KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Năm, 16 tháng 12, 2021

HẢO HUYNH MUỘI!

Trước, trong và sau khi xét xử đối tượng Phạm Đoan Trang, người mà dư luận chú ý tới và quan tâm không phải là Trang mà chính là người nhà của Trang. Không biết có phải là sự ủng hộ vô tư, vô điều kiện đối với những hành động chống phá Đảng, Nhà nước hay là do sự xui của đám rân chủ, phản động bên ngoài mà gia đình Trang trở thành người phát ngôn, trung tâm dư luận khi Trang trong tù. Phạm Chính Trực, ông anh trai của Trang trở thành người tích cực nhất trong gia đình Trang khi có nhiều hành động lên tiếng ủng hộ, kêu gọi can thiệp vào việc giam giữ, xét xử Trang. Thật xúc động và may mắn khi Trang có một người anh bất chấp đúng sai luôn ở bên cạnh mình như vậy.


Điều đặc biệt không thấy báo chí đưa nhưng trang FB cá nhân của Phạm Đoan Trang đăng tải đó là trong buổi xét xử ngày hôm qua, sau khi Đoan Trang nói lời sau cùng thì ông anh này đứng dậy, vỗ tay hoan hô, bày tỏ sự ủng hộ của gia đình đối với hành động của Trang cũng như tỏ thái độ với tòa. Tất nhiên, Chính Trực bị mời ra khỏi phiên tòa ngay trước phần NGHỊ ÁN.
VKS đề nghị án cho Trang từ 7 – 8 năm. Nghị án xong tòa tuyên 9 năm!
Đúng là hảo huynh muội

BÁC SÁU PHONG VÀ CHUYẾN ĐI MỸ NĂM 2007 “ĐẦY SÓNG GIÓ”

Năm 1995 Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mỹ phá vỡ thế bị bao vây, cô lập về kinh tế. Đến năm 2013, Việt Nam và Mỹ đã ký thiết lập quan hệ đối tác toàn diện. Hiện nay, đang nâng cấp quan hệ lên thành đối tác chiến lược...
Nhưng ít ai biết được chuyến đi Mỹ năm 2007 của Bác Sáu Phong (tên gọi thân mật của nguyên Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết) đầy rẫy sóng gió:


“… khi tôi qua Mỹ vẫn còn gặp khó khăn liên tục. Trên nhiều con đường đoàn đi qua, hình ảnh Nguyễn Văn Lý tràn ngập... Rồi, họ thiết kế một chương trình tiếp xúc cũng... bất ngờ luôn. Đầu tiên tôi gặp bà Nancy Pelosi - Chủ tịch Hạ viện Mỹ.
Vào cuộc gặp, chưa kịp ngồi, bà Pelosi đã tuôn một tràng rằng, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ để cùng nhau phát triển... Nhưng Việt Nam cứ vi phạm dân chủ, vi phạm nhân quyền, làm những việc sai trái, Mỹ không thể chấp nhận...
Cho bà Pelosi nói đã đời, tôi mới nhỏ nhẹ đáp lại. Tôi nói thẳng: "Thưa bà, nếu nói về dân chủ, nhân quyền, Mỹ không đủ tư cách nói chuyện với Việt Nam đâu"….
Có thể nói để có được những thành công như hiện nay phải nhờ công sức, sự tài năng

Thứ Tư, 15 tháng 12, 2021

CÁI NẮM TAY VÔ CÙNG ĐẶC BIỆT CỦA THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH

Nắm tay là chủ đề mà người ta thường hãy nghĩ về tình yêu hay tình bạn. Tuy nhiên, ít ai biết trong chính trị nắm tay cũng là một phương thức ngoại giao vô cùng đặc biệt. Đơn cử như cái nắm tay của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane vừa qua.


Là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, quan hệ gắn kết anh em giữa hai dân tộc đã được hình thành và hun đúc trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Trong giai đoạn đấu tranh giải phóng đất nước, anh em Việt – Lào kề vai sát cánh chiến đấu trên tinh thần “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”. Mối quan hệ khăng khít giữa Lào và Việt Nam đã trở thành hình mẫu ngoại giao lý tưởng trên thế giới.
Cho tới thời điểm này, hai nước vẫn giữ mối quan hệ anh em khắng khít. Bởi vậy nên, ông Saysomphone Phomvihane sau khi được giao phó trọng trách Chủ tịch Quốc hội Lào đã chọn Việt Nam là nước công du đầu tiên. Và truyền thông hai nước cũng đã được đưa tin về một buổi gặp gỡ người anh em láng giềng vô cùng đặc biệt. Nó thể hiện ở cái nắm tay thân thiết của Thủ tướng Việt Nam dành cho Chủ tịch Quốc hội Lào. Chưa có một cuộc hội đàm nguyên thủ quốc gia nào lại diễn ra trong bầu không khí ấm áp và thân mật đến vậy. Không còn khoảng cách, chỉ còn tình anh em.
Chưa cần bàn đến kết quả mà hai nước đã đạt được sau chuyến thăm mà chỉ cần nhìn cách nắm tay, nụ cười rạng rỡ của Chủ tịch Quốc hội Lào là đã thấy thành công như thế nào rồi. Trong bối cảnh ngày càng gia tăng những tranh chấp và bất đồng giữa các nước trên thế giới, thì việc duy trì mối quan hệ Việt Lào càng có giá trị. Nó không chỉ là cầu nối để duy trì sự ổn định, thúc đẩy phát triển cuộc sống của người dân hai nước mà còn tạo ra tiếng nói đồng thuận, cùng hướng đến lợi ích chung theo đúng quy định của luật pháp quốc tế.
Một cái buông tay không cần tốn sức, nhưng để nắm được tay là cả một quá trình nỗ lực, cố gắng và đồng lòng. Thời gian qua, Chính phủ đã có những nỗ lực rất lớn để duy trì và giữ chặt mối quan hệ với người anh em Lào. Việt Nam là quốc gia đầu tiên hỗ trợ Lào phòng chống Covid-19. Việt Nam hiện cũng là một trong những nước dẫn đầu về đầu tư và là đối tác thương mại lớn của Lào. Hợp tác trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng tiếp tục đạt được kết quả quan trọng về nhiều mặt.
Năm 2021 là năm có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ hợp tác Lào-Việt Nam, kỷ niệm 44 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác (18/7/1977 – 18/7/2021) và kỷ niệm 59 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Lào-Việt Nam (5/9/1962 – 5/9/2021). Và rất đáng mừng là việc kết nối và duy trì mối quan hệ bền chặt này vẫn được các thế hệ lãnh đạo tiếp nối và trân trọng.

VĂN HÓA CÒN THÌ DÂN TỘC CÒN, VĂN HÓA MẤT THÌ DÂN TỘC MẤT.

Thực sự đau lòng cho thế hệ tương lai của đất nước. Làn sóng Hàn Quốc nhấn chìm văn hóa, lịch sử dân tộc
"Trong nửa tháng trở lại đây, cây hồng trăm năm tuổi ở thôn Khê Hạ, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) bất ngờ nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách khắp nơi tới tham quan, chụp ảnh. Hàng loạt bộ ảnh check-in tại địa điểm này được các bạn trẻ chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội.


Cũng từ đây, việc nhiều bạn trẻ chọn mặc trang phục cổ trang Hàn Quốc để chụp ảnh với cây hồng cổ gây tranh cãi. Theo những bạn trẻ này, hình ảnh cây hồng trĩu quả nằm cạnh bức tường gạch phủ rêu phong, cánh cổng gỗ bạc màu "y hệt" như cảnh tượng trong các bộ phim cổ trang Hàn Quốc.
Tôi thấy hình ảnh này đậm chất Việt Nam, là hình ảnh đặc trưng của làng quê Bắc bộ chứ đâu mang nét Hàn Quốc? Trang phục truyền thống Việt Nam rất đẹp sao các bạn không mặc? Đừng "râu ông nọ cắm cằm bà kia như vậy", một độc giả bày tỏ.
"Cây hồng rất đẹp. Tôi thì không phản đối việc các bạn trẻ mặc đồ Hàn Quốc nhưng mình có thể lựa chọn trang phục quê hương để vừa có ảnh đẹp vừa giới thiệu văn hóa nước nhà mà", một độc giả khác chia sẻ.
"Sao các bạn không thử mặc áo dài, nhật bình, tứ thân, cầm nón lá nhỉ?", một độc giả nêu ý kiến."

9 NĂM TÙ CHO PHẠM THỊ ĐOAN TRANG

Ngày 14-12, TAND TP Hà Nội đã tuyên án sơ thẩm 9 năm tù đối với bị cáo Phạm Thị Đoan Trang (SN 1978, trú tại phường Cát Linh, quận Đống Đa, TP Hà Nội) về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo quy định tại Điều 88, khoản 1 Bộ luật Hình sự năm 1999.


Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ ngày 16-11-2017 đến ngày 5-12-2018, bị cáo Phạm Thị Đoan Trang có hành vi làm, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra, bị cáo Đoan Trang còn trả lời phỏng vấn trên truyền thông nước ngoài với nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân.
Cụ thể, bị cáo Đoan Trang có hành vi tàng trữ các tài liệu: "Báo cáo tóm tắt về thảm họa môi trường biển Việt Nam"; "Đánh giá chung về tình hình nhân quyền tại Việt Nam"; "Báo cáo đánh giá về luật tôn giáo và tín ngưỡng năm 2016 liên quan đến việc thực hiện quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam".
Viện Kiểm sát nhân dân xác định các tài liệu trên có nội dung tuyên truyền "luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân, tuyên truyền thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Hội đồng xét xử xác định, hành vi của bị cáo Phạm Thị Đoan Trang là nguy hiểm cho xã hội, thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, xã hội, xâm phạm đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân. Bản thân bị cáo là người có trình độ nhận thức nhất định, bị cáo hiểu và biết rõ hậu quả hành vi vi phạm của mình nhưng vẫn tích cực thực hiện trong một thời gian dài, do vậy cần phải xử phạt nghiêm minh.
Hội đồng xét xử đánh giá bị cáo Phạm Thị Đoan Trang khai báo không thành khẩn, phạm tội nhiều lần nên quyết định áp dụng hình phạt tù với thời hạn nhất định mới có tác dụng giáo dục và phòng ngừa chung.

Trao tặng Giải thưởng Lenin cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 15/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng đã long trọng diễn ra Lễ trao tặng Giải thưởng Lenin của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên bang Nga cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng chí Lê-ô-nhít Ka-lát-xnhi-cốp, Phó Chủ tịch Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề về khối Cộng đồng các quốc gia độc lập, Liên kết Á-Âu và Kiều bào của Duma Quốc gia Nga, đã thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên bang Nga trao tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng Giải thưởng cao quý nhất của Đảng Cộng sản Liên bang Nga và Đảng Cộng sản Liên Xô.


Cùng dự buổi lễ có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, ông Võ Văn Thưởng – Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng và các cơ quan, tổ chức liên quan của Việt Nam; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền và lãnh đạo các cơ quan hợp tác về quốc phòng, văn hóa, khoa học của Liên bang Nga tại Việt Nam. Trước đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp thân mật đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Liên bang Nga.
Giải thưởng Lenin là phần thưởng cao quý nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên bang Nga. Việc Đảng Cộng sản Liên bang Nga trao tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Giải thưởng cao quý này nhân dịp 150 năm kỷ niệm ngày sinh của Lenin thể hiện sự trân trọng và ghi nhận đối với những đóng góp xuất sắc của Tổng Bí thư – nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, được đánh giá cao tại Nga và trên thế giới, trong việc phấn đấu vì công bằng, nhân văn và tiến bộ xã hội; vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và nghiên cứu làm phong phú lý luận và thực tiễn cho việc phát triển chủ nghĩa Mác-Lenin, cũng như những nỗ lực không ngừng nhằm củng cố quan hệ hữu nghị Việt Nam – Liên bang Nga.
Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung cho biết: “Giải thưởng Lenin là giải thưởng cao quý nhất của Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Liên bang Nga trao tặng cho các tổ chức, cá nhân ưu tú có những đóng góp to lớn và xuất sắc trong việc thúc đẩy tiến bộ, công bằng trong xã hội cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng như là trong vấn đề kết luận thúc đẩy lý luận và qua thực tiễn để thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa Mác-Lenin”.
Phát biểu tại buổi tiếp và tại Lễ Trao tặng Giải thưởng Lenin cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng chí Lê-ô-nhít Ka-lát-xnhi-cốp khẳng định, thành công của Việt Nam là minh chứng sinh động cho chủ nghĩa xã hội được hiện thực hóa.
Đảng Cộng sản Liên bang Nga luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với Đảng Cộng sản Việt Nam và mong muốn hợp tác giữa hai Đảng tiếp tục được tăng cường, góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga phát triển toàn diện vì lợi ích của nhân nhân hai nước, vì hòa bình, ổn định ở khu vực và quốc tế.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ sự xúc động và cảm ơn Đảng Cộng sản Liên bang Nga đã trao tặng Giải thưởng mang tên Lenin cao quý, coi đó không chỉ là sự ghi nhận đối với cá nhân ông mà còn là sự trân trọng và tình cảm của Đảng Cộng sản Liên bang Nga, đất nước và nhân dân Nga đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam; đồng thời thể hiện truyền thống quan hệ đặc biệt giữa Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam với Đảng Cộng sản và nhân dân Liên Xô trước đây, Liên bang Nga ngày nay.
Đánh giá cao những thành tựu mà Liên bang Nga đạt được trong phát triển đất nước, nâng cao vị thế quốc tế và những sự phát triển của Đảng Cộng sản Liên bang Nga, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây chính là nguyên nhân, là ngọn cờ tư tưởng và giúp nhân dân Việt Nam giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước trước đây, cũng như trong công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay.
“Đây cũng là dịp nhắc nhở chúng tôi sẽ tiếp tục củng cố, tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp truyền thống suốt bao nhiêu năm qua giữa nhân dân hai nước chúng ta. Chúng tôi hứa sẽ tiếp tục làm hết sức mình để củng cố quan hệ hữu nghị đoàn kết anh em, đồng chí giữa nhân dân Liên bang Nga và nhân dân Việt Nam, nhân dân Việt Nam và nhân dân Liên bang Nga và sự nghiệp của chúng ta sẽ phát triển hết sức lâu dài và đầy triển vọng”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng bày tỏ chân thành cảm ơn sự giúp đỡ to lớn, chí tình, hiệu quả mà nhân dân Liên Xô trước đây, Liên bang Nga ngày nay luôn dành cho nhân dân Việt Nam; khẳng định cùng Đảng Cộng sản Liên bang Nga và các đối tác Nga tiếp tục củng cố, tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga, quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước./.

Thứ Ba, 14 tháng 12, 2021

SỰ BÌNH THẢN KHÔNG HỀ SỢ SỆT CỦA NGƯỜI MẸ TRƯỚC THÚ DỮ

Trong chiến dịch "tìm và diệt" việt cộng (bộ đội ta và dân quân du kích)giặc Mỹ đã hành quân về Sơn Tịnh_Quảng Ngãi ,chúng bắt bớ tra khảo người dân để truy hỏi về việc có nuôi giấu bộ đội không ?hầu hết chúng nhận được là những cái lắc đầu 

.Trong ảnh là một người Mẹ đang bồng con ,chị rất bình thản không hề nao núng sợ sệt mặc dù bên cạnh chị là một tên lính mỹ có trên tay khẩu súng AR15 và cơ số đạn ...đây một hình tượng đẹp bất khuất của người phụ nữ VN trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc .Ảnh do pv nước ngoài chụp 1967

CÁI NẮM TAY VÔ CÙNG ĐẶC BIỆT CỦA THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH

Nắm tay là chủ đề mà người ta thường hãy nghĩ về tình yêu hay tình bạn. Tuy nhiên, ít ai biết trong chính trị nắm tay cũng là một phương thức ngoại giao vô cùng đặc biệt. Đơn cử như cái nắm tay của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane vừa qua.


Là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, quan hệ gắn kết anh em giữa hai dân tộc đã được hình thành và hun đúc trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Trong giai đoạn đấu tranh giải phóng đất nước, anh em Việt – Lào kề vai sát cánh chiến đấu trên tinh thần “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”. Mối quan hệ khăng khít giữa Lào và Việt Nam đã trở thành hình mẫu ngoại giao lý tưởng trên thế giới.
Cho tới thời điểm này, hai nước vẫn giữ mối quan hệ anh em khắng khít. Bởi vậy nên, ông Saysomphone Phomvihane sau khi được giao phó trọng trách Chủ tịch Quốc hội Lào đã chọn Việt Nam là nước công du đầu tiên. Và truyền thông hai nước cũng đã được đưa tin về một buổi gặp gỡ người anh em láng giềng vô cùng đặc biệt. Nó thể hiện ở cái nắm tay thân thiết của Thủ tướng Việt Nam dành cho Chủ tịch Quốc hội Lào. Chưa có một cuộc hội đàm nguyên thủ quốc gia nào lại diễn ra trong bầu không khí ấm áp và thân mật đến vậy. Không còn khoảng cách, chỉ còn tình anh em.
Chưa cần bàn đến kết quả mà hai nước đã đạt được sau chuyến thăm mà chỉ cần nhìn cách nắm tay, nụ cười rạng rỡ của Chủ tịch Quốc hội Lào là đã thấy thành công như thế nào rồi. Trong bối cảnh ngày càng gia tăng những tranh chấp và bất đồng giữa các nước trên thế giới, thì việc duy trì mối quan hệ Việt Lào càng có giá trị. Nó không chỉ là cầu nối để duy trì sự ổn định, thúc đẩy phát triển cuộc sống của người dân hai nước mà còn tạo ra tiếng nói đồng thuận, cùng hướng đến lợi ích chung theo đúng quy định của luật pháp quốc tế.
Một cái buông tay không cần tốn sức, nhưng để nắm được tay là cả một quá trình nỗ lực, cố gắng và đồng lòng. Thời gian qua, Chính phủ đã có những nỗ lực rất lớn để duy trì và giữ chặt mối quan hệ với người anh em Lào. Việt Nam là quốc gia đầu tiên hỗ trợ Lào phòng chống Covid-19. Việt Nam hiện cũng là một trong những nước dẫn đầu về đầu tư và là đối tác thương mại lớn của Lào. Hợp tác trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng tiếp tục đạt được kết quả quan trọng về nhiều mặt.
Năm 2021 là năm có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ hợp tác Lào-Việt Nam, kỷ niệm 44 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác (18/7/1977 – 18/7/2021) và kỷ niệm 59 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Lào-Việt Nam (5/9/1962 – 5/9/2021). Và rất đáng mừng là việc kết nối và duy trì mối quan hệ bền chặt này vẫn được các thế hệ lãnh đạo tiếp nối và trân trọng.

Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2021

TỔ CHỨC TRANG TRỌNG LỄ KỶ NIỆM 110 NĂM NGÀY SINH ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp quy mô cấp quốc gia sẽ được tổ chức vào ngày 22/12, nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (1944 - 2021) tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Bình.


Chương trình Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp gồm có 2 phần: Lễ dâng hương, dâng hoa tại Khu lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp (xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy), Khu mộ Đại tướng (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch), Nghĩa trang liệt sỹ Ba Dốc (huyện Bố Trạch), Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sỹ (tại thành phố Đồng Hới); Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổ chức tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Bình, được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên sóng VOV, VTV1, Truyền hình Quốc phòng, Truyền hình Nhân dân, Truyền hình Công an nhân dân và truyền hình các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Lễ kỷ niệm là dịp để tôn vinh, tri ân những công lao, đóng góp to lớn của Đại tướng đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; ghi nhớ những tình cảm thiêng liêng, sự quan tâm sâu sắc của Đại tướng với nhân dân cả nước nói chung, tỉnh Quảng Bình nói riêng và thể hiện lòng biết ơn vô hạn của Đảng bộ, quân, dân Quảng Bình đối với công lao to lớn của Đại tướng.
Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp như: Tổ chức đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân với chủ đề: “Học tập và noi gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quyết tâm xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng Quảng Bình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Bắc Trung Bộ”; phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng ở tất cả các cấp, ngành, địa phương, đơn vị; phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp Quốc gia kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp./.

ĐIỆP VIÊN MANG BÍ SỐ 110

Thiếu tá Lê Quang Ninh, chỉ huy trưởng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 50 (viết tắt là 1/50) thuộc Sư đoàn 25 VNCH.
Ông thực chất là một điệp viên mang bí số 110 của Trung ương Cục miền Nam, được cài cắm và ẩn mình trong quân lực VNCH hơn 10 năm để rồi làm cú chốt: dẫn đơn vị mang đầy đủ vũ khí, khí tài đi thẳng vào vùng giải phóng để “đầu hàng” ngày 28/4/1975.


Lê Quang Ninh sinh năm 1942, tại xã Đạo Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là tp Mỹ Tho). Cha ông là một cán bộ tiền khởi nghĩa đã từng bị Pháp bắt 3 lần. Ông là con áp út trong số 8 anh chị em. Tất cả các anh chị của ông đều tham gia hoạt động cách mạng kháng Pháp, chống Mỹ. Sau này, mẹ ông được phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng. Ông được kết nạp Đảng năm 1963.
Năm 1963, sau khi tốt nghiệp tú tài toàn phần, ông được ông Mười Hòa - Trưởng ban Binh vận tỉnh yêu cầu phải đăng ký học khóa sĩ quan trù bị Thủ Đức để hoạt động nội tuyến. Cuối năm 1964, tốt nghiệp khóa sĩ quan ở Thủ Đức, ông trở thành sĩ quan thuộc Sư đoàn 25 VNCH. Một buổi chiều đầu tháng 4/1975, thiếu tá Lê Quang Ninh nhận được chỉ thị mật của Ban Binh vận Trung ương Cục miền Nam: "Từ ngày 25 đến 28/4, phải tổ chức tiểu đoàn làm binh biến, về với cách mạng".
Ngày 25/4/1975, từ hai hướng Phước Chỉ (Trảng Bàng) và Trung Hưng (Trung Lập Thượng, Củ Chi) Quân đoàn 3 đã tạo thành gọng kìm áp sát tuyến phòng thủ của Sư đoàn 25 VNCH. Khi các máy bay L.19 do thám bay trên bầu trời Trảng Bàng, Gò Dầu báo cáo đã nhìn thấy "Cộng quân". tướng Lý Tòng Bá vội đưa lực lượng ứng cứu cơ động (Tiểu đoàn 1/50 và Thiết đoàn 10) lên án ngữ Lộc Giang.
Sáng ngày 28/4/1975, nhận được lệnh rút quân về Đồng Dù, "thiếu tá" Lê Quang Ninh biết đã đến lúc lật lá bài tẩy. Ông đề nghị cho tiểu đoàn mình đi trước mở đường, 2 tiếng sau các xe tăng của Thiết đoàn 10 mới di chuyển theo. Đề nghị này được chấp nhận. Khi dừng lại ở đình Gia Lộc, ấp Gia Huỳnh (Trảng Bàng). Thiếu tá Ninh thấy đây là địa điểm thuận lợi để tổ chức ly khai phản chiến. Ông mời các sĩ quan trong ban chỉ huy tiểu đoàn, 4 sĩ quan đại đội trưởng hội ý tại chỗ.
Bằng lời lẽ chân thành, thiếu tá Ninh phân tích tình hình chính trị Sài Gòn: "Tổng thống Thiệu và Thủ tướng Khiêm đã bỏ chạy tháo thân ra nước ngoài, Bộ Tổng tham mưu không còn ai. Ta tiếp tục chiến đấu thì chiến đấu cho ai, có ích lợi gì? Tình hình này ta phải tự cứu lấy mình. Tôi yêu cầu các anh em cùng với tôi ly khai quân đội VNCH trở súng về với quân Giải phóng". Mọi người bất ngờ nhưng chẳng ai có ý kiến gì. "Thiếu tá" Ninh tự giới thiệu mình là người của Mặt trận Giải phóng miền Nam rồi đọc chính sách 7 điểm của Mặt trận. Ông kết thúc bằng câu hỏi: "Anh em có đồng ý phản chiến không?". Tất cả đồng loạt giơ tay.
Đại úy Tiểu đoàn phó Bùi Văn Nam Sơn được ông cử đi bắt liên lạc với Quân Giải phóng. Đại úy Nam Sơn và hai người lính đeo máy truyền tin vô tuyến, không vũ khí, cột võng lên cây tre làm cờ ám hiệu, chạy xe Jeep hướng về phía Quân Giải phóng đang đóng quân. Bùi Văn Nam Sơn được các cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 98 (Quân đoàn 3 QĐND Việt Nam) tiếp đón.
Hầu hết các đơn vị khác của tuyến phòng thủ Tây Bắc đều mất tinh thần khi nghe tin lực lượng ứng cứu cơ động đã phản chiến. Các đơn vị tuyến phòng thủ Củ Chi tan rã dần. Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 50 lui về rừng cao su cạnh chợ Củ Chi rồi tan hàng. Thiết đoàn 10 rời Lộc Giang, chia ra từng tốp nhỏ ba bốn chiếc chạy về Chà Rầy, đâm thẳng về hướng Củ Chi rồi cũng tự giải tán. Tiểu khu Tây Ninh, Chi khu Trảng Bàng, Chi khu Gò Dầu tự tan hàng mà không có giao tranh gì. Trung đoàn 49 và một số binh sĩ địa phương quân Đức Hòa lùi về tuyến phòng thủ của Biệt khu thủ đô, rồi tan rã trên cánh đồng An Hạ.
Sau chiến tranh, điệp viên Lê Quang Ninh được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng nhất và hạng ba. Ông mất ngày ngày 20/6/2018 tại TPHCM.