KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2018

Họp báo vụ 2 hiệp sĩ bị đâm tử vong: Tài 'mụn' cực kỳ hung bạo


Sáng nay, Công an TP.HCM gặp gỡ báo chí chính thức thông tin về vụ nhóm hiệp sĩ bị băng cướp cuồng sát trên đường phố.

Họp báo vụ 2 hiệp sĩ bị đâm tử vong: Tài 'mụn' cực kỳ hung bạo
Nghi can Tài Mụn
Khi trộm chiếc xe SH, bị các hiệp sĩ vây bắt, Tài "mụn" dùng dao bấm tấn công khiến 5 hiệp sĩ thương vong. Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc Công an TP.HCM nói, Tài cực kỳ hung bạo.

Theo đó Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp với Công an Q.3 chính thức thông tin về quá trình điều tra, bắt giữ các nghi can liên quan sau gần 2 ngày xảy ra vụ việc gây xôn dư luận.


10h30'

Báo chí đặt câu hỏi về tình hình lực lượng đặc nhiệm Hướng Nam được thành lập, hoạt động như thế nào? Và tình hình tội phạm ra sao? 

Họp báo vụ 2 hiệp sĩ bị đâm tử vong: Tài 'mụn' cực kỳ hung bạo
Thiếu tướng Phan Anh Minh
Tướng Minh cho biết, hiện tại các phòng chuyên môn đang làm báo cáo về hoạt động của lực lượng này, nên chưa thể đánh giá cụ thể được.

“Để nói được lực lượng này hoạt động kết quả như thế nào bây giờ các phòng ban đang thực hiện đánh giá báo cáo. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về lực lượng này”, ông Minh nói.

Về tình hình tội phạm, tướng Minh cho biết, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp hơn. Có giảm số vụ nhưng mức độ nghiêm trọng của các vụ án ngày càng tăng lên.

“Tôi thừa nhận trật tự an toàn của thành phố có nhiều việc cần giải quyết triệt để hơn, nhưng trấn áp chỉ là giải quyết phần ngọn thôi. Công an TP HCM cần có cái nhìn đồng thuận, rõ ràng hơn”, ông Minh nói.

“Tình trạng người nghiện ma túy chiếm 30-50% tội phạm gây án, chủ yếu là cướp giật. Trong khi đó chính sách với người nghiện thì không được như xưa. Hồi trước, chúng ta có những cái hay hơn", lời ông Minh.

Ngoài ra, theo tướng Minh, tình hình tội phạm gia tăng là do số lượng dân nhập cư tăng, không được chăm sóc, giáo dục đầy đủ sẽ có nguy cơ tha hóa trở thành tội phạm.

"Giải quyết tội phạm là của công an nhưng chỉ một mình công an không giải quyết được, mà phải có sự hợp sức của cả hệ thống chính trị tham gia", ông nói.


10h20'

Nhận định về vụ án, Thiếu tướng Phan Anh Minh nói đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, đối tượng trực tiếp gây án là Tài 'mụn' cực kỳ hung bạo. 

Theo ông Minh, trước khi gây ra vụ án mạng, đâm chết 2 hiệp sĩ và làm 3 người trọng thương, Tài và Phú định trộm xe ở đường Bắc Hải (quận 10), tuy nhiên do có bảo vệ nên không thành. Khi di chuyển đến cửa hàng thời trang ở quận 3, Phú dừng xe phía đường Cách Mạng Tháng 8 (thuộc quận 10) cho Tài qua bẻ khóa lấy xe SH của khách...

Khi nhóm hiệp sĩ phát hiện, vây bắt. Tài đã đâm ông Hoàng - trưởng nhóm hiệp sĩ sau đó chạy lên xe Phú đang đợi thì một số hiệp sĩ đến sau, xông vào bắt. Tài tiếp tục đâm nhóm này túi bụi. Địa bàn gây án của nhóm trộm cướp lúc này thuộc địa bàn quận 3...

Ông Phan Anh Minh nói việc tôn vinh các hiệp sĩ đã mất là cần thiết nhưng hiện cũng phải lo cho những người còn sống. UBND TP.HCM sẽ lo toàn bộ chi phí an táng cho 2 người mất và viện phí cho 3 người bị thương. Quan điểm của CATP là cố gắng xem xét hoàn cảnh nhà cửa, cha mẹ và đặc biệt người chưa thành niên để chăm sóc cuộc sống đến khi trưởng thành. 

Báo chí đặt câu hỏi, sự việc xảy ra cách CA phường 10 quận 3 khoảng cách 200m nhưng đơn vị này phản ứng rất chậm?

Trả lời câu hỏi này, tướng Minh cho hay, sự việc xảy ra trong 13 giây, vậy CA làm được gì trong thời gian đó?

"Tôi thấy công an phường 10 quận 3 đã phản ứng rất nhanh rồi" - lời ông Minh.

Theo giải thích của tướng Minh, công an phường 2, quận 3 không xử lý khi nhận tin báo là do hiện trường vụ án xảy ra phường 10 quận 3.


Sở dĩ CA phường 2, quận 3 không xử lý do liên quan đến việc đang xử lý hiện trường nhà thờ hồi giáo. Hôm đó, có một đồng chí CA phường 2 và một người tổ dân phố trực.

Khi sự việc xảy ra xong rồi thì có người dân đến báo, CA phường 2 đã hướng dẫn đến CA phường 10 báo tin. Lúc đó CA phường 10 đã triển khai bảo vệ hiện trường.

Quan điểm của CA TP là khi giải quyết là không nói về địa giới hành chính. Khi sự việc xảy ra thì CA phường 10 đã làm hết trách nhiệm.

Ngoài ra, ông Minh thông tin thêm, Công an TP đã tập hợp hồ sơ để công nhận liệt sĩ cho 2 hiệp sĩ đã mất. Đối với 3 người đang nằm viện điều trị hiện tại vẫn chưa tiếp xúc được để làm hồ sơ khen tặng.


10h50' 

Họp báo vụ 2 hiệp sĩ bị đâm tử vong: Tài 'mụn' cực kỳ hung bạo
Quang cảnh buổi họp báo do Phó Giám đốc Công an TP Phan Anh Minh chủ trì

Họp báo vụ 2 hiệp sĩ bị đâm tử vong: Tài 'mụn' cực kỳ hung bạo
Đại diện Công an thông tin về vụ án
Đại diện phòng Cảnh sát hình sự Công an TP HCM, Thượng tá Nguyễn Đăng Nam cho biết đến nay đã triệu tập nghi can Nguyễn Hoàng Châu Phú (24 tuổi, ngụ Hóc Môn) để làm rõ các nghi vấn liên quan tới vụ án. 

Ngoài ra khuya ngày 14/5, trinh sát phát hiện nghi can Nguyễn Tấn Tài (24 tuổi, tức Tài Mụn) đang lẩn trốn tại quận Gò Vấp nên đã tổ chức vây bắt.

Tài khai: khoảng 18h tối 13/5, Phú gọi nhưng Tài không bắt máy. Sau đó Tài gọi lại, rủ Phú đi trộm xe gắn máy. Phú dùng xe Exciter màu đỏ BKS: 50Y5 - 065.85 chạy qua chở Tài đi trộm xe gắn máy.

Cả 2 đi đến trước nhà 348C đường Cách Mạng Tháng Tám thì phát hiện một chiếc SH dựng trước. Tài xuống dùng đoản bẻ khóa và khi Tài dẫn xe xuống đường thì bị phát hiện. Một số hiệp sĩ đã phục kích từ trước nên lao đến bao vây, bắt giữ. Tài dùng dao mang theo tấn công khiến 5 người bị thương.

Sau khi gây án, Phú chở Tài bỏ trốn đến sáng 14/5 thì Phú bị Công an huyện Hóc Môn phát hiện bắt giữ. Ban đầu thì Phú không thừa nhận hành vi.

Qua các biện pháp nghiệp vụ, trong tối 14/5 Công an đã phát hiện, bắt giữ Tài đang ẩn náu ở địa bàn P.9, Q.Gò Vấp.

Khám xét tại nơi ở của 2 đối tượng, Công an thu giữ xe Exciter màu đỏ, con dao hung khí…

CÔNG AN Ở ĐÂU KHI SỰ VIỆC XẢY RA?


Khởi nguồn từ bình luận không được kiểm chứng, thế là nhiều cư dân mạng tin sái cổ và ra sức chửi công an thế nọ thế chai, trong khi thực tế trái ngược lại hoàn toàn. 

CÔNG AN Ở ĐÂU KHI SỰ VIỆC XẢY RA?

Nhiều người luôn miệng nói rằng công an ở đâu khi sự việc xảy ra?

Sự việc chỉ diễn ra trong hơn một phút đồng hồ, bố siêu nhân cũng chưa chắc bay đến kịp, huống hồ là người thường. Đây không phải là biện minh, nhưng cái gì cũng phải nhìn nhận cho đúng.

Vẫn phải nhắc lại, việc hai "hiệp sĩ" thiệt mạng là điều đáng tiếc. Nhưng phải giữ cái đầu lạnh để tiếp nhận thông tin, tránh sa vào bẫy tung tin giả kiếm lượt like, share và follow, trực tiếp gây bất ổn cho tình hình vốn đang rối ren.

---------

Trong một câu chuyện hơi hơi liên quan.

Ngày xưa, Sài Gòn giai đoạn 1975 - 1978 chứng kiến tội phạm cướp giật hoạt động mạnh nhờ lợi dụng tình trạng tranh tối tranh sáng sau chiến tranh. Gần 170 người vô tội bị bắn chết, trong khi nhiều nhóm tội phạm sẵn sàng bắn trả công an, bộ đội khi bị truy bắt.

Kết quả là lực lượng SĂN BẮT CƯỚP (SBC) ra đời, gồm những chiến sĩ công an tinh nhuệ dưới 30 tuổi, được quyền chạy hết tốc độ, đi vào đường cấm, sau hai phát súng cảnh cáo mà tội phạm không đầu hàng thì được quyền bắn hạ.

Hình ảnh các chiến sỹ SBC trên xe Honda 67 rượt đuổi tốc độ cao, đấu súng với cướp trên đường phố trở nên quen thuộc với người dân thời điểm đó. Sự dũng cảm trước những tên tội phạm nguy hiểm khiến lực lượng này trở thành thương hiệu, nỗi khiếp đảm của tội phạm và thần tượng của những đứa trẻ mới lớn.

Còn hiện nay?

Nhiều khi thắc mắc sao công an giờ bạc nhược thế, bị người vi phạm với tội phạm tấn công hành hung mà chỉ đứng nhịn, không dám đánh trả.

Đơn giản vì quật ngã nghi phạm chống đối để khống chế thì bị hô "công an đánh dân", trấn áp mạnh tay thì tội phạm... gọi phóng viên đến khóc lóc ăn vạ. Bị mấy thằng tội phạm đóng cửa vào quây đánh còn bị cắt bớt video rồi dân mạng lại chửi là đàn áp dân lành.

Rút súng ra chưa kịp bắn đã có hàng trăm cái điện thoại livestream lên Facebook, bắn một phát súng cao su thôi, chưa nói tới đạn thật, thì chuẩn bị tinh thần làm báo cáo dài vài trang giấy, bị cấp trên mang ra tế để chiều lòng dư luận, báo mạng viết bài dọa, người dân chửi. 

Nhiều khi cảm thấy tâm lý dám dùng biện pháp mạnh đã bị tước sạch, tới độ nhiều đồng chí cảnh sát giờ còn chả dám rút dùi cui ra trấn áp tội phạm tại hiện trường, chứ đừng nói là dùng súng bắn đạn cao su.

Ở điểm mạnh tay trấn áp tội phạm thì TP.HCM dường như vẫn thua xa Hà Nội. Đoàn liên ngành 141 nổi tiếng nhiều năm nay chắc ai cũng biết. Bị tuýt còi vào thì ngoan ngoãn mà dừng lại, không làm sai thì kiểm tra hành chính xong đi tiếp. Chứ mà cố tình chống cự hoặc bỏ chạy thì nghe "tạch tạch" vài tiếng roi điện là thấy nằm im một chỗ rồi.

Thêm link báo cho mọi người tiện theo dõi và có cái nhìn khách quan, đúng đắn hơn


CÁI GỌI LÀ "TỰ DO BÁO CHÍ" CỦA RFA, VOA

Không chỉ đăng bài vở có tính chất xuyên tạc, vu cáo và xúc phạm Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, qua cái gọi là blog và nhân danh “tự do báo chí”, trang tiếng Việt của RFA, VOA còn làm mọi cách để một số người cổ súy cho các luận điệu kể trên.

CÁI GỌI LÀ "TỰ DO BÁO CHÍ" CỦA RFA, VOA

Mấy năm qua, trang tiếng Việt của VOA, RFA mở blog dành riêng cho cộng tác viên để thường xuyên đăng bài viết cá nhân. Là blog cá nhân cho nên cộng tác viên blog được thoải mái trình bày “quan điểm cá nhân” về chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam, do đó có thể coi mỗi blog tồn tại với tính cách một trang báo. Vậy bản chất của việc làm này có thật sự là biểu thị của “tự do báo chí”? Từ vị trí, vai trò của báo chí trong xã hội, từ nguyên tắc báo chí, nghiệp vụ báo chí, trách nhiệm của người làm báo thì dứt khoát không thể sử dụng hình thức blog như kênh truyền thông, báo chí để quảng bá những quan điểm, nhận định cá nhân. Nếu quan điểm cá nhân trình bày trên trang báo mà không bị kiểm soát, không bị ràng buộc trách nhiệm thì khi quan điểm đó làm tổn hại đến danh dự, uy tín của tổ chức, cá nhân khác, đưa tin sai lệch, không có tính nghiệp vụ thì ai sẽ chịu trách nhiệm, ai sẽ bị chế tài trước pháp luật, cá nhân viết blog hay tòa soạn cho phép lập blog trên trang báo?

Hẳn là họ nghĩ một người lao động nghèo ở Việt Nam thì làm sao có thể đến Mỹ theo kiện, chi phí thuê mướn luật sư nước ngoài bảo vệ quyền lợi của mình? Bức xúc về sự kiện này, một nhóm người trên mạng đã phát động chiến dịch yêu cầu Chính phủ Mỹ đóng cửa RFA Việt ngữ để bày tỏ sự phản đối RFA lộng hành khi sử dụng báo chí để chà đạp lên nhân phẩm của con người, chà đạp lên chính những giá trị của báo chí.

Có một điều kỳ quái là dù đã được RFA tạo điều kiện công bố “quan điểm cá nhân” nhưng các blogger nêu trên lại được ký hợp đồng, hưởng lương theo chế độ cộng tác viên của RFA! Hình thức này xem ra được mấy người tự nhận là “nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam” rất thích thú vì nó giúp họ dù không có nghiệp vụ, không có khả năng làm báo vẫn thành “nhà báo quốc tế”, được đăng bài vở với “kim bài chống cộng”, lại vừa có đồng ra đồng vào. Không rõ mức lương của họ là bao nhiêu, nhưng vụ Lê Diễn Đức bị RFA cắt hợp đồng vừa qua đã giúp hiểu rõ phần nào. Căn cứ vào việc sau khi bị cắt hợp đồng, Lê Diễn Đức sử dụng facebook cá nhân bày tỏ sự bất mãn, rồi than thở phải tìm việc làm mới,… có thể hiểu lương RFA tiếng Việt trả cho blogger cộng tác như thế nào để bảo đảm một người như Lê Diễn Đức có thể sống theo mức sống ở Mỹ!

Tại các cơ quan truyền thông phương Tây phát tiếng Việt chỉ RFA, VOA là có hình thức cộng tác viên blogger, trong đó số blogger của RFA là hùng hậu nhất. Sau khi thanh lý Lê Diễn Đức “vì áp lực độc giả”, Nguyễn Ngọc Già thì đang bị cơ quan chức năng Việt Nam tạm giam để điều tra, hiện còn nhiều blogger khác đang được RFA dung dưỡng như Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Vũ Bình, Tuấn Khanh, Võ Thị Hảo, Nguyễn Tường Thụy, Song Chi, Tưởng Năng Tiến, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Lân Thắng và một số blogger có danh tính không rõ ràng như “Viết từ Sài Gòn”, “Cánh Cò”… Đây là mấy gương mặt “điển hình” của cái gọi là “phong trào dân chủ Việt Nam”, trong đó Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Văn Đài từng bị cơ quan chức năng Việt Nam xử lý hình sự vì có hành vi vi phạm pháp luật. VOA tiếng Việt có bảy blogger và được VOA giới thiệu rất kỳ quái: “Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ”! Thử hỏi, khi bài vở của mấy người này được VOA đồng ý đăng tải nhưng “không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ” thì VOA đồng ý dựa theo tiêu chí nào? Tuy không có mục blog, nhưng BBC lại liên tục đăng tải những bài viết chống phá Việt Nam với chú thích “Bài viết thể hiện lối hành văn và phản ánh quan điểm của tác giả”! Bằng việc làm tháu cáy này, BBC khước từ trách nhiệm pháp luật và trách nhiệm báo chí trước công luận. Phải chăng vì thế, trên các “diễn đàn đấu tranh dân chủ”, mấy kẻ tự nhận là “nhà dân chủ” có vẻ xem thường RFA, VOA và coi đó như báo lá cải, bá láp, rất hào hứng xem vụ việc nào được BBC đề cập, bài nào được BBC đăng tải, và nháo nhác khoe khoang mỗi khi được BBC cho đăng bài viết của mình.

Từ nhân sự mà nhận xét thì tiêu chí, điều kiện tuyển lựa cộng tác viên blog trang tiếng Việt của RFA, VOA là khá rõ ràng. Đó phải là nhân vật cộm cán trong “đấu tranh dân chủ”, thậm chí từng vào tù ra tội, được xem như là “thủ lĩnh của hội nhóm dân chủ mạng” trong hay ngoài nước. Tức là phải có hoạt động chống đối Đảng và Nhà nước Việt Nam, tôn thờ các giá trị phương Tây,… Họ vừa bảo vệ, ca ngợi, bất chấp đúng sai dù “VNCH, cờ vàng ba sọc” đã bị vứt bỏ khi hết tác dụng; vừa không ngớt lời bịa đặt, vu cáo, xúc phạm Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Trên các diễn đàn này, hai cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam trong thế kỷ 20 phải coi là “sai lầm”, “miền Bắc xâm lược miền Nam”... Vì vậy, khi Lê Diễn Đức viết bài vạch rõ bản chất “chính quyền và quân đội VNCH”, “thủ lĩnh Hoàng Cơ Minh” của tổ chức khủng bố “Việt tân” là lập tức bị sa thải. Không phải vì “bất đồng chính kiến”, mà chỉ vì ông ta đã viết “không phù hợp với những tiêu chí, mục đích, nguyên tắc” của RFA, cho dù đã có vốn liếng mấy chục năm chống cộng cực đoan, năng nổ đóng góp cho cộng đồng truyền thông chống cộng bằng tiếng Việt.

Vụ việc của Lê Diễn Đức và RFA có thể coi là một thí dụ điển hình của tự do báo chí cực đoan, một chiều của RFA. Họ trả lương để blogger viết lách bảo đảm tiêu chí chống Đảng và Nhà nước Việt Nam, blogger có thể viết theo kiểu cách khác nhau nhưng không được vượt qua các “tiêu chí, mục đích, nguyên tắc” của nơi trả lương. Có phải Lê Diễn Đức hoặc là chậm hiểu bản chất của RFA, hoặc là ảo tưởng về cái gọi là “tự do ngôn luận, tự do báo chí” ở RFA cho nên đã viết bài vạch trần bản chất của tổ chức khủng bố “Việt tân”, không “tôn vinh, ca tụng VNCH” trong khi đang là cộng tác viên hưởng lương của RFA? Vụ việc khiến cộng tác viên khác của RFA tỏ ra lo lắng, và đã dấy lên một cuộc tranh luận gay gắt về đúng, sai trong hành xử của RFA. Một số người không ràng buộc “lợi ích” với RFA thì công kích mạnh mẽ, quyết liệt theo kiểu tuy không đồng tình với phát ngôn của Lê Diễn Đức song cũng không đồng tình với việc RFA cắt hợp đồng vì phát ngôn của ông này. Trong khi đó, các trang tin một đồng, một cốt với RFA như BBC, VOA lại rất xăng xái, triệt để khai thác vụ việc của RFA để giành thế cạnh tranh, đưa tin bảo vệ Lê Diễn Đức và cổ súy “tự do ngôn luận”! Thậm chí BBC nhanh chân đăng bài viết mới của Lê Diễn Đức, ngầm ý sẵn sàng tiếp nhận nạn nhân của RFA và tổ chức khủng bố “Việt tân”. Việc làm này làm nhớ lại sự kiện trước đây, một blogger từng sử dụng blog của RFA để công khai tiến công BBC và nhiếp ảnh gia NA Sơn vì ông không quyết liệt “chống cộng”, cho rằng vì BBC có muốn xin đặt văn phòng trong nước, nên đã phỏng vấn những người gây “bất lợi cho phong trào dân chủ”…

Không có ý nghĩa nào khác, việc xây dựng đội ngũ blogger và sự kiện xảy ra giữa RFA và Lê Diễn Đức đã lật tẩy thứ văn hóa phản dân chủ, thứ “tự do ngôn luận, tự do báo chí” giả hiệu mà RFA, VOA tiếng Việt vẫn hết lời cổ súy. Bằng biến tướng của cái gọi là “cộng tác viên blog”, VOA và RFA tiếng Việt đã tự cho thấy thực chất cái gọi là “tự do ngôn luận, tự do báo chí” mà các cơ quan truyền thông này hô hào chỉ là sự rùm beng nhằm che đậy việc họ đã và đang lạm dụng, biến “tự do ngôn luận, tự do báo chí” thành vỏ bọc để hậu thuẫn cho một số kẻ vì lợi ích vật chất mà đã bán mình để trở thành công cụ trong tay người khác, công khai sử dụng “phương tiện truyền thông quốc tế” để tiến công vào Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.

Nguồn Ăn cắp

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2018

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG VÀ TRÒ BẨN CỦA NGUYỄN QUANG A SAU HỘI NGHỊ T.Ư 7


Khi Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành T.Ư khai mạc, nhóm “nhân sĩ trí thức” gồm những “gương mặt thân quen” lại diễn trò gửi bức thư tới TBT Nguyễn Phú Trọng, kêu gọi ông “hãy làm gương là người công khai ‘Bản kê khai tài sản’ của mình trên báo chí, cổng thông tin điện tử và Internet đầu tiên”. Khi không được hồi âm, ông Nguyễn Quang A nói nếu ông Trọng không thực hiện yêu cầu này thì sẽ “mất mặt.”

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG VÀ TRÒ BẨN CỦA NGUYỄN QUANG A SAU HỘI NGHỊ T.Ư 7
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trong vụ này, theo tôi chính Nguyễn Quang A không chỉ “mất mặt” mà còn thêm một lần nữa bôi gio, trát trấu và cả… xú uế lên cái mặt đã dầy hơn mo của mình. Bởi Nguyễn Quang A chưa bao giờ thực tâm làm một nhà phản biện, đấu tranh chân chính cho sự tiến bộ của đất nước cả, mà trước mỗi sự kiện chính trị của đất nước, trước mỗi hiện tượng xã hội, Nguyễn Quang A và “đồng bọn” luôn diễn trò quấy rối, chống phá. Ví dụ như kỳ bầu cử Quốc hội, muốn diễn trò quấy rối, nên một người vốn ở khu phố mà dân không biết tường tận mặt mũi như thế nào mà dân mạng lại gọi là “A sẹo”, vậy mà trước kỳ bầu cử lại đột nhiên lột xác thành một hàng xóm thân thiện, tốt bụng, đi thăm hỏi, chúc Tết, để… đổi lấy chữ ký của dân phố. Nhưng quá ít sự ủng hộ nên ông ta đã bị “mất mặt” vì bị loại ngay từ “vòng gửi xe”.

Vậy những người dân bình thường cũng đã nhận ra trò bẩn của Nguyễn Quang A, có lẽ nào ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu đất nước, lại không nhận ra? Một người với gánh nặng trọng trách trên vai, cũng như ông Putin ở Nga, ông Donald Trump ở Mỹ… có nhà lãnh đạo nào lại phải chiều theo ý đồ của bọn quấy rối?

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG VÀ TRÒ BẨN CỦA NGUYỄN QUANG A SAU HỘI NGHỊ T.Ư 7
Rận Nguyễn Quang A
Với ông Nguyễn Phú Trọng, như cha ông ta nói, nếu “tay đã nhúng chàm”, “há miệng mắc quai” chắc chắn ông sẽ không thể làm được gì, nói được gì. Khi ông lãnh đạo cuộc chiến chống tham nhũng, kỷ luật, bỏ tù rất nhiều người, nếu ông có “phốt”, có lẽ nào họ để ông yên? Chính họ sẽ “phản pháo”, thậm chí kiện ngược lại ông, chứ không đợi để nhóm Nguyễn Quang A gởi thư từ nhăng nhố.

Trên mạng từng có những thông tin xấu về ông, nhưng thật khó tin, bởi từng có nhiều những tin kiểu “Biệt thự của bà Bhutto là của TT Nguyễn Tấn Dũng”; “Chủ tịch Trương Tấn Sang từng đi thi quay cop, bị cô giáo bắt, đã cho người thủ tiêu cô giáo” v.v… Còn với vị trí đứng đầu một đất nước, với “đồng lương chết đói”, không giống ai như ở nước ta, tất phải có những tiêu chuẩn đặc biệt sao đó để một ông TBT như ông phải lo được nhà cửa, cuộc sống cho vợ con, để ông “yên tâm công tác”. Có lẽ nào một vị “vua” một nước lại có một gia đình nhếch nhác thì còn gì thể diện của một quốc gia, còn gì “ưu việt” của một chế độ? Nếu không thực hiện được điều tất yếu đó sẽ là lỗi của chính thể chế. Cần phải minh bạch và coi là điều tất nhiên chuyện những người có đặc quyền tất phải có đặc lợi, để họ làm tốt trọng trách. Điều này sẽ tốt hơn ngàn vạn lần chuyện người có trọng trách chỉ nhận đồng lương hình thức chết đói nhưng lại “kinh doanh quyền lực”, lo cho dân, cho nước ít mà lo cho mình, cho gia đình và băng nhóm mình nhiều, trở thành siêu giàu, tạo ra siêu bất công và rất nhiều tệ nạn trong xã hội, đẩy đất nước đến chỗ hỗn loạn.

***

Ông Dương Đức Quảng, một người rất hiểu tâm tính và cuộc sống riêng của ông Nguyễn Phú Trọng vì từng là bạn học, đã viết một bài rất tốt về ông Nguyễn Phú Trọng. 

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG VÀ TRÒ BẨN CỦA NGUYỄN QUANG A SAU HỘI NGHỊ T.Ư 7
Ông Dương Đức Quảng bên người bạn là TBT Nguyễn Phú Trọng
Thực tế con cái ông Nguyễn Phú Trọng cũng không giàu như con của ông Võ Văn Kiệt, như con ông Nguyễn Tấn Dũng; con cái ông cũng không làm to như nhiều con ông to khác. Hiện ông đã và đang làm được một điều cực khó mà rất nhiều vị lãnh đạo trước đã nói mà không ai làm được, hiện thực hoá cuộc chiến chống tham nhũng, cứu dân, cứu nước. Vì vậy, những người có lương tri nên ủng hộ ông. Không nên như những chuyên gia “đâm bị thóc, chọc bị gạo” như đám Nguyễn Quang A luôn diễn trò quấy rối!

HỘI NGHỊ LẦN THỨ 7, BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP


Sáng 12/5, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã bế mạc, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra sau 6 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên bế mạc.

HỘI NGHỊ LẦN THỨ 7, BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP

Trước phiên bế mạc, dưới sự điều hành của đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trung ương đã nghe báo cáo và tiếp tục đóng góp ý kiến hoàn thiện 3 Đề án: Về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ thời kỳ mới; về cải cách chính sách tiền lương; về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Tiếp đó, Trung ương đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Hội nghị.

Tại Hội nghị lần này, với tinh thần trách nhiệm cao, phát huy dân chủ, trí tuệ, thẳng thắn, các đồng chí Ủy viên Trung ương đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, quan trọng vào các đề án, báo cáo. Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau; Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất thông qua 3 nghị quyết quan trọng: Về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, về cải cách chính sách tiền lương; về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

8 NHÓM NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

Phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược ngang tầm nhiệm vụ thời kỳ mới. Tổng Bí thư yêu cầu, phải nghiêm túc, kiên trì, kiên quyết lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu mà Hội nghị đã đề ra. Đặc biệt chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ gắn với việc học tập và làm việc theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, bí thư cấp ủy các cấp; kiểm soát, quản lý tốt đội ngũ cán bộ; phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ; nâng cao chất lượng công tác tham mưu, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu phát triển lý luận về công tác tổ chức cán bộ...

Điểm nhấn của Nghị quyết lần này là Trung ương yêu cầu phải có phương pháp đánh giá cán bộ một cách khách quan, chính xác; có cơ chế tạo động lực, đổi mới sáng tạo, rèn luyện qua thực tiễn có nhiều khó khăn, thách thức lớn của đội ngũ cán bộ và đề cao giải pháp kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền, chủ nghĩa cá nhân, cục bộ địa phương, họ hàng trong công tác cán bộ; coi đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để đấu tranh ngăn chặn sự tha hóa quyền lực trong bộ máy công quyền, sự suy thoái, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên để củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu xây dựng và hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực và chống tệ chạy chức, chạy quyền, thân quen, cánh hẩu, lợi ích nhóm trong công tác cán bộ theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế và quyền hạn phải được ràng buộc với trách nhiệm. Phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lạm dụng, lợi dụng quyền lực để thực hiện những hành vi sai trái trong công tác cán bộ hoặc tiếp tay cho tệ chạy chức, chạy quyền. Kiên quyết hủy bỏ, thu hồi các quyết định không đúng về công tác cán bộ, đồng thời xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sai phạm, có hành vi tham nhũng trong công tác cán bộ. Cụ thể hóa để thực hiện có hiệu quả cơ chế dân biết, dân bàn, dân giám sát công tác cán bộ; mở rộng các hình thức lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với từng đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị một cách phù hợp.

Tổng Bí thư chỉ rõ: Để thực hiện có kết quả Nghị quyết, tất cả chúng ta, từ trên xuống dưới, đều phải có quyết tâm rất lớn, có sự thống nhất rất cao, lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt, nói đi đôi với làm, làm cho Nghị quyết lần này thực sự đi vào cuộc sống, tạo chuyển biến rõ rệt, thu được kết quả cụ thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân nhìn thấy được, cảm nhận được. Trong nửa cuối của nhiệm kỳ Khóa XII, cố gắng phấn đấu hoàn thành một bước việc thể chế hóa, cụ thể hóa Nghị quyết thành các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ theo quy hoạch, phù hợp với tình hình thực tế; từng bước thực hiện việc bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương; hoàn thành việc rà soát, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ các cấp gắn với kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, làm tốt công tác chuẩn bị nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Tập trung xây dựng Ban Chấp hành Trung ương theo hướng nâng cao chất lượng, có số lượng và cơ cấu hợp lý. Chủ động chuẩn bị nhân sự, xây dựng các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư thực sự tiêu biểu về trí tuệ và gương mẫu về đạo đức, lối sống. Xây dựng tiêu chuẩn và có kế hoạch, biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách đối với các Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng.

TẠO ĐỘNG LỰC GIẢI PHÓNG SỨC SẢN XUẤT, NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

Trên cơ sở thống nhất đánh giá những kết quả đã đạt được, hạn chế yếu kém còn tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm được rút ra từ những lần cải cách tiền lương trước đây; phân tích, dự báo tình hình kinh tế - xã hội đất nước thời gian tới, Trung ương đã đề ra quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và chính sách, biện pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách chính sách tiền lương với nhiều nội dung mới, có tính cải cách, đột phá, khả thi cao.

Trung ương nhấn mạnh: Việc cải cách chính sách tiền lương nhằm sớm xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia khoa học, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực; góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Theo đó, đối với khu vực công, thiết kế cơ bản cơ cấu tiền lương và tiền thưởng mới với tỉ lệ hợp lý hơn giữa lương cơ bản, các khoản phụ cấp và bổ sung chế độ tiền thưởng. Xây dựng hệ thống bảng lương mới, quy định mức lương bằng số tiền tuyệt đối theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo trên cơ sở điều chỉnh tăng mức lương thấp nhất và mở rộng quan hệ tiền lương tiệm cận với khu vực thị trường, gồm 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã; 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo; và 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang. Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tỉ trọng tối đa 30% trong tổng quỹ lương. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên được giao hằng năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt; được sử dụng quỹ tiền thưởng để thưởng định kỳ cho cán bộ, công chức, viên chức gắn với kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc. Mở rộng thí điểm cơ chế áp dụng mức chi thu nhập tăng thêm đối với một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là ở vùng động lực. Thực hiện khoán quỹ lương cho các cơ quan, đơn vị...

Đối với khu vực doanh nghiệp, tiếp tục hoàn thiện chính sách về tiền lương tối thiểu vùng theo tháng để bảo vệ người lao động yếu thế; bổ sung quy định mức lương tối thiểu vùng theo giờ... Doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) được tự chủ quyết định chính sách tiền lương (trong đó có thang, bảng lương, định mức lao động) và trả lương theo năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước thực hiện điều tiết tiền lương thông qua công cụ quản lý; tách bạch tiền lương của người đại diện vốn nhà nước với tiền lương của ban điều hành; thực hiện nguyên tắc ai thuê, bổ nhiệm thì người đó đánh giá và trả lương...

Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm để làm cơ sở trả lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo. Quyết liệt thực hiện các giải pháp về tài chính, ngân sách, tinh giản tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của hệ thống chính trị và các đơn vị sự nghiệp công lập để bảo đảm đủ nguồn cho cải cách tiền lương; bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Hoàn thiện cơ chế thỏa thuận về tiền lương trong doanh nghiệp thông qua việc thiết lập cơ chế đối thoại, thương lượng và thỏa thuận giữa các chủ thể trong quan hệ lao động. Xem xét điều chỉnh tiền lương của người đang làm việc độc lập tương đối với điều chỉnh lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công, từng bước thực hiện đúng bản chất của từng lĩnh vực, phù hợp và bảo đảm tối đa quyền lợi của từng nhóm đối tượng.

BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI, THÚC ĐẨY TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI

Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển và thực hiện chính sách bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội, coi đó vừa là mục tiêu vừa là động lực đối với sự phát triển bền vững đất nước, thể hiện tính nhân văn và bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội ta. Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và người lao động đã tích cực triển khai chủ trương của Đảng về đổi mới, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của chính sách bảo hiểm xã hội đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.

Trung ương nhấn mạnh, trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách để Bảo hiểm xã hội thực sự trở thành một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội; từng bước mở rộng vững chắc tiến tới thực hiện bảo hiểm xã hội toàn dân theo lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần quan trọng vào việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Phát triển hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc "đóng - hưởng", "công bằng", "bình đẳng", "chia sẻ" và "bền vững". Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý và thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và hội nhập quốc tế; củng cố niềm tin, sự hấp dẫn và hài lòng của người dân, cũng như các chủ thể tham gia bảo hiểm xã hội. Coi cải cách chính sách bảo hiểm xã hội là nhiệm vụ quan trọng, vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài; kết hợp hài hòa giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển và phải đặt trong mối tương quan với đổi mới, phát triển các chính sách xã hội khác, nhất là chế độ tiền lương, thu nhập, trợ giúp xã hội để mọi công dân đều được bảo đảm an sinh xã hội. Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân.

Để bảo đảm cân đối tài chính Quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn, cần khẩn trương bổ sung, sửa đổi, khắc phục các bất hợp lý về chế độ bảo hiểm hưu trí hiện nay theo hướng linh hoạt hơn về điều kiện hưởng hưu trí, chặt chẽ và đúng đắn hơn trong quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần, tăng tuổi nghỉ hưu bình quân theo lộ trình, bước đi phù hợp với từng nhóm đối tượng, ngành nghề cụ thể để tăng tính bền vững của chính sách bảo hiểm xã hội, thực hiện bình đẳng giới, ứng phó với quá trình già hóa dân số, những biến đổi nhanh chóng của thị trường lao động và sự xuất hiện của nhiều hình thức quan hệ lao động mới dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4...

BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ KIỂM ĐIỂM NGHIÊM TÚC, CẦU THỊ VÀ TỰ PHÊ BÌNH SÂU SẮC

Tại Hội nghị lần này, Ban Chấp hành Trung ương đã cho ý kiến về Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2017; đánh giá cao và khẳng định việc kiểm điểm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã được chuẩn bị rất nghiêm túc, chu đáo, bài bản, diễn ra trong không khí thẳng thắn, chân tình, cầu thị và tự phê bình sâu sắc.

Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong thời gian tới cần tiếp tục phát huy những ưu điểm, kết quả đã đạt được trong thời gian qua, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt hơn, đồng bộ hơn với quyết tâm cao hơn để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra, tạo chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt, củng cố và tăng thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng.

Cũng tại Hội nghị này, sau khi xem xét các tờ trình của Bộ Chính trị về công tác cán bộ, Trung ương đã kiện toàn nhân sự Ủy ban Kiểm tra Trung ương; bầu bổ sung 2 đồng chí vào Ban Bí thư Trung ương Đảng và xem xét, quyết định thi hành kỷ luật Đảng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII đã thành công tốt đẹp. Kết quả của Hội nghị thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự đoàn kết thống nhất cao của Trung ương, chắc chắn sẽ góp phần quan trọng vào việc củng cố, phát huy những kết quả, thành tích rất đáng trân trọng mà toàn Đảng, toàn dân đã nỗ lực phấn đấu đạt được trong nửa đầu của nhiệm kỳ Khóa XII, góp phần tạo ra khí thế mới, xung lực mới cho sự nghiệp đổi mới đồng bộ và toàn diện, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị, mỗi đồng chí Ủy viên Trung ương, trên từng cương vị công tác của mình, hãy nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân và đất nước, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tổ chức thực hiện thật tốt các nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần này, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XII của Đảng./.

TTXVN

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018

Mang lão đi thiến đi!


Những bản án như vụ ông Thủy, chính là sự kích thích lớn cho việc người dân bất thượng tôn pháp luật. Án treo, không những làm giảm uy quyền của luật pháp mà còn khuếch trương ý chí của lũ ngạ quỷ đang rình rập trong bóng tối.

Cơ bản, án treo của ông Thủy dựa trên hai điều: Một là ông Thủy đã già. Không, ông Thủy còn khỏe chán. Tướng đứng rắn rỏi, biến thái của ông Thủy không khác gì giương oai, thách thức.

Mang lão đi thiêu đi!
Ông Nguyễn Khắc Thủy tại phiên tòa phúc thẩm
Ở tuổi 73 ông Thủy vẫn thực hiện được hành vi của mình nhắm vào các đứa trẻ. Cả quá trình kỳ công kịch bản. Sự chối tội và đe dọa gia đình bị hại, che lấp chứng cứ, gây áp lực cho tố tụng... cho thấy ông Thủy rất khỏe và mẫn tiệp. Đó đáng lý phải là tình tiết tăng nặng.

Thứ hai, án treo nhờ là đảng viên. Đây là điều bức xúc nhất. Đảng viên, đáng lẽ cũng là tình tiết tăng nặng vì đảng viên phải làm gương. Nếu đảng viên là yếu tố giảm nhẹ, thì nó tạo ra sự bất công cho dân thường và làm mất đi tính bình đẳng của pháp luật.

Không cứ lấy cống hiến (nếu có) ở quá trình khác để áp dụng cho loại tội tấn công tình dục được. Nếu luật quy định đảng viên được xem xét giảm nhẹ thì nên khoanh vùng án. Ví dụ tham ô hối lộ... Còn án tình dục là ý chí sinh lý đơn thuần. Khi phạm tội, ông Thủy không nghĩ đến thẻ đảng đâu!

Nhân đạo cho ông Thủy, sẽ vẽ đường cho nhiều con ác thú khác. Và bản án đó sẽ gián tiếp tạo ra nhiều bị hại khác.

Rất nhiều nước Á Đông áp dụng hình thức thiến đối với loại tội phạm này. Hàn Quốc có luật nhân đạo hơn: Bị cáo được chọn hoặc là thiến hoặc chung thân vĩnh viễn.

Tôi không đủ hiểu biết để phân tích kỹ bản án này. Nhưng sự phẫn nộ xã hội đủ để tố tụng xem xét bằng một bản án khác thấu đạt hơn. Án treo cho ông Thủy, không phải là bản án nhân đạo. Nó là sự phỉ nhổ vào luật pháp.
FB Bọ Tửng

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2018

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7


Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

1. Ngay trong phiên khai mạc, công tác cán bộ đã được đưa ra bàn bạc, xem xét. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dẫn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém". Đảng ta luôn xác định, công tác cán cán bộ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, là điểm then chốt của mọi then chốt.

Người đứng đầu Đảng ta đã chỉ rõ những tồn tại, yếu kém trong công tác cán bộ hiện nay, đồng thời đặt ra hàng loạt câu hỏi mang tính gợi mở về công tác này. Vì sao Tổng Bí thư lại phải trăn trở đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ khi ông đặt câu hỏi, đối với cán bộ, chú trọng đặc biệt phẩm chất hay năng lực hay coi trọng cả hai?

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7
Toàn cảnh Hội nghị Trung ương 7
Thực tế thời gian dài vừa qua cho thấy, với một cán bộ, nếu khuyết thiếu một trong hai yếu tố này thì đều trở thành mối nguy hại cho sự phát triển đất nước. Đặc biệt, một khi cán bộ đã thoái hóa biến chất thì hậu quả là khôn lường. Bằng chứng là những vụ đại án đã và đang được đưa ra xét xử, nhiều ngàn tỷ đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân đã bị những cán bộ có “năng lực” nhưng lại thiếu “phẩm chất” trục lợi cá nhân, làm thất thoát…

Thời gian qua, Đảng ta và người đứng đầu Đảng đã nhìn thấy rõ điều đó, đã và đang có những quyết tâm cao trong việc xử lý sai phạm, không có bất cứ “vùng cấm” nào, kể cả cán bộ cấp chiến lược, người về hưu nếu có sai phạm cũng đều được đưa ra ánh sáng. Đây cũng là sự công bằng trong đánh giá cán bộ, giữ gìn kỷ cương của Đảng, lấy lại niềm tin của nhân dân.

Những quyết tâm này lại một lần nữa được khẳng định trong Hội nghị Trung ương 7. Vì thế, sự kỳ vọng vào một sự thay đổi lớn trong xây dựng đội ngũ cán bộ là có cơ sở vững chắc.

2. Kiểm soát quyền lực cũng là một vấn đề “nóng” trong các phiên thảo luận của Hội nghị Trung ương 7. Ngay trong phiên khai mạc, Tổng Bí thư cũng đã nhấn mạnh việc một số cán bộ, có cả cán bộ chiến lược năng lực, phẩm chất chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm. Không ít cán bộ quản lý doanh nghiệp thiếu ý chí tu dưỡng, rèn luyện, thậm chí lợi dụng sơ hở, cố ý làm trái, trục lợi, làm thất thoát vốn, tài sản nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng…

Tất cả những sai phạm trên, suy cho cùng cũng từ việc không kiểm soát tốt quyền lực. Bởi chỉ những người có quyền lực mới có cơ hội và có điều kiện để tham nhũng. Khi họ có quyền, nhưng không kiểm soát tốt thì dẫn đến việc lạm quyền, dẫn đến việc cố ý làm trái, trục lợi, vơ vét tài sản của Nhà nước và nhân dân.

Nhận thấy rõ thực tế này, Tổng Bí thư đã nhiều lần chỉ rõ, phải “nhốt” quyền lực vào lồng cơ chế, pháp luật. Và thực tế thời gian qua đã có rất nhiều quy định về công tác cán bộ, như luân chuyển cán bộ, đề bạt cán bộ, đánh giá cán bộ… cũng nhằm xây dựng “lồng” pháp luật ngày càng vững chắc hơn để kiểm soát quyền lực.

Cũng tại Hội nghị Trung ương 7, Tổng Bí thư lại một lần nữa đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, với những gợi mở “Vì sao quy trình thì đúng nhưng bố trí con người cụ thể lại sai? Vướng mắc chính là ở chỗ nào? Cơ chế giám sát quyền lực đã đủ chưa?”, cùng với những thảo luận, đề xuất các phương án kiểm soát quyền lực của các đại biểu, chắc chắc chúng ta có quyền kỳ vọng: Sau Hội nghị lần này, "lồng" pháp luật sẽ được hoàn thiện kiên cố và vững chắc hơn để “nhốt” quyền lực một cách hiệu quả.

3. Chống chạy chức, chạy quyền cũng là một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm trong các phiên thảo luận tại Hội nghị Trung ương 7. Đây là thực tế đang gây bức xúc trong dư luận trong thời gian qua. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, thân quen, cánh hữu xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp, nhiều ngành…

Cũng ngay ngày đầu Hội nghị, người đứng đầu Đảng ta đã phải nói rằng “Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội, ... chậm được ngăn chặn và đẩy lùi” và nhấn mạnh phải khắc phục cho được tình trạng "chạy chức, chạy quyền" hay "thân quen, cánh hẩu".

Trong các buổi thảo luận, các đại biểu cũng bàn bạc, đề xuất để chống chạy chức, chạy quyền, trong đó có việc cần có cơ chế giám sát người đứng đầu. Người đứng đầu phải gương mẫu, kiên quyết không để người khác chạy mình.

Cũng ngay tại Hội nghị, một trong những giải pháp có khả thi cao để chống chạy chức, chạy quyền được các đại biểu đồng tình cao là việc bố trí Bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không phải là người địa phương.

Vấn đề nhức nhối chạy chức, chạy quyền hiện nay lại một lần nữa đưa ra tại Hội nghị với sự nhìn nhận thẳng thắn những tồn tại, yếu kém lại chúng ta thêm kỳ vọng, sẽ có những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng này.

4. Một nội dung cũng được dư luận quan tâm trong Hội nghị lần này là việc bầu thêm hai Ủy viên Ban Bí thư và tân Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Trong thời gian qua, nhiều người nhìn nhận hoạt động của Ủy Ban Kiểm tra Trung ương, trong đó có người đứng đầu Ủy ban này như cánh nay nối dài của Đảng, của Tổng Bí thư trong việc thực hiện quyết tâm xử lý nghiêm sai phạm, quyết không có "vùng cấm" trong xử lý sai phạm.

Thực tế, đã có rất nhiều cán bộ, thậm chí ở cấp chiến lược mắc sai phạm đều bị đưa ra xử lý nghiêm khắc, tùy mức độ sai phạm. Kể cả những cán bộ về hưu nếu có sai phạm thì cũng không được “hạ cánh an toàn”, ai có khuyết điểm đều được làm rõ.

Việc Ban Chấp hành Trung ương bầu tân Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đặt ra nhiều kỳ vọng, người mới sẽ kế thừa và phát huy tốt những thành quả của người tiền nhiệm, tiếp tục là “tai mắt” của Đảng, của Tổng Bí thư trong việc thực hiện quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xây dựng chỉnh đốn Đảng, lấy lại lòng tin của dân./.

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

Lời nói dối của cô giáo lớp 5.


Ngày đầu tiên của năm học mới, cô giáo Trương đứng trước tất cả các bạn học sinh lớp 5, nhìn khắp một lượt và nói rằng: Cô sẽ yêu và đối xử bình đẳng với từng bạn trong lớp mình.

Nhưng, đó là một lời nói dối. Điều cô vừa nói là không thể.

Lời nói dối của cô giáo lớp 5.


Cô có ấn tượng không tốt với cậu học sinh ngồi ngay dãy bàn đầu tiên, cậu bé tên là Lý Đức Huệ.

Cô Trương phát hiện Lý không thể cùng chơi với các bạn khác. Quần áo của cậu bé rách nát, người bẩn thỉu và thật khó để ai đó có thể yêu quý cậu bé cho được. Ngay cả bản thân cũng rất thích dùng bút đỏ gạch một dấu X to đùng trên vở của cậu bé.

Cho đến vài hôm sau, nhà trường yêu cầu giáo viên kiểm tra học bạ của các em học sinh, cô Trương đã cố tình để hồ sơ của Lý xuống dưới cùng. Vậy nhưng khi xem đến hồ sơ của cậu bé, cô giáo đã vô cùng ngạc nhiên.

Giáo viên năm lớp 1 của Lý viết rằng: “Tiểu Lý là một cậu bé thông minh, nét mặt lúc nào cũng rạng rỡ với nụ cười luôn thường trực trên miệng, viết chữ rất ngay ngắn và sạch sẽ, ngoan ngoãn lễ phép, mang đến niềm vui cho những người xung quanh.”

Giáo viên năm lớp 2 thì viết: “Tiểu Lý là một học sinh ưu tú, rất được các bạn quý mến nhưng cậu bé rất buồn, vì bệnh của mẹ em đã ở giai đoạn cuối, cuộc sống gia đình rất khó khăn.”

Giáo viên năm lớp 3 viết: “Mẹ qua đời đã gây ra một cú sốc lớn đối với Tiểu Lý, cậu bé đã nỗ lực hết sức nhưng bố em là người sống thiếu trách nhiệm. Nếu không có giải pháp cải thiện, gia đình sẽ gây ảnh hưởng rất tiêu cực đến Tiểu Lý.”

Giáo viên năm lớp 4 viết: “Tiểu Lý tính cách dị biệt, không thích học, không có bạn, nhiều khi còn ngủ trong giờ học.”

Lúc này, cô Trương mới ý thức được những vấn đề đang tồn tại với cậu học trò nhỏ. Cô cũng cảm thấy xấu hổ vì hành vi của mình.

Nhưng tuyệt nhiên, cậu bé Lý Đức Huệ không biết về việc này.

Vì lần nói dối trước cả lớp, cô giáo không ngờ sau đó thỉnh thoảng lại nhận được 1 lá thư

Đến ngày lễ của các nhà giáo, khi các em học sinh đem quà tặng cho mình, cô Trương càng cảm thấy day dứt hơn. Các bạn nhỏ tặng quà cho cô đều bọc giấy màu đẹp đẽ, bên trên còn dán dây ruy băng, chỉ có mình Tiểu Lý là ngoại lệ.

Cậu bé dùng mảnh giấy màu da bò dày bì bì, có lẽ được xé ra từ một cái túi đựng đồ tạp nham để bọc quà.

Món quà là một chiếc vòng tay được xâu chuỗi bởi các hạt thủy tinh, có hạt đã bị mất và một lọ nước hoa chỉ còn ¼. Các học sinh khác cười ồ lên.

Cô giáo phải ra hiệu cho các bạn im lặng không được trêu chọc bạn trước khi khen chiếc vòng thật đẹp rồi nhanh chóng đeo nó lên tay.

Cô cũng xịt một chút nước hoa lên cổ tay trước mặt các em học sinh.

Sau buổi học hôm đó, Lý nói với cô giáo một câu rồi mới về: “Cô Trương, hôm nay trên người cô có mùi rất giống mẹ em trước đây.”

Khi các bạn nhỏ đã về hết, cô Trương ngồi lại lớp hồi lâu. Cô đã khóc mất hơn một tiếng.

Sự thay đổi tích cực

Từ hôm đó, cô không còn nghiên cứu về việc làm sao để dạy bọn trẻ đọc, viết hay làm toán mà nghiên cứu về việc làm thế nào để giáo dục các em học sinh.

Cô Trương bắt đầu chú ý đến Tiểu Lý. Khi học cùng cô, cậu bé ngày càng cho thấy mình là một đứa trẻ năng động là linh hoạt. Càng được cổ vũ, phản ứng của cậu bé càng trở nên nhanh nhẹn.

Cuối năm đó, Tiểu Lý trở thành đứa trẻ thông minh nhất lớp. Mặc dù cô giáo nói sẽ yêu thương và đối xử bình đẳng với tất cả các bạn trong lớp nhưng Tiểu Lý đã trở thành “con cưng” trong mắt cô.

Một năm sau đó, cô Trương phát hiện một mảnh giấy nhỏ trong khe cửa. Là của Tiểu Lý. Cậu bé nói với cô, rằng cô là cô giáo tuyệt vời nhất mà cậu gặp trong đời.

6 năm nữa trôi qua, cô Trương lại nhận được một mảnh giấy khác của cậu học trò nhỏ. Tiểu Lý viết rằng cậu bé đã tốt nghiệp trung học phổ thông, đứng thứ ba trong lớp về thành tích học tập và cô vẫn là giáo viên tuyệt vời nhất cậu gặp trong đời.

Nhiều năm sau nữa, cô Trương tiếp tục nhận được một là thư. Lần này Tiểu Lý viết, khi nhận tấm bằng cử nhân loại xuất sắc, cậu đã quyết định sẽ ở lại trường tiếp tục học lên và cô Trương vẫn là giáo viên tuyệt vời nhất mình được gặp trong đời.

Tuy nhiên lần này, phần ký tên có sự thay đổi và dài hơn một chút: Tiến sỹ y khoa Lý Đức Huệ.

Mùa xuân năm đó, Lý lại gửi cho cô Trương một lá thư, nói là mình sắp kết hôn, không biết cô có muốn tham gia hôn lễ của cậu hay không và cô sẽ ngồi vào vị trí của mẹ chú rể.

Tất nhiên là cô Trương đã đồng ý. Hôm đó, cô đã đeo chiếc vòng mà cậu bé Lý tặng năm nào, xịt một chút nước hoa mà mẹ cậu bé đã từng dùng trước đây.

Gặp lại nhau, hai cô trò ôm nhau thật chặt. Lý Đức Huệ thì thầm vào tai cô: Cảm ơn cô, cô Trương, con vô cùng cảm ơn cô đã cho con biết mình có thể làm được nhiều việc mà trước đây con không nghĩ tới.

Còn cô Trương lúc này cũng không ngăn được nước mắt, nghẹn ngào nói: Tiểu Lý, con nhầm rồi, là con đã dạy cho cô nhiều điều. Cho đến khi gặp được con, cô mới biết làm giáo viên là phải như thế nào?

******
Hy vọng rằng câu chuyện này có thể lan tỏa đến tất cả những người đang làm giáo viên, những người đang làm công tác giáo dục.

Trong câu chuyện này, chúng ta đã nhìn thấy một phương pháp giáo dục hiệu quả mà một phần trong đó đến từ những lời nhận xét chi tiết, đầy quan tâm mà giáo viên ghi lại trong sổ học bạ của học sinh cuối mỗi năm học.

Chúng ta cũng đã nhìn thấy trách nhiệm của một giáo viên ưu tú, cô đã suy nghĩ nghiêm túc về công việc của mình trước đây và bắt tay vào thay đổi. Cô đã nghiêm túc hoàn thành công việc trồng người của chính mình và ở một mức độ nào đó, cô đã thành công.

Vị giáo viên ấy đã giữ cho mình một trái tim nhân ái, tình nguyện vì học sinh mà thay đổi, dùng hành động thực tế của mình để trao cho học sinh sự cổ vũ mạnh mẽ nhất.

Với một đứa trẻ, cô giáo quan trọng biết nhường nào, các em rất cần tình yêu của các thầy cô giáo.

Thông não vụ còng tay con bé ở Vũng Tàu tuổi mới 13 mùa rươi nổi.



Gia đình nọ ở Bà Rịa - Vũng Tàu trước được phân cho miếng đất hơn 700m2 cùng 28m2 đất thổ cư đã xây nhà. Nay thành phố muốn xây dựng công viên nên thu hồi, đã đền bù căn nhà tức vật chất kiến trúc và tất cả tài sản, hoa màu... trên đất thổ canh. Chuyện tưởng chả có gì đáng nói.

Nhưng khi đo đạc lại, diện tích thực của miếng đất đã được lấn ra tới thành hơn 1.000m2, tức số 300m2 dôi ra là đất nhảy dù, quân bố láo lấn dần sử dụng nhưng không nộp thuế. Bọn mất dạy chuyên có trò thông đồng với quan địa chính để ghi diện tích trên giấy tờ thật nhỏ cho đỡ phải nộp thuế và sản canh tác, nhưng thực tế lại dùng nhiều hơn.

Thông não vụ còng tay con bé ở Vũng Tàu tuổi mới 13 mùa rươi nổi.
Con bé nhà mất nết bị còng, đương nhiên khi bị giải về đéo ai biết nó tuổi bao nhiêu.
Khi đền bù, đương nhiên người ta căn cứ vào diện tích TRÊN GIẤY TỜ, nó là gậy ông đập lưng ông thôi. Tham thì chết cụ chúng mày đi, chính ra mỗi năm bỏ ra thêm mấy chục k thuế đất và vài yến gạo nộp sản thì bây giờ có phải đường đường chính chính ăn cả tỉ đền bù không à cơ???

Lũ chó đương nhiên phản kháng. Dường như tham lam và mất nết luôn là những đặc tính nguyên thuỷ không thể tách rời của lũ bần nông. Chính quyền buộc phải cưỡng chế, đưa xe lọ mực thùng bạt mui mềm đến xích quân đốn mạt về sở cẩm để thực thi công vụ. Lũ chó phản kháng bằng cách tẩm xăng dọạ làm Lê Văn Tám, nên tất cả đều bị đưa về bao gồm cả con bé 13 tuổi cùng anh trai.

Vấn đề nằm ở đây, một thằng nhà báo ất ơ nào đó claims rằng nó chứng kiến ở hiện trường vụ cưỡng chế (nhưng đéo chụp ảnh quay phim). Và chỉ khi cả gia đình này bị lôi về đồn, xích tay vào ghế (ngõ hầu tránh chúng vớ điếu cày phang vào mõm cán bộ khi làm việc) thì nó mới chụp một tấm con bé với chiếc còng số 8 khoá tay ghế băng, đưa lên câu nước mắt cần lao.

Đây là kiểu cắt cúp mất dạy, tôi đồ rằng cả nhà nó bao gồm con bé đã bật tanh tách, tốc cả phụ khoa vào cảnh sát, ném tất cả những gì chúng có vào mặt nhân viên công lực nên mới bị còng tại trụ sở để đảm bảo an toàn.

Tuổi 13, 14 là tuổi húng chó nhất, xin các anh chị đừng nghĩ rằng chúng hiền lành. Ong ve Hải Phòng toàn là tầm tuổi này. Chúng xiên người ngọt đến mức giang hồ tha thu kín lưng từng check-in tất cả trại giam số má đất Bắc, nhìn thấy cũng phải đái tràn bỉm Bobby.

Thông não vụ còng tay con bé ở Vũng Tàu tuổi mới 13 mùa rươi nổi.
Một đồng niên ngây thơ, ngoan hiền và trong sáng với em 13 mùa rươi nổi trong sự vụ above.
Để triệt tiêu mầm mống tội ác, người Trung Quốc đã phải giới hạn tuổi trẻ em là 14 vì họ biết rằng đây mới là độ tuổi rực rỡ nhất của lũ tội phạm. Nhờ tầm nhìn đúng đắn và tinh thần sẵn sàng đưa những tội phạm tuổi tin tin không thể cải tạo ra pháp trường, xã hội Trung Quốc đã gần như tiệt trùng được các loại tội phạm nguy hiểm đặc biệt là ma tuý và hình sự. Và trái ngọt cho điều đó chính là xét trên tương quan dân số, xã hội Trung Quốc an toàn hơn bất kỳ một nước thuộc OECD nào.

Đéo phải cứ là trẻ con theo luật nước CHXHCN Việt Nam là auto vô tội. Con rắn độc chui ra khỏi vỏ đã cắn chết được người, mẹ nó dám tẩm xăng định sống mái với đoàn cưỡng chế, tôi đéo tin một đứa con mang cùng dòng máu ấy lại trơ mắt ngồi im, cắn móng tay khóc thút thít nhìn cha mẹ bị bốc đi.

Thông não vụ còng tay con bé ở Vũng Tàu tuổi mới 13 mùa rươi nổi.



Gia đình nọ ở Bà Rịa - Vũng Tàu trước được phân cho miếng đất hơn 700m2 cùng 28m2 đất thổ cư đã xây nhà. Nay thành phố muốn xây dựng công viên nên thu hồi, đã đền bù căn nhà tức vật chất kiến trúc và tất cả tài sản, hoa màu... trên đất thổ canh. Chuyện tưởng chả có gì đáng nói.

Nhưng khi đo đạc lại, diện tích thực của miếng đất đã được lấn ra tới thành hơn 1.000m2, tức số 300m2 dôi ra là đất nhảy dù, quân bố láo lấn dần sử dụng nhưng không nộp thuế. Bọn mất dạy chuyên có trò thông đồng với quan địa chính để ghi diện tích trên giấy tờ thật nhỏ cho đỡ phải nộp thuế và sản canh tác, nhưng thực tế lại dùng nhiều hơn.

Thông não vụ còng tay con bé ở Vũng Tàu tuổi mới 13 mùa rươi nổi.
Con bé nhà mất nết bị còng, đương nhiên khi bị giải về đéo ai biết nó tuổi bao nhiêu.
Khi đền bù, đương nhiên người ta căn cứ vào diện tích TRÊN GIẤY TỜ, nó là gậy ông đập lưng ông thôi. Tham thì chết cụ chúng mày đi, chính ra mỗi năm bỏ ra thêm mấy chục k thuế đất và vài yến gạo nộp sản thì bây giờ có phải đường đường chính chính ăn cả tỉ đền bù không à cơ???

Lũ chó đương nhiên phản kháng. Dường như tham lam và mất nết luôn là những đặc tính nguyên thuỷ không thể tách rời của lũ bần nông. Chính quyền buộc phải cưỡng chế, đưa xe lọ mực thùng bạt mui mềm đến xích quân đốn mạt về sở cẩm để thực thi công vụ. Lũ chó phản kháng bằng cách tẩm xăng dọạ làm Lê Văn Tám, nên tất cả đều bị đưa về bao gồm cả con bé 13 tuổi cùng anh trai.

Vấn đề nằm ở đây, một thằng nhà báo ất ơ nào đó claims rằng nó chứng kiến ở hiện trường vụ cưỡng chế (nhưng đéo chụp ảnh quay phim). Và chỉ khi cả gia đình này bị lôi về đồn, xích tay vào ghế (ngõ hầu tránh chúng vớ điếu cày phang vào mõm cán bộ khi làm việc) thì nó mới chụp một tấm con bé với chiếc còng số 8 khoá tay ghế băng, đưa lên câu nước mắt cần lao.

Đây là kiểu cắt cúp mất dạy, tôi đồ rằng cả nhà nó bao gồm con bé đã bật tanh tách, tốc cả phụ khoa vào cảnh sát, ném tất cả những gì chúng có vào mặt nhân viên công lực nên mới bị còng tại trụ sở để đảm bảo an toàn.

Tuổi 13, 14 là tuổi húng chó nhất, xin các anh chị đừng nghĩ rằng chúng hiền lành. Ong ve Hải Phòng toàn là tầm tuổi này. Chúng xiên người ngọt đến mức giang hồ tha thu kín lưng từng check-in tất cả trại giam số má đất Bắc, nhìn thấy cũng phải đái tràn bỉm Bobby.

Thông não vụ còng tay con bé ở Vũng Tàu tuổi mới 13 mùa rươi nổi.
Một đồng niên ngây thơ, ngoan hiền và trong sáng với em 13 mùa rươi nổi trong sự vụ above.
Để triệt tiêu mầm mống tội ác, người Trung Quốc đã phải giới hạn tuổi trẻ em là 14 vì họ biết rằng đây mới là độ tuổi rực rỡ nhất của lũ tội phạm. Nhờ tầm nhìn đúng đắn và tinh thần sẵn sàng đưa những tội phạm tuổi tin tin không thể cải tạo ra pháp trường, xã hội Trung Quốc đã gần như tiệt trùng được các loại tội phạm nguy hiểm đặc biệt là ma tuý và hình sự. Và trái ngọt cho điều đó chính là xét trên tương quan dân số, xã hội Trung Quốc an toàn hơn bất kỳ một nước thuộc OECD nào.

Đéo phải cứ là trẻ con theo luật nước CHXHCN Việt Nam là auto vô tội. Con rắn độc chui ra khỏi vỏ đã cắn chết được người, mẹ nó dám tẩm xăng định sống mái với đoàn cưỡng chế, tôi đéo tin một đứa con mang cùng dòng máu ấy lại trơ mắt ngồi im, cắn móng tay khóc thút thít nhìn cha mẹ bị bốc đi.