KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Phan Văn Anh Vũ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phan Văn Anh Vũ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 4 tháng 1, 2018

Vì sao Vũ 'nhôm' phải ngồi ghế 38C trên chuyến bay về Việt Nam?

Bị can Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") đã bị bắt sau khi bay chuyến VN 662 từ Singapore về Việt Nam và ngồi số ghế 38C. Vì sao Vũ "nhôm" phải ngồi ghế 38C?

Chiều nay, 04/01, Bộ Công an cho biết Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm) đã bị bắt sau khi bị trục xuất khỏi Singapore do vi phạm Luật di trú của nước này.

Trước đó, trên báo Thanh niên viết rõ: ông Phan Văn Anh Vũ bay chuyến VN 662 từ Singapore về Việt Nam, hạ cánh lúc 15h30 tại sân bay Nội Bài và ngồi số ghế 38 C.

Vì sao Vũ 'nhôm' phải ngồi ghế 38C trên chuyến bay về Việt Nam?
Chiếc máy bay của VNA được cho là đã thực hiện chuyến bay từ Singapore về Việt Nam chiều nay có chở Vũ "nhôm" 

Theo tìm hiểu của chúng tôi, chuyến bay VN 662 sử dụng loại máy bay Airbus A321-100/200 của Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA).

Mặt khác, thông tin về cabin của chiếc máy bay Airbus A321-100/200 trên website của VNA cho hay trên chiếc máy bay này, 38 là số của hàng ghế ở phía cuối cùng, cách xa cửa thoát hiểm. Và ghế 38C của Vũ "nhôm" ngồi là ghế cạnh lối đi, cách 2 ghế so với cửa sổ.

Vì sao Vũ 'nhôm' phải ngồi ghế 38C trên chuyến bay về Việt Nam?
Sơ đồ cabin của chiếc máy bay Airbus A321-100/200 trên website của VNA
Trước đó, trả lời trên Zing về dẫn giải tội phạm, "một cán bộ C45 cho biết, theo quy định, khi di lý tội phạm bằng máy bay, Công an sẽ mua vé như các hành khách khác, tuy nhiên phải có mặt tại sân bay trước khi máy bay khởi hành 2h.

Khi xe đặc chủng đưa tội phạm tới sân bay, nhân viên sân bay sẽ đưa cán bộ điều tra và tội phạm lên trước. Ngành hàng không sẽ dành 3 ghế ưu tiên (thường gọi là ghế an ninh) trên mỗi chuyến bay cho cơ quan điều tra làm nhiệm vụ đặc biệt hoặc trường hợp khẩn cấp.

Tội phạm trong khi di lý bị còng tay, cán bộ điều tra sẽ dùng áo che để tránh sự chú ý của các hành khách khác. Cơ trưởng chuyến bay và một số người trong phi hành đoàn nắm được thông tin có tội phạm di lý trên chuyến bay.

Khi máy bay hạ cánh, khi hành khách xuống hết, tội phạm mới được dẫn giải ra khỏi máy bay và lên xe đặc chủng để đưa về nơi giam giữ, điều tra.

Trên máy bay, tội phạm dẫn độ được chỉ định ngồi ở các hàng ghế cuối cùng, xa cửa thoát hiểm. Nhân viên áp giải ngồi ghế cạnh lối đi, tội phạm ngồi ghế trong".

Thứ Tư, 3 tháng 1, 2018

PHAN VĂN ANH VŨ: QUAY ĐẦU VẪN LÀ BỜ

Liệu Phan Văn Anh Vũ có bị dẫn độ về Việt Nam và rằng, Phan Văn Anh Vũ có được cấp quy chế tỵ nạn tại Đức hay không, là những câu hỏi nóng trong suốt 2 ngày qua.
Ông Victor Pfaff, luật sư người Đức đại diện cho Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm” cho biết ông đã liên hệ với Đại sứ quán Đức ở Singapore hôm 31/12/2017, nhưng cho tới ngày 02/01, ông vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ cơ quan đại diện ngoại giao này.
Ông Choo Zheng Xi, một luật sư người Singapore, cũng đại diện cho Phan Văn Anh Vũ xác nhận rằng, thân chủ của mình muốn “xin tỵ nạn chính trị” ở Đức. Tuy nhiên, hôm nay 03/01/2018, tin mới nhất trên tờ Straitstimes lại xác nhận rằng, ông Vũ chưa có đơn xin tỵ nạn chính trị tại Đức.
Ông Choo cho biết rằng ông Vũ bị bắt ngày 28/12/2017 tại phi trường ở Singapore. 
Cho đến lúc này, cả 2 luật sư của Phan Văn Anh Vũ vẫn chưa được phép tiếp cận để hỏi chuyện trực tiếp với thân chủ của mình. Và hiện tại Vũ “nhôm” vẫn đang bị tạm giam.

PHAN VĂN ANH VŨ: QUAY ĐẦU VẪN LÀ BỜ

1. Về chuyện dẫn độ
Được biết, Khoản 4, Điều 9 Hiến pháp Singapore 1965, có quy định rằng, nếu một người bị bắt giữ (arrested) mà không được thả thì trong vòng 48 tiếng từ khi bị bắt giữ, người bị bắt phải được đưa ra trước một thẩm phán tòa vi cảnh (magistrate) để kiểm tra cơ sở pháp lý của việc bắt giữ. Việc tạm giữ người bị bắt đó sẽ chỉ được tiếp diễn nếu có sự cho phép của thẩm phán.
Tuy nhiên, Điều 35 - Đạo luật Nhập cư 2008 của Singapore quy định: "Bất kỳ ai mà nhà chức trách có lý do hợp lý để tin là người phải bị tống khứ khỏi Singapore (liable to removal from Singapore) chiếu theo đạo luật này thì đều có thể bị bắt giữ mà không cần lệnh bắt giữ (warrant) bởi bất kỳ sỹ quan quản lý nhập cư nào… và có thể bị tạm giữ trong bất kỳ nhà tù, sở cảnh sát, hay trụ sở quản lý nhập cư nào trong một khoảng thời gian tối đa là 14 ngày trong khi chờ quyết định có nên đưa ra lệnh tống khứ người đó (order for his removal) hay không".
Nếu quyết định "tống khứ" được đưa ra, tức Vũ bị trục xuất về lại nơi có quốc tịch thì đồng nghĩa với việc Phan Văn Anh Vũ sẽ bị tống cổ về Việt Nam.
Điều 35 nói trên cũng sẽ cho phép cơ quan chức năng Singapore tạm giam Vũ đến ngày 11/01/2018 để xem xét tất cả khía cạnh pháp lý.

2. Về việc xin tỵ nạn chính trị tại Đức có thể khẳng định rằng, cơ hội dành cho Vũ rất thấp bởi Vũ không và chưa được Cao ủy liên hiệp quốc công nhận là người tị nạn. Phía Việt Nam cũng không khởi tố Vũ về tội Tham nhũng mà có thể dẫn tới án tử hình để các quốc gia từ chối dẫn độ. Mặt khác, phía an ninh Đức cũng "không ngu ngốc" tới mức, tin rằng Vũ đang nắm trong tay tài liệu và có thể cung cấp thông tin cực kỳ quan trọng đến lợi ích quốc gia Cộng hoà Liên bang Đức (như những đồn đoán về kế hoạch bắt Trịnh Xuân Thanh) để mặc cả. Bởi thực tế, người Đức biết tỏng, người như Vũ chỉ lợi dụng sự cộng tác với Công an (giả sử Vũ là Công an như đồn đoán trên mạng xã hội) để đục khoét công thổ quốc gia, vơ vét tài sản cho mình mà thôi. Tinh ý một chút, lần lại quá khứ theo trình tự thời gian, người ta dễ dàng nhận thấy, Vũ chưa hề được đào tạo bài bản qua các trường lớp nào thuộc ngành tình báo của Việt Nam. Vì thế, Vũ chỉ có các mác Công an và triệt để lợi dụng cái mác này để "kinh doanh", thao túng thị trường bất động sản Đà Nẵng. Và tất nhiên, Phan Văn Anh Vũ không thể nắm được bí mật gì mà cung cấp cho phía Đức.
Một khía cạnh khác cần chú ý, theo Luật Di trú của Đức, sẽ không thể nộp đơn tỵ nạn vào Đức khi đang ở bên ngoài lãnh thổ Đức. Có nghĩa là, muốn đặt đơn xin tỵ nạn tại Đức, Vũ phải có mặt tại Đức. Đơn tỵ nạn không thể nộp tại cơ quan đại diện của Đức ở nước ngoài. Như vậy, muốn tỵ nạn tại Đức, Phan Văn Anh Vũ phải trực tiếp tới nộp đơn. Điều này với Vũ còn khó hơn đường lên trời.
Nói thêm, Bộ Ngoại giao Đức đang đứng trước canh bạc lớn mà phần thiếu may mắn đang nghiêng về phía họ, khi mà ngoài chuyện ngoại giao quốc tế phải cân nhắc, thì họ cũng không muốn bị mất mặt thêm nếu thất bại trong việc cứu vớt hay bảo kê một tên tội phạm bị truy nã như Phan Văn Anh Vũ.
Bảo lãnh, mà thực chất là bảo kê cho Vũ qua Đức là quá mạo hiểm. Danh dự quốc gia của nước Đức hùng mạnh, ngạo nghễ không dễ gì bị đem ra cá cược để đối lấy một tên tội phạm không cung cấp được gì cho họ. 
Đó là chưa  nói đến, đối thủ của họ là cơ quan an ninh Việt Nam, một đối thủ được đánh giá là đáng gờm. Ngay chuyện Phan Văn Anh Vũ bị khởi tố về tội "cố ý làm lộ bí mật nhà nước" chứ không phải tội danh nào về tham nhũng đã nói lên tầm nhìn của họ. Đụng vào vụ này có thể sập bẫy họ bất cứ lúc nào. Vậy nên, tốt nhất là im lặng.

Như vậy, trên mọi phương diện, từ pháp luật tới ngoại giao, Phan Văn Anh Vũ đều đang bế tắc. Có lẽ, với Phan Văn Anh Vũ, quay đầu vẫn là bờ./.




VŨ NHÔM GẦN NHƯ KHÔNG CÓ CỬA THOÁT

Kể từ khi bị khởi tố và truy nã, cái tên Phan Văn Anh Vũ trở thành từ khóa hot nhất trong tuần. Sự kiện Vũ Nhôm đào thoát và hiện đang bị tạm giam tại Singapore làm dấy lên những đồn đoán về số phận của con người này.

VŨ NHÔM GẦN NHƯ KHÔNG CÓ CỬA THOÁT

Nổi lên là những đồn đoán về khả năng dẫn độ Phan Văn Anh Vũ về Việt Nam và khả năng CHLB Đức can thiệp để người này có mặt ở Đức, phục vụ điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh.
Nhiều tờ báo đăng tin Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp Đức đã tiếp nhận hồ sơ Phan Văn Anh Vũ với thái độ hả hê. Điều này làm lộ ra thái độ thù địch của các hãng truyền thông đối với nhà nước Việt Nam.
Nói thẳng, nếu không có thái độ thù địch chống phá Việt Nam thì sao lại tỏ vẻ khoái trá về việc này, trong khi Phan Văn Anh Vũ chỉ là một tên tội phạm tham nhũng, một loại tội phạm mà cả thế giới văn minh đều chung tay loại trừ?
Một tờ báo phản động của người Việt tại Đức đã loan báo rằng Vũ Nhôm đang “cố lách mình qua khe cửa hẹp”, hòng đến được nước Đức với món quà dùng để mặc cả là sẽ “tiết lộ những bí mật của tình báo Việt Nam mà ông ta đang nắm giữ”, đặc biệt là sẽ “tiết lộ kế hoạch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh của an ninh Việt Nam ngay giữa Thủ đô Berlin”.
Ở vế thứ hai, việc “tiết lộ kế hoạch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh của an ninh Việt Nam ngay giữa Thủ đô Berlin” từ lời hứa của Vũ Nhôm có vẻ như là bình nước quý giá có thể làm thỏa cơn khát của lực lượng an ninh tình báo CHLBĐ trong bối cảnh họ đang cần có gì đó để rửa đi nỗi nhục về “một nước Đức cao ngạo nhưng lại bị mất an ninh” nếu câu chuyện “bắt cóc” là có thật. 
Người Đức có vẻ như không kìm được ham muốn khi Vũ Nhôm đưa ra lời gợi ý này thông qua Luật sư Victor Pfaff - hiện là người đại diện pháp lý của ông Phan Văn Anh Vũ tại Đức.
Tin vào lời hứa của kẻ sắp chết đuối đang cầu xin sự cứu dỗi chưa bao giờ là khôn ngoan, nếu không muốn nói là hành động ngu xuẩn.
Nói toạc móng heo ra, lời hứa từ Phan Văn Anh Vũ thì khó có thể tin. Hãy nhìn những gì gã làm ở Việt Nam để thấy sự trung thực của ông ta đến đâu và thấy khả năng lợi dụng của gã như thế nào. Ngay khi chưa bị khởi tố, Vũ “nhôm” đã “chơi” luôn cả những người đã sát cánh, đùm bọc mình trong các thương vụ đất đai. Đã hơn 1 lần Vũ bán rẻ ngay cả người có vị trí xã hội tại Đà thành trước mặt đông đảo người chứng kiến.
Vậy Vũ sẽ "bán" tài liệu "bí mật" nào cho Đức để đổi lấy sự bảo kê cho cái thân xác ấy?
Xin thưa, cỡ như Vũ thì chả có tài liệu bí mật nào còn giá trị ngoài tấm thẻ ngành và vài văn bản có dấu mật đầy rẫy trên mạng trong khi cơ quan Công an Việt Nam còn chưa xác nhận đó là tài liệu thật hay giả. 
Suy cho cùng cỡ con tép như Vũ thì không có cơ hội nào để biết “kế hoạch tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” trên đất CHLB Đức (nếu chuyện này có thật), bởi ai cũng biết nếu Vũ là tình báo viên (cứ cho là vậy đi) thì gã cũng chỉ được giao mỗi nhiệm vụ hoạt động trên địa bàn Đà Nẵng, và cũng chỉ trong lĩnh vực bất động sản mà thôi.
Mặt khác, luật pháp Đức quy định rõ “chỉ chấp nhận đơn tỵ nạn” "nộp từ người đã có mặt tại Đức" mà thôi. 
Vậy nên, khả năng Vũ “nhôm” được Ngoại giao Đức bảo kê sang Đức như một món hàng trao đổi sẽ không thành hiện thực. 
Tôi cũng biết, an ninh, tình báo Đức không ngu như một số tác giả bài viết theo hướng này trên mạng. Đặc biệt là trong điều kiện, Vũ không bị khởi tố về các tội tham nhũng để tới mức bị xử mức án tử hình để người Đức lấy cớ nhân đạo mà từ chối dẫn độ. Và cho đến phút này, Cao ủy Liên hợp quốc cũng chưa hề phê chuẩn Phan Văn Anh Vũ thuộc diện "tỵ nạn chính trị" để Vũ có thể được tỵ nạn ở đâu đó thuộc châu Âu.
Rõ ràng, khởi tố Phan Văn Anh Vũ về tội “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” là một nước cờ cực kỳ cao tay của an ninh Việt Nam. Bằng cách này, khả năng xin tỵ nạn của Vũ coi như chấm hết và dù muốn hay không, khả năng Vũ bị dẫn độ về Việt Nam theo thông luật quốc tế là rất cao.
Đề cập về tội danh "Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước" mà Vũ đang bị cáo buộc, luật sư Hà Luân nói: "Khó có thể đánh giá cánh cửa dành cho quan chức Việt Nam đào thoát là hẹp hay rộng, vì nó tùy thuộc cánh cửa đó nằm ở vị trí nào" và "Ví như tôi mà muốn đào thoát thì cánh cửa sẽ rất hẹp".
Bàn về cơ hội tỵ nạn của Vũ “nhôm”, một người có hoạt động phá nhà nước Việt Nam có tên Phạm Lê Vương Các đã bình luận rất hay rằng: "Có thể nói, tình trạng pháp lý của Vũ “nhôm” hiện tại là khá bi đát, ông ta chưa được cơ quan Cao ủy tỵ nạn cấp quy chế “người tỵ nạn” để được Liên Hợp Quốc bảo vệ theo Công ước về vị thế của người tỵ nạn 1951. Ông ta cũng đang ở một quốc gia ngoài Châu Âu, ngay cả khi một quốc gia Châu Âu nào muốn rước Vũ về cũng không phải là điều đơn giản vì Singapore -nơi đang tạm giữ Vũ không dễ dàng để Vũ rời khỏi Singapore trước áp lực đòi dẫn độ ở Việt Nam". Vũ “nhôm” không phải là một người có cống hiến xuất chúng cho nhân loại, hay chịu cảnh đày ải cuộc đời như “đoạn trường tân thanh” để làm lay động sự quan tâm của Cao ủy tỵ nạn Liên hợp Quốc, các quốc gia Châu Âu, hay các tổ chức nhân quyền phi Chính phủ để họ lên chiến dịch “giải cứu Vũ nhôm”. Tất cả họ dễ dàng “dị ứng” khi nhìn thấy các bằng chứng rõ ràng được phát tán trên mạng về việc Vũ đã có thành tích vơ vét công sản quốc gia và lũng đoạn kinh tế ở Đà Nẵng.
Con đường xin tỵ nạn và đến định cư ở một quốc gia ở Châu âu, bằng con đường pháp luật về bảo vệ người tỵ nạn xem ra có vẻ là ngõ cụt đối với Vũ, vì Vũ khó lòng đáp ứng được tiêu chuẩn là “người tỵ nạn” theo Công ước về vị thế người tỵ nạn 1951".
Theo nhóm luật sư của Vũ cho biết, hồ sơ xin tỵ nạn của gã đang nhắm đến nước Đức, với lý do đưa ra Vũ sẽ hợp tác phục vụ cho công tác điều tra của nước Đức về vụ án Trịnh Xuân Thanh. Có thể nói đây là khe cửa nhiệm mầu duy nhất để biến Vũ nhôm thành một người “rất đặc biệt” đối với phía Đức để phía Đức quan tâm và can thiệp. Nói thẳng ra là phía Vũ “nhôm” đang đề xuất cho một sự “đổi chác” với phía Đức. Vũ sẽ hợp tác điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh và cung cấp thông tin tình báo mà Vũ đang nắm giữ, phía Đức có thể cấp quy chế tỵ nạn tạm thời cho Vũ đến nước Đức để khai thác các thông tin mà Vũ đang có. Hiện vẫn chưa biết phía Đức quan tâm đến đề xuất của Vũ ở mức độ nào, nhưng cửa ải khó qua nhất mà Vũ phải vượt qua là cánh cửa Singapore. Trong cuộc chiến pháp lý và chính trị tay 3 giữa Việt Nam - Singapore và Quốc gia muốn tiếp nhận Vũ, Vũ vẫn không có đồng minh tiếp sức, dò đường chỉ lối cho mình trong hành trình nguy cấp ấy, ngoài mấy vị luật sư mà Vũ phải trả tiền.
Rõ ràng, khả năng tẩu thoát của Phan Văn Anh Vũ là khó hơn tìm đường lên trời. Giờ đây, có lẽ con đường duy nhất đúng, là tình nguyện trở về Việt Nam, và tự giác "cống hiến", sửa sai để hưởng lượng khoan hồng./.



Thứ Ba, 2 tháng 1, 2018

VŨ NHÔM CÓ BỊ DẪN ĐỘ VỀ VIỆT NAM?

Báo "The Straitstimes" của Singapore đã xác nhận Vũ Nhôm bị bắt và bị tạm giữ tại quốc đảo này. 

VŨ NHÔM CÓ BỊ DẪN ĐỘ VỀ VIỆT NAM?
“The straitstimes” (Thời báo Eo biển) - Tờ báo lớn của Singapore đã đưa tin Phan Văn Anh Vũ đang bị tạm giữ ở Singapore. Ông Vũ bị bắt giữ vào thứ 5 tuần trước (28/12/2017) tại điểm kiểm soát biên giới Tuas khi ông này đang cố gắng vượt biên từ Singapore sang Malaysia. 
Báo dẫn lời ông Remy Choo, luật sư đại điện của ông Vũ, cho biết gia đình ông Vũ đang lo ngại ông ta có thể đối mặt với án tử hình nếu bị gửi trả lại Việt Nam và ông vẫn chưa thể liên lạc được với ông Vũ. 
Tờ báo cũng cho biết, mặc dù Singapore chưa ký hiệp ước dẫn độ với Việt Nam, nhưng cơ quan xuất nhập cảnh của Singapore vẫn có thể hồi hương trong những trường hợp nhất định theo “Luật di trú”.

***
Trong một diễn biễn khác, VOA đưa tin “Ông Vũ “nhôm” muốn “tị nạn chính trị ở Đức”.
Theo VOA, Luật sư đại diện của ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”, ở Singapore và Đức cho VOA Việt Ngữ biết như vậy hôm 02/01/2018.
Ông Victor Pfaff, luật sư đại diện cho ông Vũ tại Frankfurt (Đức) cho biết ông đã liên hệ với Đại sứ quán Đức ở Singapore hôm 31/12/2017, ít ngày sau khi người được cho từng làm trong ngành Công an Việt Nam “bị bắt” ở quốc gia Đông Nam Á này. Và cho tới ngày 02/01, ông vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ cơ quan đại diện ngoại giao cũng như Bộ Ngoại giao Đức.
Theo ông Pfaff, thông qua trung gian, vợ ông Vũ đã đề nghị ông đại diện cho chồng mình.
Còn từ Singapore, một luật sư đại diện cho ông Vũ ở quốc gia Đông Nam Á này - ông Choo Zheng Xi - xác nhận rằng thân chủ của mình muốn “xin tị nạn chính trị” ở Đức.
Theo bài báo, VOA Việt ngữ đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Đức, nhưng chưa nhận được hồi đáp.
Ông Choo cho biết rằng ông Vũ bị bắt ngày 28/12/2017  tại phi trường ở Singapore. Khi được hỏi lý do vì sao ông Vũ bị bắt ông, luật sư này nói: “Chúng tôi hiện không rõ. Chúng tôi chỉ biết là có một số vấn đề gì đó về hộ chiếu. Nhưng chúng tôi không thực sự rõ các vấn đề đó là gì”.
Ông cho hay thêm rằng ông chưa thể gặp ông Vũ nên tôi “đã viết thư lên chính quyền xem cơ quan nào đang giữ ông ấy” để “yêu cầu được gặp”.
“Chúng tôi hiện không rõ là ông ấy ra sao nữa. Chúng tôi đang tìm cách xác minh và làm rõ mọi chuyện”, ông Choo nói.
Hôm 01/01, ông Chia Hui Keng, Giám đốc Bộ phận Truyền thông của Cơ quan Nhập cư và Cửa khẩu Singapore, cho VOA Việt ngữ biết sẽ “tìm hiểu vụ bắt giữ” và báo lại, nhưng cho tới ngày 02/01, vẫn chưa cung cấp thông tin vụ việc.
Theo luật sư Choo, thông qua trung gian, gia đình ông Vũ đã đề nghị ông bảo vệ cho ông Vũ, và mong muốn của người thân của nhân vật được coi là “đại gia bất động sản” này “muốn ông ấy tự do đi lại như trước vì ông ấy trước đây không vấp phải vấn đề gì”.
Khi được hỏi về nhận định lý do vì sao người thân của ông Vũ lại chọn mình, ông Choo nói ông không muốn nói thay họ, nhưng nói tiếp rằng “công ty của chúng tôi đã xử lý một số vụ liên quan tới luật lệ quốc tế”.
Theo báo chí Singapore, ông Choo từng nhận được giải thưởng cho nỗ lực pháp lý về nhân quyền của Hội Luật gia Quốc tế. Khi được hỏi liệu nó có đóng vai trò nào đó dẫn tới sự lựa chọn của gia đình ông Vũ, luật sư này nói rằng “hiện tôi tiếp cận vấn đề theo khía cạnh luật pháp”, và rằng “quá sớm để đánh giá xem còn có câu hỏi nào khác” trong vụ này.
Về mức độ phức tạp của vụ việc liên quan tới thân chủ người Việt, ông Choo thở dài: “Tôi nghĩ vụ này sẽ tiến triển khá phức tạp vì còn liên quan tới một số các vấn đề pháp lý khác, nhưng hy vọng chúng tôi có thể giúp ông ấy đi tới nơi ông ấy muốn”.
Về khả năng ông Vũ bị dẫn độ về Việt Nam, ông Choo nói ông “không muốn phán đoán về vấn đề này”, nhưng ông nói rằng “trước đây từng có các trường hợp mà người ta bị đưa trả về nước vì các tội liên quan tới nhập cảnh dù không có hiệp định dẫn độ với Singapore”.
Trong một bài viết hôm 02/01, tờ Giáo dục Việt Nam dẫn lời một số luật sư trong nước cho rằng ông Vũ “chỉ còn duy nhất một con đường là đầu thú để hưởng khoan hồng”.
Tờ báo này cũng viết về sự “xuất hiện một số thông tin chưa được kiểm chứng cho rằng ông Vũ “nhôm” đang bị giữ ở Singapore vì có vi phạm về quy định xuất nhập cảnh”.
Trong khi đó, tờ Đất Việt dẫn lời Thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh Văn phòng Bộ Công an, cho hay rằng cơ quan này “chưa nhận được thông tin Vũ "nhôm" đang bị giữ ở Singapore”.
***
Hãng tin Reuters khẳng định Vũ Nhôm bị bắt bên Singapore
Nguồn tin Reuters cho biết Vũ Nhôm đã bị bắt và đang xin tị nạn chính trị tại một quốc gia phương tây, rất có thể là Đức. Đây là nguồn thông tin có uy tín của thế giới để khẳng định rằng tin đồn Vũ Nhôm bị bắt bên Singapore là có thật.

VŨ NHÔM CÓ BỊ DẪN ĐỘ VỀ VIỆT NAM?

SINGAPORE (Reuters) - A real estate developer wanted by Vietnamese authorities amid a crackdown on corruption has been detained in Singapore, lawyers representing him said on Tuesday.
Phan Van Anh Vu, 42, was detained in Singapore on Thursday at the Tuas border checkpoint as he tried to leave for Malaysia, said Remy Choo, who said he had been engaged by Vu’s family to represent him but had not yet been able to contact him.
Vietnam’s Ministry of Public Security said last month it was seeking the arrest of Vu, a major property developer in the central city of Danang, where the local leadership was shaken up after corruption accusations last year.
Vietnamese media quoted police as saying Vu was wanted for revealing state secrets. They did not say what these related to or whether that was linked to his role as a property developer.
Choo said Vu had applied for asylum in a European country.
Another lawyer retained by the family, Foo Chow Ming, said: “I am now trying to obtain access to see Mr Vu, who is held in remand.”
Singapore’s Immigration and Checkpoints Authority did not respond immediately to a request for comment.
Vietnam’s foreign ministry also did not respond immediately to a request for comment on Vu’s detention in Singapore and whether Hanoi had sought his extradition.
Singapore has close diplomatic and trade ties to Vietnam. This year, Singapore is also chairing the regional Association of Southeast Asian Nations grouping, which has sought to strengthen regional cooperation on all fronts.
Dozens of Vietnamese officials and business figures have been arrested in a crackdown on corruption that has gathered pace since the security establishment gained greater sway in the ruling Communist Party in 2016.
The crackdown grabbed world headlines last year when Germany accused Vietnam of kidnapping a former oil executive to return him home to face trial.


Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018

VŨ NHÔM BỊ BẮT Ở SINGAPORE?

Vào lúc 16 ngày 31/12/2017, lái gió Bùi Thanh Hiếu viết trên FB của mình một tin rất nóng. Theo đó Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ Nhôm, kẻ đang bị Công an Việt Nam truy nã về tội “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” theo điều 263 Bộ Luật Hình sự hiện đang bị tạm giữ tại Singapore và phía Việt Nam đang tìm cách dẫn độ về Việt Nam.  

VŨ NHÔM BỊ BẮT Ở SINGAPORE?
Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm")

Theo Bùi Thanh Hiếu (Blogger Người Buôn Gió), “ngày 28 tháng 12, Phan Văn Anh Vũ xuất cảnh khỏi Sing sang Mã Lai, tại cửa khẩu bên Sing, hải quan Sing đã giữ Vũ lại vì lý do hộ chiếu có vấn đề".
Cũng theo Hiếu, phía an ninh Việt Nam đã dùng biện pháp kỹ thuật và thông báo cho Sing hộ chiếu Vũ đang dùng là hộ chiếu giả và đang đàm phán để dẫn độ Vũ về Việt Nam. Trong khi đó, "Phía nhà nước Sing muốn Vũ được xem xét theo đúng luật pháp Sing và theo công ước quốc tế mà Sing đã ký" và "Phát ngôn của luật sư Phan Văn Anh Vũ người Singapor cho biết, chiểu theo hiến pháp của Singapor việc tạm giữ Phan Văn Anh Vũ quá 72 tiếng, như vậy cần phải có một phiên toà xem xét Sing kết tội Vũ mới được trả về Việt Nam".
Bùi Thanh Hiếu cũng "tiết lộ" rằng, việc dẫn độ Vũ về Việt Nam là vô cùng khó khăn. "Thông tin chính thức, Phan Văn Anh Vũ đã đệ đơn xin tị nạn tại một quốc gia phương Tây, đơn xin tị nạn đã được gửi và có luật sư nước sở tại đảm nhận vụ việc và gửi hồ sơ đến đại sứ nước đó tại Sing. Việc đưa Phan Văn Anh Vũ trở lại Việt Nam là vi phạm công ước quốc tế và sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Singapore khi thực hiện yêu cầu của an ninh Việt Nam", Bùi Thanh Hiếu viết.
Trong Stt này, với bản chất lưu manh của mình, Hiếu không quên "cài" một vài tình tiết để dẫn dắt người đọc, nhục mạ chính quyền. Xin chỉ ra 3 điểm: 
(1) "Nhận được tin Vũ xuất cảnh, cơ quan an ninh điều tra A92 bất ngờ trong cùng ngày ấp đến khám xét nhà Phan Văn Anh Vũ vào lúc chiều tối, đến sáng hôm sau ngày 22 tháng 12, cơ quan an ninh điều tra Bộ Công An ra lệnh truy nã Phan Văn Anh Vũ vì tội '' tiết lộ bí mật quốc gia''.
(2) "Cơ quan an ninh Việt Nam đã dùng biện pháp kỹ thuật và thông báo cho Sing hộ chiếu Vũ đang dùng là hộ chiếu giả. Mặc dù Vũ đã dùng hộ chiếu này ra vào Sing nhiều lần".
(3) "Hiện nay an ninh Việt Nam đang dùng những thủ đoạn trái pháp luật như làm hồ sơ giả của tội danh khác để đòi Sing để dẫn độ Vũ về Việt Nam".
3 nội dung mà Hiếu nghiện cài vào bài viết, thiết nghĩ không cần phân tích mọi người đã rõ.
Cuối cùng, như để khẳng định thông tin của mình là nghiêm túc, Hiếu đưa thêm một đoạn, xin trích lại nguyên văn: "Tất cả những cơ quan báo chí quốc tế, cần tiếp xúc để làm rõ hơn thông tin này xin liên hệ với Email buithanhhieu1972 hoặc điện thoại 004915237340327 để được cung cấp bằng chứng bắt giữ của Sing cũng như thông tin liên hệ với luật sư của Phan Văn Anh Vũ người Sing. Xin nhắc lại liên hệ: buithanhhieu1972 hoặc điện thoại: 004915237340327 Tất cả những ai gọi điện lúc này chỉ để hỏi han và không liên quan đến tiếp cận với hãng truyền thông, đều được đánh giá là cản trở, làm chậm thời gian. Các anh em, bạn bè không cần thiết không nên gọi hỏi chuyện".
Vấn đề đa chiều đã liên hệ trực tiếp với Cục quản lý Xuất nhập cảnh Singapore (ICA) để xác thực nguồn tin và nhận được câu trả lời: Chúng tôi không có thông tin gì. 

Cho đến giờ phút này, chưa có bất cứ thông tin chính thống nào về việc Phan Văn Anh Vũ bị bắt. 
Mọi người hãy kiên nhẫn chờ thêm.


Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

NGU QUÁ, VŨ "NHÔM" ƠI!

NGU QUÁ, VŨ "NHÔM" ƠI!

Thứ trưởng Bộ Công an Trần Việt Tân nghỉ hưu từ ngày 01/3/2016. 
Thế mà Công văn của Thứ trưởng gửi Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh ngày 17/7/2016.
Chứng minh rõ ràng tên Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") làm giả Công văn của Bộ Công an).
(sếp về hưu mà sếp vẫn gửi Công văn nhờ giúp đỡ Công ty cổ phần Nova Bắc Nam 79 thuê đất vàng ở Đà Nẵng).

NGU QUÁ, VŨ "NHÔM" ƠI!
Tài liệu "MẬT" nghi bị làm giả

Ngu quá, Vũ "nhôm" ơi!!!


Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2017

VŨ "NHÔM" ĐÃ TRỐN VÀ HIỆN ĐANG BỊ TRUY NÃ TOÀN QUỐC

Vũ “nhôm” đã trốn và hiện đang bị truy nã toàn quốc. Điều này trái ngược hoàn toàn với những gì anh ta phát biểu trên mạng: Dám làm, dám chơi, dám chịu. 


VŨ "NHÔM" ĐÃ TRỐN VÀ HIỆN ĐANG BỊ TRUY NÃ TOÀN QUỐC
Vũ "nhôm", tên thật là Phan Văn Anh Vũ
Sáng ngày 22/12/2017, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an phối hợp với Công an TP. Đà Nẵng đã công bố Quyết định khởi tố bị can số 47/ANĐT-P5 ngày 20/12/2017 đối với Phan Văn Anh Vũ, (còn gọi là Vũ “nhôm”), sinh ngày 02/11/1975 tại Đà Nẵng; Chủ tịch HĐQT Công ty CO xây dựng Bắc Nam 79, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CO Nova Bắc Nam 79 – nay là Công ty CP đầu tư và phát triển Chấn Phong. 
Quyết định khởi tố bị can được công bố tại nhà riêng của Phan Văn Anh Vũ, ở số 82 đường Trần Quốc Toản, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng với sự có mặt của người thân trong gia đình và sự chứng kiến của đại diện chính quyền, tổ dân phố sở tại theo quy định của pháp luật. 
Phan Văn Anh Vũ bị khởi tố bị can do đã có hành vi “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước”, phạm vào Điều 263 BLHS... Ngay sau khi công bố lệnh bắt, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) cũng công bố Quyết định truy nã số 222/ANĐT do Thiếu tướng Lý Anh Dũng, Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an ký ngày 21/12/2017 về việc truy nã Phan Văn Anh Vũ sau khi xác định bị can không có mặt tại nơi cư trú và không biết bị can đang ở đâu. 


VŨ "NHÔM" ĐÃ TRỐN VÀ HIỆN ĐANG BỊ TRUY NÃ TOÀN QUỐC


Ai biết Phan Văn Anh Vũ ở đâu, yêu cầu báo ngay cho Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an ở số 40 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, số điện thoại: 06923.42431; 06923.43481.

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

Ông Vũ 'nhôm' bất ngờ thoái sạch vốn khỏi hàng loạt công ty trước khi bị bắt


Ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") đồng loạt thoái vốn bắt đầu từ tháng 4/2017. 
Chiều tối 21/12, cơ quan công an tổ chức khám xét nhà ông Vũ 'nhôm', tức ông Phan Văn Anh Vũ, một đại gia có tiếng ở Đà Nẵng, sở hữu nhiều công ty như: Công ty TNHH I.V.C, Công ty cổ phần 79, Công ty cổ phần Bắc Nam 79 và góp vốn vào một số công ty khác. 
Ông Vũ 'nhôm' bất ngờ thoái sạch vốn khỏi hàng loạt công ty trước khi bị bắtÔng Vũ được cho là sở hữu rất nhiều khu đất ở vị trí đắc địa ở Đà Nẵng. Đặc biệt, có hai nhà hàng nổi tiếng được xây dựng nằm trên đường Bạch Đằng lấn ra ngoài sông Hàn, vị trí cực đẹp.
Theo tìm hiểu của PV, sau lùm xùm tại dự án Khu đô thị Đa Phước vào đầu tháng 4, ông Vũ 'nhôm' đã đồng loạt thoái vốn tại những công ty do ông làm chủ. 
Cụ thể, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 sửa đổi ngày 26/4/2017 cho thấy ông Phan Văn Anh Vũ đã rút toàn bộ 650 tỷ đồng, tương đương 92,86% vốn.
Tại Công ty TNHH Minh Hưng Phát (nay đổi tên thành Công ty TNHH Phú Gia Compound) - pháp nhân tặng cựu Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh xe Toyota Avalon để sử dụng, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi ngày 7/4/2017 thể hiện ông Phan Văn Anh Vũ đã rút toàn bộ 40 tỷ đồng, tương đương 80% vốn điều lệ của doanh nghiệp trên. 
Với siêu dự án Vầng Trăng Khuyết (The Sunrise Bay), 2 pháp nhân liên quan đến ông Vũ 'nhôm' là Công ty CP Xây dựng 79 và Công ty CP Nova Bắc Nam 79 từ ngày 19/4/2017 - 28/6/2017 đã rút 100% vốn tại dự án trên. 
Bản thân Công ty CP Nova Bắc Nam 79 hiện cũng không còn cổ phần của ông Phan Văn Anh Vũ và đổi tên thành Công ty CP Đầu tư và Phát triển Chấn Phong. 
Ngày 20/12, trong cuộc gặp giữa Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa với các cựu chiến binh, nhiều người đặt câu hỏi về việc có hay không sự tác động của ông Vũ 'nhôm' trong một số quyết định liên quan đất đai của chính quyền thành phố.
Có ý kiến đề nghị làm rõ thông tin ông Vũ 'nhôm' coi thường lãnh đạo Đà Nẵng khi từng chỉ mặt, hăm doạ cho Chủ tịch UBND thành phố 'nghỉ việc' vì không làm theo yêu cầu của ông ta... 
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho hay, những thông tin trên được Tổng Bí thư yêu cầu Bộ Công an điều tra. “Nếu có việc này thì là sự sỉ nhục với chính quyền và hệ thống công quyền”, ông Nghĩa nói.

Nguồn Chôm Chỉa


Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

Nóng: ĐANG KHÁM NHÀ VŨ "NHÔM"


Rất nóng: Cơ quan an ninh điều tra thuộc Bộ Công an đang khám xét nhà ông Vũ Nhôm ở Đà Nẵng.

ĐANG KHÁM NHÀ VŨ "NHÔM"
Vũ "nhôm", tên thật Phan Văn Anh Vũ
Đến thời điểm lúc 18 giờ ngày 21/12/2017, việc khám xét nhà riêng của ông Phan Văn Anh Vũ (thường gọi là Vũ "Nhôm") tại 82 đường Trần Quốc Toản (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) vẫn đang được cơ quan an ninh điều tra - Bộ công an tiến hành. 
Một lãnh đạo Công an TP Đà Nẵng cho biết, việc khám nhà được tiến hành bởi Cục A92 - Bộ Công an và Cơ quan An ninh điều tra của Công an TP Đà Nẵng được đề nghị phối hợp. Tuy nhiên, mọi thông tin phải thông qua Cục A92. Hiện chưa thể trả lời gì được.
Việc khám xét nhà ở của Vũ "Nhôm" cho thấy thái độ cương quyết của Đảng trong phòng chống tham nhũng, nó cũng bác bỏ những thông tin sai lệch rằng, có những vùng cấm hoặc có những cá nhân không thể đụng đến.
Cho đến thời điểm hiện tại, trước số nhà 82 đường Trần Quốc Toản, hàng trăm người dân hiếu kỳ tập theo theo dõi vụ việc, khiến giao thông bị ùn tắc. Lực lượng CSGT, Cảnh sát trật tự được điều đến phân luồng giao thông. Trước nhà ông Vũ Nhôm đang có nhiều cảnh sát làm nhiệm vụ ở vòng ngoài. Có lẽ, cái tên nổi tiếng Vũ "nhôm" với quyền lực "thao túng" xã hội là điều khiến dư luận quan tâm.
Ông Phan Văn Anh Vũ (tên thường gọi Vũ “nhôm”, sinh năm 1975, tại Đà Nẵng). Ông Vũ được nhiều người biết đến là một đại gia bất động sản. Ông Vũ là Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam - 79 và là cổ đông của nhiều công ty khác.
Trước đó, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đang điều tra các sai phạm trong việc thực hiện 9 dự án và mua, chuyển nhượng 31 nhà, đất công sản thuộc sở hữu nhà nước tại Đà Nẵng từ năm 2006 đến nay.
Các dự án, nhà công sản trên đều nằm tại trung tâm TP Đà Nẵng và được xem là những khu đất vàng.
Thông qua việc mua, thuê mua và chuyển nhượng, hầu hết các dự án rơi vào một số công ty như Công ty IVC, Công ty TNHH Minh Hưng Phát, Công ty Bắc Nam 79 (một nguồn tin cho hay chủ các công ty này là ông Phan Văn Anh Vũ, thường gọi là Vũ “nhôm”).
Trong số các công sản mà Công an đang điều tra, một dự án thực hiện năm 2015 và hai nhà, đất công sản được bán vào năm 2015-2016. Còn lại đều được thực hiện từ năm 2006 đến 2012 (trong nhiệm kỳ chủ tịch của các ông Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến).
Chiều 20/12/2017, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa có cuộc gặp mặt cấp tướng quân đội về hưu nhân kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
ĐANG KHÁM NHÀ VŨ "NHÔM"
Nhà ông Vũ tại 82 Trần Quốc Toản.


Đại tá Lê Công Thạnh (nguyên Thường vụ, Chỉ huy trưởng Mặt trận 44 Quảng Đà) đặt vấn đề về một lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân tên Vũ “nhôm” với hàng loạt câu hỏi: Có hay không chuyện chính quyền ưu ái cho ông Vũ “nhôm” trong mua bán đất đai, nhà công sản; có hay không việc dự án Đa Phước được giao cho ông Vũ “nhôm” triển khai khi chưa có đánh giá tác động môi trường…?.
Trả lời việc này, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho hay: Không phải mấy bữa nay ta mới nhắc đến Vũ “nhôm”, hỏi Vũ “nhôm” là ai. “Hiện Bộ Công an điều tra. Câu chuyện có một số doanh nghiệp dựa vào quan hệ này nọ, bằng nhiều cách để làm giàu cho mình. Điều đáng buồn là trong cái chuyện làm giàu của người ta thì tìm mọi cách để làm giàu, giàu rồi thì tìm mọi cách để can thiệp. Tôi không biết là nó chính xác đến mức độ nào, xin được ghi nhận như vậy” - ông Nghĩa nói.
Bí thư Đà Nẵng cho rằng ở Đà Nẵng thì người ta nói tới Vũ "nhôm", trong quân đội người ta nói có Út "trọc". Quân đội vừa rồi xử lý, bắt Út "trọc", Công an hiện nay cũng đang tiến hành và phải trả lời những câu hỏi đó. Bộ Công an đang tập trung làm. Vấn đề đa chiều sẽ tiếp tục cập nhật thông tin.