Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

Chống Cộng bất bạo động tranh khách với chống Cộng bạo động

Khơi mào cuộc chiến này được thực hiện bởi cựu nhà báo Phạm Đoan Trang. Trong một bài dài đăng ngày 18/09/2018 trên facebook đang lan truyền áp đảo, Đoan Trang phản ánh rằng trong thời gian gần đây, các clip kêu gọi bạo động của ông Đào Minh Quân, người tự xưng là Thủ tướng "Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời", đã có hàng vạn lượt xem trên Facebook. Hưởng ứng các clip đó, "hàng trăm người nhiệt huyết" đã tiến hành các cuộc đánh bom bạo động, khiến họ bị đi tù, và khiến "phong trào đấu tranh vì tự do, dân chủ" bị "mất tính chính danh" trong mắt quốc tế và người dân. Trước tình hình đó, Trang nói rõ rằng "chính phủ Đào Minh Quân" không được Mỹ công nhận như khán giả của Quân lầm tưởng. Đoan Trang kêu gọi số khán giả này không theo Quân tiến hành bạo động, để họ không phải đi tù trong khi Quân được tại ngoại, và để không ảnh hưởng đến thường dân.
Bài viết vừa nêu có thể là một phản ứng của Phạm Đoan Trang sau khi phong trào biểu tình mùa hè năm 2018 bị thất bại vì khuynh hướng bạo động.
Nếu chỉ đọc tựa đề của bài viết, độc giả có thể lầm tưởng rằng Đoan Trang đang phản đối nhóm Đào Minh Quân để bảo vệ các nguyên tắc đấu tranh bất bạo động, tinh thần thượng tôn pháp luật và thái độ ôn hòa. Tuy nhiên, có 2 chi tiết trong bài cho thấy Đoan Trang không coi trọng những điều đó.
Thứ nhất, Đoan Trang phản đối hành vi bạo động không phải bởi nó phạm pháp và gây hại cho xã hội. Thay vào đó, Trang chỉ phàn nàn rằng các hành vi bạo động, khủng bố đang khiến phong trào chống Cộng "mất tính chính danh" trong mắt quốc tế và người dân. Vậy nếu các hoạt động bạo động, khủng bố không khiến phong trào chống Cộng nói chung, và Phạm Đoan Trang nói riêng bị mất uy tín và tiền tài trợ, thì Trang còn phản đối chúng không? Đây là điều mà Đoan Trang và độc giả nên tự hỏi.
Thứ hai, Đoan Trang ca ngợi "nhiệt huyết" của những kẻ khủng bố, bạo động, như thể họ đồng chí hướng với mình. Trong hai bài tiếp theo, Trang viết rằng "nhân dân" có quyền "hả hê" "ăn mừng" khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời, vì "y" đã "gây ra bao nhiêu tội ác". Đây không phải là thái độ của một người ôn hòa, có học và thượng tôn pháp luật.
Ngoài ra, trong phần bình luận các bài trên, Đoan Trang viết rằng bạo lực nảy sinh là do "Cộng sản" châm ngòi, chứ không phải do lời kêu gọi của nhóm Đào Minh Quân. Khi viết như vậy, Trang đã lờ đi một sự thật, rằng bạo lực và khủng bố đã tồn tại trong phong trào chống Cộng hải ngoại từ khi nó mới hình thành. Chẳng hạn, trong thập niên 1980, đảng Việt Tân đã cho côn đồ đe dọa các hộ kinh doanh người Việt hải ngoại, để ép họ nộp tiền nuôi "kháng chiến quân" khủng bố. Việt Tân cũng ám sát 5 nhà báo vạch trần việc họ xây "chiến khu giả", dàn dựng các trận đánh giả suốt nhiều năm để lừa tiền cộng đồng người Việt hải ngoại. Hiện tượng khủng bố vẫn tồn tại trong giới chống Cộng hải ngoại đến ngày nay, với việc nhóm Lisa Phạm dọa đánh người không cùng chính kiến. Phải chăng các vụ khủng bố, bạo động vừa nêu cũng do "Cộng sản châm ngòi", còn giới chống Cộng không hề chịu trách nhiệm?
Với cách đặt vấn đề kiểu này, dư luận đã có nhiều bài bình phẩm, đều cho rằng, Đoan Trang đang dựa vào “ý chỉ” của nhân viên ngoại giao Mỹ để tạo thế áp đảo, tranh giành lợi thế với phe cánh Đào Minh Quân hay mấy tổ chức hô hào “đấu tranh bạo lực”, khiến phe cổ súy “đấu tranh bất bạo động” thất thế, tiêu điều.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét