KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

Người Việt có điều gì khiến người Mỹ phải học tập?


Hôm 19/10, tờ Caller Times (Mỹ) đăng tải bài viết của cô Mary Lee Grant, một người đã từng có nhiều năm sinh sống và làm việc tại Việt Nam cho rằng, người Mỹ có thể học hỏi nhiều điều trong cuộc sống của người Việt.

Dưới đây là lược dịch bài viết của cô Mary Lee Grant trên tờ Caller Times:
Tại một quán cà phê trên vỉa hè nhìn ra những con phố nhỏ của Hà Nội, bạn tôi và tôi cùng ăn bún chả – món ăn gồm có bún và thịt nướng nổi tiếng của thành phố nằm ở miền Bắc Việt Nam này. Chúng tôi vừa ăn vừa chia sẻ với nhau về những giấc mơ, những kế hoạch. Trong khi đó, ngoài con đường đang chật ních vào giờ cao điểm, những chiếc xe máy chen chúc nhau để về nhà khi hoàng hôn đang buông dần xuống thành phố 1000 năm tuổi này.
Khi còn dạy ở Đại học Mỏ địa chất Hà Nội, tôi đã kết bạn với nhiều giáo sư và học sinh, cộng với bối cảnh đáng yêu của Hà Nội. Tôi cảm giác như mình đang sống trong câu chuyện mà bố mẹ tôi đã từng kể về thời họ còn trẻ ở Oklahoma. Khoảng thời gian của Thế hệ vĩ đại có rất nhiều giá trị mà chúng tôi ngưỡng mộ, với những con người đã sống sót qua cuộc đại suy thoái và Thế chiến II, giờ lại đang hiển hiện ở Việt Nam.
Giống như Thế hệ vĩ đại ở Mỹ, những người Việt Nam bây giờ đã trải qua chiến tranh và khoảng thời gian giải quyết hậu quả của chiến tranh. Thế hệ già hơn, bao gồm nhiều phụ nữ đã từng cầm súng chiến đấu. Khi đi thăm một ngôi làng bị tàn phá bởi chất độc màu da cam của Mỹ, tôi vẫn được nhiều người phụ nữ đã từng cầm súng tiếp đón thân tình. Điều đó khiến tôi rất ngạc nhiên.
Sau chiến tranh, người Việt Nam phải sống trong cảnh ‘thắt lưng buộc bụng’ khi thức ăn khan hiếm. Cuộc sống khắc nghiệt giống như khi người Mỹ trải qua cuộc đại suy thoái. Trong khi đó, giờ đây, khi người Mỹ đang bị phụ thuộc quá nhiều vào thức ăn chế biến sẵn và đồ ăn nhanh thì ở Hà Nội, những đồ ăn đó lại rất hiếm. Các nguyên liệu nấu ăn đều tươi ngon và thức ăn luôn được nấu ngay tại chỗ. Ở Việt Nam, người dân không phải vật vã với tình trạng béo phì như ở Mỹ. Và không giống như văn hóa “vừa ăn vừa lái xe” của người Mỹ, người Việt hiếm khi ăn một mình. Bữa trưa hàng ngày là thời gian để họ xây dựng các mối quan hệ xã hội. Văn hóa ẩm thực lành mạnh chỉ còn là hoài niệm của người Mỹ thì giờ đây đang nở rộ ở Việt Nam.
Những người Mỹ đang tìm kiếm các giá trị đạo đức truyền thống, họ có thể đến Việt Nam. Tình trạng lạm dụng ma túy rất hiếm. Không ai trong số sinh viên của tôi dùng cần sa. Các hình phạt về ma túy rất nghiêm khắc. Những người buôn bán ma túy số lượng lớn sẽ phải đối mặt với hình phạt cao nhất là tử hình. Những người vi phạm nhỏ hơn sẽ bị giam giữ, bị phạt tù và bị cải tạo bằng các hình thức lao động. Tội phạm bạo lực rất hiếm. Việt Nam có luật về súng đạn nghiêm ngặt nhất hành tinh này. Dường như không có khủng bố.
Khoảng tầm 10 giờ tối, đường phố đã bắt đầu im ắng, có lẽ là vì người dân có thói quen dậy sớm. Khoảng 4 giờ sáng, nhiều người đã ra đường đi bộ.
Khi trở lại Mỹ, tôi thấy một trong những điều nổi bật nhất ở Mỹ là ít trẻ em. Trong khi đó, ở Việt Nam, trẻ em ở khắp mọi nơi. Chúng tự đi học, chơi ngoài trời cả khi trời đã tối giống như những ngày xưa cũ ở Mỹ.
Hàng xóm giúp đỡ lẫn nhau. Họ cũng đối xử rất lịch thiệp với người nước ngoài. Có lần, thẻ tín dụng của tôi bị khóa vì có hoạt động đáng ngờ, tôi đã được tài xế taxi cho mượn tiền. Sau khi làm việc xong với ngân hàng tôi mới trả lại anh.
Giống như Thế hệ vĩ đại ở Mỹ cố gắng hết mình để vượt qua những khó khăn, người Việt cũng vậy.
Cuối bài, Mary Lee Grant kết luận: “Trong khi người Việt Nam nhìn vào Mỹ, ngưỡng mộ sự thịnh vượng của chúng tôi, hệ thống giáo dục của chúng tôi, tôi lại ngưỡng mộ họ. Họ tràn đầy hy vọng, sự kiên cường và rất biết quan tâm tới người khác. Đó là những phẩm chất chúng ta nên học hỏi”.
Theo INFONET

Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG: BẬC NHÂN KIỆT - THẾ THIÊN HÀNH ĐẠO

Xưa nay , những bậc nhân kiệt trong thiên hạ thừa mệnh trời - Thế Thiên hành đạo (thay trời hành đạo) . Khách quan , Nguyễn Phú Trọng là bậc nhân kiệt , xuất hiện theo mệnh trời để yên dân , giữ nước 

1/ Bậc sĩ phu xuất thế :
Không phải tôi sính cổ , mà vì Ông đúng nghĩa đích thực của cụm từ này . Sĩ phu là bậc có học vấn và có khí tiết anh hùng . Khi hành động , trái tim của họ đập nhịp với tư duy , nên bản lĩnh , tuệ tâm ; cao sâu hơn người !
Sĩ phu Nguyễn Phú Trọng đã chọn con đường xuất thế . Ông là tứ trụ Triều đình lần lượt cả hai vai Chủ tịch Quốc hội và Tổng Bí thư . Cống hiến đã lớn , hào quang đã đủ ! 
Lẽ ra ở tuổi thập niên , ông có quyền buông rèm hồi ký . Nhưng vận nước cần , ông lại xuất thế với phẩm chất của bậc Sĩ phu - hào kiệt .
2/ Hành đạo là trừ bạo để yên dân :
* Khi gánh vác nhiệm kỳ TBT đầu tiên của mình ( 2011-2016) , người tiền nhiệm đã để lại một hậu quả ngàn năm chưa có . Đó là tập đoàn tham nhũng khổng lồ , vươn vòi bạch tuộc quấn cướp đất nước . Mà kẻ cầm đầu đang chồm giữ công sản quốc gia.
Trừ bạo để yên dân là mệnh lệnh của thời đại !
- Bước 1 : ông dùng kế lạt mềm buộc chặt . Nghị quyết 4 khoá XI ( 16/1/2012) là cái cớ để bắt kẻ cầm đầu có biệt danh là X phải phơi bóc tội trạng , mà chụp lưới . Tuy nhiên trăm vòi bạch tuộc nhau nhau níu giữ nên kế sách chưa thành . Tuy vậy, khởi đầu đã bắt kẻ X phải xin lỗi nhân dân , trước Quốc hội ngày 22/10/2012 .
- Bước 2 : Đại hội Đảng khoá XII (1/2016) , bằng những kế sách có thể , ông cùng với những bậc chính nhân quân tử , chặn đứng mưu đồ tiếm quyền lãnh đạo đất nước của kẻ X . Đây là một cuộc chặn đứng toát mồ hôi , nếu người đời quên , lịch sử vẫn khắc ghi .
Chúng ta thử hình dung , nếu Nguyễn Phú Trọng không tuệ trí hơn người , để kẻ X nắm quyền đất nước 1-2 nhiệm kỳ nữa , đất nước này sẽ trôi về đâu ???
Chiến công này là một cuộc cứu nguy dân tộc !
* Sang nhiệm kỳ 2 ( 2016-2021) : là cuộc đại dọn rác lịch sử mà kẻ X để lại . Ông đã làm được gì ư ? Xin thưa :
Xây dựng được Tổ chức trừ bạo hiệu quả . Trước đó ( HNTƯ5 - XI ) , ông đã giành gánh trọng trách đứng đầu tổ chức BCĐ. PCTN .TƯ , thay thế kẻ X , thuộc chính phủ ( đây là bước ngoặt quan trong của cuộc chiến - mà lịch sử sẽ ghi nhớ ) .
Từ đó , ông có cơ hội cũng cố hệ thống tổ chức : UBKTTƯ , Ban Nội Chính TƯ , các đoàn KT.TƯ , Bộ Công An (chủ lực là C46 ) . Ông toạ hẳn vào ghế Đảng uỷ Bộ CA ( chuyện lạ chưa từng có ) để chỉ đạo trực tiếp .
Thấm sâu bài học từ Lê nin : "hãy cho tôi một tổ chức , tôi sẽ xoay chuyển nước Nga" . Nguyễn Phú Trọng đã xây dựng được tổ chức mạnh , do ông vận hành , để xoay chuyển cuộc đốt diệt tham nhũng .
Chỉ 20 tháng , sau đại hội XII , tổ chức của Ông đã đánh sập ổ nhóm tham nhũng Dầu khí và Ngân hàng . Làm cho những kẻ buông mành phía sau đang run rẫy .
Thuận đà bung phá , mở diện và điểm ở các bộ , ngành , địa phương . Vít cổ hàng trăm quan chức cộm cán từ UV. BCT đến UV.TƯ , kể cả những kẻ đã lui về biệt phủ .
Cùng với họ là hàng vạn kẻ đục khoét khác sa lưới , thu hồi tài sản khổng lồ về cho nhân dân . 
Đặc biệt , cuộc vỗ mặt các quan đại thành ( TP. HCM , ĐN ) , đã làm cho quan chức Bộ , Ngành , Tỉnh , Thành , bắt đầu run hãi , chùn tay . Quan huyện , xã cũng ngó quan trên mà nhớn nhác ...
Hai mươi tháng , như thế vận tốc nhanh , hiệu quả ! Bước đầu , đã hồi sinh niềm tin cho nhân ...
Chiến công cứu nguy dân tộc và quét rác lịch sử , ấy là việc chỉ có ở bậc anh hùng , hào kiệt ...
Trong suốt và phi thường , đó là hai phẩm tính nổi bật của bậc nhân kiệt Nguyễn Phú Trọng . Ở thời khắc nóng lửa này , Ông là nguồn đáp ứng niềm tin và là biểu tượng niềm tin của nhân dân !

Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017

Nghệ An: Hành trình bình tĩnh sống và sống kiêu hãnh của cô bé mồ côi

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, từng bị xa lánh vì nghi ngờ bị lây nhiễm căn bệnh thế kỷ, nhưng bằng nghị lực, Kiều Anh đã vượt lên tất cả để sống kiêu hãnh.

Cô bé mồ côi sống trong nỗi đau mất cả cha lẫn mẹ, bị xa lánh vì căn bệnh thế kỷ
Chiều muộn, dạo qua nhiều con hẻm ngoằn nghèo, hỏi thăm mãi chúng tôi mới tìm được đến nhà em Ngô Kiều Anh (học sinh lớp 9, ngụ xóm 5, xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An). Trong căn nhà cấp 4 đơn sơ, Kiều Anh đang ngồi chải tóc cho bà nội.
Ấn tượng đầu tiên về em là dáng người nhỏ nhắn, da trắng, mái tóc dài, đen nhánh được búi cao, nụ cười xinh tươi để lộ chiếc răng khểnh. Duy chỉ có ánh mắt là đượm buồn, không thể che giấu nỗi bất hạnh mà em từng phải gánh chịu.
Kiều Anh và bà nương tựa sống với nhau đã hơn chục năm nay.
Thắp nén nhang lên bàn thờ, em ngồi xuống bên cạnh bà, chậm rãi kể về cuộc đời mình. Cô bé mới 14 tuổi, nhưng dường như những trải nghiệm khổ đau mà em nếm trải thì nặng nề hơn nhiều số tuổi của em. 
Chẳng có một tuổi thơ bình thường như bạn bè cùng trang lứa, năm Kiều Anh lên 3 tuổi, em đã là trẻ mồ côi, vì bố qua đời sau khi nhiễm HIV. Đứa trẻ ngây thơ ngày ấy chưa kịp thấm thía nỗi đau, chưa kịp quen với sự vắng mặt của cha, thì 7 tháng sau, mẹ cũng bỏ lại em mà ra đi mãi mãi. Mẹ em, một người phụ nữ hiền lành, chịu thương chịu khó đã bị lây nhiễm căn bệnh thế kỷ từ bố em. 
Hành trình bình tĩnh sống của cô bé mồ côi cả cha lẫn mẹ, từng bị dè bỉu, xa lánh vì HIV - Ảnh 2.
Kiều Anh sớm chịu cảnh côi cút khi mới tuổi lên ba.
Kiều Anh mất cả cha lẫn mẹ, côi cút, bơ vơ giữa cõi đời. Nhưng đau đớn hơn, tủi hổ hơn những đứa trẻ mồ côi "bình thường", Kiều Anh còn từng bị người dân ở xóm làng nhỏ bé nơi em sống dè bỉu, xa lánh, vì cái chết "không bình thường" của bố mẹ em.
"Ngày ấy, em còn quá nhỏ để hiểu được nỗi đau khi mất đi cha mẹ, cũng chẳng hề biết căn bệnh HIV là như thế nào, bệnh thế kỷ là sao. Em chỉ thấy tủi thân khi bị bạn bè, mọi người xa lánh, coi thường, thậm chí có người gặp em còn hoảng sợ như gặp ma, nhất định không cho con chơi cùng em, vì sợ lây bệnh. 
Giữa em và mọi người dường như có một bức tường vô hình nào đó ngăn cách. Mãi đến sau này, khi hiểu được căn bệnh thế kỷ, em mới hiểu, và càng đau hơn, Kiều Anh kể lại trong nước mắt.
Từ ngày cha mẹ qua đời, Kiều Anh lớn lên trong tình thương yêu của bà nội Nguyễn Thị Sửu (85 tuổi). Nghi ngờ em cũng bị lây nhiễm HIV từ cha mẹ, mọi người xung quanh xa lánh em. Nhiều người còn ngăn cấm, không cho con cái chơi với em vì sợ rước họa vào thân. Cuộc sống của Kiều Anh chỉ quẩn quanh trong nhà cùng bà nội già nua, với những thứ đồ chơi cũ mà bà xin được của người ta đưa về.
Hành trình bình tĩnh sống của cô bé mồ côi cả cha lẫn mẹ, từng bị dè bỉu, xa lánh vì HIV - Ảnh 3.
Cô bé đã vượt qua nhiều nỗi đau, bóng đêm quá khứ của bố mẹ để sống như một người bình thường.
"Rất nhiều lần em hỏi bà vì sao bố mẹ lại bỏ em ra đi sớm như vậy? Vì sao mọi người lại xa lánh trong khi em chẳng làm gì có lỗi. Em đã khóc rất nhiều khi thấy mình bơ vơ, lạc lõng giữa cuộc đời này… Nhưng rồi, em chẳng nhận được câu trả lời nào của bà ngoài những giọt nước mắt. Thấy bà khóc, em cũng khóc theo".
Năm Kiều Anh bước vào lớp 1, để tháo gỡ bức tường vô hình, nhà trường đã kết hợp với gia đình đưa em đi xét nghiệm, không phải một mà những hai lần. Kết luận âm tính HIV đã làm mọi người dần thay đổi, có cái nhìn thiện cảm với em hơn, thương em mồ côi.
Dù chỉ có 3 năm, nhưng ký ức về mẹ vẫn lấp lánh
 Với Kiều Anh, mọi lời đàm tiếu về bố mẹ em, có lẽ em chẳng quan tâm, vì đó vẫn là người thân yêu nhất đời. Sống trong mặc cảm, vượt qua nỗi đau, Kiều Anh từng viết những lời tràn ngập ký ức đau thương, những mảnh vỡ quá khứ, nỗi buồn thân phận... gửi đến mẹ em như thế này, vào ngày 8/3, ngày của mẹ:
"Mẹ yêu quý! Bạn bè con ở lớp ai cũng dự định sẽ mua hoa để tặng mẹ. Các bạn còn nói cho nhau nghe về cách tạo bất ngờ cho mẹ mình vào hôm ấy nữa. Xem ra ai cũng rất hồi hộp và háo hức mẹ ạ. Chắc chắn khi các bạn mang hoa về tặng mẹ sẽ được mẹ đáp lại bằng những cái ôm thật ấm áp.
Còn con, con sẽ tặng mẹ ở một nơi khác – nơi thật xa – nơi mà có lẽ mẹ nhìn thấy con nhưng con lại chẳng thấy mẹ ở đâu cả. Và món quà con nhận lại không phải là cái ôm của mẹ mà là chính sự nhẹ nhõm trong lòng con. Tuy được vơi đi phần nào nỗi buồn nhưng lòng con vẫn thấy trống trải. Không hiểu sao hôm nay con lại nhớ mẹ nhiều đến thế! Con thèm khát một vòng tay âu yếm, thèm khát một lời động viên an ủi và hơi ấm của tình mẫu tử.
Hành trình bình tĩnh sống của cô bé mồ côi cả cha lẫn mẹ, từng bị dè bỉu, xa lánh vì HIV - Ảnh 4.
Mẹ ơi! Mẹ có còn nhớ ngày 8 tháng 3 của mười năm trước không? Hồi ấy sao mà vui quá! Khi ấy con còn nhỏ nên mẹ đã làm một bữa ăn thật ngon để dành tặng con và cũng là để tự tặng mẹ. Hai mẹ con mình cùng hát, cùng vỗ tay, lời bài hát "Mồng 8 tháng 3" cứ ngân nga mãi trong lòng con, có lẽ đến suốt đời. 
Con đâu ngờ rằng đó là năm đầu tiên và cũng là năm cuối cùng con được đón ngày mồng 8 tháng 3 cùng mẹ, khi mà con gần 4 tuổi thì mẹ đã bỏ con mà đi, đi thật xa. Với con, mất mẹ là nỗi đau lớn nhất, là sự mất mát không gì có thể bù đắp được vì trước đó không lâu con đã mất đi người cha yêu dấu do căn bệnh thế kỷ.
Mẹ có biết không. Sau khi mẹ mất con đã rất đau khổ, con cảm thấy bơ vơ, hụt hẫng vì không có bàn tay chăm sóc, yêu thương của mẹ nữa. Con chỉ biết dựa vào bà nội hơn 80 tuổi như chiếc lá vàng trên cây. Con cứ tưởng tượng đến một ngày nào đó bà cũng sẽ bỏ con mà đi thì cuộc sống của con sẽ ra sao đây? Nghĩ đến mà con hoảng hốt".
Kể về nỗi khát thèm hơi mẹ mỗi lần thấy bạn được mẹ mình âu yếm, kể về những đêm mưa nhớ mẹ, nằm khóc, Kiều Anh bảo mẹ: "Thời gian trôi đi, nỗi đau cũng vơi dần. Con cũng tập làm quen với thực tại. Ban đầu con cũng rất nhút nhát nhưng giờ con đã mạnh mẽ rồi mẹ ạ. Con không còn yếu đuối, nhút nhát, mặc cảm như trước kia nữa.
Con đã làm theo lời mẹ dặn trước lúc lâm chung rồi đấy. Con còn có ước mơ sau này sẽ trở thành bác sĩ để chữa bệnh cứu người nữa. Con mong sẽ không ai bị bệnh, không ai mất mẹ để bao trẻ em khác sẽ không phải chịu nhiều khổ đau như con".
Bình tĩnh sống, làm chỗ dựa cho bà nội
Nói về cuộc sống hiện tại của hai bà cháu, bà Sửu vui mừng khoe, suốt từ năm học lớp 1 đến nay, Kiều Anh luôn là học sinh giỏi của trường. Em được đánh giá là một học sinh ngoan, năng động, mạnh mẽ và học giỏi đều các môn. 
Hằng ngày, Kiều Anh đi học, tới buổi lại về phụ giúp bà nội cơm nước, giặt giũ, chăn nuôi vịt gà. Hai bà cháu lại thui thủi bên bữa cơm đạm bạc. Vì sức khỏe yếu nên bà Sửu không thể ra đồng, thu nhập của hai bà cháu phụ thuộc hoàn toàn vào số tiền trợ cấp hằng tháng của Nhà nước giành cho trẻ mồ côi và sự hỗ trợ của bà con lối xóm..
Hành trình bình tĩnh sống của cô bé mồ côi cả cha lẫn mẹ, từng bị dè bỉu, xa lánh vì HIV - Ảnh 5.
"Em thèm được như các bạn, thèm được gọi tiếng cha, tiếng mẹ; được cha mẹ đưa đi học, đi chơi; được ăn những bữa cơm ấm cúng bên gia đình, được cha mẹ chăm sóc, dỗ dành mỗi khi bị ốm… những điều này đối với em sao quá xa vời.
Mỗi lần có chuyện buồn hoặc khó khăn là em lại nghĩ đến lời bà nói, số phận em không giống như các bạn nên phải cố gắng gấp đôi, gấp 3 lần để vượt qua, phải mạnh mẻ, tự tin và suy nghĩ chín chắn mới có thể sống tốt trên đời. Có như vậy mới làm bà vui, cha mẹ dưới suối vàng sẽ yên lòng nhắm mắt. Nhớ những lời bà dặn em lại càng có thêm nghị lực để phấn đấu" - cô bé tâm sự.
Hành trình bình tĩnh sống của cô bé mồ côi cả cha lẫn mẹ, từng bị dè bỉu, xa lánh vì HIV - Ảnh 6.
Chia tay cô nữ sinh mồ côi, ngước nhìn lại vẫn thấy em đứng trước hiên nhà ôm chặt bà nội già yếu như ngọn đèn trước gió. Kiều Anh nhoẻn miệng cười, nói với theo: "Em thấy mừng cho những ai đang còn cha mẹ bên cạnh. Họ là những người hạnh phúc và xin hãy trân trọng hạnh phúc đó.
Còn cha mẹ em dù đã ở bên kia thế giới nhưng em biết cha mẹ vẫn đang từng ngày dõi theo em. Em hứa sẽ sống thật tốt để cha mẹ được yên lòng".
Theo Nhã Hoàn/ Trí Thức Trẻ