga và cho thấy "ừ, yên tâm tao không bỏ rơi đồng minh lúc... chưa khai chiến đâu ", và rõ ràng sau khi tính đi tính lại Mỹ nhận ra rằng có khi Nga có thể chịu đau như hồi 2014 để làm quả móc sườn vào Petrodollars thì thằng khóc thét là đám châu lục già.

Và cuối cùng, giờ mà các bên đối đầu ở cái xứ nát bét này càng lâu thì được lợi nhất là Trung Quốc, đây là điều Mỹ hay EU, thậm chí là Nga đều không thể dại dột...thà để Nga chiếm tí lợi ở đây lúc này vẫn tốt hơn bởi Nga chỉ đang cố gắng củng cố vành đai bảo vệ và khôi phục ảnh hưởng ở Đông Âu chứ chưa đủ lực để trở lại huy hoàng của Liên xô.
Còn đám Uy-kiên này thì...thảm hại thôi rồi.

SỰ HY SINH CỦA SƯ ĐOÀN TRƯỞNG TRẺ NHẤT QĐND VIỆT NAM

Đại tá Trương Hồng Anh - Sư trưởng Sư Đoàn Thép “sư đoàn 2 quân khu 5“ - Trên con đường độc đạo vào chiến trường ông đã cho xe riêng đi tránh vào vệ đường để nhường đường cho xe chở thương binh đi trước, nhưng không may xe ông bị phát nổ do vướng phải mìn của Polpot cài lại. Sự hy sinh của ông là mất mát to lớn cho QĐND Việt Nam, nhưng sự hy sinh của ông cũng làm chói sáng nghĩa cử người lính cụ Hồ luôn dành cho đồng đội những điều tốt đẹp nhất, thiêng liêng nhất.

22 tuổi, Trương Hồng Anh đã là Tiểu đoàn trưởng. 35 tuổi là Sư đoàn trưởng. Chưa đầy 20 năm trong quân ngũ, anh được phong 13 cấp, từ binh nhì đến đại tá, hai lần có mặt ở chiến trường Cam-pu-chia trên cương vị Trung đoàn trưởng và Sư đoàn trưởng.
Trong trận đánh vào căn cứ 547, ta và địch giằng co quyết liệt, lực lượng địch bố trí dày đặc. Sư đoàn trưởng Trương Hồng Anh ra lệnh cho Trung đoàn pháo binh 368 cơ động 2 khẩu pháo nòng dài 85mm và 4 khẩu pháo phòng không 37mm lên phía đài quan sát thực hiện “bắn xăm” vào các hốc đá, tiêu diệt các hỏa điểm địch. Trận địa pháo 105mm cũng được lệnh phối hợp với pháo của xe tăng bắn cấp tập ghìm đầu địch xuống, tạo điều kiện cho pháo 37mm cơ động. Nhờ cách đánh này, các hỏa điểm địch đã nhanh chóng bị tiêu diệt. Tuy nhiên, Sư đoàn cũng chịu một tổn thất lớn.
Ngày 27-3-1984, trên đường vào kiểm tra chiến trường vì có xe chở thương binh đi đối diện và đường lại hẹp gần như độc đạo, Sư trưởng Trương Hồng Anh đã cho xe đi vào vệ đường để ưu tiên cho xe thương binh đi trước thật không may xe ông vướng phải mìn còn ông bị thương nặng nhất và tại Quân y viện có hàng trăm chiến sỹ tình nguyện hiến máu cho ông nhưng ông đã không qua khỏi.
Hiện nay mộ liệt sĩ Trương Hồng Anh ở Nghĩa trang Quân khu 5, vợ con anh vẫn thường xuyên từ Hà Nội vào thăm viếng. Bàn thờ Đại tá Trương Hồng Anh ở khu tập thể Nam Đồng với bức di ảnh lúc nào cũng khói hương ấm áp. Những bức thư thời chiến, chiếc ba lô bạc màu, áo bộ đội đã cũ đều được lưu giữ cẩn thận.

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2022

CNXH Ở VIỆT NAM - LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG CHƯA CÓ TIỀN LỆ

Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tâm huyết, trăn trở của Tổng Bí thư về CNXH ở Việt Nam trong bối cảnh tình hình thế giới thay đổi rất nhanh, phức tạp, có nhiều biến cố.

Tài liệu rất quan trọng trong công tác lý luận của Đảng
Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ra mắt ngày 9/2 đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học, nghiên cứu lý luận, cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước.
Cuốn sách tuyển chọn 29 bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kể từ khi chuẩn bị xây dựng Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đến nay. Nội dung xuyên suốt 29 bài viết những câu hỏi lớn về CNXH và con đường lên CNXH ở Việt Nam được Tổng Bí thư phân tích biện chứng, lý giải thấu đáo.
Theo Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng, Tổng Bi thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người lãnh đạo cao nhất, người đứng đầu Đảng ta mà còn là nhà khoa học, nhà lý luận lớn của Đảng. Trong 2 năm gần đây, Tổng Bí thư có 6 cuốn sách mang giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc về nhiều vấn đề như xây dựng Đảng, quyết tâm đẩy lùi tham nhũng...
Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” tiếp tục kế thừa, phát triển và không ngừng làm sâu sắc hơn các công trình trước đây của Tổng Bí thư.
“ 29 bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư được tuyển chọn ngay trước, trong và sau Đại hội XIII của Đảng. Đây là một sự bổ sung cả về lý luận và thực tiễn, kết tinh trí tuệ qua nhiều nhiệm kỳ, đặc biệt là tổng kết 35 năm đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH mà trọng tâm là 10 năm thực hiện Cương lĩnh năm 2011. Như Tổng Bí thư đã nói, những vấn đề gì đã chín, đã rõ thì cần phải được tổng kết để hoàn thiện về mặt lý luận. Đến nay, công trình này là một sự trả lời rất thuyết phục và rất rõ ràng là có một nền lý luận về CNXH Việt Nam, một mô hình CNXH Việt Nam của nhân dân Việt Nam”.
Ông Nguyễn Xuân Thắng nói như vậy, đồng thời nhấn mạnh, nội dung xuyên suốt trong 29 bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện 3 trụ cột quan trọng, khắc họa mô hình CNXH ở Việt Nam đó là: kinh tế thị trường định hướng XHCN; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng nền dân chủ XHCN. Trong đó khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định sự thành công; cội nguồn của sức mạnh, năng lực nội sinh chính là nhân dân Việt Nam.
Cuốn sách thể hiện dấu ấn nổi bật, vai trò cá nhân của Tổng Bí thư, thể hiện trí tuệ của toàn Đảng, của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương. Đây cũng là tâm huyết, trăn trở của Tổng Bí thư về CNXH ở Việt Nam trong bối cảnh tình hình thế giới thay đổi rất nhanh, phức tạp, có nhiều biến cố mà chúng ta phải lựa chọn con đường chưa từng có tiền lệ. Đây là con đường đầy gian nan nhưng cũng đầy vẻ vang để thực hiện thành công CNXH ở Việt Nam.
Không chỉ vậy, cuốn sách là còn là tài liệu quý, một công trình có tầm khái quát lý luận cao, tổng kết thực tiễn sâu sắc về những phát triển sáng tạo riêng có của Đảng ta về mô hình CNXH ở Việt Nam, trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
“ Tổng Bí thư đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ phải kết nối và tiếp tục hoàn thiện lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Cuốn sách không chỉ phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, không chỉ phục vụ công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, phản động, cơ hội chính trị, không chỉ là tài liệu phục vụ học tập, quán triệt mà đây còn là tài liệu rất quan trọng trong công tác lý luận của Đảng” – ông Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.
Cuốn sách có sức thuyết phục, lôi cuốn đặc biệt
Theo PGS.TS Lâm Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mang tính chính luận, tính khoa học sâu sắc và một niềm tin yêu mãnh liệt của tác giả về mục tiêu lý tưởng của cách mạng, về con đường của Đảng, của Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
“ Đây là những bài viết vô cùng tâm huyết, sâu sắc, gồm những bài viết trên các diễn đàn lớn và những bài viết âm thầm của một nhà nghiên cứu thấu hiểu, quán triệt và phát triển sáng tạo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, đặc biệt là những vấn đề về xây dựng Đảng” – ông Lâm Quốc Tuấn cho biết.
Phó Giám đốc Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) Đặng Sỹ Lộc cho rằng, 29 bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư được tập hợp trong cuốn sách đề cập rất toàn diện, thể hiện tư duy và tầm nhìn chiến lược trên các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại... được trình bày rất dung dị, dễ hiểu, có sức thuyết phục, lôi cuốn đặc biệt đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Cuốn sách này không chỉ hấp dẫn ở tính khoa học, tính thực tiễn, sức thuyết phục, sự kết tinh trí tuệ mà còn hấp dẫn bởi sự tâm huyết, nhân cách và lẽ sống cao đẹp, lối sống mẫu mực của Tổng Bí thư nói đi đôi với làm. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn để Học viện Chính trị nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học nhân văn cho các đối tượng, đặc biệt là đối tượng đào tạo hoàn chỉnh cao cấp lý luận chính trị, đào tạo chính ủy; cũng như nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn quân sự ở Học viện Chính trị; là cơ sở để củng cố trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình, phi chính trị hóa quân đội của các thế lực thù địch.
“ Những lập luận trong cuốn sách về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam sẽ là những luận cứ rất sắc bén để đập lại những quan điểm sai trái, bảo vệ Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng. Sự ra mắt cuốn sách này vào đúng dịp kỷ niệm 92 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, vào đầu xuân mới Nhâm Dần sẽ truyền đi thông điệp mạnh mẽ và nguồn cảm hứng của Đảng ta, của người đứng đầu Đảng ta, để thực hiện được khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã vạch ra” - ông Đặng Sỹ Lộc nhấn mạnh./.(QN)

LOGIC KIỂU MỸ

Khi Liên Xô còn tồn tại, đã dành nhiều ưu tiên cho Ukraine (hình như, hình như thôi nhé, có vài nhà lãnh đạo Liên Xô khi đó xuất thân từ Ukraine), ngày nay hai nước là những người hàng xóm của nhau.
Nào, bây giờ chúng ta lập luận một cách logic thông thường nhé. Nếu bên cạnh ta có một anh hàng xóm lại không ưa gì ta thì hai nhà hàng xóm này sẽ ứng xử với nhau như thế nào?

Giả dụ như nhà tôi là một bên, nhà tôi giàu có, do tự tay các thế hệ trong gia đình tạo dựng mà nên. Còn ông hàng xóm của tôi, trước đây cũng thuộc hàng giàu có trong làng. Nhưng rồi, một ngày xấu trời, mây đen ùn ùn kéo đến. Có một lão từ bên kia đại dương tới bảo, đám mây đen ấy đến từ nhà tôi. Thế là cái lão chết tiệt ấy, bảo phải tìm mọi cách chống lại gia đình tôi. Những gì ông hàng xóm của tôi đang có thì cái lão chết tiệt nó xúi, bỏ hết đi, phá hết đi rồi lão sẽ giúp cho để giàu hơn xưa. Thế là ông hàng xóm trắng tay, lúc đó cái lão chết tiệt mới bảo ông hàng xóm rằng, hãy ra sức chọc tức gia đình tôi rồi lão cho nhập băng.
Lão nhà nghèo sở hữu một số thứ đáng giá lắm, đó là hai tàu sân bay, máy bay TU-160 và các máy máy Mig hay SU gì đó, tên lửa nữa. Phá tuốt! Do thiếu tiền nên lão bán cho Trung quốc một cái tàu sân bay chạy động cơ điện diesel. Còn cái chạy bằng năng lượng nguyên tử mang tên Ulianov đã hoàn thiện 80% công việc từ thời còn Liên Xô, thì nghe đâu, chú Sam bảo tháo ra bán sắt vụn cho tớ, vì thứ sắt thép làm vỏ tàu Ulianov Mỹ đang cần. Phá rỡ xong, Mỹ bắn tin không mua nữa. Thế mới ngu!
Bây giờ cóc còn gì, thế là lão nhà giàu bên kia đại dương bảo cứ chọc giận Nga nữa đi, tao sẽ cung cấp vũ khí đủ dùng (toàn hàng thải). Đau nhất và cũng hài nhất là tân Thủ tướng Đức bảo sẽ gởi cho anh hề ta một bệnh viện dã chiến (lại trù ẻo cho người ta chết!), rồi gởi cho 5 ngàn mũ bảo hiểm (ý bảo đội vào mà tránh đạn của Nga). Bên trời Tây cho toàn thứ để giết người chứ chẳng thằng nào cho lương thực thực phẩm!
Thế là từ đó, ông hàng xóm xuất thân từ một anh hề, sở trường chính trị hơi bị yếu, chỉ còn biết trở nên hung hăng, kích động chống lại gia đình tôi. Lão già chết tiệt mới đem đến cho ông hàng xóm của tôi toàn những thứ để giết người, mà chẳng cho miếng ăn nào. Thế là ông hàng xóm của tôi rớt xuống hạng cùng đinh.
Bây giờ thì cái lão chết tiệt kia bảo gì ông hàng xóm tôi cũng nghe theo. Lão chết tiệt đứng ngoài chỉ dùng cái miệng lu loa lên cho thiên hạ nghe, rằng “ới làng nước ơi, gia đình giàu có kia nó đang đe dọa cái ông hàng xóm nghèo khổ!”.
Khi thiên hạ hỏi cái gia đình ấy đe dọa anh nhà nghèo bằng cách nào. Lão chết tiệt ú ớ bảo, cái nhà ấy nó rào kín phên giậu, xây tường cao lên, bên trong hàng rào nhà họ cột mấy con chó dữ nữa.
Thiên hạ mới bảo, vậy nếu lão đừng cung cấp vũ khí chết người cho gia đình nghèo kia thì mắc mớ gì họ phải canh chừng? Một đàng thì đem vũ khí giết người đến giao cho anh nhà nghèo, xúi nó chống lại anh nhà giàu, thì việc anh nhà giàu phải phòng ngừa là lẽ đương nhiên, là thuận theo lẽ phải.
Nhưng cuối cùng cái lão chết tiệt ấy mới lòi cái đuôi cáo ra, đó là “tôi không thích cái lão nhà giàu ấy giàu bằng tôi, mạnh bằng tôi, nên tôi phải dùng lão hàng xóm của hắn để phá hắn”.
À thì ra cái logic của cái lão chết tiệt ấy là, tao chuyển vũ khí giết người cho gia đình nghèo là thuận theo lẽ phải, còn anh nhà giàu củng cố phên dậu, đề phòng là vô lý là trái đạo lý! Lão chết tiệt ấy bảo, không, nhất định gia đình tôi phải rỡ bỏ hết phên giậu, đưa đàn cho dữ về chuồng, trong khi lão ấy vẫn cung cấp các công cụ giết người cho ông hàng xóm. Nếu không làm thế, lão ấy sẽ kêu gọi cả làng cả tổng bao vây cấm vận!
Đó là logic của lão ấy!
Đó là cái sự quan hệ giữa Mỹ - Ukraine – Nga hiện nay là như vậy. Ấy, nhưng không phải ai cũng nghe và làm theo Mỹ đâu. Cụ thể là, mới đây vị tân Thủ tướng của Đức tuyên bố thẳng thừng rằng, sẽ không cung cấp vũ khí cho Ukraine. Cảm thấy bị lạc lõng, ngày 20/1/2022, ngoại trưởng Mỹ đứng ra, nói vào cái loa công suất lớn, kêu gọi cả thế giới hãy chống lại Nga, nói rát cả cổ họng mà chưa thấy có tiếng nói hưởng ứng nào, kể cả trong khối NATO. Trong khi đó, Nga-Trung-Iran lại đang chuẩn bị tổ chức tập trận.
Dở rồi, dở quá rồi! Đang yên đang lành, chỉ vì muốn dùng con bài Ukraine để làm suy yếu Nga thì lại hình thành những mối liên kết mới ngoài CSTO, mà trong đó Nga là một thành tố giữ vai trò “chính yếu”. Thế mới chết!…