KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn facebook. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn facebook. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

Nhận diện và đập tan những luận điệu xuyên tạc Luật An ninh mạng.


Luật An ninh mạng được thông qua và có hiệu lực, Việt Nam sẽ có hành lang pháp lý chuẩn mực để bảo vệ chủ quyền, độc lập, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trên không gian mạng.

Nhận diện và đập tan những luận điệu xuyên tạc Luật An ninh mạng.

Trong những ngày gần đây, trước, trong và sau khi Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng và việc công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật này, dư luận trong nước và ngoài nước đều hết sức quan tâm. Thế nhưng, núp dưới chiêu trò “tự do ngôn luận”, lợi dụng chủ trương của Đảng về “Coi trọng vai trò tư vấn, phản biện, giám định xã hội của các cơ quan nghiên cứu khoa học trong việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội”, những kẻ cơ hội và các thế lực thù địch ở trong nước, ở nước ngoài có những thủ đoạn xuyên tạc Luật An ninh mạng nhằm mục đích gây hỗn loạn thông tin, tạo ra sự ngờ vực và dư luận xấu trong xã hội; từ đó, xuyên tạc chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta về ban hành các luật. Vì vậy, nhận diện và đấu tranh với luận điệu xuyên tạc Luật An ninh mạng hiện nay là rất cấp bách.

Nhận diện luận điệu xuyên tạc Luật An ninh mạng hiện nay

Một là, những kẻ cơ hội và các thế lực thù địch ở trong nước, ở nước ngoài cho rằng, việc chúng ta ban hành Luật An ninh mạng là biện pháp tình thế của Đảng và Nhà nước ta nhằm đối phó những người bất đồng chính kiến. Không khó để nhận ra những luận điệu sai trái, lạc lõng đó của các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài và những kẻ cơ hội chính trị trong nước “như nấm độc sau cơn mưa” của đài BBC, RFA, VOA, RFI,… Điển hình VOA Tiếng Việt với hàng loạt bài đầy tính xuyên tạc như: “Xuất hiện phong trào Bất tuân Luật An ninh mạng” và trên internet, mạng xã hội, lại có một số thông tin cho rằng Luật An ninh mạng “xâm phạm quyền riêng tư”; “xâm phạm quyền tự do ngôn luận, quyền công dân”; “cướp đi quyền sử dụng internet của người dân” và hạn chế các quan hệ quốc tế, kiềm chế sự phát triển của Việt Nam? Những điều này có phải là sự thật hay không?

Sự thật không đúng như vậy! Phải khẳng định rằng, xây dựng, thực hiện Luật An ninh mạng là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình mới. Ngay trong Văn kiện Đại hội XII, Đảng ta chủ trương: “Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; sẵn sàng ứng phó với các mối đe doạ an ninh truyền thống và phi truyền thống; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng”, nhất là trong điều kiện “cộng đồng quốc tế phải đối phó ngày càng quyết liệt hơn với các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, đặc biệt là an ninh mạng và các hình thái chiến tranh kiểu mới”; trong khi đó, “an ninh, trật tự và an toàn xã hội trên một số địa bàn còn phức tạp. Bảo vệ bí mật quốc gia còn nhiều yếu kém. Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng còn nhiều bất cập”. Vì vậy, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật An ninh mạng để tiếp tục thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng hoàn thiện hệ thống pháp luật về an ninh mạng với tất cả vì mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân, vì sự phát triển ổn định Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế. Do đó, luận điệu sai trái trên chẳng những mơ hồ về mặt lý luận, mà còn phản động về mặt thực tiễn.

Hai là, họ cho rằng những nội dung Luật an ninh mạng là hết sức mơ hồ và không có quốc gia nào có luật này. Theo Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam: “An ninh là trạng thái ổn định, an toàn, không có dấu hiệu đe dọa sự tồn tại, phát triển bình thường của cá nhân, của tổ chức, của từng lĩnh vực hoặc của toàn xã hội… Duy trì an ninh toàn diện là điều kiện để phát triển toàn diện”. Tại Điều 2, khoản 1 của Luật An ninh mạng khẳng định: “An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Như vậy, về mặt thuật ngữ - an ninh mạng - về nội hàm của nó đã chỉ ra tính tất yếu phải ban hành và thực hiện luật này.

Việc họ cho rằng “không có quốc gia nào có luật này”! Đây lại là một sự bịa đặt nữa dựa trên sự đánh tráo khái niệm. Đến nay, 138 quốc gia đã có luật An ninh mạng bao gồm cả luật chuyên đề và các quy định pháp quy nằm rải rác ở các luật khác và không ít các luật đó còn gắt gao hơn nhiều so với Việt Nam. Ngày 07/12/2015, các nghị sĩ và các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đạt thỏa thuận về Luật An ninh mạng đầu tiên áp dụng cho toàn khối: “Theo luật trên, các nhà cung cấp dịch vụ trên mạng như: Google và Amazon sẽ phải báo cáo mọi vi phạm có tính chất nghiêm trọng cho các cơ quan chức năng quốc gia nếu không sẽ bị phạt". Luật mới mang tên “Chỉ dẫn an ninh mạng và thông tin”, đặt ra những quy định nghiêm ngặt về an ninh và trình báo bắt buộc đối với các công ty hoạt động trong những lĩnh vực trọng yếu, như: Giao thông, năng lượng, y tế và tài chính. Các công ty hoạt động trên mạng như: Google, Amazon, eBay và Cisco sẽ phải trình báo những vi phạm nghiêm trọng với cơ quan chức năng quốc gia nếu không sẽ phải chịu những biện pháp xử phạt từ các cơ quan này”.

Tại Đức, Bộ Tư pháp rất xem trọng việc an ninh mạng. Họ ra chỉ thị rõ ràng cho Facebook nếu quản lý không tốt để người dân kích động bạo lực, chửi bới trên mạng, xuyên tạc sẽ bị phạt thẳng tay từ những người quản lý Facebook đến những người phát biểu phát biểu. Đạo luật Netzwerkdurchsetzungsgesetz (NetzDG) được thông qua giữa năm ngoái nhưng chính thức có hiệu lực vào 01/01/2018 vừa qua sau 2 tháng gia hạn để các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội phát triển các công cụ ngăn chặn phát ngôn kích động thù hận.

Hay tại Hàn Quốc, việc dùng mạng xã hội để tung ra những lời xúc phạm một “thần tượng” nào đó thì bạn sẽ sớm nhận được đơn kiện từ công ty chủ quản của nhân vật nổi tiếng ấy. Như vậy, luận điểm cho rằng, “những nội dung Luật An ninh mạng là hết sức mơ hồ và không có quốc gia nào có luật này” là sự bịa đặt, hoàn toàn trái với những gì trên thực tế.

Ba là, họ cho rằng các công ty mạng của nước ngoài sẽ không cung cấp thông tin người dùng theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam - chơi “luật riêng”. Đây cũng là điều bịa đặt bởi hàng năm, Facebook đều có báo cáo về cơ sở dữ liệu cho các chính quyền các nước là thị trường của họ. Tổng cộng có tấtg cả 103 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Và sau khi Luật An ninh mạng được Quốc hội chính thức thông qua, đại diện Facebook tại Việt Nam cho biết, hoạt động của Facebook không hề bị ảnh hưởng tại Việt Nam. Hơn thế nữa, Facebook đang hoàn tất các thủ tục pháp lý để chuẩn bị thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam; giúp Facebook hoạt động tốt hơn, cũng như phối hợp tốt hơn với Chính phủ Việt Nam trong tương lai. Và cho đến nay, các nhà mạng Google, Facebook và một số nhà mạng khác vẫn hoạt động bình thường tại Việt Nam cũng như không có ý định rút khỏi thị trường đầy tiềm năng như Việt Nam. Như vậy, luận điệu trên hoàn toàn không có cơ sở.

Nâng cao tinh thần cảnh giác, đập tan tư tưởng phản động kích động, gây rối 

Trước hết chúng ta cần tiếp tục giải thích, tuyên truyền làm rõ những nội dung trong Luật an ninh mạng để các tầng lớp nhân dân hiểu, nắm được và mỗi người dân nâng cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch. Kiên quyết đập tan những luận điệu hòng kích động, gây rối của một số phần tử cực đoan, lợi dụng dân chủ để chống phá những chủ trương, chính sách tốt đẹp của Đảng, nhà nước ta, trong đó có Luật an ninh mạng. Đồng thời, nâng cao nhận thức, chủ động thực hiện tích cực một số nội dung, nhiệm vụ cụ thể sau:

Thứ nhất, trong những người ít hiểu biết về luật pháp Việt Nam và công pháp quốc tế, đặc biệt là những Hiệp định tự do thương mại (AFTA) mà Việt Nam đã ký kết với các nước trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới (WTO) hoặc Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership - CPTPP). Tuy nhiên, cho đến nay, thế giới chưa hề có một khái niệm nào coi không gian mạng là hàng hóa mà chỉ có các đơn vị thông tin được truyền - nhận trên không gian mạng là hàng hóa được tính bằng Byte, Megabyte, Gigabyte, Tetabyte.v.v... Luật An ninh mạng Việt Nam cũng không có điều nào quy định đánh thuế xuất nhập khẩu các đơn vị thông tin mà chỉ có quy định về việc bảo vệ bản quyền đối với nội dung thông tin. Và quy định này phù hợp với các quy định của WTO, CPTPP về sử hữu trí tuệ.

Thứ hai, là những người đang sử dụng không gian mạng mặc dù không có hành vi xâm phạm đối với an ninh mạng hoặc không có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội nhưng vẫn lo ngại mình bị lộ thông tin cá nhân, lo ngại các nhà mạng sẽ rút khỏi thị trường Việt Nam. Để giải đáp những lo ngại này, họ đã không tìm đến văn bản chính thức của Luật An ninh mạng vừa được Quốc hội thông qua mà lại tiếp nhận những thông tin sai lệch, những thông tin bị bóp méo, bị xuyên tạc, thậm chí là bịa đặt được phát ra từ bộ máy truyền thông của những thế lực thù địch với Việt Nam. Từ đó, họ đã có những phản ứng không phù hợp.

Thứ ba, là các thế lực thù địch với Việt Nam đã quyết liệt chống phá việc thông qua Luật An ninh mạng và hiện đang chống phá rất quyết liệt việc đưa Luật An ninh mạng vào cuộc sống. Bởi với những quy định của Luật An ninh mạng thì từ nay, những thế lực thù địch chống phá Nhà nước Việt Nam, đi ngược lại lợi ích của dân tộc Việt Nam đã không còn được tự tung tự tác trên không gian mạng, không còn cái gọi là “sự tự do trên mạng” để lan truyền những thông tin chống phá Nhà nước Việt Nam, gây phương hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội của Việt Nam. Đó mới là nguyên nhân đích thực của những hành động điên cuồng chống lại Luật An ninh mạng của Việt Nam.

Sự điên cuồng này được thể hiện rõ ngay từ khi kỳ họp thứ 5 Quốc hội Việt Nam khóa XIV bắt đầu thảo luận và dự định thông qua Luật An ninh mạng. Âm mưu của các thế lực này là lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người dân để lừa bịp và dựa vào những thế lực chống Việt Nam ở nước ngoài để tuyên truyền bịa đặt, xuyên tạc về Luật An ninh mạng. Mục đích cuối cùng của chúng là “xóa bỏ vũ khí luật pháp” của Việt Nam để có thể ngang nhiên xâm phạm chủ quyền độc lập, an ninh quốc gia và trật tự xã hội của Việt Nam trên không gian mạng, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam...

Trong chiến dịch chống phá này, các thế lực thù địch không chỉ thông qua những tên tay sai ở trong nước kích động người dân tụ tập đông người trái phép, đập phá tài sản của Nhà nước mà còn hỗ trợ về tinh thần cho những hành vị vi phạm pháp luật nghiêm trọng đó bằng các nội dung thông tin sai trái, xuyên tạc, bịa đặt vu khống... Thực tế cho thấy nhiều tin, bài xuyên tạc, bịa đặt về Luật An ninh mạng của Việt Nam được đăng tải với tần suất dày đặc hàng chục bài mỗi ngày trên các trang BBC tiếng Việt, VOA tiếng Việt, RFA tiếng Việt, v.v... cũng như các trang mạng của tổ chức khủng bố Việt Tân, của cái gọi là Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời tại Mỹ do Đào Minh Quân cầm đầu. Một thực tế là tiếp theo việc chính quyền Việt Nam tuyên bố hai tổ chức Việt TânChính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời là hai tổ chức khủng bố thì một số trang mạng của các nhóm phản động đã bị chính chủ mạng gỡ bỏ. Mới đây nhất, chưa cần đến các cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam phải can thiệp mà chỉ cần những facebooker Việt Nam yêu nước báo cáo nhà mạng Facebook về hành vi lan truyền thông tin kích động bạo lực đăng tải trên các trang Facebook “Việt Tân”“Nhật ký yêu nước”, chủ nhà mạng xã hội Facebook đã tạm thời xóa sổ hai trang này...

Thứ tư, bên cạnh các đối tượng chống phá Việt Nam về chính trị gây phương hại cho an ninh quốc gia của Việt Nam thì những đối tượng có những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền, buôn bán người, buôn bán ma túy, buôn bán hàng cấm... và có các hành vi vi phạm pháp luật khác trên mạng cũng không còn có thể tự tung tự tác gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Những đối tượng lo ngại vô lý về Luật An ninh mạng thì có thể dùng các biện pháp thuyết phục, giáo dục, giải thích để cho họ hiểu đúng. Còn đối với những kẻ quyết liệt chống lại Luật An ninh mạng thì có thể coi đó là các hành vi chống lại việc khẳng định của quyền, độc lập, an ninh quốc gia và trật tự xã hội của Việt Nam trên không gian mạng và đó là những hành vi phản quốc. Với việc Luật An ninh mạng được thông qua và có hiệu lực sau nửa năm nữa, chắc chắn Việt Nam sẽ có hành lang pháp lý chuẩn mực để bảo vệ chủ quyền, độc lập, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trên không gian mạng./.

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2018

SỰ CẦN THIẾT CỦA LUẬT AN NINH MẠNG


Vừa qua, không rõ là vô tình hay cố ý mà Facebook đã cung cấp cho người sử dụng một bản đồ, trong đó các huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam lại nằm trong lãnh thổ Trung Quốc. 

SỰ CẦN THIẾT CỦA LUẬT AN NINH MẠNG

Sau khi phát hiện, Bộ Thông tin và Truyền thông đã gửi Công văn cho Facebook, khẳng định: “Việc Facebook sử dụng bản đồ sai lệch về chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam như trên đã vi phạm nghiêm trọng quy định tại khoản 1, Điều 5, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng”; đồng thời, yêu cầu sửa đổi thông tin sai lệch này. Sau khi sửa đổi, tuy Facebook bỏ 2 quần đảo này ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc nhưng vẫn gọi nó là Tam Sa (theo cách gọi của Trung Quốc đối với 2 quần đảo này). Bên cạnh đó, Facebook lại giới thiệu Tam Sa là thành phố được Trung Quốc thành lập ngày 24/7/2012 để quản lý khu vực bao gồm: quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough cùng vùng biển xung quanh.

Việc làm của Facebook trong thời điểm này là vi phạm nghiêm trọng Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, nhưng vẫn không được giải quyết dứt điểm khi phía Việt Nam yêu cầu một đường, họ sửa chữa một nẻo. Nếu sự việc diễn ra sau ngày 01/01/2019, thì Facebook đã vi phạm nghiêm trọng Luật An ninh mạng vừa được Chủ tịch nước ký ban hành ngày 28/6/2018. Khi đó, phía Việt Nam có đủ điều kiện để sử dụng Điều 5, khoản 1, điểm h và i Luật này nhằm: ngăn chặn, yêu cầu ngừng cung cấp thông tin mạng; yêu cầu xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Hoặc sử dụng Điều 5, khoản 1 điểm m để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự

Luật An ninh mạng mặc dù đã ban hành, nhưng đến đầu năm 2019 mới có hiệu lực thi hành, thành ra khó cho ta trong xử lý Facebook trong trường hợp này. Điều đó cho thấy, quản lý các hoạt động trên mạng bằng Luật An ninh mạng để bảo đảm quyền lợi cho các bên là đòi hỏi khách quan và cực kỳ cần thiết. Thế mà một số người lại ngớ ngẩn cứ ra sức phản đối sự ra đời của Luật này là sao? Đã sáng mắt chưa?

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

Đằng sau những hành động cản trở việc xây dựng dự án Luật An ninh mạng



Sau khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, dự án Luật An ninh mạng đã được chỉnh sửa, bổ sung trên cơ sở ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội và ý kiến đóng góp của nhân dân và các cơ quan chuyên môn, dự kiến được Quốc hội thông qua tại kỳ họp lần này.

Tuy nhiên, trên mạng xã hội, báo chí nước ngoài xuất hiện nhiều bài viết với lời lẽ có tính “hù dọa” hậu quả nếu dự luật này được thông qua như: “Luật An ninh mạng sẽ siết chặt tự do ngôn luận”; “Việt Nam nhắm đến siết chặt facebook, Google, đe dọa giới bất đồng”; “Đừng để Việt Nam trở thành kẻ thù của các giá trị tiến bộ”...

Đằng sau những hành động cản trở việc xây dựng dự án Luật An ninh mạng

Cùng việc đưa ra các lý lẽ có tính bao biện, một số người “đe” rằng, chính phủ Việt Nam “sẽ thất bại nếu để dự luật An ninh mạng thông qua”. Thậm chí, họ tự phân tích theo ý chủ quan rồi phán: “Trong lịch sử hơn 20 năm có Internet (1997 - 2018) chưa bao giờ lợi ích quốc gia, dân tộc và tự do của người dân bị đe doạ lớn như những gì đang được chuẩn bị trong dự luật An ninh mạng”.

Nhiều bài viết được đăng tải trên một số báo chí nước ngoài như BBC, VOA... với lời lẽ thoá mạ, phê phán Chính phủ Việt Nam “bóp nghẹt” Internet, “chậm tiến”, “kéo lùi lịch sử”...

Cùng với đó, một số tổ chức có thư gửi cơ quan chức năng Việt Nam, trên danh nghĩa “góp ý dự luật” song lại đưa ra những đề nghị có tính áp đặt, bắt bẻ, hù dọa nếu dự luật được thông qua...

Cần thấy rằng, trong soạn thảo một dự án luật, việc có các ý kiến khác nhau là bình thường, thậm chí rất cần thiết để đảm bảo các quy phạm pháp luật thêm chặt chẽ, phù hợp và dễ đi vào cuộc sống khi luật được ban hành. Đây lại là dự luật tác động những vấn đề mới và nhạy cảm như an ninh mạng.

Quá trình soạn thảo, lấy ý kiến, bên cạnh các nhà khoa học, cơ quan chức năng thì mọi người dân đều có quyền tham gia ý kiến dưới các hình thức như bằng văn bản, phát biểu tại hội nghị, hội thảo, thư góp ý...

Tuy nhiên, việc đóng góp ý kiến là theo tinh thần xây dựng, dù tán thành hay không tán thành một nội dung, vấn đề nào đó dự luật nêu ra thì cũng phải thể hiện quan điểm, chính kiến dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn thuyết phục và vì lợi ích chung.

Trong khi đó, những dạng “góp ý” như cách trên đối với dự án Luật An ninh mạng cho thấy rõ động cơ không trong sáng, nhiều người thể hiện ý đồ phá hoại, tạo dư luận nhằm cản trở việc thông qua luật của Quốc hội.

Trong khi đó, những người thường lấy lý do dự luật “đe dọa giới bất đồng” thì thực chất, đây là số có hành vi chống chính quyền hoặc có tư tưởng, quan điểm chống phá Đảng, Nhà nước.

Số này tỏ ra nghiên cứu rất kỹ dự án luật và họ nhận thấy nhiều điều khoản sẽ ràng buộc hoạt động của chính mình nên tìm cách phản ứng, phê phán chứ họ không nhìn nhận những vấn đề mà điều luật đưa ra dưới góc độ khoa học, vì lợi ích quốc gia, cộng đồng.

Đây chính là lý do gây ra “quan điểm khác” mà họ tìm cách đấu tranh, phản ứng với dự luật. Hai trong các nội dung trong dự luật mà nhiều người “đá xoáy” là quy định về dữ liệu lưu trữ và đặt máy chủ. 

Nhiều tổ chức lại lên tiếng phản ứng vì lợi ích cục bộ, lợi ích kinh doanh của họ. Theo dự thảo Luật An ninh mạng, dữ liệu lưu trữ sẽ không bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp, cũng không yêu cầu hạn chế, lưu trữ tại Việt Nam toàn bộ dữ liệu, mà chỉ áp dụng trong trường hợp cần thiết, vì lý do quốc phòng, an ninh.

Việc lưu trữ dữ liệu không phải là điều kiện kinh doanh đối với các doanh nghiệp. Do chỉ lưu dữ liệu người dùng và các dữ liệu quan trọng của quốc gia Việt Nam, không phải là dữ liệu nền tảng - platform nên không ảnh hưởng và cản trở việc lưu thông của “dòng chảy dữ liệu”, không tạo rào cản đối với các doanh nghiệp tham gia nền kinh tế của Việt Nam.

Một số bài viết phê phán, dự luật sẽ “bóp” các nhà đầu tư tại Việt Nam, cản trở cơ hội đầu tư của họ tại Việt Nam. Thực chất, không một điều khoản nào quy định ngăn cản các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, tham gia vào hoạt động của nền kinh tế Việt Nam.

Việc quy định yêu cầu lưu trữ dữ liệu người dùng và các dữ liệu quan trọng khác tại Việt Nam cũng không ảnh hưởng hoặc cản trở các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Trái lại, việc quản lý tốt dữ liệu sẽ là cơ sở phục vụ tốt mọi hoạt động hợp tác, làm ăn chính đáng của các tổ chức và công dân…

Trong quá trình soạn thảo, Google, Facebook, Amazon đã đề nghị được làm việc với ban soạn thảo, tổ biên tập dự án luật.

Trong nội dung các cuộc gặp, chưa có một công ty nào khẳng định, việc yêu cầu lưu trữ dữ liệu là ngăn cấm các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư hoặc hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Facebook đã đồng ý phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam và bày tỏ có ý định đặt văn phòng đại diện nhưng chưa thực hiện được do gặp vướng mắc về thủ tục.

Google đã chia sẻ chính sách quản lý dữ liệu và xử lý thông tin vi phạm pháp luật. Còn Hiệp hội điện toán Đám mây châu Á (ACCA), mà nòng cốt là Amazon đã trao đổi tài liệu về chính sách quản lý dữ liệu người dùng theo cấp độ và dữ liệu quan trọng quốc gia của một số nước...

Rõ ràng, khi các công ty như Google, Facebook đã đồng ý phối hợp cơ quan chức năng Việt Nam, họ không phản ứng mà người ngoài không hiểu rõ sự tình lại mặc nhiên phán, nếu phải đặt máy chủ thì Google, Facebook “bỏ đi”. Rõ ràng đó là sự suy diễn vô căn cứ, lạc điệu so với thực tế đang diễn ra… 

Thực tế cho thấy, xuất phát từ lợi ích kinh doanh, không muốn chịu sự quản lý của pháp luật nước sở tại, không muốn đóng thuế và chịu các nghĩa vụ liên quan, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet nước ngoài đã có ý kiến về một số nội dung liên quan tới việc yêu cầu các doanh nghiệp này phải lưu trữ tại Việt Nam dữ liệu người dùng và dữ liệu quan trọng của Việt Nam nhằm tạo “hiệu ứng ngược” để đẩy mạnh truyền thông, thu hút dư luận và tác động chính sách đối với dự thảo Luật An ninh mạng.

Thậm chí họ còn cho rằng, việc hạn chế dòng chảy dữ liệu gây hậu quả đến phát triển kinh tế, có thể giảm 1,7% GDP và giảm 3,1% vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Thực chất đây là thông tin được tung ra bởi chính các doanh nghiệp đang có hoạt động kinh doanh nhưng không đóng thuế, không làm tăng GDP cho đất nước trong nhiều năm qua.

Mục đích của những công ty này là cản trở việc ban hành chính sách về an ninh mạng, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp này hoạt động không chịu sự ràng buộc của pháp luật, làm chậm nghĩa vụ đóng thuế.

Không chỉ riêng tại Việt Nam, để đối phó với hoạt động quản lý chặt chẽ của các quốc gia trên thế giới đối với mạng xã hội, dịch vụ công nghệ thời gian gần đây, một số công ty tại Mỹ đã lôi kéo, vận động một số công ty khác như ACCA (công ty đào tạo và cấp chứng chỉ kế toán toàn cầu), AIC (Liên minh Internet châu Á), UPS (công ty chuyển phát nhanh chuyên cung cấp các dịch vụ kho bãi và vận chuyển chuyên nghiệp toàn cầu về hàng hóa, tài chính, thông tin đến hơn 200 quốc gia) tổ chức hội thảo để chia sẻ quan điểm và thảo luận về chiến lược đối phó với các nước ASEAN, trọng tâm là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.

Các công ty này đã phối hợp với Đại sứ quán một số quốc gia tại Việt Nam như Mỹ, Canada, Australia, EU, Nhật Bản có công văn góp ý dự thảo luật gửi Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan.

Họ còn phối hợp với một số tổ chức như Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, Phòng Thương mại Mỹ (AmCham), Liên minh Internet châu Á, Liên minh phần mềm doanh nghiệp (BSA), Hiệp hội ngành công nghiệp công nghệ máy tính (CompTIA), Hiệp hội Điện toán đám mây châu Á (ACCA)..., phối hợp cùng một số tổ chức ở Việt Nam để thảo luận, tọa đàm về dự thảo luật.

Tại các cuộc hội thảo này, họ nêu ra những phân tích trái ngược với tình hình thực tế, bất lợi cho chính sách quản lý nhà nước thông qua những lý do dễ được dư luận đồng tình như “quan ngại về tính hiệu quả”, “các nhà lập pháp còn hạn chế về nhận thức an ninh mạng”, “chuyển lời của các doanh nghiệp”, qua đó đề xuất “lùi thời điểm thông qua dự thảo Luật An ninh mạng”.

Đa phần đều là những kết luận mang tính chủ quan cá nhân, không dựa vào các căn cứ cơ sở khoa học.

Những kết luận này mang rõ động cơ, lợi ích, ý đồ cá nhân, hoàn toàn không vì lợi ích quốc gia, cộng đồng của Việt Nam.

Nguyễn Thị Thành

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2018

Xử lý nghiêm hiện tượng “loạn ngôn” trên mạng xã hội



Mặc dù đã có những quy định chặt chẽ để xử lý hành vi lợi dụng mạng xã hội xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của tổ chức, cá nhân, nhưng một số cá nhân do thiếu hiểu biết hoặc bị kích động vẫn cố tình “nhờn luật”.

“Nhờn luật” không chỉ vì thiếu hiểu biết

Thời gian gần đây, theo phản ảnh của bạn đọc, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành (TP Hồ Chí Minh), Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh thường xuyên đăng tải trên facebook cá nhân một số nội dung xúc phạm lãnh đạo cấp cao và ảnh hưởng đến đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Những nội dung ông này viết hết sức thô thiển, khiến người đọc bất bình, không nghĩ đây là những bài viết của một quan chức Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh. Sau khi nhận được thông tin bạn đọc phản ảnh, phóng viên đã liên hệ và ông Nguyễn Văn Đực thừa nhận mình là chủ nhân trang facebook có đăng tải các nội dung trên và đã gỡ bỏ một số nội dung đăng tải. Tuy nhiên, ông Đực cho biết vẫn “bảo lưu” nhiều bài viết và chưa xử lý hết những thông tin có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh cho biết: “Việc ông Đực thường xuyên đăng tải thông tin trên trang cá nhân có nội dung nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, hiệp hội cũng đã nắm được. Trong hai năm (2016, 2017) Hiệp hội đã có văn bản cảnh cáo, nhưng ông Đực vẫn cố tình tái phạm”.

Xử lý nghiêm hiện tượng “loạn ngôn” trên mạng xã hội
Nguyễn Duy Sơn bị khởi tố, bắt tạm giam vì sử dụng mạng xã hội vi phạm Điều 331 Bộ luật Hình sự.
Chiều 08/5 vừa qua, Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và bắt tạm giam Nguyễn Duy Sơn, sinh năm 1981, ở TP Sầm Sơn, cựu cán bộ quản lý học sinh, sinh viên của Trường dự bị Đại học Sầm Sơn về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” quy định tại Điều 331 - Bộ luật Hình sự. Theo kết quả điều tra, từ tháng 12/2017 đến tháng 3/2018, Nguyễn Duy Sơn trực tiếp tạo lập, sử dụng tài khoản facebook, vào các trang mạng xã hội khác lấy thông tin liên quan đến những vấn đề về tham nhũng và tiêu cực, sau đó xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước và các đồng chí lãnh đạo rồi đăng tải, chia sẻ công khai trên facebook của mình kèm theo lời bình luận, hình ảnh minh họa, dẫn chứng không có thật, không có căn cứ; mục đích là hạ uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và địa phương. Kết cục với Sơn là bài học đắt giá cho những người cố tình vi phạm pháp luật khi sử dụng mạng xã hội.

Đầu tháng 02/2018, TAND TP Hồ Chí Minh cũng đã xét xử và tuyên phạt Hồ Văn Hải (54 tuổi, bác sĩ Phòng khám đa khoa Á Châu) 4 năm tù về tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Cơ quan chức năng đã xác định, trong số 75 bài viết đăng tải trên mạng và tàng trữ trong máy tính của Hải, có 36 bài vi phạm Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.

Xử lý nghiêm để không nhờn luật

Có khá nhiều trường hợp vi phạm do chủ quan, đơn giản, thiếu hiểu biết pháp luật. Tháng 11/2017, Công an TP Vũng Tàu lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính đối với Nguyễn Trọng Tuấn (26 tuổi, quê ở huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) về hành vi xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Trước đó, Tuấn bị một phụ nữ trú tại tỉnh Bình Thuận tố cáo tài khoản facebook mang tên “Nguyễn Tuấn” đã có những bình luận xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của mình. Khi bị cơ quan công an xử phạt, chính Tuấn cũng ngỡ ngàng vì nghĩ rằng chỉ comment thì sẽ không bị cơ quan pháp luật “sờ gáy”.

Hiến pháp 2013, tại Khoản 1, Điều 20 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Pháp luật nghiêm cấm hành vi lợi dụng việc sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Tùy theo mức độ vi phạm, tính chất của hành vi mà người vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, hiện nay việc lợi dụng mạng xã hội để tán phát thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự, uy tín của cá nhân, tổ chức có xu hướng gia tăng. Khá nhiều trường hợp người vi phạm không chỉ do thiếu hiểu biết pháp luật mà còn do chủ quan, đơn giản nghĩ rằng sẽ không bị xử lý nên “nhờn luật”. Do vậy, việc xử lý nghiêm minh như trường hợp Nguyễn Trọng Tuấn nêu trên và một số vụ việc bị khởi tố hình sự gần đây là hết sức cần thiết.

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018

CEO Facebook: Chúng tôi không bán thông tin người dùng


Trong phiên điều trần đầu tiên trước Thượng viện Mỹ, Mark Zuckerberg một lần nữa thừa nhận sai lầm và xin lỗi người dùng.

Hôm qua, CEO Facebook - Mark Zuckerberg tham gia phiên điều trần đầu tiên trước Thượng viện Mỹ kéo dài gần 5 giờ. Zuckerberg phải trả lời câu hỏi từ 44 thượng nghị sĩ về việc làm cách nào mạng xã hội lớn nhất thế giới có thể được quản lý sát sao hơn.

CEO Facebook: Chúng tôi không bán thông tin người dùng
Mark trả lời câu hỏi của 44 thượng nghị sỹ Mỹ sau bê bối lộ dữ liệu người dùng. Ảnh: AFP
Anh tiếp tục xin lỗi về hàng loạt vấn đề của Facebook gần đây, từ an toàn dữ liệu cá nhân đến sự tác động của nước ngoài lên cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. “Rõ ràng chúng tôi đã không nỗ lực đủ để ngăn các công cụ được sử dụng vào mục đích xấu. Đó là tin giả, sự can thiệp của nước ngoài vào bầu cử, các phát biểu mang tính thù nghịch, cũng như an toàn dữ liệu cá nhân và các nhà phát triển ứng dụng” - anh cho biết đầu phiên điều trần - “Chúng tôi đã không có cái nhìn đủ rộng về trách nhiệm của mình. Và đó là sai lầm lớn. Tôi xin lỗi. Tôi đã lập ra Facebook, điều hành nó và sẽ chịu trách nhiệm với mọi việc xảy ra tại đây”.

Trong buổi điều trần, các thượng nghị sỹ thẳng thắn chất vấn ông chủ Facebook về việc an toàn thông tin dữ liệu của người dùng. Khi được Thượng nghị sĩ Edward Markey hỏi về việc Zuckerberg có thừa nhận thông tin của người dùng bị chia sẻ và bị bán, Mark Zuckerberg ngay lập tức phủ nhận. “Nhưng tôi muốn làm rõ điều này trước, đó là chúng tôi không bán thông tin của người dùng”, Mark khẳng định. Tuy nhiên, việc chia sẻ thông tin là “có” và ông chủ Facebook cho biết, từ đầu họ đã nói với người dùng về việc chia sẻ thông tin trong “điều khoản dịch vụ”.

Nhưng các thượng nghị sĩ Mỹ vẫn chưa dừng lại ở đó. Thượng nghị sỹ Richard Blumenthal giơ lên tấm bảng có các điều khoản dịch vụ mà Aleksandr Kogan đã sử dụng, trong đó có nội dung “Facebook đã được thông báo về việc Kogan có thể bán thông tin có được” và hỏi Zuckerberg đã đọc thỏa thuận chưa. Sau đó, Zuckerberg thừa nhận “chưa đọc hết”.

Với câu trả lời thật thà này, Thượng nghị sĩ Blumenthal cho rằng Zuckerberg mâu thuẫn với “điều khoản dịch vụ” mà chính mình và Facebook đã đưa ra. Ông cho rằng Facebook đã “cố ý không biết” Kogan vi phạm điều khoản và đã tối đa hóa lợi nhuận từ chính vấn đề bảo mật này.

CEO Facebook: Chúng tôi không bán thông tin người dùng
CEO Facebook - Mark Zuckerberg trong buổi điều trần. Ảnh: Reuters
Thượng nghị sĩ Fischer hỏi: “Các anh lưu trữ bao nhiêu dữ liệu? Có phải các anh lưu tất cả những gì chúng tôi click?" Trả lời câu hỏi này, Zuckerberg thừa nhận: “Đúng, chúng tôi lưu trữ chúng”.

Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Richard J. Durbin hỏi Zuckerberg có thoải mái khi chia sẻ tên của khách sạn mình đã qua đêm rồi việc có sẵn sàng chia sẻ tên những người mà mình đã nhắn tin trong tuần.

“Không. Tôi có lẽ sẽ không chọn làm điều công khai như thế ở đây" - ông Zuckerberg thừa nhận.

Ngay lập tức, ông Durbin nói đây chính là điều mà họ quan tâm. Theo ông, cần phải có giới hạn về quyền riêng tư ở Facebook. “Bao nhiêu dữ liệu của nước Mỹ hiện đại như tên, lời phát biểu, các kết nối mọi người trên thế giới đã bị các ông bán đứng”, thượng nghị sỹ này chất vấn.

Theo giải thích của Zuckerberg, Facebook chia nội dung làm hai loại: một là do người dùng tự ý đăng tải, chia sẻ và một còn lại là do Facebook hoàn toàn kiểm soát. “Kiểm soát” theo đại diện mạng xã hội này là những dữ liệu liên quan tới ứng dụng và quảng cáo.

Zuckerberg cũng tỏ sự đồng tình khi một số thượng nghị sỹ đặt vấn đề nên xem xét một phiên bản Facebook không có quảng cáo mà người dùng phải trả tiền để sử dụng. 

Tuy nhiên, đại diện của Facebook khẳng định “sẽ cân nhắc” và nói với nghị sỹ Orrin Hatch rằng sẽ luôn có một phiên bản miễn phí của Facebook.

CEO Facebook: Chúng tôi không bán thông tin người dùng
Phiên điều trần lần đầu trước Quốc hội Mỹ được cho là thử thách khó khăn nhất của Mark Zuckerberg từ trước tới nay.
Trong phiên điều trần, Mark Zuckerberg phủ nhận việc Facebook độc quyền và khẳng định họ là một hãng công nghệ, chứ không phải truyền thông. Anh cũng bảo vệ mô hình kinh doanh cốt lõi của công ty - sử dụng dữ liệu cá nhân để quảng cáo đúng mục tiêu. “Chúng tôi cho rằng đưa ra một dịch vụ được quảng cáo hỗ trợ là phù hợp nhất với sứ mệnh kết nối mọi người trên thế giới. Chúng tôi muốn có một dịch vụ miễn phí mà ai cũng có thể dùng được”, anh nói.

Zuckerberg được đánh giá khá bình tĩnh trong buổi điều trần. Reuters nhận xét Zuckerberg cố né các cuộc đối thoại tập trung vào luật mới và không đưa ra lời hứa hẹn mới.

Và nhà đầu tư hoan nghênh các câu trả lời của anh. “Zuckerberg mang đến tinh thần hòa giải” - Mariann Montagne - Giám đốc quản lý danh mục đầu tư tại Gradient Investments nhận xét, “Cổ phiếu tăng theo các bình luận của cậu ấy”.

“Tổ chức một buổi điều trần chung giữa các hội đồng thế này đã là điều phi thường. Còn phi thường hơn khi chỉ có một CEO trả lời câu hỏi của gần nửa thượng nghị sĩ Mỹ”, John Thune - Chủ tịch Hội đồng Thương mại Thượng viện Mỹ cho biết.

Sau phiên điều trần, cổ phiếu Facebook hôm qua tăng tới 4,5% lên hơn 165 USD - cao nhất trong gần 3 tuần qua. Mức tăng ngày của mã này cũng là lớn nhất kể từ tháng 4/2016.

Buổi điều trần được tổ chức sau gần một tháng scandal lộ thông tin người dùng Facebook nổ ra. Cambridge Analytica - tâm điểm của scandal này - là một công ty dữ liệu có liên quan đến chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ - Donald Trump. Họ đã tiếp cận được thông tin từ khoảng 87 triệu người dùng Facebook mà những người này không hề biết.

Scandal đã làm cổ phiếu Facebook lao dốc, vốn hóa bốc hơi hàng chục tỷ USD và khiến mạng xã hội này bị giới chức hai bên bờ Đại Tây Dương tăng cường giám sát. Một số còn kêu gọi Zuckerberg từ chức CEO. Scandal này một lần nữa dấy lên mối lo về ảnh hưởng của Facebook với an toàn dữ liệu cá nhân trên toàn cầu. Tối nay, Zuckerberg sẽ còn một phiên điều trần nữa với Hạ viện Mỹ.

Hà Thu/VNE (theo CNN/Reuters)

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

TỪ VỤ FACEBOOK BÁN ĐỨNG NGƯỜI DÙNG

Facebook bị tố bán đứng người dùng và đi ngược với những giá trị mà họ đã cam kết. Dữ liệu của 50 triệu người dùng bị thu thập trái phép chỉ là con số ban đầu.
Công ty dữ liệu chính trị Cambridge Analytica được thuê trong chiến dịch bầu cử Tổng thống Trump năm 2016, đã thu thập dữ liệu cá nhân của hơn 50 triệu người dùng Facebook.
Công ty này cung cấp công cụ có thể nhận diện đặc điểm cá nhân của cử tri Mỹ nhằm tác động tới quyết định bầu cử của họ.
TỪ VỤ FACEBOOK BÁN ĐỨNG NGƯỜI DÙNG


Một phần dữ liệu Cambridge Analytica thu thập đã được The New York Times phân tích. Dữ liệu này bao gồm danh tính người dùng Facebook, danh sách bạn bè và các cú “like”.
Từ dữ liệu này, Cambridge Analytica có thể lập bản đồ chi tiết tính cách cá nhân của người dùng dựa trên những gì họ đã “like” trên Facebook, rồi sau đó dùng thông tin này để hiển thị quảng cáo đúng đối tượng.
Năm 2014, Cambridge Analytica yêu cầu người dùng Facebook tham gia khảo sát cá nhân và tải ứng dụng về máy tính. Ứng dụng này thu thập một số thông tin cá nhân từ profile người dùng và bạn bè. Chính Facebook đã cho phép thực hiện việc này nhưng sau đó quyết định ngăn cấm.
Kỹ thuật thu thập thông tin kiểu trên được phát triển tại Trung tâm Tâm lý trắc học của Đại học Cambridge. Trung tâm này từ chối cộng tác với Cambridge Analytica nhưng Aleksandr Kogan, giáo sư tâm lý học của Đại học Cambridge đã quyết định hợp tác với Cambridge Analytica.
Phản ứng trước thông tin này, ngày 26/3, Ủy ban thương mại liên bang Mỹ (FTC) xác nhận đã vào cuộc điều tra kín các nghi vấn Facebook sử dụng thông tin người dùng sai mục đích và vi phạm cam kết về quyền riêng tư mà công ty này đã ký với FTC hồi năm 2011.
Về phía châu Âu, Bộ trưởng bộ Tư pháp Đức cũng phát biểu sau cuộc họp với lãnh đạo cấp cao của Facebook rằng Facebook buộc phải bị kiểm soát chặt chẽ hơn và đối diện với những án phạt nặng nề nếu vi phạm việc sử dụng thông tin người dùng.
Đây có thể xem là động lực để nhà chức trách Việt Nam mạnh tay hơn khi yêu cầu tất cả các dịch vụ của nước ngoài đang cung cấp tại Việt Nam hiện nay như Google, Facebook,Twitter, Viber, Skype, Gmail, Uber, … buộc phải có giấy phép hoạt động, có cơ quan đại diện, có đặt máy chủ quản lý dữ liệu người dùng ở Việt Nam mới được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.


Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

FANPAGE "THANH NIÊN CÔNG GIÁO" ĐÃ BỊ KHÓA!



Chúng tôi đã nhiều lần đưa tin phản ánh, cảnh báo và kiến nghị đề xuất về trang (fanpage) “Thanh niên Công giáo” nhưng đến ngày 24/3/2018 tin vui mới đến với người yêu nước khi fanpage này bị khoá.

Trang “Thanh niên Công giáo” được lập năm 2011, đến nay có hơn 260.000 người theo dõi. Điều đáng nói, fanpage này thường xuyên đăng tin, bài, hình ảnh, video clip xuyên tạc về tình hình đất nước, xúc phạm anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hay nói như một số bạn yêu nước trên mạng xã hội, fanpage này là nơi “tập hợp một ổ phản động”!

Những người yêu nước trên mạng xã hội đã nhiều lần phản ứng, kêu gọi tẩy chay, đề nghị facebook xử lý nhưng như một số fanpage, nhóm, tài khoản mạng xã hội khác, fanpage này vẫn ngang nhiên tồn tại, hàng ngày tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Nhà nước cho đến ngày 24/3/2018.

Cộng đồng mạng vô cùng phấn chấn và cho rằng có thể đây là cam kết của facebook với Chính phủ Việt Nam trong việc xử lý những tài khoản mạng xã hội xuyên tạc, chống phá Nhà nước. Quyết định trên vào đúng thời điểm facebook vừa bổ nhiệm Lê Diệp Kiều Trang làm Giám đốc facebook Việt Nam.

Ngay sau khi bị khoá, nhóm Admin “Thanh niên Công giáo” đã “lên tiếng” đỗ lỗi bị tấn công!

FANPAGE "THANH NIÊN CÔNG GIÁO" ĐÃ BỊ KHÓA!


Sau đây là một số hình ảnh chụp màn hình fanpage “Thanh niên Công giáo” khi chưa bị khoá:

FANPAGE "THANH NIÊN CÔNG GIÁO" ĐÃ BỊ KHÓA!


FANPAGE "THANH NIÊN CÔNG GIÁO" ĐÃ BỊ KHÓA!


FANPAGE "THANH NIÊN CÔNG GIÁO" ĐÃ BỊ KHÓA!


FANPAGE "THANH NIÊN CÔNG GIÁO" ĐÃ BỊ KHÓA!


FANPAGE "THANH NIÊN CÔNG GIÁO" ĐÃ BỊ KHÓA!

Cư dân mạng mong muốn rằng còn nhiều fanpage, nhóm, tài khoản cá nhân chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xúc phạm Bác Hồ, xuyên tạc lịch sử… sẽ bị khóa trong thời gian tới.

Huyền Trang

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018

NHIỀU NGƯỜI VIỆT MẮC CHIÊU LỪA "BFF" TRÊN FACEBOOK



Trào lưu bình luận "BFF" để kiểm tra độ an toàn tài khoản Facebook thực chất chỉ nhằm giải trí hoặc "câu" bình luận, tương tác trên mạng xã hội.


"Hãy bình luận chữ BFF xuống bên dưới. Nếu chữ màu xanh thì Facebook của bạn đã được bảo vệ. Nếu chữ màu đen tức Facebook của bạn đã bị ai đó theo dõi hoặc bị hack, hãy đổi mật khẩu ngay". Thông điệp này đang được lan truyền mạnh mẽ trên nhiều fanpage, nhóm hay rất được nhiều người dùng mạng xã hội chia sẻ.

NHIỀU NGƯỜI VIỆT MẮC CHIÊU LỪA "BFF" TRÊN FACEBOOK
Trào lưu bình luận "BFF" để kiểm tra độ an toàn của tài khoản đang lan truyền trên Facebook.

Đúng là khi bình luận "BFF" thì dòng chữ này, thông thường màu đen, có thể đổi màu xanh kèm theo hiệu ứng vỗ tay trên màn hình. Tuy nhiên, nó không phải công cụ mà nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg tạo ra nhằm kiểm tra mức độ an toàn của tài khoản như thông tin lan truyền.

NHIỀU NGƯỜI VIỆT MẮC CHIÊU LỪA "BFF" TRÊN FACEBOOK


Theo Celebritiesbuzz, thực chất "BFF" là viết tắt của từ "Best Friend Forever" (Mãi mãi là bạn tốt nhất) hoặc cũng có thể lấy các chữ cái đầu của cụm "Best Friend on Facebook" (Bạn tốt nhất trên Facebook). Facebook nhận dạng chữ này để đổi sang màu xanh và thêm hiệu ứng để tạo thành biểu tượng tình bạn.

Lý do có người bình luận hiện chữ màu đen và có người ra chữ màu xanh là vì thuật toán của Facebook không được cập nhật đồng thời. Chính vì điều này mà không ít thành viên mạng xã hội đã tin vào thông tin lan truyền, nghĩ rằng tài khoản của mình bị theo dõi hay bị hack khi chữ "BFF" có màu đen trong khi những người khác là màu xanh.

Không riêng tại Việt Nam mà chiêu lừa còn lan truyền mạnh trên thế giới, thu hút hàng chục nghìn người. "Điểm mấu chốt đây là một trò lừa bịp. Xin vui lòng không chia sẻ hoặc tham gia bình luận", trang Celebritiesbuzz viết.

"Đây có thể là trò giải trí của một vài người nhưng cũng không ngoại trừ đó là chiêu lừa có chủ đích" - anh Phan Văn Hội, chuyên viên trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến - cho biết. "Lan truyền trào lưu này có thể giúp các fanpage, tài khoản Facebook thu hút nhiều bình luận, từ đó tăng lượng tương tác nhằm phục vụ cho việc bán hàng hay chạy quảng cáo sau này".

Anh Hội cho rằng sở dĩ chiêu lừa này thu hút nhiều người vì Facebook gần đây vướng vào bê bối làm rò rỉ thông tin của hàng triệu thành viên nên người dùng quan tâm hơn đến tài khoản của mình. "Ở Việt Nam, cũng không phải ai cũng biết 'BFF' là viết tắt của chữ gì nên nó càng được lan truyền nhanh", anh nói.

Bảo Anh (VnExpress)

XỬ PHẠT CHỦ TRANG FACEBOOK 10 TRIỆU ĐỒNG VÌ ĐĂNG THÔNG TIN BỊA ĐẶT



Công an tỉnh Bến Tre đã triệu tập Nguyễn Minh Chánh - đối tượng tung tin bé 4 tuổi bị sát hại, vứt xác trên Facebook gây hoang mang dư luận.

Ngày 21/3, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Bến Tre cho biết vừa phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh này, tiến hành triệu tập Nguyễn Minh Chánh (29 tuổi, SN 1989, ngụ tại phường Phú Tân, TP. Bến Tre), để làm rõ hành vi đăng tải nội dung thông tin sai sự thật trên trang mạng xã hội gây hoang mang dư luận.

XỬ PHẠT CHỦ TRANG FACEBOOK 10 TRIỆU ĐỒNG VÌ ĐĂNG THÔNG TIN BỊA ĐẶT
Cơ quan chức năng làm việc với Nguyễn Minh Chánh (áo xanh đen)

Theo điều tra, Nguyễn Minh Chánh là chủ trang Facebook “TIN TỨC BẾN TRE” có hơn 30.000 lượt người theo dõi.

Trước đó, ngày 15/3, trên trang Facebook “TIN TỨC BẾN TRE” có đăng tin “Đứa bé 4 tuổi bị chặt đầu, vứt xác gần trường THPT Nguyễn Thị Định, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre”. Đây là một tin đồn nhảm, hoàn toàn không có.

Qua làm việc, Chánh đã thừa nhận hành vi đăng tải thông tin trên là không đúng sự thật và cam kết gỡ bỏ các bài viết, thông tin sai sự thật trên Facebook.

Căn cứ mức độ vi phạm cơ quan chức năng đã áp dụng Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, xử phạt hành chính Nguyễn Minh Chánh số tiền 10 triệu đồng.

Việc tung tin đồn thất thiệt không chỉ vi phạm pháp luật và bị xử phạt mà còn gây hoang mang trong dư luận nên mọi người cần chú ý khi đưa và tiếp cận những thông tin trên mạng xã hội./.

XỬ PHẠT CHỦ TRANG FACEBOOK 10 TRIỆU ĐỒNG VÌ ĐĂNG THÔNG TIN BỊA ĐẶT


Công an tỉnh Bến Tre đã triệu tập Nguyễn Minh Chánh - đối tượng tung tin bé 4 tuổi bị sát hại, vứt xác trên Facebook gây hoang mang dư luận.

Ngày 21/3, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Bến Tre cho biết vừa phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh này, tiến hành triệu tập Nguyễn Minh Chánh (29 tuổi, SN 1989, ngụ tại phường Phú Tân, TP. Bến Tre), để làm rõ hành vi đăng tải nội dung thông tin sai sự thật trên trang mạng xã hội gây hoang mang dư luận.

XỬ PHẠT CHỦ TRANG FACEBOOK 10 TRIỆU ĐỒNG VÌ ĐĂNG THÔNG TIN BỊA ĐẶT
Cơ quan chức năng làm việc với Nguyễn Minh Chánh (áo xanh đen)

Theo điều tra, Nguyễn Minh Chánh là chủ trang Facebook “TIN TỨC BẾN TRE” có hơn 30.000 lượt người theo dõi.

Trước đó, ngày 15/3, trên trang Facebook “TIN TỨC BẾN TRE” có đăng tin “Đứa bé 4 tuổi bị chặt đầu, vứt xác gần trường THPT Nguyễn Thị Định, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre”. Đây là một tin đồn nhảm, hoàn toàn không có.

Qua làm việc, Chánh đã thừa nhận hành vi đăng tải thông tin trên là không đúng sự thật và cam kết gỡ bỏ các bài viết, thông tin sai sự thật trên Facebook.

Căn cứ mức độ vi phạm cơ quan chức năng đã áp dụng Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, xử phạt hành chính Nguyễn Minh Chánh số tiền 10 triệu đồng.

Việc tung tin đồn thất thiệt không chỉ vi phạm pháp luật và bị xử phạt mà còn gây hoang mang trong dư luận nên mọi người cần chú ý khi đưa và tiếp cận những thông tin trên mạng xã hội./.

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

BỌN PHẢN ĐỘNG LỢI DỤNG MẠNG XÃ HỘI ĐỂ XUYÊN TẠC SỰ THẬT


Hiện nay mạng xã hội Facebook ở Việt Nam là tương đối phổ biến, nhất là trong giới trẻ, học sinh, sinh viên. Đây chính là những người mà nhìn chung họ có nhận thức còn rất non kém, bản lĩnh chính trị không vững vàng và dễ bị hoang mang, tác động, chuyển hóa. Đó cũng là lý do mà các thế lực thù địch nói chung, các tổ chức phản động nói riêng đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động lợi dụng Facebook để tuyên truyền, tác động, chuyển hóa giới trẻ.



Thời gian qua đã xuất hiện nhiều trang facebook cá nhân cũng như những trang facebook cộng đồng thường xuyên đưa những thông tin sai sự thật, xuyên tạc thông tin, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tuyên truyền nhân dân kích động chống đối như: “Việt Tân”, “Tuổi trẻ yêu nước”, “Nhật kí yêu nước”, “Friend of Việt Tân”, “Thanh niên công giáo”, “Radio Chân Trời Mới”…
Đáng lo ngại là số người dùng facebook ở Việt Nam kết bạn hoặc thích (like) những trang này không phải là ít. Điều này cũng dễ hiểu vì trình độ hiểu biết của họ còn hạn chế. Nhưng sẽ là hậu quả lớn nếu như số người trẻ tuổi này bị tuyên truyền, tin theo luận điệu của các thế lực thù địch, nhìn nhận vấn đề không đúng theo các chiêu bài vu khống của chúng, từ đó bị “nhiễm độc về mặt tư tưởng”, thậm chí nguy hại hơn là đi theo chúng để có những hoạt động chống phá. Một điều dễ nhận thấy ở đây là nhiều bạn trẻ còn có những bình luận (comment) mang tính “hài hước”, “cộng đồng”, a dua a tòng trước những bài viết phản động trên facebook.
Mặt khác, thông qua facebook, các tổ chức phản động bên ngoài có thể cập nhật thông tin cá nhân của người dùng như địa chỉ email, số điện thoại, năm sinh, địa chỉ, bạn bè, người thân… để tiến hành hoạt động tuyên truyền, kích động chống đối. Các trang facebook chống đối thường đưa ra những bài viết đang nóng hổi mà dư luận quan tâm, từ đó thêm vào những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, thay đen đổi trắng để tán phát đến nhiều địa chỉ trên facebook thông qua những nút “like”, “share”, “tag”… Những bài viết này có thể lan tỏa một cách nhanh chóng và gây ra nhiều hậu quả khôn lường nếu người dùng không nhận thức đúng đắn vấn đề, lập trường tư tưởng không vững vàng…
Trước tình hình đó, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần có những quy định chặt chẽ trong việc quản lý mạng internet nói chung, facebook nói riêng để ngăn chặn hoạt động của các thế lực thù địch. Với giới trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước, là tầng lớp mà các thế lực thù địch nhằm vào để tuyên truyền, tác động cần phải có cái nhìn nhận đúng trước mọi vấn đề, không để những luận điệu của chúng chi phối và tin theo. Mặt khác, giới trẻ cũng cần có những hành động thiết thực để đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc đó như tẩy chay các trang facebook phản động hoặc có những nội dung sai sự thật, thể hiện quan điểm đúng đắn của mình thông qua những bài viết chống lại những quan điểm sai trái của chúng…



BỌN PHẢN ĐỘNG LỢI DỤNG MẠNG XÃ HỘI ĐỂ XUYÊN TẠC SỰ THẬT


Hiện nay mạng xã hội Facebook ở Việt Nam là tương đối phổ biến, nhất là trong giới trẻ, học sinh, sinh viên. Đây chính là những người mà nhìn chung họ có nhận thức còn rất non kém, bản lĩnh chính trị không vững vàng và dễ bị hoang mang, tác động, chuyển hóa. Đó cũng là lý do mà các thế lực thù địch nói chung, các tổ chức phản động nói riêng đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động lợi dụng Facebook để tuyên truyền, tác động, chuyển hóa giới trẻ.

BỌN PHẢN ĐỘNG LỢI DỤNG MẠNG XÃ HỘI ĐỂ XUYÊN TẠC SỰ THẬT

Thời gian qua đã xuất hiện nhiều trang facebook cá nhân cũng như những trang facebook cộng đồng thường xuyên đưa những thông tin sai sự thật, xuyên tạc thông tin, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tuyên truyền nhân dân kích động chống đối như: “Việt Tân”, “Tuổi trẻ yêu nước”, “Nhật kí yêu nước”, “Friend of Việt Tân”, “Thanh niên công giáo”, “Radio Chân Trời Mới”…
Đáng lo ngại là số người dùng facebook ở Việt Nam kết bạn hoặc thích (like) những trang này không phải là ít. Điều này cũng dễ hiểu vì trình độ hiểu biết của họ còn hạn chế. Nhưng sẽ là hậu quả lớn nếu như số người trẻ tuổi này bị tuyên truyền, tin theo luận điệu của các thế lực thù địch, nhìn nhận vấn đề không đúng theo các chiêu bài vu khống của chúng, từ đó bị “nhiễm độc về mặt tư tưởng”, thậm chí nguy hại hơn là đi theo chúng để có những hoạt động chống phá. Một điều dễ nhận thấy ở đây là nhiều bạn trẻ còn có những bình luận (comment) mang tính “hài hước”, “cộng đồng”, a dua a tòng trước những bài viết phản động trên facebook.
Mặt khác, thông qua facebook, các tổ chức phản động bên ngoài có thể cập nhật thông tin cá nhân của người dùng như địa chỉ email, số điện thoại, năm sinh, địa chỉ, bạn bè, người thân… để tiến hành hoạt động tuyên truyền, kích động chống đối. Các trang facebook chống đối thường đưa ra những bài viết đang nóng hổi mà dư luận quan tâm, từ đó thêm vào những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, thay đen đổi trắng để tán phát đến nhiều địa chỉ trên facebook thông qua những nút “like”, “share”, “tag”… Những bài viết này có thể lan tỏa một cách nhanh chóng và gây ra nhiều hậu quả khôn lường nếu người dùng không nhận thức đúng đắn vấn đề, lập trường tư tưởng không vững vàng…
Trước tình hình đó, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần có những quy định chặt chẽ trong việc quản lý mạng internet nói chung, facebook nói riêng để ngăn chặn hoạt động của các thế lực thù địch. Với giới trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước, là tầng lớp mà các thế lực thù địch nhằm vào để tuyên truyền, tác động cần phải có cái nhìn nhận đúng trước mọi vấn đề, không để những luận điệu của chúng chi phối và tin theo. Mặt khác, giới trẻ cũng cần có những hành động thiết thực để đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc đó như tẩy chay các trang facebook phản động hoặc có những nội dung sai sự thật, thể hiện quan điểm đúng đắn của mình thông qua những bài viết chống lại những quan điểm sai trái của chúng…