KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn chính trị - xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chính trị - xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2022

TỰ HÀO KHI ĐƯỢC HÁT QUỐC CA

Gần hai chục năm trước, nhà cháu được đi cùng một đoàn nhà văn, nhà biên kịch từ HN vào Tây Nguyên sáng tác. Vào nghĩa trang liệt sĩ sư 10 ở ngoại ô thành phố Kon Tum đã chiều rồi, cửa đóng, cả bọn nhảy rào vào, rất vui vẻ cười nói. Rồi châm hương, rồi một người nói to: Đồng đội ơi, chúng tôi về với đồng đội đây... Và thế là, tất cả òa khóc, khóc nức nở, khóc rất to, khóc rất tự nhiên, không ai không khóc.

Thắp hương xong quay ra thành phố KT ăn cơm. Ly rượu đầu tiên vừa cụng thì bắt đầu bóng đá trực tiếp trên TV, VN đá với nước nào đấy nhà cháu quên rồi, lễ chào cờ. Không ai bảo ai, cả bàn đứng dậy... chào cờ. Rồi các bàn khác cũng thế. Hát quốc ca rất to và khỏe rất xúc động.
Nhà cháu, xem bóng đá 1 mình trên tv, thấy đội VN chào cờ là cũng... bật dậy chào cờ. Lúc ấy thấy tự hào ghê gớm. Nhiều khi rưng rưng nữa. Nó rất tự nhiên chứ không màu mè hay bưởi Diễn.
Chả phải mình nhà cháu, rất nhiều người như thế. Cứ nhìn sân vận động lúc quốc ca trỗi lên thì biết.
Thế nên nhà cháu đã hết sức ngạc nhiên và băn khoăn mấy ngày nay cái vụ 4 cô gái ngồi thản nhiên khi cả hội trường đang nghiêm trang chào cờ. Chắc là sự kiện gì đấy, các cô này được mời đến vì thấy vị trí họ ngồi chếch phía trên sân khấu, và trang phục của họ giống... hót gơn.
Hình như nước mình chưa có luật quốc ca. Đọc cuốn Bất Khuất của Nguyễn Đức Thuận (đọc trộm của mẹ) thì thấy chính quyền Sài Gòn cũ có quy định, khi quốc thiều, quốc ca trỗi lên thì ai ở đâu phải đứng yên hướng về phía quốc thiều/ quốc ca nếu không thấy cờ. Mấy bác như bác Thuận chống lại điều ấy nên bị đánh hihi.
Và nhà cháu ủng hộ, nếu đang ở đâu, thấy/ nghe quốc ca thì phải đứng yên để cùng chào cờ. Nó là tình yêu nước và là tự hào dân tộc và cũng là nghĩa vụ công dân.
Mà có gì khó đâu nhỉ?
Không thể có chi mô được, phỏng ạ?

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2022

CÁCH MẠNG TRẮNG – ÂM MƯU BIẾN VIỆT NAM THÀNH UCRAINA THỨ 2...!!!

Henry Kissinger từng tuyên bố: “Những gì mà mấy chục năm nay nước Mỹ không làm được ở trên đất nước này, thì con cháu của các ngài, thế hệ trẻ Việt Nam trong tương lai, sẽ giúp nước Mỹ thực hiện được giấc mơ của người Mỹ. Hai mươi năm sau chúng tôi sẽ trở lại Việt Nam. Không phải với xe tăng, đại bác, chiến hạm hay pháo đài bay mà bằng xấp đô la. Khi đó, cờ Mỹ sẽ bay không chỉ ở Sài Gòn mà còn hiên ngang giữa lòng Hà Nội. Những gì bom đạn không thể làm được thì sức mạnh của đồng đô la sẽ giải quyết. Người Việt Nam sẽ đón chúng ta như một ân nhân “.

Cho đến nay, quả thật những gì mà Mỹ đã tuyên bố, đang manh nha trở thành sự thật. Và không phải ngẫu nhiên mà người Mỹ lại tự tin tuyên bố như vậy.
Nước Mỹ có một sự kiên nhẫn vô hạn, có khi một chương trình được hoạch định tới 50 năm, như trường hợp nuôi dưỡng cả một thế hệ đối lập để lật đổ chính phủ hợp hiến ở Thổ Nhĩ Kỳ. Điển hình như sự kiện tên sát thủ trẻ len lỏi được thật sâu vào hàng ngũ cảnh sát đặc biệt Thổ Nhĩ Kỳ, rồi ám sát đại sứ Nga.
Nước Mỹ có một nguồn tiền của bao la. Với hệ thống tài chính Petro đô la đang nắm trong tay, Mỹ có thể in tiền một cách vô tội vạ mà không sợ lạm phát, và dùng nó để rải ra mọi chiến dịch trên khắp toàn cầu.
Đơn cử như trường hợp “nhỏ” là việc Mỹ bảo kê và tài trợ giáo sĩ Fethullah Gülen, kẻ chủ mưu vụ đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ hồi năm 2016. Mỹ dự kiến xây khoảng 300 trường học ở Thổ Nhĩ Kỳ, hòng đào tạo lực lượng ước tính hơn 2 triệu học sinh, sinh viên. Tuy nhiên sau đảo chính, đã bị đóng cửa hết. Sau đó, khi thời cơ chín muồi, một nhân tố như kiểu Gorbachev của Liên Xô là đủ để thay đổi một chính quyền theo chiều hướng tuân phục nước Mỹ.
Môi trường giáo dục là nơi đào tạo thế hệ kế cận sẽ lãnh đạo đất nước sau này, nên nắm được môi trường này sẽ chắc phần thắng. Tấn công vào môi trường giáo dục là một trong những mũi tấn công của những thế lực chống phá do phương Tây tài trợ.
Không phải ngẫu nhiên mà một bộ trưởng nước Nga từng phát biểu:
Chức năng cơ bản và chủ yếu của trường học là giáo dục trí tuệ và nhân cách con người, chứ không phải là dịch vụ giáo dục. Cần phải trả lại hoạt động giáo dục cho nhà nước quản lý, trở lại truyền thống giáo dục tốt đẹp thời Xô Viết.
Bộ trưởng quan trọng nhất trong chính phủ là Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Một Bộ trưởng Bộ y tế tồi, cùng lắm chỉ gây khó khăn cho người dân khám chữa bệnh và ảnh hưởng tới sức khỏe. Bộ trưởng Bộ kinh tế tồi, cùng lắm là làm chậm sự phát triển kinh tế. Nhưng Bộ trưởng Bộ giáo dục tồi thì phá hoại cả tương lai của đất nước và của quốc gia.
Đã đến lúc phải chấm dứt các cuộc thí nghiệm giáo dục theo mô hình phương Tây đang tạo ra tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực này.
Rõ ràng nước Nga ngày nay và chúng ta có điểm tương đồng, áp dụng rập khuôn mô hình giáo dục theo kiểu phương Tây, xem đó là giá trị cốt lõi, dần dần lâu hơn nữa khi đạt tới trình độ nhất định, những người được đào tạo ra sẽ xem những giá trị lịch sử như Chủ nghĩa Xã hội là lỗi thời cần phải bị loại bỏ.
Chỉ cần 20 năm là có thể thay máu hoàn toàn thế hệ trẻ của đất nước, khi người ta không biết tới giá trị lịch sử, chắc chắn người ta cũng sẽ quên quá khứ của tương lai, Ucraina là một bài học không thể sinh động hơn. Chỉ sau một đến hai thế hệ tiếp thu các giá trị Tây Phương sau khi Liên Xô sụp đổ, giới trẻ Ucraina thậm chí còn tự tay giật đổ tượng Lê nin, người đã có công tạo ra nhà nước Xô Viết Ucraina trong quá khứ.
Hiện nay, nhiều giáo viên đang xem những giá trị phương Tây là cốt lõi, mô hình giáo dục Xã hội chủ nghĩa là cổ hủ lạc hậu. Tất nhiên là họ phủ nhận những thành quả của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Vậy thử hỏi những giáo viên như thế sẽ đào tạo ra những học sinh như thế nào?
Trong lĩnh vực Truyền thông cũng vậy, nhiều tờ báo me Tây tiếng Việt đã trở thành cánh tay nối dài đắc lực nối dài cho truyền thông Tây Phương. Họ đơn giản chỉ bê nguyên các bài báo Tây Phương về dịch, rồi in ra cho đọc giả đọc mà không biết rằng trong đó chứa đầy thông tin tâm lý chiến, xuyên tạc và bịa đặt.
Bên cạnh đó, liên minh đế quốc Mỹ và đế quốc thần quyền Tây Phương khác cũng đang ráo riết thực hiện chiến lược Ngụy sử, Lật Sử, và Tẩy trắng lịch sử, một phần trong cách mạng trắng và diễn biến hòa bình tại Việt Nam.
Có thể bạn còn nhớ, khi Obama sang thăm Việt Nam, nhiều người Việt đã coi ông ta như một thần tượng. Họ ca ngợi Obama như một lãnh đạo thân thiện. Nhưng có thể bạn không biết rằng, người nhận giải Nobel hòa bình Obama chính là người đã gây ra 7 cuộc chiến dưới thời kỳ ông ta nắm quyền ở Mỹ.
Obama chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh dài nhất của Mỹ tại Apghanistan khi ông ta lên nắm quyền năm 2009.
Tháng 3/2011, Obama tuyên bố Mỹ sẽ tham gia một liên minh không kích vào Libya. Các cuộc không kích cuối cùng đã kết thúc với cái chết của nhà lãnh đạo lâu năm Moammar Gadhafi.
Và Lybia từ một trong các quốc gia giàu có thịnh vượng nhất Châu Phi, nay đã trở thành một vùng đất nghèo đói loạn lạc, nội chiến giữa các phe phái, và chưa thể tìm ra lối thoát.
Obama cũng là chủ mưu trong việc mua chuộc những kẻ biến chất thoái hóa trong các cơ quan báo chí, giáo dục Việt Nam, để phát động phong trào xét lại lịch sử, công nhận ngụy quyền Sài Gòn là chính danh, và tôn vinh những kẻ phản quốc như Nguyễn Ánh, Phan Thanh Giản, với chiêu bài “hòa hợp dân tộc”. Chúng cố tình một mặt bôi nhọ tính chính nghĩa trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc Việt Nam, mặt khác chúng cố tình tung hô bản chất chế độ tay sai bán nước của Ngụy quân Ngụy Quyền. Thông qua chiến lược Ngụy Sử, Lật Sử và Tẩy trắng lịch sử, chúng công khai tuyên bố “Việt Nam đã đuổi đi 2 nền văn minh Pháp – Mỹ”, hay công khai kêu gọi bỏ từ Ngụy trong lịch sử.
Thực tế đây là một chiến dịch tẩy trắng lịch sử nhằm chạy tội cho giặc ngụy, rửa nhục cho Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, bằng một dự án quy mô lớn của cơ quan tình báo trung ương Mỹ CIA với tên gọi, “Dự án tưởng niệm chiến tranh Việt Nam”, do Obama phát động bởi 1 đạo luật, khởi động năm 2012. Dự án này chia 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (2012-2014): Tổ chức các hoạt động tưởng niệm ở Mỹ.
Giai đoạn 2 (2014-2017): Xây dựng chân rết ở Mỹ và các quốc gia khắp Thế giới (tất nhiên Việt Nam là chính).
Giai đoạn 3 (2017-2025): Là giai đoạn cao điểm. Nội dung chính là nhằm tôn vinh lính Mỹ, lính ngụy; xoá bỏ “hội chứng Việt Nam”, sửa đổi lịch sử, tẩy xoá sự thật cuộc chiến ở Việt Nam
Tiền ngân sách ban đầu là 5 triệu đô/năm, sau nâng lên 180 triệu/13 năm nhưng thực tế số tiền còn lớn hơn nhiều so với dự án này.
Dự án Obama đang trong giai đoạn 3 như vậy và sẽ kết thúc vào năm 2025. Đó là lý do tại sao nhiều kẻ đang điên cuồng xuyên tạc lịch sử.
Thực ra, chế độ ngụy quyền Việt Nam Cộng Hòa là chế độ tay sai bán nước, do Mỹ lập ra để cai trị miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975. Hầu hết các thành phần lãnh đạo, tướng lĩnh của Ngụy quyền Việt Nam cộng hòa đều đã từng đứng dưới chế độ Ngụy quyền quốc gia Việt Nam do thực dân Pháp lập ra, học trong các trường quân sự của Pháp, và chiến đấu trong các chiến dịch chống lực lượng giải phóng dân tộc Việt Nam, đặc biệt là trong trận Điện Biên Phủ.
Chúng ta đừng bao giờ quên những lời người Mỹ nói: “Những gì bom đạn không thể làm được thì sức mạnh của đồng đô la sẽ giải quyết. Người Việt Nam sẽ đón chúng ta như những vị ân nhân”
Và đó là mục tiêu mà Mỹ không bao giờ từ bỏ, với việc đầu tiên là phải tẩy xóa sự thật cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam bằng những đồng USD giơ bẩn từ việc xuyên tạc sự thật lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta.
Thông qua mạng Internet, trước đây là các trang Blog, Diễn đàn, Youtube và giờ tập trung chủ yếu là trên Facebook, chúng đã có nhiều bài viết xuyên tạc về lịch sử và tình hình xã hội của Việt Nam.
Khi thời cơ chín muồi, Mỹ sẽ tìm cớ để đưa quân đội quay lại Việt Nam, lập nên chính quyền bù nhìn tay sai của Mỹ như các nước ở khu vực Trung Đông hay Bắc Phi.
Các bạn thân mến.!!
Không phải ngẫu nhiên mà các hành vi Ngụy sử, Lật Sử và Tẩy trắng lịch sử đã diễn ra một cách rầm rộ và công khai như hiện nay. Tất cả đều nằm trong chiến lược được các đế quốc thế quyền thần quyền Tây Phương vạch ra, với sự phản bội của một bộ phận người nói tiếng Việt ở trong nước.
Hơn lúc nào hết, mỗi người dân Việt Nam cần phải tỉnh táo, để tránh lập lại bài học như tại Ucraina hiện nay, nơi mà máu xương của lớp lớp các anh hùng liệt sĩ đã bị bôi nhọ và xúc phạm.
Tôi tin rằng, với sự anh linh của tiên tổ Lạc Hồng, nước Việt Nam sẽ ngày càng độc lập, hùng cường, và sẽ không một thế lực có thể ngăn cản được điều đó, kế hoạch thâm độc của các đế quốc thần quyền và thế quyền Tây Phương sẽ thất bại.
Một lần nữa xin kêu gọi, con Rồng cháu Tiên toàn thế giới hãy đoàn kết lại.

"NGHĨA VỤ MỘT NGƯỜI DÂN LÀ PHẢI YÊU TỔ QUỐC"

Đó là lời của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong bài “Hãy yêu thương nhau và cùng nhau đoàn kết”, Người viết tại Quảng Châu, Trung Quốc, đăng trên Báo Thanh niên, ngày 23-8-1925. Đây là giai đoạn phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đang diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp trên thế giới cũng như ở Đông Dương.

Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã trải qua những chặng đường đầy gian lao thử thách, nhưng vẫn trường tồn và phát triển bởi đã rèn đúc nên bản lĩnh vững vàng, mang đậm tính cách và khí phách của dân tộc, hình thành và hun đúc nên truyền thống yêu nước Việt Nam. Truyền thống đó đã thấm sâu vào mỗi người dân, tạo nên tâm hồn, bản lĩnh và trí tuệ của các thế hệ người Việt và sức mạnh to lớn của dân tộc để chiến đấu, chiến thắng thiên tai, địch họa. Lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc đã tập hợp, quy tụ người Việt Nam không phân biệt đàn ông, đàn bà, già, trẻ, đảng phái, tôn giáo, dân tộc… đoàn kết, đấu tranh chống thực dân, đế quốc xâm lược, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Học tập và làm theo lời của Người, cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn mài sắc lý tưởng chiến đấu, yêu nước, yêu chế độ, trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; đề cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, ý chí vượt qua khó khăn, gian khổ, hiểm nguy; gan dạ, dũng cảm, kiên cường, mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu và công tác; đoàn kết nội bộ tốt, tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn, gắn bó máu thịt với nhân dân; đề cao tính kỷ luật tự giác, nghiêm minh, tinh thần quốc tế cao cả... Phẩm chất, truyền thống tốt đẹp ấy phản ánh bản chất cách mạng và là sức mạnh nội sinh được tích hợp ở một trình độ cao trong quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của quân đội ta, dưới sự lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, xứng đáng với tên gọi Bộ đội Cụ Hồ, với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2022

Gửi cha Nguyễn Đình Thục,

Ngày đó, khi hay tin dự án kinh tế lớn về xứ Bình Thuận, cha là người quyết liệt kêu gọi chúng con bằng mọi giá phải chống chính quyền, ngăn cản dự án khu công nghiệp WHA về làng đến cùng.

Những hôm sau đó, cả trên facebook và những lần cha về xứ quê hương Bình Thuận, cha đều hùng hồn tuyên bố chúng con phải đứng lên, ngăn cản, chống trả đến cùng, cha bảo ai không nghe cha là hèn nhát, nhu nhược, cha nói rằng tất cả cha làm là vì lợi ích chúng con.
Để rồi...

13/7/2022, khi đám chúng con nghe theo lời cha, lấy cả xăng, gạch, đá chọi vào Công an thì tàn cuộc, cha đến vỗ về và nói cha đang bận đi lễ.
30/11/2022, khi chúng con bị bắt, bị xét xử, đứng trước vành móng ngựa thì cha cũng lại ăn mặc đẹp đẽ, bận đi lễ quan thầy, vui vẻ với các ngài.
Dù rằng, có thể cha không đi lễ lần này thì đi lễ lần khác, nhưng lúc khó khăn nhất cha lại đã không lựa chọn chúng con.
Đau xót, ngu muội tin theo cha, trái đắng chúng con chịu, có lẽ đến đây đã hiểu được "tấm lòng" cha và hối hận vì đã đặt niềm tin sai người.
Một con chiên ngu dại.

Lời tâm sự sâu sắc của 1 con dân Việt Nam gửi tới những người bạn nước Mỹ

:
"Lời từ trái tim!
Hỡi các bạn cờ vàng 3 sọc, hiện nay các bạn không phải là công dân Việt Nam, vì vậy vấn đề của Việt Nam không phải là vấn đề của các bạn. Các bạn có bao đồng quá không khi mà lúc nào cũng chõ cái mõm vào VN như bầy ch#ó tru trăng vậy?.

Các bạn rảnh quá sao các bạn không ủ mưu tính kế tìm cách đảo chính Chính quyền liên bang Bông Kỳ để lên cầm quyền thống trị 'Mí', soán ngôi Bi Trắng (anh em không cùng cha nhưng khác mẹ của Bi Đen) đưa Đờ Mờ Quân lên làm Tổng thống Mí, lật đổ Oa-sinh-tơn biến Cali thành thủ đô của Mí?.
Những việc ý nghĩa và thiết thực như vậy, sao các bạn không làm???
Còn cái chuyện Phục Cuốc ý, nó vô nghĩa lắm các bạn, 3004 đời sau của đám ngụy già hiện tại cũng không chắc đã làm nổi đâu, nên bớt làm việc vô nghĩa lại mà hãy tập trung làm điều cần thiết, ý nghĩa, và thiết thực nhé.
Mãi iu các bạn"

BÁO CHÍ ĐANG VÔ ƠN VỚI LỊCH SỬ NHƯ THẾ NÀO?

Hôm nay là ngày mất của vị tướng được đích thân tướng Giáp đánh giá là “vị tướng đánh trận giỏi nhất Việt Nam”, một huyền thoại tác chiến liên binh chủng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, người bắt sống Christian de Castries và Dương Văn Minh, vực dậy quân ta sau những khó khăn của Mậu Thân 1968, đánh bại vị tướng giỏi nhất của VNCH là Ngô Quang Trưởng ở Huế - Đà Nẵng, dẫn đầu một cánh quân giải phóng năm 1975, đồng thời tham mưu “cân” một lúc cả quân đội Khmer Đỏ ở phía Nam và Trung Quốc ở phía Bắc…

Đó là chính là tướng Lê Trọng Tấn. Nhưng bao nhiêu người trong chúng ta đọc được một bài báo về tướng Tấn vào những ngày này? Cách đây ít hôm, thượng tướng Năm Cung và bác Vũ Oanh mất, cũng chỉ có lẻ tẻ một vài bài đăng ở mục tin buồn… Những tờ báo, tạp chí lớn nhất nước như Tuổi Trẻ, VnExpress, Tiền Phong, Thanh Niên, Zing… hoàn toàn không đưa bất cứ mẩu tin gì.
Có một cựu chiến binh bình luận rằng: “Chỉ còn những người lính của chúng ta viếng thăm và nhớ về anh Tấn chứ họ cũng quên rồi”.
Xa hơn, vào ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất, cũng không có mấy bài báo viết về sự kiện này. Báo chí tập trung hết bút mực viết về một Youtuber bị tai nạn thiệt mạng, bố cả một ca sĩ hải ngoại bị mất… Vào ngày Việt Nam chính thức hất cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương, thì báo chí đồng loạt đăng lên trang nhất thông tin về một cá nhân từng chống phá Việt Nam, tài trợ Việt Tân rồi sau đó lẳng lặng xóa bài trong im lặng.
Khoảng 2 tuần trước, một số tờ báo lên tiếng ủng hộ cho việc đập phá tòa nhà lịch sử Cục Tác chiến - một tòa nhà có rất nhiều giá trị về mặt lịch sử, là nhân chứng của những trận chiến thống nhất đất nước. Tờ Tuổi Trẻ còn chỉ nói rằng tòa nhà Cục Tác chiến là “do Pháp xây” còn tờ Tờ Tiền Phong thì xài cụm từ “kiến trúc Pháp” và không hề đả động gì đến toàn bộ những yếu tố lịch sử mà tòa nhà này lưu giữ… Rất nhiều những tướng lĩnh tướng Hoàng Kiền, tướng Nguyễn Như Huyền,, cựu chiến binh, người thân của tướng Cao Văn Khánh… cho rằng nên cẩn trọng, nghiên cứu kỹ, không nên đập bỏ một công trình lịch sử chứng kiến những chiến thắng gắn liền với tướng Văn Tiến Dũng và tướng Võ Nguyên Giáp…
Nhiều người trong số họ gửi kiến nghị đến các tờ báo yêu cầu đưa thông tin trung thực, khách quan, cần tham khảo thêm từ những con người “đã sống qua những năm tháng lịch sử”, nhưng bất lực. Thiếu tướng Hoàng Kiền và đồng đội đành phải viết tâm thư lên… mạng xã hội! Mà mấy dòng viết trên mạng xã hội của những con người đã già theo năm tháng làm sao mà "viral" bằng những bài viết trên báo chí được?
Nhiều tờ báo, nhà báo chăm chăm vào kích động, tung tin gây mâu thuẫn, không hề có tính phản biện, viết lên mạng xã hội dắt mũi độc giả. Đến như việc các chiến sĩ hy sinh, một số tờ báo còn ghi là “thiệt mạng” nữa cơ mà… Hay như một số tờ báo từng ca ngợi một thị trường chống Cộng cực đoan, bú mớm lấy hai từ "gốc Việt". Độc giả nhận thấy đấy, lên tiếng rồi, nhưng bất lực...!
Chúng ta có ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, nhưng bao nhiêu tờ báo, tạp chí, cơ quan còn giữ được tính “cách mạng” ở trong đó?

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2022

ĐIỀU DIỆU KỲ ĐẾN MUỘN VỚI NGƯỜI VỢ LIỆT SỸ CÔNG AN


Thiếu phụ ấy còn trẻ lắm. Chồng chị là cán bộ Công an xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân, Hà Nam hy sinh năm 2020 khi hai vợ chồng chưa kịp nhìn thấy đứa con chào đời. Vượt qua nỗi mất mát quá lớn, chị gượng dậy, quyết tâm một mình sinh con cho anh...
Hai thiên thần nhỏ ra đời như một món quà mà cuộc sống mang đến, xoa dịu nỗi đau hằn sâu trong tim chị và bố mẹ, người thân. Tôi đến thăm mẹ con chị, trào nước mắt vì cảm phục nghị lực của người vợ trẻ, mừng lòng trước những điều kì diệu được viết nên và sẽ còn lại mãi.

1. Cửa bật mở trước căn hộ chung cư nhỏ xinh của mẹ con chị Trần Thị Quyên ở quận Long Biên, Hà Nội. Ùa vào trong tôi là cảm giác ấm áp và thiêng liêng. Trên bàn thờ, di ảnh liệt sĩ Nguyễn Tuấn Minh trong bộ lễ phục Công an nhân dân, gương mặt trẻ trung và hồn hậu.
Hai con của anh, bé Nguyễn Trần Minh Khang, Nguyễn Trần Diệu Linh đã được gần 7 tháng tuổi đang ê a ngóng chuyện dưới ghế sofa. Choán hết không gian nhỏ xinh đó là đồ đạc, đồ chơi của hai bé. Chị Quyên vẫn thường lặng lẽ suốt hai năm qua. Lặng lẽ khóc khi nghĩ đến chồng, rồi lại lặng lẽ mỉm cười khi ôm hai con vào lòng âu yếm.
Chị Trần Thị Quyên quê ở thị trấn Lương Tài, Bắc Ninh. Chị và anh Minh cùng sinh năm 1990, gặp nhau tại Hà Nội. Tình yêu đẹp nảy nở giữa hai người và một đám cưới hạnh phúc đã diễn ra vào năm 2016. Thời điểm đó, Thượng úy Nguyễn Tuấn Minh đang công tác ở Công an huyện Lý Nhân, Hà Nam, còn vợ anh lại làm việc tại Hà Nội nên hai vợ chồng sống xa nhau. Căn nhà trọ của hai vợ chồng ở phố Minh Khai, Hà Nội chỉ có tiếng anh Minh vào dịp cuối tuần.
Ba năm sau đó, đôi vợ chồng trẻ vẫn đôi người đôi nơi, niềm mong mỏi có con vẫn mãi chưa thành hiện thực. Năm 2019, vợ chồng chị đã đến bệnh viện nhờ hỗ trợ sinh sản và gửi phôi ở bệnh viện, dự định khi nhà cửa ổn định thì họ sẽ sinh con. Cũng năm đó, anh chị phấn đấu mua được căn hộ chung cư ở quận Long Biên. Tết năm 2020, họ được đón tết ở nhà mới.
Sau 7 năm công tác tại Công an huyện Lý Nhân, Thượng úy Nguyễn Tuấn Minh là 1 trong 12 cán bộ, chiến sĩ của Công an huyện tình nguyện viết đơn tăng cường cho lực lượng Công an xã. Từ ngày 15/9/2020, anh về công tác tại Công an xã Đạo Lý - một địa bàn phức tạp của huyện. Vừa chân ướt chân ráo về xã, anh đã cùng anh em Công an xã căng mình thu thập dữ liệu công dân góp phần triển khai xây dựng dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Công việc bộn bề, anh năng nổ cùng đồng đội làm việc từ sáng tới khuya, bám trụ dài ngày tại trụ sở. Hai vợ chồng có khi hơn 1 tháng không gặp nhau. Thời điểm đó, anh Minh dự định khi hoàn thành đợt thu thập dữ liệu công dân sẽ xin nghỉ phép để đưa vợ vào viện đặt phôi. Nhưng chưa kịp thực hiện thì anh Minh đã mãi mãi ra đi, khiến dự định của vợ chồng anh thành dang dở.
Chị Quyên không thể quên được buổi chiều ngày 10/11/2020. Khoảng 15 giờ, chị đang trong giờ làm thì nhận được cuộc gọi của một cán bộ Công an huyện Lý Nhân - là đồng đội của anh Minh. "Quyên ơi… Minh… mất rồi", câu nói đứt quãng và nghẹn ngào trong nước mắt khiến tai chị ù đi, một ý nghĩ vụt qua đầu, rằng đó có thể chỉ là một câu nói đùa. Nhưng sự níu kéo giả định ấy không được lâu, chị có linh tính xấu khi gọi điện cho bố mẹ chồng mà không ai nhấc máy. Đó là điều bất thường, bởi từ trước đến nay, chưa khi nào bố mẹ chồng chị bỏ lỡ cuộc gọi nào của con dâu. Hoang mang, hớt hải, rụng rời, chị cứ thế đi đôi dép lê, lao ra đường, bắt xe về Hà Nam.
"Anh ấy đi mà không kịp nói với mình câu nào. Mình thương chồng đến thắt ruột. Mới về xã được gần 2 tháng, anh ấy đã hy sinh, khi tròn 30 tuổi. Cuộc sống vợ chồng mấy năm qua, ngày xa nhau nhiều hơn ngày gần nhau. Và giờ đây lại xa nhau mãi mãi. Ai ngờ đâu anh ấy chỉ được đón cái tết đầu tiên, cũng là cái tết cuối cùng trong căn nhà mới", chị Quyên nghẹn ngào, câu nói phát ra đầy khó nhọc.
2. "Anh Minh đã ra đi mãi mãi, đó là sự thật đau đớn và khốc liệt, dù mình không muốn tin, không muốn nghĩ đến thì vẫn phải đối diện và chấp nhận. Anh ấy mất đi mà căn nhà nhỏ vẫn chưa có tiếng khóc trẻ thơ, chưa một lần được bồng bế con trên tay. Nên dù khó khăn, vất vả đến mấy mình cũng sẽ cố gắng thực hiện tâm nguyện của chồng, sẽ sinh cho anh ấy và gia đình những đứa con", đó là suy nghĩ thường trực trong đầu chị Quyên.
Một thời gian sau, khi cú sốc qua đi, dần bình tâm lại, chị quyết định vào bệnh viện đặt phôi để sinh con.
Chị thưa chuyện với bố mẹ hai bên, cả nhà đều thương chị lỡ dở khi còn quá trẻ. Ai cũng khuyên chị phải cân nhắc cho kĩ. Trong hoàn cảnh ấy, sinh con và nuôi con một mình sẽ rất vất vả, chị sẽ phải làm tròn vai cả bố cả mẹ để nuôi nấng con cái. Nhưng chị Quyên lúc đó chỉ có một ý nghĩ là ươm lên những mầm sống, là sợi dây kết nối thiêng liêng giữa hai vợ chồng. Nghĩ thế và chị làm thế, rắn rỏi và can đảm.
Ngày 26/8/2021, chị Quyên vào viện. Cuộc chuyển phôi thành công, chị mang thai đôi. Bên nội bên ngoại ai cũng mừng và hồi hộp, lo lắng, dồn sức chăm chút cho ba mẹ con. Thời gian đầu bị nghén, chị không thiết ăn uống gì, chỉ ăn được mì tôm. Sau ba tháng đầu kiêng khem, chị đi làm trở lại.
"Mình có cảm giác anh ấy luôn dõi theo mẹ con, phù hộ cho ba mẹ con luôn bình an. Suốt thai kì mình rất khỏe mạnh, đi làm đến tận ngày sinh" - dù mang thai đôi rất nặng nề, chị nói vẫn luôn cố gắng lạc quan, mạnh mẽ, bình tâm vì các con. Và trong suốt thai kì, hình ảnh người chồng luôn trong tâm trí chị, cho chị nhiều động lực.
Thời kì dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, chị bị nhiễm virus lúc đang mang bầu 7 tháng, khi chưa tiêm vaccine. Lúc ấy, cả nhà đều lo lắng cho ba mẹ con chị. Nhưng rồi mọi diễn biến cũng đến nhẹ nhàng mà không có vấn đề gì nghiêm trọng. Ngày 27/4/2022, khi thai 37 tuần thì bác sĩ chỉ định mổ. Ông bà nội ngoại túc trực ở bệnh viện, mong ngóng và cầu chúc cho chị được mẹ tròn con vuông. Hai bé sinh đôi một gái một trai ra đời, đều nặng 3kg, bụ bẫm và khỏe mạnh.
Có một kỉ niệm thót tim mà đến bây giờ chị vẫn không thể quên. Đó là khi mới sinh con ra thì bé gái bị sặc khi đang nằm trong nôi. Người mẹ sau sinh rất yếu, tay còn gắn kim truyền, nhưng khi nhìn thấy cơ thể con tím tái, chị quên cả bản thân mình, lao đến bên con, cuống quýt gọi bác sĩ. Người mẹ nào cũng luôn có những dự cảm đặc biệt về con mình, trong hoàn cảnh của chị, thì sự lo lắng sẽ lớn gấp đôi. Thật may, các bác sĩ đã xử lý kịp thời, em bé thoát phút nguy hiểm.
Những tháng ngày chị Quyên ở cữ, ông bà nội ngoại, họ hàng cùng tập trung chăm sóc mẹ con chị. Sau khi anh Minh hy sinh, mẹ anh - bà Trần Thị Mai Liên phát hiện bệnh phải điều trị kéo dài. Hai cháu nội ra đời như nguồn động viên to lớn để bà vượt qua bệnh tật. Ông bà nội tuần nào cũng từ Hà Nam lên thăm hai cháu. Lúc nào ôm hai cháu trong lòng, nước mắt ông bà cũng tuôn rơi.
Các con nay đã gần 7 tháng, ăn ngoan ngủ ngoan. Căn hộ nhỏ lúc nào cũng rộn rã, vang lên tiếng cười, tiếng ê a ngóng chuyện của hai bé. Chị tất bật chăm con nhưng vẫn tranh thủ làm việc online; nỗi buồn dần nén lại, cất sâu trong đáy lòng. Tháng 9 âm vừa qua, ba mẹ con về quê nội cả tuần để làm giỗ cho bố Minh. Họ hàng ai cũng xuýt xoa hai đứa trẻ giống bố kháu khỉnh và đáng yêu vô cùng.
"Hai năm qua, chưa một ngày nào hình ảnh anh Minh mờ đi trong tâm trí mình. Có lúc mình chỉ nghĩ rằng anh ấy đang đi công tác xa. Mình sẽ cố gắng nuôi dạy con thật tốt để xứng đáng với sự hy sinh của anh ấy". Nước mắt người mẹ tuôn rơi, hai con nhỏ ngây thơ cứ nhìn mẹ cười và hóng chuyện, khiến tôi cũng không kìm lòng được. Tôi cảm phục tình yêu mà chị dành cho chồng, sự hy sinh thầm lặng, sự dũng cảm khi quyết định một mình sinh con và nuôi con. Còn cả một chặng dài phía trước, chỉ mong hai con của liệt sĩ Minh khôn lớn, trưởng thành, để viết tiếp những điều dang dở mà người cha chưa kịp thực hiện.
Khoảng 13h15 ngày 10/11/2020, tại xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam xảy ra vụ đánh nhau giữa anh Nguyễn Văn Hưng và một số đối tượng tại xưởng may của anh Hưng. Ngay khi nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, Công an xã Đạo Lý đã báo cáo lãnh đạo Công an huyện Lý Nhân, đồng thời cử Thượng úy Nguyễn Tuấn Minh và đồng chí Nguyễn Văn Huynh - công an viên trực tiếp xuống hiện trường nắm tình hình, giải quyết vụ việc.
Khi xuống hiện trường, xác định nhóm đối tượng này sử dụng hung khí đánh nhau, anh Minh đã yêu cầu các đối tượng về trụ sở Công an xã làm việc để giải quyết theo quy định của pháp luật, nhưng các đối tượng không chấp hành. Đối tượng Nguyễn Văn Côn đã tấn công làm anh Minh trọng thương. Sau khi được đưa đi cấp cứu, đến khoảng 15h cùng ngày, anh Minh đã hy sinh tại Bệnh viện huyện Lý Nhân do bị vỡ lá lách trái gây mất máu, dẫn đến tử vong.

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2022

BÀI HỌC VỀ “NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ” CỦA SRI LANKA

Qua các sự kiện ở Sri Lanka cho thấy, sự sụp đổ của quốc gia này có rất nhiều nguyên nhân. Ở đây chỉ nói đến một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến "khủng hoảng kinh tế" khiến bùng nổ bạo loạn và lật đổ tổng thống cùng chính phủ đương nhiệm.
Chính phủ vừa sụp đổ của Sri Lanka là những người ủng hộ nhiệt tình đến mức mù quáng đối ói với chương trình nông nghiệp hữu cơ, lệnh cấm phân bón và các “ý tưởng xanh” khác của Hoa Kỳ và EU. Từ tháng 4/2021, chính phủ Sri Lanka đã cấm nhập khẩu phân bón vào nước này.

Kết quả là, sản lượng thu hoạch gạo "hữu cơ" trong mùa vụ 2021/2022 thấp hơn mức trung bình tới 40-45% và giá gạo tăng thêm 50%. Đất nước này từ một nước xuất khẩu gạo đã lập tức trở thành một nước nhập khẩu, và ngân sách phải gánh thêm hàng trăm triệu đô la. Năng suất chè, ngô, đuông dừa và hevea (cao su), tức là hầu hết các sản phẩm xuất khẩu, đều giảm mạnh, nhờ “công nghệ hữu cơ” của phương Tây.
Vào tháng 11/2021, nhìn thấy hậu quả có thể xảy ra, chính phủ Sri Lanka đã vội hủy bỏ quyết định cấm nhập khẩu phân bón. Nhưng đã quá muộn - chính sách năng lượng “tiên tiến” của Châu Âu đã khiến giá khí đốt tự nhiên và phân bón, những thứ cần thiết để sản xuất, tăng vọt ngoài khả năng.
Vào ngày 12/4/2022, Sri Lanka tuyên bố vỡ nợ. Đất nước này gặp các vấn đề về điện, nhiên liệu, thực phẩm và thuốc men, do đó người dân đã xuống đường tổ chức các cuộc biểu tình lớn. Vào ngày 1/6/2022, Sri Lanka đã kêu gọi cộng đồng quốc tế viện trợ lương thực để tránh một thảm họa nhân đạo.
Vào ngày 30/6/2022, dù mới gây khó dễ cho Nga với chính sách phong tỏa của phương Tây, tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đã muối mặt gửi lời kêu gọi đến tổng thống Nga Vladimir Putin đề nghị cung cấp dầu. Vào ngày 6/7/2022, Putin đã thể hiện thiện chí khi nói chuyện qua điện thoại với Rajapaksa về vấn đề viện trợ ngũ cốc và nhiên liệu. Nhưng đã quá muộn. Đám đông dân chúng “bần cùng sinh đạo tặc” xông vào phủ tổng thống.
Bài học của Sri Lanka là một minh chứng rõ nét về chương trình “nghị sự xanh” mờ mịt đến ngu ngốc của Liên minh Châu Âu, bị trầm trọng hơn bởi sự thiếu hụt nguồn năng lượng do hậu quả của chứng sợ Nga đến phi lý, khiến lệ thuộc vào Mỹ - kẻ mà ai cũng biết sẽ phủi tay ngạo nghễ khi có việc xảy ra!
Bài học Sri Lanka cũng đang hiển hiện ở châu Âu, và có vẻ cũng đã quá muộn. Không biết Việt Nam ta có rút ra được gì từ bài học thực tiễn đó?

HAI CHỮ "VIỆT NAM" ĐƯỢC TRÂN QUÝ NHƯ THẾ NÀO?

Trước khi có phái đoàn Việt Nam sang, các phái đoàn Liên Hợp Quốc thường bị các phe phái ở Trung Phi kiểm soát rất chặt chẽ. Tuy nhiên, khi thấy lá cờ đỏ sao vàng và hai chữ “Việt Nam” trên ngực, họ đều vẫn tay cho qua và cười rất tươi. Điều này làm các phái đoàn khác kinh ngạc và từ đó, các sĩ quan Việt Nam thường được giao nhiệm vụ dẫn đoàn… Các xe của Liên Hợp Quốc “tranh thủ” gắn hai chữ “Việt Nam” lên xe để di chuyển thoải mái hơn.

Trung tướng Traore Daniel Sidiki của Trung Phi là một người thần tượng tướng Giáp. Vị tướng này chia sẻ với các chiến sĩ Việt Nam rằng những người dân Trung Phi coi Việt Nam là hình mẫu phấn đấu. Cá nhân ông rất khâm phục hành trình chiến đấu của người Việt Nam, tìm đọc về chủ tịch Hồ Chí Minh, ông nói rằng Việt Nam đã có một hành trình gian khổ mà không phải quốc gia nào cũng làm được. Chính những thế hệ đi trước của Trung Phi đã lấy Việt Nam làm cảm hứng và độc lập vào năm 1960…
Trung tá Vũ Văn Hiệp, một chiến sĩ mũ nồi xanh ở Trung Phi nói rằng khi biết anh là người Việt Nam, người dân ở đây liền đáp lại bằng những nụ cười trong khi trước đó còn là thái độ đề phòng. Anh cho biết: “Họ thấy mình là người Việt nên họ sẽ hợp tác với mình hơn” vì họ biết bộ đội Việt Nam là chính nghĩa, nước Việt Nam kiên cường…
Khi gặp các chiến sĩ Việt Nam dẫn đoàn, bất kể phe phái nào cũng đều rất vui, hô vang tên “Việt Nam - Hồ Chí Minh”, họ giữ các chiến sĩ Việt Nam ở lại chơi, nói về việc Việt Nam đã tồn tại trong trái tim của họ như thế nào… Họ nói về các cuộc kháng chiến, họ nói về người Việt Nam bất khuất một cách rất mê say. Có chiến sĩ của chúng ta còn nói đùa: “Họ biết về lịch sử Việt Nam nhiều khi còn hơn cả chúng tôi”. Những điều này gây ngạc nhiên với các phái đoàn khác tại Liên Hợp Quốc, ngay cả các quốc gia lớn cũng không có được một vị trí trang trọng đến như vậy.
Tại sao một quốc gia nhỏ bé như Việt Nam lại nổi tiếng ở những nơi xa xôi, hẻo lánh như thế này?
Trung tá Vũ Thị Kim Oanh trong một lần tuần tra ở Durubi gặp các anh cảnh sát bản địa ở đây. Chị đang bối rối thì các anh chỉ vào chữ “Việt Nam” trên áo chị, từ đó, cuộc nói chuyện trở thành một buổi hàn huyên… Các anh cảnh sát xem phim Việt Nam rất nhiều, họ quý mến Việt Nam, họ ấn tượng với sự can trường của người dân Việt Nam, họ nói rằng người Việt Nam đã có hòa bình đích thực và họ cũng muốn như Việt Nam… Nghe những lời các anh chia sẻ, Trung tá Oanh rưng rưng cảm động. Sau đó, chị còn gặp nhiều người làng bản địa mà ai ai cũng biết về Việt Nam, ai ai cũng có thể hô vang tên: “Hồ Chí Minh”...
Không phải ngẫu nhiên mà trong quá khứ, các quốc gia châu Phi có hẳn một ngày dành cho Việt Nam, không phải tự dưng mà mới đây, hầu hết châu Phi đều nhất loạt bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc…
Có điều gì tự hào hơn khi biết rằng hai từ “Việt Nam” - “Hồ Chí Minh” lại được nâng niu, coi trọng đến như thế?

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2022

CÁC BÀ MẸ NGƯỜI VIỆT Ở ĐỨC KÊU THAN SỐNG NHƯ THỜI NGUYÊN THỦY

Điện không dám bật, nhiệt độ đang âm vẫn không mở lò sưởi, 3 ngày mới giặt quần áo một lần, mọi chi phí sinh hoạt đều tăng cao. Đó là những rì viu thực tế nhất của những người Việt hiện đang sống ở Đức.
Mặc dù ở Đức thu nhập cao, nhưng với tình cảnh hiện tại bà con xa quê chắc cũng không dễ dàng gì. Người Việt ở Đức cũng đang hô hào gửi tiền về Việt Nam tiết kiệm rồi trở về Việt Nam sống.


Những áp lực chính trị của các "đồng minh châu Âu" với Hoa Kỳ buộc họ phải tham gia vào các lệnh cấm vận Nga khiến cho tình hình châu Âu ngày trở lên hỗn loạn. Ngay từ đầu Châu Âu nên nhìn nhận Nga là một phần không thể thiếu của mình và tìm cách dần thoát khỏi sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ.

TRUNG ƯƠNG: KHUYẾN KHÍCH CÁN BỘ TỪ CHỨC KHI CÓ KHUYẾT ĐIỂM, KỊP THỜI THAY THẾ CÁN BỘ BỊ KỶ LUẬT

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành nghị quyết 28, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới.
Mục tiêu của nghị quyết tạo chuyển biến mạnh mẽ, thực chất trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, bảo đảm hiệu quả, thiết thực, sát thực tiễn, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo toàn diện của Đảng trong giai đoạn mới.

Giữ vững nguyên tắc của Đảng, đồng thời phát huy sự chủ động, sáng tạo của các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị.
Đi cùng với đó đề cao trách nhiệm của tập thể, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, gắn với kiểm soát quyền lực chặt chẽ.
Xây dựng phương pháp công tác, lề lối làm việc của các cấp ủy, tổ chức đảng thực sự khoa học, dân chủ, sát với thực tiễn; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng thông suốt từ trung ương đến cơ sở.
Nghị quyết yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức, cán bộ
Về tổ chức bộ máy, nghị quyết yêu cầu tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện mô hình tổng thể tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, vận hành thông suốt cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ".
Cạnh đó tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Hoàn thiện cơ chế bảo đảm kiểm soát quyền lực trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, nhất là trong các cơ quan quản lý nhà nước, những lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm, dễ lạm dụng quyền lực.
Thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng về công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị, tinh giản biên chế theo vị trí việc làm, có trọng tâm, trọng điểm gắn với nâng cao chất lượng, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Đến năm 2025, cơ bản hoàn thiện xây dựng vị trí việc làm trong từng cơ quan, tổ chức, làm cơ sở để xác định tổng biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2026 - 2031.
Thể chế hóa chủ trương bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm
Về công tác cán bộ, nghị quyết yêu cầu bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị.
Hoàn thiện quy định lựa chọn, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ của các cấp ủy, tổ chức đảng theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện quy định.
Tổng kết việc thí điểm thi tuyển một số chức danh lãnh đạo, quản lý. Thực hiện nghiêm quy định của Đảng về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền.
Tiếp tục hoàn thiện các quy định về cơ chế tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cán bộ, nhất là trong đánh giá, giới thiệu, bổ nhiệm cán bộ...
Ngoài ra xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, tuyển dụng nhân tài vào làm việc trong hệ thống chính trị; thể chế chủ trương của Đảng về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; sửa đổi chính sách, pháp luật để liên thông cán bộ từ cấp xã tới cấp huyện, cấp tỉnh.
Khuyến khích cán bộ từ chức khi có khuyết điểm; kịp thời thay thế cán bộ bị kỷ luật, cán bộ năng lực hạn chế, uy tín giảm sút mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm; kiên trì thực hiện "có vào, có ra, có lên, có xuống" trong công tác cán bộ.
Tổ chức thực hiện nghiêm kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ sau khi bị kỷ luật, góp phần bảo đảm kỷ cương, củng cố niềm tin với Đảng và chế độ.
Cạnh đó, nghị quyết đề cập việc khắc phục hạn chế, yếu kém, hình thức trong đánh giá cán bộ. Đánh giá cán bộ phải toàn diện, chặt chẽ, thực chất, khách quan, nhiều chiều...
Nghị quyết cũng nhấn mạnh việc tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Thực hiện hiệu quả chiến lược kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2030.
Xử lý kiên quyết, nghiêm minh, kịp thời tổ chức đảng, đảng viên sai phạm.

Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ đang tự bôi tro trát trấu vào mặt mình?

Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) vừa đưa bị cáo Lê Tùng Vân của Thiền am Bên bờ vũ trụ vào danh sách “Nạn nhân tự do tôn giáo và niềm tin” toàn cầu. Hành động này đang đi ngược với giá trị chân chính của tôn giáo và chẳng khác nào tự té nước bẩn lên chân mình.
Trước đó, ngày 20/7/2022, TAND tỉnh Long An mở phiên tòa xét xử nhóm 6 bị cáo tại Tịnh thất Bồng Lai về tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân. Tự bào chữa cho mình và trả lời trước phiên Tòa, bị cáo Lê Tùng Vân cho biết: “Tôi không theo tôn giáo nào; chưa có vợ con và mong được lấy vợ“.

Vừa qua, ngày 2/11, TAND tỉnh Long An mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ ‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân’ xảy ra tại nơi gọi là ‘Tịnh thất Bồng Lai’ (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An). Phiên tòa phúc thẩm được mở sau khi TAND huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) tuyên bị cáo Lê Tùng Vân 5 năm tù; 5 bị cáo còn lại từ 3 đến 5 năm tù cùng về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Khoản 2, điều 331, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Lê Tùng Vân là đối tượng chống đối, nhiều hành vi làm băng hoại đạo đức, luân thường đã được xử lý nghiêm minh theo pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được Nhân dân và dư luận hết sức đồng tình. Thế nhưng không hiểu vì lí do gì Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) lại lấy danh nghĩa tôn giáo để lên tiếng bênh vực cho một kẻ bệnh hoạn, vi phạm pháp luật, không có đóng góp gì cho hoạt động tôn giáo ở Việt Nam, gây bức xúc dư luận. Thiết nghĩ một tổ chức quốc tế về tôn giáo như Hoa Kỳ lẽ ra phải đại diện cho danh dự, giá trị chân chính của chính đạo. Chứ đàng này lại cổ vũ, bệnh vực cho kẻ bệnh hoạn, đi ngược với lương tri nhân loại, chà đạp lên giá trị thực sự của toàn thể cộng đoàn. Điều đó cũng có thể hình dung ra tổ chức này không đại diện cho những người theo tôn giáo chân chính, vì sự phát triển xã hội và hòa bình thế giới mà chẳng qua là lợi dụng tôn giáo để can thiệp vào nội bộ nước khác, thực hiện những ý đồ chính trị tăm tối mà thôi!

ANH EM VIỆT TÂN NÓI MÀ KHÔNG BIẾT NGƯỢNG, BIẾT NHỤC GÌ CẢ!

Nói thật là châu Âu hay châu Á, hay gần nhất là Lào, Campuchia, Trung Quốc, Việt Nam bây giờ sáng có thể ăn cơm Viên Chăn, Phnompenh, hay Vân Nam, Chiềng Mai... trưa hoặc chiều có thể ăn cơm Hà Nội, Tp. HCM rồi. Điều này anh em Việt tân bên nửa bán cầu Tây làm sao biết được!
Tuy nhiên, xuyên tạc chống phá thời điểm này mà lấy châu Âu ra so sánh với Việt Nam thì quá mù quáng. Dân châu Âu bây giờ xăng dầu, thực phẩm, ngũ cốc, cafe... nhất là củi lửa họ còn quý hơn vàng ấy, còn phải vào rừng đốn củi về sưởi ấm thế mà cũng ví dụ hẳn hoi để so sánh với Việt Nam.

Anh em Việt tân chỉ được cái làm anh cột, anh kèo, lên đồng bốc phét ta đây có sức mạnh, ta đây có tiền rồi hô hào phục quốc, nỗi cái, tiền vào túi anh nào là anh ấy ôm vào lủi không sủi chút tăm nào trên mặt nước. Nghe Nguyễn Cao Kỳ kể mà vẫn không biết nhục.
Một nhóm người Mỹ nói tiếng Việt bên kia bờ đại dương nói người mà chẳng nghĩ đến mình gì cả. Ồn ào ở hải ngoại bao nhiêu năm nay rồi, ăn chưa no, ngày nào cũng ôm thùng đi ăn xin rồi về hô hào chống cộng thì làm ra cái nông nỗi gì mà đi so bì giữa xứ Cộng sản Việt Nam với châu Âu!
Nói mà không biết ngưỡng, biết thẹn, biết nhục. Với anh em Vịt tần thì suốt năm này qua năm khác không có gì vui hơn ngoài việc bỉ bôi và tự nhục thế này.

VÌ SAO LM LÊ QUỐC THĂNG BỊ OUT KHỎI BAN CÔNG LÝ VÀ HOÀ BÌNH CỦA HĐGM VIỆT NAM

Mới đây tổ chức khủ.nh b.ố Việt Tân đã đăng tải bài viết: "CHA LÊ QUỐC THĂNG RỜI KHỎI UỶ BAN CÔNG LÝ VÀ HOÀ BÌNH CỦA HĐGMVN". Theo đó linh mục Lê Quốc Thăng tiếp nối Giám mục Nguyễn Thái Hợp đã được rời khỏi Ban Công lý Hoà Bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Vị linh mục này đã chia sẻ trên facebook xá nhân: "Chính thức được (bị) rời khỏi mọi trách vụ của ban Công Lý Hoà Bình. Tuy nhiên, tinh thần, nhiệt huyết và sức hấp dẫn của đường lối Tin Mừng về CLHB của Giáo Hội (GHXHCG) vẫn tràn đầy huyết quản. Năng lực và sức sống ấy sẽ vẫn tiếp tục là động lực, là tác nhân, là hướng đi của vai trò, sứ vụ mới". Đây là điều hoàn toàn phù hợp của những người đứng đầu Giáo hội Công giáo Việt Nam sau những hoạt động của vị linh mục này thời gian qua.

Linh mục Lê Quốc Thăng, sinh năm 1966,là chánh xứ Giáo xứ Phú Trung, Tổng giáo phận Sài Gòn và đồng thời là Nguyên là Thư Ký Uỷ Ban Công Lý Hòa Bình, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã từng đăng tải cái gọi là “tâm tình” của mình trên trang facebook cá nhân (Joseph Le) của mình để kêu gọi “trả lại cho dân quyền con người” khi cho rằng: “Tôi là một Linh mục Công Giáo, tôi không theo thuyết định mệnh, càng không chủ trương báo oán. Tôi chỉ theo đường lối của Chúa tôi, Đấng giàu lòng Thương xót. Tôi kêu gọi những anh chị em đồng bào của tôi đang theo chủ nghĩa vô thần, những người là đảng viên cộng sản, những người nhờ đó mà nắm giữ mọi quyền bính trên Tổ quốc Việt Nam này từ Tổng Bí Thư đến cán bộ xã, những anh em dân phòng. Hãy ngừng và từ bỏ ngay chủ thuyết vô luân này. Trả cho dân quyền làm người, quyền sở hữu và quyền công dân. Nếu không chạy không kịp đâu. Quí vị biết rõ sự bấp bênh của thể chế chính trị này mà. Hãy ngừng lại sự giả dối điên cuồng với ảo vọng đi”.
Là một linh mục, là chức sắc và thậm chí Nguyên là Thư Ký Uỷ Ban Công Lý Hòa Bình, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thì lẽ ra linh mục Lê Quốc Thăng sẽ thực hiện tốt vai trò của mình là cầu nối giữa giáo dân với Thiên Chúa, loan báo tin mừng của Thiên Chúa cho đồng bào giáo dân, đó là lý do Giáo hội thay mặt Thiên Chúa phong chức cho họ để họ có thể mang giáo dân đến gần hơn với Thiên Chúa. Vậy nhưng, khi đã bị tiêm nhiễm bởi những tư tưởng chống phá đất nước bấy lâu nay từ bên ngoài mà đặc biệt là những khóa huấn luyện, tập huấn của tổ chức “Việt Tân”, Lê Quốc Thăng đã đưa ra những luận điệu thể hiện sự bài xích chủ nghĩa cộng sản, gọi những người không theo đạo là vô thần, coi vô thần là “vô luân”. Hay thậm chí vị linh mục này còn kêu gọi trả lại quyền làm người cho người dân nhưng khi người dân không theo đạo của ông thì ông lại bài xích, thóa mạ họ.
Lê Quốc Thăng này cùng với linh mục Nguyễn Thanh Tịnh và linh mục Giuse Phan Sỹ Phương, quản xứ Tân Lộc, phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, Nghệ An thuộc “Ủy ban Hỗ trợ nạn nhân môi trường biển” đã từng tham gia cái gọi là “điều trần” tại Tiểu ban nhân quyền Quốc hội liên bang Australia về cái gọi là “tình trạng nhân quyền, tự do tôn giáo và thảm họa môi trường tại Việt Nam” vào ngày 07/12/2017.
Tại sao linh mục Lê Quốc Thăng lại kêu gọi cộng đoàn giáo dân với nội dung: “Hãy ngừng và từ bỏ ngay chủ thuyết vô luân này. Trả cho dân quyền làm người, quyền sở hữu và quyền công dân. Nếu không chạy không kịp đâu. Quí vị biết rõ sự bấp bênh của thể chế chính trị này mà”. Phải chăng Lê Quốc Thăng đang muốn thay đổi chế độ chính trị của Việt Nam theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa của Mỹ, các nước phương Tây mà “Việt Tân” đã hướng dẫn, chỉ đạo vị linh mục này qua các buổi “điều trần” trước đây hay chăng?
Liệu việc bị out khỏi Ban Công lý Hoà Bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam, linh mục Lê Quốc Thăng sẽ “sống phúc âm trong lòng dân tộc” hay lại nốt gót Đinh Hữu Thoại, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục, Nguyễn Duy Tân…?

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2022

MIỆT MÀI NHƯNG VÔ ÍCH!

-----------------------------------
Mặc dù Nguyễn Lân Thắng đã nhập kho nhưng tài khoản FB của y đã được tiếp quản bởi một đối tượng bí ẩn nào đó. Như chạy KPI lấy chỉ tiêu và được trả tiền, mức độ bài viết, mức độ chống phá dường như có phần nhỉnh hơn cả hồi Nguyễn Lân Thắng còn sống, à nhầm, còn ở bên ngoài.

Mỗi cái chuyện tàu chở ô tô của Vinfast thôi, niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam thì đối tượng này nhất định không chịu tin đó là sự thật. Khi ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh sự tồn tại của con tàu này, khi nhiều đối tượng khác biết mình hớ mồm thì đối tượng đứng sau tài khoản Nguyễn Lân Thắng vẫn miệt mài chứng minh điều ngược lại. Bằng trí tuệ xem phim trinh thám Mỹ, bằng việc cày hết bộ chuyện Conan, đối tượng này chỉ ra hàng loạt bằng chứng con tàu kia chỉ là công nghệ của photoshop.
Thậm chí, đến sáng này, ngày 25/11, từ tờ mờ sáng (khoảng 5-6 giờ sáng), tài khoản này tiếp tục đăng bài việc con tàu đỗ cạnh bãi đỗ xe của nhà máy Vinfast tiếp tục là sản phẩm photoshop.
Quá đen cho đối tượng này, cũng ngay trong sáng 25/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có mặt ở Hải Phòng để chứng kiến lễ xuất khẩu ô tô thông minh đầu tiên gồm 999 chiếc VF8 ra thị trường quốc tế. Những hình ảnh về buổi lễ đã được loan báo, tất nhiên là không thể thiếu được hình ảnh của con tàu chở ô tô kia. Đến đoạn này mà đối tượng đứng sau tài khoản Nguyễn Lân Thắng mà còn mở mồm ra nói là photoshop là tôi xin phép kính cẩn nghiêng mình, bái phục cái độ ng.u, độ lì, độ tự nhục của con người này.
Đúng là chống phá thiếu hiểu biết, chống phá thiếu thông tin nó khổ như vậy đây. Mà chống phá từ 5-6 giờ sáng Việt Nam như kiểu đối tượng đang chống phá theo giờ Mỹ, giờ Châu Âu thì phải. Nhưng dù thế nào, miệt mài đến cỡ nào thì chỉ thể hiện trình độ vượt tầm vũ trụ, không ai hiểu nổi của đối tượng mà thôi. Xin đối tượng đứng làm xấu thêm FB của Nguyễn Lân Thắng nữa.

CHUYỆN KHÍ ĐỐT Ở CHÂU ÂU KHIẾN CHA ĐẶNG HỮU NAM PHẢI TRĂN TRỞ, LO LẮNG

---------------------------
Hòa Bình Xanh
Với tư duy hiềm khích, mặc cảm, định kiến với cộng sản nên cha Đặng Hữu Nam đã có những phán xét bừa bãi khiến cộng đồng cười chế. Đây cũng là góc khuất trong tổng thể các hoạt động gây nhiễu loạn thông tin mà cha Nam đã thực hiện trong thời gian qua.

Chẳng hạn, liên quan các bài đăng trên trang Zing or Zing.vn về vấn đề khí đốt của châu Âu sau cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine...., cha Nam lại phán xét có phần chủ quan khi tát bùn sang ao, té nước theo mưa vói luận điệu cho rằng “đảng đang lo cho người Mỹ từ mùa hạ sang mùa đông".
Đúng thật là nực cười, trang tin Zing hay Zing.vn là hệ thống dịch vụ, game online, thanh toán trực tuyến và thông tin giải trí đồng bộ trên Internet được quản lý và vận hành bởi VNG. Vậy nhưng không hiểu vì sao mà cha Nam lại quy chụp cho rằng đây là trang tin của đảng cộng sản với những sự gán ghép thể hiện sự cực đoan không thể kiểm soát.
Đây không phải là lần đầu cha Nam phán xét một cách thiếu khách quan về các trang báo điện tử của Việt Nam, nhưng đích cuối cùng cha vẫn hướng về mục tiêu thù ghét đó là đảng cộng sản.
Theo đó, có thể thấy lối tư duy cực đoan tôn giáo đã hằn sâu vào trong tiềm thức nên cha nhìn nhận vấn đề gì cũng đều thấy khó chịu, dù chẳng liên quan đến cộng sản hay chế độ mà cha đang sinh sống. Và với lối sông nhỏ nhen, hẹp hòi như vậy, cha Nam đang tách mình khỏi cộng đồng người Việt Nam, nhất là trong bối cảnh cha đang bị treo chén.
Mặc dù cũng rất đồng cảm và chia sẻ với những tâm trạng của cha Nam, nhưng với một người mục tử ở bên kia sườn dốc, cha hãy soi chiếu với tấm gương mờ như cha Nguyễn Văn Lý để thấy được hệ lụy từ những việc làm, hành động trái với đạo đức, lương tâm khi cuối đời, cuộc sống cảnh hưu trí, bệnh tật chẳng mấy sung sướng khi thực sự cô đơn.

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2022

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP: "NẾU KHÔNG CÓ CHIẾN TRANH, TÔI LÀ MỘT THẦY GIÁO"

Câu nói bất hủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thể hiện đầy đủ tố chất của một vị tướng vì hòa bình và một người thầy vì Tổ quốc. Một người thầy mà cả dân tộc nghiêng mình tri ân trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Năm 1938, Người đã thi đỗ ngoại hạng về môn kinh tế - chính trị, Giáo sư người Pháp là Kherian và Ông Gaetor Pirou (Đổng lý văn phòng của Thủ tướng Paul Doumer) đã bàn bạc để đưa Đại tướng sang Pari học tập. Nhưng đó không phải là sự lựa chọn của Đại tướng với lý do thật đơn giản "Không thể rời bỏ bạn bè và hành động như một người ích kỷ”.
Năm 1939, nhà giáo Võ Nguyên Giáp đã đứng lớp dạy môn Lịch sử tại trường Tư thục Thăng Long (Hà Nội). Nhưng sau đó, để chuẩn bị cho cách mạng, Thầy đã “xếp bút nghiên lên đường tranh đấu”.
Mường tượng về cuộc đời của thầy giáo Võ Nguyên Giáp nếu không có chiến tranh, nhà văn chuyên viết truyện lịch sử Lưu Sơn Minh viết: “Giá như không có chiến tranh, Võ Nguyên Giáp sẽ có thể mãi mãi là một người thầy giáo dạy sử bình thường. Một người thầy ngày ngày kể cho học sinh nghe những câu chuyện về Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung... Nhưng lịch sử đã dẫn dắt cuộc đời ông theo một hướng khác và trao vào tay ông một sứ mệnh vĩ đại. Ông không thể tiếp tục ngày ngày kể cho học sinh nghe những câu chuyện về các vị anh hùng. Những thầy giáo dạy sử khác sẽ làm điều đó. Và hơn thế, họ sẽ kể cho học sinh nghe về ông – một anh hùng.”
Tháng 5/1989 Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi về thăm Học viện Kỹ thuật Quân sự Người căn dặn:"Học viện Kỹ thuật Quân sự phải là một "Làng đại học", phải làm sao cho trí tuệ của Học viện tỏa sáng ra xung quanh".
Mặc dù Đại tướng được thế giới biết đến bởi thiên tài quân sự nhưng hình ảnh vị tướng “văn võ song toàn” còn ghi dấu ấn rõ nét trong ký ức của người dân Việt Nam với tư cách là nhà giáo dục. Đại tướng mang cốt cách của một nhà giáo ưu tú và thật sự tâm huyết với sự nghiệp giáo dục của đất nước. Đại tuớng không khi nào hết lo lắng, trăn trở vì sự nghiệp giáo dục.
Người nhấn mạnh: “Giáo dục rất quan trọng. Muốn chấn hưng đất nước, muốn đào tạo con người có ích cho xã hội thì phải coi giáo dục là ưu tiên bậc nhất."

THỦ TƯỚNG VÕ VĂN KIỆT - NHÀ LÃNH ĐẠO TÀI NĂNG, SUỐT ĐỜI VÌ NƯỚC VÌ DÂN

Gần 70 năm hoạt động cách mạng sôi nổi và phong phú, đồng chí Võ Văn Kiệt từng được trao giữ nhiều trọng trách lãnh đạo Đảng và chính quyền. Sớm giác ngộ cách mạng, được tôi luyện trong đấu tranh cách mạng, trải nghiệm qua thực tế lãnh đạo và điều hành các cấp, với bản lĩnh cách mạng và sáng tạo, đồng chí đã hoạt động không mệt mỏi, đóng góp nhiều công sức vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.

Người chiến sỹ cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo bản lĩnh, tài năng
Đồng chí Võ Văn Kiệt tên khai sinh là Phan Văn Hòa, được gọi với tên gần gũi là Sáu Dân hay Chín Hòa, sinh ngày 23/11/1922, tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long - một vùng quê giàu truyền thống văn hóa, yêu nước và cách mạng. Đồng chí tham gia cách mạng khi mới 16 tuổi, một năm sau đó, ở tuổi 17, đồng chí là đảng viên cộng sản.
Ở tuổi 18, với cương vị là Bí thư chi bộ xã, Huyện ủy viên, đồng chí tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940 ở Vũng Liêm. Tuy khởi nghĩa thất bại nhưng trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí đã bộc lộ tư chất của một tài năng lớn.
Trên cương vị Tỉnh ủy viên lâm thời tỉnh Rạch Giá, đồng chí xây dựng cơ sở cách mạng, huấn luyện lực lượng quân sự, mở rộng và phát triển căn cứ địa U Minh trở thành đầu não chỉ huy kháng chiến của các tỉnh miền Tây Nam Bộ, góp phần cùng các địa phương trong cả nước làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Khi thực dân Pháp tái chiếm Nam Bộ, trên cương vị Ủy viên Chính trị dân quân cách mạng liên tỉnh miền Tây, đồng chí được phân công trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở các tỉnh Rạch Giá, Bạc Liêu. Dấu chân của đồng chí in khắp các chiến trường miền Tây Nam Bộ. Bằng trí tuệ, hoạt động chỉ đạo của mình, đồng chí đã góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Sau Hiệp định Geneva (tháng 7/1954), đồng chí được phân công bí mật ở lại miền Nam tiếp tục chỉ đạo phong trào cách mạng. Trong tình thế khó khăn của cách mạng miền Nam khi đó, đồng chí đã thể hiện bản lĩnh vững vàng, sự nhạy cảm của một nhà hoạt động cách mạng lão luyện, kịp thời đề ra những đối sách, chỉ đạo phong trào cách mạng; sát cánh bên cạnh đồng chí Lê Duẩn, góp phần xây dựng Đề cương cách mạng miền Nam, để từ đó Đảng ta nghiên cứu, hoàn thiện cho ra đời Nghị quyết 15 lịch sử, thổi bùng lên phong trào Đồng khởi, tạo bước ngoặt quan trọng của cách mạng miền Nam.
Sau Hiệp định Paris, trên cương vị là Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam, Bí thư Khu ủy kiêm Chính ủy Quân khu 9, đồng chí Võ Văn Kiệt đã chỉ đạo Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu đưa ra những quyết định mang tính lịch sử “đánh địch lấn chiếm, giữ đất giữ dân;” không chấp nhận ngừng bắn khi chính quyền Sài Gòn vi phạm Hiệp định Paris; kiên quyết, chủ động và liên tục tiến công địch trên các mặt trận, cả nông thôn và thành thị.
Với quyết định đúng đắn và rất sáng tạo đó, chỉ trong thời gian ngắn, quân và dân Khu 9 đã làm thất bại âm mưu lấn chiếm của địch, mở rộng thêm nhiều vùng giải phóng, tạo nên thế và lực mới quan trọng, là một trong những cơ sở để Đảng ta đưa ra quyết định phát động cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Mùa Xuân năm 1975, trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn, trên cương vị Ủy viên Đảng ủy đặc biệt của Chiến dịch Hồ Chí Minh, đồng chí đã cùng Bộ Tư lệnh chiến dịch, chỉ huy năm cánh quân thần tốc tiến vào Thành phố, phối hợp với sự nổi dậy của nhân dân, buộc chính quyền Sài Gòn phải đầu hàng vô điều kiện, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
"Kiến trúc sư” của công cuộc đổi mới
Sau ngày đất nước thống nhất, trên cương vị Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh rồi Bí thư Thành ủy, đồng chí đã cùng lãnh đạo Thành phố đưa ra những quyết sách hết sức năng động, phù hợp với tình hình thực tiễn, từng bước tháo gỡ khó khăn, đưa Thành phố dần đi vào ổn định để rồi sau đó trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước.
Đã có lúc người ta đặt cho đồng chí nhiều cái tên như “Chủ tịch gạo,” “Bí thư phá rào” để thấy những quyết định của đồng chí không rập khuôn, giáo điều, thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo, năng động, bám sát yêu cầu của thực tiễn cách mạng, có tầm ảnh hưởng lớn đối với đất nước, với nhân dân.
Sau này, trên các cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Thủ tướng Chính phủ, đồng chí luôn hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Xuất phát từ tấm lòng vì nước, vì dân, trước khi đưa ra một quyết định quan trọng nào, đặc biệt là những quyết định có tác động, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế đất nước và đời sống nhân dân, đồng chí đều chú trọng tập hợp và lắng nghe các chuyên gia, nhà khoa học và tự mình bỏ nhiều công sức nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm tích lũy từ cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân.
Chính vì vậy, khi vận dụng vào chỉ đạo thực tiễn, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã nhận được sự đồng thuận “ý Đảng, lòng dân;” phát huy hiệu quả, góp phần đưa sự nghiệp đổi mới đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Với tầm nhìn chiến lược, với tính cách nổi bật là dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, luôn tìm tòi, trăn trở, đồng chí là một trong những “tổng công trình sư” của nhiều dự án lớn, quan trọng trong thời kỳ đổi mới. Các công trình điện năng lớn như Trị An, Thác Mơ, Hàm Thuận-Đa Mi, Phú Mỹ, Cà Mau, đường dây tải điện 500kV Bắc-Nam...; các công trình giao thông như đường Bắc Thăng Long-Nội Bài, đường cao tốc Láng-Hòa Lạc; đường Hồ Chí Minh, cầu Mỹ Thuận...; các dự án, công trình lớn như chương trình khai thác và phát triển kinh tế-xã hội Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, chương trình Thoát lũ ra biển Tây, Nhà máy lọc dầu Dung Quất... và sự phát triển của các ngành như dầu khí, viễn thông, hàng không, các tổng công ty lớn của Nhà nước, những cơ sở hạ tầng quan trọng của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước... đều mang đậm “dấu ấn” khai mở, trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đốc thúc của đồng chí.
Đồng chí cũng là người ký nghị định thành lập Đại học Quốc gia năm 1993, chủ trương xã hội hóa giáo dục. Sự ra đời của hai trường Đại học quốc gia Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là mốc đổi mới sâu sắc trong cơ cấu hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên xuất hiện trường đại học đa lĩnh vực có quyền tự chủ cao trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.
Trên bình diện hội nhập quốc tế, với cương vị Thủ tướng Chính phủ, đồng chí đã cùng Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ song phương và đa phương với các nước; phá vỡ thế bao vây cấm vận, từng bước đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, đi vào kỷ nguyên hội nhập và phát triển.
Sau khi rời cương vị Thủ tướng (8/1997), đồng chí vẫn dành nhiều tâm huyết, trí tuệ cho Đảng, cho đất nước. Với vai trò Cố vấn, đồng chí đã dồn tâm trí cho công cuộc xây dựng Đảng, với nhiều kiến nghị cụ thể, tâm huyết trong các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, cũng như trong nhiều sinh hoạt quan trọng của Đảng, góp phần thiết thực vào công tác đổi mới và chỉnh đốn Đảng.
Những ai từng chiến đấu, làm việc bên đồng chí đều có chung nhận xét đồng chí là người năng động, sáng tạo, nói đi đôi với làm như một bản năng vốn có. Đồng chí gần gũi, sâu sát với dân, với cán bộ, với đồng đội, đoàn kết, chân tình, là người nhạy cảm, phong phú về thực tiễn. Cả cuộc đời đồng chí gắn bó với dân, tin yêu dân.
Tên bí danh Sáu Dân và tên người con gái yêu quý của đồng chí - Võ Hiếu Dân - cũng nhằm để đồng chí nhớ mãi lòng dân, nhớ mãi công ơn sâu nặng của dân. Ở đồng chí Võ Văn Kiệt vừa có những phẩm chất tốt đẹp mà những người bình thường có thể có và cả những đức tính, những phẩm chất chỉ có thể có ở những con người từng trải qua sóng to gió lớn của cuộc đời, những con người “có cứng mới đứng được đầu gió.”
Từ đồng chí luôn tỏa ra một nguồn năng lượng, một bầu nhiệt huyết dồi dào, một ham muốn cống hiến sục sôi và luôn luôn trăn trở, tìm tòi, đổi mới, muốn ngày hôm nay phải hơn, phải khác ngày hôm qua, và ngày mai, ngày kia phải thật sự là những ngày mới.
Nguyên Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đánh giá về Thủ tướng Võ Văn Kiệt: “Là người đóng vai trò động lực trong công cuộc cải cách kinh tế ở Việt Nam khởi đầu hồi cuối những năm 1980, ông Võ Văn Kiệt đã mở đường cho quá trình chuyển tiếp của Việt Nam từ tình trạng nghèo khổ sang một thập kỷ tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng.” Vẫn theo nguyên Tổng Thư ký Liên hợp quốc: “Trong thời gian giữ cương vị Thủ tướng từ 1991 đến 1997, ông Kiệt cũng đã đóng vai trò then chốt trong việc cải thiện quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước trên thế giới.”
Còn với Tổng Bí thư Đỗ Mười: “Anh Võ Văn Kiệt là con người rất thực tiễn, con người của công việc, miệng nói, tay làm, không hay lý luận. Nhưng khi chỉ đạo điều hành hoặc xử lý công việc về đối nội và đối ngoại, anh thể hiện nhất quán những tư tưởng, quan điểm, nguyên tắc của Đảng một cách sinh động, triệt để.”
Có thể nói, trải qua gần 70 năm hoạt động vô cùng phong phú và sôi nổi, từ khi còn lăn lộn với phong trào cách mạng ở quê hương cho đến khi giữ cương vị lãnh đạo của cả nước, cuộc đời của đồng chí Võ Văn Kiệt gắn liền với những chặng đường đấu tranh đầy hy sinh, gian khổ nhưng rất đỗi oanh liệt, vẻ vang của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đồng chí đã được Đảng và Nhà nước ta tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.
Đồng chí Võ Văn Kiệt mất ngày 11/6/2008. 86 tuổi đời, gần 70 năm tham gia cách mạng, tất cả những gì đồng chí Võ Văn Kiệt-Sáu Dân đã hiến dâng cho Đảng, cho dân, cho đất nước, với một con người, một cuộc đời, như thế là hết sức lớn lao, vô cùng trân trọng./.

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2022

MỘT SỐ NGƯỜI VIỆT TỰ NHỤC NHƯ ĐÁM CUA TRONG RỔ

Hẳn là người biết về câu chuyện phê phán tính xấu của người Việt như những con cua trong rổ. Con cua nào muốn leo khỏi rổ đều sẽ bị những con con cua khác kéo xuống. Rồi thành thử ra, không con nào thoát được cái kiếp chui trong cái không gin bé tý, nhìn những gã khổng lồ khác muốn làm gì thì làm.

Lúc nào cũng lấy bài toán chứng minh là tại sao Hàn, Nhật, Đài, Trung... phát triển, nhưng khi các doanh nghiệp Việt muốn lớn mạnh hơn thì lại luôn lấy cớ ra để dìm hàng, bĩu môi, chê bai… đầy thượng đẳng. Như câu chuyện Trung Nguyên Legend mở chi nhánh ở Thượng Hải cách đây ít lâu chẳng hạn, họ đưa văn hóa cà phê Việt ra nước ngoài thì nhiều người lại cứ hạ thấp bằng việc hạ thấp những nỗ lực của họ, nào là không thể cạnh tranh được với Starbucks đâu, mở ra rồi lại dẹp tiệm sớm, bánh vẽ… Rồi khi Trung Nguyên Legend bắt đầu thành công, được khách nước ngoài hưởng ứng thì đám người này lại tuyệt nhiên yên lặng.
Câu chuyện Vinfast mới đây là một cái điển hình cho cái tư tưởng bài nội cực đoan, ghen ghét đến mức… vớ vẩn của nhiều người Việt. Một chiếc tàu hàng lớn xuất sang bên kia Thái Bình Dương đính dòng chữ “Vinfast”, nếu ủng hộ thì mừng, không ủng hộ thì thôi bỏ qua, nhưng đằng này nhiều người lại cứ lao vào thọc mạch, tố cáo là photoshop, lừa đảo… rồi nói cạnh khóe là bốc phét. Bốc phét hay không thì chẳng biết nhưng biết bao nhiêu con người đã tìm ra tận nơi con tàu ấy đỗ, hóa ra chẳng có trò lừa đảo nào cả… Kiểm chứng một con tàu dài vài trăm mét, nặng vài chục ngàn tấn đỗ ở ngay Cát Bà nào có khó gì? Có phải là cây kim ở giữa vịnh Hạ Long đâu? Mà chưa kiểm chứng đã vội quy chụp cho người ta.
Có câu: "Người trong một nước thì phải thương nhau cùng". Và cũng có câu: “Không yêu thì đừng nói lời cay đắng”. Trong cùng một quốc gia, khi có những doanh nghiệp lớn phát triển thì hãy nên mừng cho họ, vì họ càng phát triển thì thuế họ đóng sẽ nhiều hơn, phúc lợi xã hội tăng hơn… Các quốc gia lớn đều có các doanh nghiệp bản địa mạnh, không có một quốc gia phát triển nào mà lại chỉ toàn lớp người đi làm thuê, chỉ toàn các doanh nghiệp ngoại…
Khi doanh nghiệp Việt quảng bá sản phẩm thì cạnh khóe là xem bao giờ ra xe được. Khi ra được xe thì nói là khi nào thì đi được, khách đi thử chán chê rồi lại bảo là bao giờ sang được bên kia… Làm tàu mang ô tô sang bên kia thì lại bảo là chỉnh sửa ảnh, làm chi nhánh thì lại bảo là vẽ vời… Rồi có ai thèm đặt hàng không? Khi có đơn đặt hàng được xác thực thì lại bảo là bao giờ giao được hàng. Kiểu như cái éo gì cũng nói được, có tiền thì nhận xe còn đếch có tiền thì xét nét….
Đã đến lúc nhìn xa hơn, thừa nhận sự trưởng thành của các doanh nghiệp Việt, đã đến lúc mà người Việt dám mạnh dạn bước chân ra bên ngoài, như Viettel, Vingroup, FPT, Vinamilk, Hòa Phát... Người Việt chúng ta vui khi có nhiều doanh nghiệp ngoại đến đầu tư, nhưng người Việt chỉ thực sự tự hào khi những nghiệp Việt mang "chuông đi đánh xứ người"
Nếu không thích thì tốt nhất im lặng để cho người khác làm việc. Cần nên hạn chế móc mỉa, đả kích dựa dựa vào cái tích xanh rồi nghĩ rằng lời nói của bản thân là giá trị, là nhân văn, là hiểu biết. Không, người ta chỉ cảm thấy đây là một đám người thất học, chỉ muốn dìm người khác xuống...

HAI CHỮ "VIỆT NAM" ĐƯỢC TRÂN QUÝ NHƯ THẾ NÀO?

Trước khi có phái đoàn Việt Nam sang, các phái đoàn Liên Hợp Quốc thường bị các phe phái ở Trung Phi kiểm soát rất chặt chẽ. Tuy nhiên, khi thấy lá cờ đỏ sao vàng và hai chữ “Việt Nam” trên ngực, họ đều vẫn tay cho qua và cười rất tươi. Điều này làm các phái đoàn khác kinh ngạc và từ đó, các sĩ quan Việt Nam thường được giao nhiệm vụ dẫn đoàn… Các xe của Liên Hợp Quốc “tranh thủ” gắn hai chữ “Việt Nam” lên xe để di chuyển thoải mái hơn.

Trung tướng Traore Daniel Sidiki của Trung Phi là một người thần tượng tướng Giáp. Vị tướng này chia sẻ với các chiến sĩ Việt Nam rằng những người dân Trung Phi coi Việt Nam là hình mẫu phấn đấu. Cá nhân ông rất khâm phục hành trình chiến đấu của người Việt Nam, tìm đọc về chủ tịch Hồ Chí Minh, ông nói rằng Việt Nam đã có một hành trình gian khổ mà không phải quốc gia nào cũng làm được. Chính những thế hệ đi trước của Trung Phi đã lấy Việt Nam làm cảm hứng và độc lập vào năm 1960…
Trung tá Vũ Văn Hiệp, một chiến sĩ mũ nồi xanh ở Trung Phi nói rằng khi biết anh là người Việt Nam, người dân ở đây liền đáp lại bằng những nụ cười trong khi trước đó còn là thái độ đề phòng. Anh cho biết: “Họ thấy mình là người Việt nên họ sẽ hợp tác với mình hơn” vì họ biết bộ đội Việt Nam là chính nghĩa, nước Việt Nam kiên cường…
Khi gặp các chiến sĩ Việt Nam dẫn đoàn, bất kể phe phái nào cũng đều rất vui, hô vang tên “Việt Nam - Hồ Chí Minh”, họ giữ các chiến sĩ Việt Nam ở lại chơi, nói về việc Việt Nam đã tồn tại trong trái tim của họ như thế nào… Họ nói về các cuộc kháng chiến, họ nói về người Việt Nam bất khuất một cách rất mê say. Có chiến sĩ của chúng ta còn nói đùa: “Họ biết về lịch sử Việt Nam nhiều khi còn hơn cả chúng tôi”. Những điều này gây ngạc nhiên với các phái đoàn khác tại Liên Hợp Quốc, ngay cả các quốc gia lớn cũng không có được một vị trí trang trọng đến như vậy.
Tại sao một quốc gia nhỏ bé như Việt Nam lại nổi tiếng ở những nơi xa xôi, hẻo lánh như thế này?
Trung tá Vũ Thị Kim Oanh trong một lần tuần tra ở Durubi gặp các anh cảnh sát bản địa ở đây. Chị đang bối rối thì các anh chỉ vào chữ “Việt Nam” trên áo chị, từ đó, cuộc nói chuyện trở thành một buổi hàn huyên… Các anh cảnh sát xem phim Việt Nam rất nhiều, họ quý mến Việt Nam, họ ấn tượng với sự can trường của người dân Việt Nam, họ nói rằng người Việt Nam đã có hòa bình đích thực và họ cũng muốn như Việt Nam… Nghe những lời các anh chia sẻ, Trung tá Oanh rưng rưng cảm động. Sau đó, chị còn gặp nhiều người làng bản địa mà ai ai cũng biết về Việt Nam, ai ai cũng có thể hô vang tên: “Hồ Chí Minh”...
Không phải ngẫu nhiên mà trong quá khứ, các quốc gia châu Phi có hẳn một ngày dành cho Việt Nam, không phải tự dưng mà mới đây, hầu hết châu Phi đều nhất loạt bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc…
Có điều gì tự hào hơn khi biết rằng hai từ “Việt Nam” - “Hồ Chí Minh” lại được nâng niu, coi trọng đến như thế?