KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2018

NHỮNG ĐIỂM MỚI TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ BỊ CÁO ĐINH LA THĂNG VÀO NGÀY MAI


Những điểm gì mới tại phiên toà xét xử bị cáo Đinh La Thăng? 
(VĐĐC) Đây là một trong những phiên toà đầu tiên được áp dụng Bộ luật Tố tụng Hình sự mới (Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, có hiệu lực từ 01/01/2018). Vì vậy, Hội đồng xét xử sẽ áp dụng tất cả các quy định mới trong việc điều hành, điều khiển quá trình xét xử.
Từ ngày 08/01 đến 21/01/2018, TAND TP.Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng và 21 đồng phạm trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật Hình sự 1999) và Tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật Hình sự 1999) xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC.
Điều hành phiên tòa là Hội đồng xét xử có 5 người, gồm Thẩm phán chủ tọa Nguyễn Ngọc Huân, Thẩm phán Trương Việt Toàn cùng 3 Hội thẩm nhân dân. Tòa án nhân dân TP Hà Nội bố trí một thẩm phán dự khuyết và hai hội thẩm nhân dân dự khuyết. Đại diện cơ quan công tố tại phiên tòa, dự kiến có các ông: Đào Thịnh Cường (Phó Viện trưởng VKSND TP. Hà Nội), Nguyễn Minh Đồng (Kiểm sát viên cao cấp), Nguyễn Mạnh Thường (Kiểm sát viên cao cấp). Theo kế hoạch, VKSND TP Hà Nội còn bố trí hai kiểm sát viên dự khuyết tham gia phiên tòa.
Có 42 luật sư đăng ký tham gia phiên tòa. Bị cáo Đinh La Thăng mời ba luật sư, gồm các ông: Nguyễn Huy Thiệp, Đào Hữu Đăng, Phan Trung Hoài. Bị cáo Trịnh Xuân Thanh mời năm luật sư, bị cáo Phùng Đình Thực có ba luật sư... Hai nguyên đơn dân sự của vụ án là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Tòa dự kiến mời 07 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, 31 người làm chứng và 06 người tham gia giám định tham dự phiên tòa.
Đây là một trong những phiên toà đầu tiên được áp dụng Bộ luật Tố tụng Hình sự mới (BLTTHS năm 2015, có hiệu lực từ 01/01/2018). Vì vậy, HĐXX sẽ áp dụng tất cả các quy định mới trong việc điều hành quá trình xét xử.
Về mặt nội dung, một điểm mới của BLTTHS năm 2015 là chú trọng, bảo đảm tối đa quyền tranh tụng của những người tham gia tố tụng. Việc này phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp mà Đảng, Nhà nước đề ra, đồng thời bảo đảm quyền con người tốt hơn nữa cho các bị cáo cũng như đảm bảo tối đa nguyên tắc suy đoán vô tội với bị can, bị cáo. 
Về hình thức xét xử, phòng xử có nhiều điểm mới theo luật định, như không có vành móng ngựa, đại diện VKSND ngồi đối diện với luật sư...

NHỮNG ĐIỂM MỚI TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ BỊ CÁO ĐINH LÀ THĂNG VÀO NGÀY MAI
Sơ đồ phiên toà ngày 08/01/2018

Theo quy định tại Thông tư 01/2017/TT-TANDTC của Toà án nhân dân tối cao quy định về phòng xử án có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, các phiên tòa xử án đều không có vành móng ngựa, bị cáo và người tham gia tố tụng khác sẽ có bục khai báo riêng. Vị trí bục khai báo của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác được bố trí đối diện với vị trí của HĐXX. Bục khai báo cũng được coi là một giải pháp giúp bị cáo thuận lợi hơn trong quá trình tự bào chữa mà không mời luật sư. Dưới sự điều hành của chủ tọa phiên tòa, những người tham gia tố tụng khác cũng có thể đứng tại chỗ để khai báo.
Thông tư quy định rõ bục khai báo của bị cáo tại phiên tòa được làm bằng gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp, màu nâu. Việc thay vành móng ngựa bằng bục khai báo về cơ bản không thay đổi bản chất của phiên tòa. Việc bỏ vành móng ngựa trong tất cả các phòng xử án cho thấy nguyên tắc "suy đoán vô tội" và “giả định phạm tội" được tôn trọng. Theo nguyên tắc của Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam thì "không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực của Tòa án". Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành quy định nguyên tắc này tại Điều 13 với tên gọi mới là "Nguyên tắc suy đoán vô tội".
Phòng xử án được bố trí hai bục:
- Bục cao nhất là HĐXX, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp.
- Bục thứ hai là vị trí của những người tiến hành tố tụng khác, người tham gia tố tụng và người tham dự phiên tòa.
Phòng xử án phải bảo đảm không gian để tiến hành phiên tòa và hàng rào ngăn cách giữa khu vực của những người tiến hành tố tụng với khu vực của người tham dự phiên tòa. Phải bố trí lối đi riêng cho HĐXX và những người tiến hành tố tụng khác. Tường trong phòng xử án có nền màu vàng.
Do số người được triệu tập trong vụ án rất đông trong khi diện tích phòng xử của Tòa án Hà Nội chỉ đủ chỗ ngồi cho những người tham gia tố tụng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nên đối với các phóng viên đưa tin phiên tòa được bố trí một hội trường riêng, có kênh dẫn truyền trực tiếp để tác nghiệp. 
Trong vụ án này, có tổng số 22 bị cáo bị đưa ra xét xử. Trong đó, 12 bị cáo bị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 165, khoản 3 - BLHS năm 1999, gồm: Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN); Phùng Đình Thực - nguyên Tổng Giám đốc PVN; Nguyễn Quốc Khánh - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN; Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN.
Tiếp đến là Ninh Văn Quỳnh - nguyên Kế toán trưởng, kiêm Trưởng ban Tài chính Kế toán và Kiểm toán PVN; Lê Đình Mậu - nguyên Phó Trưởng ban Kế toán và Kiểm toán PVN; Vũ Hồng Chương - nguyên Trưởng ban Quản lý dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2 (thuộc PVN); Trần Văn Nguyên - nguyên Kế toán trưởng Ban Quản lý dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2 (thuộc PVN); Nguyễn Ngọc Quý - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT PVN; Nguyễn Mạnh Tiến - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN; Phạm Tiến Đạt - nguyên Kế toán trưởng PVN; Trương Quốc Dũng - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN.
Có 8 bị cáo liên quan bị truy tố về tội "Tham ô tài sản", theo quy định tại Điều 278, khoản 4 - BLHS năm 1999, gồm: Nguyễn Anh Minh - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN; Bùi Mạnh Hiển - nguyên Chánh văn phòng PVN; Lương Văn Hòa - nguyên Giám đốc Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch (thuộc PVN); Nguyễn Thành Quỳnh - nguyên Giám đốc kỹ thuật công nghệ Tổng công ty cổ phần miền Trung - Công ty cổ phần Đà Nẵng.
Các bị cáo còn lại Lê Thị Anh Hoa (vợ của bị cáo Nguyễn Thành Quỳnh) - nguyên Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Quỳnh Hoa; Nguyễn Đức Hưng - nguyên Trưởng phòng Tài chính Kế toán, Ban Điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch (thuộc PVN); Lê Xuân Khánh - nguyên Trưởng phòng Kinh tế - Kế hoạch, Ban Điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch (thuộc PVN) và Nguyễn Lý Hải - nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật, Ban Điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch (thuộc PVN).
Riêng hai bị cáo Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc PVC và Vũ Đức Thuận - nguyên Tổng Giám đốc PVC bị truy tố cùng lúc về cả 2 tội danh là “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”“Tham ô tài sản”.
Bách Sa


Chuyện nhà thơ bị đấm vỡ loa rè.


Trước hết, chúng ta phải thống nhất một ý chí chính trị cao độ, trong xã hội giai đoạn này, đã là nhà thơ, ăn đấm cơ-bản-xứng-đáng.

Nhà thơ là gì?! Là giai cấp mà cái mả mẹ gì chúng cũng nhúng mõm vào được, thích làm bố thiên hạ, nhưng lại luôn cho mình đặc quyền được đề cao sự-tổn-thương-nghệ-sĩ, quyền tự do ngôn luận, và quyền bất-khả-xâm-phạm-đủ-thứ.
***
Phải xem đủ clip gốc anh bảo vệ điên tiết làm hai cú đấm vào mõm nhà thơ, một cú đá mạng sườn, mới thấy một điều rằng, chân lý đã nêu là đúng, và lại đúng.
Nhà thơ đi xe máy đến thăm người ta, gửi xe ở tầng hầm vừa đỗ sai vị trí, vừa không có vé. Và khi bảo vệ ngăn cản không cho lấy xe thì thậm chí nhà thơ còn không có giấy tờ xe, và cãi cọ máu lửa.
Cãi cọ là một chuyện, nhà thơ và nàng thơ (tức vợ - đối tượng to mồm bậc nhất trong clip), thậm chí còn chủ động cà khịa mấy thanh niên bảo vệ bằng cách chỉ tay quát nạt, xô ngã xe mấy lần. Và đỉnh điểm là cố tình xô ngã xe vào người bảo vệ.
Cho đến lúc trước khi không thể kiềm chế để táng mõm nhà thơ, mấy bảo vệ đã có hành vi khá nhã nhặn. Cái này phải thừa nhận.
Và 2 đấm 1 đá, là giọt nước làm tràn ly mà thôi.
***
Lên báo, clip được cắt xén, nhà thơ trở thành ông già hiền lành, bảo vệ trở thành du côn hung ác. Ngẫm ra cũng bình thường, báo chí thời đại này mà không thế, cứt cũng không có mà đớp!
Nói một câu thật lòng, sau khi xem quá trình nhà thơ và nàng thơ quậy phá, ta phải thừa nhận một quan điểm chính trị sâu sắc rằng, hai cú đấm và một cú đá ấy là quá đã.
Già thì sao? Già thì cho ra dáng già, điềm đạm, tử tế. Nhà thơ thì sao?! Nhà thơ thì phải cư xử sao cho ra dáng có chữ, dù chả biết có chữ nào hay không. Xem clip, chúng ta không thấy bóng dáng người già và nhà thơ, chúng ta chỉ thấy một cặp vợ chồng lớn tuổi nhưng cục súc vô học, hung hãn nhà quê, mọi rợ chính cống.
Hương Lan



MỘT NỬA SỰ THẬT


Bảo vệ đánh người tất nhiên sai hoàn toàn và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nhưng...
Tại sao lại có chữ nhưng ở đây? Chẳng lẽ video báo đăng rành rành như vậy còn chối cãi được sao. À, thì ra video báo đăng chỉ có cắt cúp một đoạn ngay khúc đánh người và giúp cho cộng đồng phẫn nộ theo đúng ý muốn của gia đình nhà thơ với sự giúp sức của truyền thông.
Trước khi đọc tiếp, xin mời xem clip tại đây để thấy những gì đã xảy ra trước khi xô xát xảy ra.


Một video 13 phút khác đăng tải cho thấy trước phút thứ 3 thì vợ của nhà thơ XÔ ĐẨY nhân viên bảo vệ để nhà thơ lấy xe đi. Bên cạnh đó là một số người biết việc cho hay thực ra trước đó là gần 10 phút cự cãi và ngay cả trong 3 phút đầu video này dù không có âm thanh nhưng vẫn thấy cả hai vợ chồng nhà thơ tìm mọi cách lấy xe dù một nhân viên bảo vệ nữ đã cố gắng giải thích cái gì đó. Video không có âm thanh nhưng điều chúng ta thấy rõ ràng là cả hai vợ chồng nhà thơ KIÊN QUYẾT KHÔNG CHẤP HÀNH yêu cầu của nhóm bảo vệ chung cư và nhiều lần có hành vi xô đẩy xe chứ không hề có thái độ nhẹ nhàng hòa nhã. Chúng ta cũng thấy qua video nhiều lần người bảo vệ nữ lẫn nam đều giúp dựng xe khi nhà thơ cố ý đẩy ngã xe và ngay anh chàng có hành vi đánh người kia ngay từ lúc đầu cũng không hề có hành vi thái quá, ngược lại còn đỡ xe giúp cho đến khi bị xô đẩy và phải nghe những lời nói gì đó để thái độ xoay chuyển 180 độ.
Xét về văn hóa ứng xử, khi ta là khách và đến một nơi có quy định thì việc duy nhất ta có thể làm là TUÂN THỦ QUY ĐỊNH trừ phi ta kiên quyết không bước vô. Khi ta đã bước vô thì buộc phải CHẤP NHẬN MỌI QUY ĐỊNH và nếu có làm sai quy định thì phải CHẤP NHẬN VÔ ĐIỀU KIỆNtrừ phi ta thấy quá vô lý thì NHỜ PHÁP LUẬT CAN THIỆP. Đó là cách hành xử BÌNH THƯỜNG của người có học, có văn hóa. Trong video trần tình sau đó 3 ngày của nhà thơ thì ta thấy chính miệng nhà thơ có nói "không có thẻ xe" đúng như lời một facebooker khác nói về phần còn lại của sự thật. Tất cả những chi tiết bị che giấu được tường thuật lại bao gồm KHÔNG CÓ THẺ XE, DỰNG XE SAI NƠI QUY ĐỊNH, TRANH CÃI VÀ XÔ ĐẨY NHẰM LẤY XE ĐI, KHÔNG CHẤP NHẬN ĐÓNG PHẠT và không chịu ký biên bản về nội dung mang xe từ hầm xe ra mà không có giấy tờ chứng minh và câu chuyện ĐÒI BIÊN BẢN PHẠT là một chuyện hư cấu.
Thế nhưng bằng ảnh hưởng của mình và bạn bè, câu chuyện đã biến thành chuyện 50 ngàn VNđ thu sai quy định và một người đáng thương hiền hòa già nua đã bị bạo hành đến ngất xỉu. Báo chí ào ạt đăng tin kể cả những trang lề trái như Dân Làm Báo cũng sa lầy vô cái bẫy truyền thông mà gia đình nhà thơ dựng lên.

Tôi không quen biết nhà thơ lẫn anh chàng bảo vệ có máu côn đồ kia nhưng tôi đang suy nghĩ ai sẽ là người bảo vệ anh chàng sai trái kia đúng như sự thật đã diễn ra vì anh ta không biết làm thơ, không có quan hệ với báo chí và không kiểm soát được hành vi khi bị khiêu khích có chủ đích. Cá nhân tôi sau khi coi video này nhiều lần thì cảm giác khinh bỉ những kẻ xưng là nhà thơ nhưng hành xử còn thua đứa trẻ mẫu giáo. Tiết lộ thêm một chi tiết nhỏ là nhà thơ ấy là bạn thơ với tên đao phủ Mậu Thân ở Huế có nghệ danh HPNT và nhiều nhà thơ, nhà báo có danh vong khác.

Theo nguồn trên mạng


Thứ Bảy, 6 tháng 1, 2018

Gia đình Trịnh Xuân Thanh và 2 đồng phạm nộp 5,3 tỷ khắc phục hậu quả vụ PVC

Theo ông Lê Quang Tiến, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội cho biết, gia đình 3 bị cáo Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch HĐQT PVC, Nguyễn Quốc Khánh - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN và Nguyễn Anh Minh - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVC đã chủ động tới cơ quan này nộp tổng cộng 5,3 tỷ đồng khắc phục hậu quả. 
 
Gia đình Trịnh Xuân Thanh và 2 đồng phạm nộp 5,3 tỷ khắc phục hậu quả vụ PVC
Biên lai nộp 2 tỷ của gia đình Trịnh Xuân Thanh tại Cục thi hành án dân sự Tp.Hà Nội
Ông Lê Quang Tiến còn cho biết, gia đình bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã chủ động nộp khắc phục hậu quả số tiền 2 tỷ đồng, gia đình bị cáo Nguyễn Quốc Khánh nộp 2 tỷ đồng và gia đình Nguyễn Anh Minh nộp 1,3 tỷ đồng.
“Tổng số tiền mà gia đình 3 bị cáo đã chủ động nộp tại Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội tới thời điểm này là 5,3 tỷ đồng” - ông Tiến cho hay. 
 
Gia đình Trịnh Xuân Thanh và 2 đồng phạm nộp 5,3 tỷ khắc phục hậu quả vụ PVC
Gia đình Trịnh Xuân Thanh đã chủ động khắc phục hậu quả 2 tỷ đồng.
Cục trưởng Thi hành án dân sự TP Hà Nội cũng cho biết, đến thời điểm này Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội chưa nhận được cáo trạng vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 Bộ luật Hình sự 1999) và tội Tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật Hình sự 1999) xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Theo quy định, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật thì hồ sơ, quyết định... mới được chuyển tới cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án, thu hồi tài sản của các đương sự liên quan.
“Nhưng đây là số tiền mà gia đình các đương sự chủ động, tự nguyện nộp nên cơ quan thi hành án dân sự chúng tôi cũng tạo điều kiện cho họ khắc phục hậu quả” - ông Tiến cho hay.
  
Gia đình Trịnh Xuân Thanh và 2 đồng phạm nộp 5,3 tỷ khắc phục hậu quả vụ PVC
Gia đình bị cáo Nguyễn Quốc Khánh cũng chủ động nộp tiền khắc phục hậu quả vụ án 2 tỷ đồng.
Theo cáo trạng, trong quá trình điều tra vụ án, Cơ quan điều tra - Bộ Công an đã kê biên biệt thự số AD02-16, Khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside; căn hộ số 15F05, The Costa 32-34 Trần Phú (Tp.Nha Trang, Khánh Hoà); xe ô tô Mazda CX5 màu trắng BKS 30A-970.97 và giao cho Trịnh Hùng Cường (con trai bị can Trịnh Xuân Thanh) bảo quản.

Theo yêu cầu của cơ quan điều tra, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký văn bản số 691/NHNN-TTGSNH đề nghị các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kiểm tra, rà soát, phong toả tài khoản, sổ tiết kiệm của vợ, chồng Trịnh Xuân Thanh cùng 2 con trai. Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam đã rà soát, phong toả chứng khoán do Trịnh Xuân Thanh và vợ đứng tên, không cho chuyển nhượng khi chưa có yêu cầu của cơ quan điều tra.
Dự kiến từ ngày 08/01 đến 21/01/2018, TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 người trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC.
Bị cáo Đinh La Thăng bị truy tố về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 3 điều 165 Bộ luật Hình sự 1999 với khung hình phạt 10 - 20 năm tù.
Cụ thể, trong vụ án này, có 22 người bị truy tố ở các tội danh khác nhau gồm:
1. Tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165, Bộ luật Hình sự năm 1999)
- Ông Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị PVN.
- Ông Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC.
- Ông Vũ Đức Thuận - nguyên Tổng Giám đốc PVC.
- Ông Nguyễn Mạnh Tiến - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVC.
- Ông Phạm Tiến Đạt - nguyên Kế toán trưởng PVC.
- Ông Nguyễn Xuân Sơn- nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN.
- Ông Lê Đình Mậu - nguyên Phó Trưởng Ban kế toán, kiểm toán PVN.
- Ông Nguyễn Ngọc Quý - nguyên Phó chủ tịch Hội đồng quản trị PVC.
- Ông Vũ Hồng Chương - nguyên Trưởng ban Quản lý dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2 (thuộc PVN).
- Ông Ninh Văn Quỳnh - nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng Ban tài chính kế toán và kiểm toán PVN.
- Ông Trần Văn Nguyên - kế toán trưởng Ban Quản lý dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2 (thuộc PVN).
- Ông Nguyễn Quốc Khánh - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN.
- Ông Phùng Đình Thực - nguyên Tổng Giám đốc PVN.
- Ông Trương Quốc Dũng - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN.
2. Tội Tham ô tài sản (điều 278, Bộ luật Hình sự năm 1999)
- Ông Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC.
- Ông Vũ Đức Thuận - nguyên Tổng Giám đốc PVC
- Ông Lương Văn Hòa - nguyên Giám đốc Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch (thuộc PVC).
- Ông Nguyễn Lý Hải - nguyên Trưởng phòng kỹ thuật, Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch.
- Ông Lê Xuân Khánh - nguyên Trưởng Phòng Kinh tế - kế hoạch, Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch.
- Ông Nguyễn Thành Quỳnh - nguyên Giám đốc kỹ thuật công nghệ, Tổng công ty CP Miền Trung - Công ty CP Đà Nẵng.
- Bà Lê Thị Anh Hoa - nguyên Giám đốc Công ty TNHH MTV Quỳnh Hoa.
- Ông Bùi Mạnh Hiển - nguyên Chánh văn phòng PVC.
- Ông Nguyễn Anh Minh - nguyên Phó Tổng Giám đốc PVC.
- Ông Nguyễn Đức Hưng- nguyên Trưởng phòng Tài chính, kế toán, Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch.




VỤ TRỊNH XUÂN THANH: LUẬT SƯ RÚT LUI VÌ...KHÔNG ĐỦ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU

Báo đăng: Luật sư của Trịnh Xuân Thanh bất ngờ rút lui trước ngày mở tòa.

VỤ TRỊNH XUÂN THANH: LUẬT SƯ RÚT LUI VÌ...KHÔNG ĐỦ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
Trịnh Xuân Thanh

Đây là sự kiện hi hữu trong hợp tác xã luật sư ở Việt Nam.
Lý do các luật sư đưa ra là do không đủ thời gian thu thập và nghiên cứu hồ sơ tài liệu, nên không đảm bảo để bảo vệ tốt nhất cho Trịnh Xuân Thanh.
Hehe, luật sư quá kém nhưng mà tỉnh.
Các luật sư xin rút là Nguyễn Thị Huyền Trang và Lê Thị Bích Chi thuộc Công ty luật TNHH MTV Viên An.
Thông báo của công ty luật Viên An đến TAND TP Hà Nội nêu rõ: "Cùng là người bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam và Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam... chúng tôi trân trọng thông báo đến TAND TP Hà Nội về việc chấm dứt việc bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh trong vụ án nêu trên".
Luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang (Giám đốc Công ty luật Viên An) cho biết: Việc xin rút lui là do không đủ thời gian thu thập và nghiên cứu hồ sơ tài liệu, nên không đảm bảo để bảo vệ tốt nhất cho Trịnh Xuân Thanh.

VỤ TRỊNH XUÂN THANH: LUẬT SƯ RÚT LUI VÌ...KHÔNG ĐỦ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
Luật sư người Đức Petra Schlagenhauf

Trong một diễn biến khác, Luật sư người Đức Petra Schlagenhauf của ông Trịnh Xuân Thanh bị cấm nhập cảnh Việt Nam.
Với thực tế đó, rất có thể Tòa sẽ chỉ định khẩn cấp luật sư bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh.
Trước đó, TAND TP Hà Nội đã ra quyết định đưa vụ án kinh tế - tham nhũng xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC, thuộc PVN) ra xét xử từ ngày 08/01/2018. Tổng cộng có 22 bị cáo bị đưa ra xét xử trong vụ án. Trong đó, 12 bị cáo bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; 8 bị cáo bị truy tố về tội "Tham ô tài sản". Riêng hai bị cáo Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc PVC và Vũ Đức Thuận - nguyên Tổng Giám đốc PVC bị truy tố về cả 2 tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản.



THANH - VŨ KÝ SỰ

Mùa đông đầu tiên Thanh ở nước Đức, đó là những ngày tháng miên man u sầu và nhung nhớ. Thanh thường ngồi trước ô cửa sổ, nhìn những bông tuyết rơi nhẹ như nhung nhưng giá buốt. Thanh ước...

THANH - VŨ KÝ SỰ


Nếu giờ này ở bên sông Hậu, dòng sông cuồn cuồn ngầu đỏ phù sa, Thanh sẽ lấy chiếc xe biển xanh, xanh như màu da trời ngày nắng chênh chao để đi tìm Vũ. Vũ hay hướng đôi mắt ra mặt biển mênh mông rồi bảo Thanh. Ở bên kia bờ biển là đâu, là đâu hả Thanh. Liệu đó có phải là bên kia bờ ảo vọng? Thanh thảng thốt giật mình, những cánh hải âu chao nghiêng, phải rồi bên kia là nước Đức, Thanh ôm khẽ Vũ, tim chàng quặn thắt khi nghĩ đến ngày sẽ phải xa Vũ, chờ Vũ ở một nơi ảo vọng xa xôi.

Rồi Thanh đi. Nước Đức thực ra chẳng có gì vui. Vũ hay nhắn sang để người yêu của mình yên lòng. Vũ đã có lúc nóng ruột đến cồn cào và chỉ muốn bỏ mặc tất cả để đi tìm Thanh. Hai người thực ra đã là gì của nhau đâu mà sao tự nhiên lại hẹn nhau đến một nơi xa xôi cách nửa vòng trái đất như vậy.

Nhưng Thanh không chờ được Vũ. Anh biết rằng mình phải về, phải về. Đó là quê nhà, đó là dòng sông Hồng tha thiết đợi chờ. Bác Cả cũng trông Thanh về. Thanh thương bác nhiều. Người già hay cả nghĩ. Bác hay ngồi trầm tư trước cái lò đỏ lửa mùa đông. Thanh sợ, một nỗi sợ mơ hồ nhưng luôn ghim chặt tâm can. Thanh không đợi Vũ nữa, anh về trước nhiều tháng và không nói cho Vũ biết.

Vũ ở bên sông Hàn, một sớm anh thấy tim mình thổn thức. Thanh tự nhiên im bặt không nhắn gì cho Vũ. Sự chia cắt làm Vũ bàng hoàng. Phải đến Đức, phải đến bên kia bờ ảo vọng để tìm Thanh. Nếu lần này ko gặp được nhau thì muôn kiếp cũng không gặp được nhau. Vũ đóng chặt cửa, anh cúi hôn lên ngọn sóng sông Hàn rồi ra đi. Ở bên kia, ở bên kia, nơi đó là bến bờ tự do hay bờ ảo vọng, Vũ không biết nữa nhưng dù sao vẫn phải đi.

Nhưng rồi Vũ không thực hiện được ước nguyện, không được gặp Thanh ở nước Đức giữa mùa đông này. Nhưng không sao, giờ này chắc Vũ và Thanh đã được bên nhau cạnh lò lửa ấm áp giữa mùa đông, ngay trên đất mẹ chứ không phải nước Đức xa xôi. Chắc là cả hai đã mãn nguyện lắm rồi!




Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

VŨ NHÔM NGOẠI TRUYỆN


(Giải trí cuối tuần)

Tối 21/12, một người phụ nữ dắt hai con nhỏ làm thủ tục thông quan tại sân bay Tân Sơn Nhất bằng hộ chiếu mang mã số B4 ba chấm ba chấm để đi Singapore. Mọi thủ tục diễn ra nhanh chóng, bình thường. Lúc 20h, chiếc máy bay cất cánh. Một giờ sau, lệnh cấm xuất cảnh đối với 3 hành khách đến. Quá trễ, chiếc máy bay có thể đã đáp xuống quốc đảo sư tử. Người phụ nữ ấy là chị H., SN 1978, chị là vợ anh Vũ Nhôm!

VŨ NHÔM NGOẠI TRUYỆN


Trong ngày hôm đó, khi công an khám xét nhà Vũ Nhôm ở Đà Nẵng, bản tin dày đặc trên các tờ báo không thấy hình nhân vật chính, đã dự cảm một điều không suôn sẻ. Vài ngày sau, tin tức Vũ aka bỏ trốn và bị truy nã được nhất loạt đăng tải.
Anh Vũ đã đào tẩu như thế nào? Các hãng thông tấn vỉa hè khi đó tung một câu chuyện ly kỳ: An ninh chìm lần theo chiếc sim điện thoại của anh Vũ từng bước, “thó” anh Vũ dễ như con nít lấy kẹo trong túi. Tuy nhiên, Anh Vũ vào nhà hàng lòn ra cửa hậu, để lại chiếc sim trong điện thoại cùi bắp, chuồn thẳng. Chuyện ngang Sơ Lốc Hôm, k biết nên tin không nữa.
Có một điều chắc chắn, anh Vũ không đi đường hàng không như vợ con. Bởi vì một lực lượng dày đặc trong tư thế sẵn sàng thì việc anh bay, không khác chui đầu vào rọ. Có thể, Vũ aka đã vượt đường bộ sang Lào hoặc Campuchia, sau đó bay sang Sin.
Nếu tất cả trót lọt, một cuộc hội ngộ ở quốc đảo ngắn ngủi và gấp gáp sau đó 4 người sẽ bay sang trời Âu kịp cắt gà tây hát Jinggle Bell và chụp hình tự sướng. Mưu sự tại nhân mà thành sự tại thiên, hộ chiếu giả của anh Vũ bị nhà chức trách sở tại phát hiện. Và anh được hộ tống về Việt Nam trong vòng tay thân ái của quốc dân đồng bào.
Một khi vợ con anh Vũ đã ở ngoài lãnh thổ VN, không có lý do gì để di lý về được. Hộ chiếu họ sử dụng là hộ chiếu thật. Và họ là những công dân bình thường, vô tội. Bây giờ, họ có lẽ đang ở trong mùa đông Châu Âu lạnh giá trong một nỗi thương nhớ về anh, một người cha người chồng vĩ đại.
Anh Vũ, thật sự là bậc đại tài. Anh thông minh như vậy thì thành đạt và quyền uy là đương nhiên rồi. Anh Vũ mệt rồi, ngồi xuống đây Tửng bảo. Cái này Tửng khen thật. Xưa nay trong thiên hạ, công hầu khanh tướng khó thắng mệnh trời. Làm anh hùng đến lúc sa cơ không quên thê tử, ấy là cũng đáng mặt rồi. Bây giờ chị nhà và các cháu đã ấm êm rồi, anh cũng được an ủi phần nào. Đến đế vương thất thế, vợ con chắc gì đã được vậy đâu.
Chuyện gì đến cũng đã đến rồi. Trong họa có phúc. Tửng với anh không quen không biết, không thù oán ganh ghét gì. Chỉ nhìn anh với con mắt vô tư của một tha nhân.
Đi thật xa để trở về. Vội vã trở về vội vã ra đi. Cuộc sống vốn thế. Mở mắt là song sắt mà nhắm mắt là tự do. Hát Tuyệt Tình Ca cũng được mà hát Tìm Lại Bầu Trời cũng OK. Ngày rộng tháng dài anh từ từ tận hưởng nhé.
Tửng đi mua like ảo cho nhà báo Hằng Nga đây!

Nguồn: chôm của Tửng.

KẺ NÀO GIÚP VŨ NHÔM CÓ 3 HỘ CHIẾU ĐỂ ĐÀO TẨU?


Ai giúp Vũ “nhôm” dùng 3 hộ chiếu đào tẩu kiểu mafia?

Vũ “nhôm” đã mang tới 3 hộ chiếu khi nhập cảnh vào Singapore. Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng, ngay cả cách bỏ trốn, Vũ “nhôm” cũng thể hiện bản chất mafia của mình.
Cơ quan Công an Việt Nam tiếp nhận, bắt Vũ “nhôm” và đang điều tra những sai phạm trong một thời gian dài của đại gia này ở TP.Đà Nẵng. Nhân dân mong muốn sớm tìm ra kẻ giấu mặt đã giúp Vũ “nhôm” khuynh đảo Đà Nẵng, giúp Vũ “nhôm” bỏ trốn. Còn Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an) thì cho rằng, đứng sau Vũ “nhôm” có thể không chỉ là lãnh đạo ở TP.Đà Nẵng.
PV: Thưa ông, được biết Vũ “nhôm” đã âm thầm chuẩn bị 3 hộ chiếu cho hành trình đào tẩu của mình, nhưng cuối cùng cũng không thể chạy thoát khỏi vòng lao lý. Ông nhận định thế nào về sự việc này?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Nếu nhìn nhận về việc Vũ “nhôm” chuẩn bị đến 3 hộ chiếu để bỏ trốn thì chắc chắn không phải người đàng hoàng. Nếu không phải là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì cũng là kẻ xấu. Việc chuẩn bị 3 hộ chiếu để đào tẩu cũng cho thấy sự toan tính xấu xa, mánh khóe trong suy nghĩ của người vi phạm pháp luật như Vũ “nhôm”. Chính sự toan tính này đã khiến Vũ “nhôm” nhanh chóng sa lưới.

KẺ NÀO GIÚP VŨ NHÔM CÓ 3 HỘ CHIẾU ĐỂ ĐÀO TẨU?
Thiếu tướng Lê Văn Cương
Thiếu tướng Lê Văn Cương nhận định, Vũ "nhôm" đã đào tẩu theo cách mafia với việc có 3 hộ chiếu.
Khi tay đã bẩn, tâm đã đen thì bao giờ cũng chuẩn bị nhiều phương án cho những trường hợp xấu nhất nhằm mục đích bảo vệ mình. Người đàng hoàng, ngay thẳng không bao giờ cần đến 3 hộ chiếu. Sự mafia mà mọi người nhắc đến trong vấn đề kinh doanh của Vũ “nhôm” đã thể hiện ngay trong cả việc chạy trốn lần này.
Tôi nghĩ rằng, chính Vũ “nhôm” cũng đã nhận thức được những tội lỗi mà mình gây ra ở Việt Nam là quá lớn, nên phải có những phương án khác người như vậy để bỏ trốn.
PV: Điều mà dư luận quan tâm nhất sau khi bắt được Vũ “nhôm” là việc nhanh chóng tìm ra người đã chống lưng để Vũ “nhôm” trở thành hiện tượng mafia, lũng đoạn kinh tế TP.Đà Nẵng. Ông nghĩ sao về điều này?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Đương nhiên, những kẻ chống lưng cho Vũ “nhôm”, đồng lõa với Vũ “nhôm”, bị Vũ “nhôm” thao túng sẽ không thể ngồi yên sau thông tin Vũ “nhôm” bị bắt.
Việt Nam có câu “đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Vì vậy, tôi có một lời khuyên, những ai dính dáng tới Vũ “nhôm” tốt nhất hãy đầu thú, khai báo thành khẩn để vớt vát được chút uy tín. Nếu có dũng cảm hãy từ chức thì càng tốt. Hãy lên truyền hình, phát thanh của TP.Đà Nẵng nhận lỗi rằng, trong những năm qua do dính dáng đến những sai phạm liên quan đến Vũ “nhôm” nên thấy cần phải xin lỗi người dân Đà Nẵng, các cán bộ, đảng viên và lãnh đạo của TP này đã tin tưởng mình thời gian qua. Người dân sẽ quảng đại với người biết ăn năn, hối lỗi.
Không chỉ lãnh đạo TP.Đà Nẵng, tôi nghĩ rằng, đứng sau và dung túng cho Vũ “nhôm” còn có lãnh đạo ở các địa phương khác. Vậy hãy dũng cảm nhận lỗi, cũng như lúc sẵn sàng vì Vũ “nhôm” mà sai phạm.
Vũ “nhôm” không phải đang ở giữa Thái Bình Dương mà đã sinh sống và hoạt động dưới sự kiểm soát của chính quyền TP.Đà Nẵng. Một mình Vũ “nhôm” không thể tự tung tự tác được mà dứt khoát đằng sau phải có người chống lưng. Tôi mong rằng cơ quan an ninh, Công an Việt Nam làm đến tận cùng theo tinh thần “không có vùng cấm” trong xử lý. Tôi tin rằng, Vũ “nhôm” không chỉ liên quan đến lãnh đạo của TP.Đà Nẵng mà còn có cán bộ ở các địa phương khác. Phải làm rõ để trả lời công khai trước dư luận.
PV: Sau khi Vũ “nhôm” bị bắt, dư luận cũng quan tâm đến những bí mật nào nằm sau các việc làm hối lộ quan chức, trong đó có việc tặng nhà và xe cho nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Tôi nghĩ rằng, trường hợp của nguyên Bí thư Nguyễn Xuân Anh thuộc phạm trù đạo đức công chức. Ông Nguyễn Xuân Anh không xứng đáng làm công chức vì đã lấy của doanh nghiệp.
Tôi nhắc lại, doanh nghiệp đã biếu quan chức thì không có động cơ nào trong sáng, nếu không muốn nói là động cơ cực kỳ xấu.
Vì sao Vũ “nhôm” không chọn tặng quà cho người dân nghèo, đồng bào khó khăn mà lại biếu ông Nguyễn Xuân Anh? Sắp tới đây, Vũ “nhôm” có thể khai ra rất nhiều những cá nhân sai phạm khác.
Ngay ví dụ việc TP.Đà Nẵng đã bán cho Vũ “nhôm” rất nhiều công sản với giá rẻ cũng sẽ phải được làm rõ số tiền “lại quả” của Vũ “nhôm” là bao nhiêu?
PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Dương Thu (thực hiện)



ĐỪNG CÓ MƠ BỎ ĐIỀU 79, 88 VÀ 258 TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ MỚI

Điều gì khiến các anh, chị nghiên cứu kỹ về các điều 79, 88 và 258 trong BLHS đến thế? Và vì sao các anh, chị lại vãi mồ hôi hột khi nghĩ đến nó?
He he, hỏi tức đã trả lời.

ĐỪNG CÓ MƠ BỎ ĐIỀU 79, 88 VÀ 258 TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ MỚI

Từ ngày 01/01/2018, Bộ luật Hình sự sửa đổi chính thức có hiệu lực pháp luật. Theo đó, các tội danh "Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" (Điều 79 Bộ luật Hình sự cũ), "Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" (Điều 88 Bộ luật Hình sự cũ) và "Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" (Điều 258 Bộ luật Hình sự cũ) đều được giữ lại trong Bộ luật Hình sự tu chỉnh nhưng thay đổi số thứ tự điều luật và còn có thay đổi về hình phạt cho các tội danh này.
Luật sư Đặng Đình Mạnh, Trưởng văn phòng luật mang tên ông, nói: "Điều đáng nói nhất là Bộ luật Hình sự tu chỉnh, bổ sung thêm chế tài trong cả trường hợp "chuẩn bị phạm tội"mà Bộ luật Hình sự cũ chưa từng quy định".
Tội danh "Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" thuộc Điều 79 Bộ luật Hình sự cũ nay là Điều 109Bộ luật Hình sự và được sửa đổi, bổ sung thêm Khoản 3: "Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm tù". Sự thay đổi này là hết sức cần thiết và mang tính giáo dục, răn đe rất cao, bởi khách thể được bảo vệ là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, với những người lăm le xâm hại thì sự thay đổi này là "lợi bất cập hại".
Tương tự, "Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" thuộc Điều 88 Bộ luật Hình sự cũ nay trở thành Điều 117 Bộ luật Hình sự và được sửa đổi, bổ sung thêm Khoản 3: "Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm tù".
Đối với "Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" thuộc Điều 258 Bộ luật Hình sự cũ nay là Điều 331 Bộ luật Hình sự sửa đổi, thay đổi quy định tại Khoản 2 từ "Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm" thành "Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm".
Việc bổ sung thêm sự chế tài đối với cả trường hợp "chuẩn bị phạm tội" của các hành vi theo Điều 79, 88 (Bộ luật Hình sự cũ) cho thấy hành vi đe dọa tới sự tồn vong của chế độ ngày càng phổ biến, gây ra nhiều hậu quả khó lường và nó cũng cho thấy thái độ quyết tâm của chính quyền trong việc sẵn sàng đập tan mọi âm mưu hoạt động nhằm lật đổ chính quyền ngay từ trong trứng nước.
He he, các anh chị dân chủ mồm dọc hãy đọc đi, đọc đi mà nhớ mãi, quê hương ta một dải...



Thứ Năm, 4 tháng 1, 2018

Vì sao Vũ 'nhôm' phải ngồi ghế 38C trên chuyến bay về Việt Nam?

Bị can Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") đã bị bắt sau khi bay chuyến VN 662 từ Singapore về Việt Nam và ngồi số ghế 38C. Vì sao Vũ "nhôm" phải ngồi ghế 38C?

Chiều nay, 04/01, Bộ Công an cho biết Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm) đã bị bắt sau khi bị trục xuất khỏi Singapore do vi phạm Luật di trú của nước này.

Trước đó, trên báo Thanh niên viết rõ: ông Phan Văn Anh Vũ bay chuyến VN 662 từ Singapore về Việt Nam, hạ cánh lúc 15h30 tại sân bay Nội Bài và ngồi số ghế 38 C.

Vì sao Vũ 'nhôm' phải ngồi ghế 38C trên chuyến bay về Việt Nam?
Chiếc máy bay của VNA được cho là đã thực hiện chuyến bay từ Singapore về Việt Nam chiều nay có chở Vũ "nhôm" 

Theo tìm hiểu của chúng tôi, chuyến bay VN 662 sử dụng loại máy bay Airbus A321-100/200 của Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA).

Mặt khác, thông tin về cabin của chiếc máy bay Airbus A321-100/200 trên website của VNA cho hay trên chiếc máy bay này, 38 là số của hàng ghế ở phía cuối cùng, cách xa cửa thoát hiểm. Và ghế 38C của Vũ "nhôm" ngồi là ghế cạnh lối đi, cách 2 ghế so với cửa sổ.

Vì sao Vũ 'nhôm' phải ngồi ghế 38C trên chuyến bay về Việt Nam?
Sơ đồ cabin của chiếc máy bay Airbus A321-100/200 trên website của VNA
Trước đó, trả lời trên Zing về dẫn giải tội phạm, "một cán bộ C45 cho biết, theo quy định, khi di lý tội phạm bằng máy bay, Công an sẽ mua vé như các hành khách khác, tuy nhiên phải có mặt tại sân bay trước khi máy bay khởi hành 2h.

Khi xe đặc chủng đưa tội phạm tới sân bay, nhân viên sân bay sẽ đưa cán bộ điều tra và tội phạm lên trước. Ngành hàng không sẽ dành 3 ghế ưu tiên (thường gọi là ghế an ninh) trên mỗi chuyến bay cho cơ quan điều tra làm nhiệm vụ đặc biệt hoặc trường hợp khẩn cấp.

Tội phạm trong khi di lý bị còng tay, cán bộ điều tra sẽ dùng áo che để tránh sự chú ý của các hành khách khác. Cơ trưởng chuyến bay và một số người trong phi hành đoàn nắm được thông tin có tội phạm di lý trên chuyến bay.

Khi máy bay hạ cánh, khi hành khách xuống hết, tội phạm mới được dẫn giải ra khỏi máy bay và lên xe đặc chủng để đưa về nơi giam giữ, điều tra.

Trên máy bay, tội phạm dẫn độ được chỉ định ngồi ở các hàng ghế cuối cùng, xa cửa thoát hiểm. Nhân viên áp giải ngồi ghế cạnh lối đi, tội phạm ngồi ghế trong".