Thứ Năm, 17 tháng 12, 2020

PHẢI BIẾT MÌNH LÀ AI?!

Đây là câu nói gây ấn tượng của nghệ sĩ Đức Khuê trong tiểu phẩm bệnh nói nhiều được công chiếu trên VTV trong chương trình gặp nhau cuối tuần từ những năm 2003. Và thực sự cho đến nay câu nói đó vẫn thấm thía. Vậy những ai cần đời phải biết họ là ai?


Đó có thể là những tay anh chị, muốn thể hiện sự uy quyền bằng nắm đấm với những người xung quanh. Như với đối tượng Trần Trường An ở Bình Phước trong tháng 4 vừa qua đã không chịu đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang còn thách thức lực lượng chức năng khi được nhắc nhở. Trước khi cầm dao lùa chốt kiểm soát, An thốt lên rằng: “Mày biết tao là ai không?”. Kết quả, cả bồi thẩm đoàn không biết An là ai nên An phải khai báo danh tính trước thẩm phán. 
Đó cũng thể là các doanh nhân như ông Nguyễn Văn Sướng, giám đốc công ty TNHH dịch vụ bảo vệ Hàm Long. Khi va chạm giao thông liền rút súng đe dọa nói câu tương tự như An, kết quả cũng không khác An là mấy. Hay như doanh nhân Vũ Anh Cường khi lên máy bay cũng đã xảy ra va chạm giữa bàn tay của ông với vòng 3 nữ tiếp viên. Khi bị đề nghị lập biên bản và mời xuống máy bay, ông Cường hất hàm “Mày biết tao là ai không”?. Kết quả tiền phạt chẳng là gì nhưng tên tuổi, bộ mặt ông thì cả xã hội đều biết.
Đó cũng là một vài quan chức từ to, cỡ trung cho đến nhỏ cũng tưởng mượn được quyền lực nhà nước mà ra oai. Khi xảy ra sự việc tương tự thì cũng câu mở mồm câu quen thuộc, thậm chí người thân cũng mượn được vía để ra oai. Như Chủ tịch xã Phước Tỉnh vì mâu thuẫn cá nhân mà mượn đâu được khẩu súng, dí đầu chủ tiệm cầm đồ hỏi rõ to: “mày có biết tao là ai không?”, em trai Chủ tịch được thể hét to hơn: “mày biết tao là ai không, là em ruột Chủ tịch xã Phước Tỉnh nè”. Và những loại quan chức kiểu này, sau dân chẳng biết họ là ai vì một là bị điều chuyển xuống, hai là mất việc luôn.
Nhưng vừa qua, một số người tạm được gọi là nghệ sĩ lại đổi câu “mày có biết tao là ai không” thành 1 câu mới vì họ cũng ít nhiều được dư luận biết đến cho nên không phải hỏi nữa. Họ đã đổi thành câu với đại loại nghĩa như “mày có biết nghệ sĩ là ai không”. Một câu nói thể hiện sự quyền uy của một giới, nó khiến người nghe phải ngước mắt nhìn lên mà không dám chạm tới. Như Hương Giang đến nhà antifan ăn thua đủ sau đó công khai lên mạng hay nhóm nghệ sĩ đem cả VĐV huy chương võ đến tìm anh Gymer để nói chuyện phải quấy xung quanh sự ra đi của nghệ sĩ Chí Tài. Kết quả là sau khi cố chứng minh mình là ai, nghệ sĩ là ai thì kẻ lên mạng xin lỗi, người im ỉm xóa bài. Tự nhiên họ không sai mà lại trở thành sai quá.
Có một điểm chung ở những con người trên là sự ngáo quyền lực của họ. Thứ quyền lực có thể họ cho tự thân mình đang có hoặc do bên ngoài đem lại. Và cho đến khi cả xã hội biết họ là ai thì chính họ lại không biết ai là mình nữa rồi!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét