KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018

ĐỒNG NAI: PHÓ BÍ THƯ TỈNH ỦY SAI PHẠM NGHIÊM TRỌNG VÌ TỪNG KÝ NHIỀU VĂN BẢN ƯU ÁI CHO CÔNG TY CỦA CHỒNG


Theo Thanh tra Chính phủ, bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, thời còn là Phó chủ tịch UBND tỉnh đã ký nhiều văn bản không đúng chức trách nhiệm vụ và có mục đích cho công ty của chồng bà được hưởng lợi ích.

ĐỒNG NAI: PHÓ BÍ THƯ TỈNH ỦY SAI PHẠM NGHIÊM TRỌNG VÌ TỪNG KÝ NHIỀU VĂN BẢN ƯU ÁI CHO CÔNG TY CỦA CHỒNG
Bà Phan Thị Mỹ Thanh
Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa ban hành Kết luận thanh tra số 195/KL-TTCP về dự án Khu dân cư thương mại dịch vụ tại xã Phước Tân, TP.Biên Hòa, Đồng Nai. Chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH MTV Song Khuê (nay là Công ty TNHH Cường Hưng) đầu tiên do 3 cổ đông sáng lập với vốn pháp định 225 tỉ đồng, trong đó người nắm 40% cổ phần là ông Đỗ Tịnh, chồng bà Phan Thị Mỹ Thanh.

Dự án được UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận chủ trương đầu tư vào năm 2012; cùng với việc lập thủ tục đầu tư dự án khu dân cư, UBND tỉnh chấp thuận cho Công ty TNHH Cường Hưng đầu tư thực hiện dự án tuyến đường Long Hưng - Phước Tân (đoạn từ cầu Sông Buông đến sân golf Long Thành).

Theo kết luận thanh tra, dự án đã 3 lần điều chỉnh quy hoạch chi tiết theo đề nghị của chủ đầu tư nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được do quy mô đã vượt quá 100 ha. Việc chấp thuận đầu tư dự án trên 100 ha không thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Đồng Nai mà thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng thẩm tra trình Thủ tướng quyết định. Đến nay, các thủ tục trình cấp thẩm quyền cho phép đầu tư phía tỉnh vẫn chưa tiến hành do chủ đầu tư đang có ý kiến đề nghị giảm quy mô xuống dưới 100 ha.

Theo TTCP, UBND tỉnh Đồng Nai và các sở, ngành liên quan có biểu hiện buông lỏng quản lý, dẫn đến các tồn tại, sai phạm từ quá trình chuẩn bị đầu tư dự án, việc chấp hành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng, thẩm tra năng lực tài chính, xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quá trình thực hiện dự án này có nhiều sai phạm, tồn tại trong chấp hành quy định về đầu tư xây dựng, chế độ kế toán và quản trị doanh nghiệp.

TTCP khẳng định, để xảy ra những sai phạm trong công tác quản lý nhà nước về việc thực hiện dự án do Công ty TNHH Cường Hưng làm chủ đầu tư, trách nhiệm thuộc về các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan trong việc tham mưu, nhưng trước hết và trực tiếp là trách nhiệm của bà Phan Thị Mỹ Thanh - thời điểm đó là Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - người ký các văn bản hành chính của tỉnh có giá trị pháp lý cao nhất. Cụ thể, bà Thanh ký quyết định cho phép đầu tư dự án chưa đúng quy định pháp luật; ký văn bản báo cáo xin ý kiến Bộ Xây dựng chưa đúng sự thật, chưa đúng với tiến độ thực hiện dự án, ký văn bản cho phép Công ty TNHH Cường Hưng được tính chi phí xây lắp tuyến đường vào chi phí hợp lý của dự án khu dân cư chưa đúng với chủ trương chung của tỉnh Đồng Nai.

SAI PHẠM NGHIÊM TRỌNG

Cơ quan thanh tra khẳng định bà Thanh đã ký văn bản cho phép Công ty TNHH Cường Hưng được kinh doanh bến thủy nội địa, mặt bằng và vật liệu xây dựng, gia hạn hoạt động bến thủy nội địa là lĩnh vực không được Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai phân công để mang lại lợi ích cụ thể, thiết thực cho chính công ty do chồng bà làm giám đốc, nhằm mục đích cho công ty của chồng được hưởng những lợi ích mà công ty khác trên địa bàn thực hiện các dự án tương tự không được hưởng.

Bà Thanh cũng đã cùng chồng một số lần trực tiếp tham gia quản lý điều hành Công ty TNHH Cường Hưng là vi phạm luật Phòng chống tham nhũng, vi phạm kỷ cương, kỷ luật hành chính, nội bộ, quy chế làm việc của UBND tỉnh Đồng Nai, gây dư luận không tốt, gây bức xúc trong dư luận xã hội về việc bà Thanh lợi dụng chức vụ quyền hạn, sử dụng quyền lực chính trị mang lại lợi ích to lớn cho công ty của chồng.

“Những vi phạm, khuyết điểm trên của bà Thanh là nghiêm trọng cần phải được kiểm điểm, xem xét xử lý kỷ luật” - kết luận TTCP nêu rõ và kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo xác định trách nhiệm các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đối với những sai phạm, khuyết điểm tại dự án này. Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai báo cáo Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức kiểm điểm và có hình thức xử lý đúng pháp luật đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh do những sai phạm, khuyết điểm của bà Thanh đã nêu trong kết luận thanh tra. UBND tỉnh Đồng Nai cũng phải tạm dừng các hoạt động về đầu tư xây dựng cơ bản san lấp mặt bằng, kinh doanh bến thủy nội địa tại dự án Khu dân cư thương mại dịch vụ của Công ty TNHH Cường Hưng đến khi hoàn tất các thủ tục pháp lý của dự án và pháp lý của doanh nghiệp.

TỘI ÁC THẬT MAN RỢ CỦA GIẶC ĐỐI VỚI CHỊ NHÂM.


"Giữa năm 1958, Bệnh viện Việt - Xô đã tiếp nhận một bệnh nhân đặc biệt. Hồ sơ bệnh án ghi: "Trần Thị Nhâm (tức Lý), tuổi 25, quê Miền Nam, cân nặng: 26 kg. Tình trạng bệnh nhân: Suy kiệt, luôn lên cơn co giật, có 42 vết thương trên người liên tục rỉ máu, đầu vú bị cắt còn loét nham nhở, bộ phận sinh dục chảy máu liên tục."

TỘI ÁC THẬT MAN RỢ CỦA GIẶC ĐỐI VỚI CHỊ NHÂM.

Trần Thị Lý, sinh năm 1933 tại Quảng Nam; bà tham gia Cách Mạng từ năm 12 tuổi. Trong giai đoạn từ 1951 - 1956, bà tham gia đường dây cán bộ nằm vùng và đã từng 2 lần bị bắt nhưng đều được tha vì không đủ chứng cứ. Năm 1956 bà bị chính quyền VNCH bắt lần thứ 3, bà bị tra tấn với những hình thức dã man nhất như: điện giật, dùi đâm, đổ nước xà phòng, dùng dao cắt vú, dùng lửa nung bộ phận sinh dục đến nỗi bị mất khả năng sinh sản... nhưng người phụ nữ trung kiên ấy vẫn không hé răng dù chỉ một lời.

Tháng 10 năm 1958, Trần Thị Lý bị tra tấn tới kiệt sức, phía VNCH cho rằng bà không thể sống được nữa nên đem vứt bà ra ngoài nhà lao, bà may mắn thoát chết một cách hi hữu, được đồng đội bí mật đón về, chuyển sang Campuchia và được đưa ra Bắc chữa trị.

Sự kiện Trần Thị Lý bị bắt, bị tra tấn ngoài sức tưởng tượng đã làm rúng động dư luận thế giới bấy giờ và nó bắt đầu châm ngòi cho cuộc chiến truyền thông giữa hai miền Nam Bắc. 

* Ngay lập tức không lâu sau đó, 17 giờ ngày 25/10/1958, Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam tại Hà Nội đã phát đi bản tin về Trần Thị Lý với nội dung: “Chị Lý bị bọn tay chân của Diệm bắt đánh đập, “sám hối” với những nhục hình dã man như: lấy kìm sắt kẹp vào người rứt ra từng mảng thịt, dùng điện tra vào đầu vú và bộ phận sinh dục!”

* Tiếp đó, lúc 7 giờ 15 ngày 19/11/1958, Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam lại phát đi lời kêu gọi của Trần Thị Lý gửi Ủy ban Quốc tế, chị kể: “Lần thứ 3 (tháng 3/1956), chúng bắt tôi về nhà lao Hội An và tra tấn vô cùng dã man, tên Phan Văn Lợi, người do Diệm cử từ Sài Gòn ra, cùng nhiều tên khác trực tiếp tra tấn. Chúng đổ nước xà phòng và nước bẩn vào họng tôi rồi mang giày đinh thi nhau đạp lên bụng, lên ngực làm nước trào ra miệng và mũi. Chúng lấy móc sắt xuyên bàn chân tôi rồi treo ngược lên xà nhà, dùng điện tra vào cửa mình và vú; lấy dao xẻo từng miếng thịt trên đùi, cánh tay và ngực. Chúng dùng kìm sắt nung đỏ rồi kẹp vào bắp thịt tôi rứt ra từng mảng, dùng thước sắt thọc vào âm đạo... Chúng bắt tôi phải nhận tội “Thân cộng” và “Chống chính phủ quốc gia” của chúng!”

* Ngày 21/11/1958, 5 bộ đội Liên khu 5 viết kiến nghị và được 2.000 đại biểu ký gửi đến Ủy ban Quốc tế phản đối sự dã man của chính quyền Sài Gòn đối với Trần Thị Lý. Từ ngày 11-21/11/1958, 39 đoàn khách quốc tế đến thăm chị Lý và 62 đoàn tiếp tục đăng ký vào thăm. Đài Phát thanh Hà Nội cũng phát đi lời của ông Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt-Anh rằng: 

“Tôi đã từng chứng kiến tội ác của bọn thực dân đối với nhân dân thuộc địa song tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy người Việt Nam nỡ đối xử với người Việt Nam tàn tệ như thế. Với chính sách đàn áp dã man này, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tỏ ra rất thối nát. Ủy ban Quốc tế tại Việt Nam cần lưu ý ngay đến vấn đề này, đó là nhiệm vụ của họ!”

* Khi nhà thơ Tố Hữu đến thăm Trần Thị Lý, ông đã khóc rất nhiều vì quá xúc động. Tháng 12/1958, bài thơ Người con gái Việt Nam của ông ra đời (sau đó được dịch ra nhiều thứ tiếng), gây xúc động lòng người và là tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế: 

"Em là ai? Cô gái hay nàng tiên 
Em có tuổi hay không có tuổi 
Mái tóc em đây, là mây hay là suối 
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông 
Thịt da em hay là sắt là đồng ?” 

... “Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng 
Em đã sống lại rồi em đã sống ! 
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung 
Không giết được em, người con gái anh hùng !” 

... “ Từ cõi chết, em trở về, chói lọi 
Như buổi em đi, ngọn cờ đỏ gọi 
Em trở về, người con gái quang vinh 
Cả nước ôm em, khúc ruột của mình.”. 

---ST---

TRỊNH BÁ PHƯƠNG CŨNG MUỐN “BÓC LỊCH”?



Trên BBC vừa qua có đăng bài “Sóng ngầm phẫn nộ của nông dân mất đất”; đồng thời lấy hình ảnh của Trịnh Bá Phương kích động người dân Dương Nội tiến hành biểu tình đòi đất. Theo đó bài viết cho rằng: “Dường như có một cơn sóng ngầm đến từ sự phẫn nộ của những người nông dân mất đất ở nhiều tỉnh thành Việt Nam, tạo thành mạng lưới để hỗ trợ nhau đấu tranh đòi và giữ đất”.

TRỊNH BÁ PHƯƠNG CŨNG MUỐN “BÓC LỊCH”?

Bài viết cũng đăng tải nội dung bài trả lời phỏng vấn Trịnh Bá Phương: “Một trong những người đại diện cho nhóm Dân oan Dương Nội nói với BBC ngày 17/4 rằng 'dù không thống kê được hết' nhưng tính sơ đã có đến cả trăm nhóm nông dân mất đất được thành lập khắp cả nước như các nhóm Văn Giang, Đồng Tâm, Hải Phòng, Nghệ An. Nhóm Dân oan Dương Nội gồm hơn 1.000 nhân khẩu - thành lập tự phát sau vụ hàng nghìn công an tham gia cưỡng chế đất và bắt bảy nông dân 'chống đối' ở Dương Nội, Tp. Hà Nội năm 2014. Các nhóm này liên kết với nhau qua mạng xã hội để 'học hỏi kinh nghiệm đấu tranh và hỗ trợ nhau về pháp lý”. Vậy từ cuộc trả lời phỏng vấn này, ý đồ của Trịnh Bá Phương là gì?

Trịnh Bá Phương được biết đến là con của vợ chồng Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Khiêm. Có thể nói, Trịnh Bá Phương sinh ra và lớn lên trong gia đình tù tội khi cả bố lẫn mẹ đều đã từng chấp hành án phạt tù. Quả đúng là “cha nào con nấy”, Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Khiêm qua thời gian cải tạo không những không nhận thấy hành vi trái pháp luật của mình để giáo dục con cái, đằng này lại hướng dẫn con mình đi vào chính vết xe đổ mà họ để lại. Từ một kẻ không được ăn học đàng hoàng, Trịnh Bá Phương nhanh chóng được Cấn Thị Thêu kết nạp vào “Hội dân oan Dương Nội” và bắt đầu có những hoạt động kích động, xúi giục nhân dân Dương Nội khiếu kiện, biểu tình gây mất an ninh trật tự.

TRỊNH BÁ PHƯƠNG CŨNG MUỐN “BÓC LỊCH”?

Không chỉ dừng lại ở đó, Trịnh Bá Phương còn công khai trả lời báo đài nước ngoài, xuyên tạc sai sự thật về tình hình chính trị ở Việt Nam, nhất là những vấn đề thuộc về đất đai - vốn là vấn đề chưa bao giờ hết nóng. Trả lời BBC hôm 17/4 vừa rồi, khi nhắc tới vụ Đồng Tâm - Mỹ Đức, Trịnh Bá Phương có nói: "Cái chúng tôi học được từ Đồng Tâm là nếu trước đó nhiều dân oan mất đất chỉ biết kéo nhau đi khiếu kiện cho đông người thì Đồng Tâm đã biết đứng ra tổ chức quy củ, kết hợp nhiều biện pháp đấu tranh để buộc chính quyền phải nhượng bộ". Xin thưa rằng, người dân Đồng Tâm là những người luôn phục tùng đường lối chính sách của Đảng, tôn trọng pháp luật của Nhà nước; mặc dù kẻ xấu kích động khiếu kiện, biểu tình nhưng họ cương quyết không nghe theo mà chờ đợi cách giải quyết từ chính quyền, đâu phải họ “đấu tranh để buộc chính quyền phải nhượng bộ” đâu?

Khi nói về việc Công an quận Hà Đông xuống gặp gỡ đối thoại với dân thì Trịnh Bá Phương cho rằng: "Mặc dù họ chưa có hành động gì cụ thể, nhưng điều đó cho thấy chính quyền đã gặp áp lực lớn trước những yêu cầu chính đáng của người dân chúng tôi". Rõ ràng đây là phát ngôn ngang ngược, lộ rõ thái độ chống đối chính quyền. Chính quyền địa phương luôn mong muốn nhân dân Dương Nội được sống trong bình yên. Nhưng xem ra, Trịnh Bá Phương lại không muốn điều này. Nếu người dân bình yên mà không theo hắn chống đối thì hắn lấy đâu ra tiền để ăn chơi.

Để xây dựng một đất nước giàu mạnh, CNH - HĐH thì việc phát triển các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại… là điều đương nhiên. Để xây dựng các khu đó thì chính quyền địa phương phải tiến hành thu hồi đất, trong đó có đất canh tác của người dân. Phần lớn nhân dân Dương Nội đã tự nguyện nhận tiền đền bù và bàn giao đất cho các dự án; chỉ còn một bộ phận do nhận thức về pháp luật còn kém lại bị các đối tượng như gia đình Trịnh Bá Phương kích động nên mới xảy ra tình trạng căng thẳng như vậy.

Với các hành động và những phát ngôn của Trịnh Bá Phương thì sắp tới, rất có thể hắn sẽ được nếm trải mùi vị tù ngục mà cha mẹ hắn đã nếm trải. Hy vọng rằng, các cơ quan chức năng sớm có những biện pháp để ngăn chặn những kẻ coi thường pháp luật như Trịnh Bá Phương.

PHẠM CHI LAN ĐÃ BẮT ĐẦU LẨN THẨN?!



Bà Phạm Chi Lan là một chuyên gia kinh tế nhưng lại được biết đến như một “nhân sĩ trí thức” rất tích cực của làng đấu tranh rân chủ quốc nội. Bà Chi Lan là thành viên tích cực của những tổ chức phản động núp danh “xã hội dân sự” cũng như tham gia các chiến dịch, phong trào, tuyên bố của giới rân chủ quốc nội. Dưới cái mác chuyên gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan thường xuyên quan tâm theo dõi và đưa ra những phát ngôn gây tranh cãi về những vấn đề nóng bỏng đang được dư luận quan tâm. Mới đây bà đã có bài phát biểu ngắn trong hội thảo “Kinh tế vĩ mô quý I-2018: Diễn biến và yêu cầu cải cách mới”, tổ chức ngày 11/4 vừa qua. Đoạn phát biểu nhiều mâu thuẫn của bà tại hội thảo này đã khiến dư luận đặt câu hỏi liệu có phải ở cái tuổi 73, bà Phạm Chi Lan đã bắt đầu có những dấu hiệu kém minh mẫn của tuổi già hay không?


“Gần đây, tôi vào Nha Trang, Đà Nẵng. Nhiều người làm việc trong các cơ quan chính quyền thừa nhận hàng dãy phố lớn ở đây rơi vào tay người Trung Quốc, bị người Trung Quốc mua… Nếu quyền sử dụng đất trở thành quyền tài sản của người sử dụng, được mua bán đàng hoàng sẽ không có chuyện người ta bán đất cho người nước ngoài. Bởi họ chỉ được thuê trong một thời hạn nhất định thì họ sẵn sàng bán đi khi được trả giá cao. Nhưng nếu được thừa nhận quyền tài sản, họ sẽ có chiến lược đầu tư dài hạn hơn hoặc người Việt Nam khác có thể mua chứ không phải người Trung Quốc mua theo kiểu chui lủi, mua ngầm. Như vậy, rất nhiều tài sản của Việt Nam, đặc biệt là đất đai rơi vào tay người nước ngoài một cách phi pháp.”

Chuyện nhiều khu phố ở Nha Trang, Đà Nẵng nằm dưới sự quản lý của người Trung Quốc là vấn đề đã được báo chí nêu ra từ vài năm trước. Việc bà Lan nhắc lại chuyện này để khẳng định rằng “Nếu quyền sử dụng đất trở thành quyền tài sản của người sử dụng, được mua bán đàng hoàng sẽ không có chuyện người ta bán đất cho người nước ngoài” khiến dư luận thắc mắc không hiểu bà đang truyền đạt vấn đề gì. Có lẽ bà muốn nói đến việc hiện nay “đất đai thuộc sở hữu toàn dân thông qua vai trò quản lý tập trung của Nhà nước” là nguyên nhân của việc nhiều khu phố ở Nha Trang, Đà Nẵng nằm dưới sự quản lý của người Trung Quốc? Bà thấy đấy, hiện nay "đất đai thuộc sở hữu toàn dân thông qua vai trò quản lý tập trung của Nhà nước” mà người Trung Quốc còn có thể thuê người Việt đứng tên để mua đất thì khi quyền sử dụng đất trở thành quyền tài sản của người sử dụng - chủ sở hữu được toàn quyền quyết định việc sử dụng mảnh đất của mình như bà mong muốn thì chẳng có gì ngăn cản người chủ sở hữu bán đất cho người nước ngoài, đến lúc đó e rằng người Trung Quốc không cần mượn người Việt đứng tên nữa mà chính họ sẽ đứng tên mua đất luôn.


Tiếp theo, bà cho rằng “Bởi họ chỉ được thuê trong một thời hạn nhất định thì họ sẵn sàng bán đi khi được trả giá cao. Nhưng nếu được thừa nhận quyền tài sản, họ sẽ có chiến lược đầu tư dài hạn hơn hoặc người Việt Nam khác có thể mua chứ không phải người Trung Quốc mua theo kiểu chui lủi, mua ngầm”. Thật tình với kiểu tư duy như thế này tôi không hiểu sao bà có thể leo lên vị trí chuyên gia kinh tế. Hiện tại, trong lĩnh vực bất động sản, người ta vẫn mua vào, bán ra hằng ngày. Bà thấy những khu chung cư từ cao cấp cho đến bình dân, những trung tâm thương mại sầm uất, những khu nghỉ dưỡng, resort hay những nhà máy hàng tỷ đô la không? Đó đều là đất được thuê trong một hạn định, người ta có vì mốc 50 năm hay 70 năm mà lo sợ không dám xây dựng hay đầu tư dài hạn. Nhưng nếu được thừa nhận quyền tài sản, họ sẽ có chiến lược đầu tư dài hạn hơn hoặc người Việt Nam khác có thể mua chứ không phải người Trung Quốc mua theo kiểu chui lủi, mua ngầm - một nhận định hoàn toàn tối nghĩa. Dù quyền sở hữu đất có được thừa nhận hay không thì kẻ có tiền vẫn cứ đầu tư. Với luật đất đai hiện tại thì người Việt Nam chỉ cần có tiền là có thể mua đất, đâu cần đợi quyền sở hữu đất được thừa nhận thì họ mới mua đâu. Khi chủ sở hữu đất có toàn quyền với mảnh đất của mình thì bán cho ai là quyền của họ, lúc đó người Trung Quốc sẽ mua công khai chứ không phải mua kiểu chui lủi, mua ngầm như hiện nay phải không bà Phạm Chi Lan? 

Thật tình đọc xong bài phát biểu của bà, tôi và nhiều người khác phải đặt câu hỏi rằng liệu bà muốn quyền sở đất được thừa nhận để ngăn chặn tình trạng người Trung Quốc mượn tay người Việt để mua đất hay là để người Trung Quốc được công khai mua đất nữa?!

BÁC SĨ PHẢI ĐI TẬP VÕ VÀ SỰ XUỐNG CẤP CỦA ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI


Nghề y là nghề của sứ mệnh thiêng liêng và cao quý. Sự cống hiến đội ngũ cán bộ nhân viên ngành y cho Xã hội rất thầm lặng, diễn ra từng giờ, từng phút ở khắp mọi miền của Tổ quốc từ thành thị đến biển đảo, vùng biên giới, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. 

Hình minh họa
Từ xa xưa, xã hội đã tôn kính gọi họ là "đại phu", "bác sĩ", "thiên thần áo trắng",... Ở Việt Nam, để trở thành một bác sĩ, họ cũng phải nỗ lực học tập 12 năm phổ thông, thi vào các trường Đại học Y với số điểm rất cao, rồi rèn luyện trong trường Đại học với chương trình đào tạo 6 năm, 7 năm (Quân Y) rồi trở thành bác sĩ. Để nâng cao trình độ chuyên môn bác sĩ còn phải tu nghiệp rất nhiều, trải qua các loại hình đào tạo khác nhau: ngắn ngày có, dài ngày có, chuyên khoa I, chuyên khoa II... Tất cả để phục vụ cho sứ mệnh cứu người. 

Bác Hồ từng viết thư gửi ngành Y: "Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang". Ở Việt Nam có hẳn một ngày dành riêng để tôn vinh ngành Y. 


Bản thân tôi rất quý mến các y, bác sĩ. Nếu không có bác sĩ thì có lẽ tôi đã không có thể ngồi đây mà viết lên những dòng này mà đã bỏ mạng vì sốt rét năm lên 3 tuổi. Tôi cũng quen rất nhiều y, bác sĩ, rất thông cảm cho nỗi vất vả của họ. Có lần ông anh bác sĩ trực bệnh viện, sáng Chủ nhật giao ca xong gọi rủ đi uống cafe; thấy anh ấy có vẻ bơ phờ mệt mỏi, hỏi thăm thì anh ấy trả lời "mệt lắm chú ơi, đêm qua anh mới ký mấy tờ báo tử; chắc mai phải giải trình với giám đốc bệnh viện". Nhìn bộ dạng của anh tôi rất thông cảm. Tôi nói đùa, dân gian hay nói "dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người" thì chắc phải xây cho anh nguyên một khu chung cư. Trong một ca trực mà biết bao nhiêu ca khó, nguy kịch, tai nạn có, đâm chém nhau cũng có... áp lực công việc là rất lớn. Nhưng nghề Y là vậy, vẫn thầm lặng cống hiến, cứu sống từng mạng người. 

Có lần xem phim kiếm hiệp có nhân vật nói "tối kỵ trong giang hồ là đồ sát đại phu". Tưởng chỉ có trong phim mà ngoài đời thực cũng có những trường hợp như vậy thật. Có những câu chuyện về "bác sĩ" giấu mặt chuyên chữa trị cho giới giang hồ. Chữa cho con bệnh toàn là bọn giang hồ, đối tượng hình sự, đâm thuê, chém mướn... nhưng vị "bác sĩ" ấy luôn được chúng kính nể. Tất nhiên, tôi không cổ xúy việc chữa trị cho những đối tượng ấy mà không báo cáo cho cơ quan Công an vì như thế là che giấu tội phạm. Ngoài ra còn phải kể tới, y bác sĩ công tác tại các trại giam, hằng ngày tiếp xúc với phạm nhân, đủ loại bệnh tật, trong đó có nhiều căn bệnh nguy hiểm như: lao phổi, HIV... nhưng những chiến sĩ Công an khoác trên mình tấm áo blouse trắng vẫn âm thầm sống chung với người bệnh, cùng với công tác giáo dục, họ đã mang ánh sáng mùa Xuân đến với những phận đời le lói phía cuối đường hầm. Họ không những chữa trị cho phạm nhân (là những tên tội phạm đã thành án) mà còn phải giáo dục, cảm hóa họ. Nhiều người từng lầm lỡ, từ sự ân cần của những người lính đã được cảm hóa và rất biết ơn, kính trọng cán bộ, mong ngày trở về hòa nhập với xã hội. 

Đến cả giang hồ cộm cán, tội phạm hình sự mà chúng còn biết ơn người chữa trị cho mình. Thế nhưng chuyện đáng buồn là tràn lan trên mặt báo biết bao nhiêu chuyện: đánh bác sĩ mới mổ đẻ cho vợ mình; đưa con đi cấp cứu đánh luôn bác sĩ; truy sát trong bệnh viện chém luôn bác sĩ... Thật sự tôi không hiểu nổi những kẻ hành hung y, bác sĩ trong đầu họ đang nghĩ gì? Đạo đức xã hội phải chăng đã chạm đáy? Mà việc hành hung không phải chỉ là cá biệt mà đã trở thành phổ biến. Nhà nước còn phải đưa tình tiết cố ý gây thương tích cho người chữa bệnh cho mình là tình tiết định khung tăng nặng của Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (nhưng theo tôi vẫn chưa đủ mà phải là "người chữa bệnh cho mình hoặc người thân mình"). Nhưng đáng buồn nhất là y, bác sĩ học võ để phòng thân trước nạn bạo hành ở bệnh viện. Như đã ghi trên, sứ mệnh thiêng liêng của ngành Y là cứu người mà bây giờ họ còn phải tự cứu mình. Nghề thầy thuốc là nghề nguy hiểm bởi áp lực làm việc liên tục trong cuộc đấu tranh giữa sự sống và cái chết, phải tiếp xúc với đủ thứ dịch bệnh và hóa chất nguy hiểm. Sự nguy hiểm không chỉ dừng lại ở chuyên môn nghiệp vụ mà nay còn có nguy cơ bị hành hung bởi người nhà hay thậm chí là bệnh nhân. 

Không biết những kẻ từng xuống tay đánh đập y, bác sĩ họ có cảm thấy hối lỗi không? Mong pháp luật sớm trừng trị những kẻ xuống cấp đạo đức, hành xử côn đồ với y, bác sĩ bằng những bản án thật nghiêm khắc để răn đe chung; để không còn những vụ tấn công y, bác sĩ nữa.
Đạt Trần

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2018

Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai Nguyễn Thị Như Loan tuyên bố: Chúng ta ra tòa, dù là nhà nước cũng phải ra tòa


Phản hồi sau bài viết: “Ai gây thất thoát ngàn tỷ trong phi vụ bán 324.971 m2 đất công sản tại TP.HCM?" do Vấn đề đa chiều đã đăng, bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Quốc Cường Gia Lai khẳng định: việc Công ty Tân Thuận bán khu đất này đã được Thành ủy TP.HCM phê chuẩn. Cũng theo bà Loan, trường hợp xấu nhất là trả lại đất cho Công ty Tân Thuận. Tuy vậy, bà Loan tuyên bố: Dù là nhà nước cũng phải ra tòa, rất là rõ ràng, không thể ép doanh nghiệp được, doanh nghiệp không sai!

Như Vấn đề đa chiều đã phản ánh trước đó, phần đất công sản “siêu lớn” trên 32,4 ha có giá thị trường hơn 2.400 tỷ đồng nhưng lại được Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy TP.HCM) "ưu ái" bán cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá rẻ mạt, chỉ hơn 419 tỷ đồng.

Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai Nguyễn Thị Như Loan tuyên bố: Chúng ta ra tòa, dù là nhà nước cũng phải ra tòa
Lô đất hơn 32,4 ha được Công ty Tân Thuận bán với giá rẻ mạt.
Tiếp xúc với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Quốc Cường Gia Lai lại cho rằng, khu đất 324.971m2 không phải là đất công sản.

Bà Loan cho biết: “Khi bán thì chị cũng không cần biết họ là ai, chỉ biết anh có hàng bán thì tôi mua, vì anh cũng là một công ty kinh doanh bất động sản. Thế thì họ dưới quyền của chủ sở hữu họ thì họ phải đi trình. Việc họ trình Thành ủy như thế nào thì tôi không quan tâm, tôi mua cũng có xuất hóa đơn đầy đủ, cũng thuế VAT đàng hoàng, nó là một tài sản hàng hóa chứ không phải tài sản công sản, còn tài sản công sản là không có chuyện xuất hóa đơn, cũng không có chuyện là không thông qua đấu giá, ai cũng biết luật! Không có ai nhắm mắt để làm bậy đâu!”.

Phóng viên tiếp tục thắc mắc, nếu đây không phải đất công sản thì Công ty Tân Thuận có thể toàn quyền quyết định, sao lại phải xin chủ trương của Thành ủy TP.HCM.

Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai Nguyễn Thị Như Loan tuyên bố: Chúng ta ra tòa, dù là nhà nước cũng phải ra tòa
Bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Quốc Cường Gia Lai.
Bà Loan cho rằng, vì Thành ủy TP.HCM là vốn chủ sở hữu cho nên Thành ủy mới là nơi có quyền quyết định và Thành ủy không cho thì không làm được, ngược lại Thành ủy cho thì nó mới làm. “Không có một giám đốc nào dại, ăn lương tháng bao nhiêu, mà đi quyết không thông qua ý kiến ông chủ mình!” - bà Loan nói. Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai cũng khẳng định là đã có chủ trương cho bán từ Thành ủy TP.HCM.

Trái với quan điểm bà Như Loan, trong ngày 18/4/2018, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM đã có yêu cầu công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận đàm phán với đối tác để hủy hợp đồng, không đồng ý việc bán chỉ định. Việc ký kết hợp đồng này không đúng theo Quyết định số 1087-QĐ/TU, ngày 31/3/2009 của Ban Thường vụ Thành ủy về ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản là nhà, quyền sử dụng đất tại các Công ty TNHH Một thành viên thuộc sở hữu của Đảng bộ thành phố.

Trở lại với Công ty Quốc Cường Gia Lai, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty này khẳng định không có gì mờ ám trong việc chuyển nhượng dự án, và “thậm chí, bây giờ nếu nhà nước nói bán cái đó hớ, ok, trả lại bồi thường thiệt hại cho chị. Chị chẳng mua làm cái gì nữa”, bà Loan nói với phóng viên.

Phóng viên đặt vấn đề trường hợp xấu nhất Quốc Cường Gia Lai trả lại đất thì Công ty Tân Thuận phải bồi thường thiệt hại những gì?

Theo bà Loan, hiện nay dự án đang trong quá trình san lấp, Công ty Quốc Cường Gia Lai đang cho giải phóng mặt bằng.

“Chúng ta ra tòa, dù là nhà nước cũng phải ra tòa rất là rõ ràng, không thể ép doanh nghiệp được, doanh nghiệp không sai. Nếu như là tài sản công sản mà chị vẫn cứ cố tình mua, không ra đấu giá thì chị mới sai, quá sai rồi!” - bà Loan cho biết thêm.

Vấn đề Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai khẳng định đã có chủ trương duyệt từ Thành ủy TP.HCM đối với thương vụ này. Thiết nghĩ các cơ quan có thẩm quyền cần vào cuộc điều tra xem ai là người đã lộng hành, vượt mặt cả Ban Thường vụ Thành ủy để quyết định sai trái.

Ai gây thất thoát ngàn tỷ trong phi vụ bán 324.971 m2 đất công sản tại TP.HCM?


Phần đất công sản “siêu lớn” trên 32,4 ha có giá thị trường hơn 2.400 tỷ đồng nhưng lại được Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy TP.HCM) "ưu ái" bán cho một công ty tư nhân với giá rẻ mạt, chỉ hơn 419 tỷ đồng. Sự việc rò rỉ từ tố cáo của nhiều cán bộ, nhân viên thuộc công ty Tân Thuận và người dân. Nhóm PV Điều tra chính thức lần theo các dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng, đi tìm lời giải: “Ai là người đã gây thất thoát tiền Nhà nước lên đến hàng ngàn tỷ đồng?”“Nhóm lợi ích đang xâu xé công sản tại TP.HCM như thế nào?”.

Thế lực nào “phù phép” đất công sản thành đất tư?

Trong những ngày đầu năm 2018, nhóm PV đã nhận được rất nhiều tố cáo, phản ánh của khách hàng và doanh nghiệp tại khu vực Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM về việc trước đó các phi vụ mua bán đất “siêu lớn” đã diễn ra một cách bất thường, đặc biệt đối với tài sản đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước. Từ những phản ánh này, PV đã tìm đến Công ty TNHH Một Thành viên Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận - công ty 100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy TP.HCM để lắng nghe nhiều phản ánh xoay quanh việc Tổng Giám đốc Công ty Trần Công Thiện đã “phù phép biến hóa" khu đất rộng đến 324.971 m2 (trên 32,4ha) chuyển sang chủ sở hữu tư nhân của Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (do bà Nguyễn Thị Như Loan làm Tổng Giám đốc).

Được biết trong nhiều năm qua, CTCP Quốc Cường Gia Lai (Quốc Cường Gia Lai) đã mạnh tay “vung tiền” thâu tóm gần hết đất tại dự án Khu dân cư Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM. Trong đó, bao gồm cả đất thuộc sở hữu của dân địa phương và một phần rất lớn đất công sản. Cụ thể đối với khu đất “siêu lớn” 324.971m2, bằng Hợp đồng Chuyển nhượng số 203/HĐKT/2017 ký ngày 05/6/2017 và các Phụ lục Hợp đồng đính kèm, Công ty Tân Thuận đã chuyển nhượng phần đất nói trên cho Quốc Cường Gia Lai với đơn giá “bèo bọt”, chỉ ở mức 1.290.000 đồng/m2. 

Theo bản phụ lục hợp đồng cuối cùng cho biết, sau khi hoàn tất chuyển nhượng cho Quốc Cường Gia Lai, Công ty Tân Thuận thu về ngân sách nhà nước tổng số tiền hơn 419 tỷ đồng. Đây là con số “bé hạt tiêu” so với giá trị thực tế của khu đất ven sông thuộc vào hàng đắc địa tại khu vực Nam Sài Gòn hiện nay. 

Ai gây thất thoát ngàn tỷ trong phi vụ bán 324.971 m2 đất công sản tại TP.HCM?
Khu vực đất tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè được đánh giá đắc địa nhờ sát sông, rạch
Để tìm hiểu về thực tế giá trị khu đất này, nhóm PV đã đóng vai người đi mua đất tại khu vực này trong suốt nhiều ngày. Và thật bất ngờ khi theo các cò đất và một số công ty kinh doanh bất động sản tại khu vực huyện Nhà Bè cho biết, đất tại khu vực xã Phước Kiển có giá dao động tối thiểu từ 8,5 triệu đồng/m2 cho đến trên 10 triệu đồng/m2, tốc độ đô thị hóa tại huyện Nhà Bè cũng đang tăng nhanh chóng, giá đất vẫn đang theo xu hướng tiếp tục tăng trong năm 2018.
Sở Tài nguyên & Môi trường TP.HCM đã có ý kiến về giá đất
Một đại diện Văn phòng Thành ủy TP.HCM cho biết, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM Nguyễn Toàn Thắng từng ký văn bản số 13026/STNMT-KTĐ ngày 13/12/2017 gửi Văn phòng Thành ủy TP.HCM. Theo đó, dù tính toán trên mức giá đất nông nghiệp thấp nhất để bồi thường cho lô đất công sản diện tích 324.971m2, thì mức giá đất này không thể dưới mức 1.768.000 đồng/m2. Tính ở mức giá Nhà nước quy định (không phải giá thị trường), thì giá trị mỗi m2 đất tại dự án Khu Dân cư Phước Kiển phải cao hơn 478.000 đồng/m2 so với giá mà Công ty Tân Thuận bán cho Quốc Cường Gia Lai trước đó. Nghĩa là, với mức giá thấp nhất này, thì con số thiệt hại ngân sách Nhà nước mà Công ty Tân Thuận trực tiếp gây ra cũng lên tới hơn 155 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều luật sư phân tích, mức giá do Sở Tài nguyên & Môi trường TP.HCM tính toán chỉ theo khung giá đất chung, khi xác định giá trị khu đất này cần được dựa trên thực tế giá trị chuyển nhượng tại khu vực này, theo giá thị trường.
Khi PV đặt câu hỏi về giá trị thị trường của khu đất 324.971 m2 thuộc tài sản của Công ty Tân Thuận, nhiều người dân và doanh nghiệp cho rằng giá trị chuyển nhượng “có khả năng” đạt trên 7,5 triệu đồng/m2 vì đây là đất có diện tích lớn, nếu phân lô nhỏ lẻ, giá trị thu về mỗi m2 có thể đạt trên 9 triệu đồng. Theo tính toán của PV, với diện tích “siêu lớn” này, thực tế nếu khu đất này chỉ cần bán với giá thấp 7,5 triệu đồng/m2 sẽ có thể thu về ngân sách Nhà nước hơn 2.400 tỷ đồng, tức gấp gần 6 lần giá trị mà Công ty Tân Thuận đã bán cho Quốc Cường Gia Lai ở thương vụ chuyển nhượng “bất thường rẻ mạt” vào cuối năm 2017.

Như vậy, với mức giá bán siêu “bèo bọt” không qua đấu thầu, Tổng Giám đốc Công ty Tân Thuận Trần Công Thiện đã “thổi bay” tài sản Nhà nước có trị giá trên 2.400 tỷ đồng và thu về hơn 419 tỷ đồng, có dấu hiệu gây thất thoát tiền nhà nước với số tiền "khổng lồ" gần 2.000 tỷ đồng.

Quốc Cường Gia Lai mua đất công “siêu rẻ” hơn đất tư

Điều bức xúc của các cán bộ nhân viên Công ty Tân Thuận chính là việc không hiểu vì lý do gì, được sự “bảo kê” của thế lực nào mà Quốc Cường Gia Lai lại được quá nhiều ưu ái, không ít đối tác từng muốn nhòm ngó khu đất này nhưng đều thất bại. Khi lật ngược các hồ sơ bồi thường Dự án Khu dân cư Phước Kiển (GD3) của Quốc Cường Gia Lai cách đây 9 năm (năm 2009), cũng tại khu vực xã Phước Kiển này, đại gia Nguyễn Thị Như Loan (mẹ thiếu gia Cường Đôla) từng phải bỏ ra số tiền bồi thường cho dân với mức giá 4.650.000 đồng/m2. Nghĩa là, cách 9 năm trước đây, công ty này đã mua đất của tư nhân với mức giá cao gấp 3,6 lần so với giá mua đất công sản của Công ty Tân Thuận. 

Câu hỏi đặt ra là, Tổng Giám đốc Công ty Tân Thuận Trần Công Thiện tại sao lại “ngây dại” tới mức đặt bút ký bán đất Nhà nước với giá rẻ “không thể ngờ tới” ??? Mức giá đất 1.290.000 đồng/m2 tại khu vực Nam Sài Gòn năm 2017 cũng là mức giá mà khi PV đưa ra thì hầu hết doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại Nam Sài Gòn cũng “lắc đầu” chào thua. “Không biết ổng (Công ty Tân Thuận - PV) nghĩ gì khi bán đất mặt tiền sông ở gần khu Phú Mỹ Hưng với mức giá còn thua giá đất các tỉnh ven TP.HCM” - bà L.T (Giám đốc một công ty kinh doanh bất động sản) bức xúc cho biết.

Ngoài ra, qua xác minh cho thấy, thương vụ chuyển nhượng 324.971m2 đất công sản ở Phước Kiển cũng diễn ra hết sức "âm thầm" thay vì đưa ra đấu giá công khai, rộng rãi để đạt được mức giá tốt nhất thu về cho ngân sách Nhà nước. Cũng không hiểu tại sao, sự "âm thầm" này chỉ mình Quốc Cường Gia Lai biết được và nhanh tay vung ra 419 tỷ đồng để thâu tóm công sản, trục lợi hàng ngàn tỷ đồng.

Ai gây thất thoát ngàn tỷ trong phi vụ bán 324.971 m2 đất công sản tại TP.HCM?
Những chứng cứ cho thấy, trước đó 9 năm, Quốc Cường Gia Lai từng mua đất Phước Kiển từ người dân, mức giá cao gấp 3 lần so với đất mua từ Công ty Tân Thuận
Ngoài Tổng Giám đốc Công ty Tân Thuận Trần Công Thiện, ai đã chỉ đạo và quyết định bán phần đất công sản này? Dĩ nhiên, ông Trần Công Thiện không thể tự mình quyết định phương án và giá bán với phần đất công sản "khổng lồ" nêu trên. Mà theo điều tra của Nhóm PV, quá trình mua bán phần đất công sản này đã được ông Trần Công Thiện trình lên cấp thẩm quyền tại Thành ủy TP.HCM.

Theo quy định pháp luật, chỉ có các lãnh đạo quyền lực tại Thành ủy TP.HCM mới có thể quyết định “số phận” của các tài sản công trực thuộc Văn phòng Thành ủy. Vậy, đằng sau thương vụ này, liệu có cái bắt tay của nhóm lợi ích để “ăn chia tham nhũng” số tiền lên đến vài ngàn tỷ đồng hay không? Những lãnh đạo nào thuộc Thành ủy TP.HCM đã ngang nhiên bất chấp pháp luật, quyết định "số phận" của khối tài sản khổng lồ của Nhà nước, biến công sản thành đất tư nhân? Có hay không sai phạm nghiêm trọng về quản lý đất công sản và trách nhiệm cá nhân của các lãnh đạo Thành ủy TP.HCM trong vụ việc siêu nghiêm trọng này? 

Công ty Tân Thuận “chạy đua” quy trình bán đất trước khi có Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân
Theo phản ánh của các cán bộ, nhân viên Công ty Tân Thuận, điểm “bất thường” nhất chính là việc chỉ trong vài ngày tháng 4/2017, không hiểu vì lý do gì mà lãnh đạo Công ty Tân Thuận đã vội vã xử lý các vấn đề liên quan đến việc bán khu đất trị giá hàng ngàn tỷ đồng này, lúc TP.HCM chưa có Bí Thư Thành ủy mới. Thời điểm này, ông Tất Thành Cang - Ủy viên Trung ương Đảng, đang đảm nhiệm vị trí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, được xem là lãnh đạo cao cấp nhất của Thành ủy thời điểm này.
Cụ thể: Ngày 19/4/2017, Công ty Tân Thuận tiến hành cuộc họp của Hội đồng Xây dựng giá bất động sản kinh doanh; Ngày 24/4/2017, Công ty Tân Thuận và Quốc Cường Gia Lai họp bàn phương án chuyển nhượng khu đất; Ngày 25/4/2017, Tổng Giám đốc Trần Công Thiện trình tờ trình số 354/TTr-TT trình lên Hội đồng Thành viên Công ty Tân Thuận; Ngày 26/4/2017, chính ông Trần Công Thiện thay mặt Hội đồng Thành viên tiếp tục trình lên lãnh đạo Văn phòng Thành ủy, Phòng Quản lý Đầu tư - Kinh doanh Vốn (Văn phòng Thành ủy) về phương án chuyển nhượng đất và hợp tác với Công ty Quốc Cường Gia Lai. Như vậy, chỉ trong vòng 7 ngày, Công ty Tân Thuận đã “chạy đua nước rút” trong quy trình chuyển nhượng lô công sản “siêu lớn” này. Đến ngày 10/5/2017, Bộ Chính trị mới chính thức phân công ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị đảm nhiệm vị trí Bí thư Thành ủy TP.HCM. 

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

MỸ THUA VÌ ĐÁNH GIÁ SAI VIỆT NAM TRONG CUỘC CHIẾN



Chiến tranh Việt Nam khi có Mỹ trực tiếp tham gia từ 1954 -1975 là một trong 11 cuộc chiến tranh lớn nhất của thế giới hiện đại, mà sự kết thúc của nó để lại rất nhiều dấu ấn thời đại.


Những cái “NHẤT” của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam


- Một: Đây là một cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất trong lịch sử 200 năm nước Mỹ.

Về thời gian: Thời gian Mỹ tham gia thế chiến 1; thế chiến 2 và chiến tranh Triều Tiên cộng lại cũng chưa được một nửa thời gian Mỹ sa vào cuộc chiến tranh Việt Nam.

Về huy động lực lượng: Cuộc chiến này Mỹ huy động sức người, sức của cao nhất của nước Mỹ:

MỸ THUA VÌ ĐÁNH GIÁ SAI VIỆT NAM TRONG CUỘC CHIẾN
Tổng thống Mỹ Trump bắt tay Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Năm đời Tổng thống với những bộ óc trí tuệ như Macnamara, Henry Kissinger, Brzezinski thực hiện đủ 3 chiến lược chiến tranh: “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”“Việt Nam hóa chiến tranh”.

Có đến 77% lục quân, 66% thủy quân lục chiến và không quân, 40% hải quân, 6,5 triệu lượt binh sĩ, 22.000 xí nghiệp của nước Mỹ đã được huy động để phục vụ chiến tranh đưa tổng số lính tham chiến lên 550.000 quân cùng với 70.000 quân chư hầu (Úc, Nam Hàn và Philipin, Thailand).

Theo thống kê chưa đầy đủ, Mỹ đã chi 820 tỷ USD (thời giá lúc đó) cho chiến tranh Việt Nam so với 341 tỷ trong thế chiến 2 và 54 tỷ trong chiến tranh với Triều Tiên. Nếu tính theo thời giá hiện nay thì đây là một khoản chi phí khổng lồ.

Về bom đạn: Mỹ dội xuống Việt Nam hơn 7,8 triệu tấn bom đạn nhiều hơn Mỹ đã dùng trong thế chiến 2. Tại miền Bắc Việt Nam cứ 1 km vuông chịu 6 tấn và 1 người chịu 45,5kg bom (trong thế chiến 2 Đức tương ứng là 5,4 tấn và 27 kg). Đây là một con số khủng khiếp chưa từng có trên thế giới.

Từ 1961 - 1971, Mỹ đã trút xuống miền Nam Việt Nam 20 triệu gallon = 75,6 triệu lít chất độc da cam, thuốc diệt cỏ chứa dioxin. (Hậu quả khủng khiếp còn đến tận bây giờ và các thế hệ sau).

- Hai: Đây là một thất bại lớn nhất trong lịch sử chiến tranh 200 năm của nước Mỹ. Hơn 58.000 quân Mỹ thiệt mạng, khoảng 304.000 người lính khác vĩnh viễn bị thương tật, tàn phế. Nhưng Mỹ vẫn không không ngăn nổi Việt Nam thống nhất Tổ quốc, thu giang sơn về một mối.

Tại sao Mỹ sai và thua trận?

Đối đầu với một dân tộc mà phụ nữ cũng trở thành tướng quân đầy mưu lược thì Mỹ thua là đúng.

Rất nhiều sách vở, phát biểu, đánh giá, các công trình nghiên cứu…nói về nguyên nhân thắng trận của Việt Nam… nhưng ở góc nhìn của Mỹ thì điều gì khiến Mỹ thua trận sẽ khiến chúng ta quan tâm nhiều hơn.

MỸ THUA VÌ ĐÁNH GIÁ SAI VIỆT NAM TRONG CUỘC CHIẾN
Nữ anh hùng Trần Thị Lý.
Trước hết Mỹ thua là do nhận thức sai về tính chất chiến tranh Việt Nam. Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân…

Mỹ cho rằng Việt Nam chống Mỹ là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm bởi Trung Quốc và Liên Xô nhưng thật ra không phải như vậy.

Mỹ đã quên mất chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Tổng thống Mỹ vào năm 1945 như thế nào nên đã xác định sai lầm tính chất cuộc chiến. Mỹ nên hiểu, Việt Nam coi quyền lợi dân tộc, quốc gia là trên hết. Việt Nam muốn độc lập, giang sơn thu về một mối và sẽ chiến đấu với bất kỳ kẻ thù nào vì mục tiêu đó.

Sai lầm tệ hại nhất của Mỹ là Mỹ đã “bất chấp” hay “vô tình” đối đầu với một dân tộc có truyền thống chống giặc ngoại xâm quật cường, anh dũng “thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”, “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”.

Mỹ nhảy vào Việt Nam là để ngăn chặn CNCS… nhưng nhân dân Việt Nam chỉ biết rằng, Mỹ là kẻ xâm lược và chiến đấu với Mỹ như bao kẻ xâm lược khác. Người Việt Nam đánh Mỹ để bảo vệ quê hương, ruộng đồng, để không phải làm kiếp nô lệ như thời thuộc Pháp, đánh Mỹ để thống nhất Bắc - Nam thu giang sơn về một mối, cho nên, bất kỳ đàn ông hay đàn bà, người già hay người trẻ, hễ là người Việt Nam thì họ đều đứng lên chống giặc ngoại xâm… Chính tư tưởng, tinh thần đó là nguồn gốc khiến một dân tộc yêu hòa bình, yêu tự do độc lập trở nên anh hùng và tất yếu sẽ tạo ra một quân đội anh hùng.
Nguồn FB

KÍP XE 390 HÚC ĐỔ CỔNG DINH ĐỘC LẬP NGÀY ẤY


Sau 43 năm, dù đã trở thành những chứng nhân lịch sử, nhưng các anh vẫn giữ được phẩm chất của những người lính: Không vụ lợi và biết hy sinh.

KÍP XE 390 HÚC ĐỔ CỔNG DINH ĐỘC LẬP NGÀY ẤY
Các cựu binh Nguyễn Văn Tập, Lê Văn Phượng, Vũ Đăng Toàn, Ngô Sĩ Nguyên (thứ 2, 3, 6, 7 từ trái sang) tại Lễ công bố xe tăng 390 là Bảo vật quốc gia.

Cựu binh xe tăng 390 thời bình

Tôi (phóng viên) đến cơ sở của Tập đoàn Sơn KOVA nằm trên đường Chiến Thắng quận Hà Đông (Hà Nội) gặp lại anh Nguyễn Văn Tập, cựu lái xe tăng 390. Lúc này anh Tập đang lái xe vận chuyển hàng vào kho. Nhìn anh làm việc, bất giác tôi nhớ về bức ảnh mà nữ nhà báo Pháp Francoise De Munder chụp khi anh Tập lái chiếc xe tăng 390 húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập 40 năm về trước. Dường như hiểu được liên tưởng của tôi, anh Tập cười: “Tay lái của mình đến nay xem ra vẫn còn chắc đấy chứ”.

Anh Tập kể: Năm 2003, khi biết các cựu binh xe tăng 390 hiện vẫn vất vả mưu sinh, PGS-TS Nguyễn Thị Hòe, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sơn KOVA (người được trao giải thưởng Kovalevskaya năm 1993, nay được giới trong nghề gọi là “bà hoàng” sơn Việt - PV) đã mời các anh về Công ty làm việc. Khi đó, cựu pháo thủ số 1 xe tăng 390 Ngô Sĩ Nguyên vừa được một Công ty xe buýt nhận về, còn cựu pháo thủ 2 Lê Văn Phượng nhà ở xa, sức khỏe lại không được tốt nên đành cảm ơn. Chỉ còn cựu trưởng xe và lái xe 390 Vũ Đăng Toàn và Nguyễn Văn Tập là chưa có việc làm. Nhận lời mời, hai anh cùng nghĩ: “Nếu mình thật sự có thể đóng góp cho Công ty thì làm, bằng không thì thôi”. Khi gặp mặt, hai anh nói: “Chúng tôi là lính chỉ quen chiến đấu, chưa chắc đã hợp với công việc đòi hỏi kỹ thuật của nhà máy”. PSG-TS Nguyễn Thị Hòe nói: “Chúng tôi mới thành lập Nhà máy sản xuất sơn giao thông KOVA tại Hà Đông, có không ít việc phù hợp với các anh”. Anh Toàn được tin tưởng giao phụ trách nhà máy, còn anh Tập làm lái xe vận chuyển hàng kiêm thủ kho.

Không thấy anh Toàn, tôi hỏi và được anh Tập cho biết anh về quê nghỉ đã vài năm rồi. Sau đó, có dịp trò chuyện với anh Toàn, tôi được cựu trưởng xe 390 cho biết vài năm trước phải xin nghỉ việc vì lý do sức khỏe (anh Toàn là thương binh - PV), nhà lại neo người. Anh Toàn tâm sự: năm đó, khi được giao phụ trách nhà máy, ban đầu anh không dám nhận, nhưng rồi được thuyết phục nên đồng ý. Lúc đầu anh làm Phó Giám đốc, đến năm 2004 được đề bạt quyền Giám đốc nhà máy. Sau vài năm hoạt động, nhà máy đi vào ổn định. Năm 2007, đơn vị chủ quản mở một cơ sở nữa tại huyện Bình Giang (Hải Dương). Do nhà neo người vì các con đều ở xa, anh Toàn xin được chuyển về Hải Dương cho gần nhà. Anh lại được giao quản lý nhà máy. “Nhưng đến năm 2009, tôi phải xin nghỉ dù vẫn lưu luyến anh em và thích công việc tại nhà máy” - anh Toàn cho biết.

Đến gặp cựu pháo thủ số 1 Ngô Sĩ Nguyên, mới hay anh vừa về nhà sau khi tham dự chuyến đi “40 năm theo dấu chân thần tốc” từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh, nằm trong hoạt động kỷ niệm chiến thắng 30/4 năm nay. Nhắc lại chuyện xưa, anh Nguyên tâm sự: Cũng như các đồng đội xe 390, điều mong muốn nhất sau khi xuất ngũ là có một việc làm ổn định để giúp đỡ gia đình. Anh từng làm công nhân bốc xếp tại bến Phà Đen (Hà Nội), lái xe lam, xe tải... rồi thất nghiệp. Có lần, anh mất tiền cho “cò” mà việc làm chẳng thấy đâu. Rồi vận may đến vào năm 2002 khi anh trực tiếp đến nộp đơn xin vào Công ty xe buýt 10/10. Lãnh đạo Công ty sau khi xem đơn biết anh là lính xe tăng 390 lập tức nhận ngay. Năm 2012, sau khi hai con ra trường và có việc làm ổn định, anh xin nghỉ việc. “Mới ngày nào vào Dinh Độc Lập mình chỉ ngoài hai mươi, giờ đã ngoại lục tuần rồi còn gì” - cựu pháo thủ 1 xe 390 bồi hồi nói.

Cựu pháo thủ số 2 Lê Văn Phượng là thương binh, lớn tuổi nhất trong bốn cựu binh xe tăng 390. Nhắc lại chuyện hơn chục năm trước, trong khi các đồng đội có việc làm cho thu nhập tốt hơn thì anh vẫn tiếp tục hành nghề cắt tóc. Năm 2006, cơ hội đến khi Công ty Cổ phần Quốc tế Việt-Am (đơn vị độc quyền phân phối máy cân bằng i-on, sản phẩm của nhà máy Z755, Bộ Quốc phòng) mời anh Phượng làm việc với tư cách một nhà phân phối mặt hàng này tại quê nhà thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Một năm sau, Công ty Cổ phần Quốc tế Việt-Am thành lập Trung tâm tư vấn sức khỏe và giới thiệu máy cân bằng i-on tại thị xã Sơn Tây, do anh Phượng là trưởng Trung tâm. “Tuy nhiên, đến năm 2008 tôi không thể kham nổi công việc vì đã lớn tuổi”, anh Phượng cho biết. Rồi cầm trên tay bản sao cuốn nhật ký được ghi trong những năm tháng ở chiến trường của mình (bản gốc hiện trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - PV), anh Phượng nói: “Thoáng chốc mà đã 40 năm, thỉnh thoảng tôi vẫn đọc lại nhật ký để nhớ về đồng đội, về tuổi hai mươi của mình”.

Kỷ niệm nhỏ và ngày hội lớn

Anh Tập cho biết: “Ngày 8/3 vừa qua, chúng mình vừa tổ chức 20 năm ngày gặp mặt, một kỷ niệm riêng của cánh 390”. Tại sao có ngày kỷ niệm này, lại còn liên quan đến ngày Quốc tế phụ nữ 8/3? Thấy tôi chưa rõ, anh Tập cho biết năm 1995, đúng ngày 8/3, nữ nhà báo Pháp Francoise De Munder đã tìm tới nhà anh tại xã Hoàng Diệu (Gia Lộc, Hải Dương). “Đó là kỷ niệm đặc biệt không thể quên khi vào ngày Quốc tế Phụ nữ, lại có một phụ nữ quốc tế đến tìm mình” - anh Tập xúc động. Khi nhận ra anh Tập chính là người trong bức ảnh mình chụp sau khi xe tăng 390 húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975, bà Munder hỏi tiếp anh về những thành viên còn lại của xe. Anh Tập nhớ đến đồng đội Vũ Đăng Toàn, ở cùng huyện, xã Yết Kiêu. Sau đó, bà Munder tìm gặp thêm anh Phượng, còn anh Nguyên tìm mãi không ra. Năm 1996, đạo diễn Việt Tùng đã tìm được anh Nguyên, sau đó làm nên bộ phim “Những người lính xe tăng 390 ngày ấy”, góp phần xác định xe 390 mới là xe tăng đầu tiên húc đổ cổng chính để tiến vào Dinh Độc lập.

Từ đó, các cựu binh xe tăng 390 lấy ngày 8/3 để đánh dấu ngày tái ngộ. Bởi sau chiến thắng 30/4/1975 không lâu, bốn thành viên xe tăng 390 chuyển dần đơn vị rồi chẳng có dịp hội tụ đầy đủ cùng nhau. “Ngày 8/3 năm nay đánh dấu 20 năm, nên cánh 390 thống nhất làm tại nhà tôi, mời vợ của bốn đồng đội cùng tham gia” - anh Tập cho biết. Hôm đó, các anh có dịp nhìn lại quãng thời gian đã qua sau khi được “tìm thấy” và được hội ngộ cùng nhau. Đó là quãng thời gian 20 năm, chẵn một nửa so với 40 năm vào Dinh Độc Lập. 20 năm qua, bằng sức lao động của chính mình, các anh người đã có nhà mới, người sửa lại nhà cũ khang trang hơn, con cái đã trưởng thành. Chỉ có các anh là không thay đổi, vẫn giữ được phẩm chất của những người lính, không vụ lợi và luôn biết hy sinh.

Nhớ lại năm 2012, anh Tập rồi anh Nguyên đã vui mừng gọi điện báo cho tôi xe tăng 390 được công nhận là Bảo vật quốc gia. Các anh cho biết, cứ vào dịp 30/4 hằng năm họ lại được mời trở lại Dinh Độc lập để kỷ niệm chiến thắng. Năm nay (năm 2015), bốn cựu thành viên xe tăng 390 cùng vợ lại được mời về Hội trường Thống Nhất để kỷ niệm 40 năm chiến thắng 30/4 lịch sử.

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2018

BÁO CHÍ CÁCH MẠNG HAY BÁO CHÍ PHẢN CÁCH MẠNG?


Thời gian vừa qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài chúng ta dễ dàng bắt gặp những thông tin xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc sự thật và cổ xúy cho tiêu chuẩn giá trị phương Tây, núp dưới danh nghĩa đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, chống tiêu cực trong xã hội, đề cao tự do ngôn luận - các cơ quan công quyền và người thực thi pháp luật ở Việt Nam đã liên tục trở thành những mục tiêu công kích của một số tờ báo vốn thuộc các ngành, đoàn thể chính trị xã hội quản lý.

BÁO CHÍ CÁCH MẠNG HAY BÁO CHÍ PHẢN CÁCH MẠNG?

Dưới ngòi bút của phóng viên những cơ quan báo chí này trong các bài viết và nhất là ở cách giật tít, tất cả các cơ quan công quyền Việt Nam “đều có vấn đề”, tất cả cán bộ công chức mà đặc biệt là những người làm trong các cơ quan thực thi pháp luật đều hiện lên như kẻ thù của nhân dân, đi ngược lại lợi ích của nhân dân.

Cũng từ chính báo chí Việt Nam này đã được các hãng truyền thông nước ngoài không thiện chí với Việt Nam và đám phản động người Việt lưu vong ở trong và ngoài nước sử dụng triệt để nhằm công kích, bôi nhọ chính quyền nhân dân, gây hoang mang trong dự luận, chia rẽ nhân dân với Đảng, Nhà nước, quân đội, công an... và kích động tâm lý chống phá trong các tầng lớp nhân dân ở Việt Nam.

Nếu các cơ quan chức năng không kịp thời có những biện pháp chấn chỉnh và thắt chặt công tác quản lý báo chí, truyền thông và mạng xã hội, để “tự do báo chí”, “tự do ngôn luận” theo cách như thế này thì đám kền kền sẽ tạo ra một cuộc “cách mạng màu” ở Việt Nam sớm thôi (vấn đề chỉ còn là thời gian), khi mà những tờ báo đó không chỉ là “lều báo, chuồng báo, cũi báo” mà đã thực sự trở thành nơi gieo mầm phản cách mạng.

Không nói to tát, chỉ đơn giản ở góc độ cá nhân những người thực thi công vụ: nếu báo chí và dư luận luôn coi các cơ quan chấp pháp, người thực thi pháp luật là kẻ thù; chính quyền không bảo vệ cán bộ của mình thì sẽ không còn ai dám đứng ra bảo vệ pháp luật, giữ gìn trật tự kỷ cương xã hội nữa đâu?

Báo chí hàng ngày ra rả ra rả nói về đạo đức xã hội bị xuống cấp, kỷ cương xã hội bị coi thường. Vậy đạo đức báo chí, kỷ cương trên lĩnh vực truyền thông của các vị thì đang ở đâu? Hay để cho “cờ hó” nó nhai rồi!