KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

FANPAGE "THANH NIÊN CÔNG GIÁO" ĐÃ BỊ KHÓA!



Chúng tôi đã nhiều lần đưa tin phản ánh, cảnh báo và kiến nghị đề xuất về trang (fanpage) “Thanh niên Công giáo” nhưng đến ngày 24/3/2018 tin vui mới đến với người yêu nước khi fanpage này bị khoá.

Trang “Thanh niên Công giáo” được lập năm 2011, đến nay có hơn 260.000 người theo dõi. Điều đáng nói, fanpage này thường xuyên đăng tin, bài, hình ảnh, video clip xuyên tạc về tình hình đất nước, xúc phạm anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hay nói như một số bạn yêu nước trên mạng xã hội, fanpage này là nơi “tập hợp một ổ phản động”!

Những người yêu nước trên mạng xã hội đã nhiều lần phản ứng, kêu gọi tẩy chay, đề nghị facebook xử lý nhưng như một số fanpage, nhóm, tài khoản mạng xã hội khác, fanpage này vẫn ngang nhiên tồn tại, hàng ngày tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Nhà nước cho đến ngày 24/3/2018.

Cộng đồng mạng vô cùng phấn chấn và cho rằng có thể đây là cam kết của facebook với Chính phủ Việt Nam trong việc xử lý những tài khoản mạng xã hội xuyên tạc, chống phá Nhà nước. Quyết định trên vào đúng thời điểm facebook vừa bổ nhiệm Lê Diệp Kiều Trang làm Giám đốc facebook Việt Nam.

Ngay sau khi bị khoá, nhóm Admin “Thanh niên Công giáo” đã “lên tiếng” đỗ lỗi bị tấn công!

FANPAGE "THANH NIÊN CÔNG GIÁO" ĐÃ BỊ KHÓA!


Sau đây là một số hình ảnh chụp màn hình fanpage “Thanh niên Công giáo” khi chưa bị khoá:

FANPAGE "THANH NIÊN CÔNG GIÁO" ĐÃ BỊ KHÓA!


FANPAGE "THANH NIÊN CÔNG GIÁO" ĐÃ BỊ KHÓA!


FANPAGE "THANH NIÊN CÔNG GIÁO" ĐÃ BỊ KHÓA!


FANPAGE "THANH NIÊN CÔNG GIÁO" ĐÃ BỊ KHÓA!


FANPAGE "THANH NIÊN CÔNG GIÁO" ĐÃ BỊ KHÓA!

Cư dân mạng mong muốn rằng còn nhiều fanpage, nhóm, tài khoản cá nhân chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xúc phạm Bác Hồ, xuyên tạc lịch sử… sẽ bị khóa trong thời gian tới.

Huyền Trang

VỀ HIẾN TẠNG BỊ MẤT TIỀN


Hiến tạng là một hành động cao cả, một nghĩa cử cao đẹp. Đó là một hành động thiêng liêng đáng quý hơn hết thảy mọi hành động thiêng liêng. Trong Phật giáo, hành động cao cả này là một trong những hạnh Bố thí Ba la mật, mà tiêu biểu là bố thí nội tài. Thí nội tài là một cử chỉ hy sinh cao đẹp nhất mà chỉ những người giàu lòng từ bi, bác ái mới làm được. Đạo Phật hay quá phà ôi.

VỀ HIẾN TẠNG BỊ MẤT TIỀN

Gần đây bọn lều báo giật hàng loạt các tít bài về việc người đi hiến tạng sẽ bị bệnh viện đè đầu lấy 17 triệu tiền xét nghiệm mới cho hiến khiến dư luận xã hội hoang mang, thông qua đó chúng kích động người dân chửi Bộ Y tế, chửi chính quyền đề ra quy định vô lý và không nhân văn... và tất nhiên những đứa chửi luôn là những đứa đéo biết gì về hiến tạng. Chúng khóc dùm bộ đồ lòng... của người khác, chúng lên facebook chửi, share những bài báo nhiều chữ nhưng thiếu thông tin để bạn bè, người thân bị ngộ độc.

Anh Ba căm phẫn chúng bao nhiêu thì căm phẫn nhà sản xuất bao cao su bấy nhiêu! Hỡi ôi, vì sao cách đâu 20 năm không triển khai phát bao cao su miễn phí. Biết đâu sẽ may mắn lọt dăm bao vào nhà thân mẫu bọn phóng viên báo mạng trong cái đêm giao phối oan nghiệt ấy, đừng cho chúng nó cơ hội làm người.

Về hiến tạng, có 2 loại Hiến khi ĐÃ QUA ĐỜI và Hiến khi CÒN SỐNG.

Một là, Hiến tạng sau khi qua đời là hành vi được KHUYẾN KHÍCH trên toàn thế giới và HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ. Các bước thực hiện chỉ cần CMND, điền vào form mẫu có sẵn danh mục tim, gan, phèo, phổi, xương... mình sẽ để lại dương gian sau khi qua bên kia bầu trời, ký tên cái cộp, để rồi các bác sĩ sẽ thay chúng ta ghép những bộ phận ấy vào cơ thể người khác, kéo dài thêm cõi tạm này... nghĩa cử ấy đẹp đẽ vô biên. Với người hiến tặng mô/ tạng/ xác khi chết/ chết não: toàn bộ các chi phí xét nghiệm trước lúc lấy tạng đều do cơ sở y tế chịu trách nhiệm. Thông tư số 104/2017/TT-BTC ngày 05/10/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác còn quy định mai táng miễn phí luôn. Cái này không bàn thêm nữa nha.

Hai là, Hiến tạng khi còn sống, phải nói rõ rằng ngành Y tế KHÔNG KHUYẾN KHÍCH vì rất nhiều lý do. Và đây chính là mấu chốt để dẫn tới sự vụ rộn ràng là nhơn dơn phải đóng 17 triệu tiền xét nghiệm dù tình nguyện hiến. Trên thực tế, việc hiến tặng 1 quả thận, 1 phần gan, 1 phần phổi… của 1 người khi còn sống thường là dành cho người ruột thịt trong gia đình hoặc là những người chúng ta hết mực yêu thương, cấm cãi. Tất nhiên, Anh Ba chưa nghe ai kêu ca phàn nàn là “vì sao tôi lại phải bỏ tiền ra để xét nghiệm cho mình để cứu mẹ tôi, bố tôi, con tôi…” trừ những nhân vật hư cấu mà kền kền kê lên báo.

Nói đến đây, cần lao sẽ bật lại Anh Ba là: Ơ kìa! Ông nói thế thôi chứ nhỡ tôi thực hiện từ bi triệt để, tôi thích hiến cho người lạ với tinh thần vô vụ lợi thì tôi phải mất xèng sao? Đúng, phải mất tiền cưng ạ. Vì khi làm luật, những người xây dựng Luật luôn hạn chế thấp nhất việc trục lợi sự nhân văn của chính sách. Phòng ngừa trường hợp, nhiều ngày đẹp giời có các anh chị vào đăng ký hiến tạng để được làm các xét nghiệm sức khỏe chuyên sâu miễn phí và khi có kết luận “Anh ơi bộ đồ lòng anh chuẩn quá, hiến đi anh ơi” thì anh chị mỉm cười 1 nụ cười bí hiểm, quay ngoắc 180 độ dắt xe đi về, để các y bác sĩ ngậm ngùi vẫy tay tạm biệt. Vì hơn ai hết, các anh chị biết chắc rằng sẽ chẳng có thằng bác sĩ nào dám động đến cộng lông chân của anh chị nếu các anh chị đổi ý, bố xiên bỏ mẹ chúng mày bây giờ chứ lị.

Như vậy, số tiền 17 triệu chúng ta đang nói tới liên quan chính đến nhóm đối tượng này - 1 con số rất nhỏ trong rất nhiều người đăng ký hiến tạng (theo thống kê trong suốt 5 năm qua, có tới ... 5 người đăng ký diện này, ahihi nhồn vãi liều).

Anh chị nào muốn hiến tạng sau khi qua đời xin inbox hoặc để lại bình luận, nếu nhiều người hỏi tôi sẽ biên bài hướng dẫn thủ tục. Anh Ba nhắc lại thủ tục đăng ký hiến tạng sau khi qua đời rất đơn giản và nhanh chóng, ai thu của anh chị 1 xu mà nó chứng minh nó thu đúng quy định, Anh Ba xin phép đi bằng đít từ Tân Sơn Nhất về đến Suối Tiên kèm theo live-trym cho nhân dân thưởng lãm.

Các anh Kền kền ngu học nhưng bất nhân đang xoáy vào thiểu số này để làm chùn bước người tham gia đăng ký hiến tạng, nếu đọc được những dòng này xin tạm khép loa lại, mất dạy A3 táng chết cụ chúng mày bây giờ.

Tổ sư chúng nó ác đến mức ra rả tôn vinh bọn từ thiện vứt kẹo trên đèo cho trẻ em vùng cao phải bỏ học chạy ra nhặt nhưng lại tung tin làm chột dạ người cao cả muốn hiến cả bộ phận cơ thể cho cuộc đời vô thường này. Đời lấn biết đường nào mà đèo với bọn vừa ngu vừa ác.

Dù rằng đâu đó cũng có 2 thằng ngu học khối C vào Tràng An Complex nhấn chuông báo cháy để “thử tín hiệu” với tư duy không thể đần hơn là kiếm tư liệu viết bài cảnh báo PCCC, để rồi sau khi móp lốp lỗ báo lửa, các anh phải lên Công an phường viết tường trình và uống trà mạn.

Thì cũng thật đáng vui rằng, sau câu chuyện hiến tạng xúc động của cô bé 7 tuổi Hải An, trong hơn 10 ngày qua đã có gần 1.000 người đăng ký hiến tạng (tăng 1.200%). Điều này khiến chúng ta tăng thêm niềm tin vào sự tử tế chân chính của con người, tin vào lương tri của đồng bào mình...

Từ thiện chân chính là đó chứ đâu xa? Gieo duyên lành là đó chứ đâu xa?

P/s: Mong quý anh chị hãy giúp tôi share stt để chuyển tải thông điệp này. Trân trọng cảm ơn

Nguồn: FB Nguyen Khanh

CHÁY CHUNG CƯ CAO TẦNG - KỸ NĂNG THOÁT HIỂM

Hỏa hoạn có thể xảy ra bất kỳ nơi đâu, bất kỳ lúc nào và hậu quả để lại thường rất thảm khốc, nhất là khi hỏa hoạn xảy ra ở các tòa nhà cao tầng, khu vực đông dân cư. Đặc biệt, hỏa hoạn xảy ra ở các chung cư cao tầng thường để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Rạng sáng ngày 23/3/2018 đã xảy ra vụ cháy chung cư cao tầng Carina Plaza (F.16, Q.8, Tp HCM) làm 13 người chết và 60 người bị thương.
CHÁY CHUNG CƯ CAO TẦNG - KỸ NĂNG THOÁT HIỂM

Khi xảy ra hỏa hoạn, chúng ta thường có rất ít thời gian để phản ứng, chính vì vậy nắm được các kỹ năng thoát hiểm là yếu tố quyết định đến sự sinh tồn của bạn và người thân. Vậy, khi gặp hỏa hoạn ở chung cư cao tầng, chúng ta cần làm gì để thoát hiểm, bảo đảm an toàn tính mạng của mình và người thân. Dưới đây là một số kỹ năng cơ bản để thoát hiểm trong những tình huống cháy chung cư cao tầng.
CHÁY CHUNG CƯ CAO TẦNG - KỸ NĂNG THOÁT HIỂM

Để có thể thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn ở tòa nhà cao tầng như chung cư, trung tâm thương mại… trước hết chúng ta cần phải nhận biết được đặc điểm cấu trúc thoát hiểm của tòa nhà, phân loại được đám cháy, các phương tiện chữa cháy được trang bị và một số qui tắc chữa cháy, thoát hiểm cơ bản.
Nếu là cư dân ở chung cư hoặc nhân viên thường xuyên làm việc ở các tòa nhà cao tầng, bạn hãy dành một ít thời gian tìm hiểu cấu trúc thoát hiểm của tòa nhà. Lối thoát hiểm trong các tòa nhà thường được bố trí hợp lý, có bản chỉ dẫn, có hệ thống chiếu sáng kể cả khi bị cúp điện… nhưng nếu chúng ta không khảo sát ít nhất một lần khi gặp sự cố, trong trạng thái mất bình tĩnh thường rất khó khăn để thoát theo lối thoát hiểm.
Lần đầu tiên đến các tòa nhà cao tầng, nếu không có thời gian, ít nhất bạn cần phải quan sát, định hướng được lối thoát hiểm của tòa nhà để có thể dễ dàng tìm ra lối thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn.
Trong các tòa nhà cao tầng thường trang bị một số phương tiện báo cháy, chữa cháy tại chỗ như chuông báo cháy, bình chữa cháy. Chuông báo cháy thường dễ dàng nhận biết. Tuy nhiên, các loại bình chữa cháy chỉ phù hợp với từng loại nguyên liệu phát sinh lửa mà nếu không nhận biết được có thể dẫn đến việc không dập tắt được lửa mới phát sinh mà còn làm cho ngọn lửa bùng to hơn.
Ở chung cư hoặc các tòa nhà cao tầng thường được dự phòng 02 loại bình chữa cháy cơ bản:
Bình bột có nhiều loại khác nhau để chữa các vật liệu cháy có tính năng khác nhau được ký hiệu lần lượt là A (chữa cháy chất rắn), B (chữa cháy chất lỏng), C (chữa cháy chất khí), D hoặc E (chữa cháy do chập điện).
Bình CO2 chuyên chữa cháy chất lỏng (xăng, dầu, cồn), chữa cháy khí (methan, gas) và thiết bị điện. Trên thân bình thường ghi rõ ký hiệu CO2 hoặc MT2, MT3, MT5.
Trên các bình chữa cháy thường không có chú thích tiếng Việt, tuy nhiên bạn có thể nhận biết qua các ký hiệu ghi rất rõ trên bình với điều kiện ít nhất 1 lần quan sát hoặc được tập huấn.
Bên cạnh đó, bạn cần nắm được các bước cơ bản khi phát hiện có ngọn lửa phát sinh trong tòa nhà cao tầng theo tiêu lệnh chữa cháy theo các cấp độ gồm 04 bước: 1. Báo động; 2. Cúp cầu giao điện; 3. Sử dụng phương tiện chữa cháy phù hợp để dập lửa; 4. Gọi 114.
Những kỹ năng này cần phải được huấn luyện hoặc tự trang bị, thậm chí cần phải phổ biến cho các thành viên trong gia đình kể cả trẻ em để chủ động xử lý khi hỏa hoạn xảy ra ở chung cư hoặc tòa nhà cao tầng.
Đối với những vụ cháy nhỏ phát sinh trong căn hộ, nơi làm việc ở chung cư hoặc tòa nhà cao tầng. Trước tiên, cần phải bình tĩnh, nhận diện sơ bộ nguyên liệu phát sinh lửa, phải nhấn chuông báo cháy, cúp cầu giao điện. Nếu xét thấy có khả năng dùng phương tiện tại chỗ để dập tắt được đám cháy cần phải nhanh chóng sử dụng phương tiện phù hợp dập tắt đám cháy. Tránh trường hợp xử lý máy móc gọi ngay cho 114 hoặc vội vàng báo động mà không tích cực dập tắt đám cháy mới phát sinh dẫn đến hình thành đám cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng.
Đối với những đám cháy lớn, khó có khả năng dập tắt, cần phải nhấn chuông báo cháy để báo động, nhanh chóng báo hiệu cho người xung quanh khi họ chưa phát hiện đám cháy và tổ chức di tản theo lối thoát hiểm hoặc xử lý an toàn nhất theo từng tình huống.
Nếu bạn đang ở trong phòng kín, nghe chuông báo cháy, hãy bình tĩnh phán đoán. Khi chưa có khói trong phòng hãy nhanh chóng đóng kín cửa chính để hạn chế khói bay vào phòng. Hãy chuẩn bị sẵn một chiếc khăn thấm đẫm nước, nếu không có khăn có thể sử dụng áo của mình thấm nước để che mũi, miệng đề phòng khi di chuyển gặp phải khói lửa. Nếu kịp hãy chuẩn bị một chiếc chăn thấm nước để sẵn sàng vượt qua lửa khi cần thiết.
Khi đã chuẩn bị sẵn sàng thoát ra ngoài, cần dùng mu bàn tay (nếu dùng lòng bàn tay có khả năng bị bỏng sẽ gây khó khăn cho việc thoát hiểm) áp vào cửa để kiểm tra nhiệt độ bên ngoài xem có lửa cháy hay không. Khi thấy nhiệt độ bình thường, không vội vàng mở cửa tháo chạy mà cần phải hé mở cửa, đứng nép vào cánh cửa tránh bị lửa (nếu có) táp vào người và khói xông vào phòng.
Nếu nhận thấy an toàn hoặc có khả năng thoát khỏi phòng, căn hộ mới thoát ra ngoài qua lối thoát hiểm, khi ra khỏi phòng không nên bấm khóa cửa dự phòng có thể phải quay lại.
Tuyệt đối không sử dụng thang máy trong tình huống hỏa hoạn vì khi có báo cháy thông thường ban quản lý tòa nhà sẽ cúp điện hoàn toàn tòa nhà do đó hệ thống thang máy không thể vận hành hoặc bị dừng vận hành bất ngờ khi đang di chuyển.
Khi di chuyển đến lối thoát hiểm, nếu còn thời gian và điều kiện hãy báo động bằng cách gõ cửa các căn hộ, phòng mà bạn đi qua để báo động cho họ. Phải di chuyển nhanh nhất có thể nhưng cần chú ý nếu có khói phải cúi người hoặc bò, trườn để tránh làn khói hắt thẳng vào mặt gây ngạt thở. Khi di chuyển nên bám sát vách tường tránh đi giữa hành lang, nếu đông người nên di chuyển theo hàng dọc theo vách tường theo hướng dẫn của người đi đầu tránh trường hợp bị xô đẩy dẫn đến hoảng loạn.
Khi mở cửa lối thoát hiểm, cần phải quan sát bên dưới xem có an toàn không rồi mới di chuyển xuống dưới, cần bám vào lan can cầu thang bộ, không nên chen lấn, xô đẩy có thể dẫn đến ngã cầu thang, bị chấn thương, tạo nên trạng thái hoảng loạn của đám đông. Khi thoát ra ngoài, đến vị trí an toàn, cần phải kiểm danh các thành viên trong gia đình, xem xét có người bị thương, bị bỏng để sơ cứu hoặc gọi cứu thương.
Khi di chuyển theo lối thoát hiểm, có khả năng quần áo, đầu tóc của bạn bị bén lửa, đừng hoảng hốt bỏ chạy vì càng chạy ngọn lửa sẽ càng bùng to gây tổn thương nghiêm trọng cho bạn. Nếu lửa cháy trên tóc phải nhanh chóng cởi áo trùm kín đầu để dập lửa. Nếu lửa bén trên quần áo phải nằm ngay xuống đất, lăn qua lăn lại đến khi lửa tắt hẳn mới đứng dậy. Nếu người khác bị bén lửa hãy giúp họ bằng cách dùng mền, quần áo trùm lên người họ hoặc yêu cầu họ nằm xuống đất, lăn qua lăn lại để dập lửa.
Nếu di chuyển đến lối thoát hiểm, nhận thấy phía dưới lối thoát hiểm đã bị khói lửa phong tỏa phải tính toán tìm lối thoát hiểm khác hoặc chạy lên phía trên để tránh xa lửa, khói. Trường hợp tất cả cầu thang, lối thoát hiểm đã bị lửa khói xông vào cần phải quay lại nơi an toàn nhất. Có thể quay lại chính căn hộ, phòng làm việc của mình hoặc chọn một căn hộ, phòng làm việc có cửa sổ nơi có thể được lực lượng cứu hỏa ứng cứu.
Khi vào phòng, căn hộ, cần đóng cửa ra vào dùng quần áo, chăn mền, rèm cửa bằng vải… nhúng nước chèn bên dưới khe cửa để khói và hơi nóng không lọt vào bên trong. Nếu ở tầng quá cao, tốt nhất nên chờ lực lượng cứu hỏa ứng cứu không nên liều lĩnh leo ra bên ngoài hoặc nhảy xuống dưới. Trong thời gian đó cần phải chuẩn bị sẵn vật dụng để để có thể báo hiệu cho lực lượng ứng cứu.
Nếu đang ở tầng thấp, trong tình thế bị lửa khói bao vây bên ngoài, khi chưa có lực lượng ứng cứu, có thể tính toán phương án tận dụng vật liệu có sẵn trong căn hộ tết lại thành dây để leo xuống bên dưới, trước tiên cần cho một người khỏe mạnh đi trước, sau đó lần lượt buộc dây neo từng người xuống, ưu tiên cho trẻ em, người già và phụ nữ di chuyển trước.
Trong trường hợp đang ở trong căn hộ, phòng làm việc ở chung cư, tòa nhà cao tầng, khi nghe chuông báo cháy, khói đã tràn vào phòng cần phải nhanh chóng nằm xuống sàn để tránh làn khói, dùng khăn nhúng đẫm nước hoặc áo của mình nhúng nước bịt mũi, miệng. Kiểm tra cửa ra vào, dùng mu bàn tay kiểm tra cánh cửa cảm nhận độ nóng bên ngoài, có thể hé cửa để quan sát nếu thấy khói, mùi hóa chất, hơi nóng dày đặc phải đóng cửa lại ngay. Dùng vật liệu mềm nhúng nước chèn ở khe cửa bên dưới để hạn chế khói vào phòng.
Cần phải bình tĩnh chờ lực lượng ứng cứu, tránh hoảng loạn dẫn đến liều lĩnh trèo ra bên ngoài dẫn đến tai nạn hoặc mở cửa chính chạy ra ngoài gây nguy hiểm cho bản thân và những người trong căn hộ, trong phòng. Cần phải sử dụng đồ vật có sẵn trong nhà để báo hiệu cho lực lượng ứng cứu, dùng điện thoại di động gọi cho lực lượng cứu hộ để xác định rõ vị trí, tình trạng sức khỏe, mức độ nguy hiểm của bạn để lực lượng cứu hộ kịp thời ứng cứu.

TS Đoàn Văn Báu

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2018

Phim nói Biển Đông thuộc Trung Quốc vẫn duyệt chiếu ở Việt Nam?



Dù đưa ra thông điệp độc chiếm Biển Đông, phim Điệp vụ Biển Đỏ của Trung Quốc vẫn "lọt lưới" kiểm duyệt của cơ quan chức năng rồi được trình chiếu rộng rãi ở nhiều hệ thống rạp tại VN.

Phim nói Biển Đông thuộc Trung Quốc vẫn duyệt chiếu ở Việt Nam?
Đoàn chiến hạm trong một cảnh phim Điệp vụ Biển Đỏ ẢNH:  CHỤP LẠI TỪ PHIM

Từ ngày 16.3 vừa qua, phim Điệp vụ Biển Đỏ, do Công ty CGV VN phát hành, bắt đầu được công chiếu tại nhiều hệ thống rạp ở VN. Dựa trên một sự kiện có thật xảy ra tại Yemen vào năm 2015, bộ phim kể về việc Trung Quốc triển khai tàu chiến cùng đội đặc nhiệm Giao Long đến giải cứu kiều dân nước này ở châu Phi.

Sau khoảng 120 phút với nhiều màn chiến đấu nhằm khoe khoang sức mạnh quân sự, phim đến hồi kết thúc với hình ảnh đoàn tàu chiến Trung Quốc đi qua một vùng biển được chú thích bằng dòng chữ “South China Sea” (tức Biển Đông). Tại đây, hạm đội Trung Quốc phát loa yêu cầu một tàu chiến khác phải “rời khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Trung Quốc”. Thông điệp này hoàn toàn sai lệch, xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền của VN đối với Biển Đông. Chính vì thế, nhiều khán giả đã vô cùng bức xúc.

Sự ngụy biện của CGV

Đến chiều qua (24.3), ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc phát hành phim của CGV VN, cho biết đã ngừng chiếu Điệp vụ Biển Đỏ tại các rạp kể từ chiều cùng ngày. Giải thích lý do ngừng chiếu, ông Hải cho biết: “Phim này đã chiếu được 10 ngày nay và cũng không đông khán giả lắm, nên chúng tôi quyết định ngưng chiếu để xếp lịch cho phim khác ra rạp”.

Bên cạnh đó, ông Hải cho rằng: “Nội dung phim rất bình thường như các phim ngoại khác về việc giải cứu con tin. Khi xem 2 phút cuối có cảnh về Biển Đông, tôi cũng có để ý trước nhưng xem kỹ thì tôi thấy rất bình thường vì Biển Đông trong cảnh này rất mơ hồ, không rõ hải phận của nước nào. Tôi nghĩ người xem nhạy cảm quá, nên suy diễn là biển của VN chứ trong phim không nói gì”.

Tuy nhiên, với những gì diễn ra trên phim thì sự bức xúc của nhiều khán giả về việc Trung Quốc tuyên truyền sai lệch là chính xác, chứ không phải “suy diễn” như đại diện CGV VN phát biểu. Cụ thể, nếu “không rõ hải phận nước nào” có nghĩa là chưa chắc bối cảnh diễn ra tại tọa độ đã được phân định của Trung Quốc, tại sao phim dám nói chung chung là “South China Sea” như cách Bắc Kinh đưa ra bản đồ “đường lưỡi bò” để thâu tóm cả khu vực Biển Đông. Cách “úp mở mờ ám” này không khác gì cách Bắc Kinh vẫn luôn ngang ngược tuyên truyền về chủ quyền Biển Đông. Xét ở tổng thể bộ phim, tình tiết này gần như chẳng ăn nhập với diễn biến chính thì tại sao phải cố “câu kéo” đưa vào nếu không nhằm xuyên tạc sự thật.

Thêm vào đó, tại đoạn cuối ở trên, hạm đội Trung Quốc có cả tàu mẹ đổ bộ lớp 071 mà nhiều hình ảnh có mang theo cả tàu đệm khí đổ bộ. Chỉ khoảng 2 tháng trước, vào cuối tháng 1 (thời điểm phim Điệp vụ Biển Đỏ được đẩy mạnh quảng bá để chuẩn bị ra rạp - NV), chuyên trang Navy.81.cn (trực thuộc tờ PLA Daily - cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc) đưa tin 6 tàu đổ bộ vừa tham gia cuộc tập trận trên Biển Đông. Trong số tàu đổ bộ tham gia tập trận có 2 chiếc thuộc lớp 071 mang tên Tỉnh Cương Sơn và Côn Lôn Sơn. Bình luận về cuộc tập trận trên, tờ Hoàn Cầu thời báo dẫn lời chuyên gia quân sự Lý Kiệt tuyên bố cuộc tập trận gửi thông điệp tới các bên khác rằng Trung Quốc có khả năng bảo vệ cái gọi là chủ quyền và lợi ích ở Biển Đông. Chính vì thế, trò tuyên truyền sai lệch trong phim Điệp vụ Biển Đỏ rất tương thích với cách Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền ôm trọn Biển Đông.

Trách nhiệm ở đâu?

Chiều 24.3, PV cũng liên lạc với đạo diễn Vũ Xuân Hưng, Chủ tịch Hội đồng duyệt phim quốc gia thuộc Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch). Đạo diễn Vũ Xuân Hưng cho biết ông đã nắm được những thông tin phản ánh về bộ phim Điệp vụ Biển Đỏ. Trước những thắc mắc liên quan đến bộ phim, Chủ tịch Hội đồng duyệt phim quốc gia hứa sẽ trả lời bằng văn bản vào hôm nay (25.3).

Cũng vào chiều 24.3, ông Khuất Duy Tân, Trưởng phòng Phổ biến phim (Cục Điện ảnh), cho biết Cục chưa có bất cứ quyết định gì về việc rút bộ phim Điệp vụ Biển Đỏ khỏi các rạp tại VN, việc rút bộ phim nếu có là do quyết định từ phía CGV. Như thế, Cục Điện ảnh vẫn giao quyền “tự quyết” cho đơn vị phát hành phim, bất chấp việc phim thể hiện rõ sự tuyên truyền sai lệch nguy hiểm như trên. Điều này chẳng khác nào một sự thờ ơ, trong khi trách nhiệm ban đầu để bộ phim Điệp vụ Biển Đỏ được phát hành tại VN rõ ràng thuộc về Cục Điện ảnh.


Câu hỏi đặt ra là tại sao Cục Điện ảnh tạo ra lỗ hổng cho bộ phim trên được chiếu ở VN để tuyên truyền sai lệch về chủ quyền đất nước?

Dùng điện ảnh gửi thông điệp dọa nạt

Gần đây, song hành cùng việc bành trướng ảnh hưởng trong làng điện ảnh thế giới từ việc thâu tóm các hãng phim cũng như hệ thống rạp ở nước ngoài, Trung Quốc không chỉ gửi gắm hình ảnh “lãnh đạo” thế giới, mà còn đưa ra thông điệp dọa nạt. Mới đây là phim Chiến lang 2 do Ngô Kinh làm đạo diễn kiêm thủ vai chính. Bộ phim không chỉ đơn thuần là cuộc giải cứu những người Trung Quốc tại châu Phi, mà còn nêu rõ thông điệp rằng: “Ai khiêu chiến với Trung Quốc thì đều bị tiêu diệt, dù mục tiêu ở xa tận đâu”. So với thực tế, đây cũng là thông điệp mà nhiều tướng lĩnh và một số cơ quan truyền thông Trung Quốc vẫn “lên gân” khi bàn về các vấn đề tranh chấp chủ quyền.

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018

Chuyện gì xảy ra ở VFF?


Nếu ông Trần Anh Tú đắc cử Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) khóa 8, Hoàng Anh Gia Lai sẽ bỏ V-League, các ngôi sao như Xuân Trường, Công Phượng... cũng nghỉ chơi. 

Chuyện gì xảy ra ở VFF?

Đó là tuyên bố của ông Đoàn Nguyên Đức, gây chấn động làng bóng Việt mấy ngày gần đây.

Nhiều người bảo rằng ông Đức như... con nít, cái gì mình không hài lòng thì “oa... oa... xịt”! Nhưng cũng nhiều người ủng hộ ông Đức, cho rằng đối đầu với nhóm lợi ích ở VFF phải cứng rắn, quyết liệt như thế mới được.

Xin quay lại tóm tắt một chút về câu chuyện dẫn đến lời tuyên bố chấn động của bầu Đức: Trong quá trình chuẩn bị khâu giới thiệu nhân sự ra ứng cử VFF khóa 8, tiểu ban nhân sự do đương kim chủ tịch VFF phụ trách đã có những “sai sót” khó hiểu.

Cụ thể, đó là không đưa tên ông Đoàn Nguyên Đức vào danh sách ứng cử viên cho ghế Phó Chủ tịch phụ trách tài chính - tài trợ.

Chuyện này đã bị một số người lên tiếng phản ứng, cụ thể ông Ngô Văn Hỷ - Chủ tịch CLB futsal Kim Toàn - bảo rằng mình là người giới thiệu bầu Đức, sao cuối cùng công bố danh sách ứng viên lại không thấy tên. Tiểu ban nhân sự đành ấp úng nhận sai sót.

Chưa hết, chiêu thứ hai tung ra - mà cũng không thể hiểu khác hơn là nhằm loại bầu Đức khỏi cuộc đua - đó là đưa ra quy định tham gia VFF phải có trình độ cử nhân!

Chuyện gì xảy ra ở VFF?
Ông Đoàn Nguyên Đức (giữa) gây chấn động làng bóng Việt mấy ngày gần đây

Ở Việt Nam này, ai cũng biết bầu Đức chỉ có bằng “trường đời” chứ không có bằng đại học. Và với cái quy định “đẻ vội” này, đừng nói bầu Đức, đến Beckenbauer hay thậm chí Bill Gates cũng không có cửa vào VFF.

Nhưng tại sao người ta phải tìm mọi cách loại bầu Đức như vậy dù ông là người cung cấp cho bóng đá Việt một lứa cầu thủ tài năng, là người đã mang ông Park Hang Seo về cho bóng đá Việt? Những người am hiểu nội tình làng bóng VN không có cách hiểu nào khác ngoài chuyện: bầu Đức tuy có ích cho bóng đá Việt, nhưng lại không chung nhóm lợi ích.

Và ai hưởng lợi trong chuyện loại bầu Đức khỏi cuộc đua? Thấy rõ nhất là ông Trần Anh Tú, ứng cử viên duy nhất cho ghế Phó Chủ tịch phụ trách tài chính - tài trợ.

Và bầu Đức đúng khi bày tỏ lý do chính để đấu tranh: ông Tú là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF), còn là trưởng ban điều hành Giải V-League, Giải hạng nhất.

Nay nếu thêm cả Phó Chủ tịch phụ trách tài chính - tài trợ VFF thì mọi chuyện liên quan đến tiền của bóng đá Việt đều do ông Tú nắm giữ cả?

Một câu hỏi cuối cùng cho VFF: Tại sao đã bảy nhiệm kỳ qua với hơn 30 năm ròng nhưng chưa bao giờ VFF yên ổn?

Do vậy, trước mắt chúng tôi xin đề xuất vài điều nho nhỏ, đó là các ông Trần Quốc Tuấn - đương kim Phó Chủ tịch VFF, Lê Hoài Anh - tổng thư ký VFF xin hãy chọn một chỗ đứng mà thôi, hoặc là cán bộ nhà nước hoặc là tổ chức xã hội.

Như thế vừa đúng luật (Luật cán bộ, công chức nêu rõ cán bộ, công chức không được biệt phái quá 3 năm) và cũng giúp các tổ chức xã hội minh bạch hơn. Và nữa, cũng phải có quy định để chấm dứt nạn “tham nhũng” quyền lực, một người ôm 5, 7 ghế.


ANH ẤY CHỈ NGỒI ĐÓ...

ANH ẤY CHỈ NGỒI ĐÓ...

12h trưa, những tiếng hét thất thanh vang lên từ block B của chung cư Carina, Q.8. Khói bốc lên mù mịt, người dân hốt hoảng ôm con tháo chạy. Lại cháy ở tầng hầm B. Từ hướng dưới hầm, một anh chiến sỹ PCCC ôm bàn tay chạy lên, chân trần, người ướt sũng. Tay anh bỏng nặng, da gần như bị lột hoàn toàn. Nhưng anh ngồi đó, rên khe khẽ và đầu thì liên tục hướng về phía tầng hầm đang cháy. 

Báo chí, người dân và lực lượng cứu hộ lúc này đang tập trung về hướng tầng hầm để tác nghiệp và xử lý sự cố. Tôi nói anh "Anh không ngồi thế này được, phải đi cấp cứu ngay". Anh lắc đầu, đứng lên đi qua đi lại, vẫy vẫy bàn tay bị bỏng nặng có lẽ để cho bớt đau nhưng mắt vẫn hướng về phía các đồng nghiệp mình đang xử lý vụ cháy. 

Vừa chụp vội vài tấm ảnh (có cả tấm out nét như bên dưới) tôi vừa kêu to cầu cứu mọi người "Có ai chở anh ấy đi cấp cứu giùm với", mọi người lúc này mới quay lại nhìn. Khi ấy anh khều tay tôi nói nhỏ "chị ơi, chị giở áo hộ tôi xem lưng có bị gì không, sao tôi thấy rát quá". Tấm lưng anh đỏ rát loang lổ, cũng may mà có áo

ANH ẤY CHỈ NGỒI ĐÓ...

Chiếc xe của một bác công an tới, lúc này, phải sau gần 10 phút, anh mới được chở đi cấp cứu. Anh ấy chỉ ngồi đó, không kêu la, chỉ để mọi người tập trung xử lý đám cháy.

SỰ THẬT VỀ "HẢI CHIẾN HOÀNG SA 1974" QUA CÁCH NHÌN CỦA VIÊN CHUẨN TƯỚNG

SỰ THẬT VỀ "HẢI CHIẾN HOÀNG SA 1974" QUA CÁCH NHÌN CỦA VIÊN CHUẨN TƯỚNG


Theo những gì trình bày trong cuốn "Viên Chuẩn tướng" - Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh - Chánh thanh tra Quân đoàn I, Quân khu 1 của ngụy quân Sài Gòn (Nguyễn Hữu Hạnh mang mật danh "Sao Mai" hoặc "S7" của Ban binh vận TW Cục miền Nam; sau này là Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) đi thanh tra sau trận hải chiến Hoàng Sa 1974 xác định: Nguyễn Văn Thiệu khi đi thị sát Quân đoàn I, (Quân khu 1) thì nhận được tin Trung Quốc ngang nhiên xua quân và dân chiếm một số đảo ở Hoàng Sa. Thiệu đã chỉ định Thiếu tướng Trần Văn Chơn (hải hàm Đề đốc), Tư lệnh Hải quân chịu trách nhiệm hành quân đổ bộ, đuổi hết người Trung Quốc. Chơn giao cho một viên Đại tá chỉ huy trận hải chiến gồm 4 chiến hạm HQ4, HQ5, HQ10 và HQ16. Sau khi đuổi người Trung Quốc ra các đảo một cách dễ dàng, họ lập tức rơi vào cái bẫy đã được giăng sẵn. Tàu chiến của Trung Quốc xuất hiện nằm ngăn cản phía trước mũi tàu của Việt Nam Cộng hòa. Viên Đại tá vừa ra lệnh nổ súng đã nhận được đòn giáng trả ngay tức khắc. Sau mấy loạt đạn đầu, chiến hạm HQ10 bị chìm, HQ16 trọng thương, hai chiến hạm còn lại đều dính đạn, nhiều chỗ bị thủng. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, viên Đại tá ra lệnh cho HQ4 và HQ5 kéo theo HQ16 bị trọng thương bỏ chạy về Đà Nẵng. Các tàu chiến Trung Quốc không đuổi theo, họ cho quân đổ bộ lên đảo Hoàng Sa bắt 41 tù binh của Quân khu 1, 01 cố vấn Mỹ và một số biệt hải. Ấy thế mà chỉ sau 2 ngày rời Đà Nẵng, Nguyễn Văn Thiệu đã tổ chức lễ mừng chiến thắng Hoàng Sa rộng lớn ở Sài Gòn. Theo lệnh của Tổng thống, tất cả các báo, mọi buổi phát thanh và truyền hình đều cổ vũ rùng beng của chiến thắng Hoàng Sa. "Những người hùng" trong "chiến dịch giải phóng Hoàng Sa" được đề cao hết sức với những lệnh khen thưởng, vinh thăng, đặc cách... Nguyễn Văn Thiệu còn đọc diễn văn: "Thế giới vô cùng khâm phục nước Việt Nam nhỏ bé dám tát vào mặt kẻ mạnh là Trung Quốc".

Nguyễn Hữu Hạnh cả cuộc đời binh nghiệp chưa bao giờ chứng kiến một chiến thắng quái gở như thế này. Ông Hạnh đã tìm ra bí ẩn khi được rỉ tai: "Người Mỹ bỏ tiền ra để tạo nên vụ Hoàng Sa. Mỹ đã dùng Hoàng Sa làm vật mua bán, đổi chác với Trung Quốc". Mỹ sắp cút khỏi miền Nam Việt Nam, Mỹ giao Hoàng Sa cho Trung Quốc để binh lính Trung Quốc đứng gác ngoài khơi nhằm ngăn chặn mọi hoạt động của Hải quân Liên Xô dọc bờ biển Việt Nam (mặc dù thời điểm này Liên Xô và Trung Quốc đã bình thường hóa quan hệ nhưng vẫn có sự thù địch ngầm).

Như vậy, trận Hải chiến Hoàng Sa 1974 chỉ là màn nướng thịt, nướng tàu của Thiệu theo chỉ thị của bố già Mỹ. Biển đảo của Tổ quốc bị rơi vào tay ngoại bang vì sự yếu kém của ngụy quân Sài Gòn từ chỉ thị của ông Tổng thống - Tổng tư lệnh tối cao của cái quân đội đó cho đến khả năng chỉ huy của sĩ quan thực thi, tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Nếu lao thẳng tàu lên bờ tử thủ kêu gọi chi viện thì những chiến hạm đó sẽ trở thành những lô cốt và cột mốc chủ quyền... nhưng họ đã bỏ chạy, bỏ mặc đồng đội bị địch bắt (Trung Quốc bắt từng tù binh phải nói vào máy ghi hình rằng Hoàng Sa là của Trung Quốc). Vậy tôi chẳng hiểu giờ này còn những kẻ ngờ nghệch đến nỗi đi vinh danh "chiến bại" của một đội quân đã chết để làm gì? Ngây thơ đến thế là cùng.

SỰ THẬT VỀ "HẢI CHIẾN HOÀNG SA 1974" QUA CÁCH NHÌN CỦA VIÊN CHUẨN TƯỚNG


Và một điều đừng bao giờ quên, chủ quyền lãnh thổ của chúng ta bị ngoại bang đem ra trao đổi, chúng coi Việt Nam chỉ như con cờ trên bàn cờ chính trị của chúng. Kẻ đứng sau mọi chuyện này là Mỹ và tay sai ngụy... chúng phải chịu trách nhiệm với lịch sử khi để chủ quyền thiêng liêng của cha ông để lại rơi vào tay ngoại bang. Vậy tôn vinh chúng để làm gì? Chúng ta chưa thể lấy lại Hoàng Sa nhưng chúng ta sẽ dạy cho con cháu rằng đó là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam và nói cho chúng biết Hoàng Sa đã bị rơi vào tay ngoại bang như thế nào. Một ngày nào đó con chúng ta, cháu chúng ta sẽ thu hồi Hoàng Sa về với Tổ quốc Việt Nam vì đó là trách nhiệm với lịch sử, với Tổ quốc.

- Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam -

Thủ Đức, 01/2018

Đạt Trần

----------------------------

Vài nét về ông Nguyễn Hữu Hạnh 

----------------------------

Ông được Ban binh vận, TW Cục miền Nam chú ý đến vì ông thể hiện là người con có hiếu, có thể cảm hóa được nên đã xây dựng ông làm việc cho Cách mạng gần 10 năm trời cho đến khi Giải phóng Miền Nam với mật danh S7 hoặc Sao Mai. Ông từng giữ các chức vụ quan trọng trong ngụy quân Sài Gòn như Phó Tư lệnh Sư đoàn 21, Tư lệnh Biệt khu 44, Phó Tư lệnh Quân đoàn IV, Phó Tư lệnh Quân đoàn II, Chánh Thanh tra Quân đoàn I. Trong nhiều lần đối mặt với lực lượng cách mạng, ông đều lệnh cho binh sĩ đánh ở thế giằng co mà không tiến chiếm mục tiêu. Khi quân giải phóng rút quân ông cũng ra lệnh rút quân về. Các cố vấn Mỹ mỉa mai gọi ông là “Tư lệnh thận trọng”“Tư lệnh không bao giờ chiếm mục tiêu”. Ông bị Nguyễn Văn Thiệu điều chuyển đi làm lính cho cấp dưới trước đây của ông (muốn làm nhục ông) và buộc ông giải ngũ khi mới 48 tuổi. Ngày 28/4/1975 ông được Dương Văn Minh cho tái ngũ với cấp bậc cũ - Chuẩn tướng và chỉ định là Phụ tá Tổng tham mưu trưởng nhưng trên thực tế là nắm quyền Tổng tham mưu trưởng (vì Tổng tham mưu trưởng Vĩnh Lộc đã đào nhiệm). Ông là 2 tướng lãnh cuối cùng chế độ cũ bên cạnh Tổng thống Dương Văn Minh trong Dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975 (người thứ 2 là Nguyễn Hữu Có sau này là Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam). Chính ông là người tác động tâm lý để Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Sau này ông Nguyễn Hữu Hạnh được bầu làm Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách là Nhân sĩ yêu nước.




Hiện ông Nguyễn Hữu Hạnh đang sống ở quê nhà - huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Có thể thăm ông Hạnh thông qua liên hệ Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh.

SỰ THẬT VỀ "HẢI CHIẾN HOÀNG SA 1974" QUA CÁCH NHÌN CỦA VIÊN CHUẨN TƯỚNG



Theo những gì trình bày trong cuốn "Viên Chuẩn tướng" - Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh - Chánh thanh tra Quân đoàn I, Quân khu 1 của ngụy quân Sài Gòn (Nguyễn Hữu Hạnh mang mật danh "Sao Mai" hoặc "S7" của Ban binh vận TW Cục miền Nam; sau này là Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) đi thanh tra sau trận hải chiến Hoàng Sa 1974 xác định: Nguyễn Văn Thiệu khi đi thị sát Quân đoàn I, (Quân khu 1) thì nhận được tin Trung Quốc ngang nhiên xua quân và dân chiếm một số đảo ở Hoàng Sa. Thiệu đã chỉ định Thiếu tướng Trần Văn Chơn (hải hàm Đề đốc), Tư lệnh Hải quân chịu trách nhiệm hành quân đổ bộ, đuổi hết người Trung Quốc. Chơn giao cho một viên Đại tá chỉ huy trận hải chiến gồm 4 chiến hạm HQ4, HQ5, HQ10 và HQ16. Sau khi đuổi người Trung Quốc ra các đảo một cách dễ dàng, họ lập tức rơi vào cái bẫy đã được giăng sẵn. Tàu chiến của Trung Quốc xuất hiện nằm ngăn cản phía trước mũi tàu của Việt Nam Cộng hòa. Viên Đại tá vừa ra lệnh nổ súng đã nhận được đòn giáng trả ngay tức khắc. Sau mấy loạt đạn đầu, chiến hạm HQ10 bị chìm, HQ16 trọng thương, hai chiến hạm còn lại đều dính đạn, nhiều chỗ bị thủng. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, viên Đại tá ra lệnh cho HQ4 và HQ5 kéo theo HQ16 bị trọng thương bỏ chạy về Đà Nẵng. Các tàu chiến Trung Quốc không đuổi theo, họ cho quân đổ bộ lên đảo Hoàng Sa bắt 41 tù binh của Quân khu 1, 01 cố vấn Mỹ và một số biệt hải. Ấy thế mà chỉ sau 2 ngày rời Đà Nẵng, Nguyễn Văn Thiệu đã tổ chức lễ mừng chiến thắng Hoàng Sa rộng lớn ở Sài Gòn. Theo lệnh của Tổng thống, tất cả các báo, mọi buổi phát thanh và truyền hình đều cổ vũ rùng beng của chiến thắng Hoàng Sa. "Những người hùng" trong "chiến dịch giải phóng Hoàng Sa" được đề cao hết sức với những lệnh khen thưởng, vinh thăng, đặc cách... Nguyễn Văn Thiệu còn đọc diễn văn: "Thế giới vô cùng khâm phục nước Việt Nam nhỏ bé dám tát vào mặt kẻ mạnh là Trung Quốc".

Nguyễn Hữu Hạnh cả cuộc đời binh nghiệp chưa bao giờ chứng kiến một chiến thắng quái gở như thế này. Ông Hạnh đã tìm ra bí ẩn khi được rỉ tai: "Người Mỹ bỏ tiền ra để tạo nên vụ Hoàng Sa. Mỹ đã dùng Hoàng Sa làm vật mua bán, đổi chác với Trung Quốc". Mỹ sắp cút khỏi miền Nam Việt Nam, Mỹ giao Hoàng Sa cho Trung Quốc để binh lính Trung Quốc đứng gác ngoài khơi nhằm ngăn chặn mọi hoạt động của Hải quân Liên Xô dọc bờ biển Việt Nam (mặc dù thời điểm này Liên Xô và Trung Quốc đã bình thường hóa quan hệ nhưng vẫn có sự thù địch ngầm).

Như vậy, trận Hải chiến Hoàng Sa 1974 chỉ là màn nướng thịt, nướng tàu của Thiệu theo chỉ thị của bố già Mỹ. Biển đảo của Tổ quốc bị rơi vào tay ngoại bang vì sự yếu kém của ngụy quân Sài Gòn từ chỉ thị của ông Tổng thống - Tổng tư lệnh tối cao của cái quân đội đó cho đến khả năng chỉ huy của sĩ quan thực thi, tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Nếu lao thẳng tàu lên bờ tử thủ kêu gọi chi viện thì những chiến hạm đó sẽ trở thành những lô cốt và cột mốc chủ quyền... nhưng họ đã bỏ chạy, bỏ mặc đồng đội bị địch bắt (Trung Quốc bắt từng tù binh phải nói vào máy ghi hình rằng Hoàng Sa là của Trung Quốc). Vậy tôi chẳng hiểu giờ này còn những kẻ ngờ nghệch đến nỗi đi vinh danh "chiến bại" của một đội quân đã chết để làm gì? Ngây thơ đến thế là cùng.



Và một điều đừng bao giờ quên, chủ quyền lãnh thổ của chúng ta bị ngoại bang đem ra trao đổi, chúng coi Việt Nam chỉ như con cờ trên bàn cờ chính trị của chúng. Kẻ đứng sau mọi chuyện này là Mỹ và tay sai ngụy... chúng phải chịu trách nhiệm với lịch sử khi để chủ quyền thiêng liêng của cha ông để lại rơi vào tay ngoại bang. Vậy tôn vinh chúng để làm gì? Chúng ta chưa thể lấy lại Hoàng Sa nhưng chúng ta sẽ dạy cho con cháu rằng đó là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam và nói cho chúng biết Hoàng Sa đã bị rơi vào tay ngoại bang như thế nào. Một ngày nào đó con chúng ta, cháu chúng ta sẽ thu hồi Hoàng Sa về với Tổ quốc Việt Nam vì đó là trách nhiệm với lịch sử, với Tổ quốc.

- Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam -

Thủ Đức, 01/2018

Đạt Trần

---- 
Vài nét về ông Nguyễn Hữu Hạnh 
----

Ông được Ban binh vận, TW Cục miền Nam chú ý đến vì ông thể hiện là người con có hiếu, có thể cảm hóa được nên đã xây dựng ông làm việc cho Cách mạng gần 10 năm trời cho đến khi Giải phóng Miền Nam với mật danh S7 hoặc Sao Mai. Ông từng giữ các chức vụ quan trọng trong ngụy quân Sài Gòn như Phó Tư lệnh Sư đoàn 21, Tư lệnh Biệt khu 44, Phó Tư lệnh Quân đoàn IV, Phó Tư lệnh Quân đoàn II, Chánh Thanh tra Quân đoàn I. Trong nhiều lần đối mặt với lực lượng cách mạng, ông đều lệnh cho binh sĩ đánh ở thế giằng co mà không tiến chiếm mục tiêu. Khi quân giải phóng rút quân ông cũng ra lệnh rút quân về. Các cố vấn Mỹ mỉa mai gọi ông là “Tư lệnh thận trọng”“Tư lệnh không bao giờ chiếm mục tiêu”. Ông bị Nguyễn Văn Thiệu điều chuyển đi làm lính cho cấp dưới trước đây của ông (muốn làm nhục ông) và buộc ông giải ngũ khi mới 48 tuổi. Ngày 28/4/1975 ông được Dương Văn Minh cho tái ngũ với cấp bậc cũ - Chuẩn tướng và chỉ định là Phụ tá Tổng tham mưu trưởng nhưng trên thực tế là nắm quyền Tổng tham mưu trưởng (vì Tổng tham mưu trưởng Vĩnh Lộc đã đào nhiệm). Ông là 2 tướng lãnh cuối cùng chế độ cũ bên cạnh Tổng thống Dương Văn Minh trong Dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975 (người thứ 2 là Nguyễn Hữu Có sau này là Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam). Chính ông là người tác động tâm lý để Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Sau này ông Nguyễn Hữu Hạnh được bầu làm Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách là Nhân sĩ yêu nước.




Hiện ông Nguyễn Hữu Hạnh đang sống ở quê nhà - huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Có thể thăm ông Hạnh thông qua liên hệ Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

GIẤY PHÉP LÁI XE QUỐC TẾ VÀ CHUYỆN ĐÚNG - SAI


GIẤY PHÉP LÁI XE QUỐC TẾ VÀ CHUYỆN ĐÚNG - SAI



Giấy phép lái xe ô tô ở Việt Nam hoàn toàn có thể đổi thành Giấy phép lái xe Quốc tế và nhiều nước khác cũng vậy. Tuy nhiên, Giấy phép lái xe Quốc tế của Việt Nam cấp và các nước khác cấp thông thường sẽ có ghi bằng tiếng Anh (international driver's license). Và kèm theo là một tài liệu được gọi là "international driver's document" với nội dung được xác nhận hạng xe được lái được dịch qua nhiều thứ tiếng, tất nhiên là có tiếng Anh. (Như của Mỹ thì được dịch qua 9 loại ngôn ngữ khác nhau).


Như vậy ở đây phải hiểu là có 2 loại giấy phép lái xe: của quốc gia và của Quốc tế. Sự công nhận Giấy phép lái xe Quốc tế của nước khác cấp có giá trị tại Quốc gia mình được dựa vào Công ước Giao thông đường bộ 1968. Tính đến năm 2016 có 73 Quốc gia là thành viên (trong đó có Việt Nam và Đức).

Tại điểm a Khoản 2 Điều 41 của Công ước Giao thông đường bộ 1968 quy định: "Giấy phép nội địa được viết bằng ngôn ngữ chính thức hoặc một trong những ngôn ngữ chính thức của Quốc gia đang lưu thông, hoặc nếu không viết bằng ngôn ngữ như vậy thì phải đi kèm với bản dịch có chứng nhận".

Quay trở lại vụ việc của Đội CSGT Cát Lái gây xôn xao mấy ngày nay. Tại thời điểm kiểm tra lái xe chỉ xuất trình được giấy phép lái xe ghi bằng tiếng Đức. Không có bản dịch nào bằng tiếng Anh (có thể có nhưng theo thông tin báo chí tôi không thấy) và không có bản dịch nào bằng tiếng Việt có chứng nhận - mà theo Công ước buộc phải có. Như vậy có 2 điểm cần hiểu ở đây:

- Giấy phép lái xe như vậy lưu thông ở Việt Nam là trái Pháp luật Quốc tế (cụ thể là Công ước giao thông đường bộ 1968 mà Việt Nam là thành viên). Tuy nhiên, Cảnh sát giao thông lại nói là Giấy phép lái xe Quốc tế không có giá trị ở Việt Nam là sai mà phải nói trong trường hợp này Giấy phép chưa hợp lệ ở Việt Nam (vì thiếu bản dịch bằng Tiếng Việt có chứng nhận). Theo thông tin báo chí, sau đấy CSGT trả lại phương tiện và giấy phép cho lái xe, tôi đánh giá đó là sự thiếu lập trường và chưa hiểu hết Công ước.

- Cảnh sát giao thông Việt Nam đa số sẽ không biết tiếng Đức vì đa phần được đào tạo ngoại ngữ tại các trường Công an nhân dân là tiếng Anh.

Thêm một vấn đề nhiều người chê trách, tự xưng là trình độ Đại học tại sao không biết về Công ước quốc tế giao thông đường bộ 1968. Xin thưa thế này, hệ Đại học của Công an nhân dân đào tạo rất bài bản. Trong học phần có môn Luật Quốc tế. Tuy nhiên phải hiểu không gì mênh mông bằng Luật Quốc tế và Luật Quốc tế phải được điều chỉnh bằng Luật Quốc gia (nội luật hóa Luật Quốc tế) thì mới có giá trị Pháp lý ở Quốc gia thành viên. Tùy ngành học mà sẽ học các phần về Luật Quốc tế, ví dụ như học về chuyên ngành Điều tra chủ yếu sẽ học về UNLOS 1982 (Luật Biển Quốc tế 1982) và các vấn đề liên quan đến tương trợ tư pháp, dẫn độ tội phạm... Các Trường Luật cũng vậy tùy ngành học mà học các vấn đề có liên quan trong Luật Quốc tế. Vì thế chẳng ai tài giỏi gì dám vỗ ngực xưng tên ta đây biết hết về Luật Quốc tế. Kể cả giảng viên dạy tôi là Tiến sĩ Luật khi tôi hỏi một vấn đề của Luật Quốc tế thì giảng viên cũng thẳng thắn hẹn lại để nghiên cứu và phúc đáp sau; thậm chí giảng viên Đại học Luật Huế (có lần tôi vào dự thính) còn giảng sai nữa cơ. Và Việt Nam rất kém về Luật Quốc tế, bao nhiêu tranh chấp thương mại Quốc tế mình kiện toàn thua nước khác. Dông dài để tôi muốn khẳng định lại về việc Cảnh sát giao thông trong tình huống trên còn khiếm khuyết về Luật Quốc tế là điều dễ hiểu. Bởi vì, Luật Quốc tế rất rộng như đã trình bày trên và những vụ việc liên quan đến Giấy phép lái xe Quốc tế mà họ xử lý là quá ít so với khối lượng công việc; Không những thế Cảnh sát giao thông ra đường thi hành nhiệm vụ phải nắm một mớ Luật, Nghị định, Thông tư,... cho nên cái gì ít dùng đến "quên" là chuyện bình thường, nhất là tình huống hiếm gặp trong thực tế.

Nói đi phải nói lại, hành xử và thái độ lời nói của các sĩ quan Cảnh sát giao thông như vậy là chưa đúng mực, không đúng với tư thế lễ tiết, tác phong, Điều lệnh và quân phong, quân kỷ của ngành Công an. Tuy nhiên, hãy để ý video clip không liền mạch, tất nhiên người vi phạm khi nào cũng có tâm lý muốn thuật lại sự việc theo hướng sao cho có lợi nhất với mình. Rất có thể hình ảnh mà người vi phạm khiếm nhã với lực lượng công vụ đã bị loại bỏ đi.

Tóm lại, qua vụ việc lực lượng chấp pháp cần nắm vững tất cả quy định Pháp luật, chức năng, quyền hạn của lực lượng mình. Cách ứng xử cần phải khôn khéo, kiềm chế nhưng kiên quyết. Người dân trước khi ném đá hội đồng thì cần nghiên cứu, suy nghĩ trước. Đúng - sai là phải suy nghĩ, không thể cảm tính được. Cứ nhắc đến "Bằng lái Quốc tế", Công ước Quốc tế nhưng khái niệm thế nào là "Bằng" thế nào là "Giấy phép" còn không biết, Công ước thì chưa đọc nhưng đã vội hùa theo đám đông (đó cũng là hiệu ứng tâm lý cực kỳ xấu của người Việt Nam ta).

Thủ Đức, Mậu Tuất hạnh nguyệt thượng tuần.
Công lộ Cảnh sát phiếm đàm 

Đạt Trần 

Công an Thanh Hóa công bố kết quả điều tra tin đồn lãnh đạo có 'bồ nhí'

Liên quan đến vụ tin đồn “bồ nhí” của ông Đỗ Trọng Hưng lan truyền trên mạng mấy ngày qua, Công an tỉnh Thanh Hóa vừa phát đi văn bản thông báo kết quả điều tra ban đầu.

Công an Thanh Hóa công bố kết quả điều tra tin đồn lãnh đạo có 'bồ nhí'
Thông báo kết quả điều tra của Công an tỉnh Thanh Hóa

Chiều nay 22.3, Công an tỉnh Thanh Hóa đã thông báo kết quả điều tra ban đầu, xác minh thông tin có nội dung xấu trên mạng xã hội liên quan đến ông Đỗ Trọng Hưng, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa.

Công an Thanh Hóa xác định, khoảng 20 giờ ngày 19.3, trên mạng xã hội xuất hiện một số thông tin, hình ảnh có liên quan đến ông Đỗ Trọng Hưng, đăng tải từ tài khoản facebook có nickname Sơn Thai và thông tin, hình ảnh liên quan của chị Nguyễn Thị Trang, hiện đang công tác tại Phòng Biên tập, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thanh Hóa.

Công an Thanh Hóa đã làm việc với chị Trang và được chị này xác nhận các hình ảnh đăng tải trên facebook Sơn Thai là đúng hình ảnh của chị. Song, chị Trang khẳng định đó là hành vi dựng chuyện, vu khống, xúc phạm nhân phẩm bản thân, vì chị Trang không hề quen biếtvà chưa bao giờ gặp gỡ, cũng như tiếp xúc với ông Đỗ Trọng Hưng, chỉ nghe tên ông Hưng qua các phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời, ông Đỗ Trọng Hưng cũng khẳng định không biết gì về chị Trang.

Công an Thanh Hóa công bố kết quả điều tra tin đồn lãnh đạo có 'bồ nhí'
Những tin nhắn đồn trên mạng xã hội

Ngoài ra, Công an tỉnh Thanh Hóa đã kiểm tra, xác định các dữ liệu trên máy điện thoại của chị Trang đang sử dụng, bao gồm danh sách các cuộc gọi, tin nhắn đi, đến đều không phát hiện có thông tin gì liên quan đến ông Đỗ Trọng Hưng.

Từ đó, Công an tỉnh Thanh Hóa khẳng định: "Các hình ảnh và nội dung tin nhắn đăng tải trên facebook Sơn Thai là do đối tượng tự tạo và chụp lại gán ghép với hình ảnh của chị Trang được sao chép trên facebook cá nhân của chị. Đối tượng đã tạo dựng tin nhắn có nội dung bịa đặt, sử dụng facebook đăng tải, phát tán với động cơ mục đích xấu, xúc phạm danh dự, uy tín cá nhân của ông Đỗ Trọng Hưng, nhằm gây mất ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn".
Công an Thanh Hóa cho biết đang phối hợp với các ngành chức năng tiếp tục điều tra, truy tìm đối tượng đã đăng tải thông tin trên để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, từ chiều 19.3, mạng xã hội facebook lan truyền chóng mặt thông tin ông Đỗ Trọng Hưng có “bồ nhí”. Cụ thể, các thông tin này kèm theo hình ảnh và số điện thoại được cho là của ông Đỗ Trọng Hưng cùng với nhiều tin nhắn qua lại một cô gái mang hình thể “hot girl”.

Đáng chú ý, trong nhiều tin nhắn đã nhắc đến những chuyện nội bộ của tỉnh Thanh Hóa xảy ra trong thời gian qua, như trường hợp của “hot girl” Quỳnh Anh cùng với tên của nhiều lãnh đạo tỉnh này.

Tại cuộc họp đột xuất chiều 21.3 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, ông Đỗ Trọng Hưng khẳng định tin đồn trên là hoàn toàn bịa đặt, vu khống, gây bức xúc cho bản thân ông và dư luận. Vì vậy, ông Đỗ Trọng Hưng cũng đề nghị cơ quan công an khẩn trương điều tra, làm rõ, nếu cần, cơ quan công an có thể trích xuất toàn bộ tin nhắn (đi và đến) từ số điện thoại của ông từ năm 2014 đến nay (thời điểm mà tin đồn ngầm nhắc đến), để điều tra, đối chứng.