KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Trịnh Xuân Thanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trịnh Xuân Thanh. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

ĐINH LA THĂNG, TRỊNH XUÂN THANH ĐỀU KHÓC VÀ KHÔNG MUỐN LÀM "MA TÙ"

Sau khi kết thúc phần bào chữa của luật sư, các bị cáo được lần lượt trình bày quan điểm cá nhân. Người đầu tiên là bị cáo Đinh La Thăng, phần bào chữa dài gần một tiếng đồng hồ...

Cảm động quá đy: ĐINH LA THĂNG, TRỊNH XUÂN THANH ĐỀU KHÓC VÀ KHÔNG MUỐN LÀM "MA TÙ"
Bị cáo Đinh La Thăng

Ngày 13/01, phiên tòa xét xử 22 bị cáo trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọngTham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) tiếp tục phần tranh luận.
Sau khi kết thúc phần bào chữa của các luật sư, các bị cáo được lần lượt trình bày quan điểm cá nhân. Người đầu tiên là bị cáo Đinh La Thăng, phần bào chữa dài gần 1 tiếng đồng hồ khiến nhiều thời điểm nguyên Chủ tịch PVN nghẹn ngào.
Bị cáo Đinh La Thăng gửi lời cảm ơn đến các cơ quan tố tụng vì đã đẩy tiến độ xử lý vụ án một cách nhanh nhất, đồng thời cảm ơn TAND TP. Hà Nội đã có một phiên tòa dân chủ, công khai, đổi mới theo tinh thần của Hiến pháp 2013 và tinh thần Bộ luật hình sự 2015. Cảm ơn các luật sư, trong đó có 3 luật sư là Phan Trung Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Đào Hữu Đăng.
Trong phần tự bào chữa, bị cáo Thăng cũng nhắc lại lời của Tổng Bí thư khi nói về việc xử lý cán bộ sai phạm: "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, mỗi việc đều có bối cảnh và nguyên nhân của nó. Do đó cần xem xét đánh giá toàn diện với cách nhìn hướng về tương lai để xử lý. Xử lý cán bộ không phải dập cho người ta không ngóc đầu lên được mà xử lý để người ta sửa chữa tiến bộ, để người ta thấy sai. Khi Tổng Bí thư phát biểu ý này, bị cáo thấy được, cảm nhận được sự nhân văn sâu sắc của Tổng Bí thư. Bị cáo thấy rằng đây là tư tưởng của Bác Hồ đã được cụ thể hóa".
Vì vậy, bị cáo Đinh La Thăng đề nghị HĐXX, Viện Kiểm sát có đường lối xử lý công tâm, khách quan trong bối cảnh của thời điểm. Đề nghị HĐXX xem xét với tinh thần thấu tình đạt lý, đúng căn cứ pháp luật và công bằng cho cán bộ dầu khí, không vì tư lợi mà chỉ muốn tập đoàn phát triển nhanh theo đúng kỳ vọng của Chính phủ.

Cảm động quá đy: ĐINH LA THĂNG, TRỊNH XUÂN THANH ĐỀU KHÓC VÀ KHÔNG MUỐN LÀM "MA TÙ"
Nếu bị xử 2 vụ, bị cáo không biết có còn sống không để ra tù.
Rất có thể ngay sau phiên xét xử này, bị cáo Đinh La Thăng sẽ tiếp tục đối mặt với vụ án đầu tư góp vốn 800 tỷ đồng vào OceanBank nên nguyên Chủ tịch PVN mong muốn có được mức án "nhân văn" bởi còn có bố gần 90 tuổi đang mắc bệnh hiểm nghèo, có hai con gái nhưng con gái út phát triển không bình thường, rất cần sự chăm sóc của bố mẹ.
"Khả năng khi bố mất chắc bị cáo khó được gặp mặt trước lúc đi xa... Nếu bị xử 2 vụ, bị cáo không biết có còn sống không để ra tù. Bị cáo chỉ mong muốn HĐXX xem xét để tạo điều kiện cho bị cáo chấp hành hình phạt. Bản thân bị cáo từ năm 2006 đến nay cũng phải uống nhiều thuốc vì bị rất nhiều bệnh. Bị cáo chỉ mong muốn làm sao chấp hành án, trước khi chết thì được ra tù để được chết tại nhà mình, trong vòng tay người thân của mình. Bị cáo cũng mong muốn, nếu có chết thì là ma tự do, chứ không phải ma tù" - bị cáo Đinh la Thăng nghẹn ngào.
Nguyên Chủ tịch PVN cũng gửi lời xin lỗi Đảng, nhân dân, xin lỗi các thế hệ cán bộ công nhân ngành dầu khí vì ảnh hưởng tới truyền thống ngành vì những sai phạm của mình: "Tôi tuyệt đối trung thành với Đảng, nhân dân, tuyệt đối tin tưởng vào lãnh đạo của Đảng, Tổng Bí thư, tin vào đường lối xử lý công tâm, khách quan, bình đẳng toàn diện...".

Trịnh Xuân Thanh sợ làm “làm ma trong tù”

Cảm động quá đy: ĐINH LA THĂNG, TRỊNH XUÂN THANH ĐỀU KHÓC VÀ KHÔNG MUỐN LÀM "MA TÙ"
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh

Nghe bị cáo Đinh La Thăng trình bày, bị cáo Trịnh Xuân Thanh ngồi phía sau không thể cầm được nước mắt. Trịnh Xuân Thanh bắt đầu trình bày bài tự bào chữa với những dòng nước mắt tuôn rơi.
Vừa khóc, Trịnh Xuân Thanh vừa nói: "Tôi thấy có lỗi với anh Đinh La Thăng, với các anh ở PVN".
Sau khi bình tĩnh lại, bị cáo Trịnh Xuân Thanh bắt đầu trình bày: "Cũng như anh Thăng, bị cáo không muốn đổ lỗi cho cấp dưới. Rất mong là Viện kiểm sát chỉ ra, bị cáo đã chỉ đạo cấp dưới làm sai bằng cách nào. Với cương vị của bị cáo, chỉ đạo miệng thì không thể. 
Mong HĐXX xem xét kỹ cho hành vi chuyển tiền sai mục đích mà bị cáo bị cáo buộc. Bị cáo cũng lo sợ viễn cảnh phải "làm ma trong tù" chứ không được "làm ma tự do", vì còn một phiên tòa nữa đang chờ đợi bị cáo".
HOÀNG ANH



Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

Ngày xét xử thứ 3 đối với bị cáo Đinh La Thăng...



Nói tôn trọng kết luận điều tra, từ chối nêu quan điểm về tội danh bị cáo buộc song ông Thăng đề nghị được xem xét sai phạm theo thực tế.


18h30', phiên tòa vẫn làm việc với phần luật sư hỏi các bị cáo. Ông Đinh La Thăng từ chối trả lời luật sư vì lý do sức khỏe. Ông nói mệt, từ hôm bị bắt huyết áp tăng, luôn trong tình trạng 165/90mmHg.

Trong khi đó, trả lời luật sư về số tiền bị cáo buộc tham ô 4 tỷ đồng, bị cáo Trịnh Xuân Thanh (cựu Chủ tịch HĐQT PVC) khẳng định: "Tôi không tham ô".

Trong ngày làm việc hôm nay, hơn chục lần, các ông Thăng và Thanh bị gọi lên bục dành cho bị cáo để trả lời thẩm vấn. Từ chừng 7h sáng, hai ông và 15 người bị tạm giam được cảnh sát đưa tới toà án và nghỉ trưa luôn tại đây.

Điều tra viên: Lời khai của ông Thanh không đúng sự thật vụ án

Trước đó, trong phần xét hỏi vào đầu giờ chiều, để làm rõ vì sao cơ quan điều tra đề nghị áp dụng mức phạt nghiêm khắc với bị cáo Thanh với lý do "trong quá trình điều tra khai báo không thành khẩn, bỏ trốn gây khó khăn, cản trở", HĐXX mời điều tra viên Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) tới tòa.

Luật sư Nguyễn Văn Quynh (bào chữa cho bị cáo Thanh) hỏi điều tra viên: "Cơ quan điều tra có bằng chứng gì để cho rằng bị cáo quanh co, không thành khẩn?". 

Khẳng định những lời khai của ông Thanh không đúng với sự thật của vụ án, điều tra viên đến từ C46 - Bộ Công an giải thích: "Với chứng cứ và lời khai hai ngày hôm nay của các bị cáo khác đã thể hiện tương đối rõ ràng hành vi của bị cáo Trịnh Xuân Thanh. Tuy nhiên, hồ sơ vụ án thể hiện Trịnh Xuân Thanh không xác nhận những nội dung này".

Theo cáo trạng, khác với ông Thanh, VKSND Tối cao đánh giá ông Thăng trong quá trình điều tra đã thừa nhận có sai phạm trong việc chỉ đạo thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 với tư cách là người đứng đầu. Đánh giá ông Thăng có nhiều thành tích trong quá trình công tác, VKSND Tối cao đề nghị tòa xem xét tình tiết này khi quyết định hình phạt.



Ông Đinh La Thăng: Tôi thực hiện tinh thần "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"

Trong phần thẩm vấn chiều nay, trước câu hỏi "nguồn tiền của PVN thế nào khi nhận làm Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2", ông Đinh La Thăng khai 30% vốn của Tập đoàn, 70% là vốn đi vay nước ngoài. Tuy nhiên theo ông, phần vốn đi vay không thuộc thẩm quyền của Hội đồng Thành viên mà thuộc về Ban Giám đốc. "Xin hỏi các Tổng, Phó Tổng Giám đốc", ông Thăng đề nghị.

"Nếu PVC không trả được nợ, làm ăn thua lỗ thì PVN có thiệt hại không?" - luật sư nêu. Ông Thăng nói tùy theo mức độ vốn đầu tư của Tập đoàn vào công ty con. "Các công ty con thành viên hoạt động độc lập, chịu trách nhiệm độc lập trước pháp luật".

Khi bị hỏi về những quy kết mà kết luận điều tra và cáo trạng nêu, ông Thăng nói tôn trọng nhưng "có những việc bản chất không hoàn toàn như vậy". Ông xin xem xét sai phạm ở dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 theo thực tế và các văn bản quy phạm pháp luật.

Cho rằng ông Thăng ưu ái cho công ty con PVC do ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch HĐQT, luật sư Thiệp hỏi: "Bị cáo có nhận thức được việc đó gây nguy hiểm cho xã hội không?". Ông Thăng giải thích việc chỉ định PVC là nhà thầu cho dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 là thực hiện theo tinh thần "người Việt Nam dùng hàng Việt Nam".

Ông Thăng nói trách nhiệm của công ty mẹ là lo cho các công ty con chứ không phải là ưu tiên. "Các công ty con có béo khỏe thì công ty mẹ mới béo khỏe được", ông giải thích thêm.

Luật sư Thiệp hỏi tiếp: "Có phải vì PVN đầu tư hàng trăm tỷ vào Oceanbank nên ngân hàng này mới ưu ái cho PVC vay vốn với lãi suất chỉ với hơn 5%?". Theo luật sư, mức lãi suất này thấp hơn lãi suất thị trường tới 18%.

Trước câu hỏi này, ông Thăng nói phải xem lại trong thỏa thuận ký với Oceanbank.

Ngày xét xử thứ 3 đối với bị cáo Đinh La Thăng
Ông Đinh La Thăng tại TAND Hà Nội

Các sếp PVN bị cáo buộc ưu ái PVC 

Theo cáo trạng, do đang gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư, ngày 17/8/2010, ông Trịnh Xuân Thanh (Chủ tịch HĐQT PVC) ký Công văn gửi PVN đề nghị xin vay vốn. Ngày 20/10/2010, PVN và Oceanbank ký Hợp đồng ủy thác số 9492/HĐ-DKVN có nội dung: Tập đoàn PVN ủy thác không truy đòi để Oceanbank cho PVC vay vốn thực hiện thanh toán và bù đắp thanh toán các khoản đầu tư nhận chuyển nhượng... Tổng số tiền vay gần 800 tỷ đồng, lãi suất 5,5%/năm, thời hạn vay 12 tháng.

Ngoài ra tại thời điểm này, PVC đã đến hạn thanh toán vay 400 tỷ đồng đầu tư vào hai dự án khách sạn.

Để tạo điều kiện cho PVC trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ông Đinh La Thăng bị cáo buộc đã chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC của dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 có tổng vốn đầu tư sau thuế hơn 31.505 tỷ đồng (gần 1,7 tỷ USD).

Theo cơ quan điều tra, đến ngày 11/10/2011, PVC mới chính thức là Nhà thầu có tư cách pháp lý để thực hiện Hợp đồng tổng thầu EPC Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 do PVN làm chủ đầu tư, nhưng từ ngày 28/4/2011 đến ngày 12/7/2011, PVN đã làm các thủ tục chi tạm ứng cho PVC hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng.

Sau khi PVC nhận tiền tạm ứng, Trịnh Xuân Thanh và một số thuộc cấp đã sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng trả các khoản gốc, lãi các khoản nợ, đầu tư, góp vốn vào các dự án, công trình, công ty khác mà không đưa vào dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Ngoài số tiền đã thu hồi được, khoản thiệt hại còn lại được xác định là trên 119 tỷ đồng.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) do nhà nước sở hữu. Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) có 46 đơn vị trực thuộc và PVN là cổ đông sáng lập chiếm hơn 54% vốn điều lệ.



CHÍNH PHỦ ĐỨC KHÔNG CÓ QUYỀN CAN THIỆP VÀO HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ Ở VIỆT NAM


Đức nên ngậm miệng lại thì hơn.

CHÍNH PHỦ ĐỨC KHÔNG CÓ QUYỀN CAN THIỆP VÀO HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ Ở VIỆT NAM

Ngày 08/01/2018, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội bắt đầu phiên Sơ thẩm xét xử các bị cáo trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”“Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC). Trong số các bị cáo bị đem ra xét xử, có Trịnh Xuân Thanh. Ngay lập tức phía Đức đã có những hoạt động nhũng nhiễu phiên tòa.
Theo tờ Thời báo de - một tờ báo của những kẻ chống phá Việt Nam đã loan báo thông tin "Chính phủ CHLB Đức một lần nữa yêu cầu xét xử Trịnh Xuân Thanh theo chuẩn mực nhà nước pháp quyền".

CHÍNH PHỦ ĐỨC KHÔNG CÓ QUYỀN CAN THIỆP VÀO HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ Ở VIỆT NAM

Trang Thời báo de dẫn Nguồn Chính phủ CHLB Đức:
"Sau cuộc họp báo, trên cổng thông tin điện tử chính thức của Chính phủ CHLB Đức đã đăng nội dung của cuộc họp báo với tựa đề "Bắt cóc là phá vỡ lòng tin"
Tại Hà Nội bắt đầu phiên tòa xét xử tham nhũng chống lại ông Trịnh Xuân Thanh, một doanh nhân người Việt Nam mà đã bị bắt cóc tại Đức đem về nước vào đầu tháng 8/2017. Việc bắt cóc trên lãnh thổ Đức là không thể chấp nhận được và đã làm niềm tin giữa Việt Nam và Đức bị tổn hại, phát ngôn viên chính phủ Seibert nói.
Đại diện của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội đã được vào phiên tòa tham dự với tư cách quan sát viên, phát ngôn viên chính phủ cho biết.
Trước đây, ông Seibert phát ngôn viên chính phủ cũng từng nhấn mạnh: "Chúng tôi đã nói rất rõ ràng rằng qua vụ bắt cóc này lòng tin giữa hai chính phủ chúng ta cũng bị tổn hại và rằng Việt Nam cần phải hành động để khôi phục lại lòng tin đó."
Ngoài ra, vào ngày 10/8/2017 Tổng Cộng tố viện CHLB Đức đã đảm nhận cuộc điều tra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Cho đến nay cuộc điều tra này vẫn chưa kết thúc".
Hết trích.

Xin hỏi: Từ bao giờ Chính phủ Đức cho phép mình can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, mà cụ thể là can thiệp vào phiên Tòa xét xử tội phạm tham nhũng là công dân Việt Nam?
Chính phủ Đức luôn đòi hỏi Trịnh Xuân Thanh phải được xét xử theo chuẩn mực nhà nước pháp quyền, thì sao lại đòi can thiệp vào hoạt động xét xử? Nói thẳng luôn, thượng tôn luật pháp không cho phép bất cứ chính phủ nào can thiệp vào hoạt động xét xử. Vì thế, hãy để yên cho Tòa án phán xử theo đúng các quy định của pháp luật.
Cũng hỏi, các người dựa trên cơ sở nào mà nói "Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc bởi mật vụ Việt Nam"? Mời chứng minh? Cũng xin nói luôn, Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú tại Việt Nam, tại trụ sở cơ quan an ninh điều tra. Vì thế, không có chuyện bắt cóc ở đây. Chính phủ Đức hãy học cách có liêm sỉ khi phát ngôn.
Trịnh Xuân Thanh là tên tội phạm tham nhũng - một loại tội phạm mà cả thế giới đang tìm cách loại trừ, trong đó có cả Đức và Việt Nam. Không có lý do gì để Đức đồng lõa và bảo kê cho loại tội phạm này, trừ khi Đức muốn chế độ chính trị của Việt Nam nhanh chóng sụp đổ.
Xử lý tội phạm tham nhũng (một loại tội phạm kinh tế) là yêu cầu đòi hỏi của tất cả các quốc gia trên thế giới. Việc Tòa án Việt Nam xét xử Trịnh Xuân Thanh là phù hợp với mong mỏi của người dân tiến bộ trên khắp hành tinh này. Cớ gì mà Đức yêu sách, nhũng nhiễu này nọ?
Trịnh Xuân Thanh là công dân Việt Nam, vi phạm pháp luật Việt Nam, trên lãnh thổ Việt Nam, lại tự thú tại đất nước của  mình, và vì vậy anh ta cần được đối xử công bằng bởi pháp luật Việt Nam. Và việc anh ta bị tóa án Việt Nam xét xử bắt đầu từ ngày hôm qua, 8/1/2018 là biểu hiện cao nhất của tinh thần thượng tôn luật pháp - Một nội dung căn cốt nhất của nhà nước pháp quyền.
Phiên tòa diễn ra đến nay đã là ngày thứ 2. Tại đây, nhà nước Việt Nam đã áp dụng quy trình Tố tụng mới bằng sơ đồ mới, nhân văn hơn và cũng áp dụng BLHS 1999 nhưng sẽ áp dụng những điều khoản mới ở BLHS 2015 nếu nó có lợi cho các bị cáo. Động thái này cho thấy, Nhà nước Việt Nam đã tỏ rõ sự nhân văn và thượng tôn luật pháp như thế nào.
Thực tế, tới dự phiên tòa, ngoài các bị cáo, người thân của các bị cáo, những giám định viên, những cá nhân và tổ chức có nghĩa vụ và quyền lợi có liên quan, thì có cực kì đông các phóng viên báo chí của các hãng truyền thông có mặt để đưa tin, trong đó có cả 2 nhân viên ngoại giao của Chính phủ Đức tham dự với tư cách là quan sát viên. Nhiều người đã phải đánh giá rằng, phiên tòa rất đông người tham dự, đông đến nỗi không còn đủ chỗ cho các phóng viên và người tham dự, mặc dù Tòa đã dành ra 4 phòng rộng lớn để giúp người dân theo dõi trực tiếp các diễn biến phiên tòa.
Xin thưa Chính phủ Đức, 
Chúng tôi nghĩ, những gì viết ra trên đây, hẳn đã đủ để các ông nhận thức được vấn đề với năng lực hình sự ở mức trung bình. Tôi nghĩ, để bảo toàn thể diện cho nước Đức, Chính phủ Đức nên ngâm miệng lại thì hơn.



Thứ Hai, 8 tháng 1, 2018

Ông Đinh La Thăng bình tĩnh trả lời thẩm vấn của tòa


Ông Đinh La Thăng và ông Trịnh Xuân Thanh tay bị còng, xuất hiện tại Tòa án Hà Nội trong sự áp giải của hai cảnh sát.

Ông Đinh La Thăng bình tĩnh trả lời thẩm vấn của tòa
Ông Đinh La Thăng trước giờ xét xử vào sáng nay. 
Ông Đinh La Thăng bình tĩnh trả lời thẩm vấn của tòa
Ông Đinh La Thăng bình tĩnh trả lời thẩm vấn của tòa sáng nay.

Sáng nay, tại tòa, ông Thăng mặc áo khoác xanh, tóc cắt ngắn, gương mặt thoáng nét mệt mỏi xuất hiện đầu tiên trong phần khai báo căn cước. Đứng trước bục, ông nói to, bình tĩnh, rõ ràng.


Ông Đinh La Thăng bình tĩnh trả lời thẩm vấn của tòa

Ông Đinh La Thăng bình tĩnh trả lời thẩm vấn của tòa
Bị cáo Đinh La Thăng (người cầm tập tài liệu) tại phiên tòa. 


Bị cáo tiếp theo khai báo là ông Trịnh Xuân Thanh. Dáng đứng hơi khom xuống, trước mỗi câu trả lời ông Thanh đều nói "kính thưa chủ tọa phiên tòa".
 
Ông Đinh La Thăng bình tĩnh trả lời thẩm vấn của tòa
Bên trong phòng xử vụ án không còn chỗ trống.

Thư ký phiên tòa thông báo, 22 bị cáo có mặt đầy đủ. Theo thứ tự chỗ ngồi của các bị cáo trong phiên khai mạc sáng nay, ông Trịnh Xuân Thanh ở hàng ghế đầu tiên với hai cảnh sát bên cạnh. Các bị cáo còn lại ở phía sau, ngồi xen kẽ với các cảnh sát bảo vệ phiên tòa.


Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2018

NHỮNG ĐIỂM MỚI TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ BỊ CÁO ĐINH LA THĂNG VÀO NGÀY MAI


Những điểm gì mới tại phiên toà xét xử bị cáo Đinh La Thăng? 
(VĐĐC) Đây là một trong những phiên toà đầu tiên được áp dụng Bộ luật Tố tụng Hình sự mới (Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, có hiệu lực từ 01/01/2018). Vì vậy, Hội đồng xét xử sẽ áp dụng tất cả các quy định mới trong việc điều hành, điều khiển quá trình xét xử.
Từ ngày 08/01 đến 21/01/2018, TAND TP.Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng và 21 đồng phạm trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật Hình sự 1999) và Tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật Hình sự 1999) xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC.
Điều hành phiên tòa là Hội đồng xét xử có 5 người, gồm Thẩm phán chủ tọa Nguyễn Ngọc Huân, Thẩm phán Trương Việt Toàn cùng 3 Hội thẩm nhân dân. Tòa án nhân dân TP Hà Nội bố trí một thẩm phán dự khuyết và hai hội thẩm nhân dân dự khuyết. Đại diện cơ quan công tố tại phiên tòa, dự kiến có các ông: Đào Thịnh Cường (Phó Viện trưởng VKSND TP. Hà Nội), Nguyễn Minh Đồng (Kiểm sát viên cao cấp), Nguyễn Mạnh Thường (Kiểm sát viên cao cấp). Theo kế hoạch, VKSND TP Hà Nội còn bố trí hai kiểm sát viên dự khuyết tham gia phiên tòa.
Có 42 luật sư đăng ký tham gia phiên tòa. Bị cáo Đinh La Thăng mời ba luật sư, gồm các ông: Nguyễn Huy Thiệp, Đào Hữu Đăng, Phan Trung Hoài. Bị cáo Trịnh Xuân Thanh mời năm luật sư, bị cáo Phùng Đình Thực có ba luật sư... Hai nguyên đơn dân sự của vụ án là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Tòa dự kiến mời 07 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, 31 người làm chứng và 06 người tham gia giám định tham dự phiên tòa.
Đây là một trong những phiên toà đầu tiên được áp dụng Bộ luật Tố tụng Hình sự mới (BLTTHS năm 2015, có hiệu lực từ 01/01/2018). Vì vậy, HĐXX sẽ áp dụng tất cả các quy định mới trong việc điều hành quá trình xét xử.
Về mặt nội dung, một điểm mới của BLTTHS năm 2015 là chú trọng, bảo đảm tối đa quyền tranh tụng của những người tham gia tố tụng. Việc này phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp mà Đảng, Nhà nước đề ra, đồng thời bảo đảm quyền con người tốt hơn nữa cho các bị cáo cũng như đảm bảo tối đa nguyên tắc suy đoán vô tội với bị can, bị cáo. 
Về hình thức xét xử, phòng xử có nhiều điểm mới theo luật định, như không có vành móng ngựa, đại diện VKSND ngồi đối diện với luật sư...

NHỮNG ĐIỂM MỚI TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ BỊ CÁO ĐINH LÀ THĂNG VÀO NGÀY MAI
Sơ đồ phiên toà ngày 08/01/2018

Theo quy định tại Thông tư 01/2017/TT-TANDTC của Toà án nhân dân tối cao quy định về phòng xử án có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, các phiên tòa xử án đều không có vành móng ngựa, bị cáo và người tham gia tố tụng khác sẽ có bục khai báo riêng. Vị trí bục khai báo của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác được bố trí đối diện với vị trí của HĐXX. Bục khai báo cũng được coi là một giải pháp giúp bị cáo thuận lợi hơn trong quá trình tự bào chữa mà không mời luật sư. Dưới sự điều hành của chủ tọa phiên tòa, những người tham gia tố tụng khác cũng có thể đứng tại chỗ để khai báo.
Thông tư quy định rõ bục khai báo của bị cáo tại phiên tòa được làm bằng gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp, màu nâu. Việc thay vành móng ngựa bằng bục khai báo về cơ bản không thay đổi bản chất của phiên tòa. Việc bỏ vành móng ngựa trong tất cả các phòng xử án cho thấy nguyên tắc "suy đoán vô tội" và “giả định phạm tội" được tôn trọng. Theo nguyên tắc của Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam thì "không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực của Tòa án". Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành quy định nguyên tắc này tại Điều 13 với tên gọi mới là "Nguyên tắc suy đoán vô tội".
Phòng xử án được bố trí hai bục:
- Bục cao nhất là HĐXX, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp.
- Bục thứ hai là vị trí của những người tiến hành tố tụng khác, người tham gia tố tụng và người tham dự phiên tòa.
Phòng xử án phải bảo đảm không gian để tiến hành phiên tòa và hàng rào ngăn cách giữa khu vực của những người tiến hành tố tụng với khu vực của người tham dự phiên tòa. Phải bố trí lối đi riêng cho HĐXX và những người tiến hành tố tụng khác. Tường trong phòng xử án có nền màu vàng.
Do số người được triệu tập trong vụ án rất đông trong khi diện tích phòng xử của Tòa án Hà Nội chỉ đủ chỗ ngồi cho những người tham gia tố tụng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nên đối với các phóng viên đưa tin phiên tòa được bố trí một hội trường riêng, có kênh dẫn truyền trực tiếp để tác nghiệp. 
Trong vụ án này, có tổng số 22 bị cáo bị đưa ra xét xử. Trong đó, 12 bị cáo bị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 165, khoản 3 - BLHS năm 1999, gồm: Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN); Phùng Đình Thực - nguyên Tổng Giám đốc PVN; Nguyễn Quốc Khánh - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN; Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN.
Tiếp đến là Ninh Văn Quỳnh - nguyên Kế toán trưởng, kiêm Trưởng ban Tài chính Kế toán và Kiểm toán PVN; Lê Đình Mậu - nguyên Phó Trưởng ban Kế toán và Kiểm toán PVN; Vũ Hồng Chương - nguyên Trưởng ban Quản lý dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2 (thuộc PVN); Trần Văn Nguyên - nguyên Kế toán trưởng Ban Quản lý dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2 (thuộc PVN); Nguyễn Ngọc Quý - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT PVN; Nguyễn Mạnh Tiến - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN; Phạm Tiến Đạt - nguyên Kế toán trưởng PVN; Trương Quốc Dũng - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN.
Có 8 bị cáo liên quan bị truy tố về tội "Tham ô tài sản", theo quy định tại Điều 278, khoản 4 - BLHS năm 1999, gồm: Nguyễn Anh Minh - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN; Bùi Mạnh Hiển - nguyên Chánh văn phòng PVN; Lương Văn Hòa - nguyên Giám đốc Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch (thuộc PVN); Nguyễn Thành Quỳnh - nguyên Giám đốc kỹ thuật công nghệ Tổng công ty cổ phần miền Trung - Công ty cổ phần Đà Nẵng.
Các bị cáo còn lại Lê Thị Anh Hoa (vợ của bị cáo Nguyễn Thành Quỳnh) - nguyên Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Quỳnh Hoa; Nguyễn Đức Hưng - nguyên Trưởng phòng Tài chính Kế toán, Ban Điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch (thuộc PVN); Lê Xuân Khánh - nguyên Trưởng phòng Kinh tế - Kế hoạch, Ban Điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch (thuộc PVN) và Nguyễn Lý Hải - nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật, Ban Điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch (thuộc PVN).
Riêng hai bị cáo Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc PVC và Vũ Đức Thuận - nguyên Tổng Giám đốc PVC bị truy tố cùng lúc về cả 2 tội danh là “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”“Tham ô tài sản”.
Bách Sa


Thứ Bảy, 6 tháng 1, 2018

Gia đình Trịnh Xuân Thanh và 2 đồng phạm nộp 5,3 tỷ khắc phục hậu quả vụ PVC

Theo ông Lê Quang Tiến, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội cho biết, gia đình 3 bị cáo Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch HĐQT PVC, Nguyễn Quốc Khánh - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN và Nguyễn Anh Minh - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVC đã chủ động tới cơ quan này nộp tổng cộng 5,3 tỷ đồng khắc phục hậu quả. 
 
Gia đình Trịnh Xuân Thanh và 2 đồng phạm nộp 5,3 tỷ khắc phục hậu quả vụ PVC
Biên lai nộp 2 tỷ của gia đình Trịnh Xuân Thanh tại Cục thi hành án dân sự Tp.Hà Nội
Ông Lê Quang Tiến còn cho biết, gia đình bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã chủ động nộp khắc phục hậu quả số tiền 2 tỷ đồng, gia đình bị cáo Nguyễn Quốc Khánh nộp 2 tỷ đồng và gia đình Nguyễn Anh Minh nộp 1,3 tỷ đồng.
“Tổng số tiền mà gia đình 3 bị cáo đã chủ động nộp tại Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội tới thời điểm này là 5,3 tỷ đồng” - ông Tiến cho hay. 
 
Gia đình Trịnh Xuân Thanh và 2 đồng phạm nộp 5,3 tỷ khắc phục hậu quả vụ PVC
Gia đình Trịnh Xuân Thanh đã chủ động khắc phục hậu quả 2 tỷ đồng.
Cục trưởng Thi hành án dân sự TP Hà Nội cũng cho biết, đến thời điểm này Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội chưa nhận được cáo trạng vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật Hình sự 1999) và tội Tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật Hình sự 1999) xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Theo quy định, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật thì hồ sơ, quyết định... mới được chuyển tới cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án, thu hồi tài sản của các đương sự liên quan.
“Nhưng đây là số tiền mà gia đình các đương sự chủ động, tự nguyện nộp nên cơ quan thi hành án dân sự chúng tôi cũng tạo điều kiện cho họ khắc phục hậu quả” - ông Tiến cho hay.
  
Gia đình Trịnh Xuân Thanh và 2 đồng phạm nộp 5,3 tỷ khắc phục hậu quả vụ PVC
Gia đình bị cáo Nguyễn Quốc Khánh cũng chủ động nộp tiền khắc phục hậu quả vụ án 2 tỷ đồng.
Theo cáo trạng, trong quá trình điều tra vụ án, Cơ quan điều tra - Bộ Công an đã kê biên biệt thự số AD02-16, Khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside; căn hộ số 15F05, The Costa 32-34 Trần Phú (Tp.Nha Trang, Khánh Hoà); xe ô tô Mazda CX5 màu trắng BKS 30A-970.97 và giao cho Trịnh Hùng Cường (con trai bị can Trịnh Xuân Thanh) bảo quản.

Theo yêu cầu của cơ quan điều tra, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký văn bản số 691/NHNN-TTGSNH đề nghị các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kiểm tra, rà soát, phong toả tài khoản, sổ tiết kiệm của vợ, chồng Trịnh Xuân Thanh cùng 2 con trai. Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam đã rà soát, phong toả chứng khoán do Trịnh Xuân Thanh và vợ đứng tên, không cho chuyển nhượng khi chưa có yêu cầu của cơ quan điều tra.
Dự kiến từ ngày 08/01 đến 21/01/2018, TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 người trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC.
Bị cáo Đinh La Thăng bị truy tố về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 3 điều 165 Bộ luật Hình sự 1999 với khung hình phạt 10 - 20 năm tù.
Cụ thể, trong vụ án này, có 22 người bị truy tố ở các tội danh khác nhau gồm:
1. Tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165, Bộ luật Hình sự năm 1999)
- Ông Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị PVN.
- Ông Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC.
- Ông Vũ Đức Thuận - nguyên Tổng Giám đốc PVC.
- Ông Nguyễn Mạnh Tiến - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVC.
- Ông Phạm Tiến Đạt - nguyên Kế toán trưởng PVC.
- Ông Nguyễn Xuân Sơn- nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN.
- Ông Lê Đình Mậu - nguyên Phó Trưởng Ban kế toán, kiểm toán PVN.
- Ông Nguyễn Ngọc Quý - nguyên Phó chủ tịch Hội đồng quản trị PVC.
- Ông Vũ Hồng Chương - nguyên Trưởng ban Quản lý dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2 (thuộc PVN).
- Ông Ninh Văn Quỳnh - nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng Ban tài chính kế toán và kiểm toán PVN.
- Ông Trần Văn Nguyên - kế toán trưởng Ban Quản lý dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2 (thuộc PVN).
- Ông Nguyễn Quốc Khánh - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN.
- Ông Phùng Đình Thực - nguyên Tổng Giám đốc PVN.
- Ông Trương Quốc Dũng - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN.
2. Tội Tham ô tài sản (điều 278, Bộ luật Hình sự năm 1999)
- Ông Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC.
- Ông Vũ Đức Thuận - nguyên Tổng Giám đốc PVC
- Ông Lương Văn Hòa - nguyên Giám đốc Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch (thuộc PVC).
- Ông Nguyễn Lý Hải - nguyên Trưởng phòng kỹ thuật, Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch.
- Ông Lê Xuân Khánh - nguyên Trưởng Phòng Kinh tế - kế hoạch, Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch.
- Ông Nguyễn Thành Quỳnh - nguyên Giám đốc kỹ thuật công nghệ, Tổng công ty CP Miền Trung - Công ty CP Đà Nẵng.
- Bà Lê Thị Anh Hoa - nguyên Giám đốc Công ty TNHH MTV Quỳnh Hoa.
- Ông Bùi Mạnh Hiển - nguyên Chánh văn phòng PVC.
- Ông Nguyễn Anh Minh - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVC.
- Ông Nguyễn Đức Hưng- nguyên Trưởng phòng Tài chính, kế toán, Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch.




VỤ TRỊNH XUÂN THANH: LUẬT SƯ RÚT LUI VÌ...KHÔNG ĐỦ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU

Báo đăng: Luật sư của Trịnh Xuân Thanh bất ngờ rút lui trước ngày mở tòa.

VỤ TRỊNH XUÂN THANH: LUẬT SƯ RÚT LUI VÌ...KHÔNG ĐỦ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
Trịnh Xuân Thanh

Đây là sự kiện hi hữu trong hợp tác xã luật sư ở Việt Nam.
Lý do các luật sư đưa ra là do không đủ thời gian thu thập và nghiên cứu hồ sơ tài liệu, nên không đảm bảo để bảo vệ tốt nhất cho Trịnh Xuân Thanh.
Hehe, luật sư quá kém nhưng mà tỉnh.
Các luật sư xin rút là Nguyễn Thị Huyền Trang và Lê Thị Bích Chi thuộc Công ty luật TNHH MTV Viên An.
Thông báo của công ty luật Viên An đến TAND TP Hà Nội nêu rõ: "Cùng là người bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam và Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam... chúng tôi trân trọng thông báo đến TAND TP Hà Nội về việc chấm dứt việc bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh trong vụ án nêu trên".
Luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang (Giám đốc Công ty luật Viên An) cho biết: Việc xin rút lui là do không đủ thời gian thu thập và nghiên cứu hồ sơ tài liệu, nên không đảm bảo để bảo vệ tốt nhất cho Trịnh Xuân Thanh.

VỤ TRỊNH XUÂN THANH: LUẬT SƯ RÚT LUI VÌ...KHÔNG ĐỦ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
Luật sư người Đức Petra Schlagenhauf

Trong một diễn biến khác, Luật sư người Đức Petra Schlagenhauf của ông Trịnh Xuân Thanh bị cấm nhập cảnh Việt Nam.
Với thực tế đó, rất có thể Tòa sẽ chỉ định khẩn cấp luật sư bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh.
Trước đó, TAND TP Hà Nội đã ra quyết định đưa vụ án kinh tế - tham nhũng xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC, thuộc PVN) ra xét xử từ ngày 08/01/2018. Tổng cộng có 22 bị cáo bị đưa ra xét xử trong vụ án. Trong đó, 12 bị cáo bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; 8 bị cáo bị truy tố về tội "Tham ô tài sản". Riêng hai bị cáo Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc PVC và Vũ Đức Thuận - nguyên Tổng Giám đốc PVC bị truy tố về cả 2 tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản.



THANH - VŨ KÝ SỰ

Mùa đông đầu tiên Thanh ở nước Đức, đó là những ngày tháng miên man u sầu và nhung nhớ. Thanh thường ngồi trước ô cửa sổ, nhìn những bông tuyết rơi nhẹ như nhung nhưng giá buốt. Thanh ước...

THANH - VŨ KÝ SỰ


Nếu giờ này ở bên sông Hậu, dòng sông cuồn cuồn ngầu đỏ phù sa, Thanh sẽ lấy chiếc xe biển xanh, xanh như màu da trời ngày nắng chênh chao để đi tìm Vũ. Vũ hay hướng đôi mắt ra mặt biển mênh mông rồi bảo Thanh. Ở bên kia bờ biển là đâu, là đâu hả Thanh. Liệu đó có phải là bên kia bờ ảo vọng? Thanh thảng thốt giật mình, những cánh hải âu chao nghiêng, phải rồi bên kia là nước Đức, Thanh ôm khẽ Vũ, tim chàng quặn thắt khi nghĩ đến ngày sẽ phải xa Vũ, chờ Vũ ở một nơi ảo vọng xa xôi.

Rồi Thanh đi. Nước Đức thực ra chẳng có gì vui. Vũ hay nhắn sang để người yêu của mình yên lòng. Vũ đã có lúc nóng ruột đến cồn cào và chỉ muốn bỏ mặc tất cả để đi tìm Thanh. Hai người thực ra đã là gì của nhau đâu mà sao tự nhiên lại hẹn nhau đến một nơi xa xôi cách nửa vòng trái đất như vậy.

Nhưng Thanh không chờ được Vũ. Anh biết rằng mình phải về, phải về. Đó là quê nhà, đó là dòng sông Hồng tha thiết đợi chờ. Bác Cả cũng trông Thanh về. Thanh thương bác nhiều. Người già hay cả nghĩ. Bác hay ngồi trầm tư trước cái lò đỏ lửa mùa đông. Thanh sợ, một nỗi sợ mơ hồ nhưng luôn ghim chặt tâm can. Thanh không đợi Vũ nữa, anh về trước nhiều tháng và không nói cho Vũ biết.

Vũ ở bên sông Hàn, một sớm anh thấy tim mình thổn thức. Thanh tự nhiên im bặt không nhắn gì cho Vũ. Sự chia cắt làm Vũ bàng hoàng. Phải đến Đức, phải đến bên kia bờ ảo vọng để tìm Thanh. Nếu lần này ko gặp được nhau thì muôn kiếp cũng không gặp được nhau. Vũ đóng chặt cửa, anh cúi hôn lên ngọn sóng sông Hàn rồi ra đi. Ở bên kia, ở bên kia, nơi đó là bến bờ tự do hay bờ ảo vọng, Vũ không biết nữa nhưng dù sao vẫn phải đi.

Nhưng rồi Vũ không thực hiện được ước nguyện, không được gặp Thanh ở nước Đức giữa mùa đông này. Nhưng không sao, giờ này chắc Vũ và Thanh đã được bên nhau cạnh lò lửa ấm áp giữa mùa đông, ngay trên đất mẹ chứ không phải nước Đức xa xôi. Chắc là cả hai đã mãn nguyện lắm rồi!