Thứ Hai, 5 tháng 12, 2022

BÁO CHÍ ĐANG VÔ ƠN VỚI LỊCH SỬ NHƯ THẾ NÀO?

Hôm nay là ngày mất của vị tướng được đích thân tướng Giáp đánh giá là “vị tướng đánh trận giỏi nhất Việt Nam”, một huyền thoại tác chiến liên binh chủng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, người bắt sống Christian de Castries và Dương Văn Minh, vực dậy quân ta sau những khó khăn của Mậu Thân 1968, đánh bại vị tướng giỏi nhất của VNCH là Ngô Quang Trưởng ở Huế - Đà Nẵng, dẫn đầu một cánh quân giải phóng năm 1975, đồng thời tham mưu “cân” một lúc cả quân đội Khmer Đỏ ở phía Nam và Trung Quốc ở phía Bắc…

Đó là chính là tướng Lê Trọng Tấn. Nhưng bao nhiêu người trong chúng ta đọc được một bài báo về tướng Tấn vào những ngày này? Cách đây ít hôm, thượng tướng Năm Cung và bác Vũ Oanh mất, cũng chỉ có lẻ tẻ một vài bài đăng ở mục tin buồn… Những tờ báo, tạp chí lớn nhất nước như Tuổi Trẻ, VnExpress, Tiền Phong, Thanh Niên, Zing… hoàn toàn không đưa bất cứ mẩu tin gì.
Có một cựu chiến binh bình luận rằng: “Chỉ còn những người lính của chúng ta viếng thăm và nhớ về anh Tấn chứ họ cũng quên rồi”.
Xa hơn, vào ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất, cũng không có mấy bài báo viết về sự kiện này. Báo chí tập trung hết bút mực viết về một Youtuber bị tai nạn thiệt mạng, bố cả một ca sĩ hải ngoại bị mất… Vào ngày Việt Nam chính thức hất cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương, thì báo chí đồng loạt đăng lên trang nhất thông tin về một cá nhân từng chống phá Việt Nam, tài trợ Việt Tân rồi sau đó lẳng lặng xóa bài trong im lặng.
Khoảng 2 tuần trước, một số tờ báo lên tiếng ủng hộ cho việc đập phá tòa nhà lịch sử Cục Tác chiến - một tòa nhà có rất nhiều giá trị về mặt lịch sử, là nhân chứng của những trận chiến thống nhất đất nước. Tờ Tuổi Trẻ còn chỉ nói rằng tòa nhà Cục Tác chiến là “do Pháp xây” còn tờ Tờ Tiền Phong thì xài cụm từ “kiến trúc Pháp” và không hề đả động gì đến toàn bộ những yếu tố lịch sử mà tòa nhà này lưu giữ… Rất nhiều những tướng lĩnh tướng Hoàng Kiền, tướng Nguyễn Như Huyền,, cựu chiến binh, người thân của tướng Cao Văn Khánh… cho rằng nên cẩn trọng, nghiên cứu kỹ, không nên đập bỏ một công trình lịch sử chứng kiến những chiến thắng gắn liền với tướng Văn Tiến Dũng và tướng Võ Nguyên Giáp…
Nhiều người trong số họ gửi kiến nghị đến các tờ báo yêu cầu đưa thông tin trung thực, khách quan, cần tham khảo thêm từ những con người “đã sống qua những năm tháng lịch sử”, nhưng bất lực. Thiếu tướng Hoàng Kiền và đồng đội đành phải viết tâm thư lên… mạng xã hội! Mà mấy dòng viết trên mạng xã hội của những con người đã già theo năm tháng làm sao mà "viral" bằng những bài viết trên báo chí được?
Nhiều tờ báo, nhà báo chăm chăm vào kích động, tung tin gây mâu thuẫn, không hề có tính phản biện, viết lên mạng xã hội dắt mũi độc giả. Đến như việc các chiến sĩ hy sinh, một số tờ báo còn ghi là “thiệt mạng” nữa cơ mà… Hay như một số tờ báo từng ca ngợi một thị trường chống Cộng cực đoan, bú mớm lấy hai từ "gốc Việt". Độc giả nhận thấy đấy, lên tiếng rồi, nhưng bất lực...!
Chúng ta có ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, nhưng bao nhiêu tờ báo, tạp chí, cơ quan còn giữ được tính “cách mạng” ở trong đó?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét