KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đinh La Thăng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đinh La Thăng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

ÔNG ĐINH LA THĂNG GÂY CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA

           Theo kết luận điều tra, ông Đinh La Thăng có cung cấp cho CQĐT Giấy xác nhận ngày 28/3/2017, trong đó thể hiện nội dung: Trước khi ký thỏa thuận với Hà Văn Thắm, ông Thăng đã trao đổi nhiều lần với những người trong HĐQT (mà trực tiếp là ông Hoàng Xuân Hùng, ông Trần Ngọc Cảnh và bà Phan Thị Hòa) việc PVN tham gia góp vốn vào Oceanbank.
ÔNG ĐINH LA THĂNG GÂY CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA


          Sau khi bị khởi tố điều tra, ông Đinh La Thăng khai nhận lại. Theo lời khai của ông Thăng, khi đang là Bí thư Thành ủy TP.HCM, ông đã điện thoại nhờ ông Hoàng Xuân Hùng, ông Trần Ngọc Cảnh, ông Đỗ Văn Đạo và bà Phan Thị Hòa (đều là nguyên thành viên HĐQT năm 2008) xác nhận việc ông Thăng đã bàn bạc, thống nhất với HĐQT về chủ trương PVN góp vốn vào Oceanbank.
          Ông Thăng còn nhờ bà Bùi Thị Nguyệt (trước đây là Ban kiểm soát, nay là Trưởng ban tổ chức nhân sự PVN) đến trực tiếp xin chữ ký xác nhận vào Giấy xác nhận ngày 28/3/2017 cho mình.
          Trên thực tế, không hề có việc thông qua HĐQT hay tổ chức cuộc họp xin ý kiến các thành viên HĐQT bằng văn bản.
          Các ông, bà Hoàng Xuân Hùng, Trần Ngọc Cảnh và Phan Thị Hòa đều khai: Ngày 30/9/2008, HĐQT có cuộc họp do ông Đinh La Thăng chủ trì. Tại đây, ông Thăng có trao đổi việc PVN góp vốn mua cổ phần của Oceanbank, và từ đây các ông bà này mới biết được chủ trương PVN góp vốn vào Oceanbank.
          Các thủ tục báo cáo Thủ tướng và các bộ, ngành đều do ông Đinh La Thăng ký mà không thông qua HĐQT.
          Bản kết luận điều tra cho rằng, ông Đinh La Thăng đã ký thỏa thuận góp vốn vào Oceanbank mà không thông qua HĐQT, không có ý kiến đánh giá của HĐQT về năng lực, khả năng tài chính của Oceanbank. Điều này là trái quy định.
          Tài liệu xác minh còn thể hiện, ngày 14/10/2008, Bộ Tài chính có công văn gửi Văn phòng Chính phủ và PVN về việc góp vốn mua cổ phần của PVN, trong đó có nêu: "Để đảm bảo tính hiệu quả, đề nghị PVN cần báo cáo rõ tình hình hoạt động của Oceanbank, đặc biệt là danh mục cho vay, danh mục chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán, cũng như việc trích lập các khoản dự phòng cho hoạt động kinh doanh của Oceanbank, xác định giá trị thực cổ phiếu của Oceanbank để tránh rủi ro trước khi quyết định việc đầu tư. PVN chịu trách nhiệm về hiệu quả của hoạt động đầu tư này".
          Dù vậy, khi nhận được công văn này, ông Đinh La Thăng không chỉ đạo PVN thực hiện đúng theo nội dung này của Bộ Tài chính.
          Khai báo chưa thành khẩn

          Theo lời khai của ông Đinh La Thăng: Ông nhận thấy việc góp vốn bổ sung 100 tỷ đồng ngày 16/5/2011, nâng tổng số vốn góp của PVN lên 800 tỷ đồng, duy trì nắm giữ 20% vốn điều lệ tại Oceanbank, là trái quy định.
          Tuy nhiên, do bận đi công tác tiếp xúc cử tri tại Thanh Hóa nên ông Thăng đã ủy quyền điều hành HĐTV từ ngày 16-18/5/2011 cho ông Nguyễn Xuân Thắng (thành viên HĐTV). Do vậy, ông Thăng cho rằng mình không liên quan.
          Về việc này, ông Thắng khai, sau khi ông Thăng đi công tác về, ông đã báo cáo ông Thăng về việc ký Nghị quyết ngày 16/5/2011 để PVN góp vốn bổ sung 100 tỷ đồng vào Oceanbank, nhưng ông Thăng không có chỉ đạo gì, mà đồng ý thực hiện.
          Theo kết luận điều tra, sau khi PVN góp 20% vốn vào Oceanbank để trở thành cổ đông chiến lược, ông Đinh La Thăng đã ký văn bản mang tính chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị thành viên của PVN và các nhà thầu dầu khí mở tài khoản, sử dụng dịch vụ ngân hàng của Oceanbank.
          Thực hiện chỉ đạo này, từ năm 2009 đến 2014, có 165 đơn vị thành viên thuộc PVN gửi tiền vào Oceanbank với doanh số tiền gửi không kỳ hạn trung bình hơn 2.500 tỷ đồng/tháng và 74 triệu USD/tháng.
          Đây chính là một trong những nguyên nhân để xảy ra hành vi nhận tiền lãi ngoài trong nhiều năm, trong đó có 145 đơn vị của PVN với hơn 318 tỷ đồng (chưa kể số tiền 246 tỷ đồng riêng Nguyễn Xuân Sơn nhận).
          Bản kết luận điều tra cho rằng, quá trình làm việc với Cơ quan điều tra, ông Đinh La Thăng có thái độ khai báo chưa thành khẩn, né tránh trách nhiệm, hợp thức hóa tài liệu không đúng bản chất sự việc để đối phó, gây cản trở hoạt động điều tra.
Nguồn Ăn Cắp

Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

Đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng và 6 đồng phạm

Cơ quan CSĐT đề nghị truy tố bị can Đinh La Thăng, 57 tuổi - nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Ngày 19-12, Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc - Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ký bản kết luận điều tra vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; “lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). 
Căn cứ kết luận điều tra, Cơ quan CSĐT đề nghị truy tố 7 bị can gồm: Đinh La Thăng, 57 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn PVN; Nguyễn Xuân Sơn, 55 tuổi, nguyên Phó Tổng giám đốc Ngân hàng OceanBank; Nguyễn Xuân Thắng, 62 tuổi, nguyên thành viên HĐTV Tập đoàn PVN; Nguyễn Thanh Liêm, nguyên thành viên HĐTV Tập đoàn PVN; Vũ Khánh Trường, 63 tuổi, nguyên thành viên HĐTV Tập đoàn PVN và Phan Đình Đức, 57 tuổi, thành viên HĐTV Tập đoàn PVN về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Riêng Ninh Văn Quỳnh, 59 tuổi, Phó Tổng giám đốc tập đoàn PVN bị đề nghị truy tố về 2 tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” và “Cố ý làm trái…”. 
Đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng và 6 đồng phạm
Theo kết luận điều tra, vào năm 2006, theo đề án hình thành Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, PVN được thành lập mới một ngân hàng cổ phần dầu khí, trong đó PVN nắm trên 50% vốn điều lệ. PVN đã hoàn thành một số thủ tục thành lập ban trù bị Ngân hàng Hồng Việt, xây dựng bộ máy, tuyển dụng nhân sự, mua sắm một số trang thiết bị để thành lập và hoạt động. Tuy nhiên, năm 2008 PVN không tham gia vào việc thành lập ngân hàng này nữa mà chuyển sang góp vốn mua cổ phần của Ngân hàng Đại Dương (OceanBank).
Mặc dù được báo cáo rõ tình hình kinh tế, kết quả hoạt động của OceanBank nhưng ông Đinh La Thăng (Chủ tịch HĐQT PVN giai đoạn từ 2008 - 2011) đã không có bất cứ chỉ đạo nào đối với HĐQT và ban điều hành PVN để thống nhất chủ trương, thực hiện thẩm định, khảo sát OceanBank, phương án góp vốn cũng như tính hiệu quả, khả thi của việc góp vốn vào ngân hàng này.
Ông Đinh La Thăng không thông qua HĐQT mà đã ký thỏa thuận thống nhất với Hà Văn Thắm (chủ tịch HĐQT OceanBank) việc góp vốn vào ngân hàng này, cũng như không báo cáo Chính phủ theo đúng quy định.
Sau khi ký thỏa thuận góp vốn, ông Thăng cũng tiếp tục đồng ý chủ trương, ký ban hành các nghị quyết góp vốn, bổ sung vốn góp vào OceanBank khi chưa có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ; Ký quyết định cử người đại diện phần vốn góp của PVN bằng 20% vốn điều lệ OceanBank. 
Dù được Hội đồng thành viên (HĐTV) và thư ký báo cáo về việc ban hành Nghị quyết góp vốn không đúng quy định nhưng ông Thăng không chỉ đạo điều chỉnh hoặc thoái vốn. Việc làm của ông Đinh La Thăng là trái các quy định tại Nghị định của Chính phủ, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã gây thiệt hại 800 tỉ đồng cho PVN tại OceanBank. Kết luận điều tra cho rằng, ông Đinh La Thăng đã phạm vào tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, theo Điều 165 - Bộ luật hình sự hiện hành. Như vậy, sau 12 ngày bị khởi tố và bắt tạm giam, cơ quan CSĐT đã hoàn tất kết luận điều tra và đề nghị truy tố ông Thăng. 
Đối với bị can Ninh Văn Quỳnh, thực hiện tham mưu, báo cáo đề xuất cho Nguyễn Xuân Sơn - Phó Tổng Giám đốc ký báo cáo, đề xuất HĐTV PVN biểu quyết, phê duyệt góp vốn bổ sung theo Nghị quyết 4266; trình quyết định chuyển tiền, ủy nhiệm chi cho ông Sơn ký chuyển 100 tỷ đồng góp vốn vào OceanBank, nâng tổng số vốn góp của PVN tại ngân hàng này lên 800 tỷ đồng bằng 20% vốn điều lệ mới (bằng 4.000 tỷ đồng) của OceanBank. Hành vi của Ninh Văn Quỳnh phạm vào tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra, trong giai đoạn 2009 - 2013, Ninh Văn Quỳnh còn nhận số tiền 20 tỷ đồng Nguyễn Xuân Sơn, có nguồn gốc là tiền của OceanBank chi lãi ngoài cho các khách hàng gửi tiền thuộc PVN. Hành vi này của Ninh Văn Quỳnh phạm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

Còn các đồng phạm khác là đồng phạm, giúp sức cho Đinh La Thăng và Ninh Văn Quỳnh.


Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2017

BẮT TẠM GIAM EM TRAI ÔNG ĐINH LA THĂNG


Một loạt quan chức cấp cao bị bắt trong những ngày cuối tuần qua cho thấy quyết tâm chính trị của Đảng trong phòng chống tham nhũng, và việc ông Đinh La Thăng bị bắt để điều tra cũng là minh chứng cho thấy không có vùng an toàn nào cho quan tham. 
Vào chiều ngày 08/12/2017, một loạt quyết định liên quan công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã được các cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước đưa ra: Bộ Chính trị quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng, sinh hoạt cấp ủy (gồm cả sinh hoạt Ban Chấp hành Trung ương), Ủy ban Thường vụ Quốc hội tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng. Những quyết định quan trọng này được đưa ra khi cơ quan bảo vệ pháp luật quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị (sau này là Hội đồng thành viên) Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN); đại biểu Quốc hội khóa XIV; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Trong một diễn biến khác có liên quan, cũng trong ngày 08/12, Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Quốc Khánh, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. 
Ông Đinh Mạnh Thắng
Và vào sáng ngày 09/12/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đinh Mạnh Thắng (55 tuổi), Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà về hành vi tham ô tài sản. Đáng chú ý, ông Đinh Mạnh Thắng là em trai của ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Theo Bộ Công an, ông Thắng bị bắt do các sai phạm có liên quan đến vụ án Cố ý làm trái, tham ô tài sản xảy ra Tổng công ty xây lắp dầu khí VN (PVC). Hiện cơ quan điều tra Bộ Công an tiếp tục điều tra mở rộng vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại PVN. Điều đặc biệt là ngay sau khi báo chí loan tin, dư luận đều tỏ ra vui mừng, đồng tình và ủng hộ thái độ kiên quyết của Đảng và Nhà nước trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Những động thái ấy xóa tan đi nghi ngờ về sự nể nang, né tránh, về “vùng cấm” trong chống tham nhũng. Những quyết định quan trọng này sẽ góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, và đó chính là sức mạnh đưa cuộc đấu tranh chống tham nhũng đến thành công.



Nguồn chôm chỉa trên internet

Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

Nguyên Chủ tịch PVN Nguyễn Quốc Khánh bị khởi tố, bắt tạm giam

Nguyên Chủ tịch PVC Nguyễn Quốc Khánh bị khởi tố, bắt tạm giam

Tin nức lòng dân.


Vừa nghe tin Đinh La Thăng bị tóm, giờ lại đến Nguyễn Quốc Khánh. 
Ngày 08/12/2017, trên cơ sở Tờ trình của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, tại phiên họp thứ 18 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 457/NQ-UBTVQH14 ngày 08/12/2017 "Về việc khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét và tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đối với ông Nguyễn Quốc Khánh, Đại biểu Quốc hội khóa XIV". Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Nguyễn Quốc Khánh. Sau đó, Thủ tướng có quyết định cho ông thôi giữ chức vụ Chủ tịch PVN kể từ ngày 09/3/2017. Ông Khánh chính thức đảm nhiệm cương vị Tổng giám đốc PVN từ ngày 19/11/2014, do ông Vũ Huy Hoàng, là Bộ trưởng Bộ Công thương thời kỳ này bổ nhiệm. Trước đó, ông Nguyễn Quốc Khánh từng đảm nhiệm các chức vụ Phó Tổng giám đốc Công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP); Tổng giám đốc Công ty Liên doanh dầu khí Mê Kông; Tổng Giám đốc Công ty Chế biến và Kinh doanh sản phẩm dầu mỏ (PDC); Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL); Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam… Ông Nguyễn Quốc Khánh phải cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn, nhiệm kỳ 2010 - 2015; có trách nhiệm trong việc ban hành Nghị quyết số 233/NQ-ĐU của Đảng ủy và Nghị quyết số 4266/NQ- DKVN của HĐTV. Ông Khánh cũng phải chịu trách nhiệm trong việc tham mưu quyết định chỉ định gói thầu EPC Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1, Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 vi phạm pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng. Có trách nhiệm liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm tại Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyeste Đình Vũ và các dự án Nhiên liệu sinh học.



Nguồn lượm từ trang Tre làng


Khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng


Nóng rực: Sau khi bị cho thôi đại biểu Quốc hội, anh Đinh La Thăng lại bị đình chỉ sinh hoạt Đảng, đồng thời khởi tố, bắt tạm giam. Đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: Không có vùng cấm trong phòng chống tham nhũng. 
Khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng
Ông Đinh La Thăng

Ngày 08/12/2017, Bộ Chính trị đã quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng, sinh hoạt cấp uỷ (gồm cả sinh hoạt Ban Chấp hành Trung ương) đối với ông Đinh La Thăng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương từ ngày 08/12/2017 theo Quyết định khởi tố bị can số 522/C46, ngày 08/12/2017 và Lệnh bắt tạm giam số 134/C46, ngày 08/12/2017 của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an. Thời hạn đình chỉ được tính theo thời hạn quy định của pháp luật (kể cả gia hạn, nếu có). Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Kinh tế Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương và ông Đinh La Thăng thi hành Quyết định này. Quyết định trên căn cứ Điều lệ Đảng; căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá XII; căn cứ Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương quy định thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng và theo đề nghị của Đảng uỷ Công an Trung ương và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Trước đó, chiều cùng ngày, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã họp phiên bất thường, thông qua 02 nghị quyết với sự đồng thuận của tất cả Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt, về việc cho thôi đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng.  Ông Đinh La Thăng liên quan đến hai vụ án kinh tế nghiêm trọng mà cơ quan Công an đang điều tra. Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đang tiến hành điều tra 2 vụ án liên quan đến trách nhiệm của ông Đinh La Thăng: (1) Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật Hình sự); lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 Bộ luật Hình sự), gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc góp vốn của PVN vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại dương (Oceanbank); (2) Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật Hình sự) xảy ra tại Tổng Công ty Xây lắp dầu khí (PVC) liên quan Dự án Nhiệt điện Thái Bình II.



Nguồn lượm từ trang Tre làng