KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2021

QUỐC CƠ - QUỐC NGHIỆP PHÁ KỶ LỤC THẾ GIỚI CỦA CHÍNH MÌNH NHƯ THẾ NÀO?


Tối 23-12, lúc 19h giờ Việt Nam (13h giờ Tây Ban Nha), anh em nghệ sĩ Quốc Cơ - Quốc Nghiệp đã khiến người hâm mộ vỡ òa khi xuất sắc phá kỷ lục thế giới của chính mình khi đi trên 100 bậc thang nhà thờ Girona trong 53 giây.


Có mặt tại sự kiện, có các quan chức nhà thờ và chính quyền thành phố Girona, Tây Ban Nha và báo chí quốc tế. Có cả kiều bào đã đi từ Barcelona đến cổ vũ cho Quốc Cơ - Quốc Nghiệp và khá đông khán giả Tây Ban Nha đến chứng kiến sự kiện.
Thời tiết ở Tây Ban Nha đang rất lạnh nhưng thật may mắn ở thời khắc Quốc Cơ - Quốc Nghiệp thực hiện xác lập kỷ lục nhiệt độ đã tăng lên 16 độ C.
Sự may mắn này đã hỗ trợ rất tốt để hai nghệ sĩ xiếc Việt Nam có thể thực hiện việc giữ thăng bằng trên đầu đi trên 100 bậc thang trong 53 giây mà không gặp bất cứ trục trặc nào.
Một thành tích tuyệt vời của hai nghệ sĩ xiếc sau những lo lắng về việc hạn chế tập luyện do ảnh hưởng dịch bệnh.
Dưới đây là chùm ảnh anh em Quốc Cơ - Quốc Nghiệp xác lập kỷ lục tại nhà thờ Girona:

VÀO MỘT NGÀY NÀO ĐÓ, HỌ SẼ TẠM BIỆT CHÚNG TA NHƯNG NHỮNG GÌ HỌ LÀM LUÔN LÀ BẤT DIỆT

Một tờ báo của Nga nói về cuộc diễu binh Ngày Chiến Thắng: “Có một điều mà chúng ta phải đối diện, đó là việc những cựu binh vĩ đại ngày xưa sẽ xuất hiện thưa dần tại Quảng trường Đỏ, rồi có một ngày, sẽ không còn ai nữa. Có người sẽ hỏi rằng, những chiến công và những anh hùng có tồn tại thật không”.
Tổng thống Vladimir Putin cho biết, hàng năm, đều có hàng ngàn, hàng trăm ngàn người mang theo di ảnh của người thân tham gia cuộc diễu hành.


“Chúng tôi sẽ không bao giờ lãng quên và tôi tin rằng họ - người thân, thế hệ sau của những anh hùng, cũng sẽ nghĩ như vậy”.
Có một điều hiển nhiên thế này, chúng ta càng phát triển hơn, càng hiện đại hơn, thì những anh hùng sẽ dần tạm biệt chúng ta. Mỗi năm, chúng ta đều phải nói lời tạm biệt mà trong thâm tâm không bao giờ muốn. Có một bác cựu chiến binh từng tham gia chống Mỹ và chiến dịch Tây Nam, chia sẻ bài đăng về lễ kỉ niệm 110 năm ngày sinh của tướng Giáp cùng ngày Thành lập QĐND Việt Nam của Thông tin Chính phủ với dòng viết: “Cứ mỗi lần hội họp, lại thấy ít dần. Đồng đội!”.
Có một bác cựu chiến binh già, cầm đàn guitar hát cho đồng đội đang nằm trong nấm mộ nghe. Có một bác khác, cầm theo di ảnh của một người bạn thân tham gia một buổi lễ, đôi chân không lành lặn do vướng mảnh bom mìn. Có một bác cứ sáng sớm là đi lại quan làng, bác nói là do vẫn còn ám ảnh tiếng hành quân vào mỗi sáng sớm.
Không có chiến tranh, không có anh hùng. Không có anh hùng thì không có chiến thắng. Nhưng mỗi một chiến thắng lại có nhiều anh hùng ngã xuống hoặc bị thương, đó là một cái giá đắt và chúng ta phải luôn nhớ cũng như không được phép lãng quên.
Trên trang Cơ quan lưu trữ quốc gia Hoa Kỳ đăng tải thông tin về sự kiện Homecoming - sự kiện trao trả 600 phi công, lính Mỹ trước khi Mỹ rút quân toàn bộ khỏi miền Nam Việt Nam, có bình luận: “Tướng Giáp giỏi hơn những gì mà chúng tôi có. Họ có thứ niềm tin mà chúng tôi không có được. Chúng tôi áp đảo về hỏa lực, công nghệ năm này qua năm khác, họ vẫn đáng bại chúng tôi. Làm sao mà chúng tôi có thể đánh bại họ trong 4 năm mà thua Việt Nam trong 20 năm? Bởi vì chúng tôi không thể đe dọa được họ”.
Họ là những người anh hùng không bị khuất phục trước bom đạn của chiến tranh. Nhưng họ không thể chống lại được thời gian. Với thế hệ chúng ta và sau này, việc ghi nhớ và chống lãng quên là một nhiệm vụ bắt buộc.

ĐẤU TRANH LÀM RÕ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG QUÂN PHỤC QUÂN ĐỘI TRÁI PHÁP LUẬT

Thực hiện Mệnh lệnh của Giám đốc Công an tỉnh về ra quân trấn áp các loại tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự những tháng cuối năm 2021 và Tết Nguyên đán năm 2022. Lực lượng An ninh, Công an huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) đã tập trung nắm tình hình, kịp thời phát hiện đối tượng Trần Thị V., sinh năm 1991, trú tại xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đã mặc, sử dụng quân phục của Quân đội nhân dân Việt Nam trái pháp luật. Trần Thị V. đã đặt mua quân phục trên mạng Internet rồi sử dụng và đăng ảnh lên trang facebook cá nhân. Trên mạng xã hội, Trần Thị V tự nhận quân nhân đang công tác tại Ban Chỉ huy Quân sự huyện Quỳnh Phụ.


Ngay sau khi phát hiện vụ việc, Công an huyện Quỳnh Phụ đã gọi hỏi, răn đe Trần Thị V. Qua xác minh ban đầu, mục đích đối tượng Trần Thị V. mặc, sử dụng quân phục Quân đội trái phép rồi đăng lên mạng xã hội để sống ảo, câu view, câu like, làm tăng uy tín của bản thân phục vụ cho việc bán hàng thuận lợi và có thể giao lưu, kết bạn, nói chuyện với nhiều người. Hành vi của Trần Thị V. đã vi phạm quy định về sử dụng quân trang, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Quỳnh Phụ nói riêng, đồng thời gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Sau khi làm việc với cơ quan Công an, chị Trần Thị V. đã giao nộp toàn bộ số quân trang sử dụng trái phép. Hiện Công an huyện Quỳnh Phụ đang hoàn tất hồ sơ, xử lý vụ việc theo đúng quy định của pháp luật. Công an huyện Quỳnh Phụ đề nghị người nhân nêu cao tinh thần cảnh giác, khi phát hiện trường hợp mang, mặc, sử dụng trái phép quân phục của lực lượng vũ trang, giả danh Công an, Quân đội, hãy báo ngay với cơ quan Công an nơi gần nhất để xử lý kịp thời./.

Thứ Ba, 21 tháng 12, 2021

ĐỪNG MANG TIỀN VỀ QUÊ MUA ĐẤT NỮA, XIN CÁC ÔNG BÀ ĐẤY!!!

Chứng kiến cảnh từng đoàn ô tô tìm về mua đất, tôi không khỏi buồn phiền và lo lắng cho tương lai ở vùng quê bình yên của mình.
Ngoài 50 tuổi rồi, tôi chưa bao giờ chứng kiến cảnh tượng từng đoàn xe ô tô tìm về quê mua đất như thời gian gần đây. Đất đầu làng cũng đã đẩy giá lên vài tỷ đồng 1 lô. Vũng trâu đằm sâu tít trong ngõ cũng rao bán 400 – 500 triệu.


Người người bán đất, nhà nhà bán ao. Bán xong thì xây cái nhà to đùng dù ít người ở. Có tiền thì mua sắm ô tô, xe máy. Rồi sinh ra ăn chơi, đàn đúm. Trẻ con cũng đua đòi tóc xanh, tóc đỏ. Tự dưng có tiền tỷ mà. Không tiêu thì cũng chẳng biết làm gì hơn.
Cứ như vậy, tầm 5-10 năm nữa, sẽ sinh ra một thế hệ vô công rỗi nghề. Học hành thì lôm côm, nghề ngỗng thì không có. Tôi có thể hình dung ra một viễn cảnh không mấy tươi sáng của vùng quê nghèo của mình từ cái giàu có giả tạo nhờ bán đất hiện nay.
Những người ở xa mua đất, họ sẽ không chuyển về đây ở, đó là điều chắc chắn. Họ sẽ mua đi, bán lại cho người khác kiếm lời. Cứ như thế, đất thì bỏ hoang nhưng giá sẽ đẩy lên cao nữa. Những người dân quê chúng tôi sau này muốn có miếng đất làm nhà thì không đủ tiền mua.
Tôi chỉ mong, hoạt động mua bán đất ở những vùng nông thôn như quê tôi được kiểm soát. Để không biến một vùng quê nghèo chạy theo sốt đất và sự giàu có giả tạo. Tôi mong các ông bà ở phố có tiền, đừng mang về quê thu gom đất nữa. Tôi xin các ông bà đấy!

THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH DÂNG HƯƠNG TƯỞNG NIỆM ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Ngày 21/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác Trung ương đã dự lễ viếng, dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nơi yên nghỉ của Đại tướng ở khu vực Đảo Yến - Vũng Chùa, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2013), nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Quân uỷ Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại biểu Quốc hội từ khoá I đến khoá VII; là nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh; người chiến sĩ cách mạng kiên trung; vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam; nhà quân sự, vị tướng nổi danh trong lịch sử thế giới.


Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 tại xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình có truyền thống dạy học, yêu nước, một miền quê giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng.
Trải qua hơn 80 năm hoạt động cách mạng liên tục, phong phú và sôi nổi, cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và Quân đội ta.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cán bộ, chiến sĩ Quân đội yêu mến, kính trọng, suy tôn là “Người anh Cả” của Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhận được sự ngưỡng mộ, kính trọng của nhiều nguyên thủ quốc gia, chính khách, học giả, nhà sử học, nhà báo, nhà văn và đông đảo nhân dân thế giới.
Là người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được sống và làm việc thời gian dài bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, được Bác rèn luyện, Đại tướng đã nỗ lực phấn đấu học tập ý chí, tư tưởng, đạo đức, tác phong, lối sống, luôn tu dưỡng rèn luyện, nói và làm theo gương Bác Hồ vĩ đại. Ở Đại tướng luôn sáng ngời những phẩm chất, nhân cách cao đẹp của anh Bộ đội Cụ Hồ.
Thông tin Chính phủ

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2021

THÔNG NÃO...

Chuyện tắc biên năm nào cũng có, hài một cái là mỗi lần thế thì một lô lốc chuyên gia kinh tế từ online đến offline vào kêu gào đòi.... đóng biên với Trung Quốc luôn để kiếm thị trường khác mà xuất (chắc họ quên rằng chính họ cách đây chừng 2 năm đã kêu gào đòi "đóng cửa biên giới". Giờ thực tế xảy ra chỉ mới bằng một phần nhỏ của điều chính họ yêu cầu thôi đó).


Nói ngoài đầu chút thì Việt Nam mở rộng nhiều thị trường là điều cần thiết, nhưng không phải vì để làm mấy trò "lật mặt" với thị trường tỷ 5 dân, các thị trường khác chỉ là để đa dạng hóa nguồn xuất cho Việt Nam, chứ cứ thử nhìn Việt Nam xuất được chục tấn nông sản sang Nhật Bản thì các chuyên gia kinh tế đã vỗ tay ăn mừng như sự kiện tầm cỡ quốc tế thì giờ với hơn 5.000 cont đang kẹt ở biên giới với Tàu thì quy ra là bao nhiêu tấn??
Cần nói rõ thì không chỉ tại các cửa khẩu Việt Nam, nông sản xuất sang Trung Quốc đang kẹt cứng trên biển, trên các kho hàng đường sắt của tuyến liên vận quốc tế Á - Âu. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp xuất khẩu từ các nơi trên thế giới “đang chai mặt” trước các quy định kiểm dịch của Trung Quốc.
Trước bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng và thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc tăng vọt, riêng hoa quả, ngũ cốc, các loại hạt và thịt cộng lại đã gần 80 tỷ đô la Mỹ, chính quyền Trung Quốc phải siết chặt kiểm soát nhập khẩu. Trên thực tế, các quy định này đã được ban hành từ ngày 01/10/2017, tuy nhiên trước sức ép khiếu nại của Châu Âu lên WTO yêu cầu Trung Quốc giải thích tại sao pho mát, bột mì, và rượu mạnh lại nằm trong nhóm kiểm soát chặt, Trung Quốc đã dời lịch áp dụng sang hết năm 2019, sau đó lại lui hạn đến đầu năm 2022.
Hải quan Trung Quốc đã đánh tiếng từ tháng 4/2021 về việc siết quy định nhập khẩu vào đầu năm 2022. Trung Quốc sẽ áp dụng kiên quyết không khoan nhượng các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm với mặt hàng có ngày sản xuất từ ngày 01/01/2022.
Mà mấy anh có container đang kẹt ở biên than vậy thôi chứ khổ vậy mà chẳng anh nào phá sản, năm sau lại xuất nhiều hơn năm trước. Mấy thông tin này mang ra để ép nông dân bán rẻ thôi chứ xuất 10 container, thì 2-3 containner là đủ vốn, còn lại toàn tiền lãi đấy (nhiều hay ít thôi, có điều ai chả muốn lãi nhiều)... Yên tâm là ít lâu nữa sẽ thông quan cả thôi.
Và tôi chưa nói các mặt hàng khác, riêng nông sản xứ này với tiêu chuẩn EU-Mỹ thì có mạt kiếp chúng nó cho nhập khẩu đại trà, chả có thằng nào vừa tiêu thụ nhiều, vừa tiêu chuẩn dễ tính như thằng Tàu cả.
Tóm lại, Trung Quốc siết chặt kiểm soát phòng dịch một phần là do Việt Nam đang là tâm dịch của Châu Á (mà thực ra các nước quanh Trung Quốc đều đang đóng biên cả rồi), phần to hơn là số người lao động ở biên giới của Trung Quốc làm xuất nhập khẩu cũng giảm đi vì họ về quê ăn Tết sớm do khi về địa phương họ sẽ bị cách ly từ 21-28 ngày, và phần cuối quan trọng nhất là tiêu chuẩn nhập khẩu hàng thực phẩm nông sản vào Trung Quốc cũng được nâng lên để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (đã thông báo trước mấy năm).
Chưa kể, mấy chuyên gia đòi đóng biên, đòi tìm thị trường khác đã nghĩ đến việc Việt Nam xuất sang Trung Quốc chủ yếu là nông sản, còn hàng Việt Nam nhập về toàn linh kiện, thiết bị, máy móc, nguyên liệu… Thử không nhập được hàng Trung Quốc về xem, cả nền sản xuất và thương mại sẽ chết sặc tiết. Cây trồng nhập phân thuốc Tàu, chăn nuôi nhập cám Tàu, sản xuất nhựa nhập hạt nhựa Tàu, dệt may nhập sợi vải Tàu, vân vân mây mây...
Nhờ ở gần Tàu nên nhập nguyên vật liệu về rất rẻ và nhờ đó nên hàng Việt Nam mới có lợi thế cạnh tranh với các nước khác. Không mua nguyên vật liệu của Tàu là chi phí đội lên, giá bán tăng vọt, đếch bán được cho ai nữa… Cứ thử đóng biên 3 tháng xem thằng nào chết trước thằng nào?
P/s: mà thử đóng biên xem, dân Thái nó đốt vàng mã cám ơn công đức vô lượng của Dân Việt Nam ngay... nhất là khi Thái Lan đang hưởng lợi lớn từ việc ăn ké đường sắt thông quan vào Trung Quốc qua Lào.

GIÁ KIT TEST COVID-19 "NHẢY MÚA"

Mark nói “Nếu lợi nhuận 100% thì nó chà đạp lên mọi luật lệ của loài người, lên đến 300% thì có treo cổ lên nó cũng sẽ làm”.
Loạt thông tin trên báo chí những ngày này khiến dư luận bất bình, căm phẫn, dù đã đoán trước được chuyện gì đến rồi cũng sẽ đến khi cách đây chưa lâu, giá kit test Covid-19 “nhảy múa” giữa lúc đại dịch căng thẳng.
Đó là việc Cơ quan điều tra khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Phan Quốc Việt, tổng giám đốc công ty cổ phần công nghệ Việt Á; ông Phạm Duy Tuyến, giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hải Dương và một loạt đồng phạm để điều tra những sai phạm trong việc nâng khống giá bộ xét nghiệm Covid-19.


Họ chính là những kẻ tối mắt vì tiền, phá hoại đất nước
Trước đó, ngày 10/12, C03 Bộ Công an cũng đã khám xét khẩn cấp 16 địa điểm tại 8 địa phương gồm Hà Nội, TP.HCM, Hải Dương, Thừa Thiên - Huế, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Nghệ An và triệu tập ghi lời khai trên 30 đối tượng có liên quan.
Theo Cơ quan điều tra, Phan Quốc Việt và các đối tượng của Việt Á đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá, xác định giá bán là 470.000 đồng/kit; thỏa thuận và chi tiền phần trăm hợp đồng cho lãnh đạo bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố trong quá trình cung cấp sản phẩm.
Cơ quan cảnh sát điều tra cho biết, Việt Á đã cung ứng kit test Covid cho CDC và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành với doanh thu khoảng gần 4.000 tỷ đồng. Trong lúc đó, chỉ riêng Tuyến đã được Việt lại quả gần 30 tỉ đồng. Điều này khiến dư luận đặt nghi vấn, CDC và các cơ sở y tế của 61 tỉnh thành khác liệu có “miễn dịch” trước sức tấn công bằng bom tấn “huê hồng” của Việt?
Táng tận lương tâm
30 tỉ, nếu là loại mệnh giá 500.000 đồng thì sẽ có 600 cọc. Một núi tiền chất trước mặt khiến cho họ - những Phạm Duy Tuyến ấy - lóa mắt, sẵn sàng rũ bỏ lương tâm thầy thuốc, chà đạp lên nỗi đau khổ của người bệnh và đồng bào, bất chấp việc cả nước đang lao đao vì đại dịch.
Tôi bỗng liên tưởng đến câu nói của Marx được học hồi còn sinh viên, đại ý: “Nếu lợi nhuận 100% thì nó chà đạp lên mọi luật lệ của loài người, lên đến 300% thì có treo cổ họ cũng sẽ làm”. Họ ở đây là những nhà tư bản. Điều Marx muốn nói là một sự phủ định, nhà tư bản sẵn sàng phủ định chính mình vì sự phát triển, và “lợi nhuận” chỉ là một cách nói, một cách ví von về sự phát triển.
Câu nói ấy, trong bối cảnh ngày nay, xem ra lại vận vào những kẻ nắm trong tay chút quyền lực nhưng tối mắt vì tiền.
Tháng 4 năm ngoái, Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm bị khởi tố và bắt tạm giam vì vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng trong việc mua sắm máy xét nghiệm Covid-19.
Những tưởng vụ ông Cảm sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh, thế nhưng những kẻ rắp tâm lợi dụng dịch bệnh móc túi dân, đục khoét ngân sách nhà nước vẫn không hề biết sợ. Vài ba tỉ vơ vét của ông Cảm nhờ nâng khống giá máy xét nghiệm chẳng thấm vào đâu so với 30 tỉ mà ông Tuyến thu gom từ hàng vạn kit xét nghiệm.
Họ quả là táng tận lương tâm giữa lúc hàng triệu người dân khốn khổ, hàng ngàn cán bộ, nhân viên y tế, chiến sĩ quân đội, công an, tình nguyện viên vào tâm dịch bất chấp hiểm nguy cứu giúp đồng bào; giữa lúc dân mình, cả những người nghèo nhất cũng nhường cơm sẻ áo, góp từng mớ rau, cân gạo, quả trứng… chia sẻ, động viên đồng bào nơi tâm dịch.
Họ táng tận lương tâm khi hàng trăm nhân viên y tế - đồng nghiệp của họ - đang ngày đêm vật lộn với công tác chống dịch đầy căng thẳng hiểm nguy nhưng mức lương được hưởng lại rất bèo. 5 đến 6 triệu đồng/tháng là mức lương của nhân viên y tế cơ sở hiện nay sau 15, 20 năm công tác.
Lương thấp, chống dịch căng thẳng hàng tháng trời nhưng tiền hỗ trợ chống dịch (dù chỉ từ 3-5 triệu đồng/tháng, tùy mức) thì chưa thấy đâu. Sức khỏe giảm sút nghiêm trọng, lương bèo bọt, chưa biết khi nào có tiền hỗ trợ chống dịch… là những lý do khiến nhiều nhân viên y tế phường ở quận 1, TP.HCM chuẩn bị xin nghỉ việc. Tại thành phố lớn nhất cả nước, năm 2020 có 597 nhân viên y tế xin nghỉ việc và chỉ 10 tháng đầu năm nay đã có thêm 968 trường hợp.
Theo báo chí, dự toán tổng kinh phí hỗ trợ thu nhập theo số lượng nhân viên y tế hiện tại của TP.HCM là hơn 8,5 tỷ đồng/tháng, tức chỉ nhỉnh hơn ¼ số tiền mà ông Phạm Duy Tuyến đút túi được từ thương vụ làm ăn với Phan Quốc Việt.
Ngoài Hải Dương, một số tỉnh thành khác cũng mua kit test của Việt Á với mức giá từ 470.000đ trở lên. Cụ thể, Bắc Ninh mua 10.000 bộ với giá 470.000đ/kit, Nam Định mua 13.536 bộ giá 509.250đ/kit, Đà Nẵng mua 70.000 bộ, giá 509.250đ/kit.
Xem ra, câu chuyện giá kit xét nghiệm “nhảy múa” mấy tháng trước nay mới đến hồi cao trào. Cái kit xét nghiệm bé tí mà có sức mạnh ghê gớm, nó làm rớt mặt nạ bao nhiêu kẻ đạo đức giả trước nhân dân.

Chủ Nhật, 19 tháng 12, 2021

VIỆT NAM GIỜ ĐÃ KHÁC RỒI..

Liên tiếp trong 3 ngày (14 - 16/12/2021), Việt Nam đã đưa ra xét xử 3 vụ án liên quan đến tội tuyên truyền chống Nhà nước và tuyên phạt tù 4 “nhà dân chủ cuội” với tổng số án tù lên đến 35 năm tù giam.
Lẽ thường đây sẽ là dịp mà các nhà ngoại giao Mẽo và đồng minh sẽ lợi dụng để "lên đồng", nào là ra tuyên bố rồi thông cáo báo chí lên án “Việt Nam vi phạm nhân quyền” này kia đủ các thể loại. Ấy thế mà lần này lại khác hẳn, về cơ bản là thấy im ắng lạ thường, có chăng thì cũng chỉ là vài "tiếng kêu" lạc quẻ của vài k.ẻ "cố đấm ăn xôi" ra điều bênh vực "đồng bọn" để kiếm cơm b.ẩn thôi...
Các vụ xét xử này, nếu như các năm trước, Việt Nam mà xét xử mấy k.ẻ này thì cũng còn phải "rào trước đón sau" chút ít vì anh Mẽo và mấy anh EU hay giở trò "can thiệp", nhưng thời gian gần đây cứ gọi là "phang thẳng cánh" chẳng phải sợ "bố con th.ằng nào"..
Điều đó chứng tỏ rằng:


Thứ nhất, vị thế của Việt Nam bây giờ đã hoàn toàn khác trước, cái tầm của Việt Nam đã khác trước nên không dễ để gây sức ép với Việt Nam như trước kia.
Thứ hai, anh Mẽo và mấy anh đồng minh giờ cũng không mặn mà lắm với l.ũ chuyên “ăn mặn đ.ái khai” mang tên “dân chủ Việt” nữa. Chúng chả làm được cái trò trống gì cho nên cơm cháo mà ngược lại chỉ làm cho uy tín của Mẽo và vài anh đồng minh bị ảnh hưởng mà thôi.
Chưa kể, chúng lại vi phạm pháp luật Việt Nam một cách trắng trợn thế, can thiệp và bao che cho chúng thì chỉ có "em đeo mo vào mặt". Với lại, bản thân Mẽo và vài anh đồng minh cũng đang có cả đống công việc phải làm, kể cả vấn đề "nhân quyền" trong nước của mình nên sức đâu mà bao sân, mà can với thiệp...
Thế nên giờ các "con giời" mà không ngoan, cứ ngày đêm xuyên tạc, chống phá rồi vi phạm pháp luật thì chỉ có vào đội tuyển Juventus (bóc lịch, ăn cơm cân, mặc áo số) thôi. Thế nên đừng có dại mà giỡn mặt với pháp luật Việt Nam!!! Việt Nam giờ khác rồi..

PUTIN - CON ĐƯỜNG TRỞ THÀNH TỔNG THỐNG

Chứng kiến những ngày thoái trào của Liên Xô và nỗi chật vật của gia đình, Putin dấn thân vào chính trị với mong muốn khôi phục vị thế nước Nga.
"Chúng ta cần thừa nhận hồi kết của Liên Xô là thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ. Riêng với dân tộc Nga, sự kiện là một tấn bi kịch", Tổng thống Nga Vladimir Putin chia sẻ trong thông điệp liên bang năm 2005, đề cập những ngày tháng hỗn loạn của đất nước sau khi Liên Xô tan rã năm 1991.


Giai đoạn mà Putin gọi là "tấn bi kịch" đó diễn ra đầy sóng gió đối với phần lớn người dân nước này, kể cả gia đình ông.
Lyudmila Putina, vợ cũ Putin, năm 2000 từng kể rằng gia đình ông bà "lúc nào cũng phải đếm kỹ từng đồng" trong những năm tháng hậu Xô viết. Trong phim tài liệu "Nước Nga, chương sử mới", được hãng thông tấn RIA Novosti công bố một trích đoạn hôm 12/12, Putin cũng thừa nhận ông lúc đó đã phải đi làm thêm để kiếm tiền đỡ đần gia đình.
"Tôi chạy ôtô, như một tài xế chở khách thuê. Thật lòng mà nói, kể về chuyện này không thoải mái gì, nhưng thật không may nó đúng là như vậy", ông kể.
Theo sử gia Shaun Walker, giai đoạn thoái trào của Liên Xô đã ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ của Putin, một sĩ quan tình báo mới 37 tuổi. Tháng 12/1989, ông bất lực dõi theo biển người tràn qua trụ sở Stasi, cơ quan phản gián Đông Đức, tại thành phố Dresden và chuẩn bị ập vào văn phòng thường trực của Ủy ban Tình báo Nhà nước Liên Xô (KGB). Trung tá Putin thử mọi cách liên lạc để đề nghị các lực lượng vũ trang tăng viện nhưng không ai đến giúp.
Để bảo vệ mạng lưới điệp viên và kho hồ sơ mật, Putin đã liều mình đối diện đám đông, tuyên bố với họ rằng bên trong văn phòng vẫn còn lực lượng cảnh vệ vũ trang, sẵn sàng bắn hạ những kẻ xâm nhập.
Hành động liều lĩnh của ông đã thành công, Putin bảo vệ được bản thân cùng các đồng nghiệp trong văn phòng KGB. Tuy nhiên, sử gia Walker cho rằng sự kiện đã để lại trong tâm trí Putin cảm giác mất mát to lớn, thôi thúc ông nuôi dưỡng khát vọng khôi phục vị thế cho đất nước trên trường quốc tế.
"Tôi có cảm giác đất nước mà tôi vốn biết đã không còn nữa. Nó đã biến mất", Putin trả lời các nhà báo quốc tế trong một cuộc phỏng vấn năm 2000.
Một năm sau sự kiện ở Dresden, Putin cùng gia đình trở về Leningrad, thành phố sau này được đổi tên thành St. Petersburg. Ông được nhận vào Đại học Leningrad, trở thành trợ lý phụ trách quan hệ quốc tế cho hiệu trưởng Stanislav Petrovich Merkuriev, giữa thời điểm tương lai của KGB còn mơ hồ.
Chia sẻ trong quyển sách "Góc nhìn thứ nhất: Bản tự họa chân thật của Tổng thống Nga Vladimir Putin", ông xác nhận chỉ huy KGB đã ngỏ ý đưa ông đến Moskva khi về nước, nhưng ông đã từ chối cơ hội này.
Putin cho biết ông cảm thấy thời điểm đó "đất nước không có tương lai" và ông không thể chấp nhận "ngồi yên trong hệ thống cũ", trong khi gia đình còn vợ và hai con nhỏ tuổi.
"Tôi rất hạnh phúc khi tìm được việc làm ở Đại học Leningrad. Tôi nhận việc với hy vọng có thể vừa làm vừa viết luận văn tiến sĩ và nếu có cơ hội sẽ tiếp tục ở lại công tác", cổng thông tin Điện Kremlin dẫn lại hồi tưởng của Tổng thống Nga về cột mốc này.
Lyudmila Putina nói hai vợ chồng từng kỳ vọng đất nước đổi mới mạnh mẽ sau "Perestroika", cuộc cải tổ 1986-1989 của Tổng bí thư Mikhail Gorbachev. Thế nhưng khi về nước vào năm 1990, gia đình Putin nhận thấy mọi thứ không có bất kỳ thay đổi nào. Người dân Nga vẫn phải xếp hàng dài nhận nhu yếu phẩm, hệ thống tem phiếu nhiều bất cập tiếp tục tồn tại. Có thời gian, Lyudmila Putina sợ hãi cảnh tượng hỗn loạn ngoài phố đến mức cô không dám ra cửa hàng để săn tìm đồ rẻ về cho gia đình.
Trong giai đoạn công tác ở Đông Đức, Putin và vợ không dành dụm được là bao. Chiêc ôtô ngốn hết phần lớn thu nhập gia đình. Những người hàng xóm ở Dresden đã tặng cho hai vợ chồng cái máy giặt cũ, được mua từ 20 năm trước. Putin cùng vợ gắng mang theo về Nga, dùng thêm 5 năm chứ không dám mua mới.
"Tình hình công việc của chồng tôi cũng biến động. Dù có giai đoạn công tác thành công ở Đức, rõ ràng anh đã thay đổi suy nghĩ về bước tiếp theo cho sự nghiệp. Tôi nghĩ anh ấy có lúc đánh mất cả mục đích sống. Rũ bỏ quá khứ và đi theo con đường chính trị vốn không phải quyết định dễ dàng", người vợ cũ kể lại.
Năm 1991, ở tuổi 39, Putin bước vào chính trường khi đến Tòa thị chính Leningrad làm trợ lý cho Chủ tịch Hội đồng Thành phố Anatoly Sobchak. Ông nhận vị trí mới một phần nhờ bạn học cũ giới thiệu, một phần vì luôn đánh giá cao tài năng của Sobchak khi còn là giảng viên Đại học Leningrad vào thời điểm Putin còn là sinh viên.
Để tránh những mâu thuẫn giữa công việc mới và mối liên hệ với cộng đồng tình báo Nga, Putin nộp đơn từ chức ở KGB không lâu sau đó. Trong chia sẻ năm 2000, Putin tiết lộ lương KGB trả cho ông khi đó cao hơn hẳn mức lương của Tòa thị chính và ông đã mất rất nhiều đêm đắn đo quyết định.
"Sobchak khi đó là chính trị gia mới nổi, nhưng đặt cược tương lai của mình vào mỗi ông là quá rủi ro. Mọi chuyện có thể thay đổi trong tích tắc. Tôi rất lo bị mất việc ở Tòa thị chính. Nếu kịch bản xấu nhất xảy đến, có lẽ tôi đã trở lại trường đại học, hoàn tất luận văn và kiếm tiền bằng công việc làm thêm nào đó chẳng ai biết", ông chia sẻ.
Điều Putin lo sợ cuối cùng đã xảy đến vào năm 1996, khi Anatoly Sobchak tái tranh cử thị trưởng thất bại. Cựu sĩ quan tình báo KGB lúc này đã bước quá sâu vào chính trường để có thể trở về trường đại học làm việc hay liên lạc với các đồng nghiệp cũ.
Ông đã có lúc lo sợ cuộc sống của cả gia đình bị đẩy vào tình thế khó khăn. Nhưng may mắn lại một lần nữa mỉm cười với Putin khi ông được đề nghị một vị trí ở Moskva, xử lý các vấn đề pháp lý tại Văn phòng Tổng thống Boris Yeltsin.
"Tôi thậm chí từng nghĩ, 'Bây giờ mình biết làm gì đây, hay là lái xe thuê'. Tôi không đùa đâu, thời điểm đó cũng chẳng có công việc gì khác mà kén chọn. Tôi lại còn hai đứa nhóc. Vậy nên khi vừa được gọi đến Moskva, tôi lập tức đồng ý và lên đường", Tổng thống Nga hồi tưởng trong một phóng sự được thực hiện năm 2018.
Với khả năng của mình, Putin nhanh chóng thăng tiến ở Moskva trong những năm cuối thập niên 1990. Ông trở thành Phó chánh văn phòng Tổng thống vào tháng 3/1997. Một năm sau, Putin được thăng chức Phó chánh văn phòng Thứ nhất Văn phòng Tổng thống Nga và đến tháng 7/1998 trở thành Giám đốc Cơ quan Tình báo Liên bang.
Từ tháng 3/1999, ông giữ thêm chức Bộ trưởng Hội đồng An ninh Liên bang Nga và 5 tháng sau được Yeltsin chỉ định làm Thủ tướng chính phủ. Khoảng ba tuần trước giao thừa năm 2000, Tổng thống Yeltsin gặp riêng Putin, tiết lộ ý định từ chức và đề nghị ông làm quyền tổng thống.
"Định mệnh đã cho tôi cơ hội được cống hiến cho đất nước ở cấp độ cao nhất. Sẽ thật ngớ ngẩn nếu tôi từ chối, chọn đi bán hạt hướng dương khắp đất nước hay trở thành luật sư tư nhân. Những công việc đó tôi có muốn làm thì làm sau cũng được", Putin kể lại trong bài đăng trên trang Kremlin.ru.
Vào ngày 31/12/1999, Vladimir Putin trở thành Tổng thống tạm quyền của Liên bang Nga, bắt đầu hơn hai thập niên lèo lái nước Nga trở lại vị thế mà ông ao ước từ những năm tháng hỗn loạn cuối thế kỷ 20.

MUỐN VÔ ĐỊCH THÌ KHÔNG ĐƯỢC SỢ HÃI ĐỐI THỦ NÀO CẢ

Không ai nghĩ là Malaysia lại có một trận đấu thảm hại như vậy. Mặc dù Việt Nam đã ghi được tới 4 bàn vào lưới của Campuchia nhưng chứng ta vẫn chỉ đứng ở vị trí thứ 2 bảng đấu với việc chỉ kém một bàn hiệu số.


Với kết quả này, chúng ta sẽ gặp Thái Lan. Khá nhiều người lo sợ khi chúng ta phải gặp đội tuyển này. Lướt qua nhiều trang mạng, thì tâm lý sợ Thái như trước năm 2018 vẫn diễn ra. Người thì bảo là Việt Nam sẽ "no hành", người thì muốn Thái Lan vô địch, người thì "giương cờ trắng" ngay khi trận đấu diễn ra...
Cần phải nhắc lại rằng, Việt Nam đang là đương kim vô địch Đông Nam Á, đương kim vô địch Sea Games, là đội tuyển Đông Nam Á duy nhất lọt vào vòng loại thứ 3 World Cup. Việt Nam chưa thua Thái Lan ở bất cứ một trận đấu chính thức nào với Thái Lan dưới thời HLV Park, ngược lại, chúng ta đã có một trận thắng ở King Cup và một trận thắng hủy diệt ở giải U23.
Nếu nhìn vào kết quả, Thái Lan mới phải sợ Việt Nam. Muốn vô địch thì phải xác định thắng mọi đối thủ. Thái Lan là một đội tuyển mạnh, nhưng đừng sống trong một tâm thế chưa ra trận đã sợ hãi.
Điều tích cực là Tiến Linh đã tìm lại cảm giác ghi bàn với một pha di chuyển hay và một pha “đóng gạch” rất lực. Hàng thủ vẫn chưa bị thủng lưới bất cứ một bàn thắng nào, không có cầu thủ nào mắc Covid-19, không chấn thương nặng, bàn thắng được trải đều ở 3 tuyến, không có cầu thủ treo giò hay vắng mặt đáng tiếc.
Vậy thì hãy tiến lên, việc gì phải sợ.