KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Luật An ninh mạng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Luật An ninh mạng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018

Cư dân mạng cần lưu ý những gì khi sử dụng MXH từ năm 2019

Ngày 01/01/2019 tới đây, Luật An ninh mạng 2018 sẽ chính thức có hiệu lực. Vậy người dùng mạng xã hội cần lưu ý gì khi Luật An ninh mạng có hiệu lực?

Cư dân mạng cần lưu ý những gì khi sử dụng MXH từ năm 2019

 1. Lưu ý các hành vi bị cấm trên mạng
Luật An ninh mạng 2018 dành riêng Điều 8 để quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trên môi trường mạng. Theo đó, người dùng mạng xã hội nói riêng và người sử dụng mạng internet nói chung cần lưu ý không vi phạm các hành vi sau:
- Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
- Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;
- Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng;
- Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

2. Không đưa lên mạng xã hội bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
Điểm d, Khoản 1, Điều 17 của Luật An ninh mạng chỉ rõ, một trong những hành vi vi phạm trên không gian mạng là đưa lên mạng những thông tin thuộc bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trái quy định của pháp luật.
Các hành vi vi phạm này sẽ được cơ quan chủ quản hệ thống thông tin triển khai các biện pháp kỹ thuật để phát hiện, ngăn chặn và kịp thời gỡ bỏ thông tin. Do đó, người dùng mạng xã hội cũng cần lưu ý thêm thông tin này khi đăng tải các bài viết, hình ảnh.

3. Đăng tải thông tin vi phạm phải gỡ bỏ ngay khi có yêu cầu
Theo Khoản 9, Điều 16 của Luật An ninh mạng 2018 quy định, tổ chức, cá nhân soạn thảo, đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung vi phạm phải gỡ bỏ thông tin khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và chịu trách nhiệm theo quy định.
Tương tự, doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng phải xóa bỏ thông tin vi phạm chậm nhất là 24 giờ, kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách.

4. Đảm bảo đời sống riêng tư của trẻ em trên mạng xã hội
Điều 29 của Luật này quy định về việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Theo đó, trẻ em có quyền được giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng.
Người tham gia mạng xã hội nói chung và cha, mẹ trẻ em nói riêng cần phải đảm bảo quyền nêu trên của trẻ em, ngăn chặn các thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em.
Trước đó, Luật Trẻ em 2016 cũng quy định việc công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em phải được sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em; nếu trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải được sự đồng ý của trẻ.

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018

Thông não về Luật An ninh mạng và quyền tự do ngôn luận!


Gần đây, trên mạng rộ lên nhiều nguồn thông tin xung quanh Luật An ninh mạng. Trong đó có những cách suy nghĩ, suy luận, áp đặt thông tin hết sức nực cười, nếu không muốn nói toẹt ra là ngu ngốc, hướng lái dư luận vào mục đích cuối cùng là phản đối, lên án Luật này. Nói thật, chỉ có ai gà mờ, còn mù mập thông tin, lờ đờ về nhận thức mới tin, còn người tỉnh táo ngửi sơ qua sẽ biết: mùi lắm ạ, đếch ngửi được!

Thông não về Luật An ninh mạng và quyền tự do ngôn luận!

Thông tin chính thức là: Bộ Công an đã hoàn tất xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật An ninh Mạng và đã thông tin với báo chí về tiến độ soạn thảo Nghị định từ ngày 09/10/2018. Tuy nhiên, văn bản chính thức của dự thảo này chưa được công bố chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thế nhưng không hiểu sao, từ ngày 10/10, trên mạng đã lan truyền 01 file pdf một bản scan được cho là của dự thảo này. Theo đó, một số Điều, Khoản của bản scan được phát tán yêu cầu các công ty Internet phải lưu trữ tại Việt Nam và cung cấp cho chính phủ Việt Nam nhiều “dữ liệu cá nhân” của người dùng như: dữ liệu về thông tin cá nhân (họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, CMND…), dữ liệu do cá nhân tạo ra (nội dung tương tác, thông tin chọn tải lên, đồng bộ hoặc nhập từ thiết bị…); dữ liệu về mối quan hệ cá nhân, “thông tin khởi tạo tài khoản người dùng”, nhật ký truy cập, địa chỉ IP, thói quen tìm kiếm…
Từ đây, nhiều cá nhân, tổ chức điên cuồng hô hào phản đối dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng, cho rằng Luật An ninh mạng vi phạm quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận; “làm khó” nhiều doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực Internet và sẽ khiến họ ngừng kinh doanh ở Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu thiệt hại; Luật An ninh mạng sẽ biến Bộ Công an thành một cơ quan “siêu quyền lực”, là công cụ và biểu hiện của một chế độ chính trị “độc tài”, “toàn trị”… Một số anh hùng bàn phím, “nhà hoạt động chính trị” (như: Hoàng Dũng, Nguyễn Anh Tuấn,  Lê Hoài Anh…) lên mạng sủa nhặng xị thế nào lại bị facebook gỡ bài hoặc khóa trang vì vi phạm các “Điều khoản dịch vụ” của facebook. Thế là các anh quay sang vu vạ facebook đã “thỏa hiệp” với Luật An ninh mạng và Nhà nước Việt Nam để “bịt miệng” những người bất đồng chính kiến như các anh. Ôi! Hài vãi!
Xin thưa ạ! Việc đảm bảo quyền tự do ngôn luận trong khuôn khổ pháp luật không riêng gì Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đều đã có những quy định cụ thể về vấn đề này từ lâu. Ngay tại các nước Âu - Mỹ, quyền tự do ngôn luận luôn phải gắn với các nguyên tắc chuẩn mực về đạo đức, nghề nghiệp, nhất là trong báo chí, truyền thông.
Ở Đức: việc đăng tải lên internet các nội dung phỉ báng nguyên thủ quốc gia, phỉ báng nhà nước, tôn giáo hoặc các nội dung có tác động phá hoại trật tự công cộng, kích động hận thù… đều bị cho là tội phạm hình sự. Ngày 30/6/2017, Đức đã ban hành Đạo luật cưỡng chế hành vi sai phạm trên mạng (NetzDG), cho phép chính phủ yêu cầu các mạng xã hội phải gỡ bỏ các “nội dung trái luật” nêu trên, nếu không muốn bị phạt số tiền lên tới 50 triệu Euro. Đạo luật này cũng yêu cầu bất kỳ trang mạng nào có hơn 2 triệu người sử dụng phải thực hiện một hệ thống báo cáo và lọc nội dung thông tin; trong vòng 24 giờ (hoặc 7 ngày đối với các trường hợp phức tạp hơn), các trang web này phải điều tra và xóa các nội dung bất hợp pháp trong trường hợp bị khiếu nại.
Tại Pháp: ngày 04/01/2018, Tổng thống Emmanuel Macron cho biết Chính phủ Pháp có kế hoạch sửa đổi luật truyền thông để chống tin giả trên phương tiện truyền thông xã hội. Theo Euro News, thông báo này được ông Macron đưa ra trong bài phát biểu mừng năm mới dành cho báo chí. Một quốc gia gần với Việt Nam là Indonesia cũng đã thành lập cơ quan an ninh trực tuyến mới khi đất nước Hồi giáo lớn nhất thế giới này đang trong tiến trình đẩy mạnh cuộc chiến chống chủ nghĩa cực đoan và nạn thông tin giả trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Còn tại Mẽo (Mỹ) - thiên đường tự do ngôn luận đang được các nhà “dâm chủ” tung hô thì sao? Thưa quý dị! Mấy ai biết đến sự kiện vào tháng 6/2013, Edward Snowden (sinh năm 1983, cựu nhân viên chính thức của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ - CIA) đã tiết lộ thông tin về nhiều chương trình theo dõi mật, bao gồm chương trình siêu dữ liệu nghe lén điện thoại của Mỹ và Châu Âu, chương trình theo dõi PRISM và Internet Tempora. Theo đó, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) được quyền truy cập trực tiếp vào server của một loạt các công ty lớn về công nghệ và mạng xã hội như Facebook, Google, Microsoft, Apple, Youtube, Skype… để theo dõi hoạt động internet trên toàn thế giới. Vụ việc đã đẩy chính quyền Tổng thống Obama cũng như giới chức tình báo Mỹ vào một loạt các vụ bê bối, làm ảnh hưởng tới hình ảnh nước Mỹ trên trường quốc tế. Đồng thời phô bày một sự thật rằng: NSA, CIA đã vi phạm nhân quyền một cách không giới hạn, không công khai trên quy mô toàn cầu. Một sự thật rành rành cả thế giới biết, ấy thế nhưng các nhà “dâm chủ”, các thành phần cơ hội chính trị bu bám Mỹ đã cố tình lờ đi, đã thế lại còn ca ngợi, tôn thờ, coi đất nước Mỹ như một hình mẫu của tự do, dân chủ, nhân quyền! (Thế nên tôi tự hỏi: Óc chó là có thật, phỏng ạ?).
Để ý sẽ thấy, các luận điệu chống phá Luật An ninh mạng trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào việc công kích, vu cáo lực lượng Công an lạm dụng quyền lực khi thi hành Luật An ninh mạng nhằm tạo tâm lý bất an, nghi ngờ, phản đối trong dư luận. Xin thưa, chả có một cơ quan an ninh, cảnh sát nào có quyền lực như vậy đâu ạ! Cơ quan Công an chỉ có quyền đề nghị nhà mạng cung cấp những thông tin, dữ liệu cá nhân liên quan đến phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia, điều tra hình sự, xử lý vi phạm pháp luật. Trong các trường hợp khác, mọi thông tin cá nhân đều được bảo mật tuyệt đối và lực lượng Công an (kể cả đơn vị theo dõi, làm nhiệm vụ trên lĩnh vực an ninh mạng) không được phép tùy tiện can thiệp.
Nhìn vào cục diện và bối cảnh quốc tế hiện tại có thể thấy rằng: sự ra đời của Luật An ninh mạng thời điểm này là đi đúng xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới; là bước đi tất yếu trong tiến trình mở rộng hợp tác quốc tế về an ninh mạng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng cùng có lợi, phù hợp với pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế mà nước ta đã tham gia ký kết. Rõ ràng, mọi sự chống phá quyết liệt của các cá nhân, tổ chức, thành phần cơ hội chính trị đối với Luật An ninh mạng trong thời gian qua không xuất phát từ lợi ích của đất nước, của nhân dân, mà chỉ vì Luật An ninh mạng một khi được ban hành sẽ ảnh hưởng, thu hẹp phạm vi, nội dung, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các phần tử chống đối, phá hoại. Phỏng ạ?
Trên hết, mọi công dân Việt Nam cần hiểu rằng: mỗi người đều có quyền được góp ý, phản biện về các dự thảo luật, nhưng phải đúng theo quy định của pháp luật, dựa trên sự hiểu biết đầy đủ về nội dung các văn bản pháp lý, có tinh thần xây dựng và có thiện chí trong tham gia xây dựng đất nước. Mọi hành vi a dua, hô hào, đưa thông tin sai sự thật, kích động hận thù và bạo lực trong thời điểm này không những là hành vi phá hoại, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, vi phạm các chuẩn mực về đạo đức mà còn là hành vi vi phạm pháp luật./.

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

Nhận diện và đập tan những luận điệu xuyên tạc Luật An ninh mạng.


Luật An ninh mạng được thông qua và có hiệu lực, Việt Nam sẽ có hành lang pháp lý chuẩn mực để bảo vệ chủ quyền, độc lập, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trên không gian mạng.

Nhận diện và đập tan những luận điệu xuyên tạc Luật An ninh mạng.

Trong những ngày gần đây, trước, trong và sau khi Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng và việc công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật này, dư luận trong nước và ngoài nước đều hết sức quan tâm. Thế nhưng, núp dưới chiêu trò “tự do ngôn luận”, lợi dụng chủ trương của Đảng về “Coi trọng vai trò tư vấn, phản biện, giám định xã hội của các cơ quan nghiên cứu khoa học trong việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội”, những kẻ cơ hội và các thế lực thù địch ở trong nước, ở nước ngoài có những thủ đoạn xuyên tạc Luật An ninh mạng nhằm mục đích gây hỗn loạn thông tin, tạo ra sự ngờ vực và dư luận xấu trong xã hội; từ đó, xuyên tạc chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta về ban hành các luật. Vì vậy, nhận diện và đấu tranh với luận điệu xuyên tạc Luật An ninh mạng hiện nay là rất cấp bách.

Nhận diện luận điệu xuyên tạc Luật An ninh mạng hiện nay

Một là, những kẻ cơ hội và các thế lực thù địch ở trong nước, ở nước ngoài cho rằng, việc chúng ta ban hành Luật An ninh mạng là biện pháp tình thế của Đảng và Nhà nước ta nhằm đối phó những người bất đồng chính kiến. Không khó để nhận ra những luận điệu sai trái, lạc lõng đó của các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài và những kẻ cơ hội chính trị trong nước “như nấm độc sau cơn mưa” của đài BBC, RFA, VOA, RFI,… Điển hình VOA Tiếng Việt với hàng loạt bài đầy tính xuyên tạc như: “Xuất hiện phong trào Bất tuân Luật An ninh mạng” và trên internet, mạng xã hội, lại có một số thông tin cho rằng Luật An ninh mạng “xâm phạm quyền riêng tư”; “xâm phạm quyền tự do ngôn luận, quyền công dân”; “cướp đi quyền sử dụng internet của người dân” và hạn chế các quan hệ quốc tế, kiềm chế sự phát triển của Việt Nam? Những điều này có phải là sự thật hay không?

Sự thật không đúng như vậy! Phải khẳng định rằng, xây dựng, thực hiện Luật An ninh mạng là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình mới. Ngay trong Văn kiện Đại hội XII, Đảng ta chủ trương: “Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; sẵn sàng ứng phó với các mối đe doạ an ninh truyền thống và phi truyền thống; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng”, nhất là trong điều kiện “cộng đồng quốc tế phải đối phó ngày càng quyết liệt hơn với các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, đặc biệt là an ninh mạng và các hình thái chiến tranh kiểu mới”; trong khi đó, “an ninh, trật tự và an toàn xã hội trên một số địa bàn còn phức tạp. Bảo vệ bí mật quốc gia còn nhiều yếu kém. Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng còn nhiều bất cập”. Vì vậy, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật An ninh mạng để tiếp tục thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng hoàn thiện hệ thống pháp luật về an ninh mạng với tất cả vì mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân, vì sự phát triển ổn định Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế. Do đó, luận điệu sai trái trên chẳng những mơ hồ về mặt lý luận, mà còn phản động về mặt thực tiễn.

Hai là, họ cho rằng những nội dung Luật an ninh mạng là hết sức mơ hồ và không có quốc gia nào có luật này. Theo Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam: “An ninh là trạng thái ổn định, an toàn, không có dấu hiệu đe dọa sự tồn tại, phát triển bình thường của cá nhân, của tổ chức, của từng lĩnh vực hoặc của toàn xã hội… Duy trì an ninh toàn diện là điều kiện để phát triển toàn diện”. Tại Điều 2, khoản 1 của Luật An ninh mạng khẳng định: “An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Như vậy, về mặt thuật ngữ - an ninh mạng - về nội hàm của nó đã chỉ ra tính tất yếu phải ban hành và thực hiện luật này.

Việc họ cho rằng “không có quốc gia nào có luật này”! Đây lại là một sự bịa đặt nữa dựa trên sự đánh tráo khái niệm. Đến nay, 138 quốc gia đã có luật An ninh mạng bao gồm cả luật chuyên đề và các quy định pháp quy nằm rải rác ở các luật khác và không ít các luật đó còn gắt gao hơn nhiều so với Việt Nam. Ngày 07/12/2015, các nghị sĩ và các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đạt thỏa thuận về Luật An ninh mạng đầu tiên áp dụng cho toàn khối: “Theo luật trên, các nhà cung cấp dịch vụ trên mạng như: Google và Amazon sẽ phải báo cáo mọi vi phạm có tính chất nghiêm trọng cho các cơ quan chức năng quốc gia nếu không sẽ bị phạt". Luật mới mang tên “Chỉ dẫn an ninh mạng và thông tin”, đặt ra những quy định nghiêm ngặt về an ninh và trình báo bắt buộc đối với các công ty hoạt động trong những lĩnh vực trọng yếu, như: Giao thông, năng lượng, y tế và tài chính. Các công ty hoạt động trên mạng như: Google, Amazon, eBay và Cisco sẽ phải trình báo những vi phạm nghiêm trọng với cơ quan chức năng quốc gia nếu không sẽ phải chịu những biện pháp xử phạt từ các cơ quan này”.

Tại Đức, Bộ Tư pháp rất xem trọng việc an ninh mạng. Họ ra chỉ thị rõ ràng cho Facebook nếu quản lý không tốt để người dân kích động bạo lực, chửi bới trên mạng, xuyên tạc sẽ bị phạt thẳng tay từ những người quản lý Facebook đến những người phát biểu phát biểu. Đạo luật Netzwerkdurchsetzungsgesetz (NetzDG) được thông qua giữa năm ngoái nhưng chính thức có hiệu lực vào 01/01/2018 vừa qua sau 2 tháng gia hạn để các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội phát triển các công cụ ngăn chặn phát ngôn kích động thù hận.

Hay tại Hàn Quốc, việc dùng mạng xã hội để tung ra những lời xúc phạm một “thần tượng” nào đó thì bạn sẽ sớm nhận được đơn kiện từ công ty chủ quản của nhân vật nổi tiếng ấy. Như vậy, luận điểm cho rằng, “những nội dung Luật An ninh mạng là hết sức mơ hồ và không có quốc gia nào có luật này” là sự bịa đặt, hoàn toàn trái với những gì trên thực tế.

Ba là, họ cho rằng các công ty mạng của nước ngoài sẽ không cung cấp thông tin người dùng theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam - chơi “luật riêng”. Đây cũng là điều bịa đặt bởi hàng năm, Facebook đều có báo cáo về cơ sở dữ liệu cho các chính quyền các nước là thị trường của họ. Tổng cộng có tấtg cả 103 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Và sau khi Luật An ninh mạng được Quốc hội chính thức thông qua, đại diện Facebook tại Việt Nam cho biết, hoạt động của Facebook không hề bị ảnh hưởng tại Việt Nam. Hơn thế nữa, Facebook đang hoàn tất các thủ tục pháp lý để chuẩn bị thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam; giúp Facebook hoạt động tốt hơn, cũng như phối hợp tốt hơn với Chính phủ Việt Nam trong tương lai. Và cho đến nay, các nhà mạng Google, Facebook và một số nhà mạng khác vẫn hoạt động bình thường tại Việt Nam cũng như không có ý định rút khỏi thị trường đầy tiềm năng như Việt Nam. Như vậy, luận điệu trên hoàn toàn không có cơ sở.

Nâng cao tinh thần cảnh giác, đập tan tư tưởng phản động kích động, gây rối 

Trước hết chúng ta cần tiếp tục giải thích, tuyên truyền làm rõ những nội dung trong Luật an ninh mạng để các tầng lớp nhân dân hiểu, nắm được và mỗi người dân nâng cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch. Kiên quyết đập tan những luận điệu hòng kích động, gây rối của một số phần tử cực đoan, lợi dụng dân chủ để chống phá những chủ trương, chính sách tốt đẹp của Đảng, nhà nước ta, trong đó có Luật an ninh mạng. Đồng thời, nâng cao nhận thức, chủ động thực hiện tích cực một số nội dung, nhiệm vụ cụ thể sau:

Thứ nhất, trong những người ít hiểu biết về luật pháp Việt Nam và công pháp quốc tế, đặc biệt là những Hiệp định tự do thương mại (AFTA) mà Việt Nam đã ký kết với các nước trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới (WTO) hoặc Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership - CPTPP). Tuy nhiên, cho đến nay, thế giới chưa hề có một khái niệm nào coi không gian mạng là hàng hóa mà chỉ có các đơn vị thông tin được truyền - nhận trên không gian mạng là hàng hóa được tính bằng Byte, Megabyte, Gigabyte, Tetabyte.v.v... Luật An ninh mạng Việt Nam cũng không có điều nào quy định đánh thuế xuất nhập khẩu các đơn vị thông tin mà chỉ có quy định về việc bảo vệ bản quyền đối với nội dung thông tin. Và quy định này phù hợp với các quy định của WTO, CPTPP về sử hữu trí tuệ.

Thứ hai, là những người đang sử dụng không gian mạng mặc dù không có hành vi xâm phạm đối với an ninh mạng hoặc không có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội nhưng vẫn lo ngại mình bị lộ thông tin cá nhân, lo ngại các nhà mạng sẽ rút khỏi thị trường Việt Nam. Để giải đáp những lo ngại này, họ đã không tìm đến văn bản chính thức của Luật An ninh mạng vừa được Quốc hội thông qua mà lại tiếp nhận những thông tin sai lệch, những thông tin bị bóp méo, bị xuyên tạc, thậm chí là bịa đặt được phát ra từ bộ máy truyền thông của những thế lực thù địch với Việt Nam. Từ đó, họ đã có những phản ứng không phù hợp.

Thứ ba, là các thế lực thù địch với Việt Nam đã quyết liệt chống phá việc thông qua Luật An ninh mạng và hiện đang chống phá rất quyết liệt việc đưa Luật An ninh mạng vào cuộc sống. Bởi với những quy định của Luật An ninh mạng thì từ nay, những thế lực thù địch chống phá Nhà nước Việt Nam, đi ngược lại lợi ích của dân tộc Việt Nam đã không còn được tự tung tự tác trên không gian mạng, không còn cái gọi là “sự tự do trên mạng” để lan truyền những thông tin chống phá Nhà nước Việt Nam, gây phương hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội của Việt Nam. Đó mới là nguyên nhân đích thực của những hành động điên cuồng chống lại Luật An ninh mạng của Việt Nam.

Sự điên cuồng này được thể hiện rõ ngay từ khi kỳ họp thứ 5 Quốc hội Việt Nam khóa XIV bắt đầu thảo luận và dự định thông qua Luật An ninh mạng. Âm mưu của các thế lực này là lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người dân để lừa bịp và dựa vào những thế lực chống Việt Nam ở nước ngoài để tuyên truyền bịa đặt, xuyên tạc về Luật An ninh mạng. Mục đích cuối cùng của chúng là “xóa bỏ vũ khí luật pháp” của Việt Nam để có thể ngang nhiên xâm phạm chủ quyền độc lập, an ninh quốc gia và trật tự xã hội của Việt Nam trên không gian mạng, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam...

Trong chiến dịch chống phá này, các thế lực thù địch không chỉ thông qua những tên tay sai ở trong nước kích động người dân tụ tập đông người trái phép, đập phá tài sản của Nhà nước mà còn hỗ trợ về tinh thần cho những hành vị vi phạm pháp luật nghiêm trọng đó bằng các nội dung thông tin sai trái, xuyên tạc, bịa đặt vu khống... Thực tế cho thấy nhiều tin, bài xuyên tạc, bịa đặt về Luật An ninh mạng của Việt Nam được đăng tải với tần suất dày đặc hàng chục bài mỗi ngày trên các trang BBC tiếng Việt, VOA tiếng Việt, RFA tiếng Việt, v.v... cũng như các trang mạng của tổ chức khủng bố Việt Tân, của cái gọi là Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời tại Mỹ do Đào Minh Quân cầm đầu. Một thực tế là tiếp theo việc chính quyền Việt Nam tuyên bố hai tổ chức Việt TânChính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời là hai tổ chức khủng bố thì một số trang mạng của các nhóm phản động đã bị chính chủ mạng gỡ bỏ. Mới đây nhất, chưa cần đến các cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam phải can thiệp mà chỉ cần những facebooker Việt Nam yêu nước báo cáo nhà mạng Facebook về hành vi lan truyền thông tin kích động bạo lực đăng tải trên các trang Facebook “Việt Tân”“Nhật ký yêu nước”, chủ nhà mạng xã hội Facebook đã tạm thời xóa sổ hai trang này...

Thứ tư, bên cạnh các đối tượng chống phá Việt Nam về chính trị gây phương hại cho an ninh quốc gia của Việt Nam thì những đối tượng có những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền, buôn bán người, buôn bán ma túy, buôn bán hàng cấm... và có các hành vi vi phạm pháp luật khác trên mạng cũng không còn có thể tự tung tự tác gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Những đối tượng lo ngại vô lý về Luật An ninh mạng thì có thể dùng các biện pháp thuyết phục, giáo dục, giải thích để cho họ hiểu đúng. Còn đối với những kẻ quyết liệt chống lại Luật An ninh mạng thì có thể coi đó là các hành vi chống lại việc khẳng định của quyền, độc lập, an ninh quốc gia và trật tự xã hội của Việt Nam trên không gian mạng và đó là những hành vi phản quốc. Với việc Luật An ninh mạng được thông qua và có hiệu lực sau nửa năm nữa, chắc chắn Việt Nam sẽ có hành lang pháp lý chuẩn mực để bảo vệ chủ quyền, độc lập, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trên không gian mạng./.

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2018

SỰ CẦN THIẾT CỦA LUẬT AN NINH MẠNG


Vừa qua, không rõ là vô tình hay cố ý mà Facebook đã cung cấp cho người sử dụng một bản đồ, trong đó các huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam lại nằm trong lãnh thổ Trung Quốc. 

SỰ CẦN THIẾT CỦA LUẬT AN NINH MẠNG

Sau khi phát hiện, Bộ Thông tin và Truyền thông đã gửi Công văn cho Facebook, khẳng định: “Việc Facebook sử dụng bản đồ sai lệch về chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam như trên đã vi phạm nghiêm trọng quy định tại khoản 1, Điều 5, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng”; đồng thời, yêu cầu sửa đổi thông tin sai lệch này. Sau khi sửa đổi, tuy Facebook bỏ 2 quần đảo này ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc nhưng vẫn gọi nó là Tam Sa (theo cách gọi của Trung Quốc đối với 2 quần đảo này). Bên cạnh đó, Facebook lại giới thiệu Tam Sa là thành phố được Trung Quốc thành lập ngày 24/7/2012 để quản lý khu vực bao gồm: quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough cùng vùng biển xung quanh.

Việc làm của Facebook trong thời điểm này là vi phạm nghiêm trọng Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, nhưng vẫn không được giải quyết dứt điểm khi phía Việt Nam yêu cầu một đường, họ sửa chữa một nẻo. Nếu sự việc diễn ra sau ngày 01/01/2019, thì Facebook đã vi phạm nghiêm trọng Luật An ninh mạng vừa được Chủ tịch nước ký ban hành ngày 28/6/2018. Khi đó, phía Việt Nam có đủ điều kiện để sử dụng Điều 5, khoản 1, điểm h và i Luật này nhằm: ngăn chặn, yêu cầu ngừng cung cấp thông tin mạng; yêu cầu xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Hoặc sử dụng Điều 5, khoản 1 điểm m để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự

Luật An ninh mạng mặc dù đã ban hành, nhưng đến đầu năm 2019 mới có hiệu lực thi hành, thành ra khó cho ta trong xử lý Facebook trong trường hợp này. Điều đó cho thấy, quản lý các hoạt động trên mạng bằng Luật An ninh mạng để bảo đảm quyền lợi cho các bên là đòi hỏi khách quan và cực kỳ cần thiết. Thế mà một số người lại ngớ ngẩn cứ ra sức phản đối sự ra đời của Luật này là sao? Đã sáng mắt chưa?

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

CĂN NGUYÊN CỦA CHIẾN DỊCH PHẢN ĐỐI LUẬT AN NINH MẠNG


Ngày 12/6, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật An ninh Mạng. Luật quy định rằng các công ty cung cấp dịch vụ trên Internet, như Facebook hoặc Google, sẽ phải “lưu trữ tại Việt Nam dữ liệu của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam”. Quy định này cho phép cơ quan Công an nhanh chóng phát hiện và xử lý các dữ liệu có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam. Chẳng hạn, Công an sẽ dễ dàng gỡ bỏ các bài viết hoặc trang Facebook có nội dung chống Nhà nước.

CĂN NGUYÊN CỦA CHIẾN DỊCH PHẢN ĐỐI LUẬT AN NINH MẠNG

Từ nửa năm nay, nhiều tổ chức và cá nhân phản động, dân chủ zởm đã ra sức phản đối dự luật An ninh Mạng một cách gay gắt. Trên mặt báo, họ nói rằng dự luật này vi phạm nghiêm trọng quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận của người dân Việt Nam. Nhưng trong thực tế, dễ thấy dự luật này ảnh hưởng đến chính họ hơn là đến người dân bình thường.

Trong 5 tháng đầu năm 2018, luồng dư luận phản đối dự luật An ninh Mạng chỉ được dẫn dắt bởi nhóm Trương Huy San và Lê Quang Đồng, cả hai đều là thành viên của các tổ chức RED CommunicationNhịp Cầu Hoàng Sa. Tuy nhiên, từ đầu tháng 6, ba tổ chức khác, là Diễn đàn Xã hội Dân sự, Luật khoa Tạp chíHate Change đã đồng loạt nhập cuộc.

Trong các tuần vừa qua, ba tổ chức này đã phối hợp hành động một cách rất nhuần nhuyễn với nhau. Cụ thể, ngày 11/6, Luật khoa Tạp chí đăng bài khẳng định rằng Chủ tịch nước Trần Đại Quang là “tác giả” của Luật An ninh Mạng, và luật này là “công cụ đấu tranh nội bộ”. Bài ký tên Hoàng Anh, một bút danh hoàn toàn mới trên trang Luật khoa, nên có thể là tên giả.

Chỉ một ngày sau đó, nhà thơ Hoàng Hưng của Diễn đàn Xã hội Dân sự đã viết một thư ngỏ, yêu cầu Chủ tịch nước Trần Đại Quang không ban hành Luật An ninh Mạng để chỉnh sửa thêm. Cùng ngày, nhóm Hate Change cũng đăng một kiến nghị gửi Chủ tịch nước, có nội dung tương tự, và kêu gọi cộng đồng ký tên.

Cùng lúc đó, một số thành viên Diễn đàn Xã hội Dân sự, như Nguyễn Quang A và Lê Đăng Doanh, cũng tiếp tục tuyên truyền thông qua các đài, báo nước ngoài như VOA, RFI, Bloomberg…

Đây không phải là lần đầu tiên Diễn đàn Xã hội Dân sự, Luật khoa Tạp chíHate Change phối hợp hành động với nhau. Những người đứng đầu ba nhóm này, là Nguyễn Quang A, Trịnh Hữu Long và Phạm Đoan Trang đều là những nhà “ngụy dân chủ”, đã cùng nhau đi vận động nước ngoài trước kỳ kiểm điểm nhân quyền của Việt Nam vào năm 2014.

Trong tuần qua, Tổ Luật sư “toàn thua” của Trần Vũ Hải đã tích cực nhập cuộc cùng các nhóm kể trên. Cụ thể, ông Hải đã đứng đầu 74 luật sư ký kiến nghị phản đối vào ngày 11/6, yêu cầu công khai danh tính các đại biểu không bỏ phiếu thuận vào ngày 12/6 và tuyên truyền rằng nên kêu gọi Quốc hội hoãn thi hành luật để sửa luật vào ngày 13/6. Do sự vận động của 5 tổ chức này, việc chống Luật An ninh Mạng đã trở thành tâm điểm của phong trào chống Cộng Việt Nam, dù trước đó chẳng mấy ai quan tâm. Việc bản kiến nghị của Nguyễn Vi Yên thu được 44 nghìn chữ ký (không có bằng chứng cụ thể) chỉ sau 4 ngày thể hiện rõ điều đó.

Hiện nay, các nhóm phản động, “ngụy dân chủ - nhân quyền”, hay những kẻ cơ hội chính trị đang phản đối Luật An ninh Mạng sử dụng ba lập luận chính.

Thứ nhất, chúng tuyên truyền rằng Luật An ninh Mạng vi phạm quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận. Khi làm vậy, chúng đã lờ đi một thực tế, rằng chính phủ của nhiều nước trên thế giới cũng đang kiểm soát dữ liệu trên Facebook và Google vì lý do an ninh quốc gia. Chẳng hạn ở Mỹ, Cơ quan An ninh Quốc gia được trực tiếp truy cập dữ liệu của Google, Microsoft, Apple và Skype, thông qua chương trình do thám PRISM. Cần lưu ý rằng chương trình này cho phép NSA theo dõi dữ liệu của cư dân toàn cầu, chứ không chỉ của người dân Mỹ. Tương tự, trong chương trình nghe lén ECHELON, Mỹ, Anh, Canada, Australia và New Zealand có khả năng giám sát phần lớn các luồng thông tin điện thoại, fax và số liệu dân sự trên phạm vi toàn thế giới.

Trong mọi tập thể, tự do cá nhân luôn mâu thuẫn với an ninh của tập thể. Vì vậy, mọi chính phủ đều phải tìm cách cân bằng giữa an ninh của tập thể và tự do của cá nhân, thông qua luật pháp. Khi đánh giá luật an ninh mạng, cần xem xét cả nhu cầu an ninh quốc gia và tình hình thế giới trên thực tế, chứ không thể chỉ dựa vào ba xu lý thuyết nhân quyền. Qua vụ bạo loạn ở Bình Thuận, có thể thấy nhu cầu bảo vệ an ninh quốc gia của Việt Nam chúng ta đang rất lớn.

Thứ hai, nhiều nhóm phản động đang tuyên truyền rằng vì Luật An ninh Mạng buộc các công ty phải xin nhiều giấy phép hơn và trao cho lực lượng Công an quá nhiều quyền ra quyết định, nó vừa tạo cơ hội cho tham nhũng, vừa làm tăng vị thế của Bộ Công an. Lập luận này xuất phát từ Trương Huy San và đang được dùng lại bởi Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội nhà báo độc lập. Có thể đây là một lo ngại hợp lý, vì quyền lực không bị hạn chế dễ dẫn đến lạm quyền. Chẳng hạn, chỉ hai tháng sau khi Hội nhà báo độc lập ra đời, chủ tịch Phạm Chí Dũng đã tự ý đẩy một hội phó và một ủy viên trái ý mình ra khỏi hội. Đề nghị Quốc hội và Bộ Công an nên bổ sung thêm các quy trình chống tham nhũng, lạm quyền cho công việc liên quan đến Luật An ninh Mạng, để đáp ứng những lo ngại hợp lý của Dũng và San.

Thứ ba, nhiều nhóm chống phá đang tích cực tung tin đồn rằng Luật An ninh Mạng sẽ cấm bán hàng online, hoặc sẽ khiến Facebook và Google rời khỏi Việt Nam. Đây là hai tin đồn thất thiệt. Người bán hàng online không hề bị ảnh hưởng bởi Luật An ninh Mạng, nếu họ nghiêm chỉnh tuân thủ luật pháp Việt Nam. Còn Facebook và Google đã đặt một số máy chủ ở Việt Nam từ năm 2014, nên những quy định mới trong luật có thể sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ.

Chung quy rằng, Luật An ninh Mạng ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào của bọn phản động, bọn “Ngụy dân chủ - nhân quyền”, lũ cơ hội chính trị, ảnh hưởng đến mọi chiến dịch “đấu tranh lật đổ cộng sản bằng vũ khí mạng”, quan trọng nhất là ảnh hưởng đến Mỹ - quốc gia khai sáng “văn minh Internet”, điều hành thế giới, thao túng thế giới bằng vũ khí Internet cũng như nơi có nhiều tập đoàn mạnh công nghệ phần mềm mạnh nhất thế giới, sẽ thiệt hại lớn nhất nếu các quốc gia đua nhau "kiểm soát mạng", xoay xở thoát khỏi gọng kìm khống chế và kiểm soát “môi trường mạng” của Mỹ. VOICE là cánh tay nối dài của tổ chức khủng bố Việt Tân - nơi đang thực hiện chiến lược “thúc đẩy xã hội dân sự” nhằm tiêu tiền cho quỹ NED, từ đó bạn sẽ dễ dàng tìm ra các vòi bạch tuộc” của VOICE trong nước qua các chiến dịch do nó khởi xướng!

Đừng hỏi vì sao phía Mỹ dựng ngược lên khi chiến dịch phản đối dự luật An ninh mạng bị đuối và không thu hút được dư luận quan tâm như dự luật về đặc khu!

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2018

Kẻ ném tảng đá vào đầu cảnh sát cơ động tại TP HCM bị bắt


Cùng đoàn người hò hét trước Công ty Pouyen và bị lực lượng cảnh sát cơ động ngăn lại, Trụ vác cục đá to ném vào đầu các chiến sĩ.

Ngày 16/6, Công an Quận Bình Tân (TP. HCM) khởi tố, bắt giam Nguyễn Văn Trụ (36 tuổi, quê Long An) về hành vi Chống người thi hành công vụ.

Kẻ ném tảng đá vào đầu cảnh sát cơ động tại TP HCM bị bắt
Nghi can Trụ tại cơ quan điều tra.
Trụ là công nhân làm việc tại xưởng 171, khu D, Công ty Pouyen (Quận Bình Tân). Ngày 11/6, lấy cớ phản đối dự Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng, Trụ cùng nhiều công nhân bỏ việc, tràn ra Quốc lộ 1 gây náo loạn. Cảnh sát cơ động được huy động giữ an ninh trật tự.

Theo cơ quan điều tra, Trụ cùng nhiều người khác ném đá vào lực lượng khi bị cảnh sát ngăn cản. Trụ sau đó lại gần cổng công ty, ôm cục đá nặng hơn 30 kg ném thẳng vào đầu các chiến sĩ cơ động khiến một người ngã quỵ. 

Làm việc với cơ quan điều tra, Trụ thừa nhận hành vi. "Tôi thấy người khác hô hào ném thì cũng ném. Hết đá nhỏ tôi tìm thấy viên đá lớn nên bê lên, quăng vào cảnh sát" - Trụ khai và cho biết rất hối hận, mong được xem xét nhẹ tội để về nuôi vợ, hai con.

Kẻ ném tảng đá vào đầu cảnh sát cơ động tại TP HCM bị bắt
Trụ ném đá vào đầu cảnh sát cơ động (Ảnh cắt từ clip).
Trong ngày 10 và 11/6, lấy cớ phản đối Luật Đặc khu, nhiều địa phương xảy ra tụ tập đông người dù Chính phủ đã đề nghị Quốc hội lùi thời gian thông qua luật này.

Công an TP HCM cho rằng, sự việc cho thấy có âm mưu kích động, chống phá Nhà nước. Cảnh sát đã bắt giam 2 người về hành vi Phá rối an ninhGây rối trật tự công cộng. Nhà chức trách đồng thời cũng làm việc với hơn 300 người, trong đó tạm giữ hình sự ít nhất 7 người, xử lý hành chính 175 người, 38 người bị buộc cam kết không tái phạm...

Vy Tường

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

BẢO VỆ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA Ở VÙNG KHÔNG GIAN THỨ 5

Năm 2008, Việt Nam phóng thành công vệ tinh Vinasat-1 lên quỹ đạo, đây là vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam. 

Khi Neil Armstrong đặt chân lên mặt trăng ông đã nói “đó là một bước đi nhỏ của (một) con người, một bước nhảy vọt của nhân loại”. Với sự kiện lần đầu tiên Việt Nam có một vệ tinh trên quỹ đạo có thể nói đó là “một bước đi nhỏ” nhưng là “bước nhảy vọt” của dân tộc Việt Nam. Sự kiện đó đã đánh dấu chủ quyền của Việt Nam với không gian vũ trụ. Hiện nay, Việt Nam đang có 5 vệ tinh đang hoạt động (Vinasat-1, Vinasat-2, Vệ tinh nano F-1, VNREDSat-1 và Pico Dragon) dự kiến đến năm 2022 sẽ có thêm 4 vệ tinh nữa của Việt Nam sẽ được phóng lên quỹ đạo. 

Chủ quyền an ninh quốc gia trên không gian mạng.
Để phóng được Vinasat-1 lên quỹ đạo, Việt Nam đã trải qua hàng chục năm đàm phán với 27 quốc gia và vùng lãnh thổ để có được vị trí 132 độ Đông trên quỹ đạo địa tĩnh và đầu tư kinh phí lên đến 300 triệu Mỹ kim (dự án bắt đầu từ năm 1998 đến năm 2008 mới phóng thành công và dự kiến vệ tinh Vinasat-1 sẽ “giải ngũ” năm 2023). Như vậy từ năm 2008, Việt Nam đã khẳng định chủ quyền ở 4 vùng không gian: vùng đất, vùng trời, vùng biển và không gian vũ trụ. Không gian mạng hay không gian ảo (Cyberspace) là một không gian ảo, nơi các máy tính (các thiết bị điện tử khác) trao đổi dữ liệu, thông tin. Từ không gian mạng cũng dùng để chỉ một mạng lưới toàn cầu của các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phụ thuộc lẫn nhau, mạng viễn thông và các hệ thống máy tính. Từ gốc tiếng Anh là cyberspace ban đầu được sử dụng trong văn hóa đại chúng ở các tác phẩm khoa học viễn tưởng nhưng sau này lại được chính thức sử dụng bởi những nhà phát triển mạng viễn thông, các nhà lãnh đạo, những chính trị gia, những người đứng đầu các tập đoàn lớn,... để mô tả về một môi trường của những công nghệ thuộc về lĩnh vực điện tử - viễn thông mang tính chất toàn cầu. 

Khái niệm về không gian mạng trở nên phổ biến hơn vào những năm 1990 khi thế giới bắt đầu chứng kiến sự bùng nổ của mạng Internet cũng như sự phát triển vượt bậc của các công nghệ bán dẫn, kĩ thuật số, hệ thống điện toán, thông tin liên lạc và đây cũng chính là thành tựu quan trọng nhất trong Cách mạng công nghiệp lần 3. Có thể tạm hiểu: Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng internet, hệ thống máy tính, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Chủ quyền mạng hay chủ quyền không gian mạng (Network Sovereignty) là phần mở rộng tự nhiên của chủ quyền quốc gia trong không gian mạng, trong đó nội dung chủ yếu của nó chính là việc thực hiện quyền tài phán trong không gian mạng của quốc gia. Như vậy, không gian mạng là vùng không gian thứ 5 của một quốc gia trong thời đại hiện nay. Cần phải khẳng định và bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng không gian thứ 5 - không gian mạng là quốc sách của mọi quốc gia hiện nay. Không gian mạng là mảnh đất “màu mỡ” của tội phạm và gián điệp nước ngoài. Tội phạm sử dụng công nghệ cao là một loại tội phạm phi truyền thống và có xu hướng hoạt động xuyên quốc gia. 

Trong Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2017 và có hiệu lực đầy đủ năm 2018, Nhà nước Việt Nam đã có những quy định mới về tội phạm sử dụng công nghệ cao, “gây án” trong không gian mạng. Bọn tội phạm có thể sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện các hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng cho Xã hội. Từ những hành vi “cổ điển” như viết, phát tán virus, Trojan, mã độc… để trộm cắp dữ liệu điện tử, phá hoại cơ sở dữ liệu, chiếm quyền sử dụng máy... Cho đến những hành vi nguy hiểm hơn như tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, chiến tranh mạng... Hiện nay, việc sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, làm nhục người khác, trộm cước viễn thông… đang phổ biến ở Việt Nam và có xu hướng gia tăng. 

Tội phạm mạng và hậu quả khôn lường
Năm 2017, hai đối tượng đã tấn công, xâm nhập website Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Phú Quốc, Rạch Giá và Tuy Hòa trong các ngày từ 8 đến 10/3 gây hoang mang dư luận. Ví dụ nếu không phải làm thay đổi các thông báo trên website của hãng hàng không mà là thay đổi hồ sơ bệnh án của bệnh viện, thay đổi đường bay nhằm tạo ra tai nạn hàng không hoặc là trộm cắp hàng triệu thẻ tín dụng như xảy ra ở Mỹ cách đây mấy năm… thì hậu quả sẽ là thế nào? Không gian mạng được xem là không gian ảo tuy nhiên lại hoàn toàn gây ra những hậu quả thật. Không chỉ bọn tội phạm triệt để sử dụng không gian mạng để phạm tội mà các cơ quan tình báo nước ngoài cũng sử dụng để thực hiện hoạt động gián điệp. Một ví dụ điển hình là bản thiết kế phi cơ F35 của Hoa Kỳ. Máy bay F35 được xem là mẫu máy bay tiêm kích đa chức năng tàng hình hiện đại nhất của Hoa Kỳ. Năm 2015, Edward Snowden đã tiết lộ rằng gián điệp Trung Quốc đã đánh cắp những thông tin thiết kế chính về máy bay chiến đấu đa năng F-35 Lightning II từ một nguồn khác bên ngoài Mỹ - đó là Australia. Với bản thiết kế này, Trung Quốc hoàn toàn có thể phát triển một dòng tiêm kích đa năng tương tự để đối trọng với Hoa Kỳ và rõ ràng đây là một thiệt hại lớn cho Hoa Kỳ và đồng minh của họ. Ngoài ra, không gian mạng cũng là nơi phát tán những nguồn thông tin độc hại, xuyên tạc của bọn phản cách mạng, phản động lưu vong và các thế lực thù địch chống chính quyền Nhân dân. Cơ quan chức năng không thể nào kiểm duyệt, ngăn chặn hay có biện pháp khác để buộc nhà cung cấp dịch vụ kiểm duyệt, tháo gỡ… Các nhà cung cấp dịch vụ mạng lớn trên thế giới đa số lại không có trụ sở ở Việt Nam, mặc dù họ có nguồn thu từ thị trường ở Việt Nam nhưng lại không có gì ràng buộc về nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác với Nhà nước Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam hiện đang thiếu các quy định Pháp luật để quản lý các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài cung cấp các dịch vụ mạng tại Việt Nam. Hiện Việt Nam đang bị thất thoát tiền thuế từ các hoạt động kinh doanh, quảng cáo trên mạng internet… là rất lớn. Như ghi trên, chủ quyền vùng không gian thứ 5 - không gian mạng có thể nói là vùng chủ quyền không có biên giới vì vậy Không gian mạng quốc gia là không gian mạng do Nhà nước xác lập, quản lý và kiểm soát. Để xác lập thì cần phải có Pháp luật quy định cụ thể. Như vậy, bảo vệ chủ quyền không gian mạng là rất cần thiết và cấp bách để bảo vệ An ninh Quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Sớm nhận ra sự cần thiết trong bảo vệ chủ quyền không gian mạng các nước phát triển đã sớm ban hành các đạo luật về an ninh mạng, thành lập các lực lượng tác chiến trên không gian mạng. Trong đó, điển hình là Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nga, Trung Quốc… và thậm chí là Triều Tiên. Trong Quân đội Hoa Kỳ, Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng sẽ giữ vai trò chiến lược trong công tác đồng bộ hóa các đơn vị tác chiến mạng, đào tạo, chỉ đạo và phối hợp các chiến dịch quân sự trong không gian mạng. Họ có thể xâm nhập, gây rối và phá hủy mạng lưới thông tin liên lạc của đối phương; thực hiện hoạt động tình báo; phát động tấn công mạng hoặc ngăn chặn các cuộc tấn công mạng nhằm vào Hoa Kỳ. Về lập phát tại Hoa Kỳ, luật Liên bang hiện thời tập trung vào các ngành cụ thể. Có 3 đạo luật an ninh mạng chính đó là Đạo Luật về Quyền riêng tư trong lĩnh vực Y tế (HIPPA) năm 1996, Đạo Luật Gramm-Leach-Bliley trong lĩnh vực Tài chính năm 1999 và Đạo Luật An ninh nội địa năm 2002 (trong đó bao gồm đạo luật Quản trị An ninh Thông tin Liên bang - FISMA). Song song với hệ thống Pháp luật Liên bang, các tiểu bang của Hoa Kỳ có các đạo luật riêng về an ninh mạng. Ngoài ra, Quốc hội Mỹ đã đề xuất rất nhiều dự luật mở rộng, hoàn thiện luật an ninh mạng. 

Luật an ninh mạng sẽ đảm bảo ANQG và TTXH trên không gian mạng
Tại Việt Nam, mãi đến tháng 8/2017 mới thành lập lực lượng chuyên trách thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng và công nghệ thông tin - Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng (Bộ Tư lệnh 86) trực thuộc Bộ Quốc phòng. So với các nước trên thế giới là khá muộn. Và hôm nay (12/6/2018) Quốc hội mới chính thức thông qua Luật An ninh mạng. Luật này gồm bảy chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Như trình bày trên, Luật An ninh mạng đối với Việt Nam là hết sức cần thiết nhưng lại được hình thành khá muộn so với thế giới. Mục đích chính là nhằm xác lập và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Các ý kiến gần đây chống lại việc thông qua Luật với luận điệu “Luật an ninh mạng là để giám sát người dân”, “Luật an ninh mạng là vi phạm quyền tự do các nhân”,… là hoàn toàn xuyên tạc không đúng với bản chất của vấn đề. Điều đáng buồn cười là nhiều người chưa hề đọc qua dự thảo, không hề biết về bản chất của vấn đề nhưng vẫn ra sức chống đối, phát tán những thông tin độc hại với âm mưu chống chính quyền Nhân dân trên mạng internet – một trong những hành vi mà chính đạo luật này nghiêm cấm. Đã hơn một lần tôi từng chia sẻ, hãy tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin, đối chiếu, xác minh và phải hiểu đúng - sai, tại sao trước khi nhận định một vấn đề hay chia sẻ cho người khác. Đừng để mình trở thành con bò để kẻ xấu dắt mũi. 
Đạt Trần

BẢO VỆ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA Ở VÙNG KHÔNG GIAN THỨ 5

Năm 2008, Việt Nam phóng thành công vệ tinh Vinasat-1 lên quỹ đạo, đây là vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam. 

Khi Neil Armstrong đặt chân lên mặt trăng ông đã nói “đó là một bước đi nhỏ của (một) con người, một bước nhảy vọt của nhân loại”. Với sự kiện lần đầu tiên Việt Nam có một vệ tinh trên quỹ đạo có thể nói đó là “một bước đi nhỏ” nhưng là “bước nhảy vọt” của dân tộc Việt Nam. Sự kiện đó đã đánh dấu chủ quyền của Việt Nam với không gian vũ trụ. Hiện nay, Việt Nam đang có 5 vệ tinh đang hoạt động (Vinasat-1, Vinasat-2, Vệ tinh nano F-1, VNREDSat-1 và Pico Dragon) dự kiến đến năm 2022 sẽ có thêm 4 vệ tinh nữa của Việt Nam sẽ được phóng lên quỹ đạo. 

Chủ quyền an ninh quốc gia trên không gian mạng.
Để phóng được Vinasat-1 lên quỹ đạo, Việt Nam đã trải qua hàng chục năm đàm phán với 27 quốc gia và vùng lãnh thổ để có được vị trí 132 độ Đông trên quỹ đạo địa tĩnh và đầu tư kinh phí lên đến 300 triệu Mỹ kim (dự án bắt đầu từ năm 1998 đến năm 2008 mới phóng thành công và dự kiến vệ tinh Vinasat-1 sẽ “giải ngũ” năm 2023). Như vậy từ năm 2008, Việt Nam đã khẳng định chủ quyền ở 4 vùng không gian: vùng đất, vùng trời, vùng biển và không gian vũ trụ. Không gian mạng hay không gian ảo (Cyberspace) là một không gian ảo, nơi các máy tính (các thiết bị điện tử khác) trao đổi dữ liệu, thông tin. Từ không gian mạng cũng dùng để chỉ một mạng lưới toàn cầu của các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phụ thuộc lẫn nhau, mạng viễn thông và các hệ thống máy tính. Từ gốc tiếng Anh là cyberspace ban đầu được sử dụng trong văn hóa đại chúng ở các tác phẩm khoa học viễn tưởng nhưng sau này lại được chính thức sử dụng bởi những nhà phát triển mạng viễn thông, các nhà lãnh đạo, những chính trị gia, những người đứng đầu các tập đoàn lớn,... để mô tả về một môi trường của những công nghệ thuộc về lĩnh vực điện tử - viễn thông mang tính chất toàn cầu. 

Khái niệm về không gian mạng trở nên phổ biến hơn vào những năm 1990 khi thế giới bắt đầu chứng kiến sự bùng nổ của mạng Internet cũng như sự phát triển vượt bậc của các công nghệ bán dẫn, kĩ thuật số, hệ thống điện toán, thông tin liên lạc và đây cũng chính là thành tựu quan trọng nhất trong Cách mạng công nghiệp lần 3. Có thể tạm hiểu: Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng internet, hệ thống máy tính, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Chủ quyền mạng hay chủ quyền không gian mạng (Network Sovereignty) là phần mở rộng tự nhiên của chủ quyền quốc gia trong không gian mạng, trong đó nội dung chủ yếu của nó chính là việc thực hiện quyền tài phán trong không gian mạng của quốc gia. Như vậy, không gian mạng là vùng không gian thứ 5 của một quốc gia trong thời đại hiện nay. Cần phải khẳng định và bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng không gian thứ 5 - không gian mạng là quốc sách của mọi quốc gia hiện nay. Không gian mạng là mảnh đất “màu mỡ” của tội phạm và gián điệp nước ngoài. Tội phạm sử dụng công nghệ cao là một loại tội phạm phi truyền thống và có xu hướng hoạt động xuyên quốc gia. 

Trong Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2017 và có hiệu lực đầy đủ năm 2018, Nhà nước Việt Nam đã có những quy định mới về tội phạm sử dụng công nghệ cao, “gây án” trong không gian mạng. Bọn tội phạm có thể sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện các hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng cho Xã hội. Từ những hành vi “cổ điển” như viết, phát tán virus, Trojan, mã độc… để trộm cắp dữ liệu điện tử, phá hoại cơ sở dữ liệu, chiếm quyền sử dụng máy... Cho đến những hành vi nguy hiểm hơn như tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, chiến tranh mạng... Hiện nay, việc sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, làm nhục người khác, trộm cước viễn thông… đang phổ biến ở Việt Nam và có xu hướng gia tăng. 

Tội phạm mạng và hậu quả khôn lường
Năm 2017, hai đối tượng đã tấn công, xâm nhập website Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Phú Quốc, Rạch Giá và Tuy Hòa trong các ngày từ 8 đến 10/3 gây hoang mang dư luận. Ví dụ nếu không phải làm thay đổi các thông báo trên website của hãng hàng không mà là thay đổi hồ sơ bệnh án của bệnh viện, thay đổi đường bay nhằm tạo ra tai nạn hàng không hoặc là trộm cắp hàng triệu thẻ tín dụng như xảy ra ở Mỹ cách đây mấy năm… thì hậu quả sẽ là thế nào? Không gian mạng được xem là không gian ảo tuy nhiên lại hoàn toàn gây ra những hậu quả thật. Không chỉ bọn tội phạm triệt để sử dụng không gian mạng để phạm tội mà các cơ quan tình báo nước ngoài cũng sử dụng để thực hiện hoạt động gián điệp. Một ví dụ điển hình là bản thiết kế phi cơ F35 của Hoa Kỳ. Máy bay F35 được xem là mẫu máy bay tiêm kích đa chức năng tàng hình hiện đại nhất của Hoa Kỳ. Năm 2015, Edward Snowden đã tiết lộ rằng gián điệp Trung Quốc đã đánh cắp những thông tin thiết kế chính về máy bay chiến đấu đa năng F-35 Lightning II từ một nguồn khác bên ngoài Mỹ - đó là Australia. Với bản thiết kế này, Trung Quốc hoàn toàn có thể phát triển một dòng tiêm kích đa năng tương tự để đối trọng với Hoa Kỳ và rõ ràng đây là một thiệt hại lớn cho Hoa Kỳ và đồng minh của họ. Ngoài ra, không gian mạng cũng là nơi phát tán những nguồn thông tin độc hại, xuyên tạc của bọn phản cách mạng, phản động lưu vong và các thế lực thù địch chống chính quyền Nhân dân. Cơ quan chức năng không thể nào kiểm duyệt, ngăn chặn hay có biện pháp khác để buộc nhà cung cấp dịch vụ kiểm duyệt, tháo gỡ… Các nhà cung cấp dịch vụ mạng lớn trên thế giới đa số lại không có trụ sở ở Việt Nam, mặc dù họ có nguồn thu từ thị trường ở Việt Nam nhưng lại không có gì ràng buộc về nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác với Nhà nước Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam hiện đang thiếu các quy định Pháp luật để quản lý các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài cung cấp các dịch vụ mạng tại Việt Nam. Hiện Việt Nam đang bị thất thoát tiền thuế từ các hoạt động kinh doanh, quảng cáo trên mạng internet… là rất lớn. Như ghi trên, chủ quyền vùng không gian thứ 5 - không gian mạng có thể nói là vùng chủ quyền không có biên giới vì vậy Không gian mạng quốc gia là không gian mạng do Nhà nước xác lập, quản lý và kiểm soát. Để xác lập thì cần phải có Pháp luật quy định cụ thể. Như vậy, bảo vệ chủ quyền không gian mạng là rất cần thiết và cấp bách để bảo vệ An ninh Quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Sớm nhận ra sự cần thiết trong bảo vệ chủ quyền không gian mạng các nước phát triển đã sớm ban hành các đạo luật về an ninh mạng, thành lập các lực lượng tác chiến trên không gian mạng. Trong đó, điển hình là Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nga, Trung Quốc… và thậm chí là Triều Tiên. Trong Quân đội Hoa Kỳ, Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng sẽ giữ vai trò chiến lược trong công tác đồng bộ hóa các đơn vị tác chiến mạng, đào tạo, chỉ đạo và phối hợp các chiến dịch quân sự trong không gian mạng. Họ có thể xâm nhập, gây rối và phá hủy mạng lưới thông tin liên lạc của đối phương; thực hiện hoạt động tình báo; phát động tấn công mạng hoặc ngăn chặn các cuộc tấn công mạng nhằm vào Hoa Kỳ. Về lập phát tại Hoa Kỳ, luật Liên bang hiện thời tập trung vào các ngành cụ thể. Có 3 đạo luật an ninh mạng chính đó là Đạo Luật về Quyền riêng tư trong lĩnh vực Y tế (HIPPA) năm 1996, Đạo Luật Gramm-Leach-Bliley trong lĩnh vực Tài chính năm 1999 và Đạo Luật An ninh nội địa năm 2002 (trong đó bao gồm đạo luật Quản trị An ninh Thông tin Liên bang - FISMA). Song song với hệ thống Pháp luật Liên bang, các tiểu bang của Hoa Kỳ có các đạo luật riêng về an ninh mạng. Ngoài ra, Quốc hội Mỹ đã đề xuất rất nhiều dự luật mở rộng, hoàn thiện luật an ninh mạng. 

Luật an ninh mạng sẽ đảm bảo ANQG và TTXH trên không gian mạng
Tại Việt Nam, mãi đến tháng 8/2017 mới thành lập lực lượng chuyên trách thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng và công nghệ thông tin - Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng (Bộ Tư lệnh 86) trực thuộc Bộ Quốc phòng. So với các nước trên thế giới là khá muộn. Và hôm nay (12/6/2018) Quốc hội mới chính thức thông qua Luật An ninh mạng. Luật này gồm bảy chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Như trình bày trên, Luật An ninh mạng đối với Việt Nam là hết sức cần thiết nhưng lại được hình thành khá muộn so với thế giới. Mục đích chính là nhằm xác lập và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Các ý kiến gần đây chống lại việc thông qua Luật với luận điệu “Luật an ninh mạng là để giám sát người dân”, “Luật an ninh mạng là vi phạm quyền tự do các nhân”,… là hoàn toàn xuyên tạc không đúng với bản chất của vấn đề. Điều đáng buồn cười là nhiều người chưa hề đọc qua dự thảo, không hề biết về bản chất của vấn đề nhưng vẫn ra sức chống đối, phát tán những thông tin độc hại với âm mưu chống chính quyền Nhân dân trên mạng internet – một trong những hành vi mà chính đạo luật này nghiêm cấm. Đã hơn một lần tôi từng chia sẻ, hãy tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin, đối chiếu, xác minh và phải hiểu đúng - sai, tại sao trước khi nhận định một vấn đề hay chia sẻ cho người khác. Đừng để mình trở thành con bò để kẻ xấu dắt mũi. 
Đạt Trần

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

Gần 87% đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Luật An ninh mạng

Sáng 12/6, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Luật An ninh mạng.

Theo kết quả kiểm phiếu, 423/466 đại biểu có mặt ở hội trường (chiếm 86,86% tổng số đại biểu) tán thành thông qua Luật An ninh mạng. Có 15 đại biểu không tán thành (chiếm 3,08%) và 28 đại biểu không biểu quyết (chiếm 5,75%).

Trước đó, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Điều 10 Luật An ninh mạng về hệ thống thông tin quan trọng quốc gia (hơn 86% tán thành) và Điều 26 về bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng (hơn 81% tán thành).

Với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật An ninh mạng sáng 12/6
Các hành vi bị cấm

Luật An ninh mạng có 7 chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 8 Luật An ninh mạng cấm sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội như chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hướng dẫn, xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội hoặc hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác...

Luật cũng cấm tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Trong số các hành vi bị cấm nêu trong Luật An ninh mạng có việc tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc…

Hành vi sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác... cũng bị luật nghiêm cấm.

Luật An ninh mạng sau nhiều lần chỉnh sửa cấm chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng. Hành vi Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi cũng sẽ bị xử lý.

Facebook, Google phải đặt máy chủ ảo về Việt Nam

Điều 26 Luật An ninh mạng về bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng quy định doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng và cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản.

Các doanh nghiệp phải ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ thông tin có nội dung bị cấm trên dịch vụ hoặc hệ thống thông tin do trực tiếp quản lý chậm nhất là 24 giờ và ngừng hoặc không cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân trên khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ TT-TT.

Theo Luật An ninh mạng, Facebook, Google phải di chuyển máy chủ ảo về Việt Nam.
Sau nhiều lần điều chỉnh, luật yêu cầu doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ và dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.

Các doanh nghiệp nước ngoài quy định tại khoản này phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam. Chính phủ quy định chi tiết việc này.

"Điều khoản ngoại lệ" là cần thiết

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật An ninh mạng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết một số ý kiến còn băn khoăn với quy định doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam hoặc đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Có đại biểu cho rằng quy định này không bảo đảm tính khả thi, làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp nước ngoài, gây khó khăn cho các hoạt động tiếp cận thông tin và trái với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.


Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Hiệp định cơ bản của WTO và Hiệp định CPTPP đều có điều khoản ngoại lệ về an ninh. "Do đó, việc chúng ta áp dụng các điều khoản ngoại lệ về an ninh trong luật An ninh mạng là hết sức cần thiết để bảo vệ lợi ích của người dân và an ninh quốc gia", ông Việt nói.

Theo đó, Việt Nam có quyền yêu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải lưu trữ tại Việt Nam đối với dữ liệu quan trọng của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài tham gia các hoạt động này phải đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Đến nay, gần 20 quốc gia thành viên của WTO (trong đó có Mỹ, Canada, Australia, Đức, Pháp) quy định bắt buộc phải lưu trữ dữ liệu trong lãnh thổ quốc gia.

Hiện Google và Facebook đang lưu trữ dữ liệu của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam tại trung tâm dữ liệu đặt tại Hong Kong và Singapore. Nếu luật An ninh mạng có hiệu lực, các doanh nghiệp này phải dịch chuyển đám mây điện toán (máy chủ ảo) về Việt Nam để mở trung tâm dữ liệu là hoàn toàn khả thi.

Trường hợp trung tâm dữ liệu được đặt ở Việt Nam tuy có gia tăng thêm chi phí của doanh nghiệp nhưng là quy định cần thiết phải đáp ứng yêu cầu về an ninh mạng, nâng cao công tác quản lý của cơ quan chức năng, giúp xử lý nhanh các sự cố, hành vi xâm phạm an ninh mạng.

"Căn cứ quy định của luật này và tình hình thực tiễn, Chính phủ quy định phạm vi doanh nghiệp cụ thể phải áp dụng quy định này nên sẽ cơ bản không gây cản trở lưu thông dòng chảy dữ liệu, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác, kể cả doanh nghiệp khởi nghiệp", ông Võ Trọng Việt nói.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, đây không phải lần đầu tiên có quy định đặt máy chủ và lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam. Trước đó, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ cũng quy định các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, thiết lập mạng xã hội, cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải “có ít nhất 1 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và giải quyết khiếu nại của khách hàng”.