Thứ Hai, 14 tháng 12, 2020

"CÁCH MẠNG NHÀNH THIÊN TUẾ" HAY LÀ CÁCH MẠNG MÀU?

Năm 2008 xảy ra vụ việc gây căng thẳng dư luận xã hội, đó là việc một số chức sắc tại Tổng giáo phận Hà Nội, đứng đầu là đức cha Ngô Quang Kiệt đã sử dụng đám đông tín đồ đòi lại đất đai, cơ sở thờ tự ở 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng. Sự việc đó đã qua nhưng giờ đây nhiều người khơi gợi lại có đó là cuộc "cách mạng nhành thiên tuế".


Người khơi gợi lại điều này chẳng ai khác ngoài linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, giám mục Ngô Quang Kiệt và một số chức sắc công giáo tại giáo phận Vinh đã đăng tải lên mạng xã hội những ưu tư, lưu luyến quá khứ và cổ súy, ủng hộ cho 08 giáo dân bị chính quyền xử lý vì hành vi phạm pháp, sử dụng bạo lực để giành lại đất đai nhà thờ có nguồn gốc trước đây.
Thế nhưng vì sao lại gọi là "cách mạng nhành thiên tuế" bởi trong các vụ tụ tập đông người ở trước Nhà thờ lớn Hà Nội và nhà thờ Thái Hà, nhiều tín đồ được hướng dẫn cầm nhành thiên tuế để làm biểu tượng đấu tranh. Thế nên mới có nguồn gốc của cái gọi là "cách mạng nhành thiên tuế".
Nhìn vào bản chất đích thực của vụ việc năm 2008 có thể thấy rõ của cuộc tập dượt cách mạng màu, lấy sự kiện trong tôn giáo liên quan tranh chấp đất đai để sử dụng như cái cớ kích động tín đồ, gây chia rẽ giữa người dân trong xã hội. 
Hãy nhìn sang Ba Lan, đặc biệt là Rumani với một sự kiện liên quan đến tôn giáo đã là ngòi nổ quan trọng để kích động tín đồ tôn giáo công kích, tấn công chính quyền, tạo mâu thuẫn xã hội sâu sắc khiến các quốc gia Đông Âu rơi vào vòng xoáy bạo lực, từ đó chuyển hóa chế độ tại đây.
Cho dù bất cứ tên gọi gì khác nhưng với cách thức tiến hành, tư tưởng lệch lạc của một số kẻ ủng hộ cho vụ việc tại Thái Hà, Nhà chung năm 2008 đang là tiếp tay cho những kẻ bên ngoài tiến hành cách mạng màu ở Việt Nam./.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét