KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đinh La Thăng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đinh La Thăng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018

BỊ CÁO ĐINH LA THĂNG XIN HĐXX VÀ VKS CHO TẠI NGOẠI

Hôm nay, 16/01/2018, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đinh La Thăng cùng 21 đồng phạm trong vụ án Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọngTham ô tài sảnxảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) tiếp tục diễn ra với phần tranh tụng.

BỊ CÁO ĐINH LA THĂNG XIN HĐXX VÀ VKS CHO TẠI NGOẠI


Trước Hội đồng xét xử (HĐXX), bị cáo Đinh La Thăng đã kiến nghị HĐXX, Viện kiểm sát (VKS) thay đổi biện pháp ngăn chặn để bản thân bị cáo được tại ngoại vì bản thân không gây nguy hiểm cho xã hội nên không cần thiết phải bị tạm giam.
Bị cáo Đinh La Thăng cho rằng, những quy kết, kết luận mà VKS cho bản thân bị cáo là chưa đúng, song vẫn tôn trọng quan điểm luận tội của VKS.
Bị cáo Thăng đề nghị VKS xem xét lại cáo buộc có “lợi ích nhóm” trong vụ án. Bởi vì “việc người đi, người đến và thủ trưởng bổ nhiệm cán bộ là chuyện hết sức bình thường. Chẳng lẽ cứ bổ nhiệm là lợi ích nhóm? Vấn đề này không phải thuần túy là lời buộc tội mà còn là lương tâm, trách nhiệm, danh dự của tập thể và của nhiều người. Ngoài ra bị cáo Đinh La Thăng cũng cho hay, thời điểm thực hiện dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, VKS cho rằng PVC không đủ năng lực mà chỉ có Lilama là không đúng. Bởi thời điểm lúc đó không có đơn vị nào đủ điều kiện, nhất là về kinh nghiệm.
Theo bị cáo, thẩm quyền chỉ định thầu dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 thuộc Hội đồng thành viên PVPower quyết định. Khi bị cáo chuyển công tác từ tháng 8/2011, chủ đầu tư chuyển về PVN thì lãnh đạo tập đoàn đánh giá lại vẫn chỉ định PVC đủ năng lực thực hiện dự án Thái Bình 2.
Về tính hợp pháp của hợp đồng EPC số 33, một lần nữa bị cáo Đinh La Thăng khẳng định, bị VKS quy kết là trái pháp luật, vì thẩm quyền là PVPower, HĐTV của PVN chỉ đạo bằng nghị quyết, văn bản, kết luận chứ không chỉ đạo bằng miệng. Bản thân bị cáo chỉ được thực hiện trong chức năng nhiệm vụ của mình. Trong khi đó tại các cuộc họp bị cáo không hề nhận được thông báo hợp đồng EPC số 33 có sai phạm.
Một tình tiết quan trọng mà bị cáo Đinh La Thăng trình bày trước HĐXX là, khẳng định việc PVPower 4 lần đề nghị xin tiền tạm ứng thì 3 lần bị cáo không giải quyết. Một lần duy nhất thì bị cáo chỉ đạo tạm ứng theo quy định và PVC không được sử dụng tiền này cho dự án khác ngoài Nhiệt điện Thái Bình 2.
Tại phiên tòa, hầu hết những người tham dự đều khẳng định, đây là phiên tòa có sự đổi mới và đặc biệt là hết sức nhân văn và dân chủ.



Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018

Chi tiết ám ảnh trong phòng giam ông Thăng và câu hỏi khó cho người nhà các bị cáo


Phòng giam không phải là khách sạn

Có một chi tiết khá ám ảnh trong phần tự bào chữa của ông Đinh La Thăng, đó là lời kể về nơi giam giữ.
Ông Thăng nói rằng mình ở chung phòng với 2 người, một sinh năm 1952, một sinh năm 1977, bị giam vì tội buôn bán ma túy và cưỡng đoạt tài sản.
Phòng giam lạnh và chật, một người phải nằm xuống lối đi để nhường chỗ nằm cho ông Thăng.
Phải thú thật rằng, đây là một trong những chi tiết đã tạo nên sự thương cảm của nhiều người với ông Đinh La Thăng. Họ ngậm ngùi vì tại sao ông Thăng, nguyên cán bộ cao cấp, lại phải sống trong điều kiện "khổ đến như vậy".

Chi tiết ám ảnh trong phòng giam ông Thăng và câu hỏi khó cho người nhà các bị cáo
Nếu nước mắt, bằng cách nào đó che mờ được công lý, thì khi nào chúng ta mới có một xã hội pháp quyền?

Trong làn sóng thương cảm đó, có ai dừng lại một phút để hỏi rằng: Nếu một phạm nhân bình thường bị giam trong điều kiện như vậy, thì có được dư luận xót xa thương khổ?
Quân pháp bất vị thân. Những người tỉnh táo sẽ thấy rằng: Khi phạm tội, thì thường dân cũng như đại thần, đều được đối xử công bằng như nhau.
Phòng giam không phải là khách sạn. Cho nên việc ông Đinh La Thăng phải ở trong căn phòng chật và lạnh như bao phạm nhân khác, nếu nghĩ kỹ, lại cho thấy tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật trong một vụ án trọng điểm không có vùng cấm.
Xét về khía cạnh con người, việc thương xót cho ông Đinh La Thăng khi nhìn ông dưới góc độ một người cha, người con, là hoàn toàn có thể hiểu được. Bởi ai cũng có gia đình, có trách nhiệm và tình thương yêu máu mủ.
Nhưng nếu sự xót thương và nước mắt lại che mờ cả cán cân công lý, làm lung lay sự nghiêm cẩn của pháp luật, thì sự xót thương dành cho một vài người đó sẽ làm hại biết bao người khác.
Trong một xã hội, nếu tồn tại đặc quyền, đặc lợi cho một số ít người, thì hiển nhiên phần còn lại (chiếm đại đa số) sẽ chịu thiệt thòi, uất ức.

Ai sẽ can gián Trịnh Xuân Thanh?

Những ngày này, dư luận đang rất quan tâm đến tâm sự của một số người thân các bị cáo. Ai cũng hiểu, ngoài nhân vật phải vướng vòng lao lý, thì máu mủ ruột rà chính là những người đau đớn nhất.
Nhưng có một câu hỏi: Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Có khi nào chính những người thân ấy đã can gián, ngăn trở những việc làm "bất thường" khi chồng/con/bố mình đang ở thời kỳ "vượng phát"?
Tôi có một chị bạn thân. Chồng chị là một quan chức. Mỗi khi anh có cơ hội thăng tiến, anh lại kể với chị. Chị bảo: "Em không ngăn cản anh, nhưng em chỉ nhắc anh thế này: Nếu anh làm to hơn mà anh thấy hạnh phúc, thanh thản và cả nhà mình cũng hạnh phúc, thanh thản, thì sự lựa chọn ấy đúng.
Còn nếu anh lên chức mà hội họp, đi công tác suốt ngày, không có thời gian dạy con, chăm sóc vợ, đau đầu vì đấu đá, thì em không ham. Anh cứ nghĩ mà xem, khi anh gặp vấn đề, người chia sẻ với anh không phải là cái ghế, mà luôn là những người ruột thịt. Việc lựa chọn nhân nào sẽ cho mình quả ấy".
Chồng chị, trong nhiều lần tụ tập với bè bạn, đều kể về thái độ ấy của người vợ như một nhắc nhở quan trọng để anh không bon chen, ham hố. Tuy chiếc ghế không cao chót vót, nhưng anh sống vô tư, hào sảng, không luồn cúi và dĩ nhiên thanh thản.
Tôi cứ tự hỏi không rõ ông Trịnh Xuân Giới, nguyên Phó ban Dân vận TƯ có can gián con mình là Trịnh Xuân Thanh, khi thấy Thanh giàu bất thường, chi tiêu bất thường hay không?
Nếu có can gián, thì tại sao trong quỹ đen của công ty mà Thanh làm Chủ tịch lại có những ghi chú gây sốc "Chi 550 triệu cho sinh nhật bố sếp Thanh ở Tổng công ty"?
Nếu có can gián, tại sao trong những khối tài sản được cho là Trịnh Xuân Thanh đã biến hóa ở Tam Đảo, lại đứng tên công ty do ông Giới một thời là Giám đốc?
Trong vụ tham ô dẫn đến tội tử hình của Giang Kim Đạt, bố của Đạt - ông Giang Văn Hiển đã bị phạt tù 12 năm vì rửa tiền bẩn cho con trai. Giang Kim Hiển có bao giờ ngăn con và tự cảnh báo chính mình trước tiền tấn mà họ chiếm đoạt?
Tôi biết một bác sĩ ở bệnh viện lớn trung ương. Anh là người cực kỳ cẩn trọng trong ăn uống. Anh chỉ ăn những thực phẩm biết rõ nguồn gốc mua ở nơi tin cậy.
Nhưng vợ anh lại xuề xòa, dễ dãi. Chị bảo, cả nước ăn rau thịt ở chợ, có sao đâu. Không thuyết phục được vợ bằng lý lẽ, anh dùng hành động.
Anh không ăn và khuyên con không ăn bất cứ thức ăn nào không rõ nguồn gốc vợ mua về. Anh nói với vợ, rất nhẹ nhàng: "Thôi thì bản thân em cứ ăn những thực phẩm đó, nhưng em có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của anh và các con bằng cách để bố con anh ăn thực phẩm sạch anh mua".
Mềm mại và nhẫn nại, cuối cùng thì anh thành công trong việc thuyết phục vợ. Sau này, chính chị là người hăng hái nhất trong việc nói không với ăn bẩn.

 ******

Ngày xưa, những ông vua anh minh thường để cạnh mình một chức quan "gián nghị đại phu". Bên cạnh vua bao giờ cũng có nịnh thần, chúng luôn dâng sàm tấu để lũng đoạn, trục lợi. Gián nghị đại phu có trách nhiệm khuyên can vua làm chuyện xằng bậy, hại dân hại nước và hại chính mình.
Nhiều gián nghị đại phu thà chết vì nói thẳng, nói thật chứ không chịu ngậm miệng, không chịu ăn tiền đút lót.
Nếu bố mẹ, vợ chồng, con cái của những bị cáo đều có tâm thế "gián nghị đại phu", có nguyên tắc sống, biết băn khoăn trước những món quà bẩn, tiền bẩn thì chắc chắn họ sẽ ít gặp phải nỗi đau thấy người thân của mình nằm trong một căn phòng chật và lạnh, rồi lại nghẹn ngào xin pháp luật khoan hồng.

Nhiều người lễ bái sao ít người tin nhân quả?

Không ít ý kiến bảo rằng, đặt ra vấn đề nhân quả, cảnh tỉnh, can gián chỉ là giải pháp cải lương vì guồng quay của quyền lực, kim tiền có quán tính rất lớn, hấp lực rất lớn.
Luận điểm này khiến tôi nhớ đến phát biểu của một phụ nữ rất thẳng thắn ở cơ quan có vai trò rất lớn trong việc đưa củi khô, củi tươi vào lò công lý. Đó là bà Phạm Thị Thanh Ngà, ủy viên Ủy ban kiểm tra Trung ương.
Khi đề cập tham nhũng và sự trơ trẽn của một số quan chức, bà Ngà nói: "Có một người nói vấn đề tâm linh nhiều khi cũng sợ đấy, nếu nhận ra vấn đề tâm linh từ sớm có khi cũng chưa chắc đã tham nhũng, bây giờ mới thấy nhân quả thì cũng đã muộn rồi".
Trong một xã hội có rất nhiều lễ hội, cầu cúng, lễ bái, xin xỏ, tại sao lại ít người tin vào luật nhân quả?
Tôi tin rằng, ở trong một gia đình tin tưởng và đề cao luật nhân quả, chắc chắc con người sẽ sống tử tế và cân nhắc hơn nhiều trước khi gây ra nghiệp xấu.
Làm giàu bất chính, hưởng thụ bất chính, làm thất thoát mồ hôi nước mắt của đồng loại, chính là nghiệp xấu nặng nề chắc chắn phải gánh quả, không thoát được.
Đáng buồn là trong cuộc sống có quá ít người làm được việc can gián vợ như anh bác sĩ nọ, nhưng lại luôn có quá nhiều những lời than khóc oán trách xã hội khi thấy người thân của mình phải đứng trước thanh gươm công lý.
Trong những vụ án tham nhũng kếch xù, không khó để nhận ra những cậu ấm cô chiêu biết cách đập phá thác loạn, những bà vợ nghiện hàng hiệu vô độ, những ông bố bà mẹ vênh vang khi thấy con mình giàu siêu tốc, thăng tiến siêu tốc.
Họ có bao giờ nghĩ rằng chính mình đã góp phần lát một viên đá trên con đường đi tới phòng giam của người thân yêu nhất?


Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

ĐINH LA THĂNG, TRỊNH XUÂN THANH ĐỀU KHÓC VÀ KHÔNG MUỐN LÀM "MA TÙ"

Sau khi kết thúc phần bào chữa của luật sư, các bị cáo được lần lượt trình bày quan điểm cá nhân. Người đầu tiên là bị cáo Đinh La Thăng, phần bào chữa dài gần một tiếng đồng hồ...

Cảm động quá đy: ĐINH LA THĂNG, TRỊNH XUÂN THANH ĐỀU KHÓC VÀ KHÔNG MUỐN LÀM "MA TÙ"
Bị cáo Đinh La Thăng

Ngày 13/01, phiên tòa xét xử 22 bị cáo trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọngTham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) tiếp tục phần tranh luận.
Sau khi kết thúc phần bào chữa của các luật sư, các bị cáo được lần lượt trình bày quan điểm cá nhân. Người đầu tiên là bị cáo Đinh La Thăng, phần bào chữa dài gần 1 tiếng đồng hồ khiến nhiều thời điểm nguyên Chủ tịch PVN nghẹn ngào.
Bị cáo Đinh La Thăng gửi lời cảm ơn đến các cơ quan tố tụng vì đã đẩy tiến độ xử lý vụ án một cách nhanh nhất, đồng thời cảm ơn TAND TP. Hà Nội đã có một phiên tòa dân chủ, công khai, đổi mới theo tinh thần của Hiến pháp 2013 và tinh thần Bộ luật hình sự 2015. Cảm ơn các luật sư, trong đó có 3 luật sư là Phan Trung Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Đào Hữu Đăng.
Trong phần tự bào chữa, bị cáo Thăng cũng nhắc lại lời của Tổng Bí thư khi nói về việc xử lý cán bộ sai phạm: "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, mỗi việc đều có bối cảnh và nguyên nhân của nó. Do đó cần xem xét đánh giá toàn diện với cách nhìn hướng về tương lai để xử lý. Xử lý cán bộ không phải dập cho người ta không ngóc đầu lên được mà xử lý để người ta sửa chữa tiến bộ, để người ta thấy sai. Khi Tổng Bí thư phát biểu ý này, bị cáo thấy được, cảm nhận được sự nhân văn sâu sắc của Tổng Bí thư. Bị cáo thấy rằng đây là tư tưởng của Bác Hồ đã được cụ thể hóa".
Vì vậy, bị cáo Đinh La Thăng đề nghị HĐXX, Viện Kiểm sát có đường lối xử lý công tâm, khách quan trong bối cảnh của thời điểm. Đề nghị HĐXX xem xét với tinh thần thấu tình đạt lý, đúng căn cứ pháp luật và công bằng cho cán bộ dầu khí, không vì tư lợi mà chỉ muốn tập đoàn phát triển nhanh theo đúng kỳ vọng của Chính phủ.

Cảm động quá đy: ĐINH LA THĂNG, TRỊNH XUÂN THANH ĐỀU KHÓC VÀ KHÔNG MUỐN LÀM "MA TÙ"
Nếu bị xử 2 vụ, bị cáo không biết có còn sống không để ra tù.
Rất có thể ngay sau phiên xét xử này, bị cáo Đinh La Thăng sẽ tiếp tục đối mặt với vụ án đầu tư góp vốn 800 tỷ đồng vào OceanBank nên nguyên Chủ tịch PVN mong muốn có được mức án "nhân văn" bởi còn có bố gần 90 tuổi đang mắc bệnh hiểm nghèo, có hai con gái nhưng con gái út phát triển không bình thường, rất cần sự chăm sóc của bố mẹ.
"Khả năng khi bố mất chắc bị cáo khó được gặp mặt trước lúc đi xa... Nếu bị xử 2 vụ, bị cáo không biết có còn sống không để ra tù. Bị cáo chỉ mong muốn HĐXX xem xét để tạo điều kiện cho bị cáo chấp hành hình phạt. Bản thân bị cáo từ năm 2006 đến nay cũng phải uống nhiều thuốc vì bị rất nhiều bệnh. Bị cáo chỉ mong muốn làm sao chấp hành án, trước khi chết thì được ra tù để được chết tại nhà mình, trong vòng tay người thân của mình. Bị cáo cũng mong muốn, nếu có chết thì là ma tự do, chứ không phải ma tù" - bị cáo Đinh la Thăng nghẹn ngào.
Nguyên Chủ tịch PVN cũng gửi lời xin lỗi Đảng, nhân dân, xin lỗi các thế hệ cán bộ công nhân ngành dầu khí vì ảnh hưởng tới truyền thống ngành vì những sai phạm của mình: "Tôi tuyệt đối trung thành với Đảng, nhân dân, tuyệt đối tin tưởng vào lãnh đạo của Đảng, Tổng Bí thư, tin vào đường lối xử lý công tâm, khách quan, bình đẳng toàn diện...".

Trịnh Xuân Thanh sợ làm “làm ma trong tù”

Cảm động quá đy: ĐINH LA THĂNG, TRỊNH XUÂN THANH ĐỀU KHÓC VÀ KHÔNG MUỐN LÀM "MA TÙ"
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh

Nghe bị cáo Đinh La Thăng trình bày, bị cáo Trịnh Xuân Thanh ngồi phía sau không thể cầm được nước mắt. Trịnh Xuân Thanh bắt đầu trình bày bài tự bào chữa với những dòng nước mắt tuôn rơi.
Vừa khóc, Trịnh Xuân Thanh vừa nói: "Tôi thấy có lỗi với anh Đinh La Thăng, với các anh ở PVN".
Sau khi bình tĩnh lại, bị cáo Trịnh Xuân Thanh bắt đầu trình bày: "Cũng như anh Thăng, bị cáo không muốn đổ lỗi cho cấp dưới. Rất mong là Viện kiểm sát chỉ ra, bị cáo đã chỉ đạo cấp dưới làm sai bằng cách nào. Với cương vị của bị cáo, chỉ đạo miệng thì không thể. 
Mong HĐXX xem xét kỹ cho hành vi chuyển tiền sai mục đích mà bị cáo bị cáo buộc. Bị cáo cũng lo sợ viễn cảnh phải "làm ma trong tù" chứ không được "làm ma tự do", vì còn một phiên tòa nữa đang chờ đợi bị cáo".
HOÀNG ANH



Thứ Năm, 11 tháng 1, 2018

VKS ĐỀ NGHỊ MỨC ÁN CHUNG THÂN ĐỐI VỚI TRỊNH XUÂN THANH VÀ 14-15 NĂM TÙ ĐỐI VỚI ĐINH LA THĂNG

Hôm nay, 11/01/2018, sau 4 ngày xét xử, đại diện VKSND TP.Hà Nội bước vào phần luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo: Trịnh Xuân Thanh án chung thân, ông Đinh La Thăng 14-15 năm tù.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch HĐQT PVC, bị đề nghị 13-14 năm tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và chung thân tội Tham ô tài sản. Tổng mức hình phạt với bị cáo Thanh bị đề nghị là chung thân.
VKS ĐỀ NGHỊ MỨC ÁN CHUNG THÂN ĐỐI VỚI TRỊNH XUÂN THANH VÀ 14-15 NĂM TÙ ĐỐI VỚI ĐINH LA THĂNG
Ông Đinh La Thăng

VKS đề nghị án 14-15 năm tù với bị cáo Đinh La Thăng về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Cáo trạng xác định ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chỉ định Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) thực hiện, ký gói thầu EPC trái quy định. Sau đó, cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí chỉ đạo cấp dưới tạm ứng sai quy định hơn 6,6 triệu USD và 1.300 tỷ đồng cho PVC để bị can Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT PVC và đồng phạm sử dụng hơn 1.100 tỷ sai mục đích.
Nhóm cán bộ ngành dầu khí bị truy tố tội Cố ý làm trái do tham gia vào việc chỉ đạo PVC ký hợp đồng, tạm ứng và sử dụng tiền tạm ứng sai quy định. Riêng Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận và 8 người khác bị truy tố tội Tham ô tài sản do cấu kết lập hồ sơ khống để rút 13 tỷ đồng chia nhau sử dụng.
Tại phiên tòa, bị cáo Thăng khẳng định suốt quá trình điều tra và tại phiên xử, ông luôn nhận trách nhiệm là người đứng đầu. Người từng đứng đầu PVN mong HĐXX xem xét bối cảnh trong tổng thể 10 năm trước, đặc biệt PVN là tập đoàn kinh tế có quy mô lớn nhất cả nước triển khai nhiều dự án trọng điểm trong điều kiện hành lang pháp lý chưa hoàn thiện. 
"Giữa cái đồng hành quyết liệt, sáng tạo với vi phạm quy định là hết sức mong manh, khó tránh khỏi", ông Thăng phân trần về sức ép tiến độ, thời điểm triển khai dự án.
Nguyên Chủ tịch HĐTV PVN cho rằng nếu ông thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, có thể phát hiện sai sót.
Trong 4 ngày diễn ra phiên xử, các bị cáo bị cáo buộc tội Tham ô cũng lên tiếng, trong đó có Trịnh Xuân Thanh, Cựu Chủ tịch HĐQT PVC phủ nhận việc nhận 4 tỷ đồng để tiêu Tết và đề nghị tòa làm rõ lời khai của nhân chứng.
Giám định viên khẳng định việc giám định được thực hiện đúng pháp luật, có tình có lý.
VKS đề nghị mức án với các bị cáo:
1. Đinh La Thăng: 14 - 15 năm tù tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
2. Trịnh Xuân Thanh: 13 - 14 năm tù tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; chung thân tội Tham ô. Tổng mức hình phạt đề nghị là chung thân.
3. Nguyễn Quốc Khánh: 10 - 11 năm tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
4. Phùng Đình Thực: 12 - 13 năm tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
5. Nguyễn Xuân Sơn: 10 - 11 năm tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
6. Vũ Đức Thuận: 8 - 9 năm tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; 18 - 19 năm tội Tham ô. Tổng mức án bị đề nghị là 26 - 28 năm tù.
7. Nguyễn Anh Minh: 18 - 19 năm tù tội Tham ô.
8. Lương Văn Hòa: 13 - 14 năm tội Tham ô.
9. Bùi Mạnh Hiển: 13 - 14 năm tội Tham ô.
10. Ninh Văn Quỳnh: 10 - 11 năm tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.



Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

Ngày xét xử thứ 3 đối với bị cáo Đinh La Thăng...



Nói tôn trọng kết luận điều tra, từ chối nêu quan điểm về tội danh bị cáo buộc song ông Thăng đề nghị được xem xét sai phạm theo thực tế.


18h30', phiên tòa vẫn làm việc với phần luật sư hỏi các bị cáo. Ông Đinh La Thăng từ chối trả lời luật sư vì lý do sức khỏe. Ông nói mệt, từ hôm bị bắt huyết áp tăng, luôn trong tình trạng 165/90mmHg.

Trong khi đó, trả lời luật sư về số tiền bị cáo buộc tham ô 4 tỷ đồng, bị cáo Trịnh Xuân Thanh (cựu Chủ tịch HĐQT PVC) khẳng định: "Tôi không tham ô".

Trong ngày làm việc hôm nay, hơn chục lần, các ông Thăng và Thanh bị gọi lên bục dành cho bị cáo để trả lời thẩm vấn. Từ chừng 7h sáng, hai ông và 15 người bị tạm giam được cảnh sát đưa tới toà án và nghỉ trưa luôn tại đây.

Điều tra viên: Lời khai của ông Thanh không đúng sự thật vụ án

Trước đó, trong phần xét hỏi vào đầu giờ chiều, để làm rõ vì sao cơ quan điều tra đề nghị áp dụng mức phạt nghiêm khắc với bị cáo Thanh với lý do "trong quá trình điều tra khai báo không thành khẩn, bỏ trốn gây khó khăn, cản trở", HĐXX mời điều tra viên Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) tới tòa.

Luật sư Nguyễn Văn Quynh (bào chữa cho bị cáo Thanh) hỏi điều tra viên: "Cơ quan điều tra có bằng chứng gì để cho rằng bị cáo quanh co, không thành khẩn?". 

Khẳng định những lời khai của ông Thanh không đúng với sự thật của vụ án, điều tra viên đến từ C46 - Bộ Công an giải thích: "Với chứng cứ và lời khai hai ngày hôm nay của các bị cáo khác đã thể hiện tương đối rõ ràng hành vi của bị cáo Trịnh Xuân Thanh. Tuy nhiên, hồ sơ vụ án thể hiện Trịnh Xuân Thanh không xác nhận những nội dung này".

Theo cáo trạng, khác với ông Thanh, VKSND Tối cao đánh giá ông Thăng trong quá trình điều tra đã thừa nhận có sai phạm trong việc chỉ đạo thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 với tư cách là người đứng đầu. Đánh giá ông Thăng có nhiều thành tích trong quá trình công tác, VKSND Tối cao đề nghị tòa xem xét tình tiết này khi quyết định hình phạt.



Ông Đinh La Thăng: Tôi thực hiện tinh thần "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"

Trong phần thẩm vấn chiều nay, trước câu hỏi "nguồn tiền của PVN thế nào khi nhận làm Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2", ông Đinh La Thăng khai 30% vốn của Tập đoàn, 70% là vốn đi vay nước ngoài. Tuy nhiên theo ông, phần vốn đi vay không thuộc thẩm quyền của Hội đồng Thành viên mà thuộc về Ban Giám đốc. "Xin hỏi các Tổng, Phó Tổng Giám đốc", ông Thăng đề nghị.

"Nếu PVC không trả được nợ, làm ăn thua lỗ thì PVN có thiệt hại không?" - luật sư nêu. Ông Thăng nói tùy theo mức độ vốn đầu tư của Tập đoàn vào công ty con. "Các công ty con thành viên hoạt động độc lập, chịu trách nhiệm độc lập trước pháp luật".

Khi bị hỏi về những quy kết mà kết luận điều tra và cáo trạng nêu, ông Thăng nói tôn trọng nhưng "có những việc bản chất không hoàn toàn như vậy". Ông xin xem xét sai phạm ở dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 theo thực tế và các văn bản quy phạm pháp luật.

Cho rằng ông Thăng ưu ái cho công ty con PVC do ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch HĐQT, luật sư Thiệp hỏi: "Bị cáo có nhận thức được việc đó gây nguy hiểm cho xã hội không?". Ông Thăng giải thích việc chỉ định PVC là nhà thầu cho dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 là thực hiện theo tinh thần "người Việt Nam dùng hàng Việt Nam".

Ông Thăng nói trách nhiệm của công ty mẹ là lo cho các công ty con chứ không phải là ưu tiên. "Các công ty con có béo khỏe thì công ty mẹ mới béo khỏe được", ông giải thích thêm.

Luật sư Thiệp hỏi tiếp: "Có phải vì PVN đầu tư hàng trăm tỷ vào Oceanbank nên ngân hàng này mới ưu ái cho PVC vay vốn với lãi suất chỉ với hơn 5%?". Theo luật sư, mức lãi suất này thấp hơn lãi suất thị trường tới 18%.

Trước câu hỏi này, ông Thăng nói phải xem lại trong thỏa thuận ký với Oceanbank.

Ngày xét xử thứ 3 đối với bị cáo Đinh La Thăng
Ông Đinh La Thăng tại TAND Hà Nội

Các sếp PVN bị cáo buộc ưu ái PVC 

Theo cáo trạng, do đang gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư, ngày 17/8/2010, ông Trịnh Xuân Thanh (Chủ tịch HĐQT PVC) ký Công văn gửi PVN đề nghị xin vay vốn. Ngày 20/10/2010, PVN và Oceanbank ký Hợp đồng ủy thác số 9492/HĐ-DKVN có nội dung: Tập đoàn PVN ủy thác không truy đòi để Oceanbank cho PVC vay vốn thực hiện thanh toán và bù đắp thanh toán các khoản đầu tư nhận chuyển nhượng... Tổng số tiền vay gần 800 tỷ đồng, lãi suất 5,5%/năm, thời hạn vay 12 tháng.

Ngoài ra tại thời điểm này, PVC đã đến hạn thanh toán vay 400 tỷ đồng đầu tư vào hai dự án khách sạn.

Để tạo điều kiện cho PVC trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ông Đinh La Thăng bị cáo buộc đã chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC của dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 có tổng vốn đầu tư sau thuế hơn 31.505 tỷ đồng (gần 1,7 tỷ USD).

Theo cơ quan điều tra, đến ngày 11/10/2011, PVC mới chính thức là Nhà thầu có tư cách pháp lý để thực hiện Hợp đồng tổng thầu EPC Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 do PVN làm chủ đầu tư, nhưng từ ngày 28/4/2011 đến ngày 12/7/2011, PVN đã làm các thủ tục chi tạm ứng cho PVC hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng.

Sau khi PVC nhận tiền tạm ứng, Trịnh Xuân Thanh và một số thuộc cấp đã sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng trả các khoản gốc, lãi các khoản nợ, đầu tư, góp vốn vào các dự án, công trình, công ty khác mà không đưa vào dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Ngoài số tiền đã thu hồi được, khoản thiệt hại còn lại được xác định là trên 119 tỷ đồng.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) do nhà nước sở hữu. Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) có 46 đơn vị trực thuộc và PVN là cổ đông sáng lập chiếm hơn 54% vốn điều lệ.



Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

Ông Đinh La Thăng nhận trách nhiệm do nóng vội "đốt cháy giai đoạn"


“Có trách nhiệm người đứng đầu PVN cũng như dự án Thái Bình 2. Bị cáo nhìn lại dự án trong bối cảnh 10 năm trước, do sức ép nên bị cáo có lúc nóng vội, chỉ đạo nhanh, đốt cháy giai đoạn, bị cáo xin nhận trách nhiệm” - ông Đinh La Thăng trình bày trước Hội đồng xét xử, sáng 09/01.
Ông Đinh La Thăng nhận trách nhiệm do nóng vội "đốt cháy giai đoạn"
Ông Đinh La Thăng trả lời Hội đồng xét xử.
 Sáng nay, 09/01, Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội bắt đầu xét hỏi ông Đinh La Thăng về lý do chỉ định thầu cho PVC. Bị cáo Trịnh Xuân Thanh được cảnh sát hỗ trợ tư pháp đưa sang phòng cách ly trong khi ông Thăng trả lời Tòa.

Chỉ định thầu cho PVC để "đảm bảo tiến độ"

Khi được Hội đồng xét xử (HĐXX) hỏi về việc tại sao lại chỉ định PVC làm tổng thầu, bị cáo Đinh La Thăng cho biết, Hội đồng thành viên làm việc, có các ban ngành giúp việc, các ban ngành đều báo cáo PVC có đủ năng lực. Căn cứ báo cáo của chủ đầu tư, của Tổng giám đốc nên ông Đinh La Thăng quyết định giao cho PVC làm tổng thầu theo đúng quy định.
Lý giải vì sao trong nghị quyết đã nêu PVC là tổng thầu liên doanh nhưng tại một công văn khác lại chuyển đổi thành chỉ có PVC được chỉ định thầu, bị cáo Đinh La Thăng trình bày: “Thầu và liên doanh tổng thầu có những điểm khác nhau, đối với liên doanh tổng thầu vẫn do PVC làm chủ nhưng phần của nước ngoài thì do nước ngoài làm. Căn cứ vào quá trình thực tế trước đó đã từng liên kết nhưng không đảm bảo, nên tôi quyết định giao cho PVC làm tổng thầu”.
HĐXX đưa ra các luận cứ cho thấy việc khởi công Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 khi thiếu các thủ tục cần thiết theo quy định, ông Đinh La Thăng lý giải, mỗi năm thực hiện hàng chục dự án, vì vậy để đảm bảo tiến độ, các đơn vị phải thực hiện đồng thời các công việc, không thể chờ xong việc này mới làm việc khác.
Giải trình về Hợp đồng 33 chưa đủ điều kiện tại sao vẫn cho triển khai, ông Đinh La Thăng cho rằng thời điểm đó chưa biết gì về hợp đồng 33.

Ông Thăng không được báo cáo về Hợp đồng 33

Tiếp đó, HĐXX đã gọi một số bị cáo trong vụ án lên đối chất với lời khai của ông Thăng.
Bị cáo Vũ Hồng Chương, nguyên Trưởng Ban quản lý dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 nêu rõ, đã có báo cáo về việc hợp đồng số 33 không đủ điều kiện để tạm ứng tiền. "Tuy nhiên, ông Thăng nói với tôi rằng, tuần sau các ông phải làm thế nào để chuyển tiền cho PVC", bị cáo Vũ Hồng Chương khai. Trước trả lời của Vũ Hồng Chương, ông Đinh La Thăng không có phản hồi.
Chủ tọa tiếp tục hỏi ông Đinh La Thăng tại sao hợp đồng EPC số 33 sai mà cho ứng tiền? Ông Thăng khẳng định, ông không biết gì về hợp đồng 33. Tòa gọi bị cáo Ninh Văn Quỳnh - nguyên Trưởng ban Tài chính, kế toán và Kiểm toán PVN lên đối chất. Ông Quỳnh thừa nhận có báo cáo hợp đồng 33 có thiếu sót với Nguyễn Xuân Sơn nhưng không báo cáo ông Thăng. Việc chi tiền tạm ứng cũng nhận chỉ đạo của ông Sơn, chỉ có một công văn có bút phê của lãnh đạo PVN.
Tiếp đó, bị cáo Vũ Hồng Chương - nguyên trưởng BQLDA Thái Bình 2 lên đối chất, nói: “Cuộc họp tháng 3/2011, ông Thăng có chỉ đạo BQLDA rà soát lại hợp đồng đã ký, cần thiết ký lại hợp đồng với PVC. Cuộc họp sau đó, ông Thăng đề nghị tạm ứng 10% theo hợp đồng EPC 33”.
Ông Chương khẳng định thêm: “Bị cáo từng được ông Thăng mời lên làm việc, phàn nàn tại sao làm văn bản không chuyển tiền cho PVC. Bị cáo nói hợp đồng 33 không phù hợp nên đề nghị có hướng dẫn BQLDA thực hiện. Hôm đó, có anh Khánh và anh Sơn được anh Thăng gọi lên làm việc cùng”. Đáp lại, ông Thăng trả lời tôn trọng ý kiến của ông Chương, và không có ý kiến gì thêm.
Tương tự, Nguyễn Quốc Khánh - nguyên Phó TGĐ PVN khai, ông Thăng có chỉ đạo rà soát hợp đồng số 33. Tháng 5/2011, PV Power mới bàn giao tài liệu, mới biết hợp đồng thiếu những gì.

Nhận trách nhiệm do nóng vội

Thẩm phán đặt câu hỏi tại sao ngày 31/5/2011 mới biết hợp đồng thiếu mà ký hợp đồng với PVC trước đó? Ông Khánh trả lời, ký hợp đồng theo thủ tục rồi hoàn thiện sau và hợp đồng 4191 (giữa PVN và PVC) chỉ chuyển đổi chủ thể, không làm thay đổi nội dung tính pháp lý của hợp đồng 33. Với nội dung cũ như vậy, không đủ điều kiện để tạm ứng. Quay lại bục khai báo, ông Thăng khẳng định việc chỉ định PVC là tổng thầu Thái Bình 2 là chủ trương đúng, có sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy vậy, ông Thăng thừa nhận trách nhiệm bản thân: “Có trách nhiệm người đứng đầu PVN cũng như dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Bị cáo nhìn lại dự án trong bối cảnh 10 năm trước, do sức ép nên bị cáo có lúc nóng vội, chỉ đạo nhanh, đốt cháy giai đoạn, bị cáo xin nhận trách nhiệm”.
Theo cáo buộc, trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 (dự án Thái Bình 2), bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo Vũ Đức Thuận ký hợp đồng số 33 trái quy định để PVC được nhận tạm ứng 6,6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng; chỉ đạo việc sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng vào mục đích khác, không đưa vào dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước tổng số hơn 119 tỷ đồng.




Thứ Hai, 8 tháng 1, 2018

Ông Đinh La Thăng bình tĩnh trả lời thẩm vấn của tòa


Ông Đinh La Thăng và ông Trịnh Xuân Thanh tay bị còng, xuất hiện tại Tòa án Hà Nội trong sự áp giải của hai cảnh sát.

Ông Đinh La Thăng bình tĩnh trả lời thẩm vấn của tòa
Ông Đinh La Thăng trước giờ xét xử vào sáng nay. 
Ông Đinh La Thăng bình tĩnh trả lời thẩm vấn của tòa
Ông Đinh La Thăng bình tĩnh trả lời thẩm vấn của tòa sáng nay.

Sáng nay, tại tòa, ông Thăng mặc áo khoác xanh, tóc cắt ngắn, gương mặt thoáng nét mệt mỏi xuất hiện đầu tiên trong phần khai báo căn cước. Đứng trước bục, ông nói to, bình tĩnh, rõ ràng.


Ông Đinh La Thăng bình tĩnh trả lời thẩm vấn của tòa

Ông Đinh La Thăng bình tĩnh trả lời thẩm vấn của tòa
Bị cáo Đinh La Thăng (người cầm tập tài liệu) tại phiên tòa. 


Bị cáo tiếp theo khai báo là ông Trịnh Xuân Thanh. Dáng đứng hơi khom xuống, trước mỗi câu trả lời ông Thanh đều nói "kính thưa chủ tọa phiên tòa".
 
Ông Đinh La Thăng bình tĩnh trả lời thẩm vấn của tòa
Bên trong phòng xử vụ án không còn chỗ trống.

Thư ký phiên tòa thông báo, 22 bị cáo có mặt đầy đủ. Theo thứ tự chỗ ngồi của các bị cáo trong phiên khai mạc sáng nay, ông Trịnh Xuân Thanh ở hàng ghế đầu tiên với hai cảnh sát bên cạnh. Các bị cáo còn lại ở phía sau, ngồi xen kẽ với các cảnh sát bảo vệ phiên tòa.


Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2018

NHỮNG ĐIỂM MỚI TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ BỊ CÁO ĐINH LA THĂNG VÀO NGÀY MAI


Những điểm gì mới tại phiên toà xét xử bị cáo Đinh La Thăng? 
(VĐĐC) Đây là một trong những phiên toà đầu tiên được áp dụng Bộ luật Tố tụng Hình sự mới (Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, có hiệu lực từ 01/01/2018). Vì vậy, Hội đồng xét xử sẽ áp dụng tất cả các quy định mới trong việc điều hành, điều khiển quá trình xét xử.
Từ ngày 08/01 đến 21/01/2018, TAND TP.Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng và 21 đồng phạm trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật Hình sự 1999) và Tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật Hình sự 1999) xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC.
Điều hành phiên tòa là Hội đồng xét xử có 5 người, gồm Thẩm phán chủ tọa Nguyễn Ngọc Huân, Thẩm phán Trương Việt Toàn cùng 3 Hội thẩm nhân dân. Tòa án nhân dân TP Hà Nội bố trí một thẩm phán dự khuyết và hai hội thẩm nhân dân dự khuyết. Đại diện cơ quan công tố tại phiên tòa, dự kiến có các ông: Đào Thịnh Cường (Phó Viện trưởng VKSND TP. Hà Nội), Nguyễn Minh Đồng (Kiểm sát viên cao cấp), Nguyễn Mạnh Thường (Kiểm sát viên cao cấp). Theo kế hoạch, VKSND TP Hà Nội còn bố trí hai kiểm sát viên dự khuyết tham gia phiên tòa.
Có 42 luật sư đăng ký tham gia phiên tòa. Bị cáo Đinh La Thăng mời ba luật sư, gồm các ông: Nguyễn Huy Thiệp, Đào Hữu Đăng, Phan Trung Hoài. Bị cáo Trịnh Xuân Thanh mời năm luật sư, bị cáo Phùng Đình Thực có ba luật sư... Hai nguyên đơn dân sự của vụ án là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Tòa dự kiến mời 07 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, 31 người làm chứng và 06 người tham gia giám định tham dự phiên tòa.
Đây là một trong những phiên toà đầu tiên được áp dụng Bộ luật Tố tụng Hình sự mới (BLTTHS năm 2015, có hiệu lực từ 01/01/2018). Vì vậy, HĐXX sẽ áp dụng tất cả các quy định mới trong việc điều hành quá trình xét xử.
Về mặt nội dung, một điểm mới của BLTTHS năm 2015 là chú trọng, bảo đảm tối đa quyền tranh tụng của những người tham gia tố tụng. Việc này phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp mà Đảng, Nhà nước đề ra, đồng thời bảo đảm quyền con người tốt hơn nữa cho các bị cáo cũng như đảm bảo tối đa nguyên tắc suy đoán vô tội với bị can, bị cáo. 
Về hình thức xét xử, phòng xử có nhiều điểm mới theo luật định, như không có vành móng ngựa, đại diện VKSND ngồi đối diện với luật sư...

NHỮNG ĐIỂM MỚI TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ BỊ CÁO ĐINH LÀ THĂNG VÀO NGÀY MAI
Sơ đồ phiên toà ngày 08/01/2018

Theo quy định tại Thông tư 01/2017/TT-TANDTC của Toà án nhân dân tối cao quy định về phòng xử án có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, các phiên tòa xử án đều không có vành móng ngựa, bị cáo và người tham gia tố tụng khác sẽ có bục khai báo riêng. Vị trí bục khai báo của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác được bố trí đối diện với vị trí của HĐXX. Bục khai báo cũng được coi là một giải pháp giúp bị cáo thuận lợi hơn trong quá trình tự bào chữa mà không mời luật sư. Dưới sự điều hành của chủ tọa phiên tòa, những người tham gia tố tụng khác cũng có thể đứng tại chỗ để khai báo.
Thông tư quy định rõ bục khai báo của bị cáo tại phiên tòa được làm bằng gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp, màu nâu. Việc thay vành móng ngựa bằng bục khai báo về cơ bản không thay đổi bản chất của phiên tòa. Việc bỏ vành móng ngựa trong tất cả các phòng xử án cho thấy nguyên tắc "suy đoán vô tội" và “giả định phạm tội" được tôn trọng. Theo nguyên tắc của Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam thì "không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực của Tòa án". Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành quy định nguyên tắc này tại Điều 13 với tên gọi mới là "Nguyên tắc suy đoán vô tội".
Phòng xử án được bố trí hai bục:
- Bục cao nhất là HĐXX, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp.
- Bục thứ hai là vị trí của những người tiến hành tố tụng khác, người tham gia tố tụng và người tham dự phiên tòa.
Phòng xử án phải bảo đảm không gian để tiến hành phiên tòa và hàng rào ngăn cách giữa khu vực của những người tiến hành tố tụng với khu vực của người tham dự phiên tòa. Phải bố trí lối đi riêng cho HĐXX và những người tiến hành tố tụng khác. Tường trong phòng xử án có nền màu vàng.
Do số người được triệu tập trong vụ án rất đông trong khi diện tích phòng xử của Tòa án Hà Nội chỉ đủ chỗ ngồi cho những người tham gia tố tụng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nên đối với các phóng viên đưa tin phiên tòa được bố trí một hội trường riêng, có kênh dẫn truyền trực tiếp để tác nghiệp. 
Trong vụ án này, có tổng số 22 bị cáo bị đưa ra xét xử. Trong đó, 12 bị cáo bị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 165, khoản 3 - BLHS năm 1999, gồm: Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN); Phùng Đình Thực - nguyên Tổng Giám đốc PVN; Nguyễn Quốc Khánh - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN; Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN.
Tiếp đến là Ninh Văn Quỳnh - nguyên Kế toán trưởng, kiêm Trưởng ban Tài chính Kế toán và Kiểm toán PVN; Lê Đình Mậu - nguyên Phó Trưởng ban Kế toán và Kiểm toán PVN; Vũ Hồng Chương - nguyên Trưởng ban Quản lý dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2 (thuộc PVN); Trần Văn Nguyên - nguyên Kế toán trưởng Ban Quản lý dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2 (thuộc PVN); Nguyễn Ngọc Quý - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT PVN; Nguyễn Mạnh Tiến - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN; Phạm Tiến Đạt - nguyên Kế toán trưởng PVN; Trương Quốc Dũng - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN.
Có 8 bị cáo liên quan bị truy tố về tội "Tham ô tài sản", theo quy định tại Điều 278, khoản 4 - BLHS năm 1999, gồm: Nguyễn Anh Minh - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN; Bùi Mạnh Hiển - nguyên Chánh văn phòng PVN; Lương Văn Hòa - nguyên Giám đốc Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch (thuộc PVN); Nguyễn Thành Quỳnh - nguyên Giám đốc kỹ thuật công nghệ Tổng công ty cổ phần miền Trung - Công ty cổ phần Đà Nẵng.
Các bị cáo còn lại Lê Thị Anh Hoa (vợ của bị cáo Nguyễn Thành Quỳnh) - nguyên Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Quỳnh Hoa; Nguyễn Đức Hưng - nguyên Trưởng phòng Tài chính Kế toán, Ban Điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch (thuộc PVN); Lê Xuân Khánh - nguyên Trưởng phòng Kinh tế - Kế hoạch, Ban Điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch (thuộc PVN) và Nguyễn Lý Hải - nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật, Ban Điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch (thuộc PVN).
Riêng hai bị cáo Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc PVC và Vũ Đức Thuận - nguyên Tổng Giám đốc PVC bị truy tố cùng lúc về cả 2 tội danh là “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”“Tham ô tài sản”.
Bách Sa


Thứ Bảy, 6 tháng 1, 2018

Gia đình Trịnh Xuân Thanh và 2 đồng phạm nộp 5,3 tỷ khắc phục hậu quả vụ PVC

Theo ông Lê Quang Tiến, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội cho biết, gia đình 3 bị cáo Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch HĐQT PVC, Nguyễn Quốc Khánh - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN và Nguyễn Anh Minh - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVC đã chủ động tới cơ quan này nộp tổng cộng 5,3 tỷ đồng khắc phục hậu quả. 
 
Gia đình Trịnh Xuân Thanh và 2 đồng phạm nộp 5,3 tỷ khắc phục hậu quả vụ PVC
Biên lai nộp 2 tỷ của gia đình Trịnh Xuân Thanh tại Cục thi hành án dân sự Tp.Hà Nội
Ông Lê Quang Tiến còn cho biết, gia đình bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã chủ động nộp khắc phục hậu quả số tiền 2 tỷ đồng, gia đình bị cáo Nguyễn Quốc Khánh nộp 2 tỷ đồng và gia đình Nguyễn Anh Minh nộp 1,3 tỷ đồng.
“Tổng số tiền mà gia đình 3 bị cáo đã chủ động nộp tại Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội tới thời điểm này là 5,3 tỷ đồng” - ông Tiến cho hay. 
 
Gia đình Trịnh Xuân Thanh và 2 đồng phạm nộp 5,3 tỷ khắc phục hậu quả vụ PVC
Gia đình Trịnh Xuân Thanh đã chủ động khắc phục hậu quả 2 tỷ đồng.
Cục trưởng Thi hành án dân sự TP Hà Nội cũng cho biết, đến thời điểm này Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội chưa nhận được cáo trạng vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật Hình sự 1999) và tội Tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật Hình sự 1999) xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Theo quy định, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật thì hồ sơ, quyết định... mới được chuyển tới cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án, thu hồi tài sản của các đương sự liên quan.
“Nhưng đây là số tiền mà gia đình các đương sự chủ động, tự nguyện nộp nên cơ quan thi hành án dân sự chúng tôi cũng tạo điều kiện cho họ khắc phục hậu quả” - ông Tiến cho hay.
  
Gia đình Trịnh Xuân Thanh và 2 đồng phạm nộp 5,3 tỷ khắc phục hậu quả vụ PVC
Gia đình bị cáo Nguyễn Quốc Khánh cũng chủ động nộp tiền khắc phục hậu quả vụ án 2 tỷ đồng.
Theo cáo trạng, trong quá trình điều tra vụ án, Cơ quan điều tra - Bộ Công an đã kê biên biệt thự số AD02-16, Khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside; căn hộ số 15F05, The Costa 32-34 Trần Phú (Tp.Nha Trang, Khánh Hoà); xe ô tô Mazda CX5 màu trắng BKS 30A-970.97 và giao cho Trịnh Hùng Cường (con trai bị can Trịnh Xuân Thanh) bảo quản.

Theo yêu cầu của cơ quan điều tra, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký văn bản số 691/NHNN-TTGSNH đề nghị các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kiểm tra, rà soát, phong toả tài khoản, sổ tiết kiệm của vợ, chồng Trịnh Xuân Thanh cùng 2 con trai. Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam đã rà soát, phong toả chứng khoán do Trịnh Xuân Thanh và vợ đứng tên, không cho chuyển nhượng khi chưa có yêu cầu của cơ quan điều tra.
Dự kiến từ ngày 08/01 đến 21/01/2018, TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 người trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC.
Bị cáo Đinh La Thăng bị truy tố về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 3 điều 165 Bộ luật Hình sự 1999 với khung hình phạt 10 - 20 năm tù.
Cụ thể, trong vụ án này, có 22 người bị truy tố ở các tội danh khác nhau gồm:
1. Tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165, Bộ luật Hình sự năm 1999)
- Ông Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị PVN.
- Ông Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC.
- Ông Vũ Đức Thuận - nguyên Tổng Giám đốc PVC.
- Ông Nguyễn Mạnh Tiến - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVC.
- Ông Phạm Tiến Đạt - nguyên Kế toán trưởng PVC.
- Ông Nguyễn Xuân Sơn- nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN.
- Ông Lê Đình Mậu - nguyên Phó Trưởng Ban kế toán, kiểm toán PVN.
- Ông Nguyễn Ngọc Quý - nguyên Phó chủ tịch Hội đồng quản trị PVC.
- Ông Vũ Hồng Chương - nguyên Trưởng ban Quản lý dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2 (thuộc PVN).
- Ông Ninh Văn Quỳnh - nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng Ban tài chính kế toán và kiểm toán PVN.
- Ông Trần Văn Nguyên - kế toán trưởng Ban Quản lý dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2 (thuộc PVN).
- Ông Nguyễn Quốc Khánh - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN.
- Ông Phùng Đình Thực - nguyên Tổng Giám đốc PVN.
- Ông Trương Quốc Dũng - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN.
2. Tội Tham ô tài sản (điều 278, Bộ luật Hình sự năm 1999)
- Ông Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC.
- Ông Vũ Đức Thuận - nguyên Tổng Giám đốc PVC
- Ông Lương Văn Hòa - nguyên Giám đốc Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch (thuộc PVC).
- Ông Nguyễn Lý Hải - nguyên Trưởng phòng kỹ thuật, Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch.
- Ông Lê Xuân Khánh - nguyên Trưởng Phòng Kinh tế - kế hoạch, Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch.
- Ông Nguyễn Thành Quỳnh - nguyên Giám đốc kỹ thuật công nghệ, Tổng công ty CP Miền Trung - Công ty CP Đà Nẵng.
- Bà Lê Thị Anh Hoa - nguyên Giám đốc Công ty TNHH MTV Quỳnh Hoa.
- Ông Bùi Mạnh Hiển - nguyên Chánh văn phòng PVC.
- Ông Nguyễn Anh Minh - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVC.
- Ông Nguyễn Đức Hưng- nguyên Trưởng phòng Tài chính, kế toán, Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch.