Thứ Hai, 12 tháng 12, 2022

TỰ HÀO KHI ĐƯỢC HÁT QUỐC CA

Gần hai chục năm trước, nhà cháu được đi cùng một đoàn nhà văn, nhà biên kịch từ HN vào Tây Nguyên sáng tác. Vào nghĩa trang liệt sĩ sư 10 ở ngoại ô thành phố Kon Tum đã chiều rồi, cửa đóng, cả bọn nhảy rào vào, rất vui vẻ cười nói. Rồi châm hương, rồi một người nói to: Đồng đội ơi, chúng tôi về với đồng đội đây... Và thế là, tất cả òa khóc, khóc nức nở, khóc rất to, khóc rất tự nhiên, không ai không khóc.

Thắp hương xong quay ra thành phố KT ăn cơm. Ly rượu đầu tiên vừa cụng thì bắt đầu bóng đá trực tiếp trên TV, VN đá với nước nào đấy nhà cháu quên rồi, lễ chào cờ. Không ai bảo ai, cả bàn đứng dậy... chào cờ. Rồi các bàn khác cũng thế. Hát quốc ca rất to và khỏe rất xúc động.
Nhà cháu, xem bóng đá 1 mình trên tv, thấy đội VN chào cờ là cũng... bật dậy chào cờ. Lúc ấy thấy tự hào ghê gớm. Nhiều khi rưng rưng nữa. Nó rất tự nhiên chứ không màu mè hay bưởi Diễn.
Chả phải mình nhà cháu, rất nhiều người như thế. Cứ nhìn sân vận động lúc quốc ca trỗi lên thì biết.
Thế nên nhà cháu đã hết sức ngạc nhiên và băn khoăn mấy ngày nay cái vụ 4 cô gái ngồi thản nhiên khi cả hội trường đang nghiêm trang chào cờ. Chắc là sự kiện gì đấy, các cô này được mời đến vì thấy vị trí họ ngồi chếch phía trên sân khấu, và trang phục của họ giống... hót gơn.
Hình như nước mình chưa có luật quốc ca. Đọc cuốn Bất Khuất của Nguyễn Đức Thuận (đọc trộm của mẹ) thì thấy chính quyền Sài Gòn cũ có quy định, khi quốc thiều, quốc ca trỗi lên thì ai ở đâu phải đứng yên hướng về phía quốc thiều/ quốc ca nếu không thấy cờ. Mấy bác như bác Thuận chống lại điều ấy nên bị đánh hihi.
Và nhà cháu ủng hộ, nếu đang ở đâu, thấy/ nghe quốc ca thì phải đứng yên để cùng chào cờ. Nó là tình yêu nước và là tự hào dân tộc và cũng là nghĩa vụ công dân.
Mà có gì khó đâu nhỉ?
Không thể có chi mô được, phỏng ạ?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét