KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017

Sinh viên ngày nay không còn kiên nhẫn

Ngày nay nhiều sinh viên không kiên nhẫn, họ chỉ muốn mọi thứ nhanh chóng và chỉ đọc cái gì dễ và ngắn, đó là lí do tại sao tri thức của họ nông cạn, không đủ để giải quyết những vấn đề trong đời sống.

Ảnh minh họa (blogdicas.com)
Chẳng hạn, khi phải đọc tài liệu tham khảo, nhiều người nghĩ họ có thể đọc nhanh qua toàn bộ. Một số thậm chí chỉ lướt qua vài đoạn và coi đó là đủ. Tôi đã quan sát nhiều sinh viên học trong thư viện, mắt họ lướt nhanh qua sách giáo khoa nhưng tai họ lại nghe nhạc qua iPod và tay họ thường xuyên gửi “tin nhắn” cho bạn trên điện thoại di động. Tôi thường nhắc sinh viên rằng không nên làm nhiều thứ cùng lúc vì họ phải tập trung nỗ lực vào một việc để có hiệu quả.
Nhiều sinh viên tin rằng kiến thức chỉ là nhiều mảnh nhỏ hợp lại, nếu họ có thể ghi nhớ, họ có tri thức. Đây là cách học “cổ điển” – Học bằng ghi nhớ. Những sinh viên này sao chép mọi định nghĩa và khái niệm vào cuốn sổ tay rồi học thuộc lòng. Cách tiếp cận này giúp cho sinh viên “nhai lại” định nghĩa để qua kiểm tra, nhưng họ không phát triển tri thức sâu sắc để giải quyết vấn đề.
Tôi đã thấy nhiều sinh viên Á Châu gặp khó khăn ở các trường Mỹ vì thói quen học tập này. Một sinh viên Á Châu than với tôi: “Em là học sinh hàng đầu ở nước em, bao giờ cũng có điểm hoàn hảo trong các kì thi quốc gia nhưng không biết tại sao em không được điểm tốt trong lớp ở đây.” Tôi nói với anh ta: “Mọi điều em được dạy là ghi nhớ và em đã học tốt ở nước em nhưng bây giờ em cần đọc nhiều hơn, kỹ hơn, đọc đễ hiểu thật rõ mọi sự rồi áp dụng tri thức vào thực hành. Nếu em không thay đổi thói quen này, em sẽ không thành công ở đây.”
Nhiều sinh viên thường chờ tới trước khi thi và “nhồi nhét” mọi thứ một lúc. Đó là lí do tại sao họ có thể biết “vài thứ” đủ để qua được bài kiểm tra nhưng không thể phát triển được kỹ năng họ cần. Sự thật là không có lối tắt để học và không có tri thức sâu sắc, họ không thể giải quyết được vấn đề. Hiện nay nhiều sinh viên chỉ nghĩ về việc qua được kì thi, thu được bằng cấp, nhưng KHÔNG nghĩ đủ xa vào tương lai nơi họ phải xây dựng nghề nghiệp. Không có phương hướng học tập rõ ràng , không có kế hoạch học tập, nhiều người tốt nghiệp không tìm được việc làm hay phải làm những việc lương thấp mà chẳng liên quan gì tới giáo dục của họ.
Nhiều sinh viên tin rằng học giỏi là “tài năng bẩm sinh” thay vì chăm chỉ. Nhiều sinh viên bảo tôi rằng họ không thể học Toán vì họ không “đủ thông minh”, hay họ không thể viết được mã vì họ không “có tài năng.” Sinh viên có niềm tin sai này thường không cố gắng và sẵn sàng bỏ cuộc khi gặp khó khăn.
Hệ thống giáo dục truyền thống không khuyến khích, không giúp học sinh phát triển tiềm năng sẵn có mà đôi khi còn làm thui chột những tiềm năng này. Một sinh viên bảo tôi rằng khi còn ở trung học, anh ta thường bị thầy giáo rầy la là “Ngu” và “Không thông minh” và anh ta mang gánh nặng đó cho đến khi lên Đại học. Tôi bảo: “Đó là điều không may, nhưng em có hai chọn lựa: Hoặc em chấp nhận rằng thầy giáo trung học của em đúng và em “Ngu”, hoặc em có thể chứng minh rằng thầy giáo của em sai bằng việc đưa nỗ lực vào học tập. Việc học gồm có 10% tuỳ thuộc thông minh và 90% tuỳ thuộc chăm chỉ, nếu em sẵn lòng, tôi sẽ giúp.”
Anh ta đồng ý và mỗi ngày tới văn phòng của tôi trong 30 phút để học thêm. Anh ta tốt nghiệp với bằng danh dự và bây giờ làm việc tại Microsoft như một người phát triển cấp cao. Anh thường quay lại lớp để khuyên sinh viên. Anh nói: “Tôi giỏi về toán vì tôi đã dành nhiều thời gian học nó. Tôi là một trong những người phát triển phần mềm giỏi ở Microsoft vì tôi làm việc chăm chỉ . Học là 10% thông minh và 90% làm việc chăm chỉ và tôi là bằng chứng cho điều đó.”
Trong nhiều năm dạy học, tôi hay mời những người tốt nghiệp quay lại trường chia sẻ kinh nghiệm với sinh viên. Đa số sinh viên thích nghe những lời khuyên dựa trên “kinh nghiệm thực”, từ những người như họ, hơn là nghe những lời khuyên của giáo sư. Dùng các “thí dụ sống” và “câu chuyện thực” là cách tốt nhất để khuyến khích sinh viên học tập.
Theo trithucvn

Bài học đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông của Việt Nam và Indonesia


Indonesia và Việt Nam cho thấy rằng có thể phân chia rạch ròi giữa việc cương quyết bảo vệ chủ quyền và quyền của một nước trên Biển Đông. Đã đến lúc Manila và Kuala Lumpur phải học hỏi từ những người hàng xóm của mình về cách đứng lên chống lại các chiến thuật “vùng xám” của Bắc Kinh thông qua một quyết tâm được thể hiện rõ ràng.

Bài viết của tác giả Koh Swee Lean Collin, nghiên cứu viên Chương trình An ninh Biển, Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore. Bài viết được đăng trên The National Interest.
Các động thái của Trung Quốc và Ấn Độ nhằm xuống thang căng thẳng về tình hình bế tắc tại Doklam đã làm xuất hiện những bình luận về cách thức đối phó với các chiến lược cưỡng ép của Bắc Kinh. Một số người có thể lập luận rằng xét cho cùng, Ấn Độ có thể được coi là đối thủ ngang hàng với Trung Quốc về sức mạnh tương đối, đặc biệt là quân sự. Cả hai đều là những quốc gia có vũ khí hạt nhân và nếu bị đẩy vào cuộc chiến tranh biên giới mới, họ có thể tính đến việc leo thang hành động vũ trang vượt ra ngoài ngưỡng chiến tranh toàn diện, và tệ hơn là rơi vào một cuộc xung đột hạt nhân.
Những bài học của Ấn Độ về cách đối phó với sức ép từ Trung Quốc quả thực thú vị. Nhưng nếu nhìn vào các đối thủ của Bắc Kinh trong bối cảnh có sự bất cân xứng rõ ràng về sức mạnh thì sao? Có thể lập tức nghĩ ngay đến các đối thủ ở Đông Nam Á của Trung Quốc trên Biển Đông. Khu vực đó bao gồm các quốc gia-dân tộc nhỏ hơn, yếu hơn, những nước không có hàng loạt công cụ sức mạnh và các hình thức đòn bẩy chiến lược khác như của Ấn Độ. Có thể kết luận rằng các nước Đông Nam Á này là những lựa chọn dễ dàng để Bắc Kinh thực hiện thành công chiến lược cưỡng ép của mình.
Các đối thủ ở Đông Nam Á có phải là lựa chọn dễ dàng cho Trung Quốc?
Trên thực tế, không lâu sau khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đưa ra một tuyên bố chung về Biển Đông, điều đó như một sự nhắc nhở nhẹ nhàng dành cho Bắc Kinh. Bên cạnh đó, cả 2 bên đã chính thức thông qua khuôn khổ cho một bộ quy tắc ứng xử được đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp sau khi tin một số tàu Trung Quốc được nhìn thấy xuất hiện gần đảo Thị Tứ do Philippines chiếm đóng. Một tàu kiểm ngư của Philippines được cho là cũng bị quấy rối.
Đây chính là điểm khác biệt giữa phản ứng của Manila và sự phản đối mau lẹ và quyết đoán của Ấn Độ với cái được cho là nỗ lực của Trung Quốc nhằm làm thay đổi nguyên trạng ở Doklam. Đúng với phong cách đặc trưng của Chính quyền Rodrigo Duterte thân Bắc Kinh, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Alan Peter Cayetano đã không xác nhận cũng như không phủ nhận báo cáo này. Thay vào đó, ông đã hạ thấp tầm quan trọng của nó. Ông nhận xét: “Chỉ sự hiện diện của các tàu thì không có ý nghĩa gì”.
Người ta có thể cảm thông với nỗ lực của Manila nhằm bỏ qua trò hề mới của Trung Quốc trong vùng biển đang tranh chấp, vì nước này cần phải đối mặt với những thách thức an ninh trước mắt khác do những kẻ khủng bố và trùm ma túy gây ra. Duterte đã xoay từ Washington sang Bắc Kinh để có được viện trợ và đầu tư cho phát triển kinh tế-xã hội, bao gồm chương trình cơ sở hạ tầng toàn quốc “Xây, Xây, Xây” rình rang của ông, chương trình mà ông đã quảng bá tại Diễn đàn “Vành đai và Con đường” do người bạn mới hào phóng của ông, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, chủ trì.
Nói một cách đơn giản, một vụ ầm ĩ ở Biển Đông không phục vụ cho lợi ích của chính quyền ông. Duterte và các cộng sự thân thiết của ông, chẳng hạn như một Cayetano cũng ủng hộ Trung Quốc không kém, không muốn làm xáo trộn tình hình và gây ra nguy cơ khiến Bắc Kinh rút lại những củ cà rốt mà họ đã hứa hẹn với Manila. Do đó có lẽ việc Philippines đầu hàng Trung Quốc là không thể tránh khỏi, không chỉ gác lại phán quyết của Tòa trọng tài vốn đã trao cho nước này chiến thắng áp đảo về pháp lý trước nước láng giềng phương Bắc lớn hơn và hùng mạnh hơn nhiều; mà nếu cần thiết, họ sẽ phải chịu đựng trong im lặng trước điều mà chuyên gia Robert Haddick cho là những chiến lược “vùng xám cắt lát salami” vùng xám thường được Bắc Kinh sử dụng để đánh bại các đối thủ của mình trong vùng biển tranh chấp.
Các chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc
Durtete không chỉ có một mình. Ông có thể tìm được một người bạn tâm giao thân thiết là Thủ tướng Malaysia Najib Razak, người mà khi cuộc tổng tuyển cử đang tới gần, cũng đã quay sang Bắc Kinh vì viện trợ và đầu tư để chống đỡ cho vị thế của đảng cầm quyền của ông. Najib đã nỗ lực lấy lòng Trung Quốc, chẳng hạn như thông qua chính sách “ngoại giao sầu riêng”. Ông đã ngăn cấm những nhà phê bình trong nước lo sợ rằng ông đang bán rẻ chủ quyền của Malaysia để đổi lấy sự bố thí của Trung Quốc, thậm chí đến mức bộc lộ sự mâu thuẫn – dưới danh nghĩa không gây đối đầu – về các cuộc xâm nhập thường xuyên của cảnh sát biển Trung Quốc gần các cấu trúc địa hình nằm trong quyền tài phán trên biển của Malaysia.
Liệu đây có phải vận mệnh đã định trước của các quốc gia nhỏ và yếu hơn như Philippines và Malaysia, là đầu hàng trước các chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc hay không? Ban Cố vấn an ninh quốc tế đã xác định các cách tiếp cận “vùng xám” trong báo cáo tháng 1/2017 lên Bộ Ngoại giao Mỹ là “sử dụng kỹ thuật để đạt được các mục tiêu của một quốc gia và làm nản lòng các đối thủ của mình bằng cách sử dụng các công cụ sức mạnh – thường có tính chất không cân xứng và mơ hồ – mà không phải sử dụng trực tiếp các lực lượng quân sự thông thường đã biết”. Chương trình xây dựng đảo của Trung Quốc trên Biển Đông được coi là một ví dụ như vậy, chưa kể chính sách ngoại giao pháo hạm của họ, trong đó bao gồm sử dụng lực lượng dân quân đánh bắt cá nổi tiếng của họ.
Manila và Kuala Lumpur nằm vừa vặn trong hạng mục các đối thủ “dễ bảo” mà Bắc Kinh vô cùng khao khát – không muốn leo thang các tranh chấp của họ vượt ra ngoài “giới hạn đỏ” hay chiến tranh nóng toàn diện, và không cản trở nhiệm vụ tìm kiếm lợi ích của họ từ Trung Quốc. Nhưng trước khi bắt đầu cho rằng phản ứng của Malaysia và Philippines đối với Trung Quốc là đang lập ra chuẩn mực tại Đông Nam Á, chúng ta phải cân nhắc liệu có cần thiết phải kết hợp một mặt là giữ vững chủ quyền và quyền của một nước, mặt khác là thúc đẩy quan hệ kinh tế hay không.
Indonesia và Việt Nam, vốn có lợi ích lớn trên Biển Đông, đã chứng tỏ rằng không có sự phân đôi sai lầm đó và không phải là trường hợp để Bắc Kinh có thể áp dụng như Philippines và Malaysia.
Phản ứng của Indonesia trước Bắc Kinh
Có thể nói, quan hệ Trung Quốc-Indonesia đã nở rộ trong khoảng một thập kỷ qua. Jakarta không chỉ tìm kiếm đầu tư từ Bắc Kinh, mà thậm chí họ còn mua vũ khí của Trung Quốc. Tuy vậy, họ đã không trở thành một kẻ nhu nhược khi sự cố tàu đánh cá nổ ra vào tháng 3/2016. Năm đó, cảnh sát biển Trung Quốc đã đâm thủng tàu đánh cá Kway Fey 10078 của nước này ngay trong vùng biển thuộc quyền kiểm soát của Jakarta ngoài khơi đảo Natuna, can thiệp mạnh mẽ vào việc Indonesia thực thi luật thủy sản. Thay vì hạ nhiệt vụ việc, Tổng thống Joko Widodo, mà tính hợp pháp trong tầm nhìn “trục biển toàn cầu” của ông có nguy cơ bị chệch hướng bởi bất kỳ điều gì ít hơn quyết tâm chống lại sự xâm phạm của Bắc Kinh, đã tới thăm đảo Natuna trên một con tàu chiến.
Trong một dấu hiệu còn đáng ngại hơn rằng Jakarta sẽ không dung thứ cho hành động vô lý từ Bắc Kinh, Hải quân Indonesia đã tăng cường sự hiện diện của mình trên quần đảo này. Tháng 6 cùng năm, hải quân nước này đã nổ súng cảnh cáo một số tàu đánh cá Trung Quốc đang hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển của Natuna, được cho là đã làm bị thương một ngư dân trong quá trình này. Bắc Kinh đã phản đối, nhưng Jakarta không hề nao núng. “Chúng tôi sẽ không ngần ngại hành động quyết liệt chống lại các tàu nước ngoài, bất kể tàu đó mang cờ và quốc tịch nước nào, khi họ vi phạm lãnh thổ của Indonesia”, người phát ngôn của Hải quân Indonesia, Đô đốc Edi Sucipto, phát biểu sau vụ việc. Kể từ đó, không có thêm báo cáo nào về sự vi phạm của Trung Quốc.
Nhưng sau đó không có hệ quả nào lớn. Đầu tư của Trung Quốc vào Indonesia không bị ảnh hưởng; trên thực tế, những khoản đầu tư này đã tăng 291% từ tháng 1-9/2016, đạt 1,6 tỷ USD vào tháng 1/2017. Tuy vậy, Jakarta muốn báo hiệu cho Bắc Kinh rằng đừng nên đùa với họ. Tháng 10/2016, Jakarta đã tìm kiếm thêm nhiều khoản đầu tư hơn từ Nhật Bản và 1 tháng sau, tuyên bố họ ưu tiên Nhật Bản để cùng ký kết một dự án tàu bán cao tốc. Tháng 1/2017, cả 2 nước đã nhất trí tăng cường hợp tác an ninh hàng hải. Bắc Kinh đã tính toán hết sức sai lầm rằng chiến thuật “vùng xám” của họ sẽ chống lại Indonesia hiệu quả, như những gì họ đã làm vào tháng 3/2013, do đó đã đẩy Indonesia thành đối thủ của Trung Quốc.
Các mối quan hệ song phương đã dần khôi phục, với việc Indonesia thu được thành công sự quan tâm lớn hơn của Trung Quốc để tăng cường đầu tư. Đồng thời, quốc gia Đông Nam Á này cũng không hề lơ là lợi ích trên Biển Đông của mình, thậm chí đổi tên một phần ở vùng biển này thành biển Bắc Natuna. Ngoài việc chỉ trích động thái này, Bắc Kinh đã ngừng trả đũa.
Cuộc đấu tranh của Việt Nam chống lại Trung Quốc
Còn Việt Nam thì sao? Từ thời xa xưa, quốc gia Đông Nam Á can trường này đã duy trì thành tích đáng nể là chống sự gây hấn của Trung Quốc. Khi Trung Quốc đặt giàn khoan dầu biển sâu của nước này, Hải Dương-981, trong vùng biển ngoài khơi Việt Nam và gần quần đảo Hoàng Sa vào tháng 5/2014, Hà Nội đã phản ứng quyết liệt – và ít nhất cũng tương xứng với trò hề “vùng xám” của Bắc Kinh. Họ đã cẩn thận tránh cử các lực lượng quân sự đến đối mặt với Trung Quốc – thay vào đó triển khai các tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư – và thậm chí cả lực lượng dân quân biển của riêng họ.
Thế bế tắc này kéo dài cho đến khi chính sách ngoại giao “kênh sau” – chủ yếu là giữa 2 đảng cộng sản – dẫn đến việc cả 2 bên đều lùi bước vào cuối tháng 7. Tuy vậy, Hà Nội có lý do để tự hào, cho dù phải trả giá. Thế bế tắc kéo dài buộc Việt Nam phải ngừng việc bảo dưỡng định kỳ các tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư, gây ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng hoạt động của chúng cho các nhiệm vụ khác. Nếu thế bế tắc duy trì, Việt Nam, vốn bất lợi về khả năng vũ lực, có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Dù vậy, nước cờ của Hà Nội đã có hiệu quả. Bắc Kinh đã tôn trọng hơn đối thủ từ lâu của mình ở Đông Nam Á.
Việt Nam không phải chịu tác động từ tình trạng bế tắc. Việc có quan hệ kinh tế với Trung Quốc, với đặc trưng là thâm hụt thương mại có lợi cho Trung Quốc, không ngăn Việt Nam thử thách người láng giềng phương Bắc hùng mạnh của mình hết lần này đến lần khác. Tháng 9-10/2014, các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và Ấn Độ đã trao đổi các chuyến viếng thăm lẫn nhau và ký kết nhiều hiệp định, bao gồm hợp tác an ninh quốc phòng và hàng hải chặt chẽ hơn. Gây quan tâm đặc biệt là một hiệp ước kêu gọi công ty ONGC Videsh Limited thuộc sở hữu nhà nước của Ấn Độ “mở rộng sự hiện diện của họ ở Việt Nam và củng cố hơn nữa hợp tác trong việc thăm dò và các lĩnh vực khác giữa 2 nước trong ngành năng lượng”. Cần nhớ lại rằng Trung Quốc triển khai giàn khoan dầu là để đáp lại việc Việt Nam đề nghị cung cấp thêm các lô ngoài khơi cho công ty Ấn Độ ở những vùng biển Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Trong những năm sau đó, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc như Ấn Độ và Nhật Bản. Tuy nhiên họ không phải chịu bất cứ phản ứng nào của Trung Quốc. Trên thực tế, thương mại biên giới giữa hai nước tiếp tục nở rộ. Đáng chú ý là thương mại với tỉnh Quảng Tây đã tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước lên tới gần 6,9 tỷ USD trong nửa đầu năm 2015 – mức cao nhất của bất kỳ thành phố biên giới nào ở Trung Quốc. Đầu năm 2017, Bắc Kinh vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Hà Nội; Hà Nội đã tăng lượng xuất khẩu sang Bắc Kinh 34,4% so với cùng kỳ năm trước.
Indonesia và Việt Nam cho thấy rằng có thể phân chia rạch ròi giữa việc cương quyết bảo vệ chủ quyền và quyền của một nước trên Biển Đông, và việc tăng cường quan hệ kinh tế với Bắc Kinh. Đã đến lúc Manila và Kuala Lumpur phải học hỏi từ những người hàng xóm của mình về cách đứng lên chống lại các chiến thuật “vùng xám” của Bắc Kinh thông qua một quyết tâm được thể hiện rõ ràng.
Theo NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG

Sự ngớ thấp kém của văn hóa đọc ngày nay nhìn từ một phố sách


Bao nhiêu tác phẩm văn học có giá trị thực sự đang bị văn học rẻ tiền và sách dạy làm giàu đè bẹp dí trên kệ sách ở Đinh Lễ?

Giới trẻ bây giờ thích đọc gì và không thích đọc gì? Đối với họ văn phong dài dòng lê thê sướt mướt là nhất hay xếp dưới lối viết kiệm chữ, gọn gàng súc tích? Ti tỉ thứ câu hỏi như vậy để phác họa cái gọi là văn hóa đọc giới trẻ. Chỉ cần dạo qua con phố cắt từ Ngô Quyền tới Đinh Tiên Hoàng dài tầm 200m có tên là Đinh Lễ sẽ có phần nào câu trả lời.
Khi ngôn tình và những dòng Hán văn sến sẩm lên ngôi
Kể rõ lịch sử của con phố sách tự phát này thì khó, chỉ biết với một vùng đất ngàn năm văn hiến thì những thứ liên quan tới văn hóa đọc như phố sách chắc cũng phải có từ lâu lắm. Tuổi đời thì lâu mà qui mô cũng không tầm thường. Từ nhà ra ngõ, từ đông sang tây, từ xưa tới nay, sách tràn ngập và đương nhiên hút theo một lượng độc giả cũng không nhỏ. Học sinh, thanh niên, người già, công chức, khách du lịch, tất tần tật chậm rãi đảo qua đảo lại những gian hàng sách. Một sự tấp nập nhàn nhã khác hẳn với những khu chợ búa xô bồ hoặc phố xá nghẹt chật giờ tan tầm. Và cứ thế, chân dung của cái gọi là văn hóa đọc dần dần lộ diện một cách chậm rãi.
Đứng ở vị thế độc tôn có thể nói là “ngồi chiếu trên” ấy là sách văn học. Được ưu ái bày ở vị trí đẹp nhất, sang nhất: sạp tràn ra vỉa hè hoặc trên những kệ sách đầu tiên khi bước vào, đèn điện lung linh, bố cục gọn gàng bắt mắt. So sánh với những đầu sách về kiến thức phổ thông, ngoại ngữ, âm nhạc hội họa khuất trong những góc sau cùng thì văn học hẳn là vẫn được người ta ưa chuộng hơn nhiều lắm. Nhưng “soi” cho kĩ, thì chắc chắn không phải người yêu văn chương nào cũng có thể mỉm cười sung sướng.
Đầu tiên, ấy là sự tràn ngập của những thể loại văn chương “rẻ mà không rẻ”  như ngôn tình Trung Quốc, trinh thám ly kì và tình cảm lãng mạn dành cho tuổi mới lớn.
Rẻ, bởi vì những công thức chung lặp lại cả ở nội dung và hình thức ở những cuốn sách này. Với ngôn tình là bìa màu sặc sỡ, minh họa nhân vật nam không ra nam, nữ không ra nữ và tên sách như ném vào mặt người đọc những dòng Hán văn sến sẩm.
Với trinh thám ly kì thì cứ phải bìa gân guốc, bốc lửa, ma quái kèm theo vô số lời ngợi khen từ nhân vật abc đến tạp chí xyz, đi liền với 2 từ không thể thiếu: “best seller”.
Không rẻ bởi cứ nhìn vào những tựa sách chật nghẹt trên giá cũng đủ biết với người đi buôn, thể loại này vẫn còn giá trị thương mại cao chót vót. Và không rẻ, bởi vì chứng kiến lượng người đọc tíu tít lại qua với các đầu sách này thì có lẽ địa vị của nó trong làng văn hẳn là không thua kém bất kì dòng văn học nào khác.
Mà nói không thua kém còn là nhẹ nhàng. Bởi vì những thứ người ta vẫn thường gọi là văn học hàn lâm, sang trọng đang im lìm trong một góc khác. Kiệt tác văn chương thế giới, những trước tác được giải thưởng Nobel trầm lắng một cách bất thường đối với độc giả. Ít người tìm tới, dù chỉ là để ngó qua bìa sách hay lật giở vài trang.
Sự đối xử có tính chất phân biệt diễn ra chỉ cách nhau một dãy tủ. Một đằng bị báo chí công kích, phê bình kịch liệt thì được săn đón như đồ tươi sống, một đằng được tôn thờ và gìn giữ hàng chục, hàng trăm năm lại bị thờ ơ. Vẫn biết người đọc là những nhà phê bình công tâm nhất, nhưng với nghịch lý như vậy thì biết tin ai và hình dung thế nào về văn hóa đọc thời bây giờ?
Và nếu phân loại kĩ, thì sự thất thế của văn học Việt Nam còn rõ hơn ban ngày. Không cần nói đến những tác phẩm cổ điển dạng Tuyển tập Nam CaoThạch Lam… ngay cả những ấn phẩm mới mẻ, giấy tốt bìa đẹp như ai cũng phải chờ tới khi khách tham khảo hết sách nước ngoài, chúng mới được để mắt tới. Đó còn là trên kệ, chứ những nơi người ta trung bày ấn phẩm bán chạy nhất nơi cửa vào thì đừng hòng mà văn học Việt Nam áp đảo lại được.
Mộng giàu sang là thứ giá trị còn bình dân hơn cả văn chương
Bước ra khỏi địa hạt văn chương, người ta lại thấy tiếp một khung cảnh khác ở mảng tri thức phổ thông. Đó là ma trận của sách làm giàu. Nhan nhản những doanh nhân mặc vest chỉnh tề, cười khoe răng trắng trên bìa sách và dạy người ta cách kiếm tiền. Có những người đã được cả thế giới biết đến, lại cũng có những người thì ít ai nghe qua tên. Chỉ cần họ giàu và họ có sách để chia sẻ cách tạo nên sự giàu có. Thế là đủ cho vô khối người tìm đọc. Những gian kệ như vậy hút khách không kém ngôn tình là bao, và hút một cách đa dạng từ già tới trẻ… Dường như mộng giàu sang là thứ giá trị còn bình dân hơn cả văn chương nữa nên mới có cảnh tượng như vậy.
Gần đó, những cuốn sách về ngạn ngữ, phong thủy, khoa học phổ thông, xã hội, khám phá thì cứ như nơi lưu giữ sách quí. Nói thế là bởi vì bụi phủ trên một vài đầu sách và số người bước qua đó chịu dừng lại cầm thử vài quyển Đắc nhân tâm đếm được trên đầu ngón tay. Vẫn là khoảng cách một dãy tủ chẳng mấy xa xôi, mà thị hiếu đã khác biệt như nông thôn khác với thành thị.
Tổng kết một vòng cả khu phố, thì địch lại được văn chương bình dân và sách dạy làm giàu may ra có tài liệu tham khảo về ngoại ngữ, máy tính và cố lắm nữa là truyện thiếu nhi. Nhìn những đứa trẻ nô nức đến váng cả một góc quầy vì vài cuốn sách dạy tập tô có in hình siêu nhân, chợt tôi tự hỏi không biết lớn lên, chúng liệu có hứng thú gì lui gót tới những khoảng không trầm lặng của văn học kinh điển, tri thức tinh hoa hay lại đắm đuối nơi những gì người ta vẫn đánh giá là “ba xu rẻ tiền”.
Nhà văn phải “dí điện” vào người đọc
Xa lắm rồi cái thời cả huyện có một hiệu sách với một ông thủ thư già. Thị phần của văn hóa đọc bây giờ không còn là của riêng sách nữa, mà đã chia năm xẻ bảy với báo chí, internet… Ngay cả với sách, thì câu chuyện về bản cứng và bản mềm, cổ điển và hiện đại thứ nào tốt hơn đã chẳng còn xa lạ.
Thị phần thu hẹp, người đọc sách và mua sách giấy cũng ít hơn xưa. Ai mới lần đầu lên Đinh Lễ có thể trầm trồ về sự tấp nập, chứ với tôi thì lượng người tới lui chốn này so với ngày trước hãy còn là kém. Kể lể như vậy, để thấy rằng văn hóa nói chung và văn hóa đọc nói riêng cũng khác xưa nhiều lắm.
Hiện tượng văn học rẻ tiền lên ngôi gợi nhiều đến kiểu tiếp thu văn hóa “trào lưu” và nhất thời của giới trẻ. Người ta đổ xô đi ăn những món ăn nhanh chẳng biết ngon hơn cơm nhà được bao nhiêu lần, dấn thân vào những hoạt động không biết bổ ích tới chừng đâu so với việc học hành vì nhiều người xung quanh cũng làm thế. Và cứ thế, trong văn hóa đọc bỗng hình thành một trào lưu khó hiểu: nhắm mắt mua, điên cuồng ngấu nghiến từng con chữ trong các ấn bản thời thượng. Như thể chẳng một độc giả trẻ tuổi nào muốn mình bị tụt lại đằng sau với các ấn phẩm cổ điển từ mươi năm hay cả thế kỉ trước.
Và cũng cần phải nhìn ở khía cạnh năng lực thưởng thức. Giới trẻ sống gấp, sống vội, nhiều khi là sống nhạt nên không cho phép họ hình thành thói quen tiếp nhận những gì sâu sắc, phức tạp. Đại loại như Chiến tranh và hòa bình, Những người khốn khổ, Trăm năm cô đơn… dày tới vài trăm trang, cả trăm nhân vật cùng tung hứng theo con chữ khiến phải mất hàng tháng, hàng năm và nhiều lần đọc tới đọc lui mới thấy được cái hay cái ẩn ý. Người trẻ tuổi giờ xem ra không đủ thời gian, tâm trí dành cho việc đọc nhiều tới vậy, nên họ tìm tới những cuốn sách giở vài trang đã biết ai đúng ai sai và mất độ nửa ngày là đọc hết. Nói vui thì giống như kiểu nhân viên công sở không có thời gian nấu cơm phải đi ăn fastfood. Có người sở hữu phòng đọc, giá sách hoành tráng, cũng mua sách về đặt lên giá, quay gáy sách ra và chụp ảnh up facebook.
Lại nhớ Nguyên Hồng đã viết thế nào về thời kì văn học trước 1945 xô bồ bất cập: Cái thời mà tất cả những nhà văn có tên tuổi nhiều, tên tuổi ít, hay đương hăm hở, cay cú đi vào làng văn cho có tên tuổi đều phải tìm cho truyện của mình những cái tên dí vào người đọc như điện vậy.
Hóa ra không phải tới tận bây giờ nữa mới có kiểu chuộng về hình thức trước nội dung và chạy theo trào lưu số đông. Nhưng ta cần phải biết rằng, chính vì những thứ thị hiếu nửa mùa, văn hóa đọc ngớ ngẩn như vậy mà thủa ban đầu truyện Cái lò gạch cũ, hay sau này là Chí phèo của nhà văn Nam Cao đã từng phải khoác lên mình một cái tên “giật gân, câu khách” và từng không có được sự trân trọng xứng đáng của người biên tập và độc giả. Vậy liên hệ với hoàn cảnh bây giờ, chúng ta liệu có nên đặt câu hỏi: Bao nhiêu tác phẩm văn học có giá trị thực sự, có thể vươn tới đỉnh cao như Chí phèo ngày xưa đang bị văn học rẻ tiền và sách dạy làm giàu đè bẹp dí trên kệ sách ở Đinh Lễ?

Theo THỂ THAO & VĂN HÓA (2014)

Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017

"THE VIETNAM WAR": Ý ĐỒ CHỐNG PHÁ VIỆT NAM BẰNG NGHỆ THUẬT

Mấy ngày qua các đối tượng trong và ngoài nước đang tích cực tuyên truyền, quảng bá cho một bộ phim được cho là đã dàn dựng mất 10 năm nhưng lại với những tình tiết xuyên tạc lịch sử Việt Nam mà theo các đối tượng miêu tả là xuất phát từ cái nhìn từ phía thua cuộc, chiêu bài khách quan. Các đối tượng có tư tưởng lệch lạc chống đối gay gắt bấy lâu nay bao gồm Đỗ Trung Quân, Trương Huy San, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Tuấn Khanh,… đang tập trung cổ súy cho bộ phim sai trái này như một cách bám vào cái phao đang chìm của chúng. Cùng với đó là trong phim sử dụng dữ liệu phỏng vấn những đối tượng chống đối trong nước như Nguyên Ngọc, Huy Đức,… Với lăng kính của những con người lệch lạc đã bị cả dân tộc lên án gay gắt thì không thể nào đưa ra được những quan điểm đúng đắn, chưa nói đến nhận định, phán xét của họ sẽ là bịa đặt, xuyên tạc lịch sử từ góc nhìn, lăng kính đầy hằn học.

Một bộ phim đầy tranh cãi, có nhiều tình tiết phản ánh sai lệch lịch sử và ẩn sau là âm mưu, ý đồ của chiến dịch chống Việt Nam thông qua nghệ thuật

Để thực hiện một bộ phim phải trải qua rất nhiều khâu, từ khi hình thành ý tưởng rồi đến kịch bản, tiến hành các thủ tục hợp đồng, quay phim và rất nhiều các công việc khác nữa. Thời gian 10 năm cho một bộ phim cũng không phải là dài đặc biệt là một bộ phim với đề tài lịch sử. Mục đích của bộ phim này nằm trong chiến dịch tô đậm cái thực thể mà các đối tượng và thế lực chống đối đang cố vẽ rõ nét hơn mang tên “hòa giải, hòa hợp dân tộc”. Chúng đang muốn dành lại sự chính danh mang tên lịch sử khi mà những người thực sự chứng kiến lịch sử giờ không còn nhiều. Chỉ còn lại các nhà sử học nghiên cứu về đúng bản chất của chính quyền Ngụy trước kia. Bản chất là giả tạo, tay sai, không hề thay đổi và lịch sử luôn phản ánh đúng như vậy. Giờ đây chúng đang cố gắng để tẩy xóa đi điều đó. Để thực hiện cái mà các đối tượng gọi là “đòi lại những gì đã mất trong quá khứ”.
Không chỉ dừng lại ở bộ phim mà các thành phần quảng bá, tuyên truyền trong chiến dịch được sắp đặt trước cho bộ phim này đã tổ chức cả hội thảo bàn về nội dung phim nhưng thực ra Hội thảo không hề có gì về nội dung mà chỉ là một hình thức tập hợp với nhau nhằm đánh bóng cho bộ phim. Một Hội thảo cũng lố bịch không kém khi mà chỉ toàn thành phần là tiếng Việt nói không sỏi, toàn người nước ngoài chưa một ngày nghiên cứu lịch sử Việt Nam kiểu Bill Laurie.
Các đối tượng trong nước bấy lâu nay vẫn tích cực tuyên truyền chống phá Việt Nam cảm thấy có phần phấn khích khi có một bộ phim để chúng tập trung vào làm đề tài và tranh đấu cho cái tư duy lệch lạc của mình. Một nguồn “Tài liệu” cho dù là thiếu chính xác nhưng méo mó có hơn không. Giờ đây chẳng quan tâm nội dung và lịch sử phản ánh của bộ phim ra sao, tất cả đang nhảy vào tích cực tuyên truyền, tích cực vận động và tích cực ca ngợi. Trong khi mới chỉ 15 phút sau khi đăng quảng bá trên Yahoo đã bị gỡ bỏ hoàn toàn vì các nhà quản trị đã thấy được tính xuyên tạc của bộ phim đồng thời để bảo vệ sự trong sạch của lịch sử nên họ đã gỡ bỏ.
Nội dung xuyên tạc của bộ phim nhìn thấy rõ ràng rằng bằng cái nhìn cực kỳ chủ quan duy ý chí cùng ý thức hệ dân tộc và quan điểm lịch sử sai lầm, là đơn đặt hàng của các thế lực chống đối trong nước trong chiến dịch đòi lại thực thể Ngụy quân, Ngụy quyền. Nhiều dữ liệu thể hiện tính không chuẩn xác như là Các câu chuyện về mâu thuẫn nội bộ trong đảng là mơ hồ, không có tính thực tế hay như dữ liệu sai về 320.000 quân Trung Quốc giúp đỡ miền Bắc VIệt Nam. Bộ phim này trong chiến dịch quảng bá đã gây chú ý nhất định nhưng chính vì thế mà đang thực sự gây phẫn nộ trong lòng công chúng chân chính cùng các học giả, các văn nghệ sĩ đích thực, cụ thể: ý kiến của NSND Trà Giang: “Bộ phim là những gì không có thật cần phải lên án, phản đối cũng loại bỏ nó để đảm bảo cho sự trong sạch của lịch sử”.  Cùng với đó mới nhất, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam là cuộc kháng chiến mang tính chính nghĩa, đã phát huy được sự đoàn kết và sức mạnh của toàn dân tộc, được bạn bè và nhân dân trên toàn thế giới hết lòng ủng hộ. Chính vì thế đã đi đến thắng lợi cuối cùng là thống nhất đất nước. Những bước phát triển tích cực trong quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ vừa qua là kết quả của những nỗ lực to lớn của hai nước và chủ trương của Việt Nam về việc gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai. Cá nhân tôi mong muốn nhân dân Hoa Kỳ và các nhà làm phim hiểu được tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến cũng như thiện chí của Việt Nam”.
Và kết lại câu chuyện xung quanh bộ phim này, tác giả không cần phải nói nhiều vì tất cả sẽ cảm thấy rõ như ban ngày một âm mưu trong chiến dịch phá hoại tư tưởng, xét lại lịch sử của các thế lực thù địch bên ngoài. Cái nghệ thuật không thấy đâu, bộ phim đang khiến cho dư luận và truyền thông cảm thấy bị xúc phạm. Chiến dịch truyền thông của một ý đồ chính trị xuyên tạc, âm mưu đen tối quảng bá cho sự đánh tráo khái niệm đang được tiến hành một cách trơ trẽn nhất và bất chấp tất cả. Sự đánh tráo khái niệm cần được xử lý, xem xét nghiêm chỉnh, nghiêm túc bởi nó có thể sẽ vô hình chung tạo ra sự hiểu nhầm và ngộ nhận trong nhân dân một cách không đáng có. Và những nội dung lệch lạc của bộ phim phải được phán xét công bằng cho những gì thuộc về máu và xương của bao thế hệ đã hy sinh vì Tổ quốc không thể bị xúc phạm./.

Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2017

Che Guevara – một cuộc đời, một hành trình lịch sử

Trong vô số hình ảnh mà người ta thường nhớ về Che Guevara , không thể thiếu hình ảnh của một chiến sĩ quốc tế, luôn xả thân bảo vệ những người yếm thế.

Nửa thế kỷ sau khi bị sát hại tại La Higuera, Bolivia, “Che” Guevara vẫn tiếp tục là một trong những hình ảnh chính trị mang tính toàn cầu nhất. Không chỉ tại Cuba – nơi hình ảnh ông ngự trị từ các quảng trường trung tâm, các cơ sở công trên khắp cả nước cho tới cả móc đeo chìa khóa hay áo phông lưu niệm cho du khách, mà hầu như ở mọi phong trào xã hội trên thế giới đều xuất hiện hình ảnh mang tính biểu tượng của “Người du kích anh hùng”.
Ra đi khi ở tuổi đời 39, nhưng “Che” Guevara để lại một di sản cách mạng đồ sộ mà ít có nhân vật chính trị nào có được trong lịch sử thế giới hiện đại, và trong vô số hình ảnh mà người ta thường nhớ về ông, không thể thiếu hình ảnh của một chiến sĩ quốc tế, luôn xả thân bảo vệ những người yếu thế.
Ernesto “Che” Guevara de la Serna sinh ngày 14/6/1928 tại thành phố Rosario, Argentina và là anh cả trong 5 người con của vợ chồng kiến trúc sư Ernesto Guevara Lynch và Celia de la Serna, một gia đình thuộc giới thượng lưu của quốc gia Nam Mỹ khi đó rất giàu có này. Khi mới 2 tuổi, cậu bé Guevara đã mắc bệnh hen suyễn và căn bệnh đã vô tình biến cậu thành một người đọc sách ham mê khi còn rất nhỏ vì “bố mẹ bắt cậu thường xuyên ở trong nhà và trải qua nhiều giờ xông hơi liên tục buôn chán để tránh những cơn hen”. Tuổi thơ của cậu trôi qua một cách khá bình lặng và chủ yếu tại tỉnh Cordoba, phía Bắc Argentina, nơi gia đình cậu chuyển tới vì có khí hậu dễ chịu cho người hen suyễn.
Năm 1946, “Che” nhập học tại Khoa Y, Đại học Buenos Aires. Anh cố gắng tự lập và vừa đi học vừa đi làm thuê tại một thư viện công cộng. Sau đó vào năm 1951, “Che” làm thủy thủ tập sự trên một tầu chở dầu mang tên Anna G và tới được nhiều hải cảng của Argentina, Brasil, Venezuela, Trinidad và Tobago, và Guyana.
Một năm sau, “buồn chán với Khoa Y, bệnh viện và những bài kiểm tra” “Che” cùng người bạn đồng môn và từ thuở thiếu thời Alberto Granados đi ngao du Chile, Peru, Venezuela và Bolivia, thăm các mỏ đồng, các ngôi làng của những cộng đồng thổ dân và các trại phong, trong đó, những nhà khám phá trẻ tuổi đặc biệt ấn tượng với tình trạng lạc hậu, nghèo đó và bị bỏ rơi của những người nông dân thuộc sắc tộc thiểu số Quechua và Aymara tại Peru, nơi những tên địa chủ và cường hào luôn thẳng tay bất cứ ai dám đứng lên đòi thay đổi hiện trạng.
Cũng tại Peru, “Che” đã gặp bác sĩ chuyên khoa phong Hugo Pesce Pescetto, một người theo tư tưởng Mác-xít, đồng chí của nhà tư tưởng Mác-xít lỗi lạc người Peru José Carlos Mariátegui. Một thập kỷ sau (1960) “Che” đã thừa nhận ảnh hưởng Pesce trong quá trình hình thành tư tưởng cách mạng của mình khi gửi cho người bạn vong niên này bản in cuốn sách đầu tay của mình “Chiến tranh du kích”, với lời đề tựa: “Kính tặng bác sĩ Hugo Pesce, người đã khơi dậy trong tôi, mặc dù có thể ông không biết điều đó, một thay đổi lớn về thái độ đối với cuộc sống và xã hội, với nhiệt huyết phiêu lưu luôn có sẵn nhưng giờ đây đã được định hướng tới những mục đích hài hòa hơn với những nhu cầu của châu Mỹ”.
Trở về Argentina, “Che” tốt nghiệp Khoa Y năm 1953 và ngay lập tức lên đường sang Bolivia với lòng háo hức được nhìn tận mắt cuộc cách mạng dân tộc tại đây, tiến trình lịch sử đã đưa Phong trào Dân tộc cách mạng lên cầm quyền (1952 – 1964),  mặc dù sau đó ông đã thất vọng khi chứng kiến những người thổ dân Bolivia tiếp tục bị gạt sang bên lề xã hội, sống trong nghèo khó và các điều kiện tồi tàn không khác gì mấy so với thời thuộc địa Tây Ban Nha.
Từ Bolivia, “Che” đã tới Guatemala vào cuối năm 1953, nơi tổng thống mang tư tưởng tiến bộ Jacobo Arbenz đã dũng cảm quốc hữu hóa những cơ sở của tập đoàn nông nghiệp hùng mạnh United Fruit Co. của Mỹ (tập đoàn xuyên quốc gia nắm giữ ngành kinh tế then chốt là trồng trọt và thương mại hoa quả, rau màu của đa số các nước Trung Mỹ khi đó). Tại đây, “Che” đã gặp gỡ Hilda Gadea (1925-1974), nữ chính trị gia và nhà kinh tế theo tư tưởng cách mạng người Peru, người đã giới thiệu ông với các phong trào cánh tả và cách mạng và sau này (1955) trở thành người vợ đầu tiên của ông.
Cũng tại Guatemala, “Che” đã gặp gỡ Antonio “Ñico” López Fernández cùng một số đồng chí khác hoạt động trong phong trào của Fidel Castro (chính “Ñico” López là người đã đặt biệt danh “Che” cho ông – đây là một danh xưng đặc trưng của tiếng Tây Ban Nha tại Argentina, chỉ người đối thoại trực tiếp một cách thân mật như “cậu” đối với “tớ” và “ông” đối với “tôi” trong tiếng Việt; do các nước nói tiếng Tây Ban Nha khác không sử dụng từ này nên khi “Che” dùng từ này trong đối thoại với các đồng chí khác quốc gia, nó đã trở thành đặc trưng của ông lúc đó).
Sau cuộc đảo chính lật đổ chính phủ của tổng thống Arbenz do CIA tiến hành năm 1954, những người ủng hộ cải cách xã hội bị đàn áp dã man, “Che” và người bạn đời của mình buộc phải chạy sang Mexico, nơi vào năm 1955 lần đầu tiên ông gặp anh em Fidel và Raúl Castro, những thủ lĩnh của Phong trào 26/7, những người đang chuẩn bị cuộc đột kích trở lại Cuba.
Lúc này, ngọn lửa cách mạng của “Che” thực sự bùng cháy, ông nhiệt tình giúp đỡ công việc chuẩn bị và sau đó tham gia vào kế hoạch vũ trang này. Cuộc tao ngộ này chính là bước ngoặt đưa “Che” “từ chân trời hạn hẹp của chủ nghĩa dân tộc Mỹ Latinh thành một nhà cách mạng châu lục”. Sau nhiều khó khăn, thậm chí từng một lần bị các điệp viên của CIA và của chế độ độc tài Cuba Batista bắt giữ tại thủ đô Mexico, cuối cùng ngày 25/11/1956, con tầu Granma quá tải với 82 chiến sĩ vũ trang, trong đó có Fidel, Raúl và “Che” đã rời cảng Tuxpan tiến về Cuba.
Đã có rất nhiều tác phẩm nói về quá trình chiến đấu của đội quân du kích do Fidel Castro lãnh đạo từ Sierra Maestra (Rặng Núi Thầy) lan ra toàn quốc, trong đố “Che” Guevara nổi bật như một chiến sĩ can trường và kỷ luật, từng 2 lần bị thương, và được phong cấp bậc cao nhất trong quân đội du kích là “Tư lệnh cấp cao”. Ông sử dụng bí danh “Lính bắn tỉa” trong các bài viết đăng trên tờ báo của lực lượng du kích “Người Cuba tự do”.
Ngày 1/1/1959, Cách mạng Cuba thành công. Cũng trong năm đó, “Che” thành hôn lần thứ 2 với nữ chiến sĩ du kích Aleida March mà ông đã quen trong quá trình chiến đấu, và sau này họ có 4 người con (Aleida, Camilo, Celia và Ernesto). Với người vợ đầu Hilda Gadea, với người mà ông có 1 người con gái (Hilda), ông vẫn giữ một mối quan hệ thân thiện và còn mời 2 mẹ con tới sống và làm việc tại Cuba.
Nhưng không chỉ nổi bật trong chiến đấu, “Che” còn có những đóng góp rất có giá trị vào lý luận cách mạng. Ông đã viết một số lượng lớn các bài báo, tiểu luận, diễn văn với chứa đựng nhiều tư tưởng cách mạng và nhân văn. Ông tham gia vào quá trình xây dựng đất nước Cuba cách mạng cho tới năm 1965, trong đó ông từng đảm nhiệm cương vị lãnh đạo Viện Cải cách nông nghiệp quốc gia, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương, Bộ trưởng Công nghiệp và dẫn đầu một số phái đoàn ngoại giao. Tại mỗi nhiệm vụ phức tạp được giao phó, ông đều vận dụng những khái niệm đầy sáng tạo theo phong cách cách mạng, nhưng đồng thời vẫn luôn giữ tôn chỉ là người tiếp nối trung thành của chủ nghĩa Mác-xít Lê-nin-nít.
“Che” đã đề ra ý tưởng rằng Cách mạng không chỉ tạo điều kiện cho những thay đổi xã hội mà còn cả sự ra đời của một “con người mới”. Trong bài viết “Chủ  nghĩa xã hội và con người tại Cuba” (1965), ông chỉ ra rằng không phải chờ đợi những thay đổi xã hội và kinh tế tự thay đổi con người, mà phải thúc đẩy quá trình phát triển “một ý thức trong đó các giá trị chuẩn phải vươn lên cấp độ mới” tương thích với quá trình biến đổi đang diễn ra trong xã hội.
Về nhu cầu thành lập và cơ cấu một chính đảng từ phong trào du kích, “Che” trong bài viết “Đảng Mác-xít Lê-nin-nít” (1963) đã đề xuất rằng chính đảng này phải là “công cụ để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, là đội tiên phong của giai cấp công nhân, lãnh đạo giai cấp này, vạch ra con đường tiến tới thắng lợi… và nhiệm vụ của Đảng là tìm ra con đường ngắn nhất để đạt được chuyên chính vô sản”, và khẳng định rằng để thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, cần phải có một Đảng Cộng sản.
Theo hướng đi này, ông đã tham gia vào các vận động hợp nhất Phong trào 26/7, Ban lãnh đạo Cách mang 13/3 và Đảng Xã hội chủ nghĩa nhân dân, thành Các Tổ chức Cách mạng hợp nhất năm 1961, sau đổi thành Đảng Đoàn kết Các mạng xã hội chủ nghĩa Cuba vào năm 1962 và từ ngày 3/10/1965, là Đảng Cộng sản Cuba. “Che” cũng chỉ ra rằng để đạt được mục đích của mình, Đảng phải vận dụng các biện pháp và phong cách để luôn luôn “gắn bó mật thiết với quần chúng, nắm bắt khát vọng và ý tưởng của quần chúng, vận dụng nghiêm khắc kỷ luật Đảng trên nguyên tắc dân chủ tập trung và đồng thời, phải có tranh luận, phê và tự phê một cách cởi mở”.
Nhiều người, kể cả những người hâm mộ ông, thường nói về “Che” như một hình tượng của chủ nghĩa anh hùng phiêu lưu, ưa thích mạo hiểm, một dạng “Robin Hood” của thời hiện đại, dẫn đầu một nhóm chiến binh nhỏ chiến đấu một cách can đảm (nhưng tuyệt vọng) theo hình thức du kích chống lại những kẻ áp bức.
Trên thực tế, di sản của ông còn quan trọng hơn thế rất nhiều. “Che” không hề là một người cách mạng ngẫu hứng, ông sở hữu một nền tảng tri thức văn hóa rộng lớn, đọc sách và trau dồi kiến thức không biết mệt, từng có đúc kết “Chỉ có tri thức mới thực sự giải phóng con người” rất gần với tư tưởng của José Martí (1843-1895, nhà tương tưởng và đấu tranh giải phóng vĩ đại của Cuba và Mỹ Latinh, từng để lại câu danh ngôn “làm người có học để làm người tự do”).
Ông từng nghiên cứu sâu chủ nghĩa Mác-xít Lê-nin-nít, và với một ý chí chính trị sắt đá, ông luôn mạnh dạn đưa những tri thức mới vào việc vận dụng liên tục học thuyết này. Điều này được minh chứng qua những phân tích về nền kinh tế tư bản và của Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu, nơi ông đã đưa ra những phê bình và dự báo về những nguy cơ từ rất lâu trước khi khối này sụp đổ.
“Che” cũng luôn ủng hộ việc mở rộng chiến tranh du kích ra các dân tộc nhỏ bé bị áp bức khác trên thế giới với niềm tinrằng, trong thực tiến thế giới vào thời điểm đó, những con đường hòa bình để giải phóng các dân tộc đã cạn kiệt và chỉ có kháng chiến vũ trang tại châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh mới có thể đánh bại các thế lực đế quốc phản động. Đó chính là ý tưởng nền tảng của khẩu hiệu nổi tiếng mà ông đã đưa ra: “Tạo ra 2, 3 … và nhiều Việt Nam” được biết tới trên thế giới dưới tên gọi “Thông điệp tới Hội nghị 3 châu lục” (1967). Khẳng định quan điểm quốc tế chủ nghĩa mà ông tin tưởng sâu sắc đó, đầu năm 1965, “Che” thông báo với Fidel rằng mình sẽ khởi hành tới những “trận địa mới”, bắt đầu bằng Congo – nơi tổng thống Patrice Lumumba bị CIA ám sát năm 1961 – để gia nhập nhóm quân tình nguyên Cuba đang chiến đấu tại đây.
Tháng 11/1966, sau trải nghiệm không thành công tại Congo, “Che” tới Bolivia – khi đó dưới chế độ quân sự của tổng thống René Barrientos, một động minh thân cận của CIA. Với sự trợ giúp của Fidel từ Cuba, ông đã tổ chức, huấn luyện và chỉ huy một đội quân du kích với mục đích lan tỏa mô hình chiến đấu này tại Bolivia và sau đó là tại cả Nam Mỹ. Sau 11 tháng ròng rã sống và chiến đấu trong những điều kiện gian khó nhất, ngày 8/10/1967, ông bị thương và sau đó bị bắt, và 1 ngày sau  ông bị sát hại theo lệnh của CIA.
Trong lời nói đầu của “Nhật ký Che tại Bolivia” (1968), cố lãnh tụ Fidel Castro đã tái hiện lại những thời khắc cuối cùng của “Người du kích anh hùng”: “Có thể xác định rằng “Che” đã chiến đấu trong tình trạng bị thương cho tới khi khẩu súng M-2 của ông bị một viên đạn của quân địch phá hỏng hoàn toàn, còn khẩu súng lục của ông lại bị kẹt đạn. Chính những tình huống không thể tin nổi này giải thích vì sao kẻ thù có thể bắt sống ông…
Những giờ phút cuối cùng dưới tay của những kẻ thù đáng khinh hẳn là rất đắng cay với ông. Nhưng không một ai lại được chuẩn bị tốt hơn “Che” để đối diện thử thách khắc nghiệt đó…”, một con người luôn hành động nhất quán với những gì mình đã vạch ra và từng viết trong “Thông điệp tới Hội nghị 3 châu lục” chỉ ít lâu trước khi ông hi sinh: “Ở bất cứ nơi đâu mà cái chết bất ngờ ập đến với ta, nó đều được chào đón, khi mà tiếng thét xung trận của chúng ta tới được một đôi tai nghe và khiến một cánh tay vươn ra để tiếp lấy vũ khí của chúng ta để những con người khác lại tiếp tục khúc ca bi tráng của súng trường, của những tiếng thét xung trận và hô mừng chiến thắng mới”.
Kẻ thù đã tin rằng sát hại được “Che” là giáng một đòn chí tử vào phong trào cách mạng Mỹ Latinh và Thế giới thứ ba, nhưng thêm một lần chúng lại nhầm lẫn. “Người du kích anh hùng” đã không chết tại La Higuera, mà chính tại nơi đây, ông đã trở nên một chiến sĩ quốc tế bất tử.
Theo LÊ HÀ / TTXVN

Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017

Đà Nẵng 1858: Khi súng hỏa mai dũng cảm đương đầu với vũ khí hiện đại bậc nhất thế giới (P3)

Trận đánh đáng nhớ nhất của quân Đại Nam mà không phải ai cũng biết chính là trận đánh tại nơi mà quân Pháp đặt chân đầu tiên đến Đại Nam vào năm 1858: Đà Nẵng. Cuộc đụng độ đầu tiên đó ghi nhận những nỗ lực to lớn của quân nhà Nguyễn với vũ khí thô sơ, phải đương đầu với vũ khí hiện đại hàng đầu thế giới lúc bấy giờ.
Sau khi nhận thêm viện binh 1.734 quân từ hai tàu Dijon và Duchayla, ngày 15/9/1859, Liên quân mở cuộc tấn công vào phòng tuyến thứ 2 của quân Đại Nam, người lên kế hoạch tấn công lần này là thiếu tá Dupré Déroulède, một sĩ quan công binh nhưng lại giàu khả năng tham mưu và tác chiến.

Trận đánh tại phòng tuyến thứ 2

Phòng tuyến thứ hai ở Đà Nẵng là hệ thống đồn cùng chiến lũy kéo dài 1.500 mét, trong đó có hai căn cứ chủ yếu là Liên Trì và Nại Hiên. Phòng tuyến thứ hai này được quân Pháp cho là kiên cố hơn phòng tuyến thứ nhất.





Bản đồ trận đánh ngày 15/9/1859. (Ảnh từ lịch sử Đà Nẵng)

Bên Liên quân chia làm 3 cánh cụ thể như sau:
  • Cánh trái do đại tá Reynaud chỉ huy các đại đội Tây Ban Nha và Pháp đánh vào đồn Nại Hiên án ngữ giữa sông Hàn và các công sự phụ thuộc.
  • Cánh phải do đại tá Reybaud chỉ huy 7 đại đội bộ binh tấn công đồn Liên Trì và hệ thống phòng thủ phụ thuộc.
  • Trung quân tấn công vào hệ thống phòng thủ gồm những pháo đài nối liền hai đồn Liên Trì và Nại Hiên.
Đúng 4 giờ sáng ngày 15/9, Liên quân rời trại lên tàu chuẩn bị cẩn thận cho cuộc tấn công quyết định này. Khi bình minh ló dạng Liên quân chia làm 3 mũi tấn công, quân Pháp vừa đi vừa hô to “Vive l’Empereur!” (tức Hoàng Đế vạn tuế) nhằm lên tinh thần.
Đại bác từ tàu chiến và căn cứ Điện Hải của Liên quân trút hỏa lực ầm ầm vào đồn lũy của quân Đại Nam.
Cánh phải của Liên quân đụng độ mạnh với 2.000 quân Đại Nam ở Liên Trì và Phước Trì. Vũ khí thô sơ chỉ sát thương được tầm gần vì thế mà quân Việt hăng hái xông ra khỏi chiến lũy, giáp chiến tầm gần với Liên quân.
Hai bên nổ súng ác liệt, sự quả cảm của quân Việt khiến Liên quân bị đẩy lùi dần. Genouilly lo lắng điều thêm đại đội Tây Ban Nha đến tiếp ứng, nhờ đấy Liên quân mới lấy lại được thế trận. Quân Đại Nam rút về bảo vệ đồn lũy.
Đạn pháo cùng hỏa lực của Liên quân trút tới. Không thể để binh sĩ tử vong nhiều, Phạm Thế Hiển và Nguyễn Hiên đành cho quân rút khỏi Liên Trì và Phước Trì, chạy đến hướng đèo Hải Vân, chặn con đường đến kinh đô Huế.
Cánh trái của đại tá  Reynaud tấn công đồn Nại Hiên dưới sự yếm trợ của pháo binh. Đạn pháo nã vào ầm ầm. Suất đội Hồ Văn Đa và các Đội trưởng Lê Văn Nghĩa, Đoàn Văn Thức quá khiếp sợ trước hỏa lực hùng hậu của Liên quân, đã bỏ hàng ngũ, tìm đường trốn chạy, làm quân sĩ mất tinh thần, khiến phòng tuyến vỡ nhanh hơn. Nguyễn Tri Phương phải đến tập hợp lại đội quân này. Trong khi đó quân Đại Nam vẫn làm chủ các đồn Mỹ Thị và Hóa Khê.
Biết Liên quân muốn đánh nhanh ra kinh đô Huế, Nguyễn Tri Phương cho quân rút về hướng đèo Hải Vân nhằm chặn đường ra Huế. Thế nhưng việc Phạm Thế Hiển và Nguyễn Tri Phương rút quân ra đèo Hải Vân đều nằm trong kế hoạch của người lên kế hoạch tác chiến là thiếu tá công binh giàu óc tham mưu Dupré Déroulède. Ông ta đã chuẩn bị sẵn chiến hạm Laplace đến cửa biển Thanh Khê, khi quân Việt đến thì nã pháo ầm ầm, khiến cho Đại Nam bị tổn thất lớn.
Các chỉ huy là Nguyễn Tri Phương, Phạm Thế Hiển, Nguyễn Hiên dâng sớ về kinh báo tin và xin chịu tội. Vua Tự Đức sai Phan Thanh Giản ra Quảng Nam xử chém Hồ Văn Đa, Lê Văn Nghĩa, Đoàn văn Thức về tội đã bỏ đồn tháo chạy; còn Nguyễn Tri Phương, Phạm Thế Hiển, Nguyễn Hiên phải chịu tội cách lưu (tức cách chức nhưng vẫn được sử dụng nhằm lập công chuộc tội).
Theo tài liệu trong kho lưu trữ quốc gia Pháp thì trận này phía Liên quân chỉ có 10 chết và 40 người bị thương.
Sau gần một năm nhọc nhằn đương đầu với Liên quân, Nguyễn Tri Phương dâng sớ về kinh tâu rõ thực trạng trong quân và nêu cách đánh như sau:
“Người Tây, thủy quân, lục quân nương đỡ nhau, khó mà hơn họ được. Ta thì thủy chiến đã không tiện, còn về lục chiến thì súng ống họ đã tinh, lại đánh giỏi, quân ta khiếp sợ nên sinh ra bần rùn, nên cũng không thể địch nổi. Nay trong quân thứ, còn 3,200 lính, mà một dãy từ An Sơn đến các đồn Nại Hiên, chỗ chỗ đều quan yếu, nếu đem phòng giữ cho khắp thì không còn lính ra trận nữa. Tình thế như vậy, nói giữ chưa được, nói đánh sao nên? Vậy xin đem binh lực hiện có, phục ở các đồn lũy, dự bị cho nghiêm mà đợi, để làm kế trì cửu, rồi lo trù liệu lương hướng, gặp cơ hội sẽ động, ấy là cớ hoàn toàn vậy.”
Vua Tự Đức phê vào sớ như sau:
“Sợ địch, thêm lo, không thi thố gì thì làm sao thành công được? Đáng lẽ giao đình nghị để chánh tội danh, nhưng đã cách lưu nên gượng bỏ qua; vậy phải nghĩ trong ba kế chiến, thủ hay hòa, kế nào lui được quân địch thì cứ dùng; đừng mà nói rằng triều đình thiếu người nên phải ngồi đợi chết.”

Thay tướng chỉ huy, Liên quân lại tiến tục tấn công

Về phía Liên quân, cuộc hành quân dưới cái nóng của Đà Nẵng đã khiến số binh lính nhập viện tăng cao. Số còn lại cũng xuống sức không còn muốn đánh tiếp nữa. Nhân lúc mình bị ốm, tướng De Genouilly xin được về Pháp nghỉ ngơi dưỡng bệnh, Paris thông cảm chấp thuận, đồng thời cử thiếu tướng Page sang thay.
Sau trận thắng ngày 15/9, Liên quân đã phá hủy toàn bộ các đồn lũy, rồi rút về căn cứ ở Tiên Sa. Nguyễn Tri Phương cho quân lấy lại các đồn này, rồi củng cố một phòng tuyến mới chạy từ Nại Hiên đến Hải Vân.
Tờ mờ sáng ngày 18/11/1859, chỉ huy mới của Liên quân là thiếu tướng Page đã cho các tàu Némésis, Phlégeton và một tàu của Tây Ban Nha cùng một tàu vận tải khác chở quân đến phía Tây Bắc vịnh Đà Nẵng, dừng lại ở vị trí trên biển, đối diện với pháo đài Định Hải và đồn Chơn Sảng.





Trận đánh pháo đài Định Hải và đồn Chơn Sảng. (Ảnh từ lịch sử Đà Nẵng)

Sau đó Page cũng cho kéo cờ tư lệnh trên soái thuyền Némésis tiến đến rồi cho lệnh tấn công. Hai bên đọ súng vô cùng ác liệt. Page nhận thấy dù các pháo hạm đã nã đạn dồn dập nhưng quân Đại Nam vẫn bắn trả thì sốt ruột điều soái hạm Némésis  lại gần hơn các căn cứ của quân Việt nhằm bắn chính xác hơn nhanh chóng tiêu diệt hỏa lực căn cứ này.
Thế là soái hạm Némésis phơi mình gần căn cứ phòng ngự, trên cột buồm lại phất phới cờ tư lệnh. Quân Việt trên các pháo đài liền tập trung đạn pháo bắn vào đó. Soái hạm  Némésis lập tức bị trúng đạn, thiếu tướng Page thật may mắn khi không bị thương; nhưng viên thiếu tá giàu óc tham mưu, người lên kế hoạch trận đánh ngày 15/9 Dupré Déroulède bị đạn pháo cắt thân người làm hai, tử trận tại chỗ.
Đứng trước hỏa lực ngày càng mạnh của Liên quân, sức kháng cự quân Việt cũng yếu dần. Liên quân đổ bộ tấn công đồn Chơn Sảng, án ngữ con đường liên lạc giữa Huế và Đà Nẵng. Quân Đại Nam phải rút chạy.

Vua Tự Đức lệnh cho Thống chế Nguyễn Trọng Thao đưa quân tiến đánh lấy lại đồn Chơn Sảng. Nguyễn Hiên và Trần Đình Túc đóng ở các đồn Câu Đê và Hóa Ổ cũng được lệnh đem quân đánh phối hợp. Quân Đại Nam từ các mặt tiến đánh, Liên quân không chống nổi phải bỏ đồn Chơn Sảng xuống tàu rút đi .
Tướng Page bị khiển trách bởi trận đánh này làm thiệt mạng một số sĩ quan giàu kinh nghiệm, trong đó có thiếu tá có khả năng tham mưu Dupré Déroulède.

Hiệp ước hai bên không thành bởi sự lúng túng của triều đình

Tháng 11/1859, tướng Page vào Sài Gòn, đến tháng 12 thì Page đưa ra một bản hiệp ước gồm 11 khoản nhằm nghị hòa với triều đình nhà Nguyễn. Trong đó chủ yếu là tự do thương mại, tự do truyền giáo.
Bản dự thảo hiệp ước của Pháp đưa ra lại một lần nữa khiến triều đình Huế nảy sinh nhiều ý kiến khác nhau, tranh luận mãi không thôi, khiến vua Tự Đức bối rối. Không biết quyết định thế nào, vua hỏi riêng lão cận thần mà mình rất nể trọng là Trương Đăng Quế, ông này ủng hộ đồng ý xin hòa.
Việc thương thuyết với Pháp ở Sài Gòn được giao cho Thống đốc quân vụ Tôn Thất Cáp, nhưng ý chỉ của Vua cũng rất chung chung, mà khi đàm phán là đi vào chi tiết cụ thể, điều này khiến Tôn Thất Cáp bối rối không biết nên làm thế nào mới đúng ý triều đình.
Vì sợ làm trái ý Vua, Tôn Thất Cáp ngồi ở bàn thương nghị mà chẳng dám đồng ý một quyết định nào, cuộc thương thuyết diễn ra hơn một tháng mà chẳng có kết quả, điều này khiến tướng Page bực mình chấm dứt nghị hòa vào ngày 29/1/1860.






Sau trận pháo kích, liên quân đổ bộ tấn công pháo đài. (Ảnh minh họa từ Pinterest)

Quân Pháp rút lui

Lúc này những xích mích giữa Trung Quốc với liên quân Anh – Pháp nổ ra dù trước đó vào năm 1858 đã có hòa ước Thiên Tân. Tướng Page để một ít quân cho D’ Ariès phòng thủ Gia Định, còn lại rời Sài Gòn vào ngày 3/2/1860 để đến Đà Nẵng.
Tại Đà Nẵng tướng Page ra lệnh rút hết khỏi nơi đây để tập trung quân tham chiến với Trung Quốc, trước khi rời đi quân Pháp đã phá hủy hết căn cứ của mình đã xây dựng ở bán đảo Tiên Sa
Sau khi Liên quân rút đi, triều đình nhà Nguyễn đã tìm được hài cốt của hơn 3.000 quân cùng người dân chôn tại nghĩa trang Hòa Vang và Phước Vĩnh.
Liên quân rút đi cũng để lại hàng trăm ngôi mộ cùng một nhà nguyện nhỏ đặt tấm bia bằng đá với dòng chữ: “Để tưởng niệm những chiến binh Pháp và Tây Ban Nha trong cuộc viễn chinh Rigaud de Genouilly bị chết trong những năm 1858-59-60 và được an táng ở đây” .
Hết
Theo