KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Trường Sa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trường Sa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

Tư liệu, thư tịch của Trung Quốc trực tiếp và gián tiếp thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam- Kỳ 2:Hoàng Sa,Trường Sa không được đề cập trong các sách lịch sử Trung Quốc

Những khảo cứu về tài liệu, thư tịch cổ do người Trung Hoa ghi lại trong chính sử Trung Hoa, trong suốt 22 thế kỉ, từ thời nhà Tần (năm 221 tr.CN) đến khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) đã trực tiếp hay gián tiếp thừa nhận quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.



Đại Thanh Nhất Thống Toàn Đồ, đảo nhỏ ở phía dưới là Hải Nam, gần đó bên trái là Giao Chỉ, đảo lớn hơn bên phải là Đài Loan.

Thời kỳ từ năm 785 đến 805, dưới thời nhà Đường, Giã Đam làm sách Tứ di lộ trình ghi đường từ Quảng Châu đến Một Lai (Malabar), không thấy đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Giã Đam ghi hết những núi, đảo cho khỏi lạc đường như:
-Đồ Môn Sơn, tức mũi Bắc Hương Cảng.
- Cửu Chân Thạch là mũi Đông Bắc Hải Nam.
- Tượng Thạch là đảo Tinh Sa ở phía Nam đảo Hải Nam.
- Lãng Sơn là núi ở vùng Sa Huỳnh.
- Môn Độc là núi ở Quy Nhơn.
- Quân đột lộng (Tiếng Ai Cập là Kundurang).
- Kha Lăng là Qua Oa (Java),vv...
Cũng dưới thời nhà Đường có sách Đường Thư Nghệ văn chí đề cập tới cuốn Giao Châu dị vật chí của Dương Phù chép những chuyện kỳ dị và những nơi kỳ dị ở Giao Châu (Việt Nam). Sách này chép, tại Thất Châu Dương (nhóm An Vĩnh, quần đảo Hoàng Sa) là nơi có nhiều đá nam châm khiến các thuyền đại dương có đóng chốt sắt đi qua không được. Điều này đã khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc về Giao Châu xưa (nay là Việt Nam). Trong đời Nam Tống, cuốn Lĩnh ngoại đại đáp của Châu Khứ Phi cũng xác nhận: "Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) tọa lạc tại Châu Chỉ Dương". Chư phiên đồ đời Tống cũng xác định giới hạn lãnh thổ của Trung Quốc với các nước khác ở Giao Dương (tức Giao Chỉ Dương. Giao Chỉ Dương hay Biển Giao Chỉ là Vịnh Bắc Bộ ngày nay, trong khi Hoàng Sa và Trường Sa lại cách xa vịnh Bắc Bộ hàng trăm dặm về phía nam. Như vậy, các thư tịch cổ Trung Hoa từ thời nhà Tống đã cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc về Trung Quốc mà thuộc về nước khác, Trung Quốc gọi là Phiên Quốc hay Giao Châu, Giao Chỉ.
Đến thế kỷ XII, sử gia Triệu Nhữ Quát đời nhà Tống trong cuốn Chư phiên chí đã xác nhận nhiều sự kiện ịch sử quan trọng từ đời nhà Hán. Theo đó, năm 111 tr.CN, sau khi thôn tính Nam Việt, Hán Vũ Đế sai quân vượt biển sang chiếm đất của địch quân (Nam Việt) và đặt ra hai quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam).
Sách Chư phiên chí cũng cho biết vùng quần đảo Hoàng Sa (Vạn lý Trường Sa) là nơi nguy hiểm, tàu thuyền Trung Hoa không thể đến gần vì chỉ đi sai một tí là có thể chìm đắm. Nhan đề sách là Chư phiên chí, có nghĩa là chép chuyện các phiên quốc, nước ngoài. Vạn Lý Trường Sa nằm ở phiên quốc, có nghĩa là không thuộc về Trung Hoa mà thuộc về phiên quốc Nam Việt. Như vậy, biên giới trên biển Đông của Trung Hoa vào đời nhà Hán chỉ tới đảo Hải Nam.
Vào đời nhà Nguyên, quân và dân Đại Việt đã 3 lần đánh tan quân Mông-Nguyên xâm lược và góp phần phá tan kế hoạch Đông tiến (đánh Nhật Bản) của đội quân Mông Cổ nổi danh là bách chiến bách thắng từ đời Thành Cát Tư Hãn. Sau 3 phen thất bại, nhà Nguyên không còn dòm ngó Đại Việt cả trên lục địa đến các hải đảo. Trong suốt các thế kỷ XIII và XIV, theo chính sử Trung Hoa, quân Mông Cổ không hề có ý định xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong Dư địa đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách Quảng dư đồ của La Hồng Tiên thực hiện năm 1561 phần cực nam lãnh thổ Trung Hoa là đảo Hải Nam.
Đầu thế kỷ XV, Minh Thành Tổ cử đô đốc Thái giám Trịnh Hòa chỉ huy những đoàn thám hiểm đến Ấn Độ Dương và Biển Ả Rập nhằm thiết lập bang giao với trên 30 quốc gia duyên hải, triển khai Con đường tơ lụa tại Ấn Độ, Phi Châu và Trung Đông. Những chuyến hải hành của phái bộ Trịnh Hòa không phải để chinh phục Biển Đông nơi có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phí Tín và Mã Hoan được tháp tùng hai chuyến đi này. Phí Tín làm sách Tinh tra thắng lãm, Mã Hoan làm sách Doanh nhai thắng lãm, câu cách ngôn hàng hải: "Thượng phạ Thất Châu, hạ phạ Côn Lôn" được lan truyền rộng rãi.
Nôi dung câu cách ngôn như sau:
Thượng phạ Thất Châu,
Hạ phạ Côn Lôn,
Châm mê đà nhất
Nhân thuyền mạc tồn
Có nghĩa là:
Trên thì sợ vũng Thất Châu
Xuống đàng dưới nữa lại sầu Côn Lôn.
La bàn kim lạc lối mòn,
Thuyền chìm, người mất, có còn gì đâu?
Phí Tín và Mã Hoan đi đến đâu thì ghi lại đến đấy. Vùng biển Hoàng Sa gọi là Thất Châu dương vì có 7 hòn đảo nổi trên mặt nước. Vùng biển Côn Lôn (ngày xưa Côn Lôn bao gồm cả Trường Sa) gọi là Côn Lôn dương, phải đi 7 ngày mới qua được hết. Phí Tín ghi chép về Côn Lôn như sau:
"Kỳ Sơn tuyết nhiên doanh hài chi trung, dữ Chiêm Thành cập Đông, Tây Trúc đỉnh trỉ tương vọng. Sơn cao nhi phương, căn bàn quản viễn, Hải nhân danh viết Côn Lôn dương. Phàm vãng Tây dương thương phiến chi bạc, tất đãi thuận phong, thất trú dạ khả quá."
Được dịch như sau:
" Núi đứng sừng sững giữa vùng biển rộng, cùng Chiêm Thành và các đảo Đông, Tây Trúc nhìn nhau như thế chân vạc. Núi cao mà vuông, gốc lan xa rộng, người biển gọi là Côn Lôn. Phàm các thuyền đến Tây dương buôn bán, phải đợi gió thuận, bảy ngày bảy đêm mới qua khỏi".
Trên thực tế, đoàn thuyền của Trịnh Hòa không chỉ đi qua một vùng biển bao quanh đảo Poulo Condore (Côn Lôn hay đảo Bầu Bí, theo tiếng người biển Orang lot Mã Lai) à phải dọc Biển Đông qua vùng biển "Vạn lý thạch sàng" (giường đá vạn dặm) đã được miêu tả trong Chư phiên chí để qua khai phá Ấn Độ Dương. Trạm trú chân duy nhất của đoàn trong khu vực này là Đồ Bàn (Chaban) thủ phủ Chiêm Thành bấy giờ. Sau khi Minh Thành Tổ mất, triều đình nhà Minh đã phê phán những cuộc hải trình nặng phần trình diễn củ Trịnh Hòa đã góp phần làm suy yếu nền kinh tế quốc gia.
Trong các cuốn sách của Mã Hoan, Phí Tín không thấy có một câu nào, một chữ nào nói đến việc Trịnh Hòa dùng tên mình dặt cho một vùng san hô mà sau này người phương Tây gọi là Tizard cả. (Còn nữa)
Theo Báo điện tử Tri thức trẻ

Tư liệu, thư tịch của Trung Quốc trực tiếp và gián tiếp thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam- Kỳ 1:Hoàng Sa,Trường Sa không được đề cập trong các sách lịch sử Trung Quốc

Những khảo cứu về tài liệu, thư tịch cổ do người Trung Hoa ghi lại trong chính sử Trung Hoa, trong suốt 22 thế kỉ, từ thời nhà Tần (năm 221 tr.CN) đến khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) đã trực tiếp hay gián tiếp thừa nhận quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Đại Thanh Nhất Thống Toàn Đồ, đảo nhỏ ở phía dưới là Hải Nam, gần đó bên trái là Giao Chỉ, đảo lớn hơn bên phải là Đài Loan

Theo chính sử Trung Hoa, trong suốt chiều dài lịch sử 22 thế kỷ, từ đời nhà Tần (năm 221 tr.CN) - khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc đến năm 1949, khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa ra đời, không thấy tài liệu nào, hay nói rõ hơn, không có câu chữ nào ghi rằng Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải, sách Hải quốc kiến văn lục của Trung Quốc đời Thanh gọi biển này là Việt Hải hay Việt Dương) với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Trong khi đó, không ít thư tịch cổ Trung Hoa, do chính người Trung Hoa ghi lại trong lịch sử đã trực tiếp hay gián tiếp thừa nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Theo lịch sử của Trung Quốc, 221 tr.CN, Tần Doanh Chính sau khi thống nhất Trung Quốc lên ngôi với hiệu Tần Thủy Hoàng. Năm 218 tr.CN, Tần Thủy Hoàng tiến hành chinh phục phương Nam và năm 214 tr.CN xâm lược Văn Lang - Âu Lạc (Việt Nam ngày nay). Cuộc chiến đấu của nhân dân Văn Lang - Âu Lạc kéo dài từ năm 214 tr.CN đến năm 208 tr.CN giành thắng lợi vẻ vang. Cuộc chiến đấu đó chỉ diễn ra ở phía Bắc lưu vực sông Hồng của lãnh thổ Văn Lang - Âu Lạc . Vì vậy, quân Tần chưa thể đặt chân lên lãnh thổ Văn Lang - Âu Lạc ở vùng Nam sông Hồng nên không thể vượt biển để đến Hoàng Sa, Trường Sa giữa biển khơi.
Đến năm 202 tr.CN, Lưu Bang, sau khi đàn áp được các thế lực đối lập, đã lập nhà Hán thay nhà Tần thống trị Trung Quốc. Tuy nhiên, do lo củng cố quyền lực triều đình, mãi đến đời Vũ Đế (141-87 tr.CN), vua nhà Hán mới lo đến việc mở rộng đất về phương Nam. Trong 2 năm 112 - 111 trc.CN, quân Hán đánh chiếm Nam Việt, chiếm thành Phiên Ngung (Quảng Châu); năm 110 tr.CN, quân Hán chinh phục Mân Việt. Tuy nhiên, các chiến thuyền của nhà Tây Hán chưa xuống quá Quảng Châu.
Sau khi chinh phục Nam Việt, nhà Hán thay thế nhà Triệu thống trị Âu Lạc. Ngoài 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân được nhà Triệu lập năm 179 tr.CN, nhà Hán lập thêm quận Nhật Nam, là vùng đất từ Hoành Sơn (Quảng Bình) đến Quảng Nam, Bình Định ngày nay. Quận Nhật Nam lúc bấy giờ gồm 5 huyện: Tây Quyển, Chu Ngô, Tỷ Cảnh (hay Tỷ Ảnh), Lô Dung và Tượng Lâm (Theo Tiền Hán thư, q.28, tờ 10b).
 Tuy chiếm được ba nước Việt (ba nước Việt được thành lập ở Tây Ngạn Nam Hải đầu đời Tây Hán là Đông Việt, Mân Việt và Nam Việt), song từ lúc chiếm đến khi bị mất ngôi, nhà Tây Hán không có một chút thế lực gì trên biển ở khu vực dưới vĩ độ 20Bắc.
Trong thế kỷ thứ I trc.CN, quan lại nhà Tây Hán không trấn phục được được cư dân hai quận Chu Nhai, Đạm Nhĩ trên đảo Hải Nam do sự nổi dậy chống đối của dân Lê (Ly) và do quan quân nhà Tây Hán không quen thủy thổ, đau ốm, bệnh tật liên miên, đặt binh ít thì không đủ đàn áp, đặt binh nhiều thì tổn phí nặng nề, vì vậy, Già Quyên Chi khuyên vua Nguyên Đế rút quân khỏi đảo Hải Nam cho yên: Dân ấy mọi rợ, uống thuốc bằng mũi (ty ẩm), căng tai (đạm nhĩ), lấy sắc đen làm đẹp (nên Sở từ gọi Hải Nam là Huyền Quốc), trai gái tắm chung một dòng sông, không biết lễ nghĩa là gì, đâu có đáng cho thánh triều giáo hóa (theo Lam Giang: "Những dân tộc đầu tiên biết rõ hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa giữa Đông Hải" ).
Đến đầu công nguyên, lúc nhà Hán mất ngôi, ảnh hưởng của nhà Hán ở Đông Hải chỉ đến vùng Phúc Kiến, Quảng Châu, còn ở vùng Hải Nam, họ đã phải rút lui vì không có khả năng thiết lập chế độ cai trị.
Trong khi đó, năm 40 sau Công nguyên, nhân dân Giao Chỉ dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa và giành độc lập trong 3 năm (từ năm 40 đến năm 43).
Sau nhiều cuộc khởi nghĩa giành quyền độc lập bị thất bại trước đó, năm 192, nhân dân Nhật Nam dưới sự lãnh đạo của Khu Liên (có sách viết là Khu Quỳ, Khu Đạt, hay Khu Vương) nổi dậy khởi nghĩa giành thắng lợi và lập nên nước Lâm Ấp ( Chiêm Thành). Nước Chiêm Thành là một quốc gia mạnh lúc bấy giờ, có quan hệ mật thiết với các triều đại Trung Hoa là Hán, Đường. Đến thời Tống, để kiềm chế Đại Việt, nhà Tống kết nghĩa, mở rộng buôn bán với Chiêm Thành và các nước Côn Lôn (Tất cả các thứ dân ở Đông Hải đều được gọi là Côn Lôn: Chiêm Thành là Côn Lôn, Chân Lạp, Qua Oa đều được gọi là Côn Lôn). Việc Vương quốc Chiêm Thành phát triển phồn thịnh và hùng mạnh thời kỳ này chứng tỏ họ là cư dân có vai trò quan trọng trên Biển Đông. Những quần đảo Hoàng Sa, Côn Lôn (có cả Trường Sa) vốn là địa bàn ngư nghiệp của người Chăm và chính họ đã thực hiện quyền chiếm hữu. Dấu tích để lại là tượng Chăm mà người Pháp sau này đã phát hiện được ở bờ phía Bắc đảo Pattale (người Pháp tính đưa về Bảo tàng Tourane ở Đà Nẵng, nhưng sau đó lại để y tại đảo). Do người Việt kế thừa hay thừa hưởng đương nhiên khi lãnh thổ Chămpa sáp nhập vào dư đồ nước Việt, vì vậy, người Việt cũng kế thừa người Chăm về quyền chiếm hữu và khai thác đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Giao Châu dị vật chí của Dương Phù (đời Đông Hán, 25-220 sau CN) nói về những điều lạ của xứ nước ngoài mô tả địa danh Trướng Hải như sau: "Tại Trướng Hải Kỳ Đầu nước cạn nhưng nhiều đá nam châu, thuyền lớn đi ra ngoài cõi, dưới thuyền găn lá sắt sẽ bị nhổ ra". Đến thời Tam Quốc (năm 220-265), Vạn Chấn viết cuốn Nam Châu dị vật chí có mô tả về các đảo đá và cát trên Biển Đông, có đoạn mô tả chỗ nước nông và có đá nam châm khiến cho tàu thuyền qua lại nguy hiểm, dễ bị chìm. Đây là những cuốn sách ghi chép những điều lạ ở nước ngoài, chứ không phải điều lạ ở Trung Quốc.
(Còn nữa)
Theo Báo điện tử Tri thức trẻ