KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

HIỆN TƯỢNG TRỤC LỢI TRONG TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ


Cảnh báo hiện tượng trục lợi trong tác nghiệp báo chí 

Đáng lẽ xã hội càng văn minh, những người làm báo càng phải ứng xử văn minh với công chúng, với xã hội. Nhưng tiếc thay, những hành vi thiếu/không chuẩn mực của báo chí xuất hiện ngày càng nhiều là điều rất đau xót đối với những người nhà báo chân chính khi nhìn lại bức tranh báo chí trong năm qua. 

Bốn nhóm hành vi trục lợi 

Bên cạnh niềm vui, niềm tự hào đó, những người làm báo chân chính vẫn chưa bao giờ hết nỗi nặng lòng, ưu tư vì mấy năm gần đây, vấn đề đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận nhà báo bị sa sút nghiêm trọng, khiến uy tín, hình ảnh báo giới trong mắt công chúng bị suy giảm. Một trong những nguyên nhân làm sa sút đạo đức báo chí là, một bộ phận phóng viên đã có thái độ, hành vi trục lợi trong tác nghiệp báo chí. 

Những công lao đóng góp của báo chí cho sự phát triển chung của đất nước và góp phần thúc đẩy xã hội phát triển văn minh, tiến bộ là không thể phủ nhận. Phần đông những người làm báo vẫn tâm huyết nuôi dưỡng, duy trì “lửa nghề” theo đúng tinh thần “phụng công, thủ pháp”, không thiên lệch, không “bẻ cong” ngòi bút vì mục đích, lợi ích cá nhân. Đó là cơ sở để người làm báo giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, bảo toàn chữ “tâm” trong sáng của người làm báo cách mạng. 

Theo từ điển tiếng Việt giải thích:
“Trục lợi” là hành vi kiếm lợi riêng một cách không chính đáng. 
- Còn hành vi “trục lợi trong tác nghiệp báo chí” được các chuyên gia báo chí, truyền thông nhận định là hành vi của phóng viên lợi dụng danh nghĩa tác nghiệp báo chí và quyền đăng tải thông tin ra công luận như điều kiện tiên quyết để dọa dẫm, gây sức ép, thương lượng với đối tượng phản ánh nhằm đáp ứng lợi ích tiền và vật chất khác cho cá nhân hoặc nhóm người nhân danh cơ quan báo chí. 
Điều đáng nói hơn, hành vi trục lợi không chỉ xảy ra ở đối tượng phóng viên, biên tập viên, mà còn liên quan đến cả lãnh đạo tòa soạn ở một số cơ quan báo chí. 

HIỆN TƯỢNG TRỤC LỢI TRONG TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ
Câu chuyện "truyền thông bẩn" đã ảnh hưởng rất lớn đến nước mắm truyền thống.

Theo kết quả khảo sát “Nhận diện hành vi trục lợi trong tác nghiệp báo chí” của Trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) công bố mới đây, có 4 nhóm hành vi trục lợi báo chí xảy ra thời gian qua, gồm: [1] dọa dẫm tống tiền; [2] thông đồng lợi ích nhóm; [3] liên kết nhóm phóng viên; [4] lợi dụng danh nghĩa nhà báo và cơ quan báo chí. 

Dọa dẫm tống tiền, biểu hiện ở hành vi “bới lông tìm vết” của phóng viên, tức là cố tình tìm ra sai phạm của đối tượng, ví như sai phạm trong lĩnh vực xây dựng (xây thêm tầng, lấn chiếm hành lang bảo vệ...) rồi lạm quyền đăng tải thông tin công khai để yêu cầu, gây sức ép đối tượng sai phạm phải đưa tiền nếu không muốn sự việc được đưa ra ánh sáng công luận. 
Thông đồng tạo lợi ích nhóm, thực chất là hành vi “đánh thuê” của một nhóm phóng viên chủ động cùng nhau liên kết với một doanh nghiệp để khai thác sâu về một chủ đề, sự kiện của đối tượng cạnh tranh nhằm tạo lợi thế thị trường cho doanh nghiệp được “bảo kê thông tin”. Cũng có thể nhóm phóng viên cùng liên kết với cá nhân nào đó để đánh bóng tên tuổi, nói xấu “đối thủ” nhằm tạo cơ hội cho đối tượng được liên kết lấy phiếu tín nhiệm cho việc bổ nhiệm chức danh mới được thuận lợi hơn. 
Liên kết nhóm phóng viên là hành vi một nhóm phóng viên có uy tín, địa vị trong xã hội, có khả năng chi phối thông tin nội bộ một ngành, một địa phương cụ thể nhằm độc quyền đưa tin với nội dung thống nhất trước với đối tượng mục đích thông tin để tạo dựng hình ảnh tích cực trong xã hội, hoặc dàn xếp bưng bít thông tin bất lợi cho doanh nghiệp, địa phương. 
Lợi dụng danh nghĩa nhà báo và cơ quan báo chí là hành vi sử dụng tấm thẻ nhà báo để can thiệp vào việc cá nhân khi cần quan hệ để can thiệp trái pháp luật, không chính đáng. Hành vi này còn biểu hiện ở một số cơ quan báo chí thành lập văn phòng đại diện, tuyển dụng phóng viên không nhằm mục tiêu mở rộng diện và chất lượng thông tin, mà chủ yếu là sử dụng nhân lực không đủ tiêu chuẩn làm nhà báo để kiếm nguồn thu cho tòa soạn hoặc cho cá nhân lãnh đạo cơ quan báo chí. 

Lời cảnh tỉnh nghiêm khắc 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trục lợi trong tác nghiệp báo chí, theo nhận định của nhiều cán bộ quản lý và chuyên gia báo chí, yếu tố chủ quan là do phóng viên muốn làm giàu nhanh, bất chính, trong khi kỹ năng nghiệp vụ kém, bản lĩnh non nớt, lại dễ bị cám dỗ vật chất tầm thường. Cùng với những yếu tố khách quan như đời sống, thu nhập của phóng viên còn thấp, lại bị sức ép “khoán doanh số” của tòa soạn nên không ít người cầm bút sẵn sàng “lao vào” kiếm tiền bất chấp cả đạo đức nghề nghiệp và luật pháp báo chí. 

Mặt khác, do có quá nhiều cơ quan báo chí phải tự lo kinh phí hoạt động, quy chế phân công tác nghiệp của tòa soạn thiếu chuẩn mực cộng với môi trường xã hội có nhiều “lợi ích nhóm” cũng là “mảnh đất màu mỡ” cho vấn nạn trục lợi trong tác nghiệp báo chí có cơ hội phát sinh. 

Nhóm phóng viên công tác tại các cơ quan báo chí thuộc hiệp hội nghề nghiệp và thuộc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (bộ, sở) được đánh giá là có rủi ro thực hiện hành vi cao (40%). 

Cũng qua khảo sát cho thấy, các nhà quản lý báo chí và chuyên gia truyền thông cho rằng, hành vi trục lợi trong tác nghiệp báo chí xảy ra chủ yếu ở nhóm phóng viên báo điện tử (chiếm khoảng 90%), tiếp đó là báo in (40%), truyền hình (34%) và phát thanh (10%). 

Một quan ngại không thể không quan tâm đó là những năm gần đây, tình trạng nhà báo bị cản trở tác nghiệp ngày càng nhiều. Một trong những lý do dẫn đến thực tế đáng buồn này là do hành vi tác nghiệp của nhà báo không chuẩn mực. Vì thế, nhiều cơ quan quản lý nhà nước, người phát ngôn và người có trách nhiệm ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương đã “tinh vi” lách luật, có biểu hiện “cản trở mềm” hoạt động tác nghiệp của nhà báo như: Vòng vo khất hẹn, lần lữa trong việc tiếp xúc với phóng viên; viện cớ lý do không chính đáng để từ chối cung cấp thông tin cho báo chí; né tránh cả những điều đáng ra phải phát ngôn cho công luận... 

Có thể khẳng định rằng, những thông tin, số liệu khảo sát mà RED đưa ra, dù chưa toàn diện và có những vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu, bàn luận thêm, nhưng đó cũng là những thông số rất đáng để những người trong cuộc phải suy ngẫm một cách nghiêm túc. Vì trong số 220 phiếu khảo sát (nhà quản lý báo chí, chuyên gia nghiên cứu truyền thông, các giảng viên báo chí, nhà báo và độc giả), có tới trên 80% ý kiến đều có chung một nhận định: Hành vi trục lợi tác nghiệp báo chí đã “làm công chúng mất niềm tin vào báo chí” và “làm mất uy tín của nhà báo”

Tất cả những ai đang cầm bút, cầm máy có biểu hiện “nhúng chàm”, cần phải tỉnh ngộ ngay nếu không muốn bản thân rơi vào tình cảnh thân bại danh liệt, thậm chí vướng vào vòng lao lý suốt đời “ôm hận”. 

Một ngày cuối cùng của tháng 11/2017, vào công cụ tìm kiếm google, khi đánh cụm từ “nhà báo tống tiền” đã hiển thị khoảng 291.000 kết quả trong vòng 0,38 giây. Điều đó phần nào cho thấy công chúng rất quan tâm đến vấn đề trục lợi của báo chí; đồng thời cũng là điều cảnh tỉnh đối với tất cả những ai đang cầm bút, cầm máy có biểu hiện “nhúng chàm”, cần phải tỉnh ngộ ngay nếu không muốn bản thân rơi vào tình cảnh thân bại danh liệt, thậm chí vướng vào vòng lao lý suốt đời “ôm hận”. 

Báo chí có sứ mệnh định hướng, dẫn dắt dư luận xã hội theo chiều hướng tích cực, văn minh. Bài học đồng thời là chân lý này tưởng như ai cũng thấu hiểu, thấm thía, nhưng nhắc lại không bao giờ thừa. Bởi chúng ta không nên và không được phép thờ ơ trước lời cảnh báo tuy rất nghiêm khắc nhưng cũng đầy tâm huyết của một chuyên gia nghiên cứu truyền thông: Đáng lẽ xã hội càng văn minh, những người làm báo càng phải ứng xử văn minh với công chúng, với xã hội. Nhưng tiếc thay, những hành vi thiếu/không chuẩn mực của báo chí xuất hiện ngày càng nhiều là điều rất đau xót đối với những người làm báo chân chính. 

Nếu nhà báo không chỉn chu tu dưỡng, rèn luyện, không giữ gìn liêm chính, không tự bồi đắp những giá trị đạo đức cho mình thì sẽ không có “sức đề kháng” trước bao nhiêu “vi rút độc hại” có thể làm mọt ruỗng, băng hoại nhân cách bản thân. Khi phẩm giá, nhân cách nhà báo tự sa sút bởi cám dỗ, mê hoặc của những “viên đạn bọc đường”, tự họ sẽ “đào mồ chôn sự nghiệp” của chính mình! 

Thiện Văn



Hãy đừng than khóc cho Rah Lan Hial!


Ngày 06/01/2018, Rah Lan Hial đã ra đi mãi mãi. Dẫu biết sinh ly, tử biệt là quy luật muôn đời của tạo hóa, nhưng khi nghe tin ông mất tim tôi như thắt lại. Trời mùa đông gió rét như ngấm vào da thịt vẫn không ngăn được dòng người đến tiễn đưa ông về bên Chúa. Những học trò, người thân nghẹn ngào kể về ông trong nước mắt, thế mới biết ông quan trọng với họ đến nhường nào. Nhưng nhìn ông ra đi trong thanh thản thì hãy đừng than khóc ông vì với Rah Lan Hial, “ra đi là sự trở về”.



Mục sư Rah Lan Hial, những câu chuyện chưa kể.


Mục sư Rah Lan Hial sinh ra nơi miền đất Krông Pa khô cằn, khí hậu khắc nghiệt. Với tinh thần hiếu học, ông đã vượt qua muôn vàn những khó khăn để đến trường học cái chữ. Sau này ông trở thành thầy giáo dạy học cho học sinh nghèo ở huyện Ia Pa, rồi được mục sư Ksor Brao truyền thụ đạo Tin lành. Cảm kích trước sự thông minh, trong sáng của Rah Lan Hial, mục sư Ksor Brao đã gả con gái của mình và nhận ông làm học trò để dạy cho kiến thức hầu việc Chúa để trở thành mục sư. Nên khi tiếp xúc với ông ta dễ nhận thấy trong con người ông toát lên sự chân thật, gần gũi của người Jrai, sự nho nhã, kiến thức uyên thâm của người thầy, một sự nhân văn cao thượng của vị mục sư. Mảnh đất Cheo Reo nơi nào cũng in dấu chân ông, đất và người Cheo Reo đã hòa quyện nuôi dưỡng nên con người Rah Lan Hial. 

Hãy đừng than khóc cho Rah Lan Hial!
Mục sư Hial trong một buổi rao giảng

Như một cơ duyên, Rah Lan Hial được phân công làm Mục sư quản nhiệm chi hội Tin lành Việt Nam (miền Nam) Sô Ma Hang - Ia Peng, Phú Thiện nơi phần đông là người Jarai nghèo đói, những bóng ma “Tin lành Degar”, tà đạo “Pơ khắp Brâu” vẫn ám ảnh người dân hàng ngày, hàng giờ. Vẫn dáng người ấy, vẫn mái tóc ấy, đôi mắt sáng ấy ông đã vượt qua những cái nhìn nghi kị, dò xét để kiên trì vận động, khuyên răn những người con lầm đường lạc lối trở về với cái tốt, cái thiện, khơi gợi tình yêu thương, vị tha trong lòng mỗi con người để rồi ngày hôm nay, trong nhà nguyện tạm của Chi hội Sô Ma Hang luôn tràn ngập tiếng cười cùng sự yêu thương. 

Trong số học trò của Rah Lan Hial có lẽ Siu Pem (Ama Nho) ở Sô Ma Hang (Ia Peng, Phú Thiện) là người để lại nhiều kỷ niệm nhất. 

Rah Lan Hial chính là người thầy đã truyền đạo tin lành và dìu dắt Siu Pem phụng sự Chúa. Nhưng nghe theo sự lôi kéo xúi giục của bọn phản động, Siu Pem chạy theo FULRO, rồi sau đó lập ra cái gọi là đạo “Pơkhăp Brâu” để chống phá chính quyền, gieo rắc sự sợ hãi cho người dân trong buôn làng. Ông đau đớn và thấy một phần trách nhiệm của mình khi là thầy mà dạy dỗ học trò không đến nơi đến chốn, để Siu Pem dấn thân vào tội lỗi, đi ngược lại với lời răn của Chúa. Quãng thời gian sau đó là quãng thời gian vất vả, kiên trì nhất trong cuộc đời ông để thực hiện trách nhiệm của mình là vận động, cảm hóa Siu Pem và những đứa con lầm đường lạc lối quay về với Chi hội. Không quản nắng hay mưa, ngày hay đêm, những cơn đau do bệnh tật (ông bị bệnh tim), Mục sư Rah Lan Hial đã đến từng nhà, gặp từng người để vận động, khuyên răn, truyền giảng lời Chúa giúp họ nhận ra sai lầm để hướng thiện. Chịu bao nhiêu cay đắng, phỉ báng thậm chí là đe dọa nhưng ông không bỏ cuộc vì ông tin cái tốt vẫn còn đang lẩn khuất đâu đó trong con người Siu Pem. Năm năm vất vả rồi Chúa cũng nghe lời nguyện cầu của ông, Siu Pem còn nhớ rất rõ cái ngày mình đi giáo dục, cải tạo về bị dân làng xa lánh thì chính Mục sư Rah Lan Hial đã giang tay đón nhận Siu Pem quay về với Chi hội, ông đi đón Siu Pem tại trại giam khi gặp gỡ chỉ kịp thốt lên “thầy ơi con sai rồi” và hai thầy trò ôm nhau khóc. Chỉ có tình yêu vô điều kiện, sự khoan dung, nhân hậu lớn lao mới đủ sức làm thức tỉnh một con người như vậy. Những ngày tiếp theo Rah Lan Hial là người vui nhất khi ông chứng kiến hơn 400 “đứa con” của mình theo "Tin lành Degar”, “Pơkhăp Brâu” lũ lượt quay về với Chi hội, nhìn đàn con trở về nước mắt ông cứ trào ra trong niềm vui sướng. 

Hãy đừng than khóc cho Rah Lan Hial!
Các tín đồ chăm chú nghe Mục sư giảng kinh thánh

Trước những đóng góp của ông cho cộng đồng, cho sự bình yên của buôn làng, năm 2016 mục sư Rah Lan Hial vinh dự được đại diện cho người uy tín Phú Thiện tham dự lễ tuyên dương người uy tín trong vùng đồng bào DTTS tại Hà Nội. Nhận được giấy mời ông phấn khởi lắm nhưng rồi sự lo lắng thể hiện rõ trên nét mặt ông. Tìm hiểu nguyên nhân thì mới biết ông lo ngại vì không có tiền, “làm mục sư nghèo lắm, tín đồ họ còn nghèo hơn mình nên không thể lợi dụng họ được”. Sau khi được mọi người động viên, rồi chạy vạy vay mượn tiền, ông quyết tâm đi Hà Nội. Trước khi đi ông tìm mua bằng được chiếc áo đồng bào Jarai tặng đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm để bày tỏ tình cảm của người Tây nguyên đối với Bộ trưởng. Chuyến đi rất thành công, ông mãn nguyện lắm vì được báo công với Bác Hồ, được tận tay trao món quà cho đồng chí Tô Lâm 

Hãy đừng than khóc cho Rah Lan Hial!
Mục sư Rah Lan Hial chụp chung với bộ trưởng Tô Lâm

Đừng khóc cho Rah Lan Hial! 

Những câu chuyện về ông vốn dĩ bình thường nhưng bỗng trở nên lung linh hơn trong một xã hội mà con người ngày càng “sống ảo’’, giả tạo và thủ đoạn. Cuộc đời ông thanh cao, không ồn ào, vụ lợi như những kẻ luôn nhân danh Chúa, lợi dụng người dân tộc Tây nguyên để rêu rao “dân chủ, nhân quyền” chống phá chế độ nhưng thực chất là trò bịp bợm.

Mảnh đất Cheo reo giờ đây vắng bóng ông nhưng thể xác và linh hồn ông đã thấm đẫm trong tình đất và người nơi đây. Rồi ta lại bắt gặp Rah Lan Hial ở đâu đó, vì chúng ta tin rằng những điều tốt đẹp sẽ còn mãi. 

Nhìn ông ra đi trong thanh thản, hãy đừng than khóc ông. Vì với Rah Lan Hial, “ra đi là sự trở về”! 


Tác giả: Pơtao Apui

CHUYỆN BÁC SĨ BỊ ĐÁNH, BỊ DZÍ CAMERA VÀO MẶT

Vụ oánh bác sĩ ở Yên Bái là vụ điển hình về ngáo facebook và thậm chí vô ơn.


CHUYỆN BÁC SĨ BỊ ĐÁNH, BỊ DZÍ CAMERA VÀO MẶT
Đại khái vợ vào phòng đẻ, anh cu lăm lăm trèo tường quay clip chắc định livestream, nhân viên y tế nhắc nhở thì chửi bới và dọa đánh. 

Và đánh thật, đánh dã man, dù các bác sĩ đã giúp cho mẹ tròn con vuông. 

*** 

Đúng đêm mùng 1 tết, cậu đưa ông-già của mình vào A9 Bạch Mai cấp cứu, bác sĩ trực đa số là các bác sĩ trẻ, nhìn họ trực đêm với đầy rẫy các bệnh nhân mà thấy thương, và ái ngại cho ngành nghề này. 

Chỉ đến khi đưa ông-già đi siêu âm, cậu mới rút điện thoại chụp trêu ổng một tấm ảnh, dù rằng lúc vào phòng cấp cứu với đầy rẫy thiết bị quấn lên người, cậu thèm một bức ảnh để sau này cho ông nhìn lại. 

Ổng bị nghẹt thở, tí tèo, vì tội thuốc lá thuốc lào xuất sắc, hehe. 

Cái phản xạ cầm camera dzí vào mặt các bác sĩ quả là một phản xạ thiếu văn minh và bẩn bựa hết sức. Cậu xem clip con mẹ gì bế con đi khám mà tay thì quay camera bác sĩ, mồm thì không ngớt lời van xin trách móc sến sẩm, cậu vãi cả thần kinh với văn hóa và tư cách làm mẹ của cô gái đó. Thực lòng, nếu cậu là vị bác sĩ, chắc cậu táng phát móp mẹ a-lô con nặc nô, đến đâu thì đến. 

*** 

Trừng trị thằng ôn kia thì đúng rồi, nhưng nên chăng các bệnh viện và đặc biệt là các phòng khám, phòng cấp cứu, nên dứt khoát nói không với mọi hành vi chụp ảnh. Thay vào đó có thể tăng cường camera an ninh và các cơ chế phản ánh thông tin khác, đảm bảo cho các bác sĩ tập trung làm việc được tốt hơn. Thắc mắc, xin mời trích xuất camera! 

Và, lãnh đạo các bệnh viện, lãnh đạo ngành Y cũng đừng vì sức ép truyền thông mà xử lý nhân viên của mình một cách bừa bãi. Thậm chí hãy cho bác sĩ cơ chế từ chối khám chữa bệnh, nếu có dấu hiệu đe dọa hay quấy nhiễu làm phiền. 

Bác sĩ cũng là người, họ cũng có đầy đủ các cảm xúc như chúng ta. Có mệt mỏi, có sơ suất, có cáu giận, có lười biếng, nhưng như thế không có nghĩa là phản ánh họ bằng những phương pháp vô giáo dục, mọi rợ và bẩn thỉu được. 

*** 

Con trai cậu, dzính họa cả đời vì sự tắc trách của bác sĩ [1], và nếu nói về sự thù hận thì chắc chả ai vượt qua được cậu. Ngay lúc ngồi gõ status này, cũng là lúc cậu đang trên đường đưa nó đi để tìm những ánh sáng hy vọng hiếm hoi, nhưng không vì thế mà cậu dành những tư duy đánh đồng lẫn lộn thế giới y bác sĩ. 

Chả ai muốn giết người, chả ai muốn làm người khác đau khổ, có chăng chỉ là sự yếu kém và hời hợt nhất thời, đôi khi thậm chí là sự không may mắn của số phận. 

Và cần phải biết chấp nhận để giữ cho được góc nhìn lạc quan nhất có thể. 

Hãy vứt bỏ tác phong nhứ nhứ camera như một thứ vũ khí dọa dẫm, và như là kẻ ngáo mạng nửa mùa!



GIỚI LÃNH ĐẠO VIỆT NAM ĐÃ LÃNG QUÊN CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC?! XIN THƯA : KHÔNG BAO GIỜ!


Như một điệp khúc được lặp đi lặp lại hàng chục năm qua, cứ mỗi khi đến dịp 17/02 hàng năm, một nhóm người núp bóng “yêu nước”, lấy danh nghĩa “tưởng niệm chiến tranh biên giới” lại đưa ra những luận điệu rằng: “Giới lãnh đạo, Đảng Cộng sản, Nhà nước cộng sản Việt Nam đã lãng quên chiến tranh biên giới phía Bắc 1979”, “Tại sao Nhà nước Việt Nam không tổ chức kỷ niệm chiến tranh biên giới phía Bắc, phải chăng Nhà nước cộng sản Việt Nam đang sợ”, “Nhà nước cộng sản Việt Nam đã chọn sai bạn - thù”



Không những vậy, nhóm người này còn tỏ vẻ “yêu nước” bằng cách kêu gọi mọi người tập trung tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ (Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội), khu vực công viên Lênin… trưng băng rôn, biểu ngữ với nội dung “17/2/1979 - Nhân dân không bao giờ quên”, “Kỷ niệm ngày 17/2 - Đả đảo bọn bá quyền Bắc Kinh”, “Đừng lãng quên chiến tranh biên giới”… để “tưởng niệm chiến tranh biên giới phía Bắc”. Nhóm người này cũng không quên lên án, đả kích, xuyên tạc rằng: Nhà nước Cộng sản Việt Nam cần trả lại giá trị lịch sử cho cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược 1979, không được ngăn cản các hoạt động tưởng niệm chiến tranh biên giới… Nói như vậy liệu có phải chăng Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã lãng quên chiến tranh biên giới phía Bắc 1979?

Với những người ít quan tâm tới câu chuyện này có lẽ họ sẽ dễ dàng đồng tình với những luận điệu trên, tán đồng với những đòi hỏi trên. Tuy nhiên, với những người thực sự đã hiểu bản chất, đã “đi guốc trong bụng” những kẻ giả danh “dân chủ”, “yêu nước” này thì rõ ràng với họ những luận điệu, chiêu trò cũ rích kia chỉ là “vở cũ soạn lại”.

Chúng ta còn nhớ hình ảnh ông Trương Tấn Sang khi là Chủ tịch nước đã đi thắp hương cho từng ngôi mộ tại Nghĩa trang huyện Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng), nơi yên nghỉ của hơn 300 liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trong những ngày nổ súng đầu tiên của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc năm 1979 vào ngày 16/02/2016. Những hình ảnh này sau đó đã được truyền hình quốc gia VTV1 đưa tin trên chương trình thời sự 19h.


GIỚI LÃNH ĐẠO VIỆT NAM ĐÃ LÃNG QUÊN CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC?! XIN THƯA : KHÔNG BAO GIỜ
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thắp hương tại Nghĩa trang huyện Trà Lĩnh (Cao Bằng) ngày 16/02/2016. 



Chúng ta có lẽ không quên hình ảnh các bạn đoàn viên, thanh niên thuộc T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang nhân kỷ niệm 67 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ đã tổ chức Ngày hội Tuổi trẻ đền ơn đáp nghĩa và lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, Hà Giang nhằm tưởng nhớ, tri ân các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân ta trong giai đoạn 1979 - 1989.


Vậy có phải Đảng, Nhà nước Việt Nam đã lãng quên chiến tranh biên giới phía Bắc? Tôi xin khẳng định rằng, chưa bao giờ và không bao giờ Đảng, Nhà nước ta lãng quên cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc này. Vậy tại sao chúng ta lại không kỷ niệm, tưởng niệm rầm rộ như những cuộc chiến tranh khác? Phải chăng Đảng, Nhà nước Việt Nam đang sợ điều gì?

Với những người thông minh thì họ có thể tự tìm cho mình một câu trả lời, còn với những kẻ óc ngắn, những kẻ miệng zân chủ nhưng bại não thì chúng kiếm đủ mọi cớ để xuyên tạc, lấp liếm. Cứ phải tổ chức lễ kỷ niệm hoành tráng mới là ghi nhớ, là khắc sâu? Với những người thông minh, với những người lãnh đạo đất nước tôi tin chắc rằng, họ biết làm điều gì đó có lợi tốt nhất cho quốc gia, dân tộc và cho nhân dân.

Ở đây, tôi chỉ xin được nêu lại hai câu chuyện của lịch sử. Câu chuyện thứ nhất, đó là sau khi đánh thắng giặc Minh xâm lược, Lê Lợi đã chủ động cho sứ giả sang nhà Minh để cầu hòa với mục đích để giữ hòa khí, mối quan hệ bang giao. Câu chuyện thứ hai, đó là sau khi đánh cho 29 vạn quân Thanh không còn đường rút, thế nhưng Quang Trung Nguyễn Huệ vẫn chủ động cấp tàu, thuyền, ngựa cho đạo quân thất trận đó về nước mà không bắt, giết họ như nhiều người đã làm.

Lê Lợi, Quang Trung - Nguyễn Huệ làm như vậy có phải vì họ sợ quân Minh, quân Thanh? Chắc chắn là không, bởi lẽ nếu sợ có lẽ Lê Lợi, Quang Trung - Nguyễn Huệ đã không thể nào đánh cho những đạo quân hùng mạnh đó không còn đường tháo chạy. Vậy tại sao Lê Lợi, Quang Trung lại làm như vậy? Đó chính là nghệ thuật Hòa - Hiếu của Lê Lợi, Quang Trung và của cha ông ta để giữ yên biên cương, bờ cõi, để đất nước được thanh bình, phát triển.

Những nhà lãnh đạo Việt Nam luôn biết phải làm gì và cần phải làm gì để đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết. Không phải cứ ra đường gào thét hô hào mới là yêu nước, mới là tưởng nhớ. Những người thông minh họ thừa khôn để biết làm điều gì và không làm điều gì xin thưa những kẻ zân chủ mồm lông cuồng zận kia.




KỂ CHUYỆN VŨ NHÔM TRƯỚC ĐÊM GIAO THỪA

Vũ Nhôm tên thật là Phan Văn Anh Vũ. Sinh năm 1975 tại Đà Nẵng, trong một gia đình có 9 anh chị em (5 trai, 4 gái). Vũ Nhôm là con áp út.

KỂ CHUYỆN VŨ NHÔM TRƯỚC ĐÊM GIAO THỪA



Bỏ qua thời niên thiếu, lớn lên Vũ lấy vợ. Vợ Vũ là cô Nguyễn Thị Thu Hiền, sinh 1978. Hiền là con gái ông Nguyễn Lô, cựu Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Vợ ông Lô, tức mẹ của Thu Hiền, lại là chị em bà con xa gần với vợ của một cán bộ cấp cao.

Vì vậy, cuộc đời của Vũ đã rẽ sang "đường hoa danh vọng".

KỂ CHUYỆN VŨ NHÔM TRƯỚC ĐÊM GIAO THỪA


Đầu tiên, qua các mối quan hệ của bố vợ, Vũ "bắc cầu" quan hệ với các "tai to mặt bự" của Đà Nẵng. Từ năm 2002 đến 2015, khi TP Đà Nẵng thanh lý hàng loạt công sản, vốn là trụ sở các công ty nhà nước thời bao cấp, trụ sở của các cơ quan đơn vị thuê, nhà ở trưng dụng của chế độ cũ và trong quá trình "cải tạo công thương nghiệp", Vũ Nhôm đã nhanh chân thành lập hàng chục công ty "quân xanh quân đỏ", được sự tiếp tay của các quan chức, thâu tóm toàn bộ các công sản là nhà mặt tiền, ngã ba ngã tư, đất vàng trung tâm thành phố. 
Có hàng trăm lô đất lớn cả chục ngàn mét vuông, từ ven sông ven biển, lên đến bán đảo Sơn Trà.

KỂ CHUYỆN VŨ NHÔM TRƯỚC ĐÊM GIAO THỪA


Vũ là người duy nhất sở hữu 2 "du thuyền" bê tông trên sông Hàn.
Từ một gã thợ nhôm, năm 2008 Vũ đã được mệnh danh "người giàu nhất ĐN" và có một thế lực quyền uy vô song.
Ở ĐN, từ một bác xe thồ đến một anh công nhân, từ một cô công chức đến một chị tiểu thương, ai mà không biết Vũ thân với dàn lãnh đạo ĐN, từ thời ông NBT về sau, như anh em ruột trong nhà.
Từ năm 2005, "giang hồ" ĐN đã đồn Vũ là "thiếu tá an ninh", và sự thật đến 2017 Vũ đã lên lon... thượng tá.
Nói nghe khó tin, nhưng là sự thật, tại ĐN Vũ là kẻ "dưới một người trên vạn người". 
Tổng tài sản của Vũ, chưa có thống kê chính thức, nhưng được ước đoán không dưới 2 tỷ USD.
Quan chức cũng ngán Vũ, công chức còn sợ Vũ, huống gì dân thường. Chuyện khôi hài là khối anh muốn được đề bạt, cấc nhắc lên phó giám đốc các sở ban ngành, không tìm đến nhà giám đốc sở, PCT, CT TP mà lại gõ cửa nhà... Vũ "Nhôm"!!!
Tại ĐN, Vũ xây một căn biệt thự, hiện đại đến nỗi, người lạ hoặc kẻ trộm nếu đột nhập vào được, nhưng sẽ mãi đừng hòng tìm lối ra.
Không dừng lại tại ĐN, Vũ "vươn vòi" vào TP. HCM. 
Vũ "thâu tóm" công ty lừng lẫy Seaprodex, tham gia ngân hàng Đông Á, mở dự án ngàn tỷ..
Cách đây mấy năm, mẹ của Vũ Nhôm đi chữa bệnh, mất tại TP HCM. Vũ, với thế lực của mình, đưa bà ra sân bay trong vai hành khách bệnh tật đi xe lăn đang ngon giấc, lên máy bay về ĐN, toàn bộ hành khách và phi hành đoàn đi cùng với một "hành khách" đã chết mà không hề hay biết (!)
Tang lễ mẹ mình, Vũ đặt mua quan tài là một thân gỗ quý nguyên cây, khoét ruột và làm nắp, đường kính lên đến 1,2m, đặt từ Campuchia, xe container chở từ đó qua ngả Tây Ninh chạy suốt về ĐN.
Lúc tẩm liệm, Vũ cho rắc xung quanh mẹ nằm 100 triệu VNĐ, gồm toàn tiền mệnh giá 500.000 mới toanh, hầu mẹ xài lúc về địa phủ.
Đám tang mẹ Vũ to nhất ĐN từ trước đến giờ. 
Quan chức ĐN không thiếu mặt. Máy bay đưa các quan chức khắp nơi đổ về ĐN, đông đến nỗi phải có cả xe dẫn đường. Có đoàn quan chức cao cấp, sau khi phúng viếng xong, mỗi vị (thông qua tài xế) sẽ được giao cho một túi quà bằng vải nhung,trong mỗi một túi có 2 chai Chivas 38. Sau đó sẽ có người đưa ra nhà hàng ngoài phía biển Sơn Trà để tiếp thân mật.
Vũ ngồi ở Memory, ở vũ trường, bar cafe hay bất kỳ nhà hàng nào, đố ai dám xấc láo nhìn vào mặt Vũ hay tỏ thái độ bất nhã , thì xem như kẻ đó đã "chán sống" rồi. 
Ngoài cái tên cha mẹ đặt Phan Văn Anh Vũ (thường gọi Vũ 'nhôm', SN 02/11/1975, có CMND số 201243660 cấp ngày 11/8/2009 và CMTND số 201293660 cấp ngày 31/01/2000). Vũ còn có tên Lê Văn Sáu (SN 05/11/1975, số CMTND 201700179), Trần Đại Vũ (SN 19/5/1975, CMTND số 201700779) .
Tại nhà riêng ông Trần Thọ, Bí thư Thành uỷ ĐN năm ấy, chỉ vì bác bỏ dự án xây "du thuyền" trên sông của Vũ, Vũ đến nhà "tay đôi" ăn thua đủ với ông. Bực mình vì không thuyết phục được ông Thọ, Vũ đứng dậy lật bàn trà dằn mặt, bỏ ra về.
Thời Nguyễn Xuân Anh làm Bí thư, Vũ đã dẫn cả 4 công an súng ống đầy đủ, đến nhà một sĩ quan biên phòng để "lên mặt", chỉ vì vị sĩ quan chỉ trích dự án Vầng Trăng có vốn lên đến 10 ngàn tỷ của Vũ gây ô nhiễm môi trường.
Đầu năm 2017, trong cuộc gặp của UBND TP với giới doanh nhân. Giờ giải lao bên hành lang, có nhiều người, Vũ chỉ xấp tài liệu đang cầm vào mặt, doạ đánh chủ tịch TP Huỳnh Đức Thơ. Vũ xẵng : "Ông có tin, tôi sẽ bứng cái chức chủ tịch TP ĐN của ông không?".
Việt Nam là nhà nước pháp quyền.
Vụ án "Vũ nhôm và đồng bọn" đang được điều tra khẩn trương. Một vụ án mà đích thân Tổng Bí Thư chỉ đạo điều tra, thì chắc chắn sẽ được xử lý nghiêm minh, quân pháp bất vị thân !


Bất kỳ ai ngông cuồng, ngồi trên pháp luật, gây hại cho dân cho nước đều sẽ bị trừng trị. Ông trời con Vũ Nhôm đã bị khởi tố và tống giam là một minh chứng.

Đường hoa Nguyễn Huệ đông nghẹt khách ngày đầu mở cửa

Sáng 14-2, hàng nghìn người dân đổ về đường hoa Nguyễn Huệ, TP.HCM để tham quan, du xuân sau khi đường hoa chính thức được mở cửa vào tối ngày 13-2.

Đường hoa Nguyễn Huệ đông nghẹt khách ngày đầu mở cửa
Mọi người vui vẻ tạo dáng, chụp hình lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ


Đông nghẹt người

Mới sáng sớm, hàng nghìn người đã đổ về đường hoa. Thời tiết Sài Gòn nắng đẹp, có gió nhẹ là điều kiện lý tưởng để người dân du xuân, chụp hình. Mọi người ai ai cũng xúng xính áo dài với đủ màu sắc, kiểu dáng. Máy ảnh, điện thoại được trưng dụng tối đa để có thể ghi lại những tấm hình lung linh nhất. Năm nay, đường hoa được trang trí công phu với nhiều tiểu cảnh đa dạng, phục vụ nhu cầu của đông đảo người dân. Các tiểu cảnh được đặt trên cao nhằm phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn và ghi nhận hình ảnh của người dân và du khách.

Bên cạnh các loài hoa đa dạng của mọi miền được tụ họp như mai, đào.., đường hoa Nguyễn Huệ còn có khu vực dành cho hoa củ quả, với vườn cà chua, nấm linh chi hay dâu tây để người dân chiêm ngưỡng.

Đường hoa Nguyễn Huệ đông nghẹt khách ngày đầu mở cửa
Cụ Nguyễn Thị Tỉu tươi cười, cùng con cháu du xuân.

Đi cùng con cháu, cụ Nguyễn Thị Tỉu (Q.4), phấn khởi, hòa vào không khí vui tươi cùng mọi người du xuân. Cụ Tỉu là mẹ Việt Nam anh hùng, có hai người con hi sinh trong kháng chiến. Dù đã 102 tuổi, nhưng cụ vẫn còn rất minh mẫn, tươi cười nhìn mọi người du xuân, không quên gửi lời cám ơn khi được mọi người hỏi thăm, mừng thọ cụ sắp qua tuổi mới.

Đường hoa Nguyễn Huệ đông nghẹt khách ngày đầu mở cửa
Gia đình cô Nguyễn Thị Minh Ngọc (Q.1) dạo đường hoa Nguyễn Huệ.

Trong khi đó, gia đình cô Nguyễn Thị Minh Ngọc (Quận 1) cùng nhau dạo phố. Dù đang định cư tại Mỹ, nhưng năm nào cô đều cố gắng về Việt Nam vào dịp Tết Nguyên đán để được vui xuân và tận hưởng không khí xuân quê nhà. Cô Ngọc cho biết khá thích đường hoa với nhiều tiểu cảnh, không gian rộng thuận lợi cho mọi người trong việc dạo chơi, chụp hình lưu lại khoảnh khắc cuối năm.

Đường hoa Nguyễn Huệ đông nghẹt khách ngày đầu mở cửa
Một nữ du khách nước ngoài thích thú với không khí xuân rộn ràng tại đường hoa

Những du khách nước ngoài tỏ vẻ thích thú khi có dịp ghé thăm Việt Nam vào đúng dịp Tết Cổ truyền. Họ chọn mua những vật dụng truyền thông như nón, áo dài hay khăn rằn và cùng hòa vào dòng người.

Đây cũng là dịp để những tay máy nghiệp dư dạo phố, chụp hình lưu lại những khoảnh khắc rộn ràng của người dân đi du xuân.

Đội ngũ công nhân dọn vệ sinh môi trường cũng được tăng cường làm việc nguyên ngày, nhằm đảm bảo vệ sinh, mỹ quan cho đường hoa trong suốt thời gian mở cửa.

Mua sách về để “cày” Tết

Trong khi đó, lễ hội đường sách được mở cửa đồng thời trên trục đường Mạc Thị Bưởi, Nguyễn Huệ và Ngô Đức Kế thu hút đông đảo người dân ghé thăm.

Đường hoa Nguyễn Huệ đông nghẹt khách ngày đầu mở cửa
Một bạn nữ lựa sách tại Lễ hội đường sách.

Càng về trưa, nắng gắt, lượng người đổ về đường sách ngày một đông. Thuận tiện khi đường sách nằm giữa các tòa nhà, có bóng râm mát mẻ nên được du khách ghé thăm thường xuyên, vừa tránh nắng cũng như chọn thêm vài quyển sách ưng ý.

Mải mê lựa sách, bạn Nguyễn Minh Sương, (Q. Thủ Đức) cho biết, vì nhà mình ở thành phố nên khi biết đường hoa mở cửa thì cũng muốn ghé xem. “Năm nay mình nghỉ tết khá dài, hơn 3 tuần nên mình muốn mua thêm sách để “cày”, vì Tết mình cũng tương đối rảnh.” - Sương chia sẻ.

Khu vực đường sách cũng có các trò chơi dân gian cho trẻ em thiếu nhi và không gian phục vụ ăn uống.

Với chủ đề “Ươm mầm tri thức, khát vọng vươn cao”, lễ hội đường sách được chia thành 4 không gian: Ươm mầm tri thức, Hào khí phương nam - thành phố phát triển, Khát vọng vươn cao, Biển đảo thiêng liêng.” Vói nhiều đầu sách, đa dạng thể loại phục vụ bạn đọc.

Đường hoa và lễ hội đường sách sẽ mở cửa cho du khách tham quan từ 13 đến ngày 19-2 (28 đến mùng 4 tết).

Đường hoa Nguyễn Huệ đông nghẹt khách ngày đầu mở cửa
Một nhóm các bạn nữa sinh viên trường đại học Văn Lang cùng nhau du xuân.

Đường hoa Nguyễn Huệ đông nghẹt khách ngày đầu mở cửa
Cậu bé người nước ngoài đội nón lá vui chơi trên đường hoa Nguyễn Huệ.

Đường hoa Nguyễn Huệ đông nghẹt khách ngày đầu mở cửa
Đường hoa Nguyễn Huệ đông nghẹt ngày đầu mở cửa.

Đường hoa Nguyễn Huệ đông nghẹt khách ngày đầu mở cửa
Công nhân vệ sinh môi trường làm việc liên tục để đảm bảo mỹ quan cho đường hoa.





Ông Lê Phước Hoài Bảo chính thức bị xóa tên khỏi Đảng


Tỉnh Quảng Nam đã hoàn thành việc xóa tên khỏi danh sách đảng viên đối với ông Lê Phước Hoài Bảo.

Ngày 13-2, ông Đinh Nguyên Vũ, Bí thư Đảng ủy Khối các quan tỉnh Quảng Nam cho hay cơ quan này vừa hoàn tất các thủ tục xóa tên khỏi danh sách đảng viên đối với ông Lê Phước Hoài Bảo, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam.

Việc xóa tên đối với ông Bảo được thực hiện theo chỉ đạo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại kết luận trước đó. Về việc rút các quyết định bổ nhiệm không đúng đối với ông Bảo, ông Vũ cho biết việc này sẽ được phía chính quyền thực hiện sau Tết Nguyên đán.

Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận Ban cán sự đảng UBND tỉnh Quảng Nam, nhiệm kỳ 2011 - 2016 có các vi phạm, khuyết điểm như: Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng và Nhà nước về công tác tổ chức cán bộ trong việc đề nghị bổ nhiệm, luân chuyển, điều động một số nhân sự không đúng quy định; Buông lỏng lãnh đạo, để UBND tỉnh và cơ quan chức năng tuyển dụng công chức, xét tuyển viên chức không qua thi tuyển, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm một số trường hợp không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, vi phạm nguyên tắc, quy trình, thủ tục, có sự ưu ái đối với con của Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh.

Ông Lê Phước Hoài Bảo chính thức bị xóa tên khỏi Đảng
Ông Lê Phước Hoài Bảo và cha là ông Lê Phước Thanh

Ông Lê Phước Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2010 - 2015, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, nhiệm kỳ 2011 - 2016 với cương vị người đứng đầu, là người chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm. Những vi phạm, khuyết điểm của ông Lê Phước Thanh là rất nghiêm trọng. Vi phạm, khuyết điểm của các ông Đinh Văn Thu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và ông Lê Phước Hoài Bảo, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân, gây dư luận bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

UBKT Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam chỉ đạo tổ chức đảng và cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục xóa tên trong danh sách đảng viên, hủy bỏ các quyết định về công tác cán bộ không đúng đối với ông Lê Phước Hoài Bảo. Nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc; tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Quảng Nam và các tập thể, cá nhân liên quan theo thẩm quyền.

Vừa qua, ông Lê Phước Thanh đã bị Ban Bí thư kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, nhiệm kỳ 2010 - 2015. Đối với ông Đinh Văn Thu, Huỳnh Khánh Toàn, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã quyết định kỷ luật hình thức cảnh cáo.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam đã xem xét, quyết định theo thẩm quyền và báo cáo với Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với Ban Thường vụ Huyện ủy Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam), nhiệm kỳ 2005 - 2010. Yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Nam, nhiệm kỳ 2011 - 2016 và Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Nam, nhiệm kỳ 2016 - 2021 rút kinh nghiệm sâu sắc, nghiêm túc khắc phục khuyết điểm và không để xảy ra tái phạm.

Tỉnh ủy Quảng Nam đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với ông Nguyễn Hữu Sáng, Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ kiêm Phó Trưởng Ban Tố chức Tỉnh ủy Quảng Nam.



Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

Nguyễn Văn Nam kẻ quái thai bệnh hoạn hay là thằng ngáo đá chính trị?


Từ năm 2016 đến nay trên địa chỉ Facebook Nguyen Nam (Nguyễn Văn Nam) liên tiếp đăng các bài viết chia sẻ, bình luận những nội dung chống phá chính quyền, xuyên tạc lịch sử, bội nhọ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nguyễn Văn Nam kẻ quái thai bệnh hoạn hay là thằng ngáo đá chính trị?
Đối tượng Nguyễn Văn Nam

Chân dung kẻ ngáo đá chính trị Nguyễn Văn Nam

Nguyễn Văn Nam kẻ quái thai bệnh hoạn hay là thằng ngáo đá chính trị?


Nguyễn Văn Nam kẻ quái thai bệnh hoạn hay là thằng ngáo đá chính trị?
Những hình ảnh mà Nguyễn Văn Nam đã đăng tải, chia sẻ mang tính chất bôi nhọ Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Vậy Nguyễn Văn Nam là ai?

Nguyễn Văn Nam (sinh năm 1993, trú tại TDP 13 - thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) từng là học sinh trường THPT Trần Quốc Tuấn (Gia Lai). Theo thầy cô, bạn bè phản ảnh thì lực học của hắn ở mức trung bình khá, thi trầy trật cộng với phần ăn may mới đỗ được vào Học viện Hành chính. Nhưng với bản chất ngông cuồng, tự cao tự đại hắn luôn tỏ ra nguy hiểm, nhìn mọi người bằng nửa con mắt, đi đến đâu cũng tìm cách khoe mình là tài giỏi, học thức uyên thâm, cái gì cũng biết. Cha mẹ hắn quê Yên Mô, Ninh Bình vào Phú Thiện, Gia Lai làm kinh tế mới. Cha mẹ nó không ngờ đã sinh ra một thằng quái thai, bệnh hoạn, ngáo đá chính trị… 

Nguyễn Văn Nam: tên bệnh hoạn, cơ hội hay tâm thần chính trị?

Trong quá trình Nam học ở TP Hồ Chí Minh, gia đình hắn khó khăn thật, bố mẹ hắn phải xoay sở đủ nghề để kiếm sống nuôi hắn ăn học. Mà chuyện khó khăn thì chả có gì đáng nói vì cái xã hội này còn đầy rẫy những gia đình khó khăn hơn nó. Nhưng đời hắn đã sang trang mới khi gặp lão già Sal (gần 70 tuổi, quốc tịch Mỹ, bị vợ bỏ), đúng là “ăn mày gặp chiếu manh” với bản chất cơ hội, thực dụng hắn đã ra sức than nghèo kể khổ kiểu “cave kể chuyện, thằng nghiện trình bày” với lão Sal để được lão già nhận làm “con nuôi”.

Từ khi “cặp kè” với lão SAL hắn như “chuột sa chĩnh gạo” vừa có tiền lo cho gia đình vừa được ăn ngon mặc đẹp, được vênh mặt với đời, để từ đây đôi ta trở thành “hình bóng của nhau”. Thỉnh thoảng đổi gió còn đi hưởng “tuần trăng mật” ở Singapore, Thái Lan… mục đích của chuyến đi cũng chẳng tốt đẹp gì ngoài việc… Đúng là hắn thông minh hơn người thật, tìm ra cách rất hay để thoát nghèo bền vững.

Khi có tiền rồi con người ta lại thích sự nổi tiếng, nhưng cái loại bất tài, sống ký sinh trùng như hắn thì nổi tiếng thế nào được. Muốn nổi tiếng nhanh chỉ còn cách trở thành ngáo đá chính trị, đi chửi đời, chửi xã hội. Sẵn được lão Sal nhồi nhét vào đầu về tư tưởng của phản động, “dâm chủ phương tây”, Nguyễn Văn Nam đã đi theo bọn phản động Việt Tân, bọn Ba que cờ vàng điên cuồng chống phá.


Nguyễn Văn Nam kẻ quái thai bệnh hoạn hay là thằng ngáo đá chính trị?

Kỷ niệm tuần trăng mật với lão già để hắn bố thí cho những đồng tiền dơ bẩn, tiêm nhiễm cho những thứ ngu xuẩn vào đầu.

Nguyễn Văn Nam kẻ quái thai bệnh hoạn hay là thằng ngáo đá chính trị?

Như một con rối bị giật dây, để có tiền hắn thường xuyên đăng tải chia sẻ những thông tin, hình ảnh để xuyên tạc lịch sử, sự thật, bội nhọ đã kích Bác Hồ và lãnh đạo cấp cao… …Thật nực cười, một kẻ sống kiểu “ký sinh trùng” dựa dẫm vào sự bố thí của lão già, trình độ học vấn thì chẳng đến đâu, không có nổi chút bản lĩnh mà lại dám bàn chuyện thay đổi thể chế chính trị của Việt Nam, đòi đa nguyên, đa đảng… Đây là giọng điệu của của bọn Việt Tân, cơ quan Công an của Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Phú Thiện, Gia Lai cần chú ý đặc biệt đến tên phản động này.

Còn tại vùng quê Phú Thiện, Gia Lai bạn bè, thầy cô, người dân họ đang hết sức căm phẫn trước những câu nói được “phọt ra từ mồm hắn”.

Những người yêu nước Phú Thiện đang chờ dịp để “dạy cho hắn một bài học”.

Tác giả: Sùng A Phèo

THƯỢNG BẤT CHÍNH, HẠ TẮC LOẠN


Chuyện xảy ra chiều hôm qua tại Giáo xứ Đăng Cao (xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu, Nghệ An) xin được vắt tắt như sau: Do không đồng ý với việc đóng tiền học thêm buổi thứ 2 trong ngày theo chủ trương của nhà trường (tiểu học cơ sở xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu, Nghệ An), rất nhiều lần vị Linh mục quản xứ nơi đây là Đinh Văn Minh đã cử đại diện Hội đồng mục vụ, những người thành viên trong cái gọi là "Tiểu ban Công lý & Hòa bình Giáo xứ" nhiều lần đến UBND xã, Ban Giám hiệu nhà trường để chất vấn. Trước tình hình đó, để không xảy ra xung đột, gây mất đoàn kết lương giáo, nhà trường tại đây đã có chính sách vận dụng theo hướng tạm thời không thu học phí các em học sinh là người Công giáo; các em vẫn được tạo điều kiện đến trường như các em học sinh lương dân và theo các tôn giáo khác (ngoài đạo Công giáo).

Ấy vậy nhưng, cho rằng nhà trường có sự khinh khi, cố tình nhân câu chuyện để làm xấu hình ảnh người Công giáo, Linh mục Minh đã bất chấp cử đại diện cha mẹ học sinh người Công giáo đến "gây chuyện" và ra tối hậu thư yêu cầu nhà trường phải đáp ứng: Phải miễn phí học buổi thứ 2 hoàn toàn, xin lỗi giáo xứ và bà con giáo dân vì có hành vi khinh miệt...

THƯỢNG BẤT CHÍNH, HẠ TẮC LOẠN


THƯỢNG BẤT CHÍNH, HẠ TẮC LOẠN
Một số hình ảnh về sự việc chiều nay trước cổng trường Tiểu học cơ sở Diễn Đoài, huyện Diễn Châu, Nghệ An

Do những yêu sách đó không được đáp ứng nên mặc dù là dịp đầu năm mới nhưng Linh mục Đinh Văn Minh đã chỉ đạo huy động phụ huynh các em đến gây chuyện. Tại đây, khi thấy sự xuất hiện của đám đông phụ huynh học sinh người Công giáo có hành vi quá khích, rất đông người dân (chủ yếu là lương dân) đã có mặt để thị uy và ngăn cản. Đụng độ nhẹ sau đó đã xảy ra, trong đó có 1 cán bộ tư pháp xã quá trình ra vận động đã bị số quá khích (người Công giáo) đánh trọng thương phải nhập viện. Sự việc chỉ thực sự vãn hồi khi rất đông Công an tại đây và đại diện chính quyền ra tuyên truyền, vận động.

Bản chất câu chuyện là như thế và nó ít nhiều cho thấy sự ngông nghênh, bất chấp pháp luật của Linh mục này từ sau khi chuyển về mục vụ tại địa bàn huyện Diễn Châu. Ngoài hành vi đã nêu thì theo trang Công dân mạng thì: 

"1. CỐ TÌNH SAN LẤP hàng ngàn mét vuông đất nông nghiệp xã quản lý, hàng chục mét kênh tưới tiêu thủy lợi để chỉ làm sân bóng cho giáo dân.
2. CẤM trẻ em mầm non đi học tại các trường mầm non xã. Thay vào đó là xây nhà giáo lý để bắt các em học ở đó với mức đóng 900 nghìn một tháng. Nhà giáo lý thì chưa xong, các em cần dạy dỗ vẫn phải ở nhà làm gánh nặng cho gia đình. Mọi người cũng nên nhớ rằng, lúc còn quản xứ Yên Hòa (Thị xã Hoàng Mai), vị linh mục này cũng đã lấy tiền của giáo dân xây 01 nhà máy may để thu lợi bất chính, khi bị giáo dân tố cáo nên Tòa giám mục mới chuyển khỏi địa bàn.
3. Chỉ đạo cái gọi là ban Công lý gồm nhiều thành phần nghiện ngập bất hảo, đứng ở cổng trường ghi tên bất cứ phụ huynh nào đưa con đi học để về bêu trước nhà thờ. Cử ban "Công lý" lên quấy nhiễu nhà trường về các khoản thu trong năm, ảnh hưởng đến tâm lý học sinh và phụ huynh, giáo viên.
4. Bắt mỗi nhà chuẩn bị một tuýp sắt, đến giờ giới nghiêm, cấm lương dân bén mảng vào, sẵn sàng ra tay nếu có vấn đề xảy ra.
5. Sau khi lễ xong, đóng cửa nhà thờ không cho bất kì giáo dân nào về. ĐỂ TẬN THU quyên góp cho nhà thờ, KHÔNG THIẾU MỘT NGƯỜI.
6. KÊU GỌI LẬP HỘI CỜ VÀNG để chống lại phong trào cờ đỏ của nhân dân yêu nước. Thề sống chết với hội cờ đỏ".

Và điều đáng nói là qua theo dõi giáo phận Vinh thời gian gần đây tôi đã thấy trong chuyện này có một số mối liên hệ tới bức thư chúc tết mới đây được đăng trên trang web chính thức của Giáo phận Vinh.

Theo đó, mặc dù là một bức thư chúc tết nhưng Giám mục Giáo phận Vinh Nguyễn Thái Hợp vẫn không quên nhắc nhở các Linh mục Quản xứ, giáo dân trong Giáo phận thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho Giáo phận. Đành rằng, để Giáo hội phát triển thì chuyện đóng góp là đương nhiên, tất yếu. Nó cũng giống như chuyện người dân phải đóng thuế cho nhà nước nuôi hệ thống bộ máy để họ quay trở lại phục vụ người dân vậy. Song, vấn đề nằm ở chỗ: Bức thư chúc tết không nên có xen vào những điều gì như thế, nhất là khi tết đến xuân về. Nó sẽ khiến cho người dân áp lực.

Và có vẻ như trước sức ép của các khoản đóng góp và chuyện cơm áo gạo tiền đang đưa đẩy khi ra tết nên dưới sự hiệu triệu, chỉ đạo trực tiếp của Linh mục quản xứ rất đông phụ huynh học sinh các em Công giáo đã nghe theo và thực hiện dù họ hiểu như vậy là sai và trái khoáy. Cái họ hướng đến trước mắt là "đỡ được đồng đóng góp nào hay đồng ấy". Mục đích họ thực hiện cũng chỉ có thế mà thôi.

Nói như thế để thấy dù bức thư chúc tết kèm theo yêu cầu thực hiện đóng góp của TGM GP Vinh không trực tiếp gây nên sự việc chiều qua tại Giáo xứ Đăng Cao nhưng chính điều đó cùng với thái độ bất chấp, chống đối của Linh mục Đinh Văn Minh khiến cho sự việc trở nên phức tạp. Và đương nhiên hình ảnh người Công giáo, Linh mục Công giáo sẽ xấu đi trông thấy.

An Chiến