KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2018

Ông Trần Quốc Vượng thay ông Đinh Thế Huynh giữ chức Thường trực Ban Bí thư


Ngày 02/3/2018 tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để cho ý kiến về công tác cán bộ. Bộ Chính trị quyết định như sau:


Ông Trần Quốc Vượng thay ông Đinh Thế Huynh giữ chức Thường trực Ban Bí thư
Ông Trần Quốc Vượng
1- Ông Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2016 - 2021 thôi giữ chức Thường trực Ban Bí thư và Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nhiệm kỳ 2016 - 2021 để tiếp tục chữa bệnh dài hạn.

2- Ông Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, thành viên Thường trực Ban Bí thư giữ chức Thường trực Ban Bí thư.

3- Ông Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch phụ trách Hội đồng Lý luận Trung ương giữ chức Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nhiệm kỳ 2016 - 2021./.


Tại phiên họp ngày 28/7/2017, sau khi xem xét đề nghị của Ban Tổ chức T.Ư về việc phân công ủy viên Bộ Chính trị tham gia Thường trực Ban Bí thư, Bộ Chính trị đã quyết định, trong thời gian ông Đinh Thế Huynh, ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư điều trị bệnh, phân công ông Trần Quốc Vượng, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư tham gia Thường trực Ban Bí thư.
Ông Trần Quốc Vượng bắt đầu thực hiện nhiệm vụ theo quy định kể từ ngày 01/8/2017.
Ông Trần Quốc Vượng sinh năm 1953 tại xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, ông có học vị thạc sĩ Luật.
Ông từng giữ các chức vụ Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Chánh Văn phòng T.Ư Đảng.
Ông là ủy viên Ban chấp hành T.Ư Đảng khóa 10, 11, 12; ủy viên Bộ Chính trị khóa 12; đại biểu QH khoá 12, 13, 14.

Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2018

LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 08/3

Lịch sử ra đời ngày Quốc tế Phụ nữ

Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3 bắt đầu từ phong trào đấu tranh đòi quyền sống của nữ công nhân Mỹ.

LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 08/3

Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản phát triển tột bậc, nhất là ở nước Mỹ. Nền kỹ nghệ phát triển, thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp. Bọn chủ tư bản lợi dụng sức lực của phụ nữ, trẻ em, trả lương rẻ mạt làm cho đời sống của phụ nữ và trẻ em cực khổ, điêu đứng. Căm phẫn trước sự áp bức tàn bạo đó, ngày 8/3/1899, tại hai thành phố Chicago và New-York (của nước Mỹ) đã nổ ra cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nữ công nhân ngành dệt may, đòi tăng lương, giảm giờ làm.
Mặc dù bị thẳng tay đàn áp, bắt bớ, đuổi ra khỏi nhà máy nhưng chị em vẫn đoàn kết, bền bỉ đấu tranh, buộc bọn chủ tư sản phải nhượng bộ. Thắng lợi đó đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của phụ nữ lao động Mỹ. Ðến tháng 02/1909, lần đầu tiên phụ nữ khắp nơi trên nước Mỹ đã tổ chức "Ngày phụ nữ" mít tinh, biểu tình rầm rộ đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ. Tại New-York đã có 3.000 chị dự cuộc họp phản đối đòi chính phủ công nhận quyền bầu cử của phụ nữ.

LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 08/3

Những cuộc đấu tranh đầu tiên đó của nữ công nhân Mỹ đã có tiếng vang lớn, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh của phụ nữ lao động trên toàn thế giới. Trong phong trào đấu tranh lúc bấy giờ, đã xuất hiện 2 nữ chiến sĩ cách mạng lỗi lạc là bà Cơ-la-re-Zet-Kin (người Ðức) và bà Rô-da-luya-Xăm-Bua (người Ba Lan). Hai bà đã phối hợp với bà Nadezhda Krupskaya (vợ của Lê-nin) vận động thành lập Ban Thư ký quốc tế phụ nữ để lãnh đạo phong trào.
Trước sự lớn mạnh về số lượng và chất lượng của phong trào phụ nữ trên thế giới. Ngày 26 và 27 tháng 8 năm 1910, Đại hội lần thứ 2 của những người phụ nữ thế giới đã được triệu tập ở Copenhagen (thủ đô Ðan Mạch). Về dự có 100 nữ đại biểu của 17 nước, đã quyết định lấy ngày 08/3 làm Ngày Quốc tế phụ nữ với mục đích đấu tranh đòi các quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.
Từ đó đến nay, ngày 08/3 trở thành ngày hội của phụ nữ thế giới, đoàn kết đấu tranh để tự giải phóng, thực hiện quyền nam nữ bình đẳng và cũng từ đó, phụ nữ tiến bộ khắp năm Châu tổ chức ngày 08/3 với những nội dung và hình thức phong phú.

LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 08/3

Nội dung ngày quốc tế phụ nữ 08/3 không chỉ dừng lại ở quyền bình đẳng mà được mở rộng thêm khái niệm mới "phát triển", "Giới". Vấn đề phụ nữ đã được đông đảo các quốc gia trên thế giới nhìn nhận và đánh giá một cách đầy đủ trên những khía cạnh khác nhau thông qua một loạt các hội nghị thế giới. Từ thập niên 70 đến nay, đã có 4 hội nghị thế giới về phụ nữ:
- Hội nghị lần thứ nhất tổ chức tại Mexico năm 1975, mở đầu thập kỷ phụ nữ.
- Hội nghị lần thứ hai tổ chức tại Copenhagen (Ðan Mạch) năm 1980.
- Hội nghị lần thứ ba tổ chức tại Nairobi (Kenya) năm 1985. Tại hội nghị này, "Chiến lược nhìn về phía trước vì sự tiến bộ của phụ nữ" đã được thông qua.
- Hội nghị lần thứ tư tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 1995.
Các hội nghị thế giới về phụ nữ do Liên hiệp quốc đứng ra tổ chức là những sự kiện Quốc tế to lớn đối với đời sống chính trị của toàn thế giới, đặc biệt đối với phụ nữ. Vì lẽ đó, vấn đề giải phóng phụ nữ, vì sự tiến bộ của phụ nữ là một vấn đề toàn cầu.
Mục đích của Hội nghị Bắc Kinh là nhằm kiểm lại việc thực hiện "Chiến lược nhìn về phía trước vì sự tiến bộ của phụ nữ" đã được đề ra tại hội nghị Nairobi và công ước liên hiệp quốc "Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ" (Công ước CEDAW) đồng thời thông qua "Cương lĩnh hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ toàn cầu đến năm 2000".
"Tuyên bố Bắc Kinh""Cương lĩnh hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ toàn cầu đến năm 2000"là hai văn kiện quan trọng nhất của Hội nghị Bắc Kinh. Hai văn kiện này một mặt phác họa những trở ngại trên con đường phấn đấu cho sự bình đẳng của nữ giới bên cạnh nam giới; mặt khác khẳng định những cam kết và sự quyết tâm của các Chính phủ, các tổ chức quốc tế bằng mọi biện pháp nhằm tới mục tiêu Bình đẳng - Phát triển - Hòa bình vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Ngày Quốc tế Phụ nữ tại Việt Nam

Thực hiện cam kết đó, ngày 04/10/1997, Chính phủ nước ta đã có Quyết định số 822/TTG về việc phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ; ban hành 11 mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000 nhằm cam kết trước thế giới Hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam thực hiện mục tiêu "Hành động vì bình đẳng, phát triển và hòa bình" của hội nghị Bắc Kinh.
Ở nước ta, ngày 08/3 còn là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng - 2 vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc, giành lại chủ quyền dân tộc. Niềm tự hào và ý chí vươn lên của phụ nữ Việt Nam một phần cũng có cội nguồn từ truyền thống dân tộc độc đáo đó.
Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa và nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của các Lạc hầu, Lạc tướng, của những người yêu nước ở khắp các thị quận và đông đảo lực lượng là phụ nữ tham gia khởi nghĩa.
Thắng lợi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được đánh giá là một bản anh hùng ca bất diệt, thể hiện ý chí độc lập và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, cuộc khởi nghĩa cũng là một minh chứng cho sức mạnh của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử nhân loại và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày 08/3/1965, đánh giá cao sự cống hiến của phụ nữ miền Nam, Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã tặng bức trướng thêu 8 chữ vàng "Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang" và Nhà nước đã tặng Phụ nữ miền Nam Huân chương "Thành đồng" hạng nhất.
Hiện nay ở Việt Nam, phụ nữ chiếm 51% lực lượng lao động và đóng vai trò chính trong công việc gia đình và nuôi dạy con cái. Trong số các đại biểu của Quốc hội Việt Nam, tổ chức quyền lực cao nhất, phụ nữ chiếm 27,3% và được Liên Hiệp Quốc đánh giá: "Phụ nữ Việt Nam tham gia hoạt động chính trị cao nhất thế giới". Việt Nam có tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%, thạc sĩ 33,95% và tiến sĩ 25,96%.
Tại Việt Nam, để thể hiện sự tôn vinh những người phụ nữ, một nửa thế giới, người ta thường tổ chức rất trang trọng, tràn ngập hoa và những lời chúc tốt đẹp. Ngày 08/3 cũng là ngày nam giới thể hiện sự chăm sóc yêu thương cho người phụ nữ mà họ yêu quý.

Ý nghĩa ngày Quốc tế Phụ nữ

Trong 365 ngày của một năm, phụ nữ có riêng một ngày để được xã hội quan tâm và bù đắp những thiệt thòi, vất vả trong cuộc sống. Họ luôn âm thầm hy sinh và chịu đựng để xây dựng hạnh phúc gia đình. Vì vậy, họ xứng đáng nhận được sự tôn trọng và quan tâm hơn nữa từ một nửa kia còn lại của thế giới, chia sẻ với họ những khó khăn trong công việc và gia đình.
Không ai có thể phủ nhận vai trò và trách nhiệm to lớn của người phụ nữ thời hiện đại: Họ vừa là người nội trợ, vừa tham gia lao động xã hội, đóng góp sức lực của mình vào sự phát triển của đất nước. Không những thế, họ còn giữ một thiên chức cao cả là một người mẹ, mang nặng đẻ đau ra những đứa con và nuôi dạy chúng thành người. Phụ nữ ngày nay đang dần khẳng định mình là phái đẹp chứ không còn là phái yếu như trước kia.

(St)

ĐỐT QUỐC KỲ NÉM VÀO NHÀ NGƯỜI YÊU, HAI ĐỐI TƯỢNG BỊ KHỞI TỐ

Để đe dọa người yêu cũ, hai thanh niên mua xăng rồi lấy lá cờ Tổ quốc treo ở bên đường tẩm xăng đốt ném vào nhà bạn gái trong tối mùng 2 Tết.


VKSND huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh mới đây đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với Nghiêm Đình Tuyến (SN 1995) và Nghiêm Đình Thiệp (SN 1997), cùng trú tại thôn Nghiêm Xá, thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh về tội "Xúc phạm quốc kỳ" quy định tại Điều 351 Bộ luật Hình sự.

Theo hồ sơ, Nghiêm Đình Tuyến có quan hệ tình cảm yêu đương với chị Nguyễn Thị H.Y (SN 1995) ở Trác Bút, thị trấn Chờ từ năm 2008. Đến khoảng tháng 4/2017 thì chị Y. chủ động chia tay và tránh mặt Tuyến. Tuyến nhiều lần nhắn tin muốn nối lại tình cảm nhưng chị Y. không đồng ý gặp. Chuyện này được Tuyến kể cho bạn là Nghiêm Đình Thiệp biết.

ĐỐT QUỐC KỲ NÉM VÀO NHÀ NGƯỜI YÊU, HAI ĐỐI TƯỢNG BỊ KHỞI TỐ
Đối tượng Nghiêm Đình Tuyến và Nghiêm Đình Thiệp tại cơ quan điều tra.

Khoảng 18 giờ ngày 17/02/2018 (tức mùng 2 Tết Mậu Tuất), Tuyến rủ Thiệp đi chơi bằng xe máy. Trên đường đi, Tuyến rủ Thiệp mua xăng mang đến nhà chị Y. tìm cái gì đốt để ném vào nhà dọa chị Y. Thiệp đồng ý.

Sau đó, Tuyến chở Thiệp đến cây xăng ở phố Chờ, Tuyến xuống xe vào mua 25.000 đồng được một chai xăng rồi cả hai chở nhau đến nhà chị Y. Khi đi đến đoạn đường gần đình làng thôn Trác Bút, Tuyến và Thiệp nhìn thấy bên đường có nhiều lá cờ đỏ sao vàng (quốc kỳ Việt Nam) được lồng vào gậy buộc ở hàng cây bên đường.

Tuyến bảo Thiệp xuống lấy lá cờ để đốt ném vào nhà chị Y. dọa. Thiệp xuống xe rút một lá cờ rồi lên xe. Thiệp buộc một đầu lá cờ lại và tẩm xăng vào lá cờ. Khi đến cổng nhà chị Y. Tuyến dừng xe lại, Thiệp ngồi sau dùng bật lửa châm đốt lá cờ lấy trước đó và ném vào nhà chị Y. rồi Tuyến chở Thiệp bỏ đi.

Chạy được một đoạn, cả hai bàn nhau quay lại nhà chị Yến xem tình hình thế nào. Trên đường đi, Tuyến và Thiệp lấy tiếp 01 lá quốc kỳ treo ở nhà dân và quay lại nhà chị Yến. Khi đi đến đoạn sân bóng thôn Trác Bút thì Tuyến và Thiệp bị một số thanh niên chặn lại. Lúc này, Tuyến điều khiển xe chở Thiệp bỏ chạy về hướng thị trấn Chờ, Thiệp ngồi sau tẩm xăng vào lá cờ, châm lửa đốt và ném ở đường, cạnh sân bóng thôn Trác Bút làm lá cờ bị cháy hoàn toàn.

Nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra vụ việc. Biết không thể che giấu hành vi phạm tội, Tuyến và Thiệp đã đến cơ quan điều tra đầu thú.

Theo quy định tại Điều 351 - Bộ Luật Hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018):

Người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Dấu hiệu pháp lý của tội danh này là:

Khách thể: Tội phạm này xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính, xâm phạm biểu tượng Quốc gia. Đối tượng tác động là Quốc kỳ (Quốc kỳ là loại cờ được dùng làm biểu trưng cho Nước cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam).

Chủ thể: Chủ thể của tội danh này là chủ thể thường, bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt tuổi luật định.

Mặt khách quan: Hành vi cố ý xúc phạm Quốc kỳ Nước cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Thể hiện ở chỗ viết, vẽ những nội dung không lành mạnh liên quan đến Quốc kỳ, hành vi có tính chất nhạo báng, sỉ nhục hoặc có những hành động khác làm biến dạng, phá hỏng Quốc kỳ.

Mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Có nghĩa là chủ thể nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, mong muốn hậu quả xảy ra. Nếu được thực hiện với lỗi vô ý, do sơ xuất cẩu thả mà có hành vi xúc phạm Quốc kỳ thì không phạm tội xúc phạm Quốc kỳ theo Bộ Luật Hình sự 2015.

Hình phạt áp dụng đối với người phạm tội: Người thực hiện hành vi nêu trên sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.


ĐỐT QUỐC KỲ NÉM VÀO NHÀ NGƯỜI YÊU, HAI ĐỐI TƯỢNG BỊ KHỞI TỐ

Để đe dọa người yêu cũ, hai thanh niên mua xăng rồi lấy lá cờ Tổ quốc treo ở bên đường tẩm xăng đốt ném vào nhà bạn gái trong tối mùng 2 Tết.


VKSND huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh mới đây đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với Nghiêm Đình Tuyến (SN 1995) và Nghiêm Đình Thiệp (SN 1997), cùng trú tại thôn Nghiêm Xá, thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh về tội "Xúc phạm quốc kỳ" quy định tại Điều 351 Bộ luật Hình sự.

Theo hồ sơ, Nghiêm Đình Tuyến có quan hệ tình cảm yêu đương với chị Nguyễn Thị H.Y (SN 1995) ở Trác Bút, thị trấn Chờ từ năm 2008. Đến khoảng tháng 4/2017 thì chị Y. chủ động chia tay và tránh mặt Tuyến. Tuyến nhiều lần nhắn tin muốn nối lại tình cảm nhưng chị Y. không đồng ý gặp. Chuyện này được Tuyến kể cho bạn là Nghiêm Đình Thiệp biết.

ĐỐT QUỐC KỲ NÉM VÀO NHÀ NGƯỜI YÊU, HAI ĐỐI TƯỢNG BỊ KHỞI TỐ
Đối tượng Nghiêm Đình Tuyến và Nghiêm Đình Thiệp tại cơ quan điều tra.

Khoảng 18 giờ ngày 17/02/2018 (tức mùng 2 Tết Mậu Tuất), Tuyến rủ Thiệp đi chơi bằng xe máy. Trên đường đi, Tuyến rủ Thiệp mua xăng mang đến nhà chị Y. tìm cái gì đốt để ném vào nhà dọa chị Y. Thiệp đồng ý.

Sau đó, Tuyến chở Thiệp đến cây xăng ở phố Chờ, Tuyến xuống xe vào mua 25.000 đồng được một chai xăng rồi cả hai chở nhau đến nhà chị Y. Khi đi đến đoạn đường gần đình làng thôn Trác Bút, Tuyến và Thiệp nhìn thấy bên đường có nhiều lá cờ đỏ sao vàng (quốc kỳ Việt Nam) được lồng vào gậy buộc ở hàng cây bên đường.

Tuyến bảo Thiệp xuống lấy lá cờ để đốt ném vào nhà chị Y. dọa. Thiệp xuống xe rút một lá cờ rồi lên xe. Thiệp buộc một đầu lá cờ lại và tẩm xăng vào lá cờ. Khi đến cổng nhà chị Y. Tuyến dừng xe lại, Thiệp ngồi sau dùng bật lửa châm đốt lá cờ lấy trước đó và ném vào nhà chị Y. rồi Tuyến chở Thiệp bỏ đi.

Chạy được một đoạn, cả hai bàn nhau quay lại nhà chị Yến xem tình hình thế nào. Trên đường đi, Tuyến và Thiệp lấy tiếp 01 lá quốc kỳ treo ở nhà dân và quay lại nhà chị Yến. Khi đi đến đoạn sân bóng thôn Trác Bút thì Tuyến và Thiệp bị một số thanh niên chặn lại. Lúc này, Tuyến điều khiển xe chở Thiệp bỏ chạy về hướng thị trấn Chờ, Thiệp ngồi sau tẩm xăng vào lá cờ, châm lửa đốt và ném ở đường, cạnh sân bóng thôn Trác Bút làm lá cờ bị cháy hoàn toàn.

Nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra vụ việc. Biết không thể che giấu hành vi phạm tội, Tuyến và Thiệp đã đến cơ quan điều tra đầu thú.

Theo quy định tại Điều 351 - Bộ Luật Hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018):

Người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Dấu hiệu pháp lý của tội danh này là:

Khách thể: Tội phạm này xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính, xâm phạm biểu tượng Quốc gia. Đối tượng tác động là Quốc kỳ (Quốc kỳ là loại cờ được dùng làm biểu trưng cho Nước cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam).

Chủ thể: Chủ thể của tội danh này là chủ thể thường, bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt tuổi luật định.

Mặt khách quan: Hành vi cố ý xúc phạm Quốc kỳ Nước cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Thể hiện ở chỗ viết, vẽ những nội dung không lành mạnh liên quan đến Quốc kỳ, hành vi có tính chất nhạo báng, sỉ nhục hoặc có những hành động khác làm biến dạng, phá hỏng Quốc kỳ.

Mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Có nghĩa là chủ thể nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, mong muốn hậu quả xảy ra. Nếu được thực hiện với lỗi vô ý, do sơ xuất cẩu thả mà có hành vi xúc phạm Quốc kỳ thì không phạm tội xúc phạm Quốc kỳ theo Bộ Luật Hình sự 2015.

Hình phạt áp dụng đối với người phạm tội: Người thực hiện hành vi nêu trên sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.


CHIẾN SĨ CÔNG AN GIA LAI HY SINH LÚC CỨU NGƯỜI KHI THỦY ĐIỆN XẢ LŨ



Chiều 03/3, một chiến sĩ Công an tại tỉnh Gia Lai đã hy sinh trong lúc cứu người bị nước lũ thủy điện An Khê Ka Nak cô lập.

CHIẾN SĨ CÔNG AN GIA LAI HY SINH LÚC CỨU NGƯỜI KHI THỦY ĐIỆN XẢ LŨ
Nơi chiến sĩ Công an ở Gia Lai hy sinh lúc cứu người khi thủy điện xả lũ.

Bà Nguyễn Thị Thanh Lịch, Bí thư Thị ủy An Khê, tỉnh Gia Lai cho biết, ngày 03/3, Thủy điện An Khê Ka Nak thông báo xả lũ để sửa kênh dẫn dòng.

Khoảng 11h, một tài xế xe tải chở mía đã cố tình đi qua đập tràn phía dưới thân đập thủy điện An Khê Ka Nak, gần nhà máy đường An Khê (thuộc phường An Thành, TX An Khê, Gia Lai). Lúc đi qua đập, nước lũ bất ngờ dâng cao và xe bị chết máy, nằm giữa dòng nước lũ.

Nhận được tin báo, lực lượng cứu hộ của tỉnh Gia Lai và thị xã An Khê ra cứu tài xế xe tải. Trong lúc cứu người, Thượng sĩ Bùi Minh Quý (sinh năm 1993, quê Hà Nam) đang công tác tại Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Thị xã An Khê, Công an tỉnh Gia Lai đã bị nước lũ cuốn trôi và hy sinh.

Đến khoảng 15h cùng ngày, lực lượng cứu hộ đã đưa được thi thể Thượng sĩ Quý lên bờ./.


PHẠM THỊ ĐOAN TRANG - CÁI KẾT CỦA KẺ ẢO TƯỞNG


PHẠM THỊ ĐOAN TRANG - CÁI KẾT CỦA KẺ ẢO TƯỞNG
Phạm Thị Đoan Trang

Phạm Thị Đoan Trang - “con bò sữa vàng” của làng “rận chủ” Việt Nam là một trong số ít kẻ được coi là có học. Tuy nhiên, với học thức của “rận chủ” này, thay vì để phục vụ đất nước, phục vụ xã hội thì nó lại luôn ảo tưởng sức mạnh của đám dân chủ về “ước mơ” thay đổi thể chế chính trị, đa nguyên, đa đảng tại Việt Nam.

Sinh và và lớn lên trong một gia đình cơ bản, được cho ăn học tử tế, những tưởng ả ta sẽ trở thành một nhà báo chân chính. Ấy vậy mà vì liên tục vi phạm kỉ luật về đạo đức nghề nghiệp, lại còn thường xuyên tiếp xúc, giao du với những thành phần bất hảo, lấy việc chống phá đất nước làm nghề kiếm cơm, Phạm Thị Đoan Trang đã bị báo Pháp luật đuổi việc. “Việt Tân” đã sử dụng ả như một công cụ để chống phá chính quyền với hàng loạt các hoạt động như: Hô hào người dân ký thư yêu cầu Mỹ và một số nước phương Tây cản trở Việt Nam trở thành thành viên UNHCR; tham gia phong trào đòi xóa bỏ Điều 258 BLHS; tham gia phá hoại phiên UPR của Việt Nam bằng cách chạy le ve, cầu cạnh các nhân viên tổ chức nhân quyền và một vài dân biểu hạ viện để tổ chức cuộc biểu tình của cờ vàng ba que. Gần đây nhất tháng 9/2017, Đoan Trang đã cho xuất bản cuốn sách “Chính trị bình dân” dày 500 trang với nội dung chính là cung cấp những kiến thức “căn bản”, “chuẩn mực” cho các nhà hoạt động dân chủ, đặc biệt là các nhà hoạt động trẻ. Đối với những người ít đọc sách dễ có cảm tưởng rằng bà Trang rất giàu kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực khoa học chính trị. Tuy nhiên, nếu là người quen đọc sách lí thuyết, hoặc quen tra cứu các tài liệu chuyên môn, bạn sẽ nhận ra bà Trang không nắm chắc kiến thức chuyên môn về hầu hết các khái niệm, cơ chế và chủ nghĩa đó. Và nếu cuốn “Chính trị bình dân” được dùng làm sách giáo khoa cho phong trào chống Đảng, Nhà nước thì trong tương lai, phong trào sẽ cho ra đời nhiều thành phần trí thức giả, ảo tưởng về chính trị. Ngẫm cho cùng, đây cũng chỉ là một chiêu trò chống phá mới của cô “dân chủ” mặt mụn Phạm Thị Đoan Trang.

Vào khoảng 14h ngày 24/02, Cơ quan an ninh tiến hành bắt và khám xét đối với Phạm Thị Đoan Trang tại nhà riêng để phục vụ công tác điều tra về hành vi sản xuất, phát tán tài liệu tuyên truyền chống phá chính quyền Việt Nam. Và rất có thể, với những bài phỏng vấn các báo đài phản động nước ngoài cùng nội dung mị dân, đả kích, chống phá đảng, Nhà nước của “Chính trị bình dân” thì Phạm Thị Đoan Trang sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật - tiếp bước Nguyễn Văn Đài và đồng bọn của chúng./. 

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

Hoan nghênh phản ứng nhanh nhạy của Thủ tướng

Gần đây có 2 việc trên mặt báo cho thấy Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có những phán quyết nhanh nhạy. Dẫu rằng, đáng ra đó phải là việc của các “Tư lệnh ngành” chứ không phải cứ Thủ tướng đi “làm thay” các Bộ trưởng mãi thế này.

Hoan nghênh phản ứng nhanh nhạy của Thủ tướng

Chuyện thứ nhất là, chuyến “tàu vét” phong chức danh giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) năm 2017. Con số kỷ lục 1.200 tân GS, PGS được công nhận năm 2017 khiến chính những người đã từng nhiều năm đảm trách công việc chuyên môn tại Hội đồng chức danh GS Nhà nước cũng phải giật mình. “Chuyến tàu” trước khi thực hiện quy định mới với những tiêu chuẩn cao hơn đã cho kết quả “khó thể tưởng tượng”.

Gì mà lắm GS, PGS đến thế? Quan chức chính trị thì cần gì phải GS, PGS? Trước đây, ở các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô (cũ) và Đông Âu, GS trong các đại học được xem là một phẩm hàm do Nhà nước ban tặng và người được phong tặng giữ hàm đó suốt đời. Tức là Nhà nước “ôm” việc “ban” và “phẩm hàm” liên quan đến nhiều bổng, lộc. Ở ta bây giờ vẫn thế. Người được phong “phẩm hàm” ngoài bổng, lộc; nếu là cán bộ lãnh đạo còn được kéo dài thời gian công tác. Tại vị thêm có nghĩa là thêm nhiều bổng lộc. Vì thế, cán bộ ta, có cả Bí thư Tỉnh ủy cũng làm GS, PGS. Trong khi, đáng ra, phải xem GS, PGS là một chức vụ khoa bảng, thường do trường đại học đề bạt hoặc bổ nhiệm.

Hoan nghênh Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khi ông chỉ đạo kịp thời việc tổng rà soát ngay khi dư luận hoài nghi về đợt xét duyệt kỳ lạ này. Phản ứng của Thủ tướng nhanh nhạy, kiên quyết và kịp thời.

Chuyện thứ hai là, cú “điểm huyệt” trạm thu phí BOT của Thủ tướng Chính phủ. Ông yêu cầu đẩy nhanh tiến độ triển khai thu giá (thu phí) dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng. Theo đó, Thủ tướng kiên quyết dừng hoạt động thu giá đối với các dự án không thực hiện đúng lộ trình chuyển sang thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức mới.

Để tối đa hóa lợi nhuận, chủ đầu tư nào cũng có “chiến thuật” báo cáo lưu lượng phương tiện thấp hơn thực tế, để kéo dài thời gian thu phí. Đường là “mỏ tiền”, càng độc đạo “mỏ tiền” trữ lượng càng lớn. Do vậy, người ta không lạ gì việc nhiều doanh nghiệp BOT tìm mọi cách chống lại biện pháp thu phí tự động.

Quyết định rất chính xác của Thủ tướng vô cùng có ý nghĩa nhằm từng bước minh bạch đồng thời kiểm soát được mức phí, thời gian thu phí. Đây cũng là bước đi quan trọng, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và quyền lợi chính đáng của nhân dân về “quyền đi lại”; đồng thời đưa chủ trương đúng đắn về hình thức đầu tư PPP vào quỹ đạo, đúng luật pháp, góp phần kiểm soát những cái “bắt tay” của nhóm lợi ích.

Hoan nghênh ông!


VIẾT LẠI SÁCH SỬ - TRÒ HỀ CỦA NGỤY NÔ Ở MỸ!


Gần đây, sau sự kiện kỷ niệm lớn về Mậu Thân 1968 ở nước ta, việc Bức ảnh "Saigon Execution" do phóng viên nhiếp ảnh người Mỹ Eddie Adams, Hãng AP chụp trên đường phố Sài Gòn vào dịp Tết Mậu Thân 1968 ghi lại cảnh tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn chết Chiến sĩ đặc công Nguyễn Văn Lém lại bị đưa ra mổ xẻ về tính đúng/sai hoặc cái gọi là sự thật đằng sau bức ảnh được những tàn dư Ngụy quân liên tục đưa ra hòng viết lại sách sử.

VIẾT LẠI SÁCH SỬ - TRÒ HỀ CỦA NGỤY NÔ Ở MỸ!
Bức ảnh nổi tiếng “Hành quyết tại Sài Gòn” (Saigon Execution) của tác giả Eddie Adams.

Theo đó, bằng nguồn kinh phí tự đóng góp và kể cả bắt ép người Mỹ gốc Việt đóng vào, những tàn dư chế độ cũ đã thuê một đạo diễn truyền hình chuyên làm phim hoạt hình và từng được đề cử chương trình hoạt hình dành cho thiếu nhi xuất sắc nhất làm một dự án phim ngắn hòng "rửa mặt" cho Nguyễn Ngọc Loan.

Với nội dung film xoay quanh rằng lúc đó là Chiến tranh, đó là Chiến trường và ở VNCH có Đạo luật rằng "chỉ cần một người mặc đồ như dân thường nhưng có cầm vũ khí là được phép xử tử" nên Nguyễn Ngọc Loan chỉ chấp hành Luật pháp và trong chiến tranh chuyện xử bắn một người của phe "nổi dậy" là chuyện bình thường (Cho nên chuyện lính Mỹ tàn sát cả một làng ở Trung Đông hay ở Việt Nam mà vẫn được trắng án cũng dễ hiểu thôi!). Tiếp nữa, đám tướng tá không quân (không phải là tướng không quân mà nhớ là tướng không quân đó nhé :P) của đám Ngụy lại cho rằng ông Nguyễn Văn Lém tức Bảy Lốp đã tàn sát gia đình bạn bè và cũng là đồng nghiệp của Nguyễn Ngọc Loan nên Loan trả tù, tuy nhiên thông tin về gia đình đó là ai, họ tên gì, cấp bậc ra sao hay bất kỳ biên bản hồ sơ vụ án nào cũng không được đưa ra dưới bất kỳ hình thức nào, tất cả chỉ là lời kể và lời kể.

Nhưng ở đây, chúng ta chỉ cần hiểu ngắn gọn thế này. Đối với các tù binh là lính VNCH hay lính Mỹ nếu rơi vào tay Quân giải phóng hay lực lượng Cộng sản đều được đảm bảo tính mạng và sức khỏe, được chữa trị, và được trao trả sau khi thương thảo thành công. Và rõ ràng, nếu các vị ấy đưa ra lý lẽ rằng đây là thời chiến, đó là chiến trường nên được làm thế thì chắc xác lính VNCH bị xử bắn tập thể nằm ngổn ngang trên đường phố Sài Gòn chắc cũng đầy ra vì ngay lúc đầu Quân giải phóng đã chiếm ưu thế và bắt giữ rất nhiều lính VNCH. Nhưng chẳng có lấy một tấm ảnh của bất kỳ phóng viên nào ghi lại cảnh xác chết bị phía Cộng sản xử bắn nằm ngổn ngang trên đường (hay là phía VNCH đã dọn hộ ?!).

Tóm lại, từ ngàn xưa những triều đại Việt Nam thời trước muốn thu phục thiên hạ đều phải lấy Đức phục Nhân, ngay hậu Lê cũng tha chết cho quân Trung Hoa, cấp xe cấp tàu cho chúng về, triều Nguyễn cũng phải tha mạng cho một số công thần của Tây Sơn để xoa dịu lòng người. Vậy cho nên với một chế độ đi ngược lại ĐẠO ĐỨC, TRUYỀN THỐNG, VĂN HÓA của dân tộc Việt như VNCH (học theo bọ Mỹ) thì làm sao thắng được Cộng sản!

Đến giờ chúng vẫn thế thì mãi mãi chả khá được chút nào!

Kết: Cộng sản thắng bởi Cộng sản hiểu THIÊN THỜI, nắm NHÂN HÒA, vững ĐỊA LỢI. Còn bọn nô thuộc của ngoại bang thì chỉ có biết ngoại bang muôn đời sao hiểu được cái gọi là LÒNG DÂN!

P/s: Hậu số phận Nguyễn Ngọc Loan sau khi sát hại Nguyễn Văn Lém.

"Chó mà không còn khả năng đi săn, thì Chủ cũng thịt"

Tháng 5/1968, trong tổng công kích Mậu Thân đợt 2, khi Nguyễn Ngọc Loan đang điều binh khiển tướng tại Chợ Lớn, thì một chiếc trực thăng UH1B, chẳng biết xuất phát từ đâu, thuộc đơn vị nào, xuất hiện trên bầu trời bộ chỉ huy của Loan. Loan ra lệnh thả một trái khói màu tím để báo mục tiêu. Nào ngờ chiếc trực thăng đảo một vòng, nã rocket và xả đại liên xuống bộ chỉ huy của Loan (khiến cho Loan bị nát chân, còn đám chỉ huy dưới quyền cũng chết hết), rồi bay thẳng về phía Biên Hòa. Khu vực trại chỉ huy của Loan nằm trong vùng an toàn với nhiều lớp lính đang phòng thủ trước đó, cách khá xa với khu vực đang giao chiến, trên nóc trại có cắm cờ 3 que và cờ quân sự Hoa Kỳ.

Dư luận cho rằng, đó là chiếc trực thăng của quân đội Mỹ, được lệnh bí mật giúp Nguyễn Văn Thiệu trừ khử bớt tay chân của Nguyễn Cao Kỳ mà Nguyễn Ngọc Loan là đối tượng số 1. Sự cố này chỉ làm cho Nguyễn Ngọc Loan gãy chân, nhưng 4 viên đại tá thân tín của ông ta là Lê Ngọc Trụ, Đào Bá Phước, Phó Quốc Chụ và Nguyễn Văn Luận cùng với 2 trung tá Nguyễn Ngọc Xinh, Nguyễn Bảo Thụy chết ngay tại chỗ. Nhân cơ hội Nguyễn Ngọc Loan sang Úc trị thương, Nguyễn Văn Thiệu đã loại Loan ra khỏi các chức vụ để thay thế người của mình vào. Về lại Việt Nam, Nguyễn Ngọc Loan bị loại ngũ, và sống bằng chế độ trợ cấp dành cho cấp tướng về hưu.

Sau năm 1975, dư luận xã hội Mỹ không chấp nhận một kẻ sát nhân, một tội phạm chiến tranh như Loan, xua đuổi không muốn cho ông ta định cư. Năm 1976, hai dân biểu của đảng Dân chủ Mỹ là bà Elizabeth Holtzman và ông Harold Sawer, đã thay mặt "người đàn ông bị Loan hạ sát trên đường phố" kiện Loan như một tội phạm chiến tranh và yêu cầu trục xuất Loan ra khỏi nước Mỹ. Sau đó mọi việc đã chìm xuồng, bởi người Mỹ cũng không muốn khơi lại một vết nhơ mà họ từng can dự. Nguyễn Ngọc Loan mở một quán ăn nhỏ tại thành phố Springfield, tiểu bang Virginia, thường xuyên bị người chung quanh phản đối và xa lánh. Có người đã xịt sơn lên cửa quán của ông ta hàng chữ: "Ta đã biết ngươi là ai rồi".

Nguyễn Ngọc Loan chết năm 1998. Ông ta đã phải sống những ngày cuối đời trong sự cô quạnh, túng quẫn và ô nhục như thể phải gồng lưng trả nợ cho những tội ác đã gây ra trong chuỗi ngày nắm quyền lực trong tay.


TÂN PHÓ GIÁO SƯ BỊ TỐ "ĐẠO VĂN" XIN RÚT TÊN KHỎI DANH SÁCH PGS


Ngày 2-3, TS Đặng Công Tráng, Trưởng khoa Luật Trường ĐH Công nghiệp TP HCM đã có đơn xin rút tên trong danh sách phó giáo sư (PGS) năm 2017 sau khi đề tài nghiên cứu khoa học do ông chủ trì bị tố "đạo văn" của người khác.

TÂN PHÓ GIÁO SƯ BỊ TỐ "ĐẠO VĂN" XIN RÚT TÊN KHỎI DANH SÁCH PGS
Đề tài nghiên cứu khoa học do TS Đặng Công Tráng chủ nhiệm (trái) sao chép từ nhiều nguồn.

Chiều 02/3, TS Nguyễn Thiên Tuế, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP HCM, cho biết ông nhận được đơn của ông Đặng Công Tráng qua mail, do ông Tráng đang trong thời gian kiểm tra sức khỏe ở bệnh viện nên đơn chưa được ký.

Vị hiệu trưởng nhà trường cho biết trong đơn, ông Tráng thừa nhận những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu đã không cẩn thận rà soát kỹ, các thành viên nhóm có sử dụng tài liệu của công trình nghiên cứu trước đây mà không ghi rõ nguồn trích dẫn.

"Còn phải đưa ra hội đồng kỷ luật mới quyết định hình thức kỷ luật nhưng quan điểm cả trường là cương quyết chống đạo văn. Nhà trường sẽ xử lý đến nơi đến chốn vụ việc này" - TS Nguyễn Thiên Tuế khẳng định và cho biết sự việc xảy ra là rất đáng tiếc, làm phương hại đến hình ảnh của trường.

Trao đổi với chúng tôi, người đứng đầu nhà trường cho biết việc nghiệm thu đề tài có cả các thành viên trong trường và thành viên ngoài trường được mời để đảm bảo khách quan nhưng rất tiếc là quá trình nghiệm thu lại không phát hiện. Tới đây trường sẽ mời các thành viên trong tiểu ban nghiệm thu đề tài để tìm hiểu và kiểm tra mức độ sai phạm sau đó đưa ra hội đồng kỷ luật. Trường cũng đề nghị hội đồng khoa học trường ra quyết định hủy đề tài, thu hồi kinh phí.

Trước đó, Đề tài nghiên cứu khoa học mang tên: "Hoàn thiện quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp ở Việt Nam" do TS Đặng Công Tráng chủ trì đã bị phát hiện sao chép luận văn thạc sĩ của một học viên tại ĐH Quốc gia Hà Nội. 

H. Lân

CHUẨN BỊ RA TÒA, ÔNG ĐINH LA THĂNG MỜI THÊM LUẬT SƯ


CHUẨN BỊ RA TÒA, ÔNG ĐINH LA THĂNG MỜI THÊM LUẬT SƯ
Ông Đinh La Thăng và 6 đồng phạm chuẩn bị được đem ra xét xử tại phiên tòa thứ 2 vào ngày 19/3/2018 trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sảnliên quan đến việc góp vốn 800 tỷ đồng của PVN vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank) vào ngày 19/3 tới. Hiện tại đã có 20 luật sư đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo. 
Các bị cáo trong vụ án gồm: Đinh La Thăng (SN 1960, nguyên Chủ tịch HĐQT/HĐTV - PVN); Nguyễn Xuân Sơn (SN 1962, nguyên Phó TGĐ PVN); Ninh Văn Quỳnh (SN 1958, nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính kế toán và Kiểm toán PVN) và 4 bị cáo nguyên là thành viên HĐTV PVN gồm: Vũ Khánh Trường (SN 1954), Nguyễn Xuân Thắng (SN 1955), Nguyễn Thanh Liêm (SN 1955), Phan Đình Đức (SN 1960) cùng bị Viện KSND tối cao truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại khoản 3, Điều 165 - BLHS năm 1999.
Riêng bị cáo Ninh Văn Quỳnh bị truy tố thêm tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, theo quy định tại điểm a khoản 4, Điều 280 - BLHS năm 1999.
Được biết, bị cáo Đinh La Thăng có 5 luật sư bào chữa gồm: Nguyễn Huy Thiệp, Đào Hữu Đăng, Phan Trung Hoài, Nguyễn Ngọc Luận, Lê Văn Thiệp. So với phiên tòa trước đó bị cáo Đinh La Thăng đã mời thêm 2 luật sư nữa. 
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN mời 4 luật sư bào chữa gồm: Nguyễn Đình Ngọc, Phạm Công Hùng, Nguyễn Minh Tâm và Nguyễn Thị Minh Châu. 
Bị cáo Ninh Văn Quỳnh, nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng Ban Tài chính Kế toán và Kiểm toán PVN có 2 luật sư Đỗ Ngọc Quang và Đỗ Ngọc Anh tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo tại phiên tòa.

***

 Theo cáo trạng, sau khi PVN không được thành lập Ngân hàng thương mại cổ phần Hồng Việt, bị cáo Đinh La Thăng khi đó với tư cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị PVN đã chỉ đạo bị cáo Nguyễn Xuân Sơn làm việc với một số tổ chức tín dụng để thỏa thuận việc góp vốn, trong đó có OceanBank.
Đến tháng 9/2008, Nguyễn Xuân Sơn và Hà Văn Thắm, nguyên CT HĐQT OceanBank trao đổi, bàn bạc và thống nhất về việc PVN góp vốn trở thành cổ đông chiến lược của OceanBank.
Theo thỏa thuận, PVN đã nhiều lần góp vốn với tổng số 800 tỷ đồng vào OceanBank. Tuy nhiên, toàn bộ số tiền 800 tỷ đồng này của PVN đến nay đã bị mất hoàn toàn khi OceanBank kinh doanh thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu và Ngân hàng Nhà nước buộc phải mua lại OceanBank với giá 0 đồng.
Ngoài ra, tham dự phiên tòa có 1 nguyên đơn dân sự là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); 1 giám định viên; 4 người làm chứng; 6 cá nhân và 1 tổ chức (OceanBank) tham dự phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Được biết, HĐXX gồm 5 người: hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân. Thẩm phán Nguyễn Thị Xuân Thu làm chủ tọa phiên tòa. Hai kiểm sát viên: Trần Thị Thanh Huyền và Nguyễn Thị Hồng Vân (Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội) giữ quyền công tố tại phiên tòa. Ngoài ra, do tính chất nghiêm trọng của vụ án, Tòa án và Viện Kiểm sát còn bố trí thêm 1 Thẩm phán, 2 Hội thẩm nhân dân, 1 kiểm sát viên dự khuyết tham gia phiên tòa.

Dự kiến, phiên tòa xét xử sẽ diễn ra khoảng 10 ngày, từ ngày 19 - 29/3, xét xử cả ngày thứ Bảy và Chủ nhật.