KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017

Bão Linda 1997 - Bài học và nỗi ám ảnh kinh hoàng!

TTO - “Đó là bài học đau đớn của chúng ta về ứng phó với bão, là nỗi day dứt không nguôi đối với tôi. 3.000 sinh mạng con người đã chết và mất tích… Đau đớn, xót xa lắm, day dứt lắm…”.

Đường đi của cơn bão Linda.
Nguyên bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Huy Ngọ mở đầu câu chuyện với Tuổi Trẻ, 20 năm sau bão Linda (2-11-1997) gây tang thương ở Nam Bộ. 
Ông Lê Huy Ngọ với khuôn mặt khắc khổ rất đặc trưng như càng khắc khổ, buồn rầu hơn khi nhắc lại "thảm họa" Linda. 
Dù đã 82 tuổi, nhưng sự đau đớn, nỗi day dứt như vẫn còn nguyên với vị nguyên bộ trưởng, trưởng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão trung ương.
Ông Lê Huy Ngọ
Tâm lý chủ quan
* Bão Linda xảy ra lúc ông vừa nhận chức bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Lúc đó, ông đã phản ứng ra sao?
- Tháng 10-1997, tôi nhận chức vụ bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trưa 1-11, tôi vừa đi công tác về, bước ra xe tôi hỏi ngay: "Mấy hôm ở nhà có vấn đề gì không?". Anh em nói có áp thấp đã mạnh lên thành bão và khả năng đổ bộ vào bán đảo Cà Mau.
Tôi là dân Tĩnh Gia (Thanh Hóa), nhà làm nghề biển, đối mặt với bão nhiều, nghe bão đổ bộ vào phía Nam là thấy có vấn đề rồi. 
Tôi yêu cầu về thẳng bộ, chỉ đạo phải họp khẩn ngay lập tức. Và tôi cũng yêu cầu mời ngay lãnh đạo Bộ Thủy sản, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an qua họp luôn để nắm tình hình, bàn phương án đối phó.


Tại cuộc họp, bên dự báo khí tượng thủy văn trung ương báo cáo bão đã mạnh lên và khả năng đổ bộ vào vùng biển phía Nam, khu vực bán đảo Cà Mau với sức gió có thể lên cấp 8, vượt cấp 8. 
Mà bão đi nhanh, lại dự báo sẽ quét qua vùng ngư trường rộng và vùng dân cư đông đúc, nghèo khó ở dọc các tỉnh ven biển phía Nam.
Tôi hỏi mọi người: "Cái khó khăn nhất lúc này là gì?". Mọi người nói cái khó nhất là phía Nam ít khi hứng bão nên lo ngại công tác thông tin, tuyên truyền đến chính quyền, người dân. 
Chính quyền, người dân có thể không lường hết được sự nguy hiểm của cơn bão này nên có thể có tâm lý chủ quan.
* Với vùng Nam Bộ ít biết bão, tâm lý chủ quan trong phòng chống bão là vấn đề có thể hiểu được. Ông đã xử lý thực tế đó như thế nào?
- Tôi quyết định trưởng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão cùng một số thành viên chủ chốt, đại diện lãnh đạo Bộ Thủy sản, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an bay vào ngay khi kết thúc cuộc họp. 
Đồng thời, tôi yêu cầu lập ngay ban chỉ huy túc trực 24/24 giờ tại Bộ NN&PTNT và việc đầu tiên là gọi điện đến lãnh đạo các tỉnh để thông báo và nắm tình hình. Bên cạnh đó, chuẩn bị mọi điều kiện để khi có biến là phải xử lý kịp thời các tình huống.
Tôi nhớ khi đó, theo yêu cầu của tôi, anh em phải điện thoại thẳng đến lãnh đạo các tỉnh. Có quan chức giọng say rượu lè nhè: "Vùng Biển Tây, vùng biển Kiên Giang là thánh địa, xưa nay chưa hề có bão, các anh ở Hà Nội vừa quan liêu vừa không hiểu biết gì về vùng này, làm gì có bão?".
Đúng là khi đó bão đối với người dân phía Nam và ngay với cả lãnh đạo địa phương cũng lạ lẫm lắm. Năm thì mười họa mới có cơn bão đổ vào đây, vì thế tâm lý chủ quan cũng có. 
Tôi không muốn nhắc lại, nhưng khi đoàn chúng tôi đến để chuẩn bị bay ra Côn Đảo phải đợi hơn tiếng đồng hồ chờ một lãnh đạo địa phương vì hôm đó cuối tuần. 
Chúng tôi phải chờ vì địa bàn đó phải có lãnh đạo địa phương đi cùng để chỉ đạo, khi đó tôi cũng chỉ là chân ướt chân ráo vừa về bộ và đảm nhiệm chức bộ trưởng kiêm trưởng Ban phòng chống lụt bão trung ương.
Tìm mọi cách cứu ngư dân
* Và sau đó điều gì đã xảy ra?
- Đến Côn Đảo, chúng tôi ra hiện trường vô cùng lo lắng khi thấy lượng tàu thuyền về quá đông, âu tàu không chứa đủ, rất nhiều tàu thuyền phải đỗ ở ngoài. Khi đó, kinh nghiệm của ngư dân trong neo chằng tàu thuyền cũng chưa có. 
Vì thế khi bão vào, một thuyền bị đánh chìm là kéo theo nhiều tàu thuyền xung quanh chìm theo hoặc đổ nghiêng. 
Dân cũng thiếu kinh nghiệm chằng chống nhà cửa, mái nhà... Bão thì sầm sập vào rồi. Thấy như vậy mà không biết làm gì hơn. Cái này ám ảnh tôi lắm lắm.
Khi bay ra Côn Đảo, từ trên máy bay nhìn xuống thấy còn rất nhiều tàu thuyền của ngư dân ở phía ngoài không cập được vào âu tàu trú tránh bão. 
Bão qua, nhìn hàng trăm tàu thuyền tan nát, chìm, lật nghiêng ngả ở âu tàu, cảnh nhà cửa tan hoang... chúng tôi cực kỳ xót xa.
Điều đầu tiên khi đó tôi nghĩ là phải tìm mọi cách ra cứu hàng ngàn ngư dân cùng tàu thuyền của họ ở ngoài khơi. Rồi chăm lo hậu cần làm sao để người dân trên bờ không bị đói rét.
Lúc đó chưa có chủ trương, chính sách gì, nhưng tôi vẫn quyết định yêu cầu các địa phương huy động mọi tàu thuyền hiện có ra ngoài khơi tìm kiếm, cứu nạn, tiền xăng dầu Nhà nước sẽ hỗ trợ. 
Với chỉ đạo này, trong hơn một tháng, đến cuối tháng 12-1997 lực lượng tàu thuyền các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Sóc Trăng đã tìm kiếm, cứu sống gần 5.800 ngư dân đưa vào bờ.
Chỉ trong mấy ngày, từ 2 đến 7-11, chúng ta điều động 30 tàu hải quân, bộ đội biên phòng và 16 lần máy bay của không quân tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
* Nhìn lại, bài học gì ông thu được từ trận bão đầu tiên trong "sự nghiệp phòng chống bão lũ" của ông?
- Bài học ở đây là phải nâng cao khả năng ứng phó tại chỗ của người dân và chính quyền. Phải tăng cường công tác thông tin, liên lạc, dự báo, cảnh báo. 
Đặc biệt phải trang bị phương tiện, thiết bị liên lạc cho mỗi tàu thuyền khi ra khơi. Nâng cao chất lượng công tác dự báo, áp dụng đưa khoa học kỹ thuật vào dự báo và dự báo phải càng chi tiết, càng sớm càng tốt.
Thay đổi nhận thức
* Sau cơn bão đó, công tác phòng chống bão, theo ông, đã chủ động và tốt hơn?
- Sau thiệt hại quá lớn này, điều quan trọng nhất là nhận thức của người dân, chính quyền về bão đã thay đổi hẳn. Mọi người đã thích ứng và thích nghi với bão, rất chủ động ứng phó chứ không chủ quan, lơ là như trước cơn bão Linda.
Trong giao ban rút kinh nghiệm, tôi đã chỉ ra rằng bão Linda là bài học, chỉ ra cho chúng ta nhiều điều. Cần phải thay đổi tư duy về công tác phòng chống lụt bão, nhất là ở các tỉnh phía Nam. 
Phải nâng cao nhận thức về phòng tránh thiên tai, giáo dục kiến thức đến cộng đồng không chỉ cho người dân, mà cho cả cấp lãnh đạo. Cần xây dựng quy chế, quy trình mang tính pháp lý và quy định trách nhiệm cụ thể của từng cấp lãnh đạo.
Cũng kể từ bão Linda mà sau này mọi tàu thuyền ra khơi đã được trang bị và bắt buộc phải trang bị thiết bị Icom để liên lạc. 
Vì thế bây giờ không chỉ ngư dân trên biển được tiếp nhận thông tin từ trung ương, từ địa phương, mà ngay gia đình họ cũng nắm bắt được tàu thuyền của mình đang ở đâu, việc liên lạc vì thế có nhiều kênh.

Bia tưởng niệm nạn nhân bão Linda tại Cà Mau
* Thiên tai ngày càng khắc nghiệt, bất thường và diễn biến khó lường. Như vừa qua, bão lớn thiệt hại nhỏ, nhưng áp thấp nhiệt đới thì thiệt hại rất lớn. Là người mà hình ảnh luôn gắn liền với những đợt bão lũ, ông có gửi gắm gì?
- Đúng là thời tiết giờ càng cực đoan, bất thường, cường độ mạnh hơn, nên dù chủ động vẫn có những bất ngờ và có những thiệt hại. 
Trong phòng chống bão lũ cần phải thực hiện tốt phương châm "bốn tại chỗ", phải có lực lượng, phương tiện tại chỗ.
Mỗi vụ việc, người chỉ huy, người lãnh đạo địa phương cần có mặt ngay tại hiện trường, phải đến được với người dân để nắm bắt và chỉ đạo. 
Như bão Linda, tôi có mặt tại hiện trường thì tôi quyết luôn việc hỗ trợ xăng dầu để các tàu thuyền lớn, lành lặn ra ngay ngoài khơi tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn, vì thế mà kịp thời cứu cả ngàn người về.
Cũng từ bão Linda, thấy việc thông tin giữa các tàu bị hạn chế quá. Phải làm sao đưa được nhiều thông tin đến với ngư dân đang hoạt động trên biển. 
Nếu có đủ Icom thì chính quyền và gia đình ở đất liền đều có thể liên lạc, thông báo, nhắc nhở các tàu. Và điều này giờ đã thành quy định bắt buộc.
Những số liệu thống kê của cơn bão Linda.
Và những thiệt hại kinh hoàng....

Theo Tuổi Trẻ

Cách mạng Tháng Mười Nga và 10 điều làm thay đổi thế giới

Diễn ra cách đây tròn 100 năm, Cách mạng Tháng Mười ở nước Nga năm 1917 đã làm thế giới của chúng ta thay đổi như thế nào?


1. Kết thúc chế độ Sa hoàng. Vào đầu thế kỷ 20, chế độ Sa hoàng với hàng trăm năm lịch sử đã lỗi thời, đẩy nước Nga vào sự trì trệ và lạc hậu so với phần còn lại của châu Âu. Cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga đã chấm dứt chế độ này, đưa nước Nga vào kỷ nguyên mới với những bước tiến nhảy vọt.
2. Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên. Cách mạng Tháng Mười là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên thành công trên thế giới. Cuộc cách mạng đã đưa giai cấp công nông lên nắm quyền, mở ra một hướng đi hoàn toàn mới cho tiến trình lịch sử nhân loại.
3. Hình thành siêu cường lớn Liên Xô. Cách mạng Tháng Mười là tiền đề trực tiếp cho sự ra đời Liên bang Xô Viết, một trong hai siêu cường chi phối diện mạo địa chính trị thế giới thế kỷ 20.
4. Cuộc cách mạng phúc lợi xã hội. Ngay sau khi nắm quyền, chính quyền Cách mạng đã ban hành hàng loạt chính sách tiến bộ mà các nước phương Tây cùng thời chưa có như quyền bình đẳng giới, bình đẳng chủng tộc, làm việc 8 giờ/ngày, chống sa thải vô cớ, trợ cấp cho người già và người tàn tật, giáo dục và y tế miễn phí… Sau này, các chính sách tương tự mới được áp dụng ở các nước tư bản.
5. Giải phóng các dân tộc ở Nga. Vào thời kỳ Sa hoàng, nước Nga được ví như một “nhà tù của các dân tộc”. Với cuộc Cách mạng Tháng Mười, sự bình đẳng và chủ quyền của các dân tộc được khẳng định, các dân tộc thiểu số và các nhóm dân chúng sống trên lãnh thổ Nga được phát triển tự do.
6. Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Cách mạng Tháng Mười và sự hình thành nhà nước Nga Xô-viết là nguồn cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân quốc tế và ở các nước thuộc địa, mở ra con đường giải phóng cho nhiều dân tộc bị áp bức, trong đó có Việt Nam.
7. Cứu nhân loại khỏi thảm họa Phát xít. Cuộc Cách mạng Tháng Mười đã khai sinh ra Hồng quân Công Nông, lực lượng có đóng góp lớn nhất trong việc cứu nhân loại khỏi thảm họa Phát xít trong cuộc Chiến tranh Thế giới II.
8. Thay đổi diện mạo văn hóa – nghệ thuật thế giới. Từ cuộc Cách mạng Tháng Mười, nhiều trào lưu nghệ thuật mới hình thành làm thay đổi diện mạo văn hóa thế giới thế kỷ 20, như trào lưu hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học, chủ nghĩa kết cấu trong kiến trúc…
9. Thúc đẩy những bước tiến vượt bậc của khoa học thế giới. Nền khoa học Xô-viết hình thành từ cuộc Cách mạng Tháng Mười đã mở ra hành trình của nhân loại tiến vào kỷ nguyên thám hiểm không gian vũ trụ cũng như con đường để khai thác năng lượng hạt nhân và sử dụng vào mục đích hòa bình.
10. Một cột mốc trong nghiên cứu lịch sử. Trong cách tiếp cận lịch sử đương đại, Cách mạng Tháng Mười được các sử gia coi là một cột mốc khởi đầu cho kỷ nguyên hiện đại của thế giới.
Theo KIẾN THỨC

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Bàn về ‘chủ nghĩa xã hội kiểu Mỹ’

Nước Mỹ đang áp dụng một loại chủ nghĩa xã hội cầm chừng vì chính sự tồn vong của chủ nghĩa tư bản. Đó là một loại “chủ nghĩa xã hội mang sắc thái Mỹ”.

Bài viết của một blogger người Việt sinh sống ở Mỹ

Xã hội loài người có thể trồi sụt lên xuống theo giai đoạn, nhưng nhìn chung toàn bộ lịch sử loài người nó vẫn là tiến lên mức độ nhân bản hơn.
Dĩ nhiên con người ở từng khu vực trên thế giới sẽ có cách làm khác nhau tùy theo điều kiện thực tế của họ, nhưng mục đích hướng tới một xã hội nhân bản hơn, tốt đẹp hơn thì đã rõ ràng. Chủ nghĩa tư bản là ăn thịt lẫn nhau tranh giành lợi nhuận, con người dùng tiền bạc làm thước đo nhân phẩm, bản chất của nó là bất nhân, cho nên bằng cách này hay cách khác phải có những cải cách, thay đổi, hoặc là bứng cái gốc chế độ tư hữu không kiểm soát của nó lên hoàn toàn, hoặc là lập ra những chương trình nhân đạo và xã hội chữa cháy để những người thua cuộc trong cuộc tranh đua khốc liệt bị gạt sang bên lề khỏi nổi lên làm giặc.
Những cải cách xã hội đó, ở Âu – Mỹ người ta đặt ra đủ thứ tên gọi nào là mixed economy, social market economy, social democracy, democratic socialism, market socialism, vv và vv… Bạn hãy vào đó để xem còn cả đống định nghĩa khác nữa có từ “xã hội” ở trong đó. Và những tên gọi này không phải là tên gọi chơi cho vui mà chúng thực sự là những những khuynh hướng chính trị, chế độ, và chính sách đang được áp dụng ở nhiều nước.
Người Mỹ thường gọi các nước như Pháp, Canada, theo ý chế nhạo rằng đó là những nước xã hội chủ nghĩa. Người Trung Quốc có nhóm từ “Chủ nghĩa xã hội mang sắc thái Trung Quốc” (Socialism with Chinese characteristics) để tự miêu tả chế độ của họ. Còn nước Mỹ thì sao? Hiện giờ nó cũng là một chế độ lưỡng tính, cái đầu vẫn là tư bản nhưng cái mình của nó mang rất nhiều sắc thái chủ nghĩa xã hội từ lâu rồi.
Nhiều người Việt Nam thích vuốt đuôi người Mỹ “tư bản” không biết mình đang sống trong thời đại nào nên cứ mơ hồ và hãnh diện ca ngợi “chủ nghĩa tư bản” và mỉa mai “chủ nghĩa xã hội”. Họ không hề hề biết rằng họ đang sống trong một thế giới lai căng giữa hai hình thái xã hội trên. Để sinh tồn và tiếp tục phát triển, một nước không thể nào giữ lấy một cái và phủ nhận hoàn toàn giá trị của cái kia trong thời đại hiện nay.
Có nhiều người Việt lớn tuổi ở Mỹ thường xuyên có mặt ở những cuộc biểu tình chống cộng và họ được một số người Việt khác gọi với một cái tên trìu mến là “tiểu đoàn 846”. Tại sao có cái tên này? Vì con số 846 là số tiền trợ cấp tối thiểu 846 USD hàng tháng cho người già ở Mỹ. Đây là một phần trong chương trình trợ cấp khổng lồ gọi là An Sinh Xã Hội (Social Security) được thông qua bởi Tổng Thống F. D. Roosevelt vào năm 1935.
Trên thực tế chủ nghĩa tư bản truyền thống – nguyên chất đã bị khai tử từ năm đó. Nếu chính phủ các nước tư bản vẫn tiếp tục không chịu lập ra những chương trình an sinh xã hội qui mô từ trung ương để chữa lửa thì một cuộc cách mạng bằng bạo lực sẽ nổ ra và họ sẽ bị đem chặt đầu như đã từng xảy ra ở Pháp 1789 và Nga 1917! Giai cấp tư bản thống trị đã tự tiến hành những cuộc cách mạng không đổ máu bằng những chương trình xã hội có qui mô và hệ thống từ trung ương cho toàn dân.
Từ đó có thể nói Mỹ đang áp dụng một loại chủ nghĩa xã hội cầm chừng, đối phó, nghe ngóng! Một loại “chủ nghĩa xã hội mang sắc thái Mỹ”! Chỉ có điều là họ đang làm việc tốt, đang hướng thiện mà họ còn mắc cỡ, e thẹn, chưa chịu công khai nhìn nhận!
Theo thống kê của Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội Mỹ, khoảng 50% ngân sách quốc gia được chi trả cho chương trình Y tế và An Sinh Xã Hội. Như vậy nếu nói Mỹ không phải là một nước ít nhất có một cái thân mang sắc thái xã hội chủ nghĩa thì nó là cái gì? Những bác biểu tình chống cộng thường xuyên nhất là những người lãnh trợ cấp xã hội nhưng lại đả đảo chủ nghĩa xã hội hăng nhất!
Một chương trình khác mang “sắc thái xã hội chủ nghĩa” nữa là chương trình tem phiếu thực phẩm (food stamp) (cái này nghe quen quen à nha!) của Bộ Nông Nghiệp Mỹ. Hiện nay cả nước Mỹ có trên dưới 30 triệu người đang hưởng chương trình này, nghĩa là 1/10 dân số! Chương trình này ra đời năm 1943 và mỗi năm tiêu tốn khoảng 30 tỉ USD để hoạt động.
Theo Cục Điều Tra Dân Số Mỹ, hiện có khoảng 47 triệu người sống dưới mức nghèo. Tiêu chuẩn nghèo là thu nhập hàng năm ở ngưỡng 22.314 USD/năm hoặc ít hơn cho một gia đình bốn người và 11.139 USD/năm cho một người duy nhất. Với thu nhập như vậy ở Mỹ sẽ không đủ tiền trả tiền nhà và mua thức ăn.
Giả sử chính quyền Mỹ dẹp bỏ ba chương trình xã hội chính là Y tế gần như miễn phí cho người già (Medicare, Medicaid), tiền trợ cấp cho người già (SSI) (mặc dù có làm việc hay không từng làm việc và đóng thuế ở Mỹ), và tem phiếu thực phẩm (food stamp) thì không biết cuộc đời chống cộng, chống chủ nghĩa xã hội mà không còn nhận trợ cấp xã hội, của tiểu đoàn 846 sẽ đi về đâu!
Theo DIEHARD CAT

Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

MỘT SỐ TỔ CHỨC PHẢN ĐỘNG CÓ HOẠT ĐỘNG CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM



Tổ chức phản động là tập hợp của một nhóm người có tư tưởng phản động chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Danh sách một vài tổ chức phản động có các hoạt động chống phá Dảng, Nhà nước ta đáng phải liệt kê là:

- Đảng Việt Tân 
Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng, thường gọi tắt là Việt Tân hay đảng Việt Tân, là một tổ chức chính trị của tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Tiền thân của Việt Tân là Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam, được thành lập ngày 10 tháng 9 năm 1982. Cầm đầu tổ chức hiện nay là Lý Thái Hùng. Việt Tân là một tổ chức có thực lực nhất trong số các tổ chức phản động đã tiến hành nhiều hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia nước ta, đã được quốc tế và Việt Nam liệt kê vào danh sách những tổ chức khủng bố.

- Khối 8406 
Khối 8406 là tên gọi của một tổ chức chính trị, kêu gọi dân chủ đa nguyên tại Việt Nam. Tên "Khối 8406" xuất phát từ tuyên ngôn công bố ngày 8 tháng 4 năm 2006 của nhóm. Là một tổ chức chính trị được thành lập nhằm chống phá Nhà nước ta. 

- Quỹ người Thượng (Montagnard Foundation Inc. - MFI) 
Quỹ người Thượng (tên tiếng Anh: Montagnard Foundation, Inc.), còn gọi là Sáng Hội Người Thượng hoặc Tổ chức Người Thượng, là một tổ chức với mục tiêu chống Cộng và bảo vệ cuộc sống và văn hóa người Thượng ở Tây Nguyên, Việt Nam thông qua các biện pháp hòa bình. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận được lập năm 1990 có trụ sở ở Nam Carolina (Hoa Kỳ) và do Ksor Kok, một người dân tộc Jarai làm chủ tịch. Đây là một là một tổ chức phản động chống phá Nhà nước Việt Nam, chia rẽ đoàn kết dân tộc, lấy cái gọi là thành lập “nhà nước Đề Ga” gây nên các cuộc bạo loạn vào tháng 2 năm 2001 và tháng 4 năm 2004 tại Tây Nguyên.

- Ủy ban Cứu người vượt biển.
Ủy ban Cứu Người vượt biển hay Ủy ban Cứu trợ Thuyền nhân tên chính thức tiếng Anh là Boat People SOS (viết tắt là BPSOS) là một tổ chức hoạt động dưới vỏ bọc phi chính phủ và phi lợi nhuận của những người Mỹ gốc Việt có lĩnh vực hoạt động về dân sự và chính trị được thành lập vào năm 1980. Ủy ban Cứu Người vượt biển hiện có trụ sở chính tại Falls Church, Virginia và do Nguyễn Đình Thắng làm chủ tịch kiêm giám đốc điều hành. Tổ chức này là một trong bốn thành viên của Liên minh Bài trừ Nô lệ mới ở Châu Á (CAMSA). Là một tổ chức có hoạt động chống Đảng, Nhà nước Việt Nam trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền. 

Ngoài ra, còn một số tổ chức chính trị khác công khai chống phá Đảng, Nhà nước ta như: Liên minh Bài trừ nô lệ mới ở châu Á – Mỹ (CAMSA); Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam (Vacsava, Ba Lan); Văn phòng Trợ giúp công nhân Việt Nam (Tanagatina) ở Penang; Đảng Cấp tiến Xuyên quốc gia (Transnational Radical Party- TRP); Tổ chức Liên minh Việt Nam Tự do (FVA); Tổ chức Bạch Đằng Giang; Tổ chức Việt nam Tự do; Đảng Vì Dân; Đảng Dân Tộc; Hội đồng công luật công án Bia Sơn (tiền thân là tổ chức Ân đàn đại đạo)…

Thực chất, các tổ chức chính trị trên được thành lập, hoạt động đều dựa trên cơ sở sự hậu thuẫn, giúp sức cả về vật chất, tinh thần của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam. Đấu tranh với thế lực thù địch, phản động và tay sai của chúng là cả một quá trình lâu dài, phức tạp, khó khăn đòi hỏi sự tham gia của toàn xã hội, dựa trên các hình thức, phương pháp đấu tranh khác nhau. Trong đó, nhận diện, vạch trần các tổ chức chính trị đối lập với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta có vai trò rất quan trọng giúp quần chúng nhân dân ta hiểu, từ đó tự nguyện chung sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

Sự thật phủ phàng và đau đớn về cái gọi là ‘Hòn ngọc Viễn Đông’ của Sài Gòn


Ngủ khách sạn Continental, khách sạn Majestic, ăn thịt bò beefsteak, uống rượu chát vùng Bordeaux, thưởng thức xì gà La Habana, săn bò rừng, lấy da cọp, hút thuốc phiện và chơi gái thì, với thủy thủ tàu viễn dương và đám thực dân đến từ Viễn Tây, Sài Gòn được ngợi ca là hòn ngọc Viễn Đông đâu có gì lạ.


Bài viết của KTS Nguyễn Trọng Huấn.
Gần đây, một vài ý kiến, vẫn còn mơ cho TP. Hồ Chí Minh tương lai sẽ là một hòn ngọc Viễn Đông mới. Tôi hơi bị bất ngờ, tò mò, lục mớ sách cũ, lại gặp nhiều điều thú vị, xin kể ra đây.
Sài Gòn đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đổi tên thành TP. Hồ Chí Minh từ ngày 2/7/1976, cách đây đã hơn 30 năm, còn hòn ngọc Viễn Đông, phụ danh của Sài Gòn cũ đã mất dạng từ 1939, khi nước Pháp sa vào Thế chiến thứ II và không còn thì giờ nhắc đến nữa.
Vì vậy thử tìm xem cái “hòn ngọc Viễn Đông”, một thời từng là phụ danh của Sài Gòn cũ, thực chất là gì.
Nguyên địa danh Sài Gòn, theo cụ Vương Hồng Sển thì đã là một mớ bòng bong (Tuyển tập Vương Hồng Sển – Sài Gòn năm xưa – NXB Văn học – 2001 – Nguyễn Q. Thắng sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu). Xuất xứ của địa danh Sài Gòn cho đến nay vẫn là một bí ẩn chưa được giải mã một cách rành mạch. Ngay bây giờ, viết: Sài gòn, Sàigòn, Sài Gòn, hay SàiGòn, cách nào cho đúng thì các nhà ngôn ngữ cũng chưa có lời chỉ bảo. Nhưng dù sao cũng khẳng định được Sài Gòn là một địa danh gốc Việt, quá trình hình thành, lịch sử thành văn ghi chép khá rõ:
1698: Chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh kinh lý miền Nam… cho lập Phủ Gia Định và hai huyện Phước Long và Tân Bình. Vùng Nam bộ được sáp nhập vào cương vực Việt Nam.
1790: Nguyễn Ánh cho xây thành Bát Quái (thành Quy), làm trụ sở cho chính quyền mới. Gia Định thành đổi thành Gia Định kinh.
1835: Vua Minh Mạng cho phá thành Quy, xây thành Phụng.
1859: Ngay sau khi chiếm được thành Gia Định, người Pháp gấp rút quy hoạch Sài Gòn thành một đô thị lớn phục vụ cho mục đích khai thác thuộc địa… Rất nhanh chóng, các công trình quan trọng của thành phố như Dinh Thống đốc, Phủ Toàn quyền… được thực hiện. Sau hai năm xây dựng, bộ mặt Sài Gòn hoàn toàn thay đổi.
1861: Địa phận Sài Gòn được giới hạn một bên là rạch Thị Nghè và rạch Bến Nghé với một bên là sông Sài Gòn cùng con đường nối liền chùa Cây Mai, với những phòng tuyến cũ của đồn Kỳ Hòa.
1862: Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa.
1867: Chiếm nốt ba tỉnh miền Tây: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
Cướp xong ba tỉnh miền Tây, thực dân Pháp đơn phương tuyên bố sáu tỉnh Nam kỳ là lãnh địa của Pháp, cho Nam kỳ hưởng quy chế thuộc địa với chính quyền thực dân đứng đầu là một thống đốc người Pháp.
1874: Ngày 15/3, Tổng thống Pháp, Jules Grévy ký sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn.
Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, Sài Gòn trở thành trung tâm quan trọng không chỉ hành chính mà còn kinh tế, văn hóa, giáo dục của cả Liên bang Đông Dương, được mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Đông” hay “Paris phương Đông”. (Theo Wikipédia)
Như vậy là thực dân Pháp, ngay sau khi ngang ngược dùng vũ lực chiếm đất Sài Gòn (trước Hòa ước Giáp Thân 25 năm) đã vội vã xây dựng ngay ở đây một thành phố thuộc địa, làm bàn đạp tiếp tục xâm lược nước ta.
Cũng theo cụ Vương, sở dĩ người Pháp chọn tên Sài Gòn cho dễ đọc vì Bến Nghé, người Pháp phát âm thành Pingeh, đọc khó hơn. Từ khi xuất hiện mấy ông mũi lõ mắt xanh, mọi việc cứ lộn tùng phèo lên hết cả.
Sài Gòn là một thành phố Pháp mang tên Việt, thực chất là một bàn đạp để thực dân Pháp đứng chân, tiếp tục tiến hành âm mưu cướp nước. Mười năm sau, âm mưu của Pháp hoàn thành, nhà Nguyễn buộc phải ký với quân xâm lược Hòa ước Giáp Thân (1884, còn gọi là Hòa ước Patenôtre), chính thức đầu hàng, cam tâm chấp nhận thân phận một xứ sở thuộc địa, một dân tộc nô lệ.
Cái thời được coi là “hòn ngọc” ấy, Sài Gòn rất nhỏ. (Năm 1885, kiểm tra dân số Pháp kiều tại Sài Gòn, đếm được vẻn vẹn năm trăm bảy mươi bảy trự (577) trong số đó tám mươi thuộc phái đẹp (Tuyển tập VHS – SGNX – trang 64). Địa giới như đã trình bày, từ rạch Thị Nghè đến sông Sài Gòn, một chốn ăn chơi khét tiếng.
Những dòng sau đây cũng trích từ “Sài Gòn năm xưa” của cụ Vương:
“Đầu thế kỷ XX, ra khỏi Sài Gòn hai mươi cây số ngàn (20km) đã là xa xôi lắm. Tha hồ săn bắn; heo rừng, nai, cà tong… Xa vô chút nữa thì trâu rừng, con min, cọp, voi không thiếu gì. Hoàng tử Henri D’Orléans, dòng dõi vua Henri IV, Thái tử xứ Đan Mạch Waldemar và công tước Duc de Montpensier đua nhau thường năm dứt mùa mưa, lối tháng mười ta là có mặt tại Sài Gòn, lấy sự săn bắn thú dữ làm món tiêu khiển phong lưu. Công tước Duc de Montpensier xài tiền như nước, mua nhà hàng Continental tặng cô nhân tình là Bá tước Comtesse de B…”.
“…Hãng tàu chạy sông “Messageries Fluviales” sáng lập năm 1883-1884. Sau đổi là “Compagnie Saigonnaise de navigation”, đầu tiên do Jules Rueff làm chủ sáng tạo. Rueff quen thân với vua Hoàng Lân (Norodom). Rueff bán đồng hồ reo, đồng hồ chuông, đồng hồ bỏ túi cho Norodom mà dư sức làm giàu. Rueff mướn bọn thuyền chủ (trong Nam gọi là Cò Tàu), tuy người quốc tịch Lang Sa nhưng trả lương chỉ có bốn chục đồng bạc mỗi tháng, tính mỗi tuần mười đồng. Thế mà bọn này làm giàu ngang xương, đủ tiền nuôi em út, còn nuôi thêm ngựa đua, vì tàu chạy đường Sài Gòn qua Bangkok, chuyến đi thì chở lậu súng lục, chuyến về chở lậu thuốc phiện, không giàu sao được… (VHS – sđd – trang 170, 171).
Sau chuyến hải hành kéo dài cả tháng, từ hải cảng Marseille, qua Địa Trung Hải, xuyên kênh đào Suez, vượt Ấn Độ Dương sóng to gió lớn, lách qua eo biển Malacca vào vịnh Ghềnh Rái, không khó để suy ra tâm trạng mệt nhọc, buồn chán của khách lữ hành, cả tháng ròng chỉ thấy trời và nước. Cung cuối chặng đường, khi trạng thái rã rời đã lên đến đỉnh điểm, chuyến hải trình theo sông Lòng Tàu, xuyên qua rừng đước Cần Giờ, một thứ rừng ngập mặn nhiệt đới mà nhiều người châu Âu chưa gặp bao giờ, cảm giác xa lạ tưởng như càng đi càng xa thế giới văn minh phương Tây quen thuộc. Trong tâm trạng cùng cực của cô đơn ấy, bỗng một chiều bừng sáng một thành phố phương Tây khi tàu cập cảng Sài Gòn.
Ngủ khách sạn Continental, khách sạn Majestic, ăn thịt bò beefsteak, uống rượu chát vùng Bordeaux, thưởng thức xì gà La Habana, săn bò rừng, lấy da cọp, hút thuốc phiện và chơi gái thì, với thủy thủ tàu viễn dương và đám thực dân đến từ Viễn Tây, Sài Gòn được ngợi ca là hòn ngọc Viễn Đông đâu có gì lạ.
Nó hoàn toàn không là “hòn ngọc” với thợ thuyền xưởng đóng tàu Ba Son, cu li bốc vác cảng Sài Gòn, phu xe kéo và đông đảo người dân bản xứ mang trên mình bản án kiếp nô lệ, kẻ mất nước.
Để phục vụ cho hòn ngọc ấy, cả một xã hội Sài Gòn thuộc địa mà nhiều địa danh còn được giữ đến tận bây giờ: Xóm Củi, Xóm Than, Xóm Dầu, Xóm Bàu Sen (gần đồn Cây Mai), Xóm Giá (làm giá đậu xanh gần cầu Cây Gõ), xóm Lò Bún (gần giếng Hộ Tùng), Xóm Ụ Ghe, Xóm Rẫy Cái, Xóm Cây Cui… (VHS – SGNX – trang 84, 85).
Để hòn ngọc Viễn Đông hoạt động bình thường, đám tay sai bản xứ: Tôn Thọ Tường, Cai tổng Du, Lãnh binh Huỳnh Công Tấn, tri phủ Trần Bá Lộc, tri huyện Đỗ Hữu Phương, thông ngôn Joanès Liễu, Paul Lương và Loan… bán nước cầu vinh.
Cũng sách đã dẫn, cụ Vương đã chép về Tôn Thọ Tường:
“… xuất thân “đội” rồi thăng tri huyện, tri phủ, rồi lại về hưu “hàm Tổng đốc”… Ông người khô ráo, dong dảy, môi mỏng, cặp mắt có sát khí. Ông bắt được địch thủ, nhất quyết không cầm tù và chỉ chặt đầu y quân lịnh: chém người như chém chuối, chém không chừa con đỏ. Các ông già bà cả, nay nghe nhắc tên ông, đều thảy lắc đầu… Để đối phó với các địch binh không chịu ra quy thuận và thường ẩn mình nơi thâm sơn cùng cốc, có một cách tuyệt đối: Sai bắt cha mẹ vợ con của người ấy, đóng gông cầm tù. Một mặt bố cáo trong ngoài kỳ hạn bao nhiêu ngày, phải ra nạp mạng. Bằng không thì:
– Cha, mẹ, vợ bêu đầu làm lịnh.
– Trẻ con thì bỏ vào lòng cối giã gạo, sai lính dùng chày lớn quết như quết nem. (Sách đã dẫn – trang 144).
Trong bài viết của một kiến trúc sư tên tuổi khi nói về một dự án đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh có đoạn nói rằng: “Chủ tịch HĐQT Công ty Métropolitan xin chuyển địa điểm công trình từ 63 Nguyễn Du sang đường Đồng Khởi và giải thích: “Đồng khởi với chữ Catinat trong ngoặc”. Và bình: “Catinat – Sài Gòn là một thương hiệu quá có giá trị” mà không biết rằng Catinat là tên một Thống chế Pháp, Nicolas de Catinat, sinh năm 1637, mất năm 1712, phục vụ dưới thời vua Louis XIV. Giữa thế kỷ XIX, Pháp lấy tên Catinat đặt cho một chiếc tàu chiến tham gia trận đánh chiếm Sài Gòn năm 1859. (Theo Hà My – Đường Catinat và nếp sống Sài Gòn xưa)… Con đường phải mang tên kẻ xâm lược là một vết nhục lịch sử đối với dân tộc, với đất nước.
Theo Hà My, bài đã dẫn:
“… Vào thời kỳ này, đường Catinat là bộ mặt sinh hoạt của cả Sài Gòn, thành phố thuộc địa ở vùng Viễn Đông với sự hiện diện của khoảng 3.000 người Pháp, 3/4 trong số này là sĩ quan và viên chức. Lính Pháp ở trong các bungalow (nhà gỗ có hiên rộng) nằm khuất trong các vườn cây xanh. Để tiết kiệm chi phí và tìm sự đông vui hai, ba anh chung nhau tiền mướn một chỗ ở, có sự giúp việc của một anh bồi (boy) bản xứ, đi chợ, giặt giũ, nấu ăn…”.
Vậy thì hòn ngọc Viễn Đông với những dấu ấn thuộc địa chẳng có gì đáng tự hào sao lại là mơ ước của một Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh ngày hôm nay năng động, từng tạo nên những giá trị tiền đề cho công cuộc đổi mới đất nước?
Theo DOANH NHÂN SÀI GÒN

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

Hoài niệm Liên xô và tình yêu với nước Nga

 Sáng 22/10, tại Hà Nội, Diễn đàn “Hoài niệm Liên Xô” đã tổ chức giao lưu gặp mặt thân mật thành viên và kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga.

“Hoài niệm Liên Xô” trước hết là những kỷ niệm, tình cảm sâu nặng của những người đã từng học tập công tác và lao động tại các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây.
"Hoài niệm Liên Xô" được hình thành trên cơ sở một nhóm chỉ 10 - 15 người  đến nay, sau 3 năm số lượng đã lên đến hơn 14.000 thành viên.
Sự kiện lần này với sự tham gia của hơn 600 thành viên...
Sự kiện lần này với sự tham gia của hơn 600 thành viên...
... và nhiều người bạn từ Nga, Belarus và Kazakhstan, cùng nhiều vị khách quý của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể quần chúng.
... và nhiều người bạn từ Nga, Belarus và Kazakhstan, cùng nhiều vị khách quý của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể quần chúng.
Hoài niệm Liên xô và tình yêu với nước Nga
Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nga Vladimir Shustov (bên trái) và đại tá Lê Thế Mẫu.
Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nga Vladimir Shustov (bên trái) và đại tá Lê Thế Mẫu.
Diễn đàn "Hoài niệm Liên Xô" không chỉ là nơi chia sẻ, ôn lại những kỷ niệm đẹp một thời đã qua, cũng như tri ân nhân dân Liên Xô đã từng cưu mang, giúp đỡ các thành viên trước đây. Mà còn có các hoạt động xã hội, từ thiện tới các vùng sâu vùng xa, giúp đỡ những người bạn Nga sang học tập, làm việc tại Việt Nam.
Cùng ôn lại những kỷ niệm qua những tầm hình, đoạn video...
Cùng ôn lại những kỷ niệm qua những tầm hình, đoạn video...
Hoài niệm Liên xô và tình yêu với nước Nga
Hoài niệm Liên xô và tình yêu với nước Nga
Cái bắt tay thân mật giữa cựu sinh viên VGIK ( NSƯT Phạm Thanh Hà - bên trái) và cựu sinh viên Học viện Không quân Gagarin (Anh hùng Phạm Tuân).
Cái bắt tay thân mật giữa cựu sinh viên VGIK ( NSƯT Phạm Thanh Hà - bên trái) và cựu sinh viên Học viện Không quân Gagarin (Anh hùng Phạm Tuân).
Hoài niệm Liên xô và tình yêu với nước Nga
Hoài niệm Liên xô và tình yêu với nước Nga
Hoài niệm Liên xô và tình yêu với nước Nga
Với những hoạt động của mình “Hoài niệm Liên Xô” đã tiếp nối và phát triển tình hữu nghị truyền thống Việt Nam - Nga và các nước thuộc Liên Xa trước đây.
Với những hoạt động của mình “Hoài niệm Liên Xô” đã tiếp nối và phát triển tình hữu nghị truyền thống Việt Nam - Nga và các nước thuộc Liên Xa trước đây.
Theo Hoàng Đông - Báo Pháp luật Việt Nam