Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

FACEBOOK, GOOGLE… CÓ RỜI BỎ CHÚNG TA?

Mới đây trên trang Bauxite Việt Nam có bài viết “Nếu Facebook, Google.. rời bỏ chúng ta”. Trong bài viết này tác giả phê phán dự thảo Luật An ninh mạng mà Việt nam đang thảo luận và đe rằng, Facebook, Google có thể sẽ rời bỏ chúng ta và cảnh báo rằng nếu Việt Nam áp dụng Luật An ninh mạng như dự thảo hai nhà cung cấp dịch vụ này sẽ rút khỏi Việt Nam.


Thực ra ai cũng biết đây là bài viết nằm trong trào lưu chung của “phong trào dân chủ” phê phán, đả kích dự thảo Luật An ninh mạng mà các cơ quan chức năng vừa trình Quốc hội để thảo luận. Và một trong những vấn đề mà họ phê phán đó là các qui định về quản lý các dịch vụ xuyên biên giới như Facebook, Google tại Việt Nam.

Tác giả viết: “Dự thảo Luật An ninh mạng làm dậy sóng mấy ngày nay vì có thể dẫn đến nguy cơ các nhà cung cấp ứng dụng Facebook, Google, Viber, Skype... rời bỏ Việt Nam.

Tranh cãi nằm ở Khoản 4 - Điều 34 của dự thảo: "Các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam, có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lí dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Vấn đề đặt ra là, tại sao các nhà “dân chủ” lại tìm cách đả kích, phê phán dự thảo điều Luật này.

Trước hết cần phải thấy rằng việc qui định các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam là hoàn toàn phù hợp. Dù anh là nhà cung cấp dịch vụ quốc tế nhưng khi anh hoạt động tại bất kì quốc gia nào thì anh phải chịu sự quản lý của quốc gia đó. Điều này không chỉ có pháp luật Việt Nam quy đinh mà pháp luật nhiều nước khác cũng quy định, kể cả Mỹ, Nga, Anh, Pháp…

Mặt khác cần phải thấy rằng với một quốc gia vấn đề quan trọng nhất bao giờ cũng phải là đảm bảo được lợi ích quốc gia. Do đó, với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, đương nhiên phải tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam, đây là vấn đề tất yếu thôi chứ có gì mà phải làm to chuyện phản đối.

Mặt khác cần phải thấy rằng trên Facebook, Google hiện có rất nhiều thông tin, hình ảnh xấu độc hại xâm phạm tới lợi ích, an ninh quốc gia của Việt Nam. Các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam cũng đang không ngừng lợi dụng hai loại hình dịch vụ này để chống phá Việt Nam. Bản thân Facebook, Google có thể không xâm hại an ninh Việt Nam nhưng có những kẻ lợi dụng Facebook, Google thì đang gây hại cho Việt Nam nên Việt Nam buộc phải quản lí là đương nhiên. Và có lẽ cũng vì điểm này mà các tổ chức, cá nhân thù địch Việt nam lại phản đối quy định quản lý đối với Facebook, Google chăng.

Có thể vấn đề đặt máy chủ quản lý dữ liệu tại Việt Nam hơi khó khăn nhưng thiết nghĩ nếu anh không cam kết máy chủ thì tôi quản lý anh bằng kiểu gì, khi anh hoàn toàn máy chủ ở nước ngoài. Anh muốn làm ăn kinh tế ở Việt Nam, muốn khai thác tiền người Việt nhưng anh lại muốn chối bỏ trách nhiệm, vậy có được không?

Mặt khác nếu bảo rằng Facebook, Google sẽ rời Việt Nam, tôi e rằng hơi khó bởi thị trường Internet ở Việt Nam lớn lắm, miếng bánh lớn lắm, vì lợi ích kinh tế đâu dễ gì từ bỏ.

Thế nên đừng lấy chuyện dọa Facebook, Google từ bỏ để phá vỡ những nỗ lực quản lý của Việt nam.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét