KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

Ai đang gây bất ổn???


Nóng sốt hot gần đây là gì??? Bắt cóc trẻ em, đánh ghen lột đồ, 99 năm... Còn gì nữa không, cũng chẳng biết được.

- Đánh ghen: sướng con c* thì bầm con mắt thôi, kệ họ đi ha )))

- Bắt cóc trẻ em: ông Nguyễn Thái Định (1979) đi xe ôtô, biển số 89A - 101.84 chở bà Nguyễn Thị Hằng (1979) ở Yên Mỹ, Hưng Yên đến tỉnh Bình Định hỏi mua lúa gạo thì “vô duyên, vô cớ” bị dân vây đánh hội đồng vì nghi bắt cóc trẻ em; bé Phương ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai “bỗng dưng” bỏ nhà đi, gia đình bé lo lắng cho rằng bé bị bắt cóc, bị dụ dỗ đi theo “hội thánh đức chúa trời” nên lộn ngược, lộn xuôi đi tìm, đăng thông tin, hình ảnh lên Facebook để kêu gọi mọi người chia sẻ tìm kiếm, đồng thời trách móc chính quyền, công an vô cảm… rồi “bỗng dưng” bé Phương trở về nhà một cách an toàn và ly kỳ…

Ai đang gây bất ổn???

Ai đang gây bất ổn???

Ai đang gây bất ổn???

Ai đang gây bất ổn???

Có thể nói, thông tin trẻ bị bắt cóc gây hoang mang dư luận và cũng tạo ra nhiều tin đồn nhất trên cộng đồng mạng thời gian qua, giữa một đại dương mênh mông, bao la tin đồn bắt cóc từ truyền miệng cho đến mạng xã hội thì chẳng biết đâu là thật, đâu là giả nhưng có một điều chắc chắn là thật: nó gieo rắc nỗi sợ hãi, bất an cho cha mẹ và khiến họ trở nên manh động, hoài nghi… và có những hành động thiếu kiềm chế, thiếu “chất xám”, thiếu suy nghĩ và nhất là hành hung người khác gây ra nhiều bất ổn về an ninh trật tự ở địa phương…

Nguyên nhân do đâu: đã từng có một số vụ bắt cóc thật gây rúng động dư luận đã tác động đến tâm lý nhiều bậc phụ huynh, tuy nhiên để tạo ra làn sóng “người người bắt cóc, nhà nhà bắt cóc” thì do nhiều báo lá cải chỉ chạy theo “xu hướng, trào lưu” hiện tại nhằm thu hút bạn đọc mà quên mất nhiệm vụ chính của mình là gì! Do có nhiều kẻ “ăn không ngồi rồi” bán hàng qua facebook muốn thu hút thêm nhiều lượt follow nên nghĩ ra mấy vụ bắt cóc vớ vẩn rồi đăng facebook cho vui…

Qua đó thấy gì: dân Việt Nam mình ngày càng nâng cao cảnh giác very good!

- Thuê đất 99 năm tại các đặc khu kinh tế: “người người phản đối, nhà nhà phản đối” vì cho rằng thuê 99 năm là bán nước cho Tàu cộng. Mà sao tao thấy cho thuê 50 năm với thuê 99 năm có gì khác nhau đâu ta. Nó thuê 50 năm, hết thì nó gia hạn 50 năm nữa = 100 năm có gì khác nhau đâu. Từ trước tới giờ chưa thấy nước nào hết hạn thuê đất mà không gia hạn (trừ khi có vi phạm pháp luật nước sở tại) rồi lấy luôn công ty của người ta. Nếu không gia hạn các công ty nước ngoài đồng loạt rút về nước, các quốc gia đồng loạt cắt đứt quan hệ ngoại giao rồi bao vây, cấm vận, phong tỏa các thứ… thử hỏi vậy thì chơi được với ai. Giả sử 2 nước đang có chiến tranh hoặc trục trặc ngoại giao thì 50 hay 99 đâu có nghĩa lý gì, tao lấy cho bằng hết he..he... Cho thuê 99 năm thực chất chỉ là một bước cải cách hành chính, tạo thêm nhiều lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nhiều hơn nữa vào các đặc khu, thể hiện chính sách mở cửa, đổi mới của Nhà nước ta với thế giới. Việc chỉ có vậy mà mấy bạn cứ “sồn sồn” cả lên, làm như mất nước đến nơi rồi.

Qua đó thấy gì: dân Việt Nam mình càng nâng cao cảnh giác…

* Hai vấn đề trên cho thấy, nhận thức của dân ta ngày càng nâng cao, họ hình dung được vấn đề: họ phản ứng, cảnh giác với việc bắt cóc chung quy lại cũng chỉ muốn bảo vệ con em mình, bảo vệ hàng xóm láng giềng, cũng chỉ muốn làm được một việc tốt, họ đau xót trước những vụ việc bắt cóc dã man nên không muốn tái diễn cảnh đó nữa; người dân phản đối 99 năm bởi vì họ bị ám thị bởi anh Trung Quốc, cơ bản ông anh này chẳng làm việc gì tốt cho ta cả, trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, cái gì xấu xa nhất cũng đều dính dáng đến anh ấy nhưng họ quên mất một điều thế giới này đâu phải chỉ có Trung Quốc, còn hàng trăm quốc gia khác cũng đã đầu tư vào nước ta đấy thôi. Vậy thì đứa nào ám thị rằng cho thuê đất 99 năm là bán nước cho Trung Quốc - đây là kẻ muốn làm bất an, làm loạn xã hội ta. Làm thế chúng có lợi ích gì ?? Chắc chắn là có, chúng là những kẻ cơ hội chính trị được các thế lực thù địch, phản động dựng lên, muốn gây bất ổn, muốn cản trở quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta, chúng chỉ muốn tìm cái cớ, tìm sơ hở của ta là nhảy vào “cắn” liền, bọn này đánh mùi rất nhanh hi..hi...

Tóm lại, dân ta phản ứng đối với bắt cóc trẻ em, phản đối 99 năm cơ bản là họ có ý tốt nhưng lòng tốt của họ đang bị lợi dụng bởi các đối tượng xấu, những đối tượng có âm mưu, ý đồ đen tối đang muốn gây bất ổn xã hội để thực hiện những mục đích xấu xa, đê hèn của chúng. Chúng là ai??? Chắc là không phải người tốt.

Lão Đại

Ai đang gây bất ổn???


Nóng sốt hot gần đây là gì??? Bắt cóc trẻ em, đánh ghen lột đồ, 99 năm... Còn gì nữa không, cũng chẳng biết được.

- Đánh ghen: sướng con c* thì bầm con mắt thôi, kệ họ đi ha )))

- Bắt cóc trẻ em: ông Nguyễn Thái Định (1979) đi xe ôtô, biển số 89A - 101.84 chở bà Nguyễn Thị Hằng (1979) ở Yên Mỹ, Hưng Yên đến tỉnh Bình Định hỏi mua lúa gạo thì “vô duyên, vô cớ” bị dân vây đánh hội đồng vì nghi bắt cóc trẻ em; bé Phương ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai “bỗng dưng” bỏ nhà đi, gia đình bé lo lắng cho rằng bé bị bắt cóc, bị dụ dỗ đi theo “hội thánh đức chúa trời” nên lộn ngược, lộn xuôi đi tìm, đăng thông tin, hình ảnh lên Facebook để kêu gọi mọi người chia sẻ tìm kiếm, đồng thời trách móc chính quyền, công an vô cảm… rồi “bỗng dưng” bé Phương trở về nhà một cách an toàn và ly kỳ…

Ai đang gây bất ổn???

Ai đang gây bất ổn???

Ai đang gây bất ổn???

Ai đang gây bất ổn???

Có thể nói, thông tin trẻ bị bắt cóc gây hoang mang dư luận và cũng tạo ra nhiều tin đồn nhất trên cộng đồng mạng thời gian qua, giữa một đại dương mênh mông, bao la tin đồn bắt cóc từ truyền miệng cho đến mạng xã hội thì chẳng biết đâu là thật, đâu là giả nhưng có một điều chắc chắn là thật: nó gieo rắc nỗi sợ hãi, bất an cho cha mẹ và khiến họ trở nên manh động, hoài nghi… và có những hành động thiếu kiềm chế, thiếu “chất xám”, thiếu suy nghĩ và nhất là hành hung người khác gây ra nhiều bất ổn về an ninh trật tự ở địa phương…

Nguyên nhân do đâu: đã từng có một số vụ bắt cóc thật gây rúng động dư luận đã tác động đến tâm lý nhiều bậc phụ huynh, tuy nhiên để tạo ra làn sóng “người người bắt cóc, nhà nhà bắt cóc” thì do nhiều báo lá cải chỉ chạy theo “xu hướng, trào lưu” hiện tại nhằm thu hút bạn đọc mà quên mất nhiệm vụ chính của mình là gì! Do có nhiều kẻ “ăn không ngồi rồi” bán hàng qua facebook muốn thu hút thêm nhiều lượt follow nên nghĩ ra mấy vụ bắt cóc vớ vẩn rồi đăng facebook cho vui…

Qua đó thấy gì: dân Việt Nam mình ngày càng nâng cao cảnh giác very good!

- Thuê đất 99 năm tại các đặc khu kinh tế: “người người phản đối, nhà nhà phản đối” vì cho rằng thuê 99 năm là bán nước cho Tàu cộng. Mà sao tao thấy cho thuê 50 năm với thuê 99 năm có gì khác nhau đâu ta. Nó thuê 50 năm, hết thì nó gia hạn 50 năm nữa = 100 năm có gì khác nhau đâu. Từ trước tới giờ chưa thấy nước nào hết hạn thuê đất mà không gia hạn (trừ khi có vi phạm pháp luật nước sở tại) rồi lấy luôn công ty của người ta. Nếu không gia hạn các công ty nước ngoài đồng loạt rút về nước, các quốc gia đồng loạt cắt đứt quan hệ ngoại giao rồi bao vây, cấm vận, phong tỏa các thứ… thử hỏi vậy thì chơi được với ai. Giả sử 2 nước đang có chiến tranh hoặc trục trặc ngoại giao thì 50 hay 99 đâu có nghĩa lý gì, tao lấy cho bằng hết he..he... Cho thuê 99 năm thực chất chỉ là một bước cải cách hành chính, tạo thêm nhiều lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nhiều hơn nữa vào các đặc khu, thể hiện chính sách mở cửa, đổi mới của Nhà nước ta với thế giới. Việc chỉ có vậy mà mấy bạn cứ “sồn sồn” cả lên, làm như mất nước đến nơi rồi.

Qua đó thấy gì: dân Việt Nam mình càng nâng cao cảnh giác…

* Hai vấn đề trên cho thấy, nhận thức của dân ta ngày càng nâng cao, họ hình dung được vấn đề: họ phản ứng, cảnh giác với việc bắt cóc chung quy lại cũng chỉ muốn bảo vệ con em mình, bảo vệ hàng xóm láng giềng, cũng chỉ muốn làm được một việc tốt, họ đau xót trước những vụ việc bắt cóc dã man nên không muốn tái diễn cảnh đó nữa; người dân phản đối 99 năm bởi vì họ bị ám thị bởi anh Trung Quốc, cơ bản ông anh này chẳng làm việc gì tốt cho ta cả, trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, cái gì xấu xa nhất cũng đều dính dáng đến anh ấy nhưng họ quên mất một điều thế giới này đâu phải chỉ có Trung Quốc, còn hàng trăm quốc gia khác cũng đã đầu tư vào nước ta đấy thôi. Vậy thì đứa nào ám thị rằng cho thuê đất 99 năm là bán nước cho Trung Quốc - đây là kẻ muốn làm bất an, làm loạn xã hội ta. Làm thế chúng có lợi ích gì ?? Chắc chắn là có, chúng là những kẻ cơ hội chính trị được các thế lực thù địch, phản động dựng lên, muốn gây bất ổn, muốn cản trở quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta, chúng chỉ muốn tìm cái cớ, tìm sơ hở của ta là nhảy vào “cắn” liền, bọn này đánh mùi rất nhanh hi..hi...

Tóm lại, dân ta phản ứng đối với bắt cóc trẻ em, phản đối 99 năm cơ bản là họ có ý tốt nhưng lòng tốt của họ đang bị lợi dụng bởi các đối tượng xấu, những đối tượng có âm mưu, ý đồ đen tối đang muốn gây bất ổn xã hội để thực hiện những mục đích xấu xa, đê hèn của chúng. Chúng là ai??? Chắc là không phải người tốt.

Lão Đại

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2018

LỢI DỤNG HƯỚNG DẪN VIÊN, THÔNG DỊCH VIÊN DU LỊCH TẠI ĐÀ NẴNG ĐỂ XUYÊN TẠC LỊCH SỬ VIỆT NAM



Sở Du lịch TP Đà Nẵng vừa xử phạt các cá nhân, đơn vị trong vụ hướng dẫn viên thuyết minh bằng tiếng Trung Quốc tại Bảo tàng Đà Nẵng. Qua xác minh, đoàn khách Trung Quốc trong clip đưa lên mạng xã hội do Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Uyên Hùng 79 bảo lãnh nhập cảnh và tổ chức chương trình du lịch, từ ngày 25-28/02/2018.

LỢI DỤNG HƯỚNG DẪN VIÊN, THÔNG DỊCH VIÊN DU LỊCH TẠI ĐÀ NẴNG ĐỂ XUYÊN TẠC LỊCH SỬ VIỆT NAM
Người phụ nữ thuyết minh trong clip tên Wang Jihong (sinh ngày 24/02/1970, quốc tịch Trung Quốc).

Bà Wang Jihong có lời thuyết minh sai lệch về lịch sử và văn hóa Việt Nam cho nhóm du khách gồm 4 người. Bà Wang Jihong đã xuất cảnh khỏi Việt Nam từ ngày 02/3. Sở Du lịch TP Đà Nẵng đã xác định được thông tin cá nhân của hướng dẫn viên cho đoàn khách Trung Quốc trên là ông Trần A Hùng.

Căn cứ hồ sơ, tài liệu, chứng cứ thu thập được, Thanh tra Sở Du lịch TP Đà Nẵng lập Biên bản vi phạm hành chính và xử phạt 12,5 triệu đồng đối với hướng dẫn viên Trần A Hùng về hành vi “Không quản lý khách du lịch theo hợp đồng hoặc chương trình mà doanh nghiệp lữ hành đăng ký”.

Đồng thời, Thanh tra Sở Du lịch đã lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt Công ty Uyên Hùng 79 số tiền 4 triệu đồng về hành vi “Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ lập, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định”.

Ông Trần Chí Cường, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Đà Nẵng cho biết, đơn vị sẽ kiến nghị Tổng cục Du lịch Việt Nam làm việc và có văn bản gửi Tổng cục Du lịch Trung Quốc xem xét, xử lý bà Wang Jihong theo quy định.

“Người Trung Quốc đã về nước nên chưa xử lý được. Trường hợp bà Wang Jihong trở lại Việt Nam, Công an quản lý xuất nhập cảnh sẽ xem xét có cho nhập cảnh nữa hay không. Chúng tôi sẽ xử lý vi phạm khi xác minh rõ mục đích nhập cảnh của bà Wang Jihong”.

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

Tư liệu, thư tịch của Trung Quốc trực tiếp và gián tiếp thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam- Kỳ 2:Hoàng Sa,Trường Sa không được đề cập trong các sách lịch sử Trung Quốc

Những khảo cứu về tài liệu, thư tịch cổ do người Trung Hoa ghi lại trong chính sử Trung Hoa, trong suốt 22 thế kỉ, từ thời nhà Tần (năm 221 tr.CN) đến khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) đã trực tiếp hay gián tiếp thừa nhận quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.



Đại Thanh Nhất Thống Toàn Đồ, đảo nhỏ ở phía dưới là Hải Nam, gần đó bên trái là Giao Chỉ, đảo lớn hơn bên phải là Đài Loan.

Thời kỳ từ năm 785 đến 805, dưới thời nhà Đường, Giã Đam làm sách Tứ di lộ trình ghi đường từ Quảng Châu đến Một Lai (Malabar), không thấy đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Giã Đam ghi hết những núi, đảo cho khỏi lạc đường như:
-Đồ Môn Sơn, tức mũi Bắc Hương Cảng.
- Cửu Chân Thạch là mũi Đông Bắc Hải Nam.
- Tượng Thạch là đảo Tinh Sa ở phía Nam đảo Hải Nam.
- Lãng Sơn là núi ở vùng Sa Huỳnh.
- Môn Độc là núi ở Quy Nhơn.
- Quân đột lộng (Tiếng Ai Cập là Kundurang).
- Kha Lăng là Qua Oa (Java),vv...
Cũng dưới thời nhà Đường có sách Đường Thư Nghệ văn chí đề cập tới cuốn Giao Châu dị vật chí của Dương Phù chép những chuyện kỳ dị và những nơi kỳ dị ở Giao Châu (Việt Nam). Sách này chép, tại Thất Châu Dương (nhóm An Vĩnh, quần đảo Hoàng Sa) là nơi có nhiều đá nam châm khiến các thuyền đại dương có đóng chốt sắt đi qua không được. Điều này đã khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc về Giao Châu xưa (nay là Việt Nam). Trong đời Nam Tống, cuốn Lĩnh ngoại đại đáp của Châu Khứ Phi cũng xác nhận: "Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) tọa lạc tại Châu Chỉ Dương". Chư phiên đồ đời Tống cũng xác định giới hạn lãnh thổ của Trung Quốc với các nước khác ở Giao Dương (tức Giao Chỉ Dương. Giao Chỉ Dương hay Biển Giao Chỉ là Vịnh Bắc Bộ ngày nay, trong khi Hoàng Sa và Trường Sa lại cách xa vịnh Bắc Bộ hàng trăm dặm về phía nam. Như vậy, các thư tịch cổ Trung Hoa từ thời nhà Tống đã cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc về Trung Quốc mà thuộc về nước khác, Trung Quốc gọi là Phiên Quốc hay Giao Châu, Giao Chỉ.
Đến thế kỷ XII, sử gia Triệu Nhữ Quát đời nhà Tống trong cuốn Chư phiên chí đã xác nhận nhiều sự kiện ịch sử quan trọng từ đời nhà Hán. Theo đó, năm 111 tr.CN, sau khi thôn tính Nam Việt, Hán Vũ Đế sai quân vượt biển sang chiếm đất của địch quân (Nam Việt) và đặt ra hai quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam).
Sách Chư phiên chí cũng cho biết vùng quần đảo Hoàng Sa (Vạn lý Trường Sa) là nơi nguy hiểm, tàu thuyền Trung Hoa không thể đến gần vì chỉ đi sai một tí là có thể chìm đắm. Nhan đề sách là Chư phiên chí, có nghĩa là chép chuyện các phiên quốc, nước ngoài. Vạn Lý Trường Sa nằm ở phiên quốc, có nghĩa là không thuộc về Trung Hoa mà thuộc về phiên quốc Nam Việt. Như vậy, biên giới trên biển Đông của Trung Hoa vào đời nhà Hán chỉ tới đảo Hải Nam.
Vào đời nhà Nguyên, quân và dân Đại Việt đã 3 lần đánh tan quân Mông-Nguyên xâm lược và góp phần phá tan kế hoạch Đông tiến (đánh Nhật Bản) của đội quân Mông Cổ nổi danh là bách chiến bách thắng từ đời Thành Cát Tư Hãn. Sau 3 phen thất bại, nhà Nguyên không còn dòm ngó Đại Việt cả trên lục địa đến các hải đảo. Trong suốt các thế kỷ XIII và XIV, theo chính sử Trung Hoa, quân Mông Cổ không hề có ý định xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong Dư địa đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách Quảng dư đồ của La Hồng Tiên thực hiện năm 1561 phần cực nam lãnh thổ Trung Hoa là đảo Hải Nam.
Đầu thế kỷ XV, Minh Thành Tổ cử đô đốc Thái giám Trịnh Hòa chỉ huy những đoàn thám hiểm đến Ấn Độ Dương và Biển Ả Rập nhằm thiết lập bang giao với trên 30 quốc gia duyên hải, triển khai Con đường tơ lụa tại Ấn Độ, Phi Châu và Trung Đông. Những chuyến hải hành của phái bộ Trịnh Hòa không phải để chinh phục Biển Đông nơi có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phí Tín và Mã Hoan được tháp tùng hai chuyến đi này. Phí Tín làm sách Tinh tra thắng lãm, Mã Hoan làm sách Doanh nhai thắng lãm, câu cách ngôn hàng hải: "Thượng phạ Thất Châu, hạ phạ Côn Lôn" được lan truyền rộng rãi.
Nôi dung câu cách ngôn như sau:
Thượng phạ Thất Châu,
Hạ phạ Côn Lôn,
Châm mê đà nhất
Nhân thuyền mạc tồn
Có nghĩa là:
Trên thì sợ vũng Thất Châu
Xuống đàng dưới nữa lại sầu Côn Lôn.
La bàn kim lạc lối mòn,
Thuyền chìm, người mất, có còn gì đâu?
Phí Tín và Mã Hoan đi đến đâu thì ghi lại đến đấy. Vùng biển Hoàng Sa gọi là Thất Châu dương vì có 7 hòn đảo nổi trên mặt nước. Vùng biển Côn Lôn (ngày xưa Côn Lôn bao gồm cả Trường Sa) gọi là Côn Lôn dương, phải đi 7 ngày mới qua được hết. Phí Tín ghi chép về Côn Lôn như sau:
"Kỳ Sơn tuyết nhiên doanh hài chi trung, dữ Chiêm Thành cập Đông, Tây Trúc đỉnh trỉ tương vọng. Sơn cao nhi phương, căn bàn quản viễn, Hải nhân danh viết Côn Lôn dương. Phàm vãng Tây dương thương phiến chi bạc, tất đãi thuận phong, thất trú dạ khả quá."
Được dịch như sau:
" Núi đứng sừng sững giữa vùng biển rộng, cùng Chiêm Thành và các đảo Đông, Tây Trúc nhìn nhau như thế chân vạc. Núi cao mà vuông, gốc lan xa rộng, người biển gọi là Côn Lôn. Phàm các thuyền đến Tây dương buôn bán, phải đợi gió thuận, bảy ngày bảy đêm mới qua khỏi".
Trên thực tế, đoàn thuyền của Trịnh Hòa không chỉ đi qua một vùng biển bao quanh đảo Poulo Condore (Côn Lôn hay đảo Bầu Bí, theo tiếng người biển Orang lot Mã Lai) à phải dọc Biển Đông qua vùng biển "Vạn lý thạch sàng" (giường đá vạn dặm) đã được miêu tả trong Chư phiên chí để qua khai phá Ấn Độ Dương. Trạm trú chân duy nhất của đoàn trong khu vực này là Đồ Bàn (Chaban) thủ phủ Chiêm Thành bấy giờ. Sau khi Minh Thành Tổ mất, triều đình nhà Minh đã phê phán những cuộc hải trình nặng phần trình diễn củ Trịnh Hòa đã góp phần làm suy yếu nền kinh tế quốc gia.
Trong các cuốn sách của Mã Hoan, Phí Tín không thấy có một câu nào, một chữ nào nói đến việc Trịnh Hòa dùng tên mình dặt cho một vùng san hô mà sau này người phương Tây gọi là Tizard cả. (Còn nữa)
Theo Báo điện tử Tri thức trẻ

Tư liệu, thư tịch của Trung Quốc trực tiếp và gián tiếp thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam- Kỳ 1:Hoàng Sa,Trường Sa không được đề cập trong các sách lịch sử Trung Quốc

Những khảo cứu về tài liệu, thư tịch cổ do người Trung Hoa ghi lại trong chính sử Trung Hoa, trong suốt 22 thế kỉ, từ thời nhà Tần (năm 221 tr.CN) đến khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) đã trực tiếp hay gián tiếp thừa nhận quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Đại Thanh Nhất Thống Toàn Đồ, đảo nhỏ ở phía dưới là Hải Nam, gần đó bên trái là Giao Chỉ, đảo lớn hơn bên phải là Đài Loan

Theo chính sử Trung Hoa, trong suốt chiều dài lịch sử 22 thế kỷ, từ đời nhà Tần (năm 221 tr.CN) - khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc đến năm 1949, khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa ra đời, không thấy tài liệu nào, hay nói rõ hơn, không có câu chữ nào ghi rằng Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải, sách Hải quốc kiến văn lục của Trung Quốc đời Thanh gọi biển này là Việt Hải hay Việt Dương) với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Trong khi đó, không ít thư tịch cổ Trung Hoa, do chính người Trung Hoa ghi lại trong lịch sử đã trực tiếp hay gián tiếp thừa nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Theo lịch sử của Trung Quốc, 221 tr.CN, Tần Doanh Chính sau khi thống nhất Trung Quốc lên ngôi với hiệu Tần Thủy Hoàng. Năm 218 tr.CN, Tần Thủy Hoàng tiến hành chinh phục phương Nam và năm 214 tr.CN xâm lược Văn Lang - Âu Lạc (Việt Nam ngày nay). Cuộc chiến đấu của nhân dân Văn Lang - Âu Lạc kéo dài từ năm 214 tr.CN đến năm 208 tr.CN giành thắng lợi vẻ vang. Cuộc chiến đấu đó chỉ diễn ra ở phía Bắc lưu vực sông Hồng của lãnh thổ Văn Lang - Âu Lạc . Vì vậy, quân Tần chưa thể đặt chân lên lãnh thổ Văn Lang - Âu Lạc ở vùng Nam sông Hồng nên không thể vượt biển để đến Hoàng Sa, Trường Sa giữa biển khơi.
Đến năm 202 tr.CN, Lưu Bang, sau khi đàn áp được các thế lực đối lập, đã lập nhà Hán thay nhà Tần thống trị Trung Quốc. Tuy nhiên, do lo củng cố quyền lực triều đình, mãi đến đời Vũ Đế (141-87 tr.CN), vua nhà Hán mới lo đến việc mở rộng đất về phương Nam. Trong 2 năm 112 - 111 trc.CN, quân Hán đánh chiếm Nam Việt, chiếm thành Phiên Ngung (Quảng Châu); năm 110 tr.CN, quân Hán chinh phục Mân Việt. Tuy nhiên, các chiến thuyền của nhà Tây Hán chưa xuống quá Quảng Châu.
Sau khi chinh phục Nam Việt, nhà Hán thay thế nhà Triệu thống trị Âu Lạc. Ngoài 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân được nhà Triệu lập năm 179 tr.CN, nhà Hán lập thêm quận Nhật Nam, là vùng đất từ Hoành Sơn (Quảng Bình) đến Quảng Nam, Bình Định ngày nay. Quận Nhật Nam lúc bấy giờ gồm 5 huyện: Tây Quyển, Chu Ngô, Tỷ Cảnh (hay Tỷ Ảnh), Lô Dung và Tượng Lâm (Theo Tiền Hán thư, q.28, tờ 10b).
 Tuy chiếm được ba nước Việt (ba nước Việt được thành lập ở Tây Ngạn Nam Hải đầu đời Tây Hán là Đông Việt, Mân Việt và Nam Việt), song từ lúc chiếm đến khi bị mất ngôi, nhà Tây Hán không có một chút thế lực gì trên biển ở khu vực dưới vĩ độ 20Bắc.
Trong thế kỷ thứ I trc.CN, quan lại nhà Tây Hán không trấn phục được được cư dân hai quận Chu Nhai, Đạm Nhĩ trên đảo Hải Nam do sự nổi dậy chống đối của dân Lê (Ly) và do quan quân nhà Tây Hán không quen thủy thổ, đau ốm, bệnh tật liên miên, đặt binh ít thì không đủ đàn áp, đặt binh nhiều thì tổn phí nặng nề, vì vậy, Già Quyên Chi khuyên vua Nguyên Đế rút quân khỏi đảo Hải Nam cho yên: Dân ấy mọi rợ, uống thuốc bằng mũi (ty ẩm), căng tai (đạm nhĩ), lấy sắc đen làm đẹp (nên Sở từ gọi Hải Nam là Huyền Quốc), trai gái tắm chung một dòng sông, không biết lễ nghĩa là gì, đâu có đáng cho thánh triều giáo hóa (theo Lam Giang: "Những dân tộc đầu tiên biết rõ hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa giữa Đông Hải" ).
Đến đầu công nguyên, lúc nhà Hán mất ngôi, ảnh hưởng của nhà Hán ở Đông Hải chỉ đến vùng Phúc Kiến, Quảng Châu, còn ở vùng Hải Nam, họ đã phải rút lui vì không có khả năng thiết lập chế độ cai trị.
Trong khi đó, năm 40 sau Công nguyên, nhân dân Giao Chỉ dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa và giành độc lập trong 3 năm (từ năm 40 đến năm 43).
Sau nhiều cuộc khởi nghĩa giành quyền độc lập bị thất bại trước đó, năm 192, nhân dân Nhật Nam dưới sự lãnh đạo của Khu Liên (có sách viết là Khu Quỳ, Khu Đạt, hay Khu Vương) nổi dậy khởi nghĩa giành thắng lợi và lập nên nước Lâm Ấp ( Chiêm Thành). Nước Chiêm Thành là một quốc gia mạnh lúc bấy giờ, có quan hệ mật thiết với các triều đại Trung Hoa là Hán, Đường. Đến thời Tống, để kiềm chế Đại Việt, nhà Tống kết nghĩa, mở rộng buôn bán với Chiêm Thành và các nước Côn Lôn (Tất cả các thứ dân ở Đông Hải đều được gọi là Côn Lôn: Chiêm Thành là Côn Lôn, Chân Lạp, Qua Oa đều được gọi là Côn Lôn). Việc Vương quốc Chiêm Thành phát triển phồn thịnh và hùng mạnh thời kỳ này chứng tỏ họ là cư dân có vai trò quan trọng trên Biển Đông. Những quần đảo Hoàng Sa, Côn Lôn (có cả Trường Sa) vốn là địa bàn ngư nghiệp của người Chăm và chính họ đã thực hiện quyền chiếm hữu. Dấu tích để lại là tượng Chăm mà người Pháp sau này đã phát hiện được ở bờ phía Bắc đảo Pattale (người Pháp tính đưa về Bảo tàng Tourane ở Đà Nẵng, nhưng sau đó lại để y tại đảo). Do người Việt kế thừa hay thừa hưởng đương nhiên khi lãnh thổ Chămpa sáp nhập vào dư đồ nước Việt, vì vậy, người Việt cũng kế thừa người Chăm về quyền chiếm hữu và khai thác đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Giao Châu dị vật chí của Dương Phù (đời Đông Hán, 25-220 sau CN) nói về những điều lạ của xứ nước ngoài mô tả địa danh Trướng Hải như sau: "Tại Trướng Hải Kỳ Đầu nước cạn nhưng nhiều đá nam châu, thuyền lớn đi ra ngoài cõi, dưới thuyền găn lá sắt sẽ bị nhổ ra". Đến thời Tam Quốc (năm 220-265), Vạn Chấn viết cuốn Nam Châu dị vật chí có mô tả về các đảo đá và cát trên Biển Đông, có đoạn mô tả chỗ nước nông và có đá nam châm khiến cho tàu thuyền qua lại nguy hiểm, dễ bị chìm. Đây là những cuốn sách ghi chép những điều lạ ở nước ngoài, chứ không phải điều lạ ở Trung Quốc.
(Còn nữa)
Theo Báo điện tử Tri thức trẻ

Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017

Bài học đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông của Việt Nam và Indonesia


Indonesia và Việt Nam cho thấy rằng có thể phân chia rạch ròi giữa việc cương quyết bảo vệ chủ quyền và quyền của một nước trên Biển Đông. Đã đến lúc Manila và Kuala Lumpur phải học hỏi từ những người hàng xóm của mình về cách đứng lên chống lại các chiến thuật “vùng xám” của Bắc Kinh thông qua một quyết tâm được thể hiện rõ ràng.

Bài viết của tác giả Koh Swee Lean Collin, nghiên cứu viên Chương trình An ninh Biển, Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore. Bài viết được đăng trên The National Interest.
Các động thái của Trung Quốc và Ấn Độ nhằm xuống thang căng thẳng về tình hình bế tắc tại Doklam đã làm xuất hiện những bình luận về cách thức đối phó với các chiến lược cưỡng ép của Bắc Kinh. Một số người có thể lập luận rằng xét cho cùng, Ấn Độ có thể được coi là đối thủ ngang hàng với Trung Quốc về sức mạnh tương đối, đặc biệt là quân sự. Cả hai đều là những quốc gia có vũ khí hạt nhân và nếu bị đẩy vào cuộc chiến tranh biên giới mới, họ có thể tính đến việc leo thang hành động vũ trang vượt ra ngoài ngưỡng chiến tranh toàn diện, và tệ hơn là rơi vào một cuộc xung đột hạt nhân.
Những bài học của Ấn Độ về cách đối phó với sức ép từ Trung Quốc quả thực thú vị. Nhưng nếu nhìn vào các đối thủ của Bắc Kinh trong bối cảnh có sự bất cân xứng rõ ràng về sức mạnh thì sao? Có thể lập tức nghĩ ngay đến các đối thủ ở Đông Nam Á của Trung Quốc trên Biển Đông. Khu vực đó bao gồm các quốc gia-dân tộc nhỏ hơn, yếu hơn, những nước không có hàng loạt công cụ sức mạnh và các hình thức đòn bẩy chiến lược khác như của Ấn Độ. Có thể kết luận rằng các nước Đông Nam Á này là những lựa chọn dễ dàng để Bắc Kinh thực hiện thành công chiến lược cưỡng ép của mình.
Các đối thủ ở Đông Nam Á có phải là lựa chọn dễ dàng cho Trung Quốc?
Trên thực tế, không lâu sau khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đưa ra một tuyên bố chung về Biển Đông, điều đó như một sự nhắc nhở nhẹ nhàng dành cho Bắc Kinh. Bên cạnh đó, cả 2 bên đã chính thức thông qua khuôn khổ cho một bộ quy tắc ứng xử được đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp sau khi tin một số tàu Trung Quốc được nhìn thấy xuất hiện gần đảo Thị Tứ do Philippines chiếm đóng. Một tàu kiểm ngư của Philippines được cho là cũng bị quấy rối.
Đây chính là điểm khác biệt giữa phản ứng của Manila và sự phản đối mau lẹ và quyết đoán của Ấn Độ với cái được cho là nỗ lực của Trung Quốc nhằm làm thay đổi nguyên trạng ở Doklam. Đúng với phong cách đặc trưng của Chính quyền Rodrigo Duterte thân Bắc Kinh, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Alan Peter Cayetano đã không xác nhận cũng như không phủ nhận báo cáo này. Thay vào đó, ông đã hạ thấp tầm quan trọng của nó. Ông nhận xét: “Chỉ sự hiện diện của các tàu thì không có ý nghĩa gì”.
Người ta có thể cảm thông với nỗ lực của Manila nhằm bỏ qua trò hề mới của Trung Quốc trong vùng biển đang tranh chấp, vì nước này cần phải đối mặt với những thách thức an ninh trước mắt khác do những kẻ khủng bố và trùm ma túy gây ra. Duterte đã xoay từ Washington sang Bắc Kinh để có được viện trợ và đầu tư cho phát triển kinh tế-xã hội, bao gồm chương trình cơ sở hạ tầng toàn quốc “Xây, Xây, Xây” rình rang của ông, chương trình mà ông đã quảng bá tại Diễn đàn “Vành đai và Con đường” do người bạn mới hào phóng của ông, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, chủ trì.
Nói một cách đơn giản, một vụ ầm ĩ ở Biển Đông không phục vụ cho lợi ích của chính quyền ông. Duterte và các cộng sự thân thiết của ông, chẳng hạn như một Cayetano cũng ủng hộ Trung Quốc không kém, không muốn làm xáo trộn tình hình và gây ra nguy cơ khiến Bắc Kinh rút lại những củ cà rốt mà họ đã hứa hẹn với Manila. Do đó có lẽ việc Philippines đầu hàng Trung Quốc là không thể tránh khỏi, không chỉ gác lại phán quyết của Tòa trọng tài vốn đã trao cho nước này chiến thắng áp đảo về pháp lý trước nước láng giềng phương Bắc lớn hơn và hùng mạnh hơn nhiều; mà nếu cần thiết, họ sẽ phải chịu đựng trong im lặng trước điều mà chuyên gia Robert Haddick cho là những chiến lược “vùng xám cắt lát salami” vùng xám thường được Bắc Kinh sử dụng để đánh bại các đối thủ của mình trong vùng biển tranh chấp.
Các chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc
Durtete không chỉ có một mình. Ông có thể tìm được một người bạn tâm giao thân thiết là Thủ tướng Malaysia Najib Razak, người mà khi cuộc tổng tuyển cử đang tới gần, cũng đã quay sang Bắc Kinh vì viện trợ và đầu tư để chống đỡ cho vị thế của đảng cầm quyền của ông. Najib đã nỗ lực lấy lòng Trung Quốc, chẳng hạn như thông qua chính sách “ngoại giao sầu riêng”. Ông đã ngăn cấm những nhà phê bình trong nước lo sợ rằng ông đang bán rẻ chủ quyền của Malaysia để đổi lấy sự bố thí của Trung Quốc, thậm chí đến mức bộc lộ sự mâu thuẫn – dưới danh nghĩa không gây đối đầu – về các cuộc xâm nhập thường xuyên của cảnh sát biển Trung Quốc gần các cấu trúc địa hình nằm trong quyền tài phán trên biển của Malaysia.
Liệu đây có phải vận mệnh đã định trước của các quốc gia nhỏ và yếu hơn như Philippines và Malaysia, là đầu hàng trước các chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc hay không? Ban Cố vấn an ninh quốc tế đã xác định các cách tiếp cận “vùng xám” trong báo cáo tháng 1/2017 lên Bộ Ngoại giao Mỹ là “sử dụng kỹ thuật để đạt được các mục tiêu của một quốc gia và làm nản lòng các đối thủ của mình bằng cách sử dụng các công cụ sức mạnh – thường có tính chất không cân xứng và mơ hồ – mà không phải sử dụng trực tiếp các lực lượng quân sự thông thường đã biết”. Chương trình xây dựng đảo của Trung Quốc trên Biển Đông được coi là một ví dụ như vậy, chưa kể chính sách ngoại giao pháo hạm của họ, trong đó bao gồm sử dụng lực lượng dân quân đánh bắt cá nổi tiếng của họ.
Manila và Kuala Lumpur nằm vừa vặn trong hạng mục các đối thủ “dễ bảo” mà Bắc Kinh vô cùng khao khát – không muốn leo thang các tranh chấp của họ vượt ra ngoài “giới hạn đỏ” hay chiến tranh nóng toàn diện, và không cản trở nhiệm vụ tìm kiếm lợi ích của họ từ Trung Quốc. Nhưng trước khi bắt đầu cho rằng phản ứng của Malaysia và Philippines đối với Trung Quốc là đang lập ra chuẩn mực tại Đông Nam Á, chúng ta phải cân nhắc liệu có cần thiết phải kết hợp một mặt là giữ vững chủ quyền và quyền của một nước, mặt khác là thúc đẩy quan hệ kinh tế hay không.
Indonesia và Việt Nam, vốn có lợi ích lớn trên Biển Đông, đã chứng tỏ rằng không có sự phân đôi sai lầm đó và không phải là trường hợp để Bắc Kinh có thể áp dụng như Philippines và Malaysia.
Phản ứng của Indonesia trước Bắc Kinh
Có thể nói, quan hệ Trung Quốc-Indonesia đã nở rộ trong khoảng một thập kỷ qua. Jakarta không chỉ tìm kiếm đầu tư từ Bắc Kinh, mà thậm chí họ còn mua vũ khí của Trung Quốc. Tuy vậy, họ đã không trở thành một kẻ nhu nhược khi sự cố tàu đánh cá nổ ra vào tháng 3/2016. Năm đó, cảnh sát biển Trung Quốc đã đâm thủng tàu đánh cá Kway Fey 10078 của nước này ngay trong vùng biển thuộc quyền kiểm soát của Jakarta ngoài khơi đảo Natuna, can thiệp mạnh mẽ vào việc Indonesia thực thi luật thủy sản. Thay vì hạ nhiệt vụ việc, Tổng thống Joko Widodo, mà tính hợp pháp trong tầm nhìn “trục biển toàn cầu” của ông có nguy cơ bị chệch hướng bởi bất kỳ điều gì ít hơn quyết tâm chống lại sự xâm phạm của Bắc Kinh, đã tới thăm đảo Natuna trên một con tàu chiến.
Trong một dấu hiệu còn đáng ngại hơn rằng Jakarta sẽ không dung thứ cho hành động vô lý từ Bắc Kinh, Hải quân Indonesia đã tăng cường sự hiện diện của mình trên quần đảo này. Tháng 6 cùng năm, hải quân nước này đã nổ súng cảnh cáo một số tàu đánh cá Trung Quốc đang hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển của Natuna, được cho là đã làm bị thương một ngư dân trong quá trình này. Bắc Kinh đã phản đối, nhưng Jakarta không hề nao núng. “Chúng tôi sẽ không ngần ngại hành động quyết liệt chống lại các tàu nước ngoài, bất kể tàu đó mang cờ và quốc tịch nước nào, khi họ vi phạm lãnh thổ của Indonesia”, người phát ngôn của Hải quân Indonesia, Đô đốc Edi Sucipto, phát biểu sau vụ việc. Kể từ đó, không có thêm báo cáo nào về sự vi phạm của Trung Quốc.
Nhưng sau đó không có hệ quả nào lớn. Đầu tư của Trung Quốc vào Indonesia không bị ảnh hưởng; trên thực tế, những khoản đầu tư này đã tăng 291% từ tháng 1-9/2016, đạt 1,6 tỷ USD vào tháng 1/2017. Tuy vậy, Jakarta muốn báo hiệu cho Bắc Kinh rằng đừng nên đùa với họ. Tháng 10/2016, Jakarta đã tìm kiếm thêm nhiều khoản đầu tư hơn từ Nhật Bản và 1 tháng sau, tuyên bố họ ưu tiên Nhật Bản để cùng ký kết một dự án tàu bán cao tốc. Tháng 1/2017, cả 2 nước đã nhất trí tăng cường hợp tác an ninh hàng hải. Bắc Kinh đã tính toán hết sức sai lầm rằng chiến thuật “vùng xám” của họ sẽ chống lại Indonesia hiệu quả, như những gì họ đã làm vào tháng 3/2013, do đó đã đẩy Indonesia thành đối thủ của Trung Quốc.
Các mối quan hệ song phương đã dần khôi phục, với việc Indonesia thu được thành công sự quan tâm lớn hơn của Trung Quốc để tăng cường đầu tư. Đồng thời, quốc gia Đông Nam Á này cũng không hề lơ là lợi ích trên Biển Đông của mình, thậm chí đổi tên một phần ở vùng biển này thành biển Bắc Natuna. Ngoài việc chỉ trích động thái này, Bắc Kinh đã ngừng trả đũa.
Cuộc đấu tranh của Việt Nam chống lại Trung Quốc
Còn Việt Nam thì sao? Từ thời xa xưa, quốc gia Đông Nam Á can trường này đã duy trì thành tích đáng nể là chống sự gây hấn của Trung Quốc. Khi Trung Quốc đặt giàn khoan dầu biển sâu của nước này, Hải Dương-981, trong vùng biển ngoài khơi Việt Nam và gần quần đảo Hoàng Sa vào tháng 5/2014, Hà Nội đã phản ứng quyết liệt – và ít nhất cũng tương xứng với trò hề “vùng xám” của Bắc Kinh. Họ đã cẩn thận tránh cử các lực lượng quân sự đến đối mặt với Trung Quốc – thay vào đó triển khai các tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư – và thậm chí cả lực lượng dân quân biển của riêng họ.
Thế bế tắc này kéo dài cho đến khi chính sách ngoại giao “kênh sau” – chủ yếu là giữa 2 đảng cộng sản – dẫn đến việc cả 2 bên đều lùi bước vào cuối tháng 7. Tuy vậy, Hà Nội có lý do để tự hào, cho dù phải trả giá. Thế bế tắc kéo dài buộc Việt Nam phải ngừng việc bảo dưỡng định kỳ các tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư, gây ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng hoạt động của chúng cho các nhiệm vụ khác. Nếu thế bế tắc duy trì, Việt Nam, vốn bất lợi về khả năng vũ lực, có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Dù vậy, nước cờ của Hà Nội đã có hiệu quả. Bắc Kinh đã tôn trọng hơn đối thủ từ lâu của mình ở Đông Nam Á.
Việt Nam không phải chịu tác động từ tình trạng bế tắc. Việc có quan hệ kinh tế với Trung Quốc, với đặc trưng là thâm hụt thương mại có lợi cho Trung Quốc, không ngăn Việt Nam thử thách người láng giềng phương Bắc hùng mạnh của mình hết lần này đến lần khác. Tháng 9-10/2014, các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và Ấn Độ đã trao đổi các chuyến viếng thăm lẫn nhau và ký kết nhiều hiệp định, bao gồm hợp tác an ninh quốc phòng và hàng hải chặt chẽ hơn. Gây quan tâm đặc biệt là một hiệp ước kêu gọi công ty ONGC Videsh Limited thuộc sở hữu nhà nước của Ấn Độ “mở rộng sự hiện diện của họ ở Việt Nam và củng cố hơn nữa hợp tác trong việc thăm dò và các lĩnh vực khác giữa 2 nước trong ngành năng lượng”. Cần nhớ lại rằng Trung Quốc triển khai giàn khoan dầu là để đáp lại việc Việt Nam đề nghị cung cấp thêm các lô ngoài khơi cho công ty Ấn Độ ở những vùng biển Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Trong những năm sau đó, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc như Ấn Độ và Nhật Bản. Tuy nhiên họ không phải chịu bất cứ phản ứng nào của Trung Quốc. Trên thực tế, thương mại biên giới giữa hai nước tiếp tục nở rộ. Đáng chú ý là thương mại với tỉnh Quảng Tây đã tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước lên tới gần 6,9 tỷ USD trong nửa đầu năm 2015 – mức cao nhất của bất kỳ thành phố biên giới nào ở Trung Quốc. Đầu năm 2017, Bắc Kinh vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Hà Nội; Hà Nội đã tăng lượng xuất khẩu sang Bắc Kinh 34,4% so với cùng kỳ năm trước.
Indonesia và Việt Nam cho thấy rằng có thể phân chia rạch ròi giữa việc cương quyết bảo vệ chủ quyền và quyền của một nước trên Biển Đông, và việc tăng cường quan hệ kinh tế với Bắc Kinh. Đã đến lúc Manila và Kuala Lumpur phải học hỏi từ những người hàng xóm của mình về cách đứng lên chống lại các chiến thuật “vùng xám” của Bắc Kinh thông qua một quyết tâm được thể hiện rõ ràng.
Theo NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG