KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018

Xem xét, thi hành kỷ luật ông Chu Hảo

       Với cương vị là Giám đốc - Tổng Biên tập, ông Chu Hảo chịu trách nhiệm chính về việc Nhà xuất bản Tri thức xuất bản một số cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, vi phạm Luật Xuất bản, bị cơ quan chức năng xử lý, thu hồi và tiêu hủy. 
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, với cương vị là Giám đốc - Tổng Biên tập, ông Chu Hảo chịu trách nhiệm chính về việc Nhà xuất bản Tri thức xuất bản một số cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, vi phạm Luật Xuất bản, bị cơ quan chức năng xử lý, thu hồi và tiêu hủy.

Xem xét, thi hành kỷ luật ông Chu Hảo

Từng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Chu Hảo đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, có những bài viết, phát ngôn có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 
Ông Chu Hảo đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. “Vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Chu Hảo là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật”, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận.

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

Bắt quả tang 1 người có thẻ phóng viên nhận 50 triệu đồng của doanh nghiệp



Sau khi nhận được tố giác một phóng viên có hành vi ép buộc, cưỡng đoạt tiền, Công an tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với doanh nghiệp lập án đấu tranh và bắt quả tang Ngô Văn Khích đang nhận 50 triệu đồng của doanh nghiệp.
Ngày 24/10, tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, cơ quan này đang tạm giữ hình sự Ngô Văn Khích (còn gọi là Đăng Hạ; SN 1984, ngụ 31/2 phố Phan Trọng Tuệ, phường Văn Điển, quận Thanh Trì, TP Hà Nội), để làm rõ hành vi "Cưỡng đoạt tài sản".

Bắt quả tang 1 người có thẻ phóng viên nhận 50 triệu đồng của doanh nghiệp
Nghi phạm Ngô Văn Khích tại cơ quan Công an tỉnh Thanh Hóa
Theo Công an Thanh Hóa, tối ngày 23/10, dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh và Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Thanh Hóa đã bắt quả tang Ngô Văn Khích đang có hành vi cưỡng đoạt tiền của một doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa.
Tại chỗ, Công an đã thu giữ 3 máy tính, 2 laptop, 3 điện thoại di động, 10 giấy giới thiệu của một cơ quan báo chí ở Hà Nội, 1 thẻ hội viên Hội Nhà báo, 1 thẻ phóng viên của một số cơ quan báo chí, 2 thẻ ATM và 50 triệu đồng tiền mặt vừa nhận của doanh nghiệp.

Bắt quả tang 1 người có thẻ phóng viên nhận 50 triệu đồng của doanh nghiệp
Tang vật Công an tỉnh Thanh Hóa thu được để phục vụ điều tra
Bước đầu, tại cơ quan Công an, Khích khai nhận hiện đang làm cộng tác viên cho một số trang thông tin điện tử, lợi dụng danh nghĩa này Khích đã về Thanh Hóa gặp một số doanh nghiệp và các tổ chức chính trị xã hội để tìm hiểu về các sai phạm.
Sau khi tìm hiểu thông tin, Khích dọa sẽ viết bài, đăng tải trên một số trang thông tin điện tử rồi câu kết với một số người khác gọi điện thoại cưỡng đoạt tài sản của các đơn vị, doanh nghiệp.
Hiện, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đang tạm giữ hình sự Ngô Văn Khích và tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án.

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018

Ông Nguyễn Mạnh Hùng được phê chuẩn làm Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông

Với số phiếu ủng hộ chiếm hơn 88% tổng số đại biểu Quốc hội, ông Nguyễn Mạnh Hùng - quyền Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông chính thức được phê chuẩn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ này.

Kết quả bỏ phiếu do Trưởng Ban kiểm phiếu Bùi Văn Cường đã công bố thể hiện, trong tổng số 473 phiếu thu về có 430 phiếu đồng ý, tương đương 88,66% tổng số đại biểu. Có 42 phiếu không đồng ý, 01 phiếu không hợp lệ. Như vậy, Quốc hội đã phê chuẩn việc bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Hùng làm Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông. 
Quốc hội thông qua nghị quyết phê chuẩn sau đó với 461/469 đại biểu tham gia bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực ngay sau khi được thông qua.
Tân Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhận hoa chúc mừng từ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sau đó.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng được phê chuẩn làm Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông
Tân Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông nhận hoa chúc mừng.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng nguyên là Thiếu tướng - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Uỷ viên TƯ Đảng ở thời điểm Bộ Chính trị chỉ định ông giữ chức Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Thông tin - Truyền thông nhiệm kỳ 2016 - 2021 hồi tháng 7 vừa qua. Khi đó, ông cũng đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định giao quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông khi cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn bị tạm đình chỉ chức vụ này do những sai phạm mắc phải trong vụ AVG.

Niềm tin và sức mạnh mới

Tại kỳ họp thứ 6 (khóa XIV), Quốc hội đã bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng giữ chức Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam với số phiếu tín nhiệm rất cao (99,79%). 

Niềm tin và sức mạnh mới
Tại kỳ họp thứ 6 (khóa XIV), Quốc hội đã bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng giữ chức Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.
Sự kiện này đánh dấu một bước phát triển mới trong tiến trình đi lên của Đảng, Nhà nước và Quốc hội ta. Nó thể hiện niềm tin to lớn của toàn Đảng và toàn dân ta.

Hơn ai hết, mỗi người chúng ta, khi nói về đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đều có những dấu ấn sâu sắc. Đồng chí đã từng kinh qua nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng, luôn trung thành và kiên trì với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đã góp phần quan trọng đưa con thuyền cách mạng vượt qua nhiều gian nan thử thách, liên tục tiến lên phía trước. 

Gần đây nhất, đồng chí là người tiên phong trong công tác đấu tranh phòng, chống tiêu cực; chống tham nhũng, suy thoái - một công việc rất khó khăn, phức tạp mà lúc mới khởi động, nhiều người còn e ngại tính khả thi của nó. 

Nhưng cho đến hôm nay, với cương vị là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, đồng chí đã chỉ huy quyết liệt, đem lại kết quả to lớn, nhất là đem lại niềm tin to lớn trong nhân dân. 

Hình ảnh sâu sắc mà người dân đã tặng cho đồng chí là “Người Đốt Lò”, với những vụ án đã được phanh phui, kết luận rõ ràng, đem lại kết quả tốt đẹp, như một điểm sáng đi vào lịch sử đấu tranh loại trừ tệ nạn tham những, tiêu cực, suy thoái đang có nguy cơ trở thành vấn nạn của Đảng và Nhà nước ta. 

Và điều quan trọng hơn là từ thực tiễn đó, đồng chí đã chỉ đạo để BCH Trung ương có những quyết sách về đường lối xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đấu tranh phòng chống suy thoái, tiêu cực trong Đảng. Đây là những chủ trương rất đúng đắn; quyết sách của Đảng rất hợp lòng dân. 

Bởi trong công tác này, đi đôi với chống thì phải coi trọng phòng, lấy phòng ngừa làm chính. Nó được hình thành một cách khoa học, bài bản trên những trục lớn như: hình thành những cơ chế để kiểm soát quyền lực; cơ chế trách nhiệm của người đứng đầu; cơ chế về gương mẫu của người lãnh đạo, cụ thể là từ trên xuống (từ các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy viên BCH Trung ương, lãnh đạo các cấp và mỗi đảng viên)… 

Mục đích hướng tới là làm cho mỗi cán bộ đảng viên trong hệ thống chính trị của chúng ta khi ngồi vào bất kì vị trí nào cũng không nghĩ đến, không dám và không thể tham nhũng tiêu cực được.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là người lãnh đạo tâm huyết, kiên định. Đồng chí đã thể hiện tài năng, bản lĩnh trong việc tiếp thu, kế thừa những kinh nghiệm, sáng tạo của Đảng ta, của quốc tế, nghiên cứu vận dụng vào thực tiễn nước ta hiện nay, đã tạo nên vai trò, vị trí và uy tín lớn của người đứng đầu. 

Và trong mỗi chúng ta, đồng chí cũng là một nhà lãnh đạo nhân văn, điềm đạm, gần gũi .

Việc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội nhất trí bầu giữ chức Chủ tịch nước là thể hiện đáp ứng nguyện vọng, lòng tin của toàn Đảng, toàn dân ta. 

Chúng ta tin tưởng ở cương vị và trọng trách mới rất vinh dự và lớn lao này, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ đáp lại sự mong đợi của toàn Đảng , toàn dân ta. Và tất nhiên, để đưa cách mạng nước ta phát triển lên tầm cao mới, trong thời gian tới cũng rất cần sự đồng lòng chung sức của mỗi chúng ta. 

Chúng ta phải biến niềm tin của mình thành sức mạnh. Chúng ta tín nhiệm đồng chí thì chúng ta cũng phải chung tay góp sức vào việc chung. Không có niềm tin nói suông. Niềm tin phải gắn liền với hành động thực tế. 

Phải tạo ra sức mạnh trên dưới một lòng, cùng chung tay, cùng hành động. Không được chủ quan, phải gạt bỏ tư tưởng ỷ lại, loại trừ biểu hiện né tránh. Người người vào cuộc để tạo sức mạnh, như thế mới xứng đáng với niềm tin. 

Bởi trong tình hình đất nước hiện nay, bên cạnh những gì chúng ta đã đạt được thì khó khăn trước mắt còn nhiều, nguy cơ tụt hậu chưa phải đã hoàn toàn được khắc phục; yêu cầu của cuộc sống người dân cũng như yêu cầu của sự phát triển đi lên là rất lớn… Chính những khó khăn thách thức đó đòi hỏi mỗi chúng ta phải cùng nhau quyết tâm, chung tay góp sức tạo nên sức mạnh mới.

Cảnh giác với thủ đoạn xuyên tạc việc bầu Chủ tịch nước

Theo chương trình kỳ họp thứ 6 được Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thông tin với báo chí, Quốc hội sẽ tiến hành bỏ phiếu kín bầu Chủ tịch nước vào sáng 23-10, kết quả kiểm phiếu sẽ được công bố chiều cùng ngày. Trước đó, tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XII, Trung ương đã giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước.


Liên quan nội dung này, thời gian qua, đã có rất nhiều ý kiến bàn luận, cả trong nước và ngoài nước. Đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đều bày tỏ sự đồng tình cao với việc Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước và cho rằng đây là sự lựa chọn đúng đắn, sáng suốt và hợp lòng dân. Bên cạnh đa số các ý kiến đồng thuận, có một số ý kiến lạc lõng, thiển cận, sai lệch về vấn đề, một số quan điểm có tính quy chụp, xuyên tạc, cố tình tạo dư luận nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Nhân danh là những nhà biên khảo, nhà nghiên cứu, chuyên gia cao cấp, luật sư…, thông qua các trang mạng xã hội, Internet, họ cho rằng đây là việc “nhất thể hóa”, một sự “sao chép”, “rập khuôn”, “một bản sao không hoàn chỉnh” mô hình tổ chức nhà nước của Trung Quốc. Thậm chí, họ còn nói rằng, thực chất đó là việc “củng cố quyền lực”, “thâu tóm quyền lực cá nhân”, “không có ý nghĩa cho đất nước”... 

Thực tế, mô hình người đứng đầu Đảng đồng thời đứng đầu Nhà nước là điều hết sức tự nhiên trong đời sống chính trị của nhiều quốc gia trên thế giới. Trước đây, ở Liên Xô, các Tổng Bí thư đều là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Xô-viết tối cao. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, từ năm 1993 đến nay Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc đều đồng thời là Chủ tịch nước. 

Cộng hòa dân chủ nhân Lào thực hiện mô hình này từ năm 2006 đến nay. Ở Cuba, từ năm 1976 đến tháng 4-2018, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Cộng sản Cuba cũng đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Samdech Hun Sen, vừa là Chủ tịch Đảng nhân dân Campuchia vừa là Thủ tướng Chính phủ Campuchia. 

Ngay ở các nước có thể chế chính trị khác Việt Nam, tổng thống hay thủ tướng cũng đều là người đứng đầu đảng cầm quyền. Ở Việt Nam, từ Đại hội lần thứ hai của Đảng (tháng 2-1951) đến năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng, đồng thời là Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Như vậy, có thể nói, nước ta đã có truyền thống và kinh nghiệm về mô hình người đứng đầu của Đảng đồng thời là Chủ tịch nước.

Trong công cuộc đổi mới đất nước, chủ trương thực hiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là người đứng đầu chính quyền các cấp đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ đạo thực hiện thí điểm ở tỉnh Quảng Ninh và một số địa phương khác trong nhiều năm qua. 

Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” có các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, trong đó có nội dung thực hiện mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân ở những nơi có điều kiện.

Vì vậy, việc giới thiệu để Quốc hội bầu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước là điều hết sức bình thường, phù hợp với lịch sử truyền thống của dân tộc và xu thế chung của thời đại. Đây hoàn toàn không phải là sự “sao chép” hay “rập khuôn” mô hình tổ chức của bất cứ quốc gia nào.

Nước ta từng có tiền lệ người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời giữ chức Chủ tịch nước. Hiện nay, dù là giải pháp tình huống, nhưng việc Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước sẽ tạo tiền đề để đẩy nhanh việc thực hiện chủ trương Bí thư cấp ủy đồng thời là người đứng đầu chính quyền các cấp đã được nêu trong Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. 

Khi người đứng đầu cấp ủy đồng thời là người đứng đầu chính quyền thì việc phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội từ Đảng tới chính quyền sẽ nhanh chóng, thuận lợi và kịp thời hơn. 

Mặt khác, khi tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, biên chế sẽ được tinh giản, từ đó giảm áp lực cho ngân sách Nhà nước do phải trả lương cho công chức, viên chức; khắc phục được tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân; tạo sự thống nhất giữa cơ quan của Đảng và chính quyền khi thực hiện các công việc. 

Có thể khẳng định, việc thực hiện mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là người đứng đầu chính quyền sẽ có nhiều ưu điểm, mang lại lợi ích nhiều mặt cho đất nước.

Vấn đề được nhiều người quan tâm là khi một người đồng thời giữ hai chức vụ cao nhất của Đảng và Nhà nước thì kiểm soát quyền lực như thế nào? Việc kiểm soát quyền lực đã được Đảng ta nêu ra từ lâu, với chủ trương thiết lập cho được một cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực đối với những người có chức vụ, quyền hạn theo nguyên tắc: Mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế, quyền hạn phải được ràng buộc với trách nhiệm, quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền hạn càng cao trách nhiệm càng lớn.

Chúng ta kiểm soát quyền lực bằng những quy định của Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Đảng, bằng hoạt động của các cơ quan dân cử, cơ quan kiểm tra và thanh tra của Đảng và Nhà nước, sự giám sát của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Điều quan trọng nhất trong kiểm soát quyền lực là phải lựa chọn được nhà lãnh đạo có đủ tài năng, đức độ, trách nhiệm và uy tín chính trị, thật sự vì dân, vì nước. 

Sau khi Trung ương thống nhất giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước, đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đều bày tỏ sự tin tưởng, ủng hộ rất cao và cho rằng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng là người hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết của người đứng đầu Đảng và Nhà nước. 

Những gì mà Tổng Bí thư làm được thời gian qua đã để lại trong lòng cán bộ, đảng viên và nhân dân hình ảnh một người lãnh đạo đầy tâm huyết, bản lĩnh, nói đi đôi với làm và luôn đặt lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân lên trên hết. Nhân dân tin tưởng rằng, với cương vị là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, đồng chí Nguyễn Phú Trọng sẽ có đầy đủ điều kiện để phát huy tốt nhất quyền hạn và trách nhiệm được giao, phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân tốt hơn nữa. 

Ngay cả những người có quan điểm trung lập và một số nhà nghiên cứu nước ngoài cũng cho rằng, “hiện tại không ai khác phù hợp hơn ông Nguyễn Phú Trọng để đảm nhiệm đồng thời cả hai vị trí đứng đầu đất nước”. Đó là sự đánh giá chính xác, khách quan, khi chứng kiến những kết quả mà đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã làm được thời gian qua, với cương vị là người đứng đầu của Đảng.

Đây là nguyện vọng của hơn 96 triệu nhân dân Việt Nam tin tưởng trao gửi cho đồng chí Nguyễn Phú Trọng, một con người có đủ phẩm chất và năng lực, kinh nghiệm và trí tuệ, bản lĩnh và uy tín, có tâm và có tầm để lãnh đạo công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam đổi mới, phát triển và thịnh vượng. 

Những luận điệu cho rằng đó là việc “củng cố quyền lực” hay “thâu tóm quyền lực cá nhân” chỉ là một chiêu trò của một số cá nhân chống phá nhằm bôi nhọ danh dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và hạ thấp uy tín của Đảng. Một khi toàn Đảng đã thống nhất, lòng dân đã thuận thì không một thế lực nào, một thủ đoạn nào có thể làm thay đổi được ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018

SUY NGHĨ TRƯỚC NGÀY QUỐC HỘI LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM ...


Ngày mai 22/10, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội XIV khai mạc. Ngoài những công việc thường kỳ, phiên họp lần này sẽ có hai sự kiện rất quan trọng, đó là bầu Chủ tịch nước và lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn.

SUY NGHĨ TRƯỚC NGÀY QUỐC HỘI LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM ...

Đối với lấy phiếu tín nhiệm, kết quả, chất lượng có thể còn bàn cãi, song về nguyên lý, đây được coi tương tự như một cuộc bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ.
Song, công bằng thì việc lấy phiếu tín nhiệm vừa qua, người dân vẫn còn những băn khoăn, lo ngại. Điều này có thể hiểu được bởi đã từng xảy ra một số vị được tỉ lệ phiếu tín nhiệm nhưng sau đó ít lâu, bị kỉ luật nghiêm khắc.
Cũng có trường hợp về hưu rồi vẫn “day dứt” vì cho rằng việc đánh giá về mình chưa chính xác như nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh - Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền khi bà trả lời trên VTV1 trong chương trình Quốc hội với cử tri gần đây.
Vì thế, điều mà cử tri cả nước mong đợi tại kỳ lấy phiếu lần này là sự khách quan, khoa học và chính xác.
Nói khách quan là mong muốn những lá phiếu không bị chi phối bởi cảm tình, nể nang hay lý do nào đó. Việc nào ra việc ấy, tình riêng là tình riêng, phép công là phép công. Đừng vì tình riêng mà phụ lòng cử tri trông đợi. Đừng vì lý do nào đó để mất niềm tin cậy của Nhân dân.
Đó là không loại trừ việc “chạy” phiếu tín nhiệm như lời cảnh tỉnh của ông Trương Tấn Sang (khi đó là Chủ tịch nước) cách đây gần 6 năm (15/12/2012), tại buổi tiếp xúc cử tri các Quận 1, 3 và 4 TP.HCM:
“Coi chừng bỏ phiếu là đi chạy, đi vận động, sẽ có tình trạng chạy phiếu tức là vận động phiếu, mà vận động ở đây là vận động nháy nháy, móc ngoặc với nhau, được anh, được tôi. Đó là chuyện không lành mạnh. Phải bỏ phiếu trung thực, ông tốt thì phiếu nhiều, ông xấu thì phiếu ít hoặc không phiếu…” - Ông Sang nói.

Điều lo ngại thứ hai, chính là tính khoa học mà ở đây là nhận thức và tiếp cận thông tin. Các đại biểu Quốc hội không chỉ cần tri thức để nhận biết những ưu, khuyết điểm của từng vị trí mà còn phải có nhiều luồng thông tin khác nhau để soi rọi dưới các góc nhìn khác nhau, từ đó có thể tiếp cận gần chân lý nhất.
Công bằng, trong việc lấy phiếu như thế này, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành chịu nhiều áp lực nhất. Lý do, họ là những người “tay chém, vai vác”, luôn luôn trực tiếp đối diện và giải quyết công việc.
Họ phải “đi” nên dễ “vấp” và càng đi nhiều, càng hay vấp còn nếu những vị trí rất ít “di chuyển”, thậm chí có “đi” đâu mà “vấp”, có làm đâu mà sai.
Công bằng, còn ở chỗ lựa chọn phương tiện, dụng cụ “cân, đo, đong, đếm” bởi trong dân gian đã có câu “Đi nhẹ, nói khẽ, hay cười - Việc đâu bỏ đó, là người phiếu cao”!
Việc đánh giá công bằng, khoa học, chính xác không chỉ để chỉ ra những mặt hạn chế cần khắc phục, những mặt mạnh cần phát huy, động viên những nỗ lực mà còn là mong mỏi của cử tri và của chính các đối tượng nằm trong diện lấy phiếu.
Việc lấy phiếu tín nhiệm cũng không chỉ là cuộc “sát hạch” giữa nhiệm kỳ của Quốc hội đối với các chức vụ do Quốc hội bầu và phê chuẩn mà còn là dịp cử tri “sát hạch” các đại biểu Quốc hội và Quốc hội cả về tâm, tầm, trí, đặc biệt là sự khách quan, trung thực, công bằng.
Thực ra qua nửa nhiệm kỳ, ai làm được gì, ai chưa làm được gì, cái gì hay, cái gì dở dân biết hết. Mong rằng kết quả lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội tương đồng với đánh giá của cử tri, phải không các bạn?

HÃY LÀM NHƯ LỜI GIÁO HOÀNG


Ngày 20/10, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã hội kiến Giáo hoàng Francis và gặp Thủ tướng Tòa thánh Vatican, Hồng Y Pietro Parolin. Tại cuộc hội kiến, Giáo hoàng Francis nhấn mạnh: Giáo hội Công giáo Việt Nam cần tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa đường hướng “Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc” của Hội đồng Giám mục Việt Nam và Huấn từ của Giáo hoàng “người giáo dân tốt cũng là người công dân tốt”, “người Công giáo Việt Nam phải đồng hành cùng dân tộc Việt Nam xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc”; đồng thời khuyến khích giáo dân và chức sắc Công giáo tại Việt Nam tham gia vào các hoạt động chung, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của đất nước và Giáo hội.


HÃY LÀM NHƯ LỜI GIÁO HOÀNG

Phó Thủ tướng Tòa Thánh Pietro Parolin vui mừng đón Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình và phái đoàn Việt Nam đến thăm, nhấn mạnh: Tòa thánh luôn khuyến khích Giáo hội Công giáo Việt Nam đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình và Thủ tướng Tòa thánh Parolin đã trao đổi ý kiến về một số vấn đề quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh, khẳng định cần tiếp tục duy trì các cuộc tiếp xúc cấp cao cũng như đối thoại thường xuyên ở các cấp.

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

TP.HCM: Thanh niên ôm tảng đá quăng vào CSCĐ bị tuyên phạt hơn 3 năm tù



Sau một ngày xét xử, TAND quận Bình Tân (TP.HCM) đã tuyên án ba bị cáo dùng gạch, đá để tấn công cảnh sát trong cuộc đình công tại Công ty Pouyuen vào ngày 11/6.

TP.HCM: Thanh niên ôm tảng đá quăng vào CSCĐ bị tuyên phạt hơn 3 năm tù
Các bị cáo tại phiên tòa.
Theo cáo trạng: sáng 11/6, Công an quận Bình Tân kết hợp với Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và một số lực lượng khác triển khai tại khu vực cổng chính Công ty Pouyuen (quận Bình Tân, TP.HCM) để đảm bảo trật tự vì có nhiều người tụ tập thực hiện các hành vi quá khích.

Tới 8h, Lê Trọng Nghĩa (31 tuổi, quê Long An) đang làm việc tại khu A của Công ty thì thấy có một nhóm công nhân đình công, Nghĩa xin ra ngoài rồi leo tường đứng xem lực lượng cảnh sát làm nhiệm vụ, sau đó nhiều lần lấy đá ném vào vị trí của các chiến sĩ này.

Tương tự hành vi của Nghĩa, Phạm Thị Thu Thủy (44 tuổi, quê Tiền Giang) cũng được nhiều người khác rủ đình công để đi ra tụ tập. Tại đây, Thủy cũng dùng gạch, đá ném vào lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ.

TP.HCM: Thanh niên ôm tảng đá quăng vào CSCĐ bị tuyên phạt hơn 3 năm tù

Cùng tham gia vào việc này, Võ Văn Trụ (36 tuổi, quê Long An) ôm cục đá nặng 33kg quăng từ trên xuống vị trí của của chiến sĩ Ngô H.T.. Hành vi này của Trụ đã được một người dân ghi lại và cung cấp cho cơ quan điều tra.

Nhận định về hành vi của các bị cáo, HĐXX cho rằng đã xâm phạm đến trật tự công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động quản lý hành chính nên cần xử nghiêm để răn đe, phòng ngừa chung.

Sau khi nghị án HĐXX tuyên phạt Nghĩa 2 năm 3 tháng tù, Thủy 2 năm 6 tháng tù và Trụ 3 năm 3 tháng tù. Về trách nhiệm dân sự, HĐXX không xem xét do các chiến sĩ CSCĐ không yêu cầu bồi thường.


Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

Khởi tố vụ án 10 quả mìn cài quanh cây ATM ở Quảng Ninh

Cảnh sát nhận định kẻ xấu có ý định phá hoại chứ không nhằm cướp tiền trong cây ATM, mìn trong trạng thái chờ kích nổ.
Chiều 16/10, đại tá Thái Hồng Công, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan điều tra vừa khởi tố vụ án sử dụng trái phép vật liệu nổ và đang truy bắt nghi phạm cài 2kg thuốc nổ trong cây ATM.
Sáng 13/10, nhân viên một ngân hàng thương mại vào nạp tiền cho cây ATM ở chung cư Than Nam Mẫu, phường Yên Thanh, thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) đã phát hiện phía dưới máy rút tiền có nhiều thỏi hình dáng giống mìn đã được ghim chốt. Sự việc được báo cơ quan chức năng.

Khởi tố vụ án 10 quả mìn cài quanh cây ATM ở Quảng Ninh
Cây ATM bị cài mìn.

Chiều cùng ngày, lực lượng công binh thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh đã tiếp cận cây ATM, phát hiện bên trong có 10 thỏi mìn, tổng cộng hơn 2 kg. Khoảng 14h10, toàn bộ số mìn đã được tháo gỡ và đưa về nơi an toàn.
Cây ATM nằm bên hông khu chung cư gồm bốn tòa nhà 9 tầng, gần quốc lộ 18A và Công ty giày da sao vàng - nơi có hàng nghìn công nhân ở và làm việc.
Trung tá Phạm Thanh Toàn, Trưởng ban Công binh Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh cho biết, thuốc nổ sử dụng trong những quả mìn là loại công nghiệp dẻo - loại thuốc nổ mạnh. 10 thỏi mìn với 8 kíp đã được đấu nối vào nhau, hai dây kích nổ giấu dưới gầm. Có hai dây kéo ra phía sau cây ATM nhằm đánh lạc hướng cơ quan chức năng.
Ông Toàn cho hay, mìn được đặt ở trạng thái chờ kích nổ, nếu không phát hiện sớm, khả năng thủ phạm sẽ cho nổ. Với hơn hai kg thuốc, bán kính sát thương có thể tới hàng trăm mét.
Trung tá Toàn nhận định, mục đích đặt mìn nhiều khả năng là để phá hoại chứ không phải để lấy tiền, vì thủ phạm nhằm vào khu dân cư đông đúc, ở trung tâm thành phố. Hơn nữa, số thuốc nổ này có thể thổi tung cả cây ATM.

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2018

ĐÀM VĨNH HƯNG KÝ LÊN TRANH NGƯỜI KHÁC: MỘT LỖI LẦM DO VÔ Ý GÂY RA?

Rõ ràng việc các ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên, Quang Lê, Vũ Hà… ký tên vào bức tranh của Hứa Thanh Bình là sai. 
Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả”.

ĐÀM VĨNH HƯNG KÝ LÊN TRANH NGƯỜI KHÁC: MỘT LỖI LẦM DO VÔ Ý GÂY RA?
Các nghệ sĩ trong buổi từ thiện bên bức tranh của họa sĩ Hứa Thanh Bình.
Điều đáng nói ở đây là khi làm việc này, chưa chắc các ca sĩ biết mình đang làm sai. Qua việc họ đôi co, qua thái độ “ngỡ ngàng” của họ trên mạng, qua lời giải thích của ca sĩ Vũ Hà, cũng có thể thấy họ sai mà không hề hay biết.
Vũ Hà nói: “Vị doanh nhân này muốn treo tranh trong phòng làm việc, yêu mến anh chị em nghệ sĩ nên đã nói chúng tôi ký tên làm kỷ niệm. Nếu không, chúng tôi chẳng ai dại cùng ký tên như thế. Người mua tranh vui vẻ muốn điều đó thì không hiểu tại sao mọi người lại phản ứng”.
Đọc những lời này, rõ ràng Vũ Hà đang nghĩ việc ký tên lên tranh cũng giống như ký lên sách, lên đĩa nhạc, lên đàn ghi-ta, lên xe máy… vậy thôi.
Nếu thật thà nhìn nhận, thì trong đời sống, chắc còn không ít trường hợp nghĩ giống như các ca sĩ và ông doanh nhân này. Bởi họ chưa được chuẩn bị tâm thế, thông tin để tiếp nhận “tính độc bản” của một bức tranh, rất khác với “tính phiên bản” của những sản phẩm sản xuất hàng loạt khác. Hơn nữa, tranh là tác phẩm thị giác, việc ký lung tung có thể ảnh hưởng đến bố cục, màu sắc, sự toàn vẹn thẩm mỹ của nó.
Trên mạng có nhiều ý kiến cho rằng hành động của các ca sĩ này là vô văn hóa, chỉ Việt Nam mới có, thì e rằng hơi cực đoan và vội vàng. Bởi thực ra trên thế giới, ngay cả ở các nước văn minh, cũng không hiếm trường hợp giống như vậy, ngoài sự cố tình hủy hoại thì không bàn làm gì, đã có chế tài pháp luật, còn đa số do vô tình mà phạm phải.
Kiệt tác “La Reve” của Picasso từng bị chính người sở hữu vô tình làm thủng lúc say sưa giới thiệu với bạn bè, buộc nó phải giảm giá từ 139 triệu USD xuống 90 triệu USD khi mang ra bán đấu giá. Vài khách xem vào bảo tàng lớn vô tư vẽ thêm vài chi tiết lên bức tranh, viết vẽ lên tượng cổ Hy Lạp cũng không hiếm.
Tất nhiên các ví dụ vừa nêu so với việc các các sĩ ký tên là khác nhau về hiện tượng và bản chất, nhưng rốt cuộc đều ảnh hưởng không tốt đến chỉnh thể tác phẩm. Họa sĩ Hứa Thanh Bình, dù khá buồn, nhưng chọn thái độ im lặng, có lẽ ông muốn tôn trọng tinh thần từ thiện mà bức tranh đã hướng đến từ đầu.
Việc lên án chừng mực sai lầm của các ca sĩ vừa nêu cũng sẽ có tác dụng như một bài học cảnh báo những việc làm tương tự trong tương lai, của những người khác. Có những sai lầm là không thể chấp nhận được, nhưng cũng có những sai lầm trở thành bài học cho người khác. Bởi rõ ràng, có những lỗi lầm do vô ý hoặc do kém hiểu biết sinh ra. Đơn giản như việc chải răng, phức tạp như việc bảo vệ nguồn nước, bảo vệ rừng… nhiều cá nhân, nhiều quốc gia làm sai mà tưởng làm đúng trong suốt thời gian dài.