KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn facebook. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn facebook. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

Về cho tiền ăn xin


  Vẫn như mọi khi, mình phang trước cho nhanh: Có nên cho tiền người ăn xin? Câu trả lời là KHÔNG!

Việc các anh chị bố thí cho người có vẻ thiếu thốn hơn mình thì chắc chắn anh chị là người tốt trong hành vi đó, cái này tôi không cãi. Cho đi là tốt rồi, nhưng suy cho cùng là tốt cho anh chị chứ không tốt cho người ăn xin và không tốt cho xã hội.

Về cho tiền ăn xin

Nghe có lạ không?
Tôi chỉ muốn nói rằng với một vấn đề xã hội phải nhìn dưới góc độ xã hội, chứ không phải góc độ cá nhân. Ở nhiều quốc gia trong đó Việt Nam, không khó để bắt gặp phần lớn những người ăn xin bị cụt tay, cụt chân, phù nề các kiểu… đã có sự vụ người chăn dắt ăn xin đã gây thương tích cho trẻ em để tăng tính bi đát và gần đây nhất là dùng trẻ em xin tiền ở bệnh viện Nhi đồng để chích ma tuý, chích dư chút thuốc, bọn khốn kiếp ấy tiện tay chích luôn cho các em chung vui. Tiền mua ma tuý ấy ở đâu ra?
Anh chị đọc đến đây sẽ bật lại: Có những người tàn tật thật sự, khó khăn thật sự, do bão lũ nên mất hết, do tai nạn nên mất hết phải đi xin tiền để sống qua ngày - chứ không phải ai ăn xin cũng lừa đảo. OK! Nhưng nên nhớ rằng không phải ai tàn tật hay bị bão lũ cào sạch nhà cũng đi ăn xin. Hơn nữa, ăn xin là để có một bữa cơm sống qua ngay lúc ấy hay là để hành nghề chuyên nghiệp tích luỹ làm giàu?
Nếu để kiếm bữa cơm thì anh chị hãy cho họ bữa cơm trong quán có giá 30k thử xem họ vui hơn hay đưa tiền mặt 20k họ vui hơn?
Câu hỏi tiếp theo? Khi họ xin được 1 ngày 100k (con số này không khó - tin hay không thì tuỳ) họ sẽ làm gì? Sẽ tiếp tục xin ăn hay nghĩ cách mở ra một cái gì đó nho nhỏ để kiếm sống bằng sức lao động thật sự?
Hỏi là đã trả lời…
Có ông ăn xin ở phố chợ dành dụm được mấy chục cây vàng, không tin xin mời gúc-gồ. Cãi làm gì phà ôi.
Anh chị hay có tâm lý, cứ cho tiền trước, họ dùng sai mục đích thì họ mang tội, “Tâm” mình tốt là được rồi ơ kìa? Hehe lòi ra thêm cái ích kỷ nhưng lại tưởng là hay.
Thứ nhất, nếu gặp bọn ăn dắt ăn xin theo ekip thì khi anh chị cho 20k tương đương anh chị đã góp 10 cái xi lanh nhựa cho cơ trưởng phê pha cử chiều và nếu lãi to, chúng nó sẽ tiếp tục lùng sục trẻ em cơ nhỡ. Cái này là ác vì tạo điều kiện cho cái ác vì lẽ ra các em sẽ được ở trong các trung tâm bảo trợ dù có thể còn thiếu thốn nhưng tốt hơn vạn lần ở với bọn ma cô. Các em bé càng “kiếm” ra tiền nhiều chừng nào, chúng sẽ càng bị bóc lột nhiều chừng ấy. Rất đơn giản, nếu chúng không ghẻ chốc, nhem nhuốc mà béo tốt thì có xin được nhiều tiền không? Cứ thử đem cho bánh, một hộp sữa…, xem người mẹ tội nghiệp đang bế em nhỏ kia sẽ lườm anh chị như thế nào, khi ấy anh chị tự biết chúng nó cần gì ở anh chị.
Thứ hai, nếu gặp người thiếu một bữa ăn anh chị cho tiền, họ sẽ được tận 2 thứ: đó là đĩa cơm 2k và sự ỷ lại. Họ tiếp tục ăn bám xã hội mà lẽ ra họ phải bỏ sức lao động ra mới được trả lương. Vài đồng của anh chị đã biến tư duy một người muốn thoát đói thành một người đéo muốn thoát nghèo. Nghe hơi tàn nhẫn, nhưng không sai đâu.
Chúng ta hay đem cái truyền thống đạo lý ba phải để kêu gọi sự thương hại không đúng nơi sẽ rất là nguy hiểm. Ăn xin ngày càng nhiều không phải do thiên tai ngày càng nhiều mà đơn giản chỉ vì các anh chị cho tiền bọn họ ngày càng nhiều.
Hãy đến góc đường Lê Quang Định - Nguyễn Văn Đậu xem một cụ bà gần 80 hành nghề vá xe (cứ đến đó hỏi bà Giới, người ta chỉ cho), đôi bàn tay xương xẩu cạy lốp, vá xăm và nhận lại những đồng tiền chân chính. Ánh mắt của bà tượng trưng cho sự tự trọng, đó là điều thiếu thốn nhất hiện nay. Rất hiếm người có thể chết do thiếu một bữa ăn, nhưng rất nhiều người đã chết vì ỷ lại. Tin tôi đi.
Không thiếu những phóng sự ban ngày lê lết, ban đêm quần jean áo thun cầm khôn phone đi quẫy up facebook? Công bằng xã hội ở đâu?
Một xã hội cho những người lê lết giàu lên là xã hội coi thường người lao động. Xã hội còn chứa chấp, dễ dãi với thói ăn bám, lợi dụng lòng tử tế để trục lợi là một xã hội bệnh hoạn. Thật vô lý khi bọn chăn dắt cuối ngày sẽ có số tiền gấp 100 lần anh công nhân tăng ca trong xưởng dệt. Sự bất công ấy từ đâu nếu không phải từ việc cho tiền một cách mù quáng của các anh, các chị?
Trên facebook, khi có ai đó phản bác về một việc các anh chị đang ủng hộ, các anh chị hay có câu: “ĐKM mày làm gì được cho xã hội mà bày đặt chê?”. Vầng! Đoé làm việc ngu xuẩn cũng đã là điều tốt rồi.
Khi một người chìa tay 3 ngày không được một xu nào, họ sẽ phải kiếm công ăn việc làm… Đôi khi cứ để yên mọi thứ lại là từ thiện…
         

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

Đừng yêu nước bằng máu của người khác!



Những người gác biển không cần những người “đứng” sau lưng bằng những bài viết răn dạy về tình yêu nước trên Facebook.




Ông ngoại tôi từng cầm mác búp đa, lưng dắt lựu đạn, cắt rào rào kẽm gai công đồn Pháp cùng với những người lính Nhật Bản theo Việt Minh thời chín năm. Chiến thuật của đơn vị ông rất đơn giản: cắt rào, ném lựu đạn vô lô cốt và xung phong vào đánh giáp lá cà khi quân Pháp còn chưa hết choáng váng vì tiếng nổ. Ông tôi không kể về những tổn thất của đơn vị.

Khi tôi hỏi ông tôi là trong đơn vị có bao nhiêu lính Nhật, và sau chín năm, bao nhiêu người trong số họ trở về tổ quốc. Ông trả lời “có chín người, sau chín năm, chẳng có ai trong họ còn sống.” Tôi không biết ngoài chín người Nhật đó, bao nhiêu người khác trong đơn vị ông đã chết. Tôi hỏi ông: “đơn vị ông không phải là đặc công (mà thực ra trong thời chín năm, khái niệm đặc công chưa có), sao các ông không dùng bazooka hoặc ít nhất là súng máy áp chế khi công đồn?” Ông trả lời rất đơn giản là đơn vị ông không có bất kỳ vũ khí hỏa lực mạnh nào. Họ chỉ có 3 súng trường Nhật cho một tiểu đội và những người Nhật Bản tình nguyện chỉ dùng kiếm samurai của họ.

Thời kháng Mỹ, ông tôi động viên con cái đi ra trận. Hai dì tôi đi thanh niên xung phong khi mười sáu tuổi. Sau chiến dịch Đường 9 Nam Lào và Quảng Trị, lần lượt 2 dì về nhà vì mất sức. Cả hai dì đều trọc đầu như sư đến nhiều năm sau tóc mới mọc lại. Bác tôi, học ở Nga về làm cán bộ giảng dạy Bách Khoa nhưng rồi lại tình nguyện nhập ngũ. Tây Nguyên, Đường 9, Quảng Trị - giấy chứng nhận dũng sỹ diệt Mỹ và dũng sỹ diệt xe cơ giới gấp phồng túi ngực (theo đúng nghĩa đen). Khi từ miền Bắc vào Nam, bác tôi mang theo 90 viên đạn của cây súng bắn tỉa. Khi giải ngũ, bác đã bắn 52 viên, trong đó 4 viên trượt. Bác tôi và người em kết nghĩa đã bỏ cả ngày trời bò qua cả một cái trảng lớn nằm giữa vùng ranh giới giữa hai bên để bắn một phát đạn với tầm gần 900 m làm bị thương viên tướng chỉ huy một sư đoàn quân đội Sài Gòn trong cuộc họp bộ tham mưu của sư này hồi Quảng Trị năm 1972. Bác tôi là một trong 16 người cuối cùng rời thành Quảng Trị bơi vượt sông Thạch Hãn và tên của bác tôi có trong viện Bảo tàng Quân đội. Những người chỉ huy trận Quảng Trị nay đang lãnh đạo Bộ Quốc phòng đều nhớ đến bác tôi.

Ông ngoại tôi giờ đã 94 tuổi, bác và các dì tôi đều đã về hưu. Không một ai đại ngôn về lòng yêu nước. Thậm chí, tôi chưa bao giờ nghe từ đó trong các câu chuyện của họ. Đơn giản là họ làm những điều đó.

Khi tôi kể cho bác tôi về một cuốn nhật ký nổi tiếng của một người lính trẻ tuổi hai mươi và ngỏ ý muốn mua một cuốn tặng bác. Bác tôi từ chối và nói với tôi rằng: “con ạ, nếu mỗi người lính khi ra trận, thay vì viết mà chỉ cần bắn bị thương một kẻ thù thôi, thì miền Nam có thể giải phóng rất lâu trước 1975”. Khi tôi kể cho bác về những chuyện gần đây trên Biển Đông, bác lẩm nhẩm tính rồi nói “Ác liệt như hồi 72 mà người ta mới vét đến cán bộ tuổi 35. Giờ, nếu không phải đánh lớn trên bộ, chắc bọn con (tôi và các anh con bác) không bị động viên đâu!”

Tôi viết những dòng này vì tôi ngán đến tận cổ những người ngồi trong phòng máy lạnh mà mọi thứ họ viết ra chỉ là chỉ trích. Tôi ngán đến tận cổ việc họ tự cho mình là đang nói lên tiếng nói của nhân dân để viết về lòng yêu nước. Họ chỉ trích, họ mách nước cho Nhà nước làm việc A việc B dù họ biết rằng nếu có nổ súng thì họ sẽ không gửi email gọi con họ bỏ học ở nước ngoài để về nhập ngũ. Nghĩ đi nghĩ lại, tôi tự hỏi và mãi vẫn không tìm được chỗ nào cho thấy họ đang đại diện cho nhân dân (những người nông dân như ông ngoại tôi, những cán bộ về hưu như bác và các dì tôi) để nói những từ đại ngôn đó.

Những người đại ngôn đó đòi minh bạch về thông tin, đòi nhà nước để cho phải báo cáo này nọ nhưng họ quên mất một điều là từ năm 79 tới những năm 85-86, có ngày nào mà nhân dân không nghe đài thống kê về số lượng đạn pháo bắn sang lãnh thổ Việt Nam, ngày nào mà Thông Tấn Xã VN không dịch những bản tin đó sang tiếng Anh cho thế giới biết? Cả thế giới đều biết, nhưng chỉ có những thanh niên Việt Nam 17-18 phải bỏ trường học mà lên đường giữ nước, và cả nước phải đói ăn đến queo quắt để chiến sỹ tiền duyên có đạn mà bắn.

Năm 88, chiến sỹ hải quân hy sinh trên đá ngầm đảo Trường Sa vì tinh thần yêu nước và hy sinh họ có thừa nhưng họ không có vũ khí để chống lại tàu lớn của Trung Quốc.

Những người gác biển không cần nhân dân “đứng” sau lưng bằng viết bài răn dạy nhân dân và nhà nước về tình yêu nước trên Facebook. Những người gác biển cần vũ khí, cần máy bay, cần tên lửa, cần tàu chiến, tàu ngầm. Và những thứ đó chỉ có được khi có tiền. Nếu có viết, hãy kêu gọi nhà nước phát hành công trái mua vũ khí, và nếu có phát hành, thì hãy mua công trái. Đừng để con em nhân dân đổ máu để cho các vị thấy mình là yêu nước.

Theo THÁI BẢO ANH (Reds.net)

Đừng yêu nước bằng máu của người khác!

Những người gác biển không cần những người “đứng” sau lưng bằng những bài viết răn dạy về tình yêu nước trên Facebook.
Ông ngoại tôi từng cầm mác búp đa, lưng dắt lựu đạn, cắt rào rào kẽm gai công đồn Pháp cùng với những người lính Nhật Bản theo Việt Minh thời chín năm. Chiến thuật của đơn vị ông rất đơn giản: cắt rào, ném lựu đạn vô lô cốt và xung phong vào đánh giáp lá cà khi quân Pháp còn chưa hết choáng váng vì tiếng nổ. Ông tôi không kể về những tổn thất của đơn vị.
Khi tôi hỏi ông tôi là trong đơn vị có bao nhiêu lính Nhật, và sau chín năm, bao nhiêu người trong số họ trở về tổ quốc. Ông trả lời “có chín người, sau chín năm, chẳng có ai trong họ còn sống.” Tôi không biết ngoài chín người Nhật đó, bao nhiêu người khác trong đơn vị ông đã chết. Tôi hỏi ông: “đơn vị ông không phải là đặc công (mà thực ra trong thời chín năm, khái niệm đặc công chưa có), sao các ông không dùng bazooka hoặc ít nhất là súng máy áp chế khi công đồn?” Ông trả lời rất đơn giản là đơn vị ông không có bất kỳ vũ khí hỏa lực mạnh nào. Họ chỉ có 3 súng trường Nhật cho một tiểu đội và những người Nhật Bản tình nguyện chỉ dùng kiếm samurai của họ.
Thời kháng Mỹ, ông tôi động viên con cái đi ra trận. Hai dì tôi đi thanh niên xung phong khi mười sáu tuổi. Sau chiến dịch Đường 9 Nam Lào và Quảng Trị, lần lượt 2 dì về nhà vì mất sức. Cả hai dì đều trọc đầu như sư đến nhiều năm sau tóc mới mọc lại. Bác tôi, học ở Nga về làm cán bộ giảng dạy Bách Khoa nhưng rồi lại tình nguyện nhập ngũ. Tây Nguyên, Đường 9, Quảng Trị – giấy chứng nhận dũng sỹ diệt Mỹ và dũng sỹ diệt xe cơ giới gấp phồng túi ngực (theo đúng nghĩa đen). Khi từ miền Bắc vào Nam, bác tôi mang theo 90 viên đạn của cây súng bắn tỉa. Khi giải ngũ, bác đã bắn 52 viên, trong đó 4 viên trượt. Bác tôi và người em kết nghĩa đã bỏ cả ngày trời bò qua cả một cái trảng lớn nằm giữa vùng ranh giới giữa hai bên để bắn một phát đạn với tầm gần 900 m làm bị thương viên tướng chỉ huy một sư đoàn quân đội Sài Gòn trong cuộc họp bộ tham mưu của sư này hồi Quảng Trị năm 1972. Bác tôi là một trong 16 người cuối cùng rời thành Quảng Trị bơi vượt sông Thạch Hãn và tên của bác tôi có trong viện Bảo tàng Quân đội. Những người chỉ huy trận Quảng Trị nay đang lãnh đạo Bộ Quốc phòng đều nhớ đến bác tôi.
Ông ngoại tôi giờ đã 94 tuổi, bác và các dì tôi đều đã về hưu. Không một ai đại ngôn về lòng yêu nước. Thậm chí, tôi chưa bao giờ nghe từ đó trong các câu chuyện của họ. Đơn giản là họ làm những điều đó.
Khi tôi kể cho bác tôi về một cuốn nhật ký nổi tiếng của một người lính trẻ tuổi hai mươi và ngỏ ý muốn mua một cuốn tặng bác. Bác tôi từ chối và nói với tôi rằng: “con ạ, nếu mỗi người lính khi ra trận, thay vì viết mà chỉ cần bắn bị thương một kẻ thù thôi, thì miền Nam có thể giải phóng rất lâu trước 1975”. Khi tôi kể cho bác về những chuyện gần đây trên Biển Đông, bác lẩm nhẩm tính rồi nói “Ác liệt như hồi 72 mà người ta mới vét đến cán bộ tuổi 35. Giờ, nếu không phải đánh lớn trên bộ, chắc bọn con (tôi và các anh con bác) không bị động viên đâu!”
Tôi viết những dòng này vì tôi ngán đến tận cổ những người ngồi trong phòng máy lạnh mà mọi thứ họ viết ra chỉ là chỉ trích. Tôi ngán đến tận cổ việc họ tự cho mình là đang nói lên tiếng nói của nhân dân để viết về lòng yêu nước. Họ chỉ trích, họ mách nước cho Nhà nước làm việc A việc B dù họ biết rằng nếu có nổ súng thì họ sẽ không gửi email gọi con họ bỏ học ở nước ngoài để về nhập ngũ. Nghĩ đi nghĩ lại, tôi tự hỏi và mãi vẫn không tìm được chỗ nào cho thấy họ đang đại diện cho nhân dân (những người nông dân như ông ngoại tôi, những cán bộ về hưu như bác và các dì tôi) để nói những từ đại ngôn đó.
Những người đại ngôn đó đòi minh bạch về thông tin, đòi nhà nước để cho phải báo cáo này nọ nhưng họ quên mất một điều là từ năm 79 tới những năm 85-86, có ngày nào mà nhân dân không nghe đài thống kê về số lượng đạn pháo bắn sang lãnh thổ Việt Nam, ngày nào mà Thông Tấn Xã VN không dịch những bản tin đó sang tiếng Anh cho thế giới biết? Cả thế giới đều biết, nhưng chỉ có những thanh niên Việt Nam 17-18 phải bỏ trường học mà lên đường giữ nước, và cả nước phải đói ăn đến queo quắt để chiến sỹ tiền duyên có đạn mà bắn.
Năm 88, chiến sỹ hải quân hy sinh trên đá ngầm đảo Trường Sa vì tinh thần yêu nước và hy sinh họ có thừa nhưng họ không có vũ khí để chống lại tàu lớn của Trung Quốc.
Những người gác biển không cần nhân dân “đứng” sau lưng bằng viết bài răn dạy nhân dân và nhà nước về tình yêu nước trên Facebook. Những người gác biển cần vũ khí, cần máy bay, cần tên lửa, cần tàu chiến, tàu ngầm. Và những thứ đó chỉ có được khi có tiền. Nếu có viết, hãy kêu gọi nhà nước phát hành công trái mua vũ khí, và nếu có phát hành, thì hãy mua công trái. Đừng để con em nhân dân đổ máu để cho các vị thấy mình là yêu nước.
Theo THÁI BẢO ANH (Reds.net)