KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

‘Tự nguyện’ và ‘thỏa thuận’ là hai tên trộm trong trường học

Hai kẻ có tên Thỏa Thuận và Tự Nguyện đã đánh cắp niềm tin và sự kính trọng của phụ huynh với một nơi, với những người mà lẽ ra đáng được kính trọng.
Tôi đoán chắc trong những ngày đầu năm học thì “Thoả thuận” và “Tự nguyện” là hai từ ám ảnh phụ huynh (kể cả thầy cô giáo đứng lớp) nhiều nhất. Nó gắn chặt với các loại phí phải đóng đầu năm học.
Câu chuyện về lạm thu nói nhiều, nói mãi cả chục năm nay, dư luận bức xúc nên cấp quản lý và chính quyền đã đưa ra những quy định để siết chặt (và cũng để chứng tỏ sự nghiêm khắc) trong việc thu chi ở trường cũng như đóng góp của phụ huynh.
Những biện pháp như thế ít nhiều có tác dụng. Với xã hội thì để trấn an, còn các trường thì cũng không thể tự tung tự tác, muốn thu kiểu gì thì thu được nữa.
Song, quy định nào thì cũng vẫn có chỗ lách nếu như các trường rắp tâm. “Thoả thuận” và “Tự nguyện” được thai nghén và sinh nở trong hoàn cảnh như thế. Thực tế thì cái tên của chúng cũng đã được người ta gợi ý trước khi sinh ra, ngay trong những quy định rồi.
“Thoả thuận” và “tự nguyện”, dù xuất phát từ thực tâm người học thì lúc này nhà trường, từ chỗ chủ động cung ứng dịch vụ một cách hệ thống bỗng dưng biến thành bị động đáp ứng yêu cầu một cách manh mún, cục bộ. Trong khi đó, giáo dục là lĩnh vực khoa học vừa khó, vừa nhạy cảm, không phải ai cũng hiểu nên việc “đáp ứng yêu cầu” cũng cần xem xét.
Còn nếu “Thoả thuận” và “Tự nguyện” được đưa ra để đối phó nhằm hợp pháp hoá hoạt động của nhà trường (cho dù phần đông học sinh và phụ huynh không mong muốn) thì chả cần phân tích gì thêm vì nó thể hiện rõ sự áp đặt và mất dân chủ.
Ví dụ như ở bậc tiểu học hiện nay thì nhiều trường liên kết với các trung tâm tiếng Anh để dạy thêm cho học sinh. Đây là công việc cần có sự bàn bạc và nhất trí với phụ huynh. Tuy nhiên, mọi công việc có lẽ đều làm chiếu lệ giữa hiệu trưởng với ban phụ huynh nhà trường.
Trường con tôi năm nay tiếng Anh liên kết chuyển sang một trung tâm khác. Lý do đưa ra chưa thuyết phục nên một vài phụ huynh phản ứng. Rốt cuộc thì những phản ứng yếu ớt và đơn lẻ ấy cũng đành “Thoả thuận” và “Tự nguyện” vì biết mình là thiểu số.
Họ ký vào tờ giấy xác nhận sự thoả thuận và tự nguyện trong trạng thái miễn cưỡng, thậm chí có cảm giác bị ép buộc. Làm như thế, nhiều phụ huynh đã tự dối lòng để đổi lấy sự an toàn và đảm bảo việc học của con em mình được yên ổn.
Dù “Thoả thuận” và “Tự nguyện” diễn ra trong sự ấm ức, chưa hài lòng nhưng phần đông phụ huynh đều ý thức không để con mình biết, sợ ảnh hưởng đến tâm hồn trong trẻo của các cháu. Tuy nhiên làm vậy cũng tức là đẩy chủ thể học tập ra ngoài rìa mà đáng ra chúng hoàn toàn được phép tham gia vào một vài nội dung nào đó.
“Thỏa thuận” và “Tự nguyện” thể hiện sự thân thiện, hợp tác và đồng thuận. Nhưng chính trong nhà trường chúng đã trở thành bình phong và mất đi ý nghĩa tích cực đó.
Hai kẻ trộm có tên là Thỏa Thuận và Tự Nguyện đã đánh cắp niềm tin và sự kính trọng của phụ huynh với một nơi, với những người mà lẽ ra đáng được kính trọng. Tôi chắc rằng chẳng thầy cô nào muốn “hai tên trộm” này lẻn vào trường nhưng đôi khi lực bất tòng tâm. Dần dà, sự hiện diện của chúng ở trường cũng trở thành quen, một số giáo viên đã bắt đầu thỏa hiệp, số khác ngó lơ vì sự yên ổn của chính bản thân mình.
Tho NGÔ THIỆU PHONG / VOV

Những hành vi mờ ám của chính quyền Mỹ sau vụ khủng bố 11/9

Ngày 11/9/2001, cả thế giới bàng hoàng nghe tin hai toà tháp Trung tâm Thương mại Thế giới sừng sững tại New York đã đổ sụp trong một loạt vụ khủng bố nhằm vào nước Mỹ. 16 năm đã trôi qua nhưng những bí ẩn chưa có lời giải về thảm kịch kinh hoàng này vẫn ám ảnh nhiều người.
Trong chuỗi các vụ tấn công liên tiếp nhằm vào nước Mỹ trong ngày 11/9/2001, 19 tên khủng bố – không tặc – đã chiếm quyền điều khiển của 4 máy bay thương cỡ lớn rồi lần lượt tấn công các mục tiêu gồm: hai máy bay lao thẳng vào tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới (World Trade Center) tại thành phố New York, một máy bay khác đâm vào Lầu Năm Góc (trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ) tại Washington trong khi chiếc còn lại bị rơi xuống một cánh đồng ở Shanksville, Pennsylvania.
Vụ khủng bố 11/9 đã khiến 2.996 người thiệt mạng và là vụ tấn công đẫm máu nhất do thế lực bên ngoài gây ra tại Mỹ. Ngoài ra, còn khoảng gần 10.000 người bị thương hoặc ảnh hưởng sức khoẻ nghiêm trọng sau chuỗi sự kiện kinh hoàng này.
Không mất nhiều thời gian, Tổ chức khủng bố Al-Qaeda sau đó nhanh chóng xác nhận và bị xác nhận là những kẻ chủ mưu tiến hành các vụ tấn công nhằm vào Mỹ. Trong đó, lời hiệu triệu thánh chiến nhằm chống lại nước Mỹ do Osama bin Laden, thủ lĩnh của Al-Qaeda, được xem là động cơ lớn nhất dẫn tới hành động tấn công liều chết của 19 tên không tặc.
Đáng chú ý, 15 trong số 19 tên không tặc đến từ Saudi Arabia trong khi những kẻ còn lại tới từ UAE, Ai Cập và Lebanon – các nước đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại Trung Đông.
Những bí ẩn chưa có lời giải
1. Vì sao Mỹ cho phép người thân trùm khủng bố Osama bin Laden rời nước Mỹ vài ngày sau vụ 11/9?
Câu hỏi đầu tiên được dư luân đặt ra sau vụ khủng bố đẫm máu, đó là lý do Washington cho phép rất nhiều công dân Saudi Arabia, bao gồm nhiều người trong gia đình trùm khủng bố Osama bin Laden, rời nước Mỹ vài ngày sau vụ 11/9.
Báo cáo của Ủy ban 11/9 cho biết, sau khi không phận New York mở cửa trở lại, một chiến dịch đưa người Saudi Arabia rời khỏi Mỹ đã được tiến hành: 6 chuyến bay chở khoảng 140 công dân Saudi Arabia đã rời Mỹ từ ngày 14 đến 24/9/2001. Trong số đó, chuyến bay cất cánh ngày 20/9 chỉ chở 26 khách, phần lớn được cho là họ hàng của tên trùm khủng bố Osama bin Laden.
Ngay sau khi thông tin về việc này bị lộ lọt, Richard Clarke, người phụ trách đội xử lý khủng hoảng ở Nhà Trắng khẳng định hành động của Washington là bắt buộc và hợp lý. Theo Clarke, việc để những người Saudi Arabia trong đó có họ hàng của Bin Laden trở về quê hương nhằm giúp họ tránh khỏi làn sóng trả thù của những người quá khích trong nước.
Tuy nhiên, sự việc lại khiến nhiều chuyên gia kinh ngạc vì những người có thể cung cấp thông tin nhiều nhất cho nhà điều tra lại được phép rời khỏi nước Mỹ. Ông Jack Cloonan, cựu chuyên viên nhóm điều tra al-Qaeda của FBI và CIA, cho rằng tên trùm khủng bố rất có thể đã liên lạc với một người trong số này.
Có ý kiến thậm chí cho rằng chính quyền Washington đã toan tính mờ ám khi để “những manh mối sống” quan trọng cho quá trình điều tra rời đi bí ẩn.
2. Liệu có phải nước Mỹ đã hoàn toàn mất cảnh giác khi để xảy ra vụ 11/9? Có ai bị mất chức sau vụ khủng bố đẫm máu?
Trước khi xảy ra vụ 11/9, đã có một số sự kiện có dấu hiệu cho thấy những kẻ khủng bố sắp tấn công quy mô lớn nhằm vào nước Mỹ. Trong số đó có thể kể tới vụ đánh bom ở Trung tâm thương mại thế giới năm 1993, vụ đánh bom ở Đại sứ quán Mỹ tại Kenya và Tanzania năm 1998 và vụ tấn công nhằm vào chiến hạm USS Cole của Mỹ ở Yemen.
CIA thậm chí đã từng theo dõi tung tích của của một số tên không tặc tiến hành vụ khủng bố 11/9 khi chúng đặt chân tới Mỹ trước đó và xếp chúng vào danh sách đen cần lưu ý đặc biệt.
Tuy nhiên, vì lý do nào đó, các cơ quan chức năng Mỹ đã không kịp thời xử lý các thông tin tình báo này và để thảm hoạ xảy ra.
Một vấn đề khác cần phải nói tới, theo một bài báo được New York Times đăng tải năm 2001, một thời gian sau vụ khủng bố đẫm máu, những người có nghĩa vụ bảo vệ an ninh nước Mỹ không bị trừng phạt mà còn được thăng chức. Một trong những nhân vật điển hình bao gồm đại tướng không quân Richard Myers.
Vào thời điểm vụ khủng bố xảy ra, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Henry Hugh Shelton đang trên máy bay đến dự một cuộc họp của NATO. Do vậy, cấp phó của ông Shelton là Richard Myers trở thành người quản lý Bộ Quốc phòng trong tình huống khẩn cấp. Ông này đã thất bại trong việc ngăn chặn 4 máy bay thương mại bị không tặc. Ấy vậy, chỉ chưa đầy 1 tháng sau thảm hoạ, Myers vẫn nhận quyết định thăng chức Tổng tham mưu trưởng Liên quân và không hề bị kỉ luật.
3. Chính quyền Bush đã né tránh điều tra toàn diện vụ 11/9?
Phải sau một khoảng thời gian dài đối mặt với làn sóng phản đối gay gắt, Tổng thống George W. Bush mới phê chuẩn việc thành lập ủy ban điều tra, người phụ trách là Ngoại trưởng Henry Kissinger.
Theo giới quan sát, việc Nhà Trắng không thành lập uỷ ban điều tra toàn diện là để né tránh lỗ hổng của lực lượng an ninh và tình báo Mỹ.
4. Những kẻ khủng bố vẫn chưa chết?
Một trong những bí ẩn lớn nhất của vụ 11/9 là về số phận những kẻ khủng bố. Giới chức Mỹ xác nhận toàn bộ 19 tên khủng bố đều đã chết trong các vụ tấn công. Tuy nhiên, vài ngày sau, BBC lại đưa tin một số tên khủng bố đã trốn thoát và không hề hấn gì.
“Waleed al-Shehri là một trong 5 người FBI cáo buộc cố tình điều khiển phi cơ của American Airlines lao vào tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới. Tuy nhiên, lúc này anh ta đang khẳng định sự vô tội ở Casablanca, Morocco”, BBC đưa tin ngày 23/9/2001.
BBC cũng tiếp tục đề cập về Abdulaziz Al Omari, một trong những kẻ tấn công khác trên chuyến bay Amerrican Airlines. Theo đó, Omari tự xưng là một kỹ sư ở Saudi Arabia và bị mất hộ chiếu khi du học ở thành phố Denver, bang Colorado.
Sau bản tin của BBC, Giám đốc FBI khi đó là ông ông Robert Mueller, đã thừa nhận rằng việc xác định danh tính của một số kẻ không tặc đã không minh bạch.
Việc này đã dấy lên nghi ngờ về việc liệu những kẻ gây ra những vụ tấn công khiến 3.000 người thiệt mạng có đang sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật ở đâu đó trên trái đất?
5. Tại sao chưa đầy một tháng sau vụ tấn công 11/9, Mỹ lại vội vã tấn công Afghanistan?
Không mất nhiều thời gian sau vụ tấn công, Tổ chức khủng bố Al-Qaeda nhanh chóng xác nhận và bị xác nhận là những kẻ chủ mưu tiến hành các vụ tấn công nhằm vào Mỹ. Trong đó, lời hiệu triệu thánh chiến nhằm chống lại nước Mỹ do Osama bin Laden, thủ lĩnh của Al-Qaeda, được xem là động cơ lớn nhất dẫn tới hành động tấn công liều chết của 19 tên không tặc.
Mặc dù 15 trong tổng số 19 tên không tặc đến từ Saudi Arabia trong khi những kẻ còn lại tới từ UAE, Ai Cập và Lebanon – các nước đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại Trung Đông – nhưng Mỹ cho rằng, chính sự bao bọc của Taliban- một phong trào Hồi giáo thống trị ở Afghanistan từ năm 1996 đến năm 2001 mới là kẻ đầu sỏ cần bị trừng trị.
Ngày 7/10/2001, Cựu Tổng thống George W. Bush, với sự hậu thuẫn từ Quốc hội Mỹ, đã phát lệnh mở cuộc tấn công quân sự toàn diện ở Afghanistan để tiêu diệt Al-Qaeda nhằm đánh bật quyền lực của Taliban.
16 năm sau cuộc chiến tốn kém của Mỹ tại quốc gia Trung Đông này, nhiều người vẫn đang hỏi tại sao Mỹ mất chưa đầy 1 tháng để tìm đủ lý do bắt đầu cuộc chiến tại Afghanistan, mất 2 năm để tìm ra mối liên hệ giữa phần tử Al-Qaeda với lực lượng tình báo Iraq và tiến hành cuộc chiến tại Iraq nhưng lại mất 10 năm để tìm và tiêu diệt thấy Bin Laden?
Cần lưu ý rằng, tại Iraq, giới chức Mỹ đã cáo buộc chính quyền Bagdad khi đó sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, đặc biệt là các phòng thí nghiệm cơ động có thể sản xuất vũ khí sinh học. Tuy nhiên, trong suốt cuộc chiến ở Iraq, Washington chưa phát hiện ra bất kỳ vũ khí hủy diệt hàng loạt nào.
Theo CÔNG AN NHÂN DÂN

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

U4 - điệp viên cộng sản làm "quan lớn" trong Nghị viện VNCH


Đinh Văn Đệ (Ba Đệ) - điệp viên U4 là ai? Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những thông tin về ông mới dần được hé lộ. 

U4 - điệp viên cộng sản làm "quan lớn" trong Nghị viện VNCH


Bảo tàng Tình báo Quốc phòng Việt Nam đang lưu giữ, trưng bày một lá thư mật của đồng chí Nguyễn Đức Trí, Trưởng phòng Tình báo B2 gửi điệp viên U4 đang hoạt động trong sào huyệt của Mỹ -ngụy với chức danh Chủ tịch Văn phòng Hạ nghị viện Việt Nam Cộng hòa. U4 tên thật là Đinh Văn Đệ, một điệp viên xuất sắc đã vượt lên nhiều nỗi đau thầm lặng của cá nhân để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tổ chức giao phó.

Lá thư 4 trang, được bắt đầu chuyển đi từ ngày 22/5/1973. Lúc này Hiệp định Pa-ri đã được ký kết, Chính phủ Nguyễn Văn Thiệu gặp khó khăn do quân Mỹ rút dần, nguồn tài trợ của Mỹ dành để nuôi sống bộ máy ngụy quân, ngụy quyền đang giảm đi. Trong thư, đồng chí Nguyễn Đức Trí đã giao nhiệm vụ trước mắt cho U4 trong tình hình mới: Tìm hiểu âm mưu, chủ trương của Thiệu đối phó với hội nghị dân sự, hội nghị quân sự 2 bên; địch nhận xét, đánh giá về phái đoàn ta, từng người trong phái đoàn ta như thế nào; cùng với đó là điều tra lai lịch một số nhân vật cộm cán trong chính phủ ngụy quyền.

Đồng chí Nguyễn Đức Trí cũng thông báo tình hình chung sau khi có Hiệp định Pa-ri, sự thất bại ngày càng rõ của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và động viên U4 vững tâm khi có nhiều người thân, bạn bè giận ông khi làm “quan lớn” cho ngụy quân, ngụy quyền. Bức thư có đoạn: “… Chúng ta biết chấp nhận cái nhục nhỏ để giành cái vinh lớn cho dân tộc, sẵn sàng chịu đựng sự hiểu lầm của người khác, kể cả người thân của mình. Ngành ta là công tác mật, càng che dấu được nhiều người càng tốt, càng kín đáo càng có lợi… để đi sâu, trèo cao, đi sát với địch, tìm hiểu bí mật của địch phục vụ lợi ích cách mang… Anh nên dũng cảm gạt ra ngoài và có biện pháp giải quyết khôn khéo nhất, có lợi nhất, tất cả những ràng buộc, vướng mắc không cơ bản để tập trung tinh thần và ý chí để thực hiện nhiệm vụ”.

Đinh Văn Đệ (Ba Đệ) - điệp viên U4 là ai ? Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những thông tin về ông mới dần được hé lộ. Ông là sĩ quan mang cấp Thượng úy của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, nhưng đã đi sâu vào hang ổ địch, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Ba Đệ sinh năm 1924, theo đạo Cao Đài, mồ côi cha từ nhỏ nhưng vẫn được mẹ nuôi cho ăn học hết trung học đệ nhất cấp. Sau tháng 8/1945, Đinh Văn Đệ theo cách mạng được vài tháng thì thực dân Pháp nổ súng xâm chiếm Sài Gòn trở lại. Cuộc sống dưới ách cai trị của Pháp, xô đẩy anh vào Trường sĩ quan ngụy ở Thủ Đức. Dần dần, Đinh Văn Đệ được tướng tá ngụy tin dùng, về làm ở Bộ Tổng tham mưu ngụy, được Tổng tham mưu trưởng Lê Văn Tỵ tin cậy, giao làm chánh văn phòng, thăng cấp đại úy; giữa năm 1957 được thăng vượt cấp lên trung tá. Sau khi Ngô Đình Diệm bị đảo chính, Đinh Văn Đệ được cử làm Thị trưởng Đà Lạt, rồi Tỉnh trưởng Tuyên Đức, tới năm 1966 thì được thăng cấp Đại tá và chuyển sang làm Tỉnh trưởng Bình Thuận. Cuối năm 1967, Đinh Văn Đệ từ chức Tỉnh trưởng, ứng cử vào Hạ viện ngụy.

Từ trước khi Đinh Văn Đệ trúng cử vào Hạ viện của ngụy, tổ chức điệp báo của ta đã cử người liên hệ, tìm cách vận động ông trở lại phục vụ cách mạng. Ba Đệ từng bước tìm hiểu và giúp đỡ cách mạng. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân ta càng tác động mạnh đến tư tưởng của Đinh Văn Đệ. Ông có người em trai là Đinh Văn Huệ, sĩ quan tình báo của ta, sau này là Đại tá, Cụm trưởng Cụm điệp báo VĐ2. Ba Đệ ngày càng tích cực hơn trong cộng tác, cung cấp tin tức cho cách mạng. Đến năm 1969, Đinh Văn Đệ chính thức nhận lời, quy ước liên lạc để làm “điệp viên nằm vùng” của ta.

Là người nắm giữ chức vụ quan trọng trong Quốc hội của ngụy quyền Sài Gòn, Ba Đệ đã cung cấp cho ta nhiều tin tức chiến lược quan trọng. Tháng 01/1975, sau khi ta giải phóng tỉnh Phước Long, tổ chức chỉ thị yêu cầu Ba Đệ tìm hiểu phản ứng của địch. Qua mối thân thiện với Tổng trưởng Quốc phòng, Ba Đệ đã được Cao Văn Viên cấp cho một giấy thông hành đặc biệt. Nhờ có giấy này mà Ba Đệ ra vào Bộ Tổng tham mưu một cách khá dễ dàng để tiếp cận với các sĩ quan trong cơ quan này. Nhờ đó, tin tức của Ba Đệ giúp ta khẳng định ngụy không có ý định tái chiếm Phước Long. Ba Đệ còn cho biết địch bỏ Phước Long nhưng sẽ cho không quân dội bom quần nát căn cứ của ta ở Lộc Ninh. Nhờ tin này, khi ngụy cho không quân tàn sát căn cứ Lộc Ninh, ta hạn chế được rất nhiều thiệt hại.

Trước chiến dịch Tây Nguyên, Ba Đệ với tư cách là một quan chức cấp cao của Quốc hội, đã có nhiều biện pháp khéo léo để đi thị sát, nắm tình hình quân ngụy. Nhờ đó, ông đã giúp ta trả lời hai vấn đề: Địch có nắm chắc vị trí đứng chân của Trung ương Cục miền Nam hay không? Có biết quân ta đang di chuyển phục vụ chiến dịch Tây Nguyên hay không? Những thông tin đó giúp ta nắm chắc địch, chủ động triển khai kế hoạch của chiến dịch.

Ngày 13/3/1975, hai ngày sau khi ta giải phóng Buôn Ma Thuột, Quốc hội Sài Gòn cử Ba Đệ và nhiều quan chức khác bay sang Mỹ nhằm thuyết phục Quốc hội Mỹ ủng hộ ngụy, tiếp tục rót tiền tài trợ. Trên diễn đàn Quốc hội Hoa Kỳ, Ba Đệ đã khéo léo phác thảo một bức tranh đen tối về tình hình chiến trường; về sự lục đục, rối ren của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu; về sự sa sút của Quân lực Việt Nam cộng hòa… Những thông tin đó, vừa đúng theo yêu cầu của Thiệu, nhưng càng làm cho phe phản chiến trong Quốc hội Mỹ củng cố quan điểm ngừng tài trợ cho Nguyễn Văn Thiệu.

Những thông tin mà Ba Đệ công khai trước Quốc hội Mỹ, cùng với những tin tức thất bại liên tiếp của quân ngụy trên chiến trường Nam Việt Nam dồn dập dội về, đa số các nghị sĩ và kể cả Tổng thống Pho đều cảm nhận được không thể cứu vãn nổi chính quyền Sài Gòn. Những lời hứa viện trợ của Tổng thống Mỹ với Thiệu đã không thành hiện thực. Chính Nguyễn Văn Thiệu đã phải viết thư cầu xin Mỹ “nếu không viện trợ thì cho vay”, nhưng hành vi van lơn của Thiệu cũng không thuyết phục được Quốc hội Mỹ mở hầu bao. Trước khi bị Mỹ ép từ chức, Thiệu đã cay đắng thừa nhận: Việt Nam Cộng hòa thực ra là chính phủ đánh thuê cho Mỹ, Mỹ bội ước, không viện trợ nữa thì thất bại của Việt Nam Cộng hòa là không tránh khỏi.

Xây dựng điệp viên U4 là một trong những thành công xuất sắc của tình báo cách mạng Việt Nam. Về phần mình, sau ngày đất nước thống nhất, ông Đinh Văn Đệ đã chọn cho mình một cuộc sống kín đáo, giản dị. Ông luôn quan niệm, những việc mình làm là trách nhiệm của một công dân yêu nước với Tổ quốc của mình.

NGUYỄN VĂN OAI GIEO NHÂN NÀO GẶT QUẢ ẤY

Sáng 18/9/2017, Tòa án nhân dân thị xã Hoàng Mai đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Nguyễn Văn Oai sinh năm 1981 trú tại xóm 4, Quỳnh Vinh, TX Hoàng Mai với các tội danh chống người thi hành công vụ được quy định tại điều 257 và tội không chấp hành án theo quy định tại điều 304 Bộ luật Hình sự năm 1999. Đây là kết quả tất yếu cho những kẻ ngông cuồng, dám coi thường sự nghiêm minh của pháp luật.
Điều 304, Tội không chấp hành án, Bộ luật Hình sự quy định: “Người nào cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Khoản 1 điều 257 Bộ luật Hình sự quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc  họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng  đến  ba năm”.
Bị cáo Nguyễn Văn Oai tại phiên xét xử sáng 18-9-2017
Đây là kết quả tất yếu sau hàng loạt các hoạt động chống phá chính quyền nhân dân của Nguyễn Văn Oai.
Nguyễn Văn Oai là đối tượng phản động đã từng vào tù ra tội với các tội danh chống phá chính quyền nhân dân. Theo đó, từ năm 2009 đến cuối năm 2011, Nguyễn Văn Oai đã bị tổ chức khủng bố Việt Tân lôi kéo gia nhập vào tổ chức. Bên cạnh đó, tổ chức khủng bố Việt Tân đã trực tiếp đào tạo, huấn luyện cho Nguyễn Văn Oai về phương thức đấu tranh “bất bạo động” cũng như chuẩn bị công cụ, phương tiện, kích động quần chúng nhân dân tập hợp lực lượng, âm mưu tiến hành phá rối an ninh, bạo loạn nhằm lật đổ chế độ.
Với các hành vi coi thường pháp luật, ngày 8 và 9/1/2013, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đã xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự đối với 14 bị cáo, trong đó có Nguyễn Văn Oai về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự.  Tại phiên tòa, hội đồng xét xử đã xử phạt 14 bị cáo tổng cộng 82 năm tù, trong đó bị cáo Nguyễn Văn Oai bị phạt 4 năm tù và bị quản chế 4 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính. Sau khi Nguyễn Văn Oai chấp hành xong hình phạt tù tại trại giam Nam Hà, được bàn giao về nơi cư trú ở xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An để chấp hành tiếp hình phạt bổ sung 4 năm quản chế, cấm đi khỏi nơi cư trú theo bản án sơ thẩm số 01/2013/HSST ngày 9/1/2013 của Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An.
Ngày 2/8/2015, Nguyễn Văn Oai chấp hành xong án phạt tù. Tuy nhiên, sau khi ra tù Nguyễn Văn Oai không những không chấp hành các quy định về quản chế, không chịu sự quản lý, giáo dục của chính quyền địa phương mà còn thường xuyên vi phạm nghĩa vụ quản chế ngay từ tuần đầu tiên về tại nơi cư trú. Trong đó, Nguyễn Văn Oai nhiều lần không đến chính quyền trình diện theo quy định. Khi cơ quan chức năng có mặt để kiểm danh, kiểm diện và gửi thông báo yêu cầu thực hiện nghĩa vụ của người chấp hành án quản chế, Nguyễn Văn Oai chửi bới, xé giấy thông báo và dùng gậy đánh một cán bộ công an. Vì vậy, Ban công an xã Quỳnh Vinh đã lập 18 biên bản về việc vi phạm nghĩa vụ chấp hành án đối với Nguyễn Văn Oai, 2 lần trực tiếp đến giải thích, thuyết phục. Chủ tịch UBND xã Quỳnh Vinh ban hành 3 bản thông báo yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thi hành án quản chế và 14 lần ký giấy triệu tập Oai đến UBND xã để thực hiện nghĩa vụ thi hành án quản chế nhưng Nguyễn Văn Oai không nhận,không chấp hành. Nguyễn Văn Oai đã ít nhất 2 lần tự ý đi khỏi nơi quản chế. Điều đó cho thấy mặc dù các cơ quan chức năng đã nhiều lần nhắc nhở, giáo dục, thuyết phục, nhiều lần ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nhưng Nguyễn Văn Oai vẫn tỏ ra ngoan cố, thách thức, thậm chí còn chống trả quyết liệt đối với người thi hành công vụ.
Với các hành vi thách thức chính quyền nhân dân, chống người thi hành công vụ của Nguyễn Văn Oai thì HĐXX TAND thị xã Hoàng Mai tuyên phạt Nguyễn Văn Oai 3 năm tù về tội “Chống người thi hành công vụ”, 2 năm tù về tội “Không chấp hành án”. Tổng hợp hai tội danh, Nguyễn Văn Oai phải chấp hành án phạt 5 năm tù, thời hạn tù tính từ ngày bị tạm giam (19/1/2017). Ngoài ra, Nguyễn Văn Oai phải chấp hành án phạt bổ sung 4 năm quản chế, cấm đi khỏi nơi cư trú chưa thi hành của bản án trước. Đây là quyết định hợp lý, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật.

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

Đừng yêu nước bằng máu của người khác!



Những người gác biển không cần những người “đứng” sau lưng bằng những bài viết răn dạy về tình yêu nước trên Facebook.




Ông ngoại tôi từng cầm mác búp đa, lưng dắt lựu đạn, cắt rào rào kẽm gai công đồn Pháp cùng với những người lính Nhật Bản theo Việt Minh thời chín năm. Chiến thuật của đơn vị ông rất đơn giản: cắt rào, ném lựu đạn vô lô cốt và xung phong vào đánh giáp lá cà khi quân Pháp còn chưa hết choáng váng vì tiếng nổ. Ông tôi không kể về những tổn thất của đơn vị.

Khi tôi hỏi ông tôi là trong đơn vị có bao nhiêu lính Nhật, và sau chín năm, bao nhiêu người trong số họ trở về tổ quốc. Ông trả lời “có chín người, sau chín năm, chẳng có ai trong họ còn sống.” Tôi không biết ngoài chín người Nhật đó, bao nhiêu người khác trong đơn vị ông đã chết. Tôi hỏi ông: “đơn vị ông không phải là đặc công (mà thực ra trong thời chín năm, khái niệm đặc công chưa có), sao các ông không dùng bazooka hoặc ít nhất là súng máy áp chế khi công đồn?” Ông trả lời rất đơn giản là đơn vị ông không có bất kỳ vũ khí hỏa lực mạnh nào. Họ chỉ có 3 súng trường Nhật cho một tiểu đội và những người Nhật Bản tình nguyện chỉ dùng kiếm samurai của họ.

Thời kháng Mỹ, ông tôi động viên con cái đi ra trận. Hai dì tôi đi thanh niên xung phong khi mười sáu tuổi. Sau chiến dịch Đường 9 Nam Lào và Quảng Trị, lần lượt 2 dì về nhà vì mất sức. Cả hai dì đều trọc đầu như sư đến nhiều năm sau tóc mới mọc lại. Bác tôi, học ở Nga về làm cán bộ giảng dạy Bách Khoa nhưng rồi lại tình nguyện nhập ngũ. Tây Nguyên, Đường 9, Quảng Trị - giấy chứng nhận dũng sỹ diệt Mỹ và dũng sỹ diệt xe cơ giới gấp phồng túi ngực (theo đúng nghĩa đen). Khi từ miền Bắc vào Nam, bác tôi mang theo 90 viên đạn của cây súng bắn tỉa. Khi giải ngũ, bác đã bắn 52 viên, trong đó 4 viên trượt. Bác tôi và người em kết nghĩa đã bỏ cả ngày trời bò qua cả một cái trảng lớn nằm giữa vùng ranh giới giữa hai bên để bắn một phát đạn với tầm gần 900 m làm bị thương viên tướng chỉ huy một sư đoàn quân đội Sài Gòn trong cuộc họp bộ tham mưu của sư này hồi Quảng Trị năm 1972. Bác tôi là một trong 16 người cuối cùng rời thành Quảng Trị bơi vượt sông Thạch Hãn và tên của bác tôi có trong viện Bảo tàng Quân đội. Những người chỉ huy trận Quảng Trị nay đang lãnh đạo Bộ Quốc phòng đều nhớ đến bác tôi.

Ông ngoại tôi giờ đã 94 tuổi, bác và các dì tôi đều đã về hưu. Không một ai đại ngôn về lòng yêu nước. Thậm chí, tôi chưa bao giờ nghe từ đó trong các câu chuyện của họ. Đơn giản là họ làm những điều đó.

Khi tôi kể cho bác tôi về một cuốn nhật ký nổi tiếng của một người lính trẻ tuổi hai mươi và ngỏ ý muốn mua một cuốn tặng bác. Bác tôi từ chối và nói với tôi rằng: “con ạ, nếu mỗi người lính khi ra trận, thay vì viết mà chỉ cần bắn bị thương một kẻ thù thôi, thì miền Nam có thể giải phóng rất lâu trước 1975”. Khi tôi kể cho bác về những chuyện gần đây trên Biển Đông, bác lẩm nhẩm tính rồi nói “Ác liệt như hồi 72 mà người ta mới vét đến cán bộ tuổi 35. Giờ, nếu không phải đánh lớn trên bộ, chắc bọn con (tôi và các anh con bác) không bị động viên đâu!”

Tôi viết những dòng này vì tôi ngán đến tận cổ những người ngồi trong phòng máy lạnh mà mọi thứ họ viết ra chỉ là chỉ trích. Tôi ngán đến tận cổ việc họ tự cho mình là đang nói lên tiếng nói của nhân dân để viết về lòng yêu nước. Họ chỉ trích, họ mách nước cho Nhà nước làm việc A việc B dù họ biết rằng nếu có nổ súng thì họ sẽ không gửi email gọi con họ bỏ học ở nước ngoài để về nhập ngũ. Nghĩ đi nghĩ lại, tôi tự hỏi và mãi vẫn không tìm được chỗ nào cho thấy họ đang đại diện cho nhân dân (những người nông dân như ông ngoại tôi, những cán bộ về hưu như bác và các dì tôi) để nói những từ đại ngôn đó.

Những người đại ngôn đó đòi minh bạch về thông tin, đòi nhà nước để cho phải báo cáo này nọ nhưng họ quên mất một điều là từ năm 79 tới những năm 85-86, có ngày nào mà nhân dân không nghe đài thống kê về số lượng đạn pháo bắn sang lãnh thổ Việt Nam, ngày nào mà Thông Tấn Xã VN không dịch những bản tin đó sang tiếng Anh cho thế giới biết? Cả thế giới đều biết, nhưng chỉ có những thanh niên Việt Nam 17-18 phải bỏ trường học mà lên đường giữ nước, và cả nước phải đói ăn đến queo quắt để chiến sỹ tiền duyên có đạn mà bắn.

Năm 88, chiến sỹ hải quân hy sinh trên đá ngầm đảo Trường Sa vì tinh thần yêu nước và hy sinh họ có thừa nhưng họ không có vũ khí để chống lại tàu lớn của Trung Quốc.

Những người gác biển không cần nhân dân “đứng” sau lưng bằng viết bài răn dạy nhân dân và nhà nước về tình yêu nước trên Facebook. Những người gác biển cần vũ khí, cần máy bay, cần tên lửa, cần tàu chiến, tàu ngầm. Và những thứ đó chỉ có được khi có tiền. Nếu có viết, hãy kêu gọi nhà nước phát hành công trái mua vũ khí, và nếu có phát hành, thì hãy mua công trái. Đừng để con em nhân dân đổ máu để cho các vị thấy mình là yêu nước.

Theo THÁI BẢO ANH (Reds.net)

Đừng yêu nước bằng máu của người khác!

Những người gác biển không cần những người “đứng” sau lưng bằng những bài viết răn dạy về tình yêu nước trên Facebook.
Ông ngoại tôi từng cầm mác búp đa, lưng dắt lựu đạn, cắt rào rào kẽm gai công đồn Pháp cùng với những người lính Nhật Bản theo Việt Minh thời chín năm. Chiến thuật của đơn vị ông rất đơn giản: cắt rào, ném lựu đạn vô lô cốt và xung phong vào đánh giáp lá cà khi quân Pháp còn chưa hết choáng váng vì tiếng nổ. Ông tôi không kể về những tổn thất của đơn vị.
Khi tôi hỏi ông tôi là trong đơn vị có bao nhiêu lính Nhật, và sau chín năm, bao nhiêu người trong số họ trở về tổ quốc. Ông trả lời “có chín người, sau chín năm, chẳng có ai trong họ còn sống.” Tôi không biết ngoài chín người Nhật đó, bao nhiêu người khác trong đơn vị ông đã chết. Tôi hỏi ông: “đơn vị ông không phải là đặc công (mà thực ra trong thời chín năm, khái niệm đặc công chưa có), sao các ông không dùng bazooka hoặc ít nhất là súng máy áp chế khi công đồn?” Ông trả lời rất đơn giản là đơn vị ông không có bất kỳ vũ khí hỏa lực mạnh nào. Họ chỉ có 3 súng trường Nhật cho một tiểu đội và những người Nhật Bản tình nguyện chỉ dùng kiếm samurai của họ.
Thời kháng Mỹ, ông tôi động viên con cái đi ra trận. Hai dì tôi đi thanh niên xung phong khi mười sáu tuổi. Sau chiến dịch Đường 9 Nam Lào và Quảng Trị, lần lượt 2 dì về nhà vì mất sức. Cả hai dì đều trọc đầu như sư đến nhiều năm sau tóc mới mọc lại. Bác tôi, học ở Nga về làm cán bộ giảng dạy Bách Khoa nhưng rồi lại tình nguyện nhập ngũ. Tây Nguyên, Đường 9, Quảng Trị – giấy chứng nhận dũng sỹ diệt Mỹ và dũng sỹ diệt xe cơ giới gấp phồng túi ngực (theo đúng nghĩa đen). Khi từ miền Bắc vào Nam, bác tôi mang theo 90 viên đạn của cây súng bắn tỉa. Khi giải ngũ, bác đã bắn 52 viên, trong đó 4 viên trượt. Bác tôi và người em kết nghĩa đã bỏ cả ngày trời bò qua cả một cái trảng lớn nằm giữa vùng ranh giới giữa hai bên để bắn một phát đạn với tầm gần 900 m làm bị thương viên tướng chỉ huy một sư đoàn quân đội Sài Gòn trong cuộc họp bộ tham mưu của sư này hồi Quảng Trị năm 1972. Bác tôi là một trong 16 người cuối cùng rời thành Quảng Trị bơi vượt sông Thạch Hãn và tên của bác tôi có trong viện Bảo tàng Quân đội. Những người chỉ huy trận Quảng Trị nay đang lãnh đạo Bộ Quốc phòng đều nhớ đến bác tôi.
Ông ngoại tôi giờ đã 94 tuổi, bác và các dì tôi đều đã về hưu. Không một ai đại ngôn về lòng yêu nước. Thậm chí, tôi chưa bao giờ nghe từ đó trong các câu chuyện của họ. Đơn giản là họ làm những điều đó.
Khi tôi kể cho bác tôi về một cuốn nhật ký nổi tiếng của một người lính trẻ tuổi hai mươi và ngỏ ý muốn mua một cuốn tặng bác. Bác tôi từ chối và nói với tôi rằng: “con ạ, nếu mỗi người lính khi ra trận, thay vì viết mà chỉ cần bắn bị thương một kẻ thù thôi, thì miền Nam có thể giải phóng rất lâu trước 1975”. Khi tôi kể cho bác về những chuyện gần đây trên Biển Đông, bác lẩm nhẩm tính rồi nói “Ác liệt như hồi 72 mà người ta mới vét đến cán bộ tuổi 35. Giờ, nếu không phải đánh lớn trên bộ, chắc bọn con (tôi và các anh con bác) không bị động viên đâu!”
Tôi viết những dòng này vì tôi ngán đến tận cổ những người ngồi trong phòng máy lạnh mà mọi thứ họ viết ra chỉ là chỉ trích. Tôi ngán đến tận cổ việc họ tự cho mình là đang nói lên tiếng nói của nhân dân để viết về lòng yêu nước. Họ chỉ trích, họ mách nước cho Nhà nước làm việc A việc B dù họ biết rằng nếu có nổ súng thì họ sẽ không gửi email gọi con họ bỏ học ở nước ngoài để về nhập ngũ. Nghĩ đi nghĩ lại, tôi tự hỏi và mãi vẫn không tìm được chỗ nào cho thấy họ đang đại diện cho nhân dân (những người nông dân như ông ngoại tôi, những cán bộ về hưu như bác và các dì tôi) để nói những từ đại ngôn đó.
Những người đại ngôn đó đòi minh bạch về thông tin, đòi nhà nước để cho phải báo cáo này nọ nhưng họ quên mất một điều là từ năm 79 tới những năm 85-86, có ngày nào mà nhân dân không nghe đài thống kê về số lượng đạn pháo bắn sang lãnh thổ Việt Nam, ngày nào mà Thông Tấn Xã VN không dịch những bản tin đó sang tiếng Anh cho thế giới biết? Cả thế giới đều biết, nhưng chỉ có những thanh niên Việt Nam 17-18 phải bỏ trường học mà lên đường giữ nước, và cả nước phải đói ăn đến queo quắt để chiến sỹ tiền duyên có đạn mà bắn.
Năm 88, chiến sỹ hải quân hy sinh trên đá ngầm đảo Trường Sa vì tinh thần yêu nước và hy sinh họ có thừa nhưng họ không có vũ khí để chống lại tàu lớn của Trung Quốc.
Những người gác biển không cần nhân dân “đứng” sau lưng bằng viết bài răn dạy nhân dân và nhà nước về tình yêu nước trên Facebook. Những người gác biển cần vũ khí, cần máy bay, cần tên lửa, cần tàu chiến, tàu ngầm. Và những thứ đó chỉ có được khi có tiền. Nếu có viết, hãy kêu gọi nhà nước phát hành công trái mua vũ khí, và nếu có phát hành, thì hãy mua công trái. Đừng để con em nhân dân đổ máu để cho các vị thấy mình là yêu nước.
Theo THÁI BẢO ANH (Reds.net)

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

Giải quyết mối quan hệ tôn giáo – dân tộc, những vấn đề lịch sử và bài học kinh nghiệm

Đạo Thiên chúa du nhập vào nước ta từ thế kỷ 16 và không lâu sau tôn giáo này đã bén rễ nhanh chóng trên mảnh đất vốn tự hào có truyền thống khoan dung tôn giáo, hòa hợp tôn giáo.
Nhưng cũng không lâu sau đó, tôn giáo này đã vấp phải sự phản kháng quyết liệt trong nhiều mối quan hệ giữa giáo dân với lương dân, giữa “việc đạo” với “việc đời”, giữa giáo hội với chính quyền và bao trùm hơn cả là mâu thuẫn giữa Thiên chúa giáo với dân tộc Việt Nam ngay trên quê hương của “tam giáo đồng nguyên”. Mâu thuẫn có lúc lên cao và đã dẫn đến những xung đột, những cuộc chém giết đẫm máu giữa giáo dân và lương dân làm ảnh hưởng không nhỏ đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Vậy câu hỏi đặt ra là: Vì sao ở một dân tộc có truyền thống hoà hợp tôn giáo như Việt Nam lại xảy ra những xung đột tôn giáo – dân tộc đáng tiếc như vậy?Để trả lời câu hỏi này, cần phải trở về với ngọn nguồn của nó, tìm hiểu nguyên nhân chính, nguyên nhân sâu xa của vấn đề tôn giáo – dân tộc. Việc truyền bá và phát triển đạo Thiên chúa ở Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng, là sứ mạng thiêng liêng của các thừa sai nhằm thực hiện ý Chúa “anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa cha, Chúa con và Chúa thánh thần”.
Nhưng việc các giáo sỹ phải đi truyền giáo ở một nơi xa xôi “ngoài đạo” (vùng đất mới của phương Đông) thì bản thân giáo hội không thể chu toàn. Vì vậy, họ cần liên kết với các thế lực tư sản mà lúc này chủ yếu là tư sản Pháp để nhờ cậy về tiền bạc và phương tiện. Đổi lại, các thừa sai sẽ có nhiệm vụ thông báo cho Nhà nước tư sản những tin tức cần thiết. Đúng như bản điều trần của Hội Thừa sai Pari gửi cho Quốc hội Pháp năm 1790: “ Hội Thừa sai… có sứ mạng đem ánh sáng của “đức tin” và ảnh hưởng của nước Pháp đến các nước phương Đông”. Còn Napôlêông đã tuyên bố: “Hội truyền giáo nước ngoài sẽ rất có ích cho tôi ở châu á… tôi sẽ cử các giáo sĩ đi điều tra tình hình ở các xứ. Tấm áo của họ sẽ che chở cho họ và sẽ dùng để che dấu những mưu đồ chính trị và thương nghiệp” (Theo “Sự truyền bá và tiếp nhận Thiên chúa giáo ở Việt Nam” của Nguyễn Khắc Thuần).
Điều này có nghĩa là khi các giáo sỹ phương Tây truyền đạo Thiên chúa vào Việt Nam thì hẳn không chỉ là cuộc truyền bá “ Đức tin” đơn thuần, mà các giáo sĩ vừa truyền đạo, vừa dọn đường cho thực dân vào xâm lược nước ta. Tới khi thực dân Pháp vào xâm lược và đặt quyền cai trị lên đất nước ta thì các thừa sai sẽ có thêm thuận lợi, sự liên kết giữa thế quyền và thần quyền. Đối với Việt Nam – một quốc gia có truyền thống chống ngoại xâm thì đây là vấn đề vô cùng nhảy cảm. Phần lớn người dân Việt Nam cho rằng: Các thừa sai nước ngoài là những đối tượng tiếp tay cho kẻ xâm lược, còn những giáo dân theo đạo của kẻ xâm lược thì bị xem là phản bội dân tộc mình.Với thành kiến đó, những giáo dân vô tội đã phải chịu những áp lực của sự lạnh nhạt nơi chính đồng bào mình, ngay trên chính quê hương mình. Rồi khi triều đình nhà Nguyễn đưa ra các chỉ dụ “bách đạo” mở đầu cho những mâu thuẫn gay gắt giữa tôn giáo và dân tộc sẽ diễn ra sau đó đã vô tình đẩy đồng bào Thiên chúa giáo xa rời dân tộc mình hơn. Như vậy, chúng ta đã rơi ngay vào cái bẫy mà kẻ địch đã gài sẵn. Lợi dụng mâu thuẫn giữa tôn giáo với dân tộc ta, kẻ địch đã sử dụng mọi thủ đoạn để mua chuộc và lôi kéo giáo dân để giáo dân chống lại đồng bào mình ngay cả trong thời gian gần đây. Vì thế, trong thời gian xảy ra cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đã xuất hiện tình trạng “người công giáo dường như bị kẹt giữa hai cực tiến thoái lưỡng nan. Hợp tác với Việt Minh thì … phản lại giáo hội mà liên hiệp với Pháp thì… đối lập với dân tộc”. Như vậy, sự “dính líu” giữa tôn giáo và thực dân khi tôn giáo này du nhập vào Việt Nam đã làm nảy sinh mâu thuẫn mới giữa tôn giáo và dân tộc Việt Nam.
Sau Hoà ước năm 1862, với việc mất 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ đã gây nên sự bất mãn trong nhân dân cả nước, triều đình nhà Nguyễn lại tỏ thái độ khoan dung Công giáo. Trong hoàn cảnh đó, giám mục Gauthier trở về địa phận với một kiểu rất Pháp, rất thực dân: “Vào một ngày cuối tháng 5/1861 tàu Cốtxmao (Cosmao) cập bến Cửa Hội, bắn mấy phát súng đại bác khi Đức cha Ngô Gia Hậu được đông đảo giáo hữu rước về trụ sở giáo phận”. Kiểu trở về giáo phận lần này của giám mục Gautheir rõ như có ý hăm dọa đối với các thế lực chống Thiên chúa giáo ở địa phương. Đáp lại, phong trào Văn thân chống Pháp, chống Thiên chúa giáo ở Nghệ – Tĩnh – Bình được các thừa sai Pháp miêu tả như là cơn “bão táp” và “thật là khủng khiếp”. Tiêu biểu cho phong trào Văn thân là khẩu hiệu “Bình Tây, sát tả”, đỉnh cao là vào năm 1874. Đây là một “vết đen” trong lịch sử quan hệ lương – giáo của dân tộc nói chung và của Nghệ An nói riêng.
Nhưng vị thế của dân tộc Việt Nam đã thay đổi, ngày 2/9/1945 nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã thấy được tính cấp bách và phức tạp của vấn đề giải quyết mối quan hệ tôn giáo – dân tộc. Trong cuộc họp phiên đầu tiên của chính phủ cách mạng ngày 3/9/1945, trước vô vàn vấn đề quốc gia đại sự, Hồ Chí Minh đã nêu lên 6 vấn đề cấp bách. Trong 6 vấn đề đó có vấn đề giải quyết mối quan hệ tôn giáo – dân tộc, quan hệ lương – giáo, người ra tuyên bố gồm 8 chữ: “Tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết”.
Chính sách tôn giáo của Hồ Chí Minh đã làm vô hiệu hoá âm mưu lợi dụng tôn giáo làm công cụ bên trong để phá hoại cách mạng nước ta của kẻ thù. Bởi thực tế, sự gần gũi giữa các thừa sai Thiên chúa giáo với thực dân Pháp xâm lược khi mới vào nước ta chỉ là quan hệ mang tính lịch sử và thời đại. “Sự dính líu của giáo hội La Mã và của Hội Thừa sai Pari với các cuộc xâm lược thực dân của các thế lực tư sản phương Tây … hẳn là đã không hoàn toàn xuất phát từ bản chất thiêng liêng và nhân ái của sự truyền giáo”. Hơn thế, Toà thánh Roma cũng dễ dàng nhận thấy sự bất lợi trong mối quan hệ xung đột giữa tôn giáo với các dân tộc bản địa. Vì vậy, Toà thánh đã sớm có chỉ thị “xây dựng các giáo hội bản xứ phải thật mềm dẻo và đúng với tin mừng … trong việc truyền đạo không được tham dự vào các lĩnh vực chính trị cũng như tôn trọng các nền văn minh và phong tục điạ phương …”.
Thông qua việc nắm bắt được bản chất của vấn đề, Đảng, Bác Hồ đã đề ra được những chủ trương, chính sách tôn giáo đúng đắn góp phần to lớn vào sự nghiệp đoàn kết toàn dân kháng chiến thắng lợi, độc lập, thống nhất đất nước.
Ngày nay, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, công tác tôn giáo là vấn đề đang được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Đảng xác định: “Tôn giáo còn tồn tại lâu dài”, “Đạo đức tôn giáo còn nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”. Đồng thời về phía giáo hội toàn cầu đã có nhiều cải cách, giáo hội Việt Nam cũng đã khẳng định: “Là hội thánh trong lòng dân tộc Việt Nam, chúng ta quan tâm gắn bó với vận mệnh quê hương, noi theo truyền thống dân tộc hoà mình vào cuộc sống hiện tại của đất nước …” Bên cạnh đó, Đảng ta cũng khẳng định thêm: “Tình hình hoạt động tôn giáo còn có những diễn biến phức tạp tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định … Một số người đã lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tiến hành những hoạt động chống đối kích động tín đồ nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định chính trị” (Nghị quyết 25/TW năm 2003).
Vậy, hiện nay công tác tôn giáo vẫn là nhằm giải quyết mối quan hệ hoà hợp, đồng hành tôn giáo với dân tộc, thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân.Quá khứ về quan hệ lương – giáo, tôn giáo – dân tộc vẫn còn đó sẽ là bài học cho sự hoà hợp tôn giáo – dân tộc trong hiện tại và tương lai. Hơn thế nữa, trong thời điểm hiện nay, các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo thường nguy trang dưới nhiều hình thức, gây nên sự bất ổn khó lường và tính nguy hại lại rất lớn. Vì vậy, đòi hỏi công tác tôn giáo cũng phải được chú trọng để đáp ứng được với yêu cầu của thời đại.
Thiết nghĩ, đây là việc làm không đơn giản, không phải ngày một ngày hai. Phần lớn các linh mục là những người có kiến thức uyên thâm, được đào tạo rất bài bản. Vì vậy, cán bộ tôn giáo khi tiếp cận với các linh mục ngoài việc phải có kiến thức (đặc biệt là kiến thức tôn giáo), còn cần phải có một phong cách điềm đạm, tự tin, thận trọng nhưng rất chân thành. Thông qua mối quan hệ gần gũi giữa cán bộ tôn giáo với các chức sắc nhằm trao đổi, hiểu biết, chia sẻ việc đạo và việc đời. Phải tôn trọng thực sự những hoạt động tín ngưỡng chính đáng của giáo dân, xem đó như là một hoạt động văn hoá dân tộc. Ngoài ra, cần xem xét và cố gắng giải quyết những nhu cầu tín ngưỡng chính đáng như rước lễ, đào tạo linh mục….Có thể nói trong thời gian qua công tác tôn giáo, cũng như mối quan hệ tôn giáo – dân tộc ở vùng giáo Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả to lớn. Nhưng trước một vấn đề lớn – vấn đề tôn giáo, Đảng, Nhà nước cần phải có những chính sách hợp lý và sự quan tâm đầu tư hơn nữa để huy động được tối đa sức dân trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Vì vậy, để giải quyết vần đề này Đảng, Nhà nước cần phải có các chính sách đồng bộ, hợp lý, cần phải có các dự án đầu tư thích hợp nhằm xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng các mô hình xóm, thôn, xã văn hoá, để giúp giáo dân thấy được sự quan tâm thực sự của chính quyền, của Đảng, tạo mối quan hệ gần gũi lương – giáo, chính quyền – giáo hội .
NGUYỄN VĂN PHƯỢNG (TRƯỜNG CHÍNH TRỊ NGHỆ AN)

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

Hình ảnh đẹp nơi bão sắp đổ bộ


Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, khoảng trưa và chiều ngày mai (15/9), bão số 10 sẽ đi vào đất liền Nghệ An đến Quảng Trị gây gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 15. Đây được xem là “siêu bão” mạnh nhất trong nhiều năm qua sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh miền Trung Việt Nam. Cảnh báo rủi ro thiên tai cấp 4, tức là chỉ sau cấp thảm họa (cấp 5) đã được đưa ra.

Để đối phó với cơn bão này, ngay từ lúc này, nhiều hoạt động đã được chính quyền địa phương và người dân triển khai, lệnh cấm biển đã được ban hành, hầu hết các tàu thuyền hoạt động trên biển cũng đã về nơi tránh trú bão an toàn. Hàng chục nghìn người dân cũng đã được yêu cầu sơ tán khỏi những nơi xung yếu, nguy hiểm. Chính quyền cũng đã vận động người dân thu hoạch lúa mùa sớm để đảm bảo an toàn, tránh bị thiệt hại do bão.


Trước diễn biến của bão số 10, Hà Tĩnh đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, khẩn trương, quyết liệt phòng chống; với mục tiêu giảm tối đa các thiệt hại, đặc biệt về người. Sáng hôm nay (14/9), trước tình hình bão số 10 đang tràn về trong lúc nông dân còn nhiều lúa trên đồng có nguy cơ mất trắng, Công an huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đã huy động 52 cán bộ, chiến sĩ giúp dân thu hoạch 10 ha lúa. Đồng thời, phối hợp với các lực lượng ở địa phương, giúp nhân dân chằng chống nhà cửa, sơ tán lên vùng cao nhằm bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản trước cơn bão số 10 đến gần.

Sau một thời gian tập trung làm việc, lực lượng cán bộ chiến sỹ Công an huyện Hương Sơn đã giúp dân 2 xã gặt được hơn 10 ha lúa vụ Đông trước khi bão đổ bộ.

Nhìn hình ảnh những cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Hương Sơn “đội nắng” cùng nhân dân thu hoạch lúa mùa mới thấy hết ý nghĩa của tình quân - dân. Một hình ảnh đẹp về người chiến sĩ công an trong lòng nhân dân.



CHÂN DUNG MỘT CON NGƯỜI


Ngày 04/10/2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời. Đây là một mất mát quá lớn của nhân dân ta, không khí đau thương tràn ngập trên đất nước. Cuộc đời Đại tướng có thể coi là một phần lịch sử dân tộc, chúng ta hãy cùng nhìn lại chân dung cuộc đời con người vĩ đại ấy.


CHÂN DUNG MỘT CON NGƯỜI


Con ngoan trò giỏi: Võ Nguyên Giáp sinh ra trong một gia đình nhà nho trung nông nên ngay từ nhỏ Người đã được thừa hưởng truyền thống hiếu học của gia đình, Người luôn đứng đầu lớp trong học tập và thi cử, là niềm tự hào của gia đình và dân làng. Tại kỳ thi tốt nghiệp bậc sơ học, người đỗ đầu toàn tỉnh, được dân làng vô cùng nể trọng.

Năm 1925, Võ Nguyên Giáp rời trường Tiểu học Đồng Hới ở quê nhà Quảng Bình để vào Huế. Người thi đậu vào trường Quốc học Huế với thành tích đứng thứ hai. Do bị công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm người ra Hà Nội học Albert Sarraut và lấy bằng cử nhân luật năm 1937. Vì hoạt động cách mạng người bỏ dở chương trình học tập năm thứ tư về kinh tế chính trị và không lấy bằng luật sư, Võ Nguyên Giáp cũng từng là giáo viên của trường tư thục Thăng Long.

Được nuôi dưỡng trong gia đình có truyền thống yêu nước: Qua lời kể của mẹ, ông ngoại Võ Nguyên Giáp từng tham gia phong trào Cần Vương làm đến chức Đề Đốc coi đại đồn điền. Sau bị quân Pháp bắt, tra tấn dã man, nhưng một mực trung thành, không một lời khai báo. Thân phụ người - Võ Quang Nghiêm - là một nho sinh thi cử bất thành, gia đình cụ Nghiêm thuộc diện nghèo trong làng, quanh năm phải vay nợ nặng lãi của các nhà giàu. Võ Nguyên Giáp đã có lần theo mẹ chèo thuyền chở thóc đi trả nợ. Tuy còn nhỏ tuổi, nhưng những câu chuyện đêm đêm mẹ kể cho nghe về tướng quân Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương, kêu gọi các sĩ phu và dân chúng đứng lên chống Pháp bảo vệ non sông. Cha nói về phong trào đánh Pháp qua bài vè “Thất thủ kinh đô” đầy cảm động, đã gieo vào lòng cậu bé những ấn tượng không bao giờ phai mờ, góp phần nuôi dưỡng ý chí cho sự nghiệp cách mạng sau này. 

Năm 1927 Võ Nguyên Giáp tổ chức bãi khóa ở trường Quốc học Huế sau đó phát triển thành tổng bãi khóa. Võ Nguyên Giáp bị bắt rồi bị đuổi học, phải trở về quê nhà. Tập tài liệu về “Liên đoàn các dân tộc bị áp bức trên thế giới” và một số văn kiện cuộc họp của hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Quảng Châu, trong đó có 2 bài phát biểu của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Võ Nguyên Giáp hết sức xúc động. Mùa hè năm 1928, Võ Nguyên Giáp trở lại Huế, bước vào đời của một chiến sĩ cách mạng. Người đến làm việc ở Quan Hải Tùng thư, một nhà xuất bản do Tổng bộ Tân Việt chủ trương, trụ sở đặt ở phố Đông Sa. Tại đây Võ Nguyên Giáp có điều kiện tiếp xúc với những học thuyết kinh tế, xã hội, dân tộc, cách mạng. Đặc biệt là cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp” và tờ báo “Người cùng khổ” (Le Paria) do Nguyễn Ái Quốc viết từ Pháp gửi về. Đầu tháng 10/1930, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và bị giam ở Huế cùng với bà Nguyễn Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần Nho và giáo sư Đặng Thai Mai là bố vợ sau này của Người... Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của hội cứu tế đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được trả tự do nhưng lại bị ngăn cấm không cho ở lại Huế. Từ 1936 đến 1939, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của Mặt trận và là Chủ tịch Ủy ban báo chí Bắc kỳ trong Đông Dương đại hội. Người tham gia thành lập và làm báo tiếng pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng.

Từ thầy giáo dạy sử thành nhà quân sự lỗi lạc: có một điều hết sức ấn tượng về Đại tướng là người không hề học qua một trường lớp quân sự nào, nhưng bằng sự nghiên cứu, tự rút kinh nghiệm bản thân, Đại tướng đã trở thành một vị tướng vĩ đại trong lịch sử nhân loại. Sau hội nghị Trung ương 8 của Đảng, Võ Nguyên Giáp được phân công huấn luyện quân sự cho Việt minh ở Cao Bằng, đánh dấu bước đường hoạt động quân sự đầu tiên của người.

Người anh cả của quân đội nhân Việt Nam, ngày 22/12/1944 thừa lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay với 34 chiến sĩ và có ngay hai chiến thắng Phay Khắt, Nà Ngần. Ngày 14/8/1945, Võ Nguyên Giáp trở thành Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là Ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban khởi nghĩa. Ngày 16/8/1945, Đại tướng chỉ huy một cánh quân đánh Thái Nguyên và nhanh chóng dành được thắng lợi.

Điện Biên Phủ trận đánh khẳng định tên tuổi: Điện Biên Phủ - nơi chôn vùi mộng xâm lược của thực dân pháp - mang đậm dấu ấn tài năng quân sự của một vĩ nhân, tầm nhìn chiến lược của một thiên tài quân sự. Chiến thắng Điện Biên Phủ làm chấn động địa cầu, cái mà Pháp và Mỹ ca ngợi là pháo đài bất khả xâm phạm đã đổ vỡ trước mắt họ. Pháp buộc phải ký hiệp định Geneve vào ngày 21/7/1954. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong 10 vị tướng được đánh giá là vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, được đúc tượng tại một bảo tàng ở London.

CHÂN DUNG MỘT CON NGƯỜI

Quyết định khó khăn nhất trong đời: Trung tướng Phạm Hồng Cư kể lại rằng dự kiến chiến dịch Điện Biên Phủ sẽ nổ ra vào ngày 20/01/1954 chứ không phải là ngày 13/3. Kế hoạch ban đầu được xác định là đánh nhanh thắng nhanh, nở hoa trong lòng địch với cái đuôi dài; như vậy chúng ta sẽ tập trung lực lượng đánh thẳng vào trung tâm Điện Biên Phủ sau đó phát triển lực lượng đi đánh chiếm các cứ điểm khác. Nhưng đó là lúc Pháp mới tăng cường lên Điện Biên; lực lượng còn ít, công sự còn dã chiến; nay Pháp đã tăng cường thêm lực lượng, công sự đã chuyển sang kiên cường vững chắc, nếu đánh theo lối đánh cũ sẽ rất mạo hiểm nhưng kế hoạch tác chiến đã được thông qua, mọi công tác chuẩn bị đã sẵn sàng chỉ chờ lệnh nổ súng nếu giờ thay đổi thì tâm lý chiến sĩ ra sao? Hàng loạt câu hỏi được đặt ra, nhưng nghĩ đến lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “trận này chỉ được thắng không được thua vì nếu thua coi như hết vốn”; vì đây là trận quyết định vị thế thắng hay thua của cả ta và Pháp trên bàn đàm phán tại hội nghị Geneve sắp tới. Cuối cùng Hội nghị cấp ủy đi đến quyết định kéo vào và lui quân về vị trí tập kết. Sau này Đại tướng thừa nhận đây là quyết định khó khăn nhất trong đời của người. Ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ thì ai cũng rõ, nhưng cái đáng nói ở đây chính là nghệ thuật quân sự “chấn động năm châu” mang tên Võ Nguyên Giáp

Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam: Ngày 20/01/1948, Bác Hồ đã ký sắc lệnh phong quân hàm cho một số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy quân đội. Theo sắc lệnh này Đại tướng Võ Nguyên Giáp được trao quân hàm Đại tướng. Các đồng chí Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong quân hàm Thiếu tướng; người được phong quân hàm cấp Trung tướng là đồng chí Nguyễn Bình. Tính đến nay người là vị đại tướng trẻ nhất trong quân đội ta và khó có thể phá vỡ. Lễ phong quân hàm cho Đại tướng được tổ chức ngày 28/5/1948 (đến nay trong quân đội mới chỉ có 12 vị Đại tướng).

Vai trò của Đại tướng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ: sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, những tưởng nhân dân ta được hưởng cuộc sống hòa bình; nhưng đế quốc Mỹ lật lọng đã âm mưu chia cắt đất nước ta, phá hoại hiệp định Geneve, dựng nên chính phủ phản động, đàn áp cách mạng. Trên cương vị là người đứng đầu Quân đội, Bí thư Quân ủy Trung ương, Đạị tướng đã có những quyết sách, tham mưu đúng đắn cho Đảng góp phần một lần nữa đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược.

Năm 1959, Đại tướng quyết định thành lập đoàn 559 mở đường Trường Sơn chi viện cho cách mạng miền Nam. Đại tướng cũng tham mưu cho Đảng cử những cán bộ vào trực tiếp chỉ đạọ cách mạng miền Nam như Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng Lê Trọng Tấn , Thượng tướng Hoàng Minh Thảo… góp phần xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng miền Nam thành những Trung đoàn, Sư đoàn, Quân đoàn đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ, làm nên đại thắng mùa xuân 1975.

Nhiều người nói rằng vai trò của tướng Giáp khá mờ nhạt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, như cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân 1968, nhưng đâu biết rằng việc đó là nằm trong kế hoạch của ta nhằm làm kẻ địch mất cảnh giác. Thực chất Đại tướng và Bác Hồ đang chỉ đạo từ xa. Để có được chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, tướng Giáp đã chỉ đạo cho quân chủng phòng không không quân chuẩn bị phương án đánh B52 từ năm 1968. Thất bại trong chiến dịch này buộc Mỹ phải chấp nhận ký Hiệp định Paris với những điều khoản nhân nhượng mà chính họ trước đó đã từ chối.

Năm 1975, Võ Nguyên Giáp đề xuất và ra quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh, mệnh lệnh nổi tiếng nhất của ông khi chỉ đạo chiến dịch Hồ Chí Minh hẳn phải ai cũng biết: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng". Điều đó thể hiện khả năng quân sự tài tình chọn thời cơ, nắm vững thời cơ, tận dụng thời cơ của Đại tướng và đi đến chiến thắng cuối cùng là lẽ tất nhiên.

Hai mối tình keo sơn suốt đời Đại tướng: Ít ai biết rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp có hai người vợ. Người vợ đầu của Người là liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái - là em gái của Nguyễn Thị Minh Khai. Người vợ thứ hai của Đại tướng là Phó Giáo sư Đặng Thị Bích Hà, con gái của giáo sư Đặng Thai Mai; hai người sống rất hạnh phúc bên nhau cho đến khi đại tướng qua đời. Bà Bích Hà từng kể, khi 6-7 tuổi, bà hay được ông Giáp đèo đi chơi đến sân vận động Hàng Đẫy tập thể thao. Một hôm bỗng dưng ông nói: “Anh sẽ cưới Hà bằng một đĩa xôi và một con gà”. Không ai ngờ câu nói đùa ấy hơn mười năm sau lại trở thành sự thật. Đến những năm gần đây, khi sức khỏe ngày càng yếu, hầu hết thời gian của Đại tướng là ở trong viện, tuần nào bà Bích Hà cũng vào thăm chồng, cùng ông chuyện trò. Hôm nào mệt bà không vào được, ông thể nào cũng hỏi các con: “Mẹ thế nào?”. Khi nghe các con nói: “Mẹ vẫn khỏe, mẹ bình thường ạ!” thì ông mới gật gật đầu: “Bảo mẹ giữ gìn sức khỏe!”. Tình yêu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Phó Giáo sư Đặng Bích Hà là như vậy, bình dị nhưng sâu đậm cho đến suốt cuộc đời. (nguồn Internet).

Người Đại tướng cả đời vì nước vì dân: Thời gian cuối đời, ông vẫn quan tâm và đưa ra một số lời bình luận trên mặt báo về tình hình đất nước như có bài báo yêu cầu kiểm định và báo cáo Đại hội Đảng lần thứ X về vụ PMU18 hay cuộc gặp gỡ và khuyến khích doanh nhân làm xuất khẩu nông sản. Người cũng có những bài viết về thực trạng và kiến nghị 6 vấn đề "cơ bản và cấp bách" nhằm triển khai có kết quả công cuộc đổi mới nền giáo dục và đào tạo của Việt Nam hiện nay. Vào đầu năm 2009, Đại tướng có nhiều góp ý về các sự kiện lớn của đất nước. Tiêu biểu là việc góp ý về dự án quặng Bô xít ở Tây Nguyên. Không dưới 3 lần, ông đã viết thư yêu cầu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dừng dự án này, vì lý do an ninh quốc gia và vấn đề môi trường (nguồn internet). 

CHÂN DUNG MỘT CON NGƯỜI

Ngôi nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là địa điểm ghé thăm của nhiều nhà lãnh đạo thế giới và cả những người từng là đối thủ của người trên chiến trường. Tất cả đều phải thừa nhận rằng tài năng, tấm lòng đức độ của người thật cao cả, thật hiếm có. Đại tướng vẫn luôn nói về chiến thắng của nhân dân Việt Nam là do sự đoàn kết của chính con người Việt Nam làm nên.

Sau Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không những chỉ nhân dân Việt Nam mà còn nhân dân trên toàn thế giới khâm phục và kính trọng, bởi tài năng và phẩm chất cách mạng cao quý, bởi cống hiến và tấm lòng hết mình vì đất nước vì dân tộc. Thiên tài quân sự, vị tướng kiệt suất, người con trung hiếu sắt son của dân tộc Việt Nam - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tên gọi thân thương ấy cũng sẽ sống mãi với non sông đất nước.