KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

Ông Vũ 'nhôm' bất ngờ thoái sạch vốn khỏi hàng loạt công ty trước khi bị bắt


Ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") đồng loạt thoái vốn bắt đầu từ tháng 4/2017. 
Chiều tối 21/12, cơ quan công an tổ chức khám xét nhà ông Vũ 'nhôm', tức ông Phan Văn Anh Vũ, một đại gia có tiếng ở Đà Nẵng, sở hữu nhiều công ty như: Công ty TNHH I.V.C, Công ty cổ phần 79, Công ty cổ phần Bắc Nam 79 và góp vốn vào một số công ty khác. 
Ông Vũ 'nhôm' bất ngờ thoái sạch vốn khỏi hàng loạt công ty trước khi bị bắtÔng Vũ được cho là sở hữu rất nhiều khu đất ở vị trí đắc địa ở Đà Nẵng. Đặc biệt, có hai nhà hàng nổi tiếng được xây dựng nằm trên đường Bạch Đằng lấn ra ngoài sông Hàn, vị trí cực đẹp.
Theo tìm hiểu của PV, sau lùm xùm tại dự án Khu đô thị Đa Phước vào đầu tháng 4, ông Vũ 'nhôm' đã đồng loạt thoái vốn tại những công ty do ông làm chủ. 
Cụ thể, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 sửa đổi ngày 26/4/2017 cho thấy ông Phan Văn Anh Vũ đã rút toàn bộ 650 tỷ đồng, tương đương 92,86% vốn.
Tại Công ty TNHH Minh Hưng Phát (nay đổi tên thành Công ty TNHH Phú Gia Compound) - pháp nhân tặng cựu Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh xe Toyota Avalon để sử dụng, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi ngày 7/4/2017 thể hiện ông Phan Văn Anh Vũ đã rút toàn bộ 40 tỷ đồng, tương đương 80% vốn điều lệ của doanh nghiệp trên. 
Với siêu dự án Vầng Trăng Khuyết (The Sunrise Bay), 2 pháp nhân liên quan đến ông Vũ 'nhôm' là Công ty CP Xây dựng 79 và Công ty CP Nova Bắc Nam 79 từ ngày 19/4/2017 - 28/6/2017 đã rút 100% vốn tại dự án trên. 
Bản thân Công ty CP Nova Bắc Nam 79 hiện cũng không còn cổ phần của ông Phan Văn Anh Vũ và đổi tên thành Công ty CP Đầu tư và Phát triển Chấn Phong. 
Ngày 20/12, trong cuộc gặp giữa Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa với các cựu chiến binh, nhiều người đặt câu hỏi về việc có hay không sự tác động của ông Vũ 'nhôm' trong một số quyết định liên quan đất đai của chính quyền thành phố.
Có ý kiến đề nghị làm rõ thông tin ông Vũ 'nhôm' coi thường lãnh đạo Đà Nẵng khi từng chỉ mặt, hăm doạ cho Chủ tịch UBND thành phố 'nghỉ việc' vì không làm theo yêu cầu của ông ta... 
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho hay, những thông tin trên được Tổng Bí thư yêu cầu Bộ Công an điều tra. “Nếu có việc này thì là sự sỉ nhục với chính quyền và hệ thống công quyền”, ông Nghĩa nói.

Nguồn Chôm Chỉa


Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

TỰ DO TÔN GIÁO TẠI VIỆT NAM ĐANG ĐƯỢC CẢI THIỆN

“Tự do tôn giáo tại Việt Nam đang được cải thiện”, đó là lời khẳng định của mục sư Franklin Graham, một nhà truyền giáo Hoa Kỳ nổi tiếng thế giới. Được biết Mục sư Franklin Graham vừa có buổi truyền giảng Phúc âm trong hai ngày 8 và 9 tháng 12, tại Cung thể thao quần ngựa Hà Nội với sự tham dự của hơn 10 ngàn người. Mục sư Franklin Graham hiện là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Hiệp hội Truyền bá Phúc âm Billy Graham và là một trong những nhà tuyền giáo nổi tiếng nhất tại Hoa Kỳ.

Có thể nói sự khẳng định của một mục sư Hoa Kì là minh chứng đanh thép cho bức tranh nhân quyền tươi sáng tại Việt Nam trong đó có quyền tự do tôn giáo. Nó cũng là lời phản bác thuyết phục cho tất cả thứ báo cáo vớ vẩn của các tổ chức như Theo dõi nhân quyền quốc tế, Ân xá quốc tế hay Báo cáo tình hình tôn giáo vớ vẩn gì đó của nhóm nghiên cứu tôn giáo do nhà “dân chủ” Phạm Đoan Trang tổ chức.
Bởi một lẽ rằng, mục sư Franklin Graham đưa ra đánh giá dựa trên những tình hình thực tiễn tại Việt Nam chứ ông không dựa vào mấy báo cáo vớ vẩn hay tin vào luận điệu của các tổ chức, cá nhân thù địch chống phá Nhà nước Việt Nam. Ông đến Việt Nam, ông nhìn thấy bức tranh tôn giáo tại Việt Nam, ông bị thuyết phục bởi thực tiễn tự do tôn giáo tại Việt Nam và chính ông nói lên cảm xúc đó.
Ngay cả sự việc chính quyền cho phép ông tổ chức buổi truyền giảng phúc âm trước 10 ngàn người cũng là chỉ dấu quan trọng cho thấy Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm tới nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của quần chúng. Những nhu cầu chính đáng luôn được đáp ứng.
Phát biểu trên mạng mục sư Franklin Graham chia sẻ cảm xúc của mình:
“Tôi là Franklin Graham, hiện đang ở Hà Nội, Việt Nam để truyền giảng về Chúa Giê-su đến với dân chúng miền Bắc. Tôi lấy làm vui mừng Chính phủ Việt Nam cho phép chúng tôi tổ chức buổi truyền giảng này và chúng tôi trông đợi vào sự chuyển động của Thượng Đế.”
Đồng quan điểm với mục sư Franklin Graham, mục sư Nhựt Nguyễn, thuộc Hội thánh Tin Lành Việt Nam ở Hoa Kỳ cho biết ông theo dõi thông tin về buổi truyền giảng lần đầu tiên của Mục sư Franklin Graham tại Việt Nam rất sát sao và Hội thánh Tin Lành Việt Nam trong quốc nội cũng như ở hải ngoại cầu nguyện cho buổi truyền giảng này. Mục sư Nhựt Nguyễn nói:
“Về phương diện tích cực thì tôi thấy rằng có một sự chuyển động mà Đức Chúa Trời đang làm trên dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, tôi nhận thấy chính quyền Hà Nội cũng thấy có một sự chuyển động nào đó ở giữa vòng cộng đồng đức tin tại Việt Nam, nhất là tại miền Bắc, những ngườu đã sống rất lâu trong chế độ Cộng sản vô thần. Ngày hôm nay chính những người đó mở lòng ra đối với Tin Lành.”
Rõ ràng là, tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo là quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Nhà nước Việt Nam. Chỉ những hành vi lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật, chống phá chính quyền như kiểu của Nguyễn Văn Lý hay mấy ông linh mục Nam, Thục ở Nghệ An mới bị cấm cản còn lại những hoạt động tôn giáo thuần thúy luôn được Nhà nước tạo diều kiện.
Còn gì thuyết phục hơn lời phát biểu của một mục sư nổi tiếng bậc nhất Hoa Kỳ.

Nóng: ĐANG KHÁM NHÀ VŨ "NHÔM"


Rất nóng: Cơ quan an ninh điều tra thuộc Bộ Công an đang khám xét nhà ông Vũ Nhôm ở Đà Nẵng.

ĐANG KHÁM NHÀ VŨ "NHÔM"
Vũ "nhôm", tên thật Phan Văn Anh Vũ
Đến thời điểm lúc 18 giờ ngày 21/12/2017, việc khám xét nhà riêng của ông Phan Văn Anh Vũ (thường gọi là Vũ "Nhôm") tại 82 đường Trần Quốc Toản (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) vẫn đang được cơ quan an ninh điều tra - Bộ công an tiến hành. 
Một lãnh đạo Công an TP Đà Nẵng cho biết, việc khám nhà được tiến hành bởi Cục A92 - Bộ Công an và Cơ quan An ninh điều tra của Công an TP Đà Nẵng được đề nghị phối hợp. Tuy nhiên, mọi thông tin phải thông qua Cục A92. Hiện chưa thể trả lời gì được.
Việc khám xét nhà ở của Vũ "Nhôm" cho thấy thái độ cương quyết của Đảng trong phòng chống tham nhũng, nó cũng bác bỏ những thông tin sai lệch rằng, có những vùng cấm hoặc có những cá nhân không thể đụng đến.
Cho đến thời điểm hiện tại, trước số nhà 82 đường Trần Quốc Toản, hàng trăm người dân hiếu kỳ tập theo theo dõi vụ việc, khiến giao thông bị ùn tắc. Lực lượng CSGT, Cảnh sát trật tự được điều đến phân luồng giao thông. Trước nhà ông Vũ Nhôm đang có nhiều cảnh sát làm nhiệm vụ ở vòng ngoài. Có lẽ, cái tên nổi tiếng Vũ "nhôm" với quyền lực "thao túng" xã hội là điều khiến dư luận quan tâm.
Ông Phan Văn Anh Vũ (tên thường gọi Vũ “nhôm”, sinh năm 1975, tại Đà Nẵng). Ông Vũ được nhiều người biết đến là một đại gia bất động sản. Ông Vũ là Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam - 79 và là cổ đông của nhiều công ty khác.
Trước đó, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đang điều tra các sai phạm trong việc thực hiện 9 dự án và mua, chuyển nhượng 31 nhà, đất công sản thuộc sở hữu nhà nước tại Đà Nẵng từ năm 2006 đến nay.
Các dự án, nhà công sản trên đều nằm tại trung tâm TP Đà Nẵng và được xem là những khu đất vàng.
Thông qua việc mua, thuê mua và chuyển nhượng, hầu hết các dự án rơi vào một số công ty như Công ty IVC, Công ty TNHH Minh Hưng Phát, Công ty Bắc Nam 79 (một nguồn tin cho hay chủ các công ty này là ông Phan Văn Anh Vũ, thường gọi là Vũ “nhôm”).
Trong số các công sản mà Công an đang điều tra, một dự án thực hiện năm 2015 và hai nhà, đất công sản được bán vào năm 2015-2016. Còn lại đều được thực hiện từ năm 2006 đến 2012 (trong nhiệm kỳ chủ tịch của các ông Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến).
Chiều 20/12/2017, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa có cuộc gặp mặt cấp tướng quân đội về hưu nhân kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
ĐANG KHÁM NHÀ VŨ "NHÔM"
Nhà ông Vũ tại 82 Trần Quốc Toản.


Đại tá Lê Công Thạnh (nguyên Thường vụ, Chỉ huy trưởng Mặt trận 44 Quảng Đà) đặt vấn đề về một lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân tên Vũ “nhôm” với hàng loạt câu hỏi: Có hay không chuyện chính quyền ưu ái cho ông Vũ “nhôm” trong mua bán đất đai, nhà công sản; có hay không việc dự án Đa Phước được giao cho ông Vũ “nhôm” triển khai khi chưa có đánh giá tác động môi trường…?.
Trả lời việc này, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho hay: Không phải mấy bữa nay ta mới nhắc đến Vũ “nhôm”, hỏi Vũ “nhôm” là ai. “Hiện Bộ Công an điều tra. Câu chuyện có một số doanh nghiệp dựa vào quan hệ này nọ, bằng nhiều cách để làm giàu cho mình. Điều đáng buồn là trong cái chuyện làm giàu của người ta thì tìm mọi cách để làm giàu, giàu rồi thì tìm mọi cách để can thiệp. Tôi không biết là nó chính xác đến mức độ nào, xin được ghi nhận như vậy” - ông Nghĩa nói.
Bí thư Đà Nẵng cho rằng ở Đà Nẵng thì người ta nói tới Vũ "nhôm", trong quân đội người ta nói có Út "trọc". Quân đội vừa rồi xử lý, bắt Út "trọc", Công an hiện nay cũng đang tiến hành và phải trả lời những câu hỏi đó. Bộ Công an đang tập trung làm. Vấn đề đa chiều sẽ tiếp tục cập nhật thông tin.


CỦI VẪN CHÁY, LÒ VẪN ĐƯỢM

Ai cũng biết, mình ông Phó Chủ tịch Ngô Văn Tuấn thì chả thể nào lộng quyền đến thế.
Chiều qua, một cú điện thoại của một ông anh nhà báo từ Hà Nội cho tôi ngay khi thông tin quyết định của Ban Bí thư vừa công bố, giọng như reo lên: Làm thật ông ạ!
Ông này là... vua hoài nghi. Trước đấy, nhiều lần trao đổi, ông vẫn cho rằng, vẫn sẽ là “giơ cao đánh khẽ” như mọi khi thôi.
Nhưng rồi ông Đinh La Thăng bị bắt, một loạt các quyết định kỷ luật hoặc khởi tố được công bố, và chiều qua là quyết định “cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng” của ông Ngô Văn Tuấn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, đã khiến ông nhà báo già bạn tôi tâm phục khẩu phục.

CỦI VẪN CHÁY, LÒ VẪN ĐƯỢM hình1
Ông Ngô Văn Tuấn (áo trắng) bị cách tất cả chức vụ trong Đảng.

Mới hôm kia là thông báo của Ủy ban Kiểm tra về việc kỷ luật và kiến nghị Ban bí thư xử lý kỷ luật một số trường hợp. Ngay sau đấy một ngày, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban bí thư đã họp ngay, chiều chủ nhật, ngày nghỉ, và ra quyết định rất hợp lòng dân, được rất nhiều người đồng tình, hưởng ứng.
Lò vẫn cháy, và củi vẫn được đưa vào lò. Toàn củi to nữa.
Vấn đề ở đây không phải chỉ là đốt lò, đốt những tiêu cực đang nhức nhối xã hội, mà về mặt khác, nó thắp lên niềm tin của con người, khơi gợi trở lại nhiệt huyết công dân trong từng con người cụ thể, cộng hưởng với chiến dịch làm trong sạch bộ máy.
Vụ hotgirl Thanh Hóa là một trong những khối u tiêu cực, làm nhức nhối tâm trạng nhiều người, nhất là những công dân Thanh Hóa.
Không ai có thể tưởng tượng được một vụ kỳ lạ như thế lại có thể xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật, giữa khi cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng đang quyết liệt thế.
Người ta nhận ra một sự âm ủ trong dư luận ở Thanh Hóa, dẫu bề ngoài có vẻ êm ả.
Các cơ quan chức năng Thanh Hóa đã vào cuộc và vụ việc được kết luận rất có vẻ là xuê xoa, rất là vuốt ve, các hình thức kỷ luật đưa ra như là cho có, ông Tuấn chỉ bị... khiển trách.
Và cứ tưởng, như mọi khi, thế là xong.
Té ra không phải thế.
Từ bị đề nghị khiển trách của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa đến quyết định khiển trách của BCH Tỉnh ủy Thanh Hóa, bây giờ là của Ban Bí thư cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng của ông Ngô Văn Tuấn là một cú sét giữa trời quang.
Thú thật, nhiều người, có khi cả ông Tuấn, cả một số cán bộ chủ chốt tỉnh Thanh Hóa, không nghĩ là kỷ luật này lại nặng thế.
Nhưng mà đúng, rất đúng. Bởi nếu không thì chả còn ai tin công cuộc chống tham nhũng này là quyết liệt, là làm quyết liệt, làm đến nơi đến chốn nữa.
Ngoài hotgirl Quỳnh Anh, ông Tuấn còn bổ nhiệm sai nhiều cán bộ chưa đủ tiêu chuẩn, thành lập sai mấy ban vượt thẩm quyền và một số việc chưa đúng nữa.
Và cũng tất nhiên, ai cũng biết, mình ông Tuấn thì chả thể nào lộng quyền đến thế.
Việc bổ nhiệm cán bộ lâu nay là một việc nhức nhối, khiến bộ máy ốm yếu và niềm tin của nhân dân giảm sút trầm trọng.
Kỷ luật ông Tuấn là sự chứng minh rõ ràng, Đảng đang làm đúng quy trình, đúng hướng, đúng theo nguyện vọng của nhân dân.
Cũng liên quan vấn đề tổ chức, việc cho ra khỏi Đảng ông Lê Phước Hoài Bảo - Giám đốc sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Nam cũng là một quyết định hết sức được lòng dân.

CỦI VẪN CHÁY, LÒ VẪN ĐƯỢM hinh2
Ông Lê Phước Hoài Bảo.

Nhưng nó cũng để lại những câu hỏi nhức nhối. Ấy là tự bao giờ, các ông bố bà mẹ có quyền, lại can thiệp sâu đến thế vào con đường thăng tiến của con.
Hay nói đúng hơn, đặt con ngồi vào chỗ mà lẽ ra những người tài hơn sẽ ngồi vào. Và khi người tài ngồi vào thì họ sẽ cống hiến được nhiều hơn, đất nước và nhân dân sẽ có lợi hơn.
Khi ủn con mình ngồi vào chỗ không phải của mình, họ đã tước đi quyền cống hiến của những người tài khác.
Cũng chỉ mới đây, tình trạng này mới xảy ra. Trước đấy, nhiều lãnh tụ của Đảng có công rất lớn với dân tộc, với đất nước, nhưng con của họ cũng chỉ là những công dân bình thường, làm việc đúng với năng lực của họ, thậm chí họ né những công việc nhạy cảm, chấp nhận thua thiệt.
Nhiều người con của các vị lãnh đạo thời ấy còn trực tiếp cầm súng ra trận, nhiều người đã hy sinh.
Thế mà giờ có hẳn một trào lưu con cái những cán bộ có thế lực được tạo điều kiện để nhảy vào những cái ghế được kê sẵn.
Trung ương có, tỉnh có, huyện có, và đến tận xã, tận thôn.
Họ đã thúc con chín ép bất chấp hậu quả, miễn là ngồi vào một cái ghế nào đấy.
Hoài Bảo chỉ là một cá nhân cụ thể được chỉ ra trong đợt này.
Trước đấy nhiều vụ cũng đã được Uỷ ban Kiểm tra trung ương phát hiện và Ban Bí thư hoặc Bộ chính trị đã xử lý như Vũ Minh Hoàng, như Nguyễn Xuân Anh, như em gái chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai... và tin rằng, cũng không phải là không còn những cái tên cụ thể sẽ được nêu trong các cuộc kiểm tra tiếp theo.
Có người bảo, nếu không bị thúc chín sớm, Hoài Bảo sẽ là một cán bộ có chuyên môn tốt, thậm chí là một giảng viên đại học, và đóng góp của anh ta sẽ thiết thực hơn.
Rõ ràng ở đây, trách Hoài Bảo một thì trách bố anh ta, nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam Lê Phước Thanh mười.
Ông này đã biến công việc của một tỉnh thành của... nhà mình.
Sắp xếp nhân sự như phân công đám giỗ trong nhà mình, biến tổ chức của một tỉnh thành nơi sinh hoạt gia đình.
Thế mà nghe đâu ông ta đang còn định khiếu nại Ủy ban Kiểm tra trung ương, “xin” xem lại trường hợp con trai mình.
Nhân vụ Lê Phước Hoài Bảo, lại nhớ trước đấy, Bộ Nội vụ đã tuyên bố chắc nịch sau khi bộ này vào thanh tra vấn đề nhân sự của tỉnh Quảng Nam: Bổ nhiệm Lê Phước Hoài Bảo là... đúng quy trình.
Chắc chắn những người có liên quan sẽ phải giải trình về cái quy trình của mình.
Các quyết định của Ban Bí thư chiều hôm qua đã chứng minh một điều, ấy là trong công cuộc chống tham nhũng hiện nay, hoàn toàn không có vùng cấm, vùng hạn chế.
Và thêm một lần nhân dân thấy quyết tâm của Đảng, của Tổng Bí thư trong việc xử lý đến cùng những vụ việc tiêu cực gây nhức nhối dư luận lâu nay.
Và tôi tin, nhân dân đang rất hân hoan và tin tưởng ủng hộ Đảng, ủng hộ Tổng Bí thư trong những việc làm nức lòng vừa qua, và sẽ còn tiếp tục...
Lửa lò vẫn rất đượm.


Tác giả Văn Công Hùng 


ÔNG ĐINH LA THĂNG GÂY CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA

           Theo kết luận điều tra, ông Đinh La Thăng có cung cấp cho CQĐT Giấy xác nhận ngày 28/3/2017, trong đó thể hiện nội dung: Trước khi ký thỏa thuận với Hà Văn Thắm, ông Thăng đã trao đổi nhiều lần với những người trong HĐQT (mà trực tiếp là ông Hoàng Xuân Hùng, ông Trần Ngọc Cảnh và bà Phan Thị Hòa) việc PVN tham gia góp vốn vào Oceanbank.
ÔNG ĐINH LA THĂNG GÂY CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA


          Sau khi bị khởi tố điều tra, ông Đinh La Thăng khai nhận lại. Theo lời khai của ông Thăng, khi đang là Bí thư Thành ủy TP.HCM, ông đã điện thoại nhờ ông Hoàng Xuân Hùng, ông Trần Ngọc Cảnh, ông Đỗ Văn Đạo và bà Phan Thị Hòa (đều là nguyên thành viên HĐQT năm 2008) xác nhận việc ông Thăng đã bàn bạc, thống nhất với HĐQT về chủ trương PVN góp vốn vào Oceanbank.
          Ông Thăng còn nhờ bà Bùi Thị Nguyệt (trước đây là Ban kiểm soát, nay là Trưởng ban tổ chức nhân sự PVN) đến trực tiếp xin chữ ký xác nhận vào Giấy xác nhận ngày 28/3/2017 cho mình.
          Trên thực tế, không hề có việc thông qua HĐQT hay tổ chức cuộc họp xin ý kiến các thành viên HĐQT bằng văn bản.
          Các ông, bà Hoàng Xuân Hùng, Trần Ngọc Cảnh và Phan Thị Hòa đều khai: Ngày 30/9/2008, HĐQT có cuộc họp do ông Đinh La Thăng chủ trì. Tại đây, ông Thăng có trao đổi việc PVN góp vốn mua cổ phần của Oceanbank, và từ đây các ông bà này mới biết được chủ trương PVN góp vốn vào Oceanbank.
          Các thủ tục báo cáo Thủ tướng và các bộ, ngành đều do ông Đinh La Thăng ký mà không thông qua HĐQT.
          Bản kết luận điều tra cho rằng, ông Đinh La Thăng đã ký thỏa thuận góp vốn vào Oceanbank mà không thông qua HĐQT, không có ý kiến đánh giá của HĐQT về năng lực, khả năng tài chính của Oceanbank. Điều này là trái quy định.
          Tài liệu xác minh còn thể hiện, ngày 14/10/2008, Bộ Tài chính có công văn gửi Văn phòng Chính phủ và PVN về việc góp vốn mua cổ phần của PVN, trong đó có nêu: "Để đảm bảo tính hiệu quả, đề nghị PVN cần báo cáo rõ tình hình hoạt động của Oceanbank, đặc biệt là danh mục cho vay, danh mục chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán, cũng như việc trích lập các khoản dự phòng cho hoạt động kinh doanh của Oceanbank, xác định giá trị thực cổ phiếu của Oceanbank để tránh rủi ro trước khi quyết định việc đầu tư. PVN chịu trách nhiệm về hiệu quả của hoạt động đầu tư này".
          Dù vậy, khi nhận được công văn này, ông Đinh La Thăng không chỉ đạo PVN thực hiện đúng theo nội dung này của Bộ Tài chính.
          Khai báo chưa thành khẩn

          Theo lời khai của ông Đinh La Thăng: Ông nhận thấy việc góp vốn bổ sung 100 tỷ đồng ngày 16/5/2011, nâng tổng số vốn góp của PVN lên 800 tỷ đồng, duy trì nắm giữ 20% vốn điều lệ tại Oceanbank, là trái quy định.
          Tuy nhiên, do bận đi công tác tiếp xúc cử tri tại Thanh Hóa nên ông Thăng đã ủy quyền điều hành HĐTV từ ngày 16-18/5/2011 cho ông Nguyễn Xuân Thắng (thành viên HĐTV). Do vậy, ông Thăng cho rằng mình không liên quan.
          Về việc này, ông Thắng khai, sau khi ông Thăng đi công tác về, ông đã báo cáo ông Thăng về việc ký Nghị quyết ngày 16/5/2011 để PVN góp vốn bổ sung 100 tỷ đồng vào Oceanbank, nhưng ông Thăng không có chỉ đạo gì, mà đồng ý thực hiện.
          Theo kết luận điều tra, sau khi PVN góp 20% vốn vào Oceanbank để trở thành cổ đông chiến lược, ông Đinh La Thăng đã ký văn bản mang tính chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị thành viên của PVN và các nhà thầu dầu khí mở tài khoản, sử dụng dịch vụ ngân hàng của Oceanbank.
          Thực hiện chỉ đạo này, từ năm 2009 đến 2014, có 165 đơn vị thành viên thuộc PVN gửi tiền vào Oceanbank với doanh số tiền gửi không kỳ hạn trung bình hơn 2.500 tỷ đồng/tháng và 74 triệu USD/tháng.
          Đây chính là một trong những nguyên nhân để xảy ra hành vi nhận tiền lãi ngoài trong nhiều năm, trong đó có 145 đơn vị của PVN với hơn 318 tỷ đồng (chưa kể số tiền 246 tỷ đồng riêng Nguyễn Xuân Sơn nhận).
          Bản kết luận điều tra cho rằng, quá trình làm việc với Cơ quan điều tra, ông Đinh La Thăng có thái độ khai báo chưa thành khẩn, né tránh trách nhiệm, hợp thức hóa tài liệu không đúng bản chất sự việc để đối phó, gây cản trở hoạt động điều tra.
Nguồn Ăn Cắp

PHẢN HỒI BÀI BÁO "CÔNG AN PHƯỜNG CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN, CHẠY TỘI BẤT THÀNH"

Nếu đọc tiêu đề của bài viết là "Công an phường chiếm đoạt tài sản, chạy tội bất thành" thì anh chị nghĩ gì?
Chắc chắn ai cũng sẽ nghĩ, Công an phường phạm tội chiếm đoạt tài sản, và phạm thêm tội nữa là "chạy tội bất thành". Khiếp, đất nước loạn mất rồi, công an gì mà lại chỉ đạo nhau lừa đảo chiếm đoạt tài sản cơ chứ?
Đó là đỉnh cao trí tuệ của con kền kền Lê Lâm, báo Thanh Niên.
Hôm qua Báo Thanh Niên đăng bài “Công an phường chiếm đoạt tài sản, chạy tội bất thành” của kền kền Lê Lâm như link và ảnh chụp màn hình bên dưới: 
PHẢN HỒI BÀI BÁO "CÔNG AN PHƯỜNG CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN, CHẠY TỘI BẤT THÀNH"



PHẢN HỒI BÀI BÁO "CÔNG AN PHƯỜNG CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN, CHẠY TỘI BẤT THÀNH"

Nguyên văn bài của Lê Lâm như sau: 
“Ngày 19.12, TAND TP.Biên Hòa (Đồng Nai) mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Lương Văn Thảo (44 tuổi, ngụ TP.Biên Hòa, nguyên cán bộ Công an P.Long Bình, TP.Biên Hòa) 3 năm tù về tội “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.
Theo cáo trạng, ngày 22.4.2014, Công an P.Long Bình phân công Lương Văn Thảo điều tra, nắm tình hình vi phạm trong quản lý đất trên địa bàn, trong đó có vụ chuyển nhượng đất trái phép của bà Lê Thị Sơn. Ngày 16.5.2014, Thảo mời bà Sơn lên trụ sở làm việc, gợi ý bà Sơn cho Thảo một lô đất thì Thảo sẽ bỏ qua. Bà Sơn sau đó nói sẽ đưa tiền thì Thảo đồng ý.
Tháng 6.2014, Thảo đến nhà bà Sơn nhận 47 triệu đồng. Ngày 1.10.2014, bà Sơn làm đơn tố cáo Thảo đến Công an tỉnh Đồng Nai. Thảo nhờ người đến gặp ông Trần Đình Thành (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai) tại nhà riêng nhờ ông Thành giúp nhưng ông từ chối. Ngày 6.4.2015, Thảo bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai bắt tạm giam”.
(hết trích nội dung bài báo)
Như vậy, không có chuyện Công an phường chiếm đoạt tài sản và chạy tội bất thành như tiêu đề bài viết. Bài viết của con kền kền này đã vu khống và nhục mạ ngành Công an, đối tượng bị vu khống nhục mạ là Công an P.Long Bình, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Đọc nội dung bài mới thấy, chỉ có Lương Văn Thảo (44 tuổi, ngụ TP.Biên Hòa, nguyên cán bộ Công an P.Long Bình, TP.Biên Hòa) phạm tội "lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản". Hành vi của Lương Văn Thảo là của cá nhân Thảo chứ không phải của Công an phường. 
Công an phường chỉ "phân công Lương Văn Thảo điều tra, nắm tình hình vi phạm trong quản lý đất trên địa bàn, trong đó có vụ chuyển nhượng đất trái phép của bà Lê Thị Sơn" chứ không phân công Thảo chiếm đoạt tài sản của bà Sơn. Ở đây, Thảo lạm dụng chức vụ quyền hạn được giao để chiếm đoạt tài sản.
Tôi cá là Lê Lâm cũng như BBT báo Thanh Niên không dốt nát tới mức không hiểu luật và không biết cách viết một bài báo. Nhưng để một thứ rác rưởi có định hướng tấn công ngành Công an là có ý đồ bẩn tưởi.

Bố láo đến trắng trợn, nhằm bôi bẩn hình ảnh ngành Công an như vậy. Đề nghị Công an tỉnh Đồng Nai lên tiếng để Báo Thanh niên phải đính chính thông tin và xin lỗi theo quy định tại điều 42 Luật Báo chí số 103/2016/QH13 ngày 05/4/2016 của Quốc hội. 

Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

ĐIỀU TRẦN VỀ NHÂN QUYỀN HAY MỘT DIỄN ĐÀN TUYÊN TRUYỀN CHỐNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Trong một bài viết trước khi đề cập tới việc ông linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc, Nghệ An chưa được giải quyết cho xuất xảnh sang Úc tham dự cái gọi là buổi Điều trần về tình trạng nhân quyền, tự do tôn giáo và thảm họa môi trường Việt Nam do Tiểu ban Nhân quyền thuộc Quốc hội Liên bang Úc tổ chức một , Viễn tôi đã khẳng định rằng cái gọi là điều trần này thực chất cũng là một diễn đàn tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam công khai.


Nói điều này không sai bởi xem cách thức tổ chức, danh sách khách mời và nội dung phát biểu của những người tham gia điều trần là biết ngay tính chất của nó.
Về danh sách tham dự, ngoài những người thuộc tiểu ban nhân quyền của Úc, phải nói tới những người từ trong nước được mời ra tham gia. Đó là Linh mục Giuse Maria Lê Quốc Thăng, Tổng thư ký Ủy ban Công lý Hòa bình, Hội đồng Giám mục Việt Nam; Linh mục Giuse Phan Sỹ Phương và Linh mục Anton Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy ban Hỗ trợ Nạn nhân môi trường biển. Đặc biệt là sự tham gia của Nguyễn Trung Trọng Nghĩa, con trai của Nguyễn Trung Tôn, người đang phải ở trong trại giam vì các hành vi vi phạm pháp luật và bản thân Nghĩa cũng là thành viên của Hội anh em dân chủ.

Với thành phần khách mời như thế nên thực chất buổi điều trần là một diễn đàn để phía Úc thông qua những nhân vật này tuyên truyền chống Việt Nam, biến số này thành các “nhân chứng sống” để tuyên truyền chống Việt Nam công khai.

Điển hình như phát biểu của Nguyễn Trung Trọng Nghĩa:
“Tôi tham gia với tư cách là con của một nhà hoạt động đang bị bắt đó là Mục sư Nguyễn Trung Tôn và cũng là với tư cách thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ. Đây là hội dân sự hiện đang bị bức hại trầm trọng nhất ở Việt Nam hiện tại, với con số 7/21 số nhà hoạt động đang bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt từ đầu năm 2017 đến giờ”.
“Bản thân tôi có cơ hội trình bày với họ về hoàn cảnh Hội Anh Em Dân Chủ đó là hiện tại Hội có hơn 13 thành viên đang bị cầm tù trong đó có 7 thành viên bị bắt từ đầu năm 2017 đến giờ. Chưa hết, hiện có hơn 30 thành viên bị phía công an mời gọi lên để thẩm vấn và điều tra để tìm cớ kết tội những anh em trong tù cũng như bắt những anh em mới, trấn áp phong trào dân sự độc lập ở Việt Nam”

Qua phát biểu trên của Nghĩa cho thấy cái gọi là điều trần nhân quyền chỉ là một vỏ bọc danh nghĩa không chính đáng. Nghĩa sang Úc gọi là điều trần nhân quyền nhưng thực chất là kêu oan cho Hội anh em dân chủ, kêu gọi phía Úc can thiệp, giúp đỡ, hậu thuẫn cho số này.

Mà ai cũng biết Hội anh em dân chủ là một tổ chức hội nhóm bất hợp pháp hoạt động vơi mục đích lật đổ chính quyền nhân dân. Nhiều người gọi thẳng tổ chức này là phản động. Việc các cơ quan chức năng đẩy mạnh trấn áp, bắt giữ các thành viên tổ chức này là xác đáng để đảm bảo lợi ích quốc gia.

Ngay bản thân Nguyễn Trung Trọng Nghĩa cũng là một thành viên của tổ chức này, vậy thì làm sao bảo là điều trần nhân quyền công tâm khách quan được.
Rõ ràng, đây cũng chỉ là một chiêu trò chống Nhà nước Việt Nam không hơn không kém. Hèn gì mà Nguyễn Đình Thục chưa được xuất cảnh.

Đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng và 6 đồng phạm

Cơ quan CSĐT đề nghị truy tố bị can Đinh La Thăng, 57 tuổi - nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Ngày 19-12, Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc - Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ký bản kết luận điều tra vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; “lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). 
Căn cứ kết luận điều tra, Cơ quan CSĐT đề nghị truy tố 7 bị can gồm: Đinh La Thăng, 57 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn PVN; Nguyễn Xuân Sơn, 55 tuổi, nguyên Phó Tổng giám đốc Ngân hàng OceanBank; Nguyễn Xuân Thắng, 62 tuổi, nguyên thành viên HĐTV Tập đoàn PVN; Nguyễn Thanh Liêm, nguyên thành viên HĐTV Tập đoàn PVN; Vũ Khánh Trường, 63 tuổi, nguyên thành viên HĐTV Tập đoàn PVN và Phan Đình Đức, 57 tuổi, thành viên HĐTV Tập đoàn PVN về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Riêng Ninh Văn Quỳnh, 59 tuổi, Phó Tổng giám đốc tập đoàn PVN bị đề nghị truy tố về 2 tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” và “Cố ý làm trái…”. 
Đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng và 6 đồng phạm
Theo kết luận điều tra, vào năm 2006, theo đề án hình thành Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, PVN được thành lập mới một ngân hàng cổ phần dầu khí, trong đó PVN nắm trên 50% vốn điều lệ. PVN đã hoàn thành một số thủ tục thành lập ban trù bị Ngân hàng Hồng Việt, xây dựng bộ máy, tuyển dụng nhân sự, mua sắm một số trang thiết bị để thành lập và hoạt động. Tuy nhiên, năm 2008 PVN không tham gia vào việc thành lập ngân hàng này nữa mà chuyển sang góp vốn mua cổ phần của Ngân hàng Đại Dương (OceanBank).
Mặc dù được báo cáo rõ tình hình kinh tế, kết quả hoạt động của OceanBank nhưng ông Đinh La Thăng (Chủ tịch HĐQT PVN giai đoạn từ 2008 - 2011) đã không có bất cứ chỉ đạo nào đối với HĐQT và ban điều hành PVN để thống nhất chủ trương, thực hiện thẩm định, khảo sát OceanBank, phương án góp vốn cũng như tính hiệu quả, khả thi của việc góp vốn vào ngân hàng này.
Ông Đinh La Thăng không thông qua HĐQT mà đã ký thỏa thuận thống nhất với Hà Văn Thắm (chủ tịch HĐQT OceanBank) việc góp vốn vào ngân hàng này, cũng như không báo cáo Chính phủ theo đúng quy định.
Sau khi ký thỏa thuận góp vốn, ông Thăng cũng tiếp tục đồng ý chủ trương, ký ban hành các nghị quyết góp vốn, bổ sung vốn góp vào OceanBank khi chưa có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ; Ký quyết định cử người đại diện phần vốn góp của PVN bằng 20% vốn điều lệ OceanBank. 
Dù được Hội đồng thành viên (HĐTV) và thư ký báo cáo về việc ban hành Nghị quyết góp vốn không đúng quy định nhưng ông Thăng không chỉ đạo điều chỉnh hoặc thoái vốn. Việc làm của ông Đinh La Thăng là trái các quy định tại Nghị định của Chính phủ, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã gây thiệt hại 800 tỉ đồng cho PVN tại OceanBank. Kết luận điều tra cho rằng, ông Đinh La Thăng đã phạm vào tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, theo Điều 165 - Bộ luật hình sự hiện hành. Như vậy, sau 12 ngày bị khởi tố và bắt tạm giam, cơ quan CSĐT đã hoàn tất kết luận điều tra và đề nghị truy tố ông Thăng. 
Đối với bị can Ninh Văn Quỳnh, thực hiện tham mưu, báo cáo đề xuất cho Nguyễn Xuân Sơn - Phó Tổng Giám đốc ký báo cáo, đề xuất HĐTV PVN biểu quyết, phê duyệt góp vốn bổ sung theo Nghị quyết 4266; trình quyết định chuyển tiền, ủy nhiệm chi cho ông Sơn ký chuyển 100 tỷ đồng góp vốn vào OceanBank, nâng tổng số vốn góp của PVN tại ngân hàng này lên 800 tỷ đồng bằng 20% vốn điều lệ mới (bằng 4.000 tỷ đồng) của OceanBank. Hành vi của Ninh Văn Quỳnh phạm vào tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra, trong giai đoạn 2009 - 2013, Ninh Văn Quỳnh còn nhận số tiền 20 tỷ đồng Nguyễn Xuân Sơn, có nguồn gốc là tiền của OceanBank chi lãi ngoài cho các khách hàng gửi tiền thuộc PVN. Hành vi này của Ninh Văn Quỳnh phạm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

Còn các đồng phạm khác là đồng phạm, giúp sức cho Đinh La Thăng và Ninh Văn Quỳnh.


NƯỚC MỸ, CÁI NHÌN KHÁC!

Cựu lực sĩ thể hình Arnold Schwarzenegger, đồng thời là diễn viên nổi tiếng của Hollywood, cựu chính trị gia, doanh nhân, nhà đầu tư, nhà hoạt động vì sức khỏe, đã đăng tấm hình ông ngủ ở ngoài đường ngay phía dưới bức tượng đồng nổi tiếng của chính mình với dòng tâm trạng: "Thời thế đã thay đổi" (hình dưới). Lý do của dòng trạng thái này không chỉ ám chỉ việc ông đã già, mà còn ám chỉ sự thay đổi của Chính quyền bang California.
NƯỚC MỸ: THỜI THẾ, RỒI SẼ ĐỔI THAY!

Hồi ông mới lên làm thống đốc bang California, chính quyền bang đã cho xây dựng khách sạn này với bức tượng của ông phía trước. Chủ sở hữu khách sạn đã nói với ông: "Bất cứ khi nào ông đến, luôn có một phòng đã được đặt trước cho ông tại đây". Vài năm sau khi Arnold rời khỏi chính trường, ông quay lại khách sạn và người quản lý nói với ông rằng ông không thể ở lại đây vì tất cả các phòng đều đã được đặt kín.
Ông lấy túi ngủ trong xe ra và nằm ngay trước bức tượng của mình với mục đích nói lên rằng: "Khi tôi còn là một người đức cao trọng vọng, người ta luôn muốn tâng bốc tôi. Và khi tôi không còn như vậy nữa, người ta quên luôn tôi là ai và cũng quên luôn lời hứa của họ. Thời thế đã thay đổi. Đừng bao giờ quá tin tưởng vào vị trí hiện tại của bạn, hay những gì bạn đang có, tiền bạc, sức mạnh, trí tuệ... Sẽ chẳng có cái gì tồn tại mãi mãi."

Bạn sẽ không bao giờ có lại được những gì bạn đang có hôm nay. Vậy nên hãy sống hết mình. Hãy dành thời gian của bạn cho những điều xứng đáng nhất, những người xứng đáng nhất.


Làm rõ trách nhiệm phát ngôn 'đúng quy trình' vụ bổ nhiệm ông Hoài Bảo


Sau khi báo chí và dư luận phản ánh, ngày 19/12, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Thành đã thông tin tới các cơ quan báo chí xoay quanh phát ngôn “đúng quy trình” trong việc bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo hơn hai năm trước. 
Xem xét trách nhiệm tập thể, cá nhân
Làm rõ trách nhiệm phát ngôn 'đúng quy trình' vụ bổ nhiệm ông Hoài Bảo
Dẫn lời báo chí, ông Nguyễn Tiến Thành cho biết: Vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận về những sai phạm đối với việc bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo, Giám đốc Sở KHĐT tỉnh Quảng Nam, và yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam chỉ đạo tổ chức đảng và cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục xóa tên trong danh sách đảng viên, hủy bỏ các quyết định về công tác cán bộ không đúng đối với ông Lê Phước Hoài Bảo. Liên quan trách nhiệm của Bộ Nội vụ, báo chí cũng phản ánh, vào đầu tháng 10/2015, đoàn công tác Bộ Nội vụ do Thứ trưởng Trần Anh Tuấn làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Nam về cải cách hành chính, cải cách công chức công vụ, trong đó có đề cập trường hợp bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo. 
Thời điểm đó, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn có kết luận: Quảng Nam làm đúng quy trình. Sau đó ít ngày, tại buổi gặp mặt báo chí thường kỳ, khi trả lời câu hỏi của báo chí, Phó Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức Bộ Nội vụ, bà Lê Minh Hương cũng khẳng định: Qua nghiên cứu báo cáo và làm việc trực tiếp tại tỉnh Quảng Nam, cho thấy việc bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo đúng trình tự, thủ tục. 
Trước thông tin này, Người phát ngôn Bộ Nội vụ nói, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã chỉ đạo Vụ Công chức- Viên chức Bộ Nội vụ, đơn vị có nhiệm vụ tham mưu giúp Bộ trưởng hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về bổ nhiệm công chức. Vụ này có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan, báo cáo lại Bộ trưởng việc tham mưu cho lãnh đạo Bộ Nội vụ làm việc với tỉnh Quảng Nam vào thời gian đầu tháng 10/2015 đối với trường hợp bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo, Giám đốc Sở KHĐT tỉnh này.
“Bộ trưởng đã có văn bản yêu cầu Vụ Công chức - Viên chức báo cáo trước ngày 21/12. Trên cơ sở đó, Bộ mới có thể kết luận là căn cứ nào, căn cứ vào đâu mà đại diện Bộ Nội vụ phát ngôn như vậy”, Người phát ngôn Bộ Nội vụ cũng khẳng định, trên cơ sở báo cáo của Vụ Công chức - Viên chức, kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ sẽ chỉ đạo xem xét, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan theo thẩm quyền.
“Kết quả cụ thể, Bộ Nội vụ sẽ thông tin cho báo chí theo quy định”, ông Thành nhấn mạnh. 
Vì sao những người có liên quan vắng mặt? 
Trả lời một số câu hỏi của phóng viên, ông Thành lý giải, cuộc làm việc của Bộ Nội vụ với tỉnh Quảng Nam hồi đầu tháng 10/2015 về cải cách hành chính và cải cách công chức, công vụ, trong đó có gắn với việc xem xét bổ nhiệm đối với ông Lê Phước Hoài Bảo. Buổi làm việc này không phải là đoàn kiểm tra hay thanh tra theo quyết định của Bộ trưởng về riêng trường hợp của ông Bảo. “Tôi khẳng định, Bộ trưởng Bộ Nội vụ chưa ban hành bất cứ văn bản nào yêu cầu thanh tra, kiểm tra việc này”, ông Thành nhấn mạnh.
Tại buổi làm việc ông Thành khẳng định, có thể qua phản ánh của báo chí, Bộ Nội vụ cũng chủ động trong việc thực hiện trách nhiệm của mình, thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra, hoặc sẽ tiến hành kiểm tra khi có sự chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng. Nhưng trong vụ việc bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo, Bộ Nội vụ chưa từng có đoàn kiểm tra.
Phóng viên tiếp tục đặt câu hỏi, tại sao thời điểm đó, khi báo chí phản ánh như vậy, Bộ Nội vụ lại không thành lập đoàn kiểm tra trong việc bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo? Ông Thành nói: “Việc này sẽ trả lời sau. Vấn đề này cũng được kết hợp trong buổi công tác của Thứ trưởng Trần Anh Tuấn vào thời điểm đó”. 
Tại buổi thông tin báo chí này, phóng viên cũng đề nghị gặp và trao đổi trực tiếp với những người có liên quan đến phát ngôn “đúng quy trình” là Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn và Phó Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức Lê Minh Hương. Về việc này, ông Thành cho biết, Người phát ngôn chịu trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí để đảm bảo sự thống nhất, tránh mỗi người một ý. 
“Bộ trưởng đã có văn bản yêu cầu Vụ Công chức - Viên chức báo cáo trước ngày 21/12. Trên cơ sở đó, Bộ mới có thể kết luận là căn cứ nào, căn cứ vào đâu mà đại diện Bộ Nội vụ phát ngôn như vậy”.

Làm rõ trách nhiệm phát ngôn 'đúng quy trình' vụ bổ nhiệm ông Hoài Bảo
Người phát ngôn Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Thành
 Quảng Nam sẽ họp báo khi có thông tin chính thức về sai phạm
 Trao đổi với Tiền Phong về việc thi hành kỷ luật ông Lê Phước Hoài Bảo, ông Nguyễn Chín – Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Quảng Nam cho hay, hiện tỉnh vẫn chưa nhận được văn bản kết luận của Ủy ban kiểm tra Trung ương liên quan đến các sai phạm của ban cán sự đảng và các cá nhân liên quan. “Khi nào nhận được văn bản từ Ủy ban kiểm tra, có thông tin chính thức cụ thể các kết luận sai phạm thì tỉnh sẽ họp báo để thông tin đến báo chí” – ông Chín nói.
Trong khi đó, ngày 19/12, một lãnh đạo Sở KH&ĐT Quảng Nam cho hay ông Lê Phước Hoài Bảo – Giám đốc Sở này đã nghỉ phép 2 tuần, bắt đầu từ ngày 18/12.
Trước đó, theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Lê Phước Hoài Bảo, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư không trung thực trong việc kê khai quá trình công tác của bản thân trong hồ sơ, lý lịch và hồ sơ nhân sự ứng cử Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020. 
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam chỉ đạo tổ chức Đảng và cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục xóa tên trong danh sách đảng viên, hủy bỏ các quyết định bổ nhiệm ông Bảo. 


Nguồn Ăn Cắp