KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2019

CẠM BẪY TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG: TUNG TIN THẤT THIỆT, HẬU QUẢ NHÃN TIỀN


Chúng ta đã có đủ cơ sở pháp lý để ngăn chặn và xử lý nghiêm những người đăng tin giả mạo, gây ra sự bất ổn trên không gian mạng cũng như đảm bảo môi trường mạng an toàn chưa?
 
CẠM BẪY TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG: TUNG TIN THẤT THIỆT, HẬU QUẢ NHÃN TIỀN
Chủ trang facebook Đầm Bầu Thời Trang Mami đăng thông tin đính chính tin thất thiệt về dịch tả heo châu Phi
Thông tin thịt lợn nhiễm sán của một facebooker sau khi đăng ít phút đã có 800 lượt chia sẻ và 300 lượt bình luận; Thông tin tiền giả số lượng lớn đang lưu hành tại địa phương do một tài khoản mạng xã hội đăng tải không chỉ gây hoang mang dư luận mà còn ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ. Cũng ở môi trường mạng, còn có cả chuyện mạo nhận cơ quan có thẩm quyền để định hướng dư luận…
Nước ta hiện có 64 triệu người sử dụng mạng Internet, 58 triệu tài khoản facebook nên những việc nêu trên gây nhiễu loạn thông tin, tác động xấu đến đời sống xã hội. Vậy chúng ta đã có đủ cơ sở pháp lý để ngăn chặn và xử lý nghiêm những người đăng tin giả mạo, gây ra sự bất ổn trên không gian mạng cũng như đảm bảo môi trường mạng an toàn chưa?

Báo động tình trạng đăng tin giả

Thịt lợn là loại thực phẩm chiếm vị trí gần như chủ yếu trong thực đơn của nhiều gia đình. Ngành chăn nuôi lợn vì thế cũng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong nền nông nghiệp nước nhà. Thế nhưng chỉ trong mấy tháng đầu năm Kỷ Hợi này, trên mạng xã hội lại có quá nhiều tin… vịt liên quan đến thịt lợn.
Cụ thể, truyền thông Nhà nước thông tin dịch tả lợn châu Phi bắt đầu xuất hiện vào dịp sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi khiến nhiều người lo lắng. Từng ngày, thông tin các địa phương có dịch được ngành nông nghiệp công bố và cùng với đó là các biện pháp chặn dịch, chống dịch lây lan như tiêu huỷ, khoanh vùng dịch…Những tin tức về bệnh dịch được cập nhật thường xuyên đã giúp người chăn nuôi cũng như người tiêu dùng chủ động trong phòng, chống dịch, không hoang mang.
Thế nhưng, trong bối cảnh cả xã hội đang nỗ lực phòng, chống và ngăn chặn tác động xấu của dịch thì fanpage có tên Đầm bầu Thời trang Mami lại gây nhiễu loạn xã hội vì đăng tin sai sự thật. Chủ trang mạng xã hội này tung tin, thịt lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi có thể lây sang người và kêu gọi tẩy chay thịt lợn. Thông tin khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang, một số người đã chọn các thực phẩm khác thay thịt lợn.
Việc làm của trang Đầm bầu Thời trang Mami đã gây hiểu sai về dịch bệnh, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hộ chăn nuôi lợn. Trước thông tin sai sự thật và tác động xấu đến xã hội này, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin Truyền thông) đã yêu cầu chủ nhân của fanpage này đến làm việc để làm rõ những thông tin sai lệch trên.
Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đưa ra thông tin về kết quả nghiên cứu, rằng không có việc bệnh dịch lợn tả châu Phi lây sang người. Cơ quan chức năng sau đó đã xử phạt chủ nhân của trang bán hàng online này 20.000.000đ.
Cũng chọn thời điểm dư luận đang nóng rẫy để đăng tin vịt là trường hợp của facebooker Trịnh Thị Huế. Ngày 18-3, tài khoản Hue Trinh Thi đăng tin, hình ảnh về thịt lợn nhiễm sán ở chợ Lộc Phát, phường Lộc Phát, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Đây là thời điểm, tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh đang xảy ra việc phụ huynh tố bếp ăn nhà trường nhập thịt nhiễm sán và gây ra cơn sốt phụ huynh đưa trẻ hàng nghìn trẻ lên các bệnh viện chuyên khoa ở Hà Nội xét nghiệm.
Thông tin này lập tức nhận được 300 lượt bình luận và 800 lượt chia sẻ. Điều này cho thấy, quá nhiều người đã đọc, đã tin vào tài khoản mạng xã hội này nên đã chia sẻ đến cộng đồng mạng. Thế nhưng, chỉ sau khi Thanh tra Sở Thông tin, Truyền thông tỉnh Lâm Đồng vào cuộc, thì những người trong danh sách bạn bè của Hue Trinh Thi trên facebook mới biết, họ đã bị “người bạn” này cho ăn … tin vịt.
Buồn hơn nữa là nhiều người trong số họ đã tin và chia sẻ nên chính họ đã góp phần làm tin xấu lan toả... Ngày 20-3, chủ nhân của tài khoản facebook Hue Trinh Thi là Trịnh Thị Huế bị Thanh tra Sở Thông tin, Truyền thông tỉnh Lâm Đồng xử phạt hành chính 10.000.000 đ.
Cũng vào trung tuần tháng 3 năm nay, nhiều chủ trang mạng xã hội ở vùng đất mũi Cà Mau đăng tin thất thiệt về dịch tả lợn châu Phi và được chia sẻ với tốc độ chóng mặt. Việc này đã tạo nên hiệu ứng domino khiến cho thông tin sai lệch này lan rộng. Điều đáng nói là đại diện ngành chăn nuôi tỉnh này xác nhận, tại thời điểm tin thất thiệt đang lan tràn thì Cà Mau nói riêng và 13 tỉnh Đông Nam Bộ chưa xuất hiện dịch tả lợn châu Phi.
Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi đã được kiểm soát, mức độ tiêu thụ thịt lợn cũng gần như trở lại như trước đây, việc chăn nuôi của các hộ dân cũng dần ổn định. Để làm được điều này, cần có sự ra tay đồng bộ của các cơ quan hữu quan, người dân. Bởi, dịch bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, kinh tế - xã hội.
Trong lúc đang có dịch bệnh, những thông tin liên quan được rất nhiều người quan tâm và có tác động rất lớn. Nếu là thông tin tích cực, sẽ giúp giảm thiểu tác hại của dịch bệnh, còn ngược lại thì gây hậu quả khôn lường. Chính vì thế, việc một số người dùng mạng xã hội vì muốn câu view, câu like, hay để được nổi tiếng, để bán được hàng … mà đăng tải thông tin sai sự thật là vô trách nhiệm.
Hiện nay, cơ quan chức năng đang áp dụng quy định về xử phạt hành chính theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP để xử lý các trường hợp đăng tin sai sự thật, với mức phạt từ 10.000.000đ – 20.000.000đ. Tìm hiểu, chúng tôi được biết, Luật An ninh mạng có hiệu lực ngày 01-01-2019 không quy định cụ thể về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi này.
Tuy nhiên, chúng tôi được biết hiện nay, Bộ Công an đang khẩn trương đề xuất xây dựng Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực an ninh mạng. Đây là việc làm cần thiết nhằm có thêm căn cứ pháp lý để xử lý nghiêm những người đưa tin thất thiệt, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội.

Ngăn chặn thông tin xấu

Trên mạng xã hội gần đây không chỉ xuất hiện những hoang tin mà mới đây, còn xuất hiện cả hiện tượng mạo danh cơ quan nhà nước để đăng tải thông tin, định hướng dư luận. Đó là hồi tháng 3, khi dư luận đang quan tâm đến dự thảo văn bản luật liên quan đến nước mắm thì trên mạng xã hội facebook xuất hiện tài khoản Ban Tuyên Trung ương.
Tài khoản này đăng thông tin “cảnh giác với chiêu trò bảo vệ nước mắm truyền thống, để phá hoại nền sản xuất nước nhà”. Khi tài khoản này xuất hiện, đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định, cơ quan này không có tài khoản nêu trên, yêu cầu cơ chức năng xác minh làm rõ và chỉ ra trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ phải xoá tài khoản mạo danh.
Mặc dù ngay sau đó, tài khoản này đã bị xoá, tuy nhiên trong thời gian tồn tại, những nội dung đăng tải trên tài khoản này đã có những ảnh hưởng xã hội nhất định. Bởi bối cảnh nó xuất hiện là lúc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra dự thảo Nghị định tiêu chuẩn nước mắm.
Trong dự thảo này, có nội dung gây tranh cãi về nước mắm truyền thống và nước chấm. Có rất nhiều ý kiến xoay quanh chủ đề này, tạo nên những luồng ý kiến trái chiều gay gắt. Lợi dụng việc này, có kẻ đã giả mạo Ban tuyên giáo Trung ương để đưa ra ý kiến “chỉ đạo” nhằm gây hiểu lầm, kích động, nhiễu loạn…
Rõ ràng, dã tâm phá hoại của kẻ lập ra tài khoản giả mạo thể hiện rất rõ. Tìm hiểu, chúng tôi được biết tình trạng giả mạo cơ quan Nhà nước tuy không nhiều, nhưng như ví dụ vừa nêu thì rõ ràng là có xảy ra trong thực tế. Vậy làm thế nào để hạn chế tình trạng này?
Thông tin từ Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho biết, để hạn chế tình trạng này, cần phải đảm bảo việc:
(1) Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Công an phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương và chính quyền các cấp chủ động công tác thông tin tuyên truyền phản bác luận điệu xuyên tạc nội bộ trên không gian mạng với nhiều nội dung và hình thức; định hướng, kiểm soát chặt chẽ hoạt động đưa tin báo chí và xử lý nghiêm minh các trường hợp phóng viên vi phạm pháp luật, vi phạm tôn chỉ, mục đích của nghề báo.

Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện đúng đắn chủ trương, chính sách, pháp luật, giải quyết kịp thời, thỏa đáng, đúng pháp luật những vụ việc có liên quan đến quyền lợi của người dân.
(2) Bộ Thông tin - Truyền thông phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
(3) Bộ Ngoại giao chủ động phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, Ngành, địa phương liên quan trong cung cấp thông tin đối ngoại, đặc biệt là thông tin về các vụ việc thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận.
Đối với hành vi đưa tin sai, thất thiệt trên không gian mạng, Điều 8, Điều 16, Luật An ninh mạng có quy định cụ thể để điều chỉnh hành vi này. Đây được coi là căn cứ quan trọng để hạn chế cũng như xử lý những vi phạm có tính chất như trên.
(còn nữa)
Luật An ninh mạng điều chỉnh hành vi thông tin không chính xác trên không gian mạng, cụ thể:
- Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (trích Điều 8).
- Thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. (Trích Điều 16).
Cao Hồng

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

HÀ VĂN THỊNH: SAO LẠI PHẢI “NGHĨ VỤN VỀ NGÀY 30.4”?

Cùng là người giảng viên dạy tại Đại học Huế như Hà Văn Thịnh, tôi đã không ít lần nêu chuyện và cảnh báo trên mạng với kiểu nói càn của ông ta. Biết lúc này Thịnh đang bị ung thư, đang gấp rút chữa trị sợ không kịp với trời đất nhưng vào dịp này lại thấy ông ta lên tiếng viết lên FB những dòng quá trớn, buộc lòng tôi phải có vài lời…

HÀ VĂN THỊNH: SAO LẠI PHẢI “NGHĨ VỤN VỀ NGÀY 30.4”?

Trước hết, tôi cũng xin nói thẳng (vì tôi biết quá rõ bản chất và phong cách nói càn của HVT) ông ta không “nghĩ vụn…” một chút nào. Ông ta ngày càng bộc lộ bản chất của một kẻ hậm hực, căm hờn, chống đối với chế độ, với xã hội đang cưu mang mạng sống của ông ta. Đây cũng là một phần trong muôn điều mà ông ta đã thể hiện bản chất CÀN - CHỐNG ĐỐI từ nhiều năm nay. Khi viết lên FB, có nhiều kẻ cùng tâm trạng, một số sinh viên a dua, chỉ nghe thầy nói tưởng như là chân lý, có lương tâm và trách nhiệm đã like và share như rô bốt, đã làm cho thầy u mê tưởng như là những phát ngôn ấn tượng, hiếm hoi.
Trở lại bài viết.
Ông ta cho chiến thắng 30/4 nói là “vĩ đại”“tài giỏi” thì không. Với ông ta khi đang còn chiến tranh ở quê nhà chỉ ăn dưa cà, mắm nhút thì không thể nào thấm hiểu nổi cái giá của chiến tranh, nhất là ở miền Nam, dù ông ta học cao hiểu sử rành rẽ. Ông đã sống nhiều năm trên miền Bắc trước 1975, khi mà một ngày không có báo động, không nghe tiếng máy bay gầm rú là một ngày hạnh phúc, bình yên với hàng triệu người. Chiến tranh qua đi, không chỉ Việt Nam mà cả thế giới đã phải thừa nhận và ngả mũ bái phục về cuộc trường kỳ kháng chiến của cả dân tộc này. Không chỉ một lần mà trên 40 năm nay người ta vẫn nhắc chiến thắng 30/4 như một huyền thoại của thế kỷ 20. Không phải những ông Cộng sản, không phải những người con Việt yêu nước thiết tha thì không có ai khác có thể làm nên sự vĩ đại, tài giỏi đó. Biết rằng sự vĩ đại không thể lấy hoa cẩm nhung thay cho cây súng, không thể nằm nệm ấm giường êm thay cho nếm mật (đắng) nằm gai. Cụ Hồ đã tiên đoán và quyết đoán: “Dù đốt cháy cả dãy Trường sơn cũng phải dành cho được tự do độc lập”“Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”“Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đánh đổi độc lập của một dân tộc, tự do được sống bình an cho hàng chục triệu người thì không thể lấy nhung lụa mà đuổi được tà ma. Hy sinh của hàng triệu con người là cái giá quá cao nhưng không phải những ông Cộng sản gây ra, không phải hy sinh cho Cộng sản hưởng mà là hòa bình cho hàng chục triệu con người Việt trong đó có ông Thịnh và gia đình ông ta. Hãy ngước mắt mà nhìn sang Tàu, sang Triều Tiên dù là những nước lớn nhưng hơn 2/3 thế kỷ nay vẫn bị chia cắt, chiến tranh có thể đe dọa bất cứ lúc nào. Không dùng từ giải phóng miền Nam thử hỏi ai đã làm cho để có được như ngày hôm nay. Ông Thịnh nhìn vào đó để suy ngẫm, đừng như khi đang còn khỏe, cóc ngồi đáy giếng, ngày nào cũng lê lết bia lạnh dưới gốc cây đầu đường Lê Hồng Phong để rồi ma men làm lú lẫn…
Là “giáo sư sử học” nhưng ông ta lấy chiến tranh chống xâm lược của Việt nam để so sánh với cuộc nội chiến 1861-1865 của nước Mỹ. Ở đất nước họ, các tầng lớp quý tộc giành nhau quyền lợi dẫn đến nội chiến, không một kẻ xâm lược nào đưa quân đội, vũ khí vào đánh chiếm, bức hại dân Mỹ. Khác hoàn toàn với chiến xâm lược của Mỹ với VN khi chúng đưa nửa triệu quân đổ bộ vào Miền Nam. Quân Ngụy được dựng nên bởi chính quyền Sài Gòn chỉ là những thây ma chính trị để làm lính đánh thuê, làm bia đỡ đạn. Mỹ không hất cẳng Pháp sau 1954 dựng nên Đệ Nhất cộng hòa và các chính quyền nối tiếp sau này, không có Mỹ chống lưng, hậu thuẫn chi viện từ cân gạo đến vũ khí thì chắc chắn 1956 đã có Tổng tuyển cử thống nhất. Ở đây không có nội chiến giữa Cộng sản và chính quyền Ngụy, lại càng không phải là chiến tranh sắc tộc, xung đột 2 miền. Nêu việc Tổng thống Lincoln cho chiêu tập thi hài 3.200 liệt sĩ mền Bắc và 4.700 thi hài miền Nam nước Mỹ để xây dựng NGHĨA TRANG QUỐC GIA CHUNG Gettysburg coi “đó là cách duy nhất, con đường ngắn nhất để cả dân tộc sau này nhanh chóng bỏ qua hận thù”. Ông ta quên rằng nếu quy tập 58.000 binh sĩ Mỹ sang Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn để làm một nơi tưởng niệm chắc là nhân dân Mỹ hưởng ứng nhiệt tình lắm!? Không hiểu cái kiểu Ông ta đưa ra có phải là cách hay nhất để xóa bỏ hận thù, hòa hợp dân tộc?
Cái mà ông ta cố gào lên là năm nào cứ vào dịp 30/4 loa đài của nhà nước lại ngập tràn 2 chữ Giải phóng,“cứ ra rả ” kiểu này như xát muối vào nỗi đau của phía bên kia, biết khi nào mới hòa hợp và coi đây như trò hề. Không hiểu tư duy của ông thầy dạy sử khi nhắc lại lịch sử phải nói thế nào. Kỷ niệm và gợi lại niềm tự hào không khí chung của đất nước, của một ngày lịch sử phải là ngày vui chứ chẳng lẽ ngồi khóc? Và ngày này cũng không thể là ngày vui của những kẻ đã cố bám lên càng trực thăng “bán sống bán chết” chạy di tản. Ông ta phủ nhận điều đó cũng có thể không còn chút máu nào nữa của con dân Việt hoặc là hận thù chống đối quá độ sinh ra quẫn trí, sinh ra nói liều, nói cho lấy được.
Nói tóm lại, với HVT thì cái máu nói liều, nói càn đã thành bản chất tư duy, nhưng nói mang tính hận thù, cay nghiệt mang màu sắc chống đối chế độ thì ông ta đã có trong tiềm thức từ lâu. Người ta chưa “sờ gáy”của ông nên được đà nói càn, nói bạt mạng. Cái kiểu nói của ông làm cho một số “kẻ đồng dạng”, sinh viên biết ông nghe cho vui tai rồi làm ra vẻ hưởng ứng. Nhưng chuyện lớn mang tính đại sự quốc gia không thể cái để đùa đưa ra làm trò hề. Cái kiểu viết chống đối kiểu đó đưa lên mạng là vi phạm Luật ANM rồi đó! Mong cho ông bình tâm để có cái nhìn khách quan của con nhà sử. Bệnh tình ung thư qua khỏi là tốt, nếu có mệnh hệ gì cũng để tiếng thơm cho hậu thế. Với lương tri của nhà giáo tôi khuyên ông “mô phạm”, thanh thản những quãng ngày hưu còn lại.

HÒA HỢP, HÒA GIẢI DÂN TỘC CÓ PHẢI LÀ “HÒA HỢP” VỚI NGƯỜI “BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN”?

     Cứ đến dịp 30/4 hàng năm thì chủ đề “hòa giải, hòa hợp” dân tộc lại bị truyền thông “lề trái”, truyền thông chống Nhà nước Việt Nam như BBC, RFA, VOA... đem ra khai thác, mổ xẻ, mượn lời những thành phần chống đối, cực đoan để bóp méo, xuyên tạc; hạ thấp giá trị, ý nghĩa của sự kiện này với nhiều giọng điệu hằn học, nhằm khơi dậy hằn thù, phủ nhận chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, kích động kiều bào yêu nước “ba không” với quê hương. Họ ra sức rêu rao rằng: hòa hợp, hòa giải dân tộc chỉ là “cái bẫy” của cộng sản để thực hiện những mục tiêu nhất thời, không thể có hòa hợp, hòa giải dân tộc nếu còn chế độ cộng sản; thậm chí họ còn “lái” khái niệm hòa hợp, hòa giải dân tộc sang “hòa hợp” với những “người bất đồng chính kiến”.

HÒA HỢP, HÒA GIẢI DÂN TỘC CÓ PHẢI LÀ “HÒA HỢP” VỚI NGƯỜI “BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN”?

     Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, số kiều bào Việt Nam định cư ở nước ngoài lên đến trên 4,5 triệu người. Thực hiện chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc, trong những năm gần đây, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã triển khai nhiều hoạt động như: tổ chức Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới; trại hè Việt Nam dành cho thế hệ trẻ kiều bào; Đoàn kiều bào tiêu biểu về thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa hằng năm... Thông qua những chương trình mang tính thực tế, nhiều cá nhân kiều bào trước kia còn nặng định kiến nay đã thay đổi nhận thức, chính kiến và có những đóng góp thiết thực cho quê hương, đất nước. Những cái tên kiều bào từ thành phần chống cộng cực đoan trở về ủng hộ đất nước và vô khối người ngày ngày lên tiếng chống lại thành phần “buôn hận thù” như nhà báo Nguyễn Phương Hùng, luật gia Phùng Tuệ Châu, doanh nhân Lợi Minh…
     TS Cao Đức Thái trong bài bàn về chủ đề này trên báo Nhân dân đã viết: “Hòa hợp, hòa giải dân tộc là một chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Trong đó, khẳng định rõ: lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm điểm tương đồng, chủ động mở rộng quan hệ với tất cả kiều bào ta định cư ở nước ngoài, không phân biệt ý thức hệ, lịch sử cá nhân, kể cả đối với những người còn định kiến, mặc cảm với chế độ xã hội. Nhà nước ta tạo điều kiện cho mọi người, kể cả những người từng làm việc trong chế độ cũ, có nhiều tội ác với nhân dân được về thăm, đóng góp để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, tiến bộ... Thiết nghĩ, lòng yêu nước, được đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam ở bất cứ đâu. Quyền và nghĩa vụ này luôn được Đảng, Nhà nước trân trọng và bảo đảm. Và như thế, những luận điệu xuyên tạc chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc của Đảng và Nhà nước ta không lừa gạt được ai và nhất định bị phủ nhận bởi thực tiễn sinh động về hòa giải, hòa hợp dân tộc trên đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
     Nói về tâm lý “quốc hận”, thù ghét cộng sản và xuyên tạc chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc, GS Trần Chung Ngọc - nguyên lính ngụy đã tâm sự:
     “Qua sự phân tích những sự kiện lịch sử và qua một số tài liệu đã dẫn chứng ở trên, chúng ta có thể thấy rằng, như trên đã nói, ngày 30 tháng 4 tất nhiên phải đến, vì đó là niềm khao khát nếu không phải của toàn dân thì cũng của đa số người dân. Bất kể là Tàu, hay Nga, hay Mỹ có muốn Việt Nam thống nhất hay không, điều này không quan trọng, người Việt Nam muốn và đã thực hiện được, thế là đủ. Đối với những người còn mang nặng trên vai cuộc xung đột Quốc - Cộng trong quá khứ, và còn muốn tiếp tục cuộc Thánh Chiến Chống Cộng, thì họ chỉ có thể nhìn thấy khía cạnh tiêu cực của ngày 30/4/1975, vì thế chúng ta mới thấy xuất hiện những từ như “mất nước”, “quốc hận”, hay “cưỡng chiếm” và luận điệu “cái gì ở Việt Nam cũng xấu”...
     Ngày 30/4/1975 là ngày mà không ai có thể phủ nhận là ngày Việt Nam lấy lại hoàn toàn nền độc lập và thống nhất của nước nhà sau gần một thế kỷ bị người Pháp đô hộ. Và sau một cuộc chiến tranh bất đắc dĩ đầy bi thảm mà nguyên nhân chính là sự can thiệp dựa trên “cường quyền thắng công lý” của ngoại bang: sự liên kết giữa Vatican và Mỹ đưa Ngô Đình Diệm về để chống Cộng, xóa bỏ hiệp định Genève trong đó có điều khoản quy định một cuộc tổng tuyển cử để thống nhất đất nước, và Mỹ đã hứa không dùng võ lực để can thiệp vào nội bộ Việt Nam nhưng lại phản bội lời hứa ngay sau đó. Đây là những sự kiện lịch sử bất khả phủ bác.
     Ngày 30/4/1975 không chỉ có nghĩa là ngày đất nước thống nhất, chủ quyền trở lại tay người Việt Nam, mà còn là ngày người dân Việt Nam, trừ những kẻ có tâm cảnh phi dân tộc hay tiếp tục nuôi dưỡng thù hận, bất kể thuộc chính kiến hay phe phái nào, đều có thể hãnh diện ngẩng mặt nhìn thẳng vào mắt kẻ đối thoại, bất kể là họ thuộc lớp người nào, ở địa vị nào, thuộc quốc gia nào. Tôi ở phe thua trận, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ, cũng như ngày 30/4/1975, đã mang đến cho tôi một niềm hãnh diện được làm một người Việt Nam, một người Việt Nam không Quốc Gia không Cộng Sản, không Nam không Bắc, một người Việt Nam không từ bỏ gốc gác tổ tiên, không từ bỏ lịch sử khi vinh khi nhục của quốc gia, và lẽ dĩ nhiên rất hãnh diện với lịch sử chống xâm lăng của dân tộc.”
     Ý nghĩa chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc là giúp con em, kiều bào gốc Việt trở về cội nguồn, tìm về quê hương và để Nhà nước thực hiện tốt hơn chính sách, sự quan tâm tới cộng đồng người Việt ở nước ngoài, chứ không phải là “hòa hợp” với thành phần hận thù, chống phá, càng không phải là thủ đoạn lừa bịp để “cướp tiền” như những kẻ “buôn hận thù” rêu rao khi lo sợ ngày càng nhiều người Việt ở hải ngoại xa lánh, tẩy chay chúng./.
 Loa Phường

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2019

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08% so với năm 2017 - mức tăng cao nhất 11 năm qua. Chất lượng tăng trưởng và môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh. Tăng trưởng GDP trong 3 tháng đầu năm 2019 ước tính tăng 6,79% so với cùng kỳ năm trước, tuy thấp hơn mức tăng trưởng 7,38% của quý I/2018 nhưng cao hơn tăng trưởng quý I các năm 2011-2017.
Đặc biệt, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng với quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh đã đạt kết quả quan trọng, nhận được sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của cán bộ, đảng viên và toàn dân, tạo ra một bầu không khí phấn khởi của toàn xã hội.  
Thế nhưng, trên mạng internet, những người đã bị cách mạng xóa bỏ đặc quyền khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng và những lực lượng cực đoan về chính trị ở Hoa Kỳ tiếp tục điệp khúc cũ mòn, tìm cách xuyên tạc chiến thắng vĩ đại - giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của nhân dân ta. Lại là những câu từ sáo rỗng như “30 tháng tư là ngày quốc hận”; ngụy biện cuộc chiến tranh chống xâm lược bảo vệ độc lập dân tộc của toàn dân ta là “cuộc nội chiến”, “huynh đệ tương tàn”…
Quan điểm của tác giả bộ phim “Chiến tranh Việt Nam” (The Vietnam War), đã phát trên kênh truyền hình PBS Hoa Kỳ (từ ngày 17/9/2017) tiếp tục được nhắc lại. Họ rêu rao rằng, cuộc chiến tranh xâm lược của Hoa Kỳ là nhằm đưa Việt Nam trở về với thế giới tự do. Còn một số kẻ “ăn cháo đá bát” thì bình luận và gọi cuộc chiến tranh Việt Nam là “cuộc chiến tranh mang tính chất ủy nhiệm, chiến tranh mang tính ý thức hệ”...
Để nhận thức rõ giá trị lịch sử và thời đại của chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975, chúng ta cần nhìn lại những chặng đương đầy khó khăn gian khổ của dân tộc ta để đi đến dấu mốc lịch sử đó như thế nào?
Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã chấm dứt sự thống trị của chủ nghĩa thực dân-phong kiến hàng nghìn năm, giành lại được độc lập dân tộc. Năm 1946, thực dân Pháp gây chiến hòng một lần nữa áp đặt chế độ cai trị của họ đối với dân tộc ta.
Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, cả dân tộc ta, từ Bắc chí Nam đều nhất tề đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, rồi đến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đang ở vào thời điểm quyết định, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời lời kêu gọi chống Mỹ, cứu nước. Người nói “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân. Thử hỏi trong cuộc chiến tranh này, đâu là cuộc chiến “ý thức hệ”, đâu là “nội chiến”? Tất cả những khái niệm đó là sự xuyên tạc lịch sử, vô lương tâm.
Lịch sử đã xác định, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược mà lực lượng cực hữu Hoa Kỳ gọi mập mờ là “chiến tranh Việt Nam (theo cách gọi của Hoa Kỳ). Bản chất cuộc chiến này một bên là cuộc chiến tranh xâm lược và nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ để cứu nước. Chẳng lẽ chỉ vì thủ đoạn chính trị - dựng lên chính quyền tay sai của Hoa Kỳ mà tính chất của cuộc chiến tranh này đã trở thành “nội chiến”? Còn nhớ Ngô Đình Diệm có lần đã nói: “biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17”, chính quyền tay sai cũng đã tự thú nhận là kẻ bán nước!
Không phủ nhận rằng thắng lợi của cách mạng của dân tộc ta trong thế kỷ XX bắt nguồn từ sự vận dụng sáng tạo lý luận Mác, Lênin vào Cương lĩnh chính trị của Đảng và có sự giúp đỡ to lớn của các nước XHCN, đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc, sự giúp đỡ của các nước và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới. Về phía Hoa Kỳ, chính cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara - người được xem là “kiến trúc sư” cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam trong cuốn hồi ký mang tựa đề “Hồi tưởng” xuất bản năm 1995, đã thẳng thắn thừa 11 sai lầm mà Hoa Kỳ đã phạm phải trong cuộc chiến tranh này.
Đáng chú ý, ông thừa nhận có những sai lầm sau:
(1) Chúng ta đánh giá thấp sức mạnh của tinh thần dân tộc có thể huy động nhân dân đấu tranh và hy sinh vì đức tin và giá trị của họ (sai lầm thứ 3).
(2) “…Chúng ta không chịu nhận thức về cái gì là lợi ích tốt nhất của đất nước và dân tộc khác”, “Chúng ta không được Thượng đế ban phát quyền nhào nặn một dân tộc khác theo hình ảnh của chúng ta…” (sai lầm thứ 8).
Như vậy là, từ phía bên kia, những người lãnh đạo cuộc chiến tranh này đã thừa nhận họ đã sai lầm và tất yếu là bên thua cuộc trước tinh thần bảo vệ Tổ quốc quật cường của nhân dân Việt Nam kết thúc bằng thắng lợi 30/4 lịch sử.
Ngày nay, nhìn lại Đại thắng 30/4/1975, chúng ta thấy rõ những giá trị lịch sử và thời đại lớn lao của dân tộc ta. Đại thắng mùa xuân 1975 là cộc mốc lịch sử rực rỡ nhất của dân tộc ta qua bốn nghìn năm lịch sử. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhân dân ta đã đánh thắng một thế lực xâm lược cao hơn Việt Nam cả một thời đại - xét về lực lượng sản xuất, khoa học, công nghệ.
Đồng thời, chiến thắng này đã mở ra cho dân tộc ta một thời đại mới, trong đó, về chính trị, mở ra sự nghiệp xây dựng một xã hội mới, là xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Về kinh tế, đó là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, nhằm bảo đảm sự công bằng xã hội. Về đối ngoại, đó quan xây dựng các hệ quốc tế dựa trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các quốc gia dân tộc, đồng thời tăng cường hội nhập quốc tế…
Lê nin từng nói: “Cách tốt nhất để kỷ niệm một sự kiện lịch sử là tiếp tục làm những công việc mà sự kiện đó đã mở ra”.
Kỷ niệm Chiến thắng 30/4, chúng ta càng thấu tỏ biết ơn và ra sức gìn giữ, bảo vệ thành quả, giá trị to lớn, giá trị của độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và toàn vẹn lãnh thổ; bằng những hành động thiết thực của mình để tri ân sự hy sinh xương máu của đồng bào, chiến sỹ cả nước mới có được những thành quả đó. Lịch sử khắc ghi vai trò to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lê nin vào cách mạng Việt Nam. Nhờ có lý luận cách mạng đó mà dân tộc ta đã giành được những thắng lợi có giá trị thời đại.
Để bảo vệ thành quả Chiến thắng 30/4, chúng ta cần nỗ lực thực hiện đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, kiên trì và kiên quyết đấu tranh bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc; đóng góp sức lực, trí tuệ vào công cuộc xây dựng đất nước theo con đường lịch sử đã lựa chọn; chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch hòng hướng lái chế độ chính trị nước ta sang tư bản chủ nghĩa, chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, không để thành quả cách mạng rơi vào tay nhóm lợi ích dưới bất cứ hình thức nào./.
TS. Cao Đức Thái

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2019

NHÌN VÀO “MÙA XUÂN Ả RẬP” ĐỂ CẢNH GIÁC

Gần đến ngày 30/4 trên một vài diễn đàn, bloger, tài khoản mạng xã hội lại xuất hiện một số bài viết nhận định, kêu gọi xuống đường làm cách mạng dân chủ cho Việt Nam. Họ làm được gì hay muốn “Mùa xuân Ả rập” lại xảy ra trên mảnh đất bình yên này.

NHÌN VÀO “MÙA XUÂN Ả RẬP” ĐỂ CẢNH GIÁC
Ảnh minh họa.
Nhắc để mọi người nhớ và liên tưởng điều gì đã xảy ra!
Xuất phát từ sự việc một người đàn ông bán hàng rong trên đường phố ở Tunisia bị cảnh sát bắt giữ xe, sau đó anh ta đã tự thiêu để phản đối. Thực hư, đúng sai chưa rõ nhưng trên mạng xã hội xuất hiện lời kêu gọi biểu tình và hình thành trào lưu xuống đường dưới cái tên chống độc tài, đòi tự do dân chủ. Ban đầu diễn ra ở Tunisia sau đó lan ra các nước Trung Đông, Bắc Phi. Phong trào trở thành hiệu ứng dây chuyền xuống đường biểu tình của người dân thiếu thông tin khách quan ở các quốc gia này. “Mùa xuân Ả rập” lan đến đâu thì khẩu hiệu đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền, lạm dụng quyền lực, chống tham nhũng lại được các thế lực thù địch, lực lượng đối nghịch triệt để lợi dụng để nêu cao như một ngọn cờ nhằm tập hợp lực lượng. Âm mưu, thủ đoạn này thực tế đã diễn ra ở Ai cập, Yemen, Libya, Syria… Nhưng khi các cuộc “cách mạng” được gọi là thành công thì dân chủ, nhân quyền giảm sút, tham nhũng tràn lan, lạm dụng quyền lực như là công cụ giúp các phe phái chính trị thanh toán triệt hạ lẫn nhau. Đất nước bùng phát nội chiến, tiếng súng bom đạn không còn xa lạ hàng ngày với cuộc sống của hàng triệu người. Cuộc sống của người dân ngày càng cùng cực, hàng đoàn người đã phải tìm đường di tản sang các nước Châu Âu lánh nạn và mưu sinh. Đất nước Libi được xếp vào nước có mức sống cao, thu nhập bình quân đầu người là 16.640 USD. Hay như Syria thu nhập 4.600 USD thì đến nay sinh mạng hàng vạn con người vẫn nơm nớp trong chiến tranh, bỏ quê hương đi tìm chốn yên bình. Đó chỉ là vài ví dụ. Bên cạnh đó với cuộc chiến chống khủng bố được viện ra để gán cho những nước này chế tạo, sở hữu vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân nên các nước lớn đã can thiệp bằng các cuộc chiến tranh lật đổ chính phủ hiện thời. Mục tiêu chủ yếu nhằm vào tiêu diệt lãnh tụ cao nhất, thủ tiêu quyền lực hợp pháp của nhà nước không đi theo quỹ đạo các thế lực thù địch nước lớn.
Việt Nam từ những năm 90 thế kỷ trước đến nay, xuất hiện nhiều âm mưu nhằm vào đánh đổ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản. Tuy nhiên mọi âm mưu và hành động của chúng đã bị thất bại hoàn toàn. Không phải chúng không đủ lực để làm nhưng cái chính là Đảng, Nhà nước Việt Nam có chính nghĩa, có đủ kinh nghiệm để vô hiệu hóa các cuộc cách mạng sắc màu như chúng đã làm ở nhiều nước. Quan trong nhất là nhân dân Việt Nam đã chịu đựng quá nhiều đau khổ trong hàng chục năm chiến tranh không bao giờ muốn sự xáo trộn với cuộc sống hiện tại đã có được. Một ngày được yên bình là một ngày có hạnh phúc, có điều kiện xây dựng cuộc sống ngày càng giàu mạnh thêm. Những năm qua ở một số địa phương, những nhóm chống đối chính trị đã lợi dụng một số sơ hở, yếu kém của các cấp chính quyền, lợi dụng tình hình từ bên ngoài để kích động biểu tình, gây rối hòng làm bất ổn về chính trị, xã hội. Nhưng tất những vụ việc đó đã được ngăn chặn trong thời gian ngắn, thế lực bên ngoài không thể lợi dụng để làm “cách mạng sắc màu”“cách mạng đường phố” như kiểu “Mùa xuân Ả rập”.
Thành tựu hôm nay và tương lai mai sau sẽ vẫn là như vậy khi có một chính đảng, một nhà nước vì quyền lợi của cả dân tộc mà bảo vệ thành quả đã giành được. Bao nhiêu năm chiến tranh với binh hùng tướng mạnh, vũ khí tận răng không khuất phục được Việt Nam. Chắc chắn chúng sẽ không bao giờ làm được gì. Truyền thống yêu nước của dân tộc này không bao giờ thay đổi./.
NGUYỄN PHƯỚC YÊN

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Có thể nói, lòng yêu nước, thương nòi, ý chí độc lập và tự cường dân tộc đã trở thành nguồn cổ vũ to lớn trong đời sống dân tộc Việt Nam, là nền tảng tinh thần, là giá trị đạo đức cao quý nhất trong thang bậc các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam.
Trải qua lịch sử thăng trầm của dân tộc, lòng yêu nước đã dựng nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng, triệu người như một. Trong suốt chiều dài lịch sử, từ đầu thế kỷ XX đến nay, nhân dân Việt Nam luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động; đoàn kết xung quanh Đảng Cộng sản Việt Nam làm nên những kỳ tích vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm; đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế trong thời đại công nghiệp thế hệ 4.0.
Thấy được sức mạnh to lớn của lòng yêu nước, các thế lực thù địch đã lợi dụng vấn đề này làm mưu đồ chống phá cách mạng Việt Nam dưới những phương thức, thủ đoạn khác nhau. Từ kích động lòng yêu nước cực đoan nhằm tạo ra sự đối lập giữa quần chúng nhân dân với Đảng, với chế độ XHCN và chính quyền nhân dân.
Những hoạt động của các thế lực thù địch được núp bóng dưới các nhóm, tổ chức tự xưng với danh nghĩa dân chủ, nhân quyền, yêu nước, như: “Hội phụ nữ nhân quyền”, “Nhóm tuổi trẻ yêu nước”, “Hội dân oan”, “Nhóm đồng thuận”, “Hội cựu tù nhân lương tâm”, “Mạng lưới blogger Việt Nam”, “Hội ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo”, “Hội nhà báo độc lập”... 
Duyên cớ bọn chúng kích động thường tập trung trong công tác tuyền truyền giải thích chú trương, chính sách của Đảng, Nhà nước từ các cơ quan có chức năng các cấp không đầy đủ, rõ ràng và kịp thời, hoặc khi Nhà nước đưa ra những quyết sách quan trọng mà chúng cho rằng đi ngược lại quyền lợi của dân tộc, của nhân dân; hoặc vấn đề chống tham nhũng, giải phóng mặt bằng, thu phí BOT, bảo vệ môi trường chưa được giải quyết dứt điểm.
Chúng soạn thảo, tán phát trên mạng Internet, mạng xã hội khác kêu gọi việc cùng ký tên vào các văn bản gửi đến cơ quan chức năng để phản đối, đòi yêu sách. Dựa trên những vấn đề phức tạp, mới nảy sinh, những yêu cầu phát triển của đất nước để xuyên tạc, cản trở đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, kích động, cổ vũ cho chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan phát triển. Hoặc lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền và hàng loạt vấn đề cốt lõi trong xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị… Các đối tượng chống phá còn tập trung lựa chọn những nhân tố “sám hối”, “trở cờ”, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ để tập hợp lực lượng chống đối từ bên trong, xem đây là nguồn tán phát trực tiếp thông tin xấu, độc.
Một là, thông qua ứng dụng gửi tin nhắn trên phần mềm iMessage để lan truyền tin nhắn từ những tài khoản ẩn danh với nội dung kêu gọi, kích động người dân cả nước cùng xuống đường biểu tình, gây rối trật tự công cộng. Ngoài ra, sử dụng thủ đoạn viết lời kích động, kêu gọi biểu tình, bạo loạn, phá hoại trên các tờ tiền lẻ (loại 2 ngàn, 5 ngàn) để tán phát đi nhiều nơi. Sử dụng chiêu trò xuyên tạc, thổi phồng sự việc, bóp méo bản chất vấn đề, nhất là liên quan các dự án xây dựng Luật, nghị quyết của Quốc hội, chính phủ về các chính sách kinh tế - xã hội. Bằng cách này, chúng gây sự tò mò hiếu kỳ của người dân để lôi kéo tụ tập đông người, sau đó lợi dụng đám đông để trà trộn kích động, gây rối, xúi giục tuần hành, biểu tình, bạo động đập phá trụ sở cơ quan, doanh nghiệp.
Hai là, tụ tập thành từng nhóm tại nhiều địa điểm công cộng để căng băng rôn, khẩu hiệu với nội dung phản đối, đòi yêu sách trái pháp luật; quay video clip, chụp ảnh, đăng tải trên các trang mạng xã hội để truyền thông có chủ đích. Khi diễn biến tình hình trở nên phức tạp thì đập phá, đốt cháy tài sản công, tài sản tư.
Ở đây có thể nhận diện diễn biến của sự việc rằng, ban đầu hoạt động mang tính tự phát của một nhóm người có quyền và lợi mà theo họ bị xâm phạm, cơ quan có thẩm quyền chưa giải quyết dứt điểm. Chẳng hạn vụ người dân Bình Thuận phản đối mức độ ô nhiễm nghiêm trọng của Nhà máy nhiệt điện BOT Vĩnh Tân 1, người dân ở khu vực này đã ra quốc lộ 1 chặn xe, đòi yêu sách. Sự việc đó chính quyền địa phương đã có một số phương án giải quyết, trong đó yêu cầu Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1, tạm dừng việc vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường khi chưa có thông báo Kế hoạch vận hành thử nghiệm Tổ máy số 2 nhưng việc giải quyết chưa triệt để. Sau đó đã bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng, hướng lái trở thành các cuộc biểu tình, tập trung đông người mang màu sắc chính trị, với quy mô và tính chất ngày càng phức tạp, được chuẩn bị chu đáo, chặt chẽ, có kịch bản cụ thể. Đáng chú ý chúng còn mua chuộc, lợi dụng số đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị, số có tiền án, tiền sự… làm thành phần cốt cán đi vận động, lôi kéo, kích động người dân tham gia biểu tình, gây rối an ninh trật tự. Chúng còn lợi dụng những người thiếu thông tin hay do trình độ nhận thức hạn chế, mê hoặc để mua chuộc, lôi kéo họ tham gia biểu tình. Vụ biểu tình, gây rối xảy ra từ ngày 09-11/6/2018 ở Bình Thuận vừa qua, số đối tượng “cốt cán” đã ra sức tuyên truyền, xuyên tạc rằng: Cho thuê đất 99 năm là bán nước, Luật An ninh mạng bóp nghẹt tự do, dân chủ, xâm phạm quyền tự do ngôn luận… để thu hút, lôi kéo hàng ngàn người dân tham gia biểu tình, tuần hành từ đó kích động người dân đập phá trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận, Sở PCCC, gây cản trở giao thông, đốt hàng chục xe ôtô, xe máy, làm bị thương một số chiến sỹ Công an… là minh chứng cho sự chuẩn bị kỹ lưỡng, từ động cơ này sang động cơ khác, nghiêm trọng hơn.
Đất nước ta đang trong quá trình xây dựng, phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng trên mọi lĩnh vực xã hội. Hơn lúc nào hết, Đảng, Nhà nước luôn mong muốn nhân dân cả trong và ngoài nước cùng đoàn kết nhất trí chung sức, chung lòng, biến lòng yêu nước thành hành động thiết thực, cụ thể đóng góp xây dựng và kiến thiết quê hương, đất nước.
Để đạt được mục tiêu đó, cần phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó, các cơ quan chức năng cần tập trung vào một số biện pháp trọng tâm sau đây:
Thứ nhất, việc xây dựng các chủ trương, chính sách lớn, nhất là các chủ trương chính sách về phát triển kinh tế xã hội, chính sách an sinh xã hội, có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân phải khoa học và nhất quán; phải thực hiện tốt việc tham vấn, lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân, biết lắng nghe, tiếp thu những phản biện của người dân.
Đặc biệt, đối với các dự án luật trình Quốc hội xem xét thảo luận, các cơ quan chức năng cần chủ động cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin liên quan đến dự luật tới các tầng lớp nhân dân, thông qua phương tiện thông tin đại chúng chính thống để truyền tải chính thức dự thảo luật, qua đó nhằm phòng ngừa tình trạng thông tin bị suy diễn, bị kẻ địch lợi dụng, xuyên tạc.
Thứ hai, kịp thời phát hiện, giải quyết dứt điểm các mâu thuẫn, “điểm nóng” ngay từ cơ sở, không để kéo dài, lây lan, vượt cấp. Khi giải quyết phải mời đại diện nhân dân địa phương nơi có sự việc xảy ra, như người dân ở xung quanh các nhà máy xử lý môi trường, bãi đổ rác thải sinh hoạt, các vị trí đặt trạm thu phí của dự án BOT, các nhà máy, công trình khác đến chính kiến, trao đổi, xem xét ý kiến đề xuất của họ. Khi giải thích sự cần thiết phải có dự án như thế, người thay mặt phải biết giải thích cặn kẽ, phải lấy lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, lợi ích cộng đồng để giải thích.
Thứ ba, chính quyền các cấp, nhất là cấp xã, huyện bố trí đội ngũ cán bộ có hiểu biết, lòng nhiệt tình và dễ gần dân để thực hiện công tác dân vận theo phương châm “trọng dân, nói cho dân hiểu, làm cho dân tin”; tăng cường gặp gỡ, đối thoại, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân, biết tôn trọng, lắng nghe ý kiến nhân dân. Chủ động cung cấp thông tin về những vấn đề, sự kiện mà người dân đang quan tâm, giải đáp kịp thời thắc mắc, bức xúc của người dân trên cơ sở pháp luật, chính sách của Nhà nước.
Thứ tư, các cơ quan thông tin, truyền thông cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, âm mưu, hoạt động lợi dụng tự do, dân chủ, lợi dụng quyền con người để phá hoại an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội nước ta; vận động nhân dân chấp hành tốt pháp luật.
Qua phương tiện thông tin, truyền thông vận động người dân không nghe theo kẻ xấu, không bị kẻ địch lợi dụng, mua chuộc làm phương hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc. Làm cho người dân nhận thức được rằng, lòng yêu nước chân chính chỉ thực sự phát huy tác dụng khi mỗi người dân hành động trong đời sống thực tiễn theo đúng quy định pháp luật.
Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo kết hợp với thực hiện công bằng xã hội, nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo nhằm góp phần đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích của người dân trên cơ sở pháp luật. Đây là chiến lược lâu dài nhưng cũng cần xác định mục tiêu hằng năm để đời sống vật chất ở những vùng này trở thành hiện thực.
Thứ sáu, mỗi bộ, ngành trong phạm vi công tác của mình cần bố trí, thành lập ở cấp độ phòng hoặc ban chuyên đề nhằm theo dõi, phát hiện các trang thông tin giả tạo, sai trái, có khuynh hướng kêu gọi xuống đường biểu tình, tuần hành hoặc bêu xấu, vu khống cán bộ, công chức, đảng viên trong ngành mình để qua đó phân loại xử lý. Những trường hợp lớn lơn có khả năng lan tỏa nhanh trong phạm vi ngành, thuộc tĩnh, thành phố hoặc cả nước thì cần báo cáo cấp có thẩm quyền để phối hợp xử lý. Công an các tỉnh, thành phố, các cục nghiệp vụ của Bộ Công an, cục nghiệp vụ Bộ Quốc phòng luôn sẵn sàng tiếp nhận thông tin, báo cáo cấp có thẩm quyền và chủ động xử lý tình hình đồng thời phối hợp chặt giữa các đơn vị, tham mưu cho lãnh đạo bộ phân tích, đánh giá tình hình một cách bài bản, khoa học để từ đó có phương án giải quyết phù hợp.
Tóm lại, việc người dân thể hiện lòng yêu nước, sự quan tâm, lo lắng cho công việc đất nước là điều rất đáng trân trọng. Nhưng mọi người cần thể hiện lòng yêu nước đúng chỗ, đúng thời điểm, trên cơ sở quy định của pháp luật. Việc thể hiện lòng yêu nước bằng cách gây rối an ninh trật tự là vi phạm pháp luật và chính là phản yêu nước.
Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.
Quang Phúc

NGƯỜI LÍNH GIẢI PHÓNG HY SINH TRƯỚC CỬA NGÕ SÀI GÒN.

Cứ mỗi tháng Tư về, tôi lại tìm đến những đồng đội đã cùng mình thần tốc tiến về giải phóng Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Những người lính ngày ấy, số ít đang tại ngũ, số nhiều hơn đã trở về đời thường.

NGƯỜI LÍNH GIẢI PHÓNG HY SINH TRƯỚC CỬA NGÕ SÀI GÒN.

Không ít đồng đội tôi đã nằm lại cửa ngõ Sài Gòn, nằm lại với đất phương Nam trước ngày toàn thắng. Tháng Tư này, tôi tìm đến nhà liệt sĩ Trần Văn Trắc ở xóm Lương Ninh (xã Xuân Đan, Nghi Xuân, Hà Tĩnh), thắp nén nhang lên bàn thờ người đồng đội, trong khói hương trầm mặc, lòng tôi bỗng sống dậy cả một miền ký ức…
Khoảng giữa năm 1974, ngày ấy tôi đang là Tiểu đoàn trưởng bộ binh thuộc Trung đoàn 266, Sư đoàn 341. Tiểu đoàn tôi được bổ sung gần 30 tân binh quê Hà Tĩnh. Trong gần 30 chiến sĩ ấy, người gây được sự chú ý nhất của tôi là một anh lính đồng hương, mang cái tên ngồ ngộ: Trần Văn Trắc.
Là “dân” Hà Tĩnh, nên Trắc rất cần cù, chịu khó. Từ việc nấu ăn, quét nhà, đánh tranh, dựng lán… Trắc đều làm trơn tru. Nhưng nỗi đam mê nhất của Trắc là những cuốn sách giáo khoa. Đêm đêm, trong tiếng gào rú của đạn bom, của tiếng máy bay trên đầu, dưới căn hầm cá nhân, Trắc mải mê với những trang sách.
Những lần đến thăm đồng hương, Trắc thường ngước đôi mắt trong veo lên nhìn tôi: “Chúng ta sẽ tiến về Sài Gòn, phải không thủ trưởng? Sài Gòn giải phóng thì đồng bào ta trong đó được sống trong độc lập, tự do; đất nước được hòa bình. Em sẽ được thi vào đại học để thực hiện ước mơ của mình. Em sẽ trở thành kỹ sư xây dựng, thủ trưởng ạ!”.
Những năm tháng ấy, thời gian trôi đi dữ dội quá. Dữ dội đến độ người lính chúng tôi không còn cảm giác về thời gian nữa. Thời gian nhập nhòa màu lửa cháy, nhập nhòa màu máu đỏ. Chỉ có màu xanh áo lính chúng tôi và những ước mơ của người lính làm cho chúng tôi nhận ra ở đây còn có màu xanh. Một màu xanh khát khao và hy vọng…!
Tháng 4-1975, sư đoàn chúng tôi nhận lệnh tiến về giải phóng Xuân Lộc, đập tan cái chốt chặn kiên cố nhất của địch ở cửa ngõ Sài Gòn. Lúc này, Trắc đã là hạ sĩ, tiểu đội trưởng thuộc trung đội hỏa lực trực thuộc tiểu đoàn. Tiểu đoàn ém quân trong một rừng cao su, chặn đánh quân địch tiếp viện cho Xuân Lộc.
Hôm đó, chừng 9 giờ sáng, hình như đánh hơi được điều gì bất ổn, địch cho máy bay rà soát trên đội hình quân ta và tung thám báo ra lùng sục. Bọn thám báo dàn hàng ngang, vừa đi, vừa bắn như vãi đạn, tiến về hướng trận địa quân ta. Nguy cơ trận địa bị lộ treo lơ lửng ngay trước mắt. Đúng lúc đó, Trắc ôm súng chạy đến bên tôi:
- Báo cáo thủ trưởng, cho tiểu đội em xuất kích!
- Xuất kích? - Tôi tròn mắt - Đồng chí có khùng không đấy? Nổ súng bây giờ trận địa sẽ lộ, còn đâu là phục kích, là bất ngờ nữa?!
- Báo cáo: Nếu không xuất kích, cả đại đội thám báo đang càn vào đội hình ta thế kia, sớm muộn gì trận địa cũng lộ. Theo em biết, trong tiểu đoàn đang có 5 đồng chí du kích địa phương làm nhiệm vụ dẫn đường. Bọn em sẽ đổi quần áo cho họ rồi tách ra khỏi đội hình, nổ súng đánh lạc hướng địch. Nếu có bề gì, chúng cũng chỉ nghi bọn em là du kích và sẽ chẳng còn nghi ngờ có chủ lực ta ở đây!
Tôi đã hiểu ý định của người tiểu đội trưởng, người đồng hương của mình. Một thoáng đắn đo trong đầu tôi. Như đọc được ý nghĩ đó, Trắc gằn giọng:
- Để bọn em xuất kích, khi đang còn kịp! Quyết định đi, thủ trưởng!
Tôi cắn môi, gật đầu. Hơn 15 phút sau, tiếng súng của tiểu đội 5 người do Trắc chỉ huy đã nổ vào sau lưng lũ thám báo. Các anh vừa bắn, vừa rút. Bọn địch hò nhau đuổi theo. Tiếng AK nổ từng điểm xạ ngắn, lúc nơi này, lúc nơi khác, xa dần đội hình phục kích của tiểu đoàn.
Gần một giờ sau, tiếng súng của tiểu đội Trắc chỉ còn nổ lẻ tẻ rồi im bặt. Ngồi trong công sự, bằng mắt thường, nhiều cán bộ, chiến sĩ cũng thấy lũ giặc đang kéo thi thể 5 anh em ra mặt đường. Chúng tôi thấy ruột mình như đang bị xát muối. Nhiều người cố ghìm tiếng nấc, răng nghiến kèn kẹt; có người đôi tròng mắt bật máu!
Qua bộ đàm, tôi nghe bọn thám báo báo về thượng cấp của chúng: “đã chạm súng với một trung đội du kích cộng quân. Tất cả cộng quân đã bị bắn hạ (!)”, rồi chúng hí hửng rút lui. Lũ máy bay L19 cũng không còn vo ve trên đầu nữa.
Một lúc sau, đoàn quân xa của địch tiếp viện cho Xuân Lộc chẳng nghi ngờ gì, tiến vào trận địa ta phục kích. Khi chiếc xe cuối cùng lọt vào tầm ngắm của DKZ, tôi đấm mạnh tay xuống đất, gầm lên:
- Vì Sài Gòn giải phóng! Trả thù cho tiểu đội đồng chí Trắc! B…ắn!
Trong cuộc đời trận mạc của mình, chưa bao giờ tôi thấy tiếng súng tiểu đoàn nổ dữ dội đến thế. Những luồng đạn DKZ, B40, B41 đầu tiên đã thiêu cháy gần hết đoàn xe. Tôi phát lệnh xung phong. Cả tiểu đoàn lao lên bằng sức mạnh căm thù và tình yêu đồng đội. Đoàn quân tiếp viện của địch bị tiêu diệt hoàn toàn. Lúc đó là trưa ngày 12-4-1975!
Đã 31 năm Sài Gòn được giải phóng!
Đất nước đang khởi sắc từng ngày trong công cuộc đổi mới của Đảng ta. Sống trong thanh bình, rất nhiều đêm, rất nhiều năm, hình ảnh của Trắc, của tiểu đội anh hùng ấy cứ hiện về cháy rát trong tim tôi. Và có thể hình bóng của người đồng đội ấy sẽ đi theo tôi suốt cuộc đời.
Trắc đã đi xa. Anh đã được đồng đội và bà con cô bác đưa về an nghỉ ở nghĩa trang Long Khánh ngay cửa ngõ Sài Gòn. Trong ký ức của tôi và bao đồng đội, mãi mãi, anh và những người lính như anh đã ngã xuống cho cuộc đời hôm nay, đã trở thành bất tử!
Và, cứ độ tháng tư về, trong tôi lại hiện về lấp lánh màu xanh quân phục của những đoàn quân ào ạt tiến về Sài Gòn; lại hiện về lấp lánh màu xanh quân phục sạm đen khói súng của Trắc đang ôm súng lao lên dưới một trời đạn lửa. Hình như đâu đó trên các giảng đường đại học, tôi vẫn thấy Trắc bằng xương, bằng thịt đang ngồi trước trang sách mở, miệng mỉm cười, ngước đôi mắt trong veo lên bục giảng.
Và, tôi bỗng nhận ra một điều thật ấm áp: Những người lính như anh vẫn còn sống mãi trong trái tim, trong nỗi nhớ, trong ký ức mỗi chúng tôi; đứng cao hơn số phận con người!
* Tháng 4-2006 (Viết theo lời kể của Trung tá Lê Văn Vinh, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 266, Sư đoàn 341).
Thu Lê

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2019

CẢNH GIÁC TRƯỚC NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ NGÀY 30/4

Cứ vào dịp 30/4, bên cạnh những hoạt động tri ân, biết ơn với lớp lớp thế hệ người con ưu tú của dân tộc đã hy sinh cuộc đời và tuổi thanh xuân của mình cho nền độc lập tự do của Tổ quốc, là những hoạt động chống phá điên cuồng, quyết liệt của các thế lực phản động, cơ hội chính trị trong và ngoài nước. Tiêu biểu trong các đối tượng trên đây là Ngọc Ẩn với bài viết “miền Nam giải phóng cộng sản bắc việt”. Nội dung bài viết là những luận điệu cố tình xuyên tạc, phủ nhận những hy sinh xương máu của nhân dân hai miền Nam - Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc; cho rằng, nhân dân miền Bắc cướp quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do bầu cử, tự do ứng cử của nhân dân miền Nam và cả nước, để từ đây “ngày 30/4/1975 là ngày giải phóng miền Bắc”. Vậy đâu là sự thật, luận điệu trên được luận giải ở những khía cạnh chủ yếu sau.

CẢNH GIÁC TRƯỚC NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ NGÀY 30/4

Thứ nhất, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là cuộc chiến tranh chính nghĩa, nhằm đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Sự thật lịch sử của chiến thắng 30/4/1975 là điều không thể phủ nhận. Có chăng chúng ta làm rõ vấn đề này để thêm tự hào về Đảng ta, nhân dân ta và dân tộc ta; đồng thời, vạch mặt những kẻ bán nước cầu vinh, phản bội Tổ quốc, cố tình phá hoại sự phát triển của đất nước, của cách mạng Việt Nam từ sau năm 1954. Với âm mưu xóa bỏ chế độ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đế quốc Mỹ đã nhảy vào xâm chiếm nước ta, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, phục vụ cho mưu đồ sen đầm khu vực. Mỹ đã đưa vào đây hơn nửa triệu quân và sử dụng tất cả các loại vũ khí, kỹ thuật hiện đại nhất, kể cả vũ khí hóa học với mưu toan đè bẹp ý chí chiến đấu của dân tộc ta hòng buộc chúng ta phải khuất phục. Điển hình của sự thảm khốc, tàn bạo đó là quân đội Mỹ đã dùng pháo đài bay B.52, ném bom hủy diệt Hà Nội và một số thành phố khác, hòng “đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”; “Cây muốn lặng, mà gió chẳng muốn ngừng”, như thế thử hỏi có phải bắc Việt Nam đem quân vào xâm chiếm miền Nam, cướp chính quyền của nhân dân miền Nam? Rõ ràng, sự thật lịch sử ở đây là không phải như vậy, chính đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã tráo trở, trắng trợn gắp lửa bỏ tay người, đi ngược lại với những điều khoản đã ký trong Hiệp định Giơnevơ là hai miền Nam - Bắc sẽ tiến hành cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước vào năm 1956.
Trái với nguyện vọng thiết tha hòa bình, khát vọng hạnh phúc của nhân dân ta, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã từng bước vi phạm Hiệp định, dựng lên chính quyền tay sai bù nhìn, lê máy chém khắp miền Nam, biến miền Nam Việt Nam thành nhà tù khổng lồ, chia cắt đất nước ta thành hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì sự tồn vong của dân tộc buộc toàn thể nhân dân Việt Nam phải cầm súng chiến đấu chống quân xâm lược. Với chân lý “Không có gì quí hơn độc lập, tự do”, “Nam - Bắc một nhà”, “miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam”; “sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”… Dưới sự lãnh đạo tài tình, đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta ở cả hai miền Nam, Bắc đã đồng tâm, hiệp lực, không ngại hy sinh, gian khổ, đoàn kết chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phi nghĩa, tàn bạo của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, giành thắng lợi với mốc son chói lọi là Đại thắng Mùa xuân 30/4/1975, thu non sông đất nước về một mối, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cả dân tộc.

Thứ hai, nhân dân miền Bắc đã làm tròn vai trò sứ mệnh lịch sử của mình là căn cứ địa cách mạng của cả nước, chi viện sức người, sức của đầy đủ, kịp thời cho tiền tuyến lớn miền Nam.
Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 12/1965) khẳng định, thành tựu của hơn 10 năm khắc phục hậu quả của chiến tranh, cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội: “Miền Bắc đã trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng Việt Nam trong cả nước, với một chế độ chính trị ưu việt, với lực lượng kinh tế và quốc phòng lớn mạnh”. Quán triệt tinh thần đó, nhân dân miền Bắc đã tích cực, chủ động với tinh thần “một ngày làm việc bằng hai”“tiền tuyến gọi, hậu phương đáp”“thóc không thiếu một cân quân không thiếu một người”; vì miền Nam ruột thịt, nhân dân miền Bắc sẵn sàng đáp ứng đầy đủ những nhu cầu về vật chất và tinh thần cho cuộc kháng chiến trường kỳ lâu dài nhưng nhất định thắng lợi. Vì vậy, trong suốt 21 năm chiến tranh, miền Bắc đã chi viện liên tục, toàn diện với nhịp độ ngày càng tăng, đáp ứng đòi hỏi của chiến trường miền Nam, cách mạng miền Nam. Trong vòng 10 năm (từ năm 1965 đến 1975), miền Bắc đã động viên hàng triệu lao động, chủ yếu là thanh niên trẻ, khỏe, ưu tú để bổ sung, mở rộng lực lượng vũ trang và phục vụ chiến đấu. Trong thời gian diễn ra những cuộc tiến công chiến lược (1968, 1972, 1975), nhân lực động viên ở miền Bắc phục vụ nhu cầu chiến tranh tăng gấp 4 đến 5 lần so với trước. Không tính số quân bảo vệ miền Bắc, làm lực lượng dự bị chiến lược, chiến đấu và công tác trên tuyến vận tải 559, chỉ tính riêng số quân đưa vào miền Nam trong các năm kể trên như sau: năm 1968 là 141.000 người, năm 1972 xấp xỉ 153.000 người, năm 1975 là 117.000 người. Ngoài lực lượng trực tiếp chiến đấu, các lực lượng vận tải, bảo đảm giao thông, mở đường và các lực lượng bảo đảm khác gồm hàng chục vạn người cũng được động viên từ miền Bắc. Như vậy, có thể thấy cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước không còn là nhiệm vụ của riêng mỗi miền mà đó là nhiệm vụ chung của cả dân tộc, của khối đại đoàn kết toàn dân và cũng bác bỏ hoàn toàn luận điệu xuyên tạc bỉ ổi vô căn cứ của Ngọc Ẩn; đồng thời, khẳng định vai trò to lớn của nhân dân miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc.
Với lương tâm và trách nhiệm của một công dân Việt Nam, ai cũng có quyền tự hào về sự anh dũng hy sinh của những anh hùng liệt sĩ cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc, nhận thấy bổn phận, nghĩa vụ của mình trong việc giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử đó. Đối với những ai không hiểu, hoặc cố tình không hiểu, tìm mọi cách để xuyên tạc, phủ nhận thì sẽ bị chính thực tiễn lịch sử đáp trả, bằng những thành tựu của đất nước sau 44 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Bản án lương tâm của chính những kẻ phản bội lại dân tộc sẽ phán xét một cách công bằng, đầy đủ và chính xác cho sự nhẹ dạ cả tin đi theo hào nhoáng, lợi ích vật chất do các phần tử phản động đặt ra./.

KHỞI TỐ NGUYỄN THỊ TUYẾT TỘI HOẠT ĐỘNG NHẰM LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN


Tại địa phương, Tuyết đã vận động nhiều người dân tham gia trưng cầu dân ý bầu cho Đào Minh Quân làm Tổng thống “Đệ tam Việt Nam cộng hòa”.

KHỞI TỐ NGUYỄN THỊ TUYẾT TỘI HOẠT ĐỘNG NHẰM LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN
Nguyễn Thị Tuyết tại Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng
Ngày 25/4, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Nguyễn Thị Tuyết (SN 1961), thường trú tại thôn 1, xã Đại Lào, TP. Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), để điều tra về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo khoản 2, Điều 109, Bộ luật Hình sự.
Theo Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Lâm Đồng, kết quả điều tra bước đầu xác định Nguyễn Thị Tuyết đã tham gia tổ chức “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời” ở nước ngoài do Đào Minh Quân là Thủ tướng tự phong cầm đầu. Tổ chức này từng có nhiều hoạt động khủng bố tại Việt Nam.
Thông qua mạng xã hội và điện thoại, Nguyễn Thị Tuyết đã gửi và nhận nhiều tài liệu từ tổ chức khủng bố “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời”. Tại địa phương, Tuyết đã vận động nhiều người dân tham gia trưng cầu dân ý bầu cho Đào Minh Quân làm Tổng thống “Đệ tam Việt Nam cộng hòa”.
Khám xét nơi ở của Nguyễn Thị Tuyết, Cơ quan điều tra thu giữ được 4 cuốn sổ viết tay, 2 bộ tài liệu giấy và nhiều tài liệu điện tử trong máy tính cá nhân của đối tượng này. Nội dung các tài liệu trên đều liên quan đến hoạt động cho tổ chức “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời”.
Bước đầu Nguyễn Thị Tuyết đã thừa nhận mọi hành vi vi phạm pháp luật của mình.
Vụ án đang tiếp tục được Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Lâm Đồng điều tra làm rõ.
Khắc Lịch