KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

SỨ MỆNH CỦA NGƯỜI CANH LỬA



Được bầu vào Ban Bí thư, ông Trần Cẩm Tú vẫn là một nhân vật chưa mấy quen thuộc với đời sống chính trị Việt Nam. Vốn là dân lâm nghiệp, ông Trần Cẩm Tú từ huyện Hương Sơn chỉ quá cảnh chốc lát ở Tỉnh ủy Hà Tĩnh rồi ra thẳng trung ương. 

SỨ MỆNH CỦA NGƯỜI CANH LỬA

Tiếp xúc với ông Trần Cẩm Tú rất dễ cảm tình. Bởi lẽ, ngoài tố chất bộc trực của người Nghệ Tĩnh, ông Trần Cẩm Tú vẫn còn sự trong sáng của người sinh trưởng tại miền núi ít bị lây nhiễm thị phi phố xá chen lấn. Trong giao tế, ông Trần Cẩm Tú không tỏ ra thân thiết với ai mà cũng không tỏ ra sợ sệt ai. Ấn tượng mà ông Trần Cẩm Tú để lại cho người khác là thói quen rít thuốc lá liên tục rồi đưa hàm răng ám khói ra cười khì khì! 

Thử thách đầu tiên của ông Trần Cẩm Tú là ghế Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình. Sau khi ông Nguyễn Hạnh Phúc chuyển lên làm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, thì vị trí người đứng đầu quê hương năm tấn là cuộc cạnh tranh giữa ông Phạm Văn Sinh và ông Nguyễn Hồng Diên. 

Phạm Văn Sinh được đào tạo kỹ sư nông nghiệp. Khi Phạm Văn Sinh làm Bí thư Huyện ủy Quỳnh Phụ thì xảy ra sự cố biến động Thái Bình 1997, từ đó mọi kiến thức trồng trọt và chăn nuôi của ông đều dồn vào giấc mộng quan trường! Phạm Văn Sinh mặt mũi lạnh tanh và ăn nói nhát gừng, hoàn toàn trái ngược với Nguyễn Hồng Diên mặt mũi khôi ngô và ăn nói linh hoạt. Nguyễn Hồng Diên là con rể của ông chủ Bia Đại Việt nức tiếng giàu sang!

Ông Trần Cẩm Tú đã làm Bí thư Thái Bình suốt một nhiệm kỳ bình ổn, dung hoà được hai thái cực Phạm Văn Sinh và Nguyễn Hồng Diên!

Bây giờ, ông Trần Cẩm Tú đảm nhận Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Trong cuộc chiến chống tham nhũng đang nhóm lò hừng hực, thì vai trò của ông Trần Cẩm Tú không khác gì một người canh lửa. Sứ mệnh của ông Trần Cẩm Tú đáng được hy vọng và tin cậy, bởi tiền bối của ông là cố Tổng Bí thư Trần Phú dấn thân làm cách mạng không phải để cán bộ hôm nay nhũng nhiễu và tham lam vô độ!

Dân chúng đang chờ xem ông Trần Cẩm Tú rít thuốc lá và cười khì khì: "Lò vẫn đủ nhiệt cần thiết! Cháy tốt, cháy nốt!". Và nhiệm vụ trước mắt của ông Trần Cẩm Tú chính là dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm "thu hồi đất của dân chỉ đền bù 18 triệu đồng/ m2, để cho doanh nghiệp tư nhân bán lại 350 triệu đồng/ m2" với các loại củi khô, củi tươi, củi to lẫn củi... hưu!

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

Khai trừ Đảng đối với ông Đinh La Thăng

Trung ương đã quyết định khai trừ Đảng đối với ông Đinh La Thăng, nguyên Ủy viên Ban chấp hành T.Ư Đảng, nguyên Phó trưởng Ban Kinh tế T.Ư.


Ông Đinh La Thăng
Trong ngày làm việc thứ 3 của Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư Đảng lần thứ 7 khóa XII, sáng ngày 09/5, Ban Chấp hành T.Ư Đảng làm việc tại hội trường bàn về công tác cán bộ. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và điều hành phiên họp.

Tại phiên họp, T.Ư đã xem xét và quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng, nguyên Uỷ viên Ban Chấp hành T.Ư Đảng, nguyên Phó trưởng Ban Kinh tế T.Ư bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng.

Trước đó, tại Hội nghị T.Ư 5 (07/5/2017), T.Ư đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo và cho thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII đối với ông Đinh La Thăng. Sau đó, ông Đinh La Thăng thôi giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM, được điều động giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế T.Ư.

Ngày 08/12/2017, ông Đinh La Thăng bị tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, đình chỉ sinh hoạt Đảng, bị khởi tố và tạm giam do những sai phạm khi giữ chức Chủ tịch Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).

Ngày 23/4/2018 tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã họp kỳ 24, trong đó có nội dung xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng. Tại kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành T.Ư xem xét, thi hành kỷ luật ở mức cao nhất đối với ông Đinh La Thăng.

Ông Trần Cẩm Tú được bầu làm Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương


Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu Phó Chủ nhiệm Thường trực UB Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú làm Chủ nhiệm UB này, thay cho ông Trần Quốc Vượng đã được Bộ Chính trị phân công đảm nhiệm chức vụ Thường trực Ban Bí thư. Trung ương cũng bầu ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam và ông Trần Cẩm Tú làm Bí thư Trung ương Đảng.

Ông Trần Cẩm Tú được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương.
Thông cáo phát đi chiều 9/5/2018 từ Văn phòng Trung ương Đảng về ngày làm việc thứ 3 Hội nghị Trung ương 7 cho biết kết quả bỏ phiếu bầu bổ sung ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng đối với các ông Trần Cẩm Tú, Trần Thanh Mẫn.

Cụ thể, theo thông cáo, buổi sáng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường bàn về công tác cán bộ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, điều hành phiên họp.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã biểu quyết đồng ý để ông Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII thôi giữ chức Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu ông Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm thường trực Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Ban Chấp hành Trung ương cũng bầu ông Hoàng Văn Trà, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Phú Yên giữ chức Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Ông Trần Thanh Mẫn (phải) - Chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam được bầu làm Bí thư Trung ương Đảng, cùng với ông Trần Cẩm Tú.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu bổ sung Uỷ viên Ban Bí thư khoá XII gồm: ông Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ông Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Trung ương đã xem xét và quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.

Buổi chiều, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường thảo luận về Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.

Ông Trần Cẩm Tú được bầu làm Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu Phó Chủ nhiệm Thường trực UB Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú làm Chủ nhiệm UB này, thay cho ông Trần Quốc Vượng đã được Bộ Chính trị phân công đảm nhiệm chức vụ Thường trực Ban Bí thư. Trung ương cũng bầu ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam và ông Trần Cẩm Tú làm Bí thư Trung ương Đảng.

Ông Trần Cẩm Tú được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương.

Thông cáo phát đi chiều 9/5/2018 từ Văn phòng Trung ương Đảng về ngày làm việc thứ 3 Hội nghị Trung ương 7 cho biết kết quả bỏ phiếu bầu bổ sung ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng đối với các ông Trần Cẩm Tú, Trần Thanh Mẫn.

Cụ thể, theo thông cáo, buổi sáng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường bàn về công tác cán bộ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, điều hành phiên họp.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã biểu quyết đồng ý để ông Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII thôi giữ chức Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu ông Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm thường trực Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Ban Chấp hành Trung ương cũng bầu ông Hoàng Văn Trà, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Phú Yên giữ chức Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Ông Trần Thanh Mẫn (phải) - Chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam được bầu làm Bí thư Trung ương Đảng, cùng với ông Trần Cẩm Tú.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu bổ sung Uỷ viên Ban Bí thư khoá XII gồm: ông Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ông Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Trung ương đã xem xét và quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.

Buổi chiều, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường thảo luận về Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.

Theo Dân Trí

Gặp lại 'em bé' trong bức ảnh mẹ cho bú trước khi bị tên lính Mỹ hành quyết

Phóng viên tìm về vùng đất cách mạng nổi tiếng ở Sóc Trăng gặp 'em bé' được cho là xuất hiện trong bức ảnh mẹ cho bú trước khi chị bị tên lính Mỹ hành quyết chạm đến hàng triệu triệu trái tim.

"Bọn giặc gầm lên: Chồng mày đâu? Đồng đội mày đâu?
Chị lắc đầu: Tôi không biết.
Thằng chỉ huy hất hàm ra lệnh: Bắn!.
Khoan! Hãy chờ tôi giây lát.
Rồi chị gượng đứng lên, giành lại đứa con từ trong tay giặc. Nước mắt tuôn trào, chị thầm gọi con… ơi. Bú nhanh lên kẻo không còn kịp nữa. Ơi con của tôi, ơi bầu sữa. Giọt sữa cuối cùng, con bú cạn nghe con..."

Những ngày trung tuần của tháng 3, thời điểm mọi người vẫn đang vui mừng gửi những lời chúc tốt đẹp đến một nửa thế giới, thì đâu đó, tại các diễn đàn mạng xã hội lớn, lời bài hát "Giọt sữa cuối cùng" của tác giả Trọng Nguyễn lại được cất lên.
Bức ảnh Giọt sữa cuối cùng.

Chỉ trích vỏn vẹn 5 câu nói lối, lời bài hát như "thách thức" những trái tim "sắt đá" cũng phải ngược dòng để chung nhịp đập, chung nỗi đau và cảm phục với nữ nhân vật chính trong bài hát.

Điều đặc biệt, tuy thấu và cảm thông trong từng câu chữ, nhưng ít ai ngờ rằng, bài hát này được viết dựa trên một câu chuyện có thật. Đó là câu chuyện kể về sự hy sinh anh hùng của liệt sỹ Nguyễn Thị Tư, một thôn nữ miền Tây rắn rỏi, trước nòng súng của giặc Mỹ vẫn cố gượng dậy, giật đứa con 10 tháng tuổi của mình để cho bé bú những giọt sữa cuối cùng.

Câu chuyện xoay quanh bức ảnh và lời bài hát Giọt sữa cuối cùng đã thôi thúc PV VTC News tìm gặp những nhân vật chính được cho là xuất hiện trong câu chuyện.

Sự "máu lạnh" sau 3 nghìn bạc 

Sau gần 1 giờ đồng hồ vượt qua quãng đường vắt vẻo dọc bờ sông chảy dài, theo địa chỉ tìm hiểu trước, chúng tôi đến ấp 12 (xã Vĩnh Lợi, huyện Thanh Trị, tỉnh Sóc Trăng). 

Điều khiến chúng tôi không khỏi bất ngờ khi tới đây, đó là một khu làng cách mạng tiếng tăm lẫy lừng xưa kia nay vẫn đìu hiu với những ngôi nhà lụp xụp. Người già, trẻ nhỏ tản bộ trên con đường nhỏ hệt như những năm 70.

Hỏi chuyện một bé gái chừng 14 tuổi đang cõng em đi trên đường, khi vừa hỏi "Con ơi, con biết nhà cô Mỹ Linh con bác Năm Dõng...", chưa kịp nói hết câu thì bé đã nhanh nhảu trả lời "Dạ, phải cô Linh giọt sữa cuối cùng không ạ? Cô cứ đi thẳng đến ngay cái cầu qua sông là nhà cô ấy đó ạ".

Theo chỉ dẫn của bé gái, chúng tôi tìm đến địa chỉ trên.
Tiếp chuyện chùng tôi là một cụ ông tóc đã bạc quá nửa đầu, dù tai nghe không rõ nhưng lời nói và ánh mắt của cụ vẫn thể hiện được sự minh mẫn hiếm có. 
Khi biết được vấn đề người đối diện cần tìm hiểu, cụ cười phá lên "Tìm đúng nhà rồi đấy, tôi là Năm Dõng đây. Mỹ Linh ơi, Mỹ Linh à, có khách tìm con này", vừa nói, cụ vừa đi ra sau nhà tìm cô Mỹ Linh.

Dù đã biết trước nhưng chúng tôi vẫn không khỏi bất ngờ khi nhìn thấy cô Lê Mỹ Linh - "đứa bé" năm nào còn ngái ngủ trong vòng tay mẹ, bị mẹ bắt thức giấc và cho bú những giọt sữa cuối cùng nay đã 49 tuổi. Dáng người nhỏ nhắn, giọng nói trầm hiền cô lịch sự tiếp chuyện chúng tôi.

Tuy nhiên, khi hỏi về ký ức xưa, khuôn mặt cô lặng đi, cô từ chối nhắc về quá khứ: "Nhắc lại làm gì để lòng thêm quặn thắt. Hỏi cha tui đi, chứ giờ tui không nói nổi đâu". 

Ngồi cạnh bên, cụ Năm Dõng gật đầu tỏ vẻ tán thành: "Có gì cứ hỏi tui đây, giờ nó xúc động nên không nói được gì đâu".
Cụ Lê Văn Dõng (Năm Dõng) - Chồng của nữ anh hùng liệt sỹ Nguyễn Thị Tư

Cụ Năm Dõng kể, vào những năm 1960 - 1971, trong kháng chiến chống Mỹ, như những vùng quê miền Nam anh hùng khác, xã Vĩnh Hưng (Bạc Liêu) là vùng đệm giữa căn cứ Vĩnh Trinh của ta và tiểu khu Bạc Liêu của địch.

Tuy chỉ là xã, nhưng địch đóng tại đây "đông như kiến", gồm một tiểu đoàn bảo an, tiểu đoàn cơ động 411 cùng nhiều ác ôn, dân vệ, tề điệp và cả cả cụm pháo 105mm. Tại đây thường xuyên xảy ra những trận chiến ác liệt giữa ta và địch.

"Tên thật tôi là Lê Văn Dõng, nhưng mọi người quen gọi Năm Dõng cho tới giờ luôn. Hồi đó, tôi là xã đội trưởng, đồng thời là một trong hiếm hoi những cán bộ diệt ác ôn nổi tiếng của vùng nên bị bọn địch thù hằn và luôn tìm mọi cách để hạ gục. Ngày ấy, tên tề gian nào mà nhận thư cảnh cáo của tôi thì chắc chắn không sống sót qua ngày thứ 10.

Năm 1954, Tôi và bà Tư (Nguyễn Thị Tư, SN 1937 - PV) cưới nhau. Sau khi cưới nhau, tôi lại hăng suy hoạt động cách mạng hơn. Đội du kích của chúng tôi hồi đấy láo lắm, ít người nhưng mạnh, hoạt động "thoắt ẩn thoắt hiện" nên bọn địch luôn trong tâm thế hoang mang, lo sợ bị đánh úp.

Tôi tham gia hoạt động các mạng, bà Tư ở nhà thay tôi chăm lo cho gia đình. Vừa nuôi con, bà ấy vừa mở hàng nhỏ buôn bán. Nói buôn bán cho có, chứ thực chất là để bí mật cung cấp thuốc men, lương thực, nuôi giấu cán bộ dưới hầm bí mật và làm giao liên cho cán bộ ra vào vùng tạm chiếm", cụ Năm Dõng kể lại.
Chị Lê Mỹ Linh - đứa bé trong bức ảnh Giọt sữa cuối cùng.

Theo hồi ức của cụ Năm Dõng, vào đầu năm 1970, sau khi 2 người có với nhau người con út (bé Lê Mỹ Linh) cũng là thời điểm giặc tức tối, muốn tiêu diệt cụ nhiều hơn. Bởi ngày nào cụ con sống, số lượng tay sai và ác ôn mà cụ tiêu diệt nhiều không đếm xuể. 

Tức tối, điên cuồng truy lùng bóng dáng Năm Dõng nhưng không thấy tăm hơi, chúng bắt đầu bày mưu hèn, kế bẩn, lùng sục tìm bắt bà Tư để uy hiếp Năm Dõng ra chịu chết.

"Lúc đó, tên Đại uý Phước nó ra lệnh cho lính rằng, muốn ngăn chặn được Cộng sản làm mạnh thì phải giết cho bằng được Năm Dõng với Hai Hoàng, nếu không giết được chúng thì giết vợ chúng, để chúng co đầu không giám hoạt động. Nói thế vì chúng tôi lúc đó như đầu tàu của du kích hoạt động cách mạng.

Sau đó, chúng tổ chức một lực lượng BO2 chuyên hoạt động ban đêm, trong lúc lùng sục ngoài xã Châu Thới thì chúng tìm được vợ Hai Hoàng và giết luôn. Lo lắng, cơ sở mật của ta mới báo cho tôi là phải làm sao để tránh né, chứ bây giờ chúng làm căng lắm.

Nhìn đâu đâu cũng thấy chúng lùng sục vợ mình để giết, tôi mới sắp xếp cho vợ vào căn cứ Mỹ Trinh ở 3 ngày. Sau đó có tiền thì tôi đưa cho vợ và dẫn bà ấy đi bám bà con mà sống, chứ ở căn cứ suốt cũng không an toàn. 
Bàn thờ của nữ anh hùng liệt sỹ Nguyễn Thị Tư tại nhà chị Lê Mỹ Linh.

Hôm đó, khoảng 4h, tôi dẫn vợ về nhà và dặn cha tôi là đừng cho vợ ẵm bé Linh đi, còn 3 đứa lớn thì gửi bên ngoại rồi tôi phải về căn cứ. Nhưng sau đó ở nhà không an toàn nên vợ tôi cũng buộc phải ẵm con đi.

Trên đường đi thì gặp bà Đẩu, bả mới hỏi "Tư ơi, mày ẵm con đi đâu vậy?", lúc đó vợ tôi cũng thật thà trả lời là ẵm con đi Bạc Liêu chữa bệnh. Nghe vậy bả mới nói vào ở với bả, vì khuya cũng có chuyến đò ghé nhà bà đi Bạc Liêu. Thấy bả ở một mình, không chồng con nên vợ tôi cũng nghe lời vô ở.

Vợ tôi còn dặn với bả là nếu lính ghé hỏi, thì nói là em gái tới ngủ nhờ để đón đò đưa con đi chữa bệnh. Tối đó, lính tới thật. Trước mặt thì bả vẫn nói như vợ tôi dặn, nhưng khi đi ra khỏi của thì bả mới chỉ tay ngược vô và bọn lính quay trở lại bắt vợ tôi.

Bắt được, chúng đánh đập vợ tôi dã man và bắt khai ra hầm bí ở căn cứ Mỹ Trinh nhưng vợ tôi vẫn kiên quyết không trả lời. Tức giận, tên Phước ra lệnh: “Bắn chết, cắt lỗ tai mang về cho tao”.

Thời khắc chúng bắt được nữ anh hùng Nguyễn Thị Tư là lúc bé Mỹ Linh 10 tháng tuổi còn đang ngái ngủ trên tay. Trước lúc hy sinh, chị đã van nài bọn chúng xin được cho con bú lần cuối cùng.
Bàn thờ của nữ anh hùng liệt sỹ Nguyễn Thị Tư tại nhà chị Lê Mỹ Linh.

Sau khi cho bé Linh bú những giọt sữa cuối, chúng giành giật bé trên tay chị và vứt bé trên miếng ván ngoài trời. Vừa để tuột con khỏi tay, chị bị nòng súng địch bắn thẳng vào đầu, chết tại chỗ. Sau khi chị chết, nghe lời tên Đại uý Phước, chúng cắt tai chị mang về.
"Sau này, chúng tôi mới tìm được bà Đẩu đó. Lúc họp dân, bả mới khai nhận toàn bộ sự thật là vì nhận 3 nghìn bạc (tương đương 1 lượng vàng bây giờ - PV) của giặc nên mới bán đứng Cách mạng", nói đến đây, ánh mắt cụ Năm Dõng trầm hẳn đi.

Theo Thy Huệ - VTC News

BẮT ĐỐI TƯỢNG XUYÊN TẠC THÔNG TIN ĐỂ HẠ UY TÍN LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC


Chiều qua ngày 08/5, cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Duy Sơn, sinh năm 1981, ở phường Bắc Sơn, Thành phố Sầm Sơn về tội "Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân".

BẮT ĐỐI TƯỢNG XUYÊN TẠC THÔNG TIN ĐỂ HẠ UY TÍN LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC

Vào khoảng thời gian từ tháng 12/2017 đến tháng 3/2018, Nguyễn Duy Sơn đã sử dụng tài khoản facebook có nickname “Nguyễn Sơn” để chia sẻ, đăng tải ở chế độ công khai các bài viết với nội dung thông tin sai sự thật, xuyên tạc nhằm hạ uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa. Hành vi của Nguyễn Duy Sơn đã gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, nhà nước và lãnh đạo tỉnh, gây hoài nghi trong quần chúng nhân dân, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội và sự phát triển của tỉnh.

Cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Duy Sơn. Hiện vụ việc đang được tiếp tục, điều tra làm rõ.

BẮT ĐỐI TƯỢNG XUYÊN TẠC THÔNG TIN ĐỂ HẠ UY TÍN LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC

Trước đó, Cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Thanh Hóa cũng đã phát hiện và bắt giữ đối tượng Đinh Trọng Tấn - Bí thư xã Quảng Lĩnh, huyện Quảng Xương và đối tượng Nguyễn Danh Dũng, ở phường Tào Xuyên, TP. Thanh Hóa do có hành vi lợi dụng các trang mạng xã hội để đưa có thông tin sai sự thật, hạ uy tín của các đồng chí lãnh đạo.

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nhưng phải trong khuôn khổ của pháp luật. Mọi hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Thưa bà Nguyễn Thị Quyết Tâm! Đừng nên thách thức dư luận thêm nữa…



Trong lúc dư luận đang bức xúc với vụ ông Tất Thành Cang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM “lạm quyền” phê duyệt bán rẻ 32 ha đất của Công ty Tân Thuận cho Quốc Cường Gia Lai. Và Thành ủy TP.HCM vẫn trong quá trình làm rõ trách nhiệm của ông này thì bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM kiêm Chủ tịch HĐND TP.HCM thản nhiên nói với cử tri rằng “Hủy hợp đồng bán đất ở Phước Kiển không thiệt hại kinh tế nào”!?

Phát ngôn của bà Tâm như “thêm dầu vào lửa” và càng làm cho dư luận giận dữ thêm. Không hiểu bà Tâm căn cứ vào đâu mà lại phán bừa như thế. Trong lịch sử giao dịch kinh tế và thực hiện các hợp đồng kinh doanh, mua bán chưa bao giờ có vụ nào hủy hợp đồng sau khi hai bên đã hoàn tất hợp đồng “tiền trao cháo múc” mà lại không gây thiệt hại kinh tế nào như lời bà Tâm. Có lẽ không kinh doanh hay chỉ "làm công ăn lương" nên bà Tâm quên mất những quy luật của kinh tế thị trường.

Một chuyên gia kinh tế phân tích với chúng tôi rằng dù tiền và đất có trả lại nguyên vẹn thì những chi phí đàm phán, giao dịch hay thực hiện hợp đồng cũng đã mất. Trong những phi vụ hàng trăm tỷ như vụ Tân Thuận bán 32ha đất cho Quốc Cường Gia Lai (QCGL) thì những chi phí đó bỏ ra không phải nhỏ.

Thưa bà Nguyễn Thị Quyết Tâm! Đừng nên thách thức dư luận thêm nữa…
Mới đây, Nguyễn Thị Quyết Tâm thản nhiên nói với cử tri rằng “Hủy hợp đồng bán đất ở Phước Kiển không thiệt hại kinh tế nào”! Phát ngôn này của bà Tâm đã khiến dư luận rất giận dữ.
Giám đốc một Công ty địa ốc cho biết: “Tôi e là bà Tâm quên mất các chi phí và công sức khảo sát, đo đạc, xác định giá trị khu đất của doanh nghiệp, chi phí tiến hành đàm phán và ký hợp đồng của cả 2 công ty. Thời gian tiến hành hợp đồng này là cả năm, và chúng ta đều biết là các chi phí cho việc mua bán đất đai cũng không phải ít. Có lẽ chị Tâm không biết về chuyên môn nên mới phát biểu như thế!”.

Dư luận càng tỏ ra bất ngờ hơn khi bà Tâm cho rằng 32ha đất mà Công ty Tân Thuận bán cho QCGL không phải là đất công do tài sản này hình thành từ vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp. Và Thành ủy đã chỉ đạo hủy hợp đồng, nhà nước không thiệt hại gì!? Ông bà xưa nói “biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe!”.

Tân Thuận là doanh nghiệp trực thuộc Thành ủy TP.HCM, mọi khoản vay, nhà cửa hay nguồn vốn của doanh nghiệp này thực chất là của Nhà nước, làm ăn lời lỗ vay trả được hay không thì nơi chịu trách nhiệm cuối cùng là Thành ủy TP.HCM. Trong khi đó tài sản hay doanh nghiệp thuộc Thành ủy TP.HCM không của Nhà nước thì của ai, thưa bà Chủ tịch HĐND TP.HCM. Đất đó không phải thuộc về tài sản công, chẳng lẽ thuộc về tài sản riêng của mấy ông bà hay sao ?

Ngay cả giờ đây QCGL “ngậm đắng nuốt cay” vì sợ phanh phui ra khu đất khác trả lại không đòi bồi thường gì mà lẽ ra phải có nếu “tình ngay, lý cũng phải ngay” thì nguồn vốn đi vay đó ai trả lãi nếu không phải là Tân Thuận. Chưa kể khu đất giá thị trường khoảng 2.500 tỷ đồng bán có hơn 400 tỷ đồng, chênh lệch khủng khiếp đó nếu thu đúng thu đủ thì số lãi trong 1 tháng thôi đã lên đến vài chục tỷ. Đó là thiệt hại đó thưa bà Nguyễn Thị Quyết Tâm!

Khu đất 32ha ấy nếu bán đúng người, đúng giá và sử dụng đúng mục đích thì cả năm qua số lợi nhuận thu về cũng khó dưới trăm tỷ, cái ấy không gọi là thiệt hại thì chẳng lẽ là lợi lộc của những kẻ tiếp tay cố tình bán rẻ sao bà Phó Bí thư?

May cho Thành ủy TP.HCM và ông Tất Thành Cang, bà chủ QCGL Nguyễn Thị Như Loan “ngậm bồ hòn làm ngọt” tuyên bố không đòi bồi thường gì dù đã bỏ cả đống tiền vô khu đất này. Động cơ nào để bà ấy hào phóng như thế thì những người trong cuộc như ông Cang, bà Loan và các vị khác biết nhưng chi phí ấy đã trôi sông bỏ biển. Chắc cái đó tiền của doanh nghiệp nên mặc kệ họ chứ có thiệt hại gì đâu bà Tâm nhỉ?

Không chỉ thiệt hại về kinh tế, sau vụ này uy tín của tổ chức Đảng cao nhất ở TP. HCM bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thiệt hại đó không tiền bạc nào sánh nổi. Lẽ ra là một trong 4 lãnh đạo cao nhất Thành ủy, bà phải cùng Thường trực Thành ủy giải thích rõ, trấn an dư luận và tạo đồng thuận để giải quyết dứt điểm, đúng người đúng trách nhiệm chứ không phải là “thách thức” hay “chọc tức” dư luận bằng những phát ngôn kiểu bênh vực cho sai phạm như thế.

Mặt khác, giữa lúc Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Ban Chấp hành Trung ương Đảng đang họp, với nhiều nội dung nhằm củng cố uy tín của Đảng, thể hiện quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước trong việc xử lý nghiêm các sai phạm của Đảng viên, đề cao công tác phòng chống tham nhũng, thì tại TP.HCM, phát ngôn của bà Quyết Tâm dường như "lạc lõng" và đi ngược lại chủ trương lớn của cả dân tộc. Đó dường như là một phát ngôn "mở đường" dàn xếp sai phạm và bênh vực cho tham nhũng.

Nếu không nói gì tử tế để tình hình tốt đẹp hơn thì có lẽ bà cũng nên im lặng còn hơn là tạo thêm sóng gió bằng phát ngôn không giống ai, chẳng hợp lý cũng không hợp tình như thế, thưa bà Nguyễn Thị Quyết Tâm!
Trích một số phát ngôn ấn tượng của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm:
“Khu đất Công ty Tân Thuận chuyển nhượng không phải đất công, nhưng việc sang nhượng làm không đúng thủ tục, quy trình !”
“Nếu như con em cán bộ lãnh đạo có sự trưởng thành và được các đại hội Đảng tín nhiệm, được tổ chức tín nhiệm giao những trọng trách thì đó là điều hạnh phúc của dân tộc”.
“Trúng cử hay không tùy thuộc vào lá phiếu bầu chọn của cử tri. Không có chuyện ứng cử viên ra để lót đường như dư luận xuyên tạc”
“Lãnh đạo TP.HCM vẫn đi làm bằng taxi”.
“Đề nghị Giám đốc sở đi tuyến xe số 22 để thử cảm giác của các cháu”
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm sinh ngày 20/12/1958 tại xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Bà là Cử nhân Tài chính tín dụng; Cử nhân Hành chính; Cử nhân Lịch sử Đảng.
Bà hiện là Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Uỷ ban Tài chính -Ngân sách của Quốc hội.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm là ĐBQH khóa XIII, đại biểu HĐND thành phố khóa 8.

Tổng Thư ký Quốc hội: Đơn xin thôi ĐBQH của bà Phan Thị Mỹ Thanh sẽ được xem xét đúng luật định


Ngày 09/5, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết bà Phan Thị Mỹ Thanh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã có đơn xin thôi làm nhiệm vụ ĐBQH vì lý do sức khỏe.

Tổng Thư ký Quốc hội: Đơn xin thôi ĐBQH của bà Phan Thị Mỹ Thanh sẽ được xem xét đúng luật định
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc
Theo Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, việc bà Thanh có đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội sẽ được báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội và thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.

Trước đó ngày 04/5, Ban Bí thư đã họp xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về việc thi hành kỷ luật đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai.

Tổng Thư ký Quốc hội: Đơn xin thôi ĐBQH của bà Phan Thị Mỹ Thanh sẽ được xem xét đúng luật định
Bà Phan Thị Mỹ Thanh vừa bị Ban Bí thư kỷ luật cách tất cả chức vụ trong Đảng
Ban Bí thư kết luận: Những vi phạm, khuyết điểm của bà Phan Thị Mỹ Thanh rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân bà Thanh.

Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bà Phan Thị Mỹ Thanh bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng; đề nghị Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo thực hiện các quy trình, thủ tục xem xét bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh theo quy định của pháp luật.

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018

Chuyện cổng làng ở Hà Tĩnh trên mương nước

Báo lá cải thuần túy thì không chấp, nhưng với những tờ báo đại diện cho tiếng nói của Đảng bộ, của Chính quyền, thì sự nhạy cảm chính trị của người viết báo lẫn cán bộ quản lý, là điều rất quan trọng.

Thiếu nhạy cảm, việc bé hoàn toàn có thể xé ra to. Một cái kim sợi chỉ khi bị xiên xẹo với ý đồ không lành mạnh, cũng có thể bị chính trị hóa vấn đề không cần thiết, gây cười cho người quan sát, gây bức xúc cho người trong cuộc và gây ra những góc nhìn méo mó không đúng bản chất.

Ví dụ như câu chuyện cái cổng làng và cách đưa tin của tờ báo Hà Tĩnh là ví dụ.

Chuyện cổng làng ở Hà Tĩnh trên mương nước
Ảnh chụp bài báo
Đại khái là có cậu phóng viên nào đó, thong dong qua làng Bắc Bình, xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Thấy cái cổng làng mới xây, to đẹp, nhưng dưới cổng lại là... mương nước. Anh chàng tất nhiên mừng húm, về tòa soạn ngồi lâm ly bi đát trên trời dưới đất, nào là hồn cốt cổng làng, nào là văn hóa vùng quê, rồi đặt một câu hỏi to đùng về trách nhiệm của các quan làng, khi xây cái cổng ngay trên mương nước.

Chuyện cổng làng ở Hà Tĩnh trên mương nước

Chuyện cổng làng ở Hà Tĩnh trên mương nước


Chuyện cổng làng ở Hà Tĩnh trên mương nước
Con đường đang được xây dựng dưới cổng làng
Báo lên bài, thiên hạ cười rinh rích, đặc biệt là nhóm đối tượng chuyên lấy công kích chính quyền làm niềm vui - đã share loạn lên, cười cợt vào sự ngu dốt của cán bộ, quá nữa là chửi bới lãnh đạo Hà Tĩnh ăn tàn phá hại của dân, xây cái cổng chả có tác dụng gì, chủ yếu dùng để "giải ngân tiền tham nhũng".

Đỉnh điểm là cái cổng làng được quy kết về cái gọi là "đỉnh cao của trí tuệ Cộng Sản".

***

Mạng xã hội hả hê bao nhiêu, thì người trong cuộc ấm ức bấy nhiêu.

Xã Tượng Sơn là một xã tiêu biểu về mô hình xây dựng Nông thôn mới của Hà Tĩnh, thậm chí là của cả nước. Lãnh đạo cấp cao khi về thăm Hà Tĩnh, đa số đều tham quan mô hình này ở Thạch Hà. Và, việc hoàn thiện đồng bộ hạ tầng, cảnh quan, là việc làm hàng ngày, hàng tuần của chính người dân nơi đây, bằng đủ thứ nguồn kinh phí, bằng đủ phương pháp mà chính quyền và người dân thống nhất với nhau, miễn sao hiệu quả, miễn sao nhanh, miễn sao phù hợp với điều kiện địa phương.

Cái cổng làng trị giá hơn 70tr, là nguồn kinh phí được anh em đồng hương xa quê ủng hộ. Bà con phấn khởi táng cái cổng trước, rồi làm con đường sau. Làm cổng và làm đường đặt trong một tiến độ thống nhất, cách nhau tầm 1 tháng chứ không phải là dạng làm xong đắp chiếu nằm chờ. Và nhà báo ta, thấy cái cổng nhưng chưa thấy cái đường, đã hô toáng lên như thể khám phá được điều gì ghê gớm lắm.

***

Báo Hà Tĩnh, cơ quan ngôn luận chính thống của Hà Tĩnh. Từ trụ sở báo đến cái cổng làng chỉ hơn 10 phút chạy xe, từ trụ sở báo đến chính quyền xã cũng tương tự. Nhưng rất tiếc, phóng viên báo đã không hề có một động thái làm rõ trước khi lên bài, thậm chí tiếc cả một cú điện thoại.

Và hậu quả, là một Hà Tĩnh xấu xí, một dàn Thường vụ Tỉnh ủy xấu xí, đã được công chiếu trên dư luận, thông qua cái cổng làng.

Sự thiếu nhạy cảm chính trị và vô trách nhiệm của cả phóng viên lẫn cán bộ quản lý, đã tạo ra một câu chuyện hài hước độc đáo trong tuần cho thiên hạ thư giãn. Theo quy định, hình như TBT Báo Hà Tĩnh đương nhiên "đeo lon" Tỉnh ủy viên, tức là nằm trong nhóm cán bộ cốt cán của Đảng bộ Hà Tĩnh thì phải, hehehe?

Cuối cùng, điều tiếc nhất là tờ báo đã dội một gáo nước lạnh lên tâm huyết của bao nhiêu con người đang muốn xây dựng quê hương mình, bằng một thứ tư duy báo chí què quặt, lặt vặt, và thậm chí lá cải!

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2018

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Mốc son chói lọi



Cách đây 64 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Quân ủy, đã quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Qua 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường, gian khổ, ngày 07/5/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc toàn thắng.

Kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh

Chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” tại Điện Biên Phủ đã góp phần quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, đánh dấu bước phát triển mới của nhân dân Việt Nam và thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Mốc son chói lọi
Ngày 7.5.1954 lá cờ chiến thắng đã tung bay trên nóc hầm Tướng Đờ-Cát
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh, trực tiếp dẫn đến việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng Tháng Tám, mở ra giai đoạn cách mạng mới, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Mốc son chói lọi
Quân viễn chinh Pháp ra hàng quân đội Việt Nam.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi, mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ của nhân loại, chứng minh một chân lý của thời đại: Các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược, nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã thôi thúc và cổ vũ các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mỹ La-tinh đứng lên đấu tranh tự giải phóng, thoát khỏi ách xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, của chiến tranh nhân dân, của LLVT nhân dân, trong đó Quân đội nhân dân Việt Nam làm nòng cốt, luôn trung thành, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ.
Đánh giá về ý nghĩa, tầm vóc của Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đảng ta từng khẳng định: “Chiến thắng Điện Biên Phủ đã ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một mốc son chói lọi, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân”.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của sự kế thừa, phát huy truyền thống, lịch sử vẻ vang hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất của dân tộc ta.

Trong thế kỷ 20, truyền thống đó, sức mạnh đó được nhân lên, trước hết nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đảng ta đã đề ra đường lối chiến tranh nhân dân, đường lối kháng chiến đúng đắn - yếu tố quyết định để chúng ta chiến thắng quân đội viễn chinh Pháp - một đội quân thực dân đế quốc nhà nghề, từng chiến thắng và áp đặt sự cai trị ở nhiều nơi trên thế giới.

Chiến thắng Điện Biên Phủ cho thấy, Đảng ta có chủ trương chiến lược quân sự đúng đắn, nghệ thuật chiến dịch, chiến đấu tài tình.

Trong xây dựng quân đội, xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT), luôn giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt Quân đội Nhân dân Việt Nam và các LLVT nhân dân. Lực lượng đó đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của Bộ Tổng tư lệnh tối cao.

Việc phát huy sức mạnh của thế trận chiến tranh nhân dân thể hiện trong suốt quá trình chuẩn bị và tiến hành chiến tranh. Chúng ta đã thực hiện tốt chủ trương: Mỗi người dân là một chiến sĩ, cả nước trở thành hậu phương, cả nước là chiến trường, nhằm đánh tiêu hao, tiêu diệt, căng kéo quân chủ lực Pháp.

Đó còn là nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu thắng mạnh, lấy trường kỳ kháng chiến để đánh bại ý đồ đánh nhanh, thắng nhanh của quân Pháp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có vai trò đặc biệt quan trọng trong những thời điểm có ý nghĩa quyết định của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cũng như trong trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, qua khảo sát thực tế chiến trường, lấy ý kiến dân chủ của cán bộ lãnh đạo trong Đảng ủy, Bộ Chỉ huy chiến dịch và cố vấn nước bạn, đã đề xuất Bộ Chính trị, Tổng Quân ủy đi đến quyết định lịch sử:


Thay đổi phương châm tác chiến từ đánh nhanh, thắng nhanh, sang đánh chắc, tiến chắc. Quyết định đó cũng là thể hiện sự chỉ đạo hết sức cụ thể của Bác Hồ: “Trận này hết sức quan trọng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh!”


Chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”

Sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh làm cho sức mạnh dân tộc ta được tăng cường bằng sức mạnh của thời đại.

Chúng ta đã tranh thủ được sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn của các nước bạn bè, đặc biệt là các nước XHCN, trực tiếp là của Liên Xô, Trung Quốc… góp phần tăng cường sức mạnh chính trị, tinh thần, vật chất để chúng ta giành thắng lợi quyết định tại chiến trường Điện Biên Phủ.

Để có chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”, cùng với tinh thần chiến đấu ngoan cường, quả cảm của bộ đội ta tại mặt trận, một yếu tố hết sức quan trọng là tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” của toàn dân, toàn quân ta.

Chiến thắng Điện Biên Phủ có sự phối hợp của các chiến trường cả nước, bằng các cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, từ Tây Bắc, Việt Bắc đến đồng bằng sông Cửu Long, chiến trường Tây Nguyên và cả bên nước bạn Lào, Cam Pu Chia, góp phần “chia lửa” với Điện Biên Phủ, căng kéo quân địch ra, không cho chúng tập trung binh lực, vật lực chi viện cho tập đoàn cứ điểm.

Để chi viện sức người, sức của cho chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng ta đã huy động tối đa sức mạnh của hậu phương, của hậu cần nhân dân. Hàng chục vạn dân công, thanh niên xung phong được huy động vận chuyển lương thực, nhu yếu phẩm từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Yên Bái, Phú Thọ… lên Tây Bắc.

Ở hậu phương, Đảng, Nhà nước ta thực hiện chính sách giảm tô, cải cách ruộng đất, mang lại quyền lợi chính đáng cho gia đình, hậu phương bộ đội, dân công, thực sự tăng thêm niềm tin, sức mạnh của mọi người, ở cả hậu phương và tiền tuyến… tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn chiến thắng quân thù.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, của chiến tranh nhân dân, của LLVT nhân dân, trong đó Quân đội nhân dân Việt Nam làm nòng cốt, luôn trung thành, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ khẳng định, trong chiến tranh, yếu tố con người là quyết định, trong đó nhân tố chính trị tinh thần có vai trò đặc biệt quan trọng và là ưu thế tuyệt đối của chúng ta trước kẻ thù xâm lược.

64 năm đã trôi qua, ý nghĩa, bài học của chiến thắng Điện Biên Phủ còn truyền lại mãi đến hôm nay và mai sau. Phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Điện Biên Phủ, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chủ động nắm bắt thời cơ, vượt mọi khó khăn, thử thách, kiên định chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, củng cố niềm tin vững chắc vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã lựa chọn.