KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

Diễn biến mới vụ BS Chiêm Quốc Thái bị vợ cũ thuê người chém



Khoai@

Vụ anh BS Chiêm Quốc Thái bị vợ cũ thuê người chém đã dần sáng tỏ. Sau khi bị bắt, bà vợ cũ là Vũ Thụy Hồng Ngọc, một Việt kiều Mỹ đã khai ra nữ bác sĩ được bà nhờ chuyển tiền cho người chém "dằn mặt" ông Chiêm Quốc Thái.

Với những tài liệu có trong tay, thật ra cả ông Chiêm Quốc Thái và bà Vũ Thụy Hồng Ngọc cũng đã từng là cặp đôi "hoàn hảo", và nay khi tình đã hết, cái nghĩa vợ chồng cũng không còn, thì dư luận lại được chứng kiến họ đối xử với nhau "hoàn hảo" như thế nào. 

Diễn biến mới vụ BS Chiêm Quốc Thái bị vợ cũ thuê người chém

Tại cơ quan điều tra, bà Vũ Thụy Hồng Ngọc khai rằng năm 2011, bà đăng ký kết hôn với ông Thái tại Mỹ. Tháng 6/2014, mâu thuẫn của cặp vợ chồng này trở nên căng thẳng. Năm 2015, bà Ngọc làm đơn ly dị và yêu cầu ông Thái chia tài sản trị giá hàng trăm tỷ đồng. 

Việc tranh chấp tài sản kéo dài, cùng với tiến trình kiện nhau ra tòa, bà Ngọc tìm người để thuê "đánh dằn mặt" ông Thái với hi vọng ông này phải thỏa hiệp "trả lại tài sản" cho bà. Trong lúc chưa tìm được đánh "dằn mặt" ông Thái, bà Ngọc có quen biết nữ bác sĩ tên S và được bác sĩ S giúp sức.

Tháng 3/2018, tại nhà bác sĩ S., Ngọc quen biết Phân Nguyễn Duy Thành, Giám đốc Công ty TNHH Bảo vệ Sông Thành (trụ sở tại phường Phú Thạnh, quận Tân Phú) và nhờ Thành "dằn mặt ông Thái" với chi phí "uống cà phê" là 1 tỷ đồng. Chỉ 1 tuần sau, Thanh đã nhận 500 triệu của Ngọc từ trung gian là bác sĩ S và ra tay chém ông Thái. Dù đã hoàn thành "hợp đồng" nhưng Thành cũng không đòi nốt 500 triệu còn lại và cũng sau đó bà Ngọc bị bắt khi có ý định trốn sang Mỹ.

Nói thêm, ngày 18/4, bà Ngọc đọc báo, biết chuyện bốn thanh niên chém ông Thái bị thương. Tuy nhiên, vợ cũ của vị giám đốc bệnh thẩm mỹ khi đó không biết có phải là người của Thanh thực hiện hay không. 

Vào cuộc điều tra, trinh sát phát hiện trước viện thẩm mỹ của bác sĩ Thái có một chiếc Sirius đỏ. Xe này qua nhiều đời chủ và qua xác minh đến thời điểm bác sĩ Thái bị chém thì Công ty bảo vệ Song Thanh là chủ sở hữu, giao cho Nguyễn Thanh Phong sử dụng để thực hiện "công vụ". Nhiệm vụ của Phong là nhận dạng bác sĩ Thái tại thẩm mỹ viện cũng như nơi trực, quán ăn mà ông Thái hay ghé, để chỉ điểm cho đồng bọn chém người.

Khám xét Công ty Song Thanh và nơi ở của Thanh, cảnh sát phát hiện "kho" vũ khí và hung khí gồm 3 khẩu súng, một hộp tiếp đạn, 15 con dao dài 21-58 cm, 7 dao xếp...

Từ lời khai của Thanh và các đồng bọn, ngày 24/5, bà Ngọc ra sân bay định xuất cảnh đi Mỹ thì bị công an đưa về cơ quan làm việc. Lúc này, Ngọc mới biết những người chém bác sĩ Thái là nhóm của Thanh.

Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu thu thập được, cơ quan điều tra nhận định rằng xuất phát từ mâu thuẫn tình cảm vợ chồng và tranh chấp tài sản, bà Ngọc đã bàn bạc và thỏa thuận nhờ Thanh cùng đồng bọn đánh, chém ông Thái, gây thương tích 5% với giá 1 tỷ đồng.

Hiện, cơ quan điều tra đã xác định được Nguyễn Trần Thanh Tuấn là người dùng dao chém vào vai trái của ông Thái, Nguyễn Thanh Phong theo dõi, chỉ điểm. Chống Thín Sáng là người đưa tiền để lo việc chém ông Thái. Bác sĩ S. là người nhận tiền từ tay Ngọc để chuyển cho Phan Nguyễn Duy Thanh và giám đốc công ty bảo vệ này là người tổ chức cho đồng bọn chém bác sĩ Thái.

Còn tiếp...

Thông cáo báo chí kỳ họp 26 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương


Từ ngày 28 đến 30/5/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 26. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

Thông cáo báo chí kỳ họp 26 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Tại kỳ họp này, Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

I- Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Dự án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu AVG (Thanh tra Chính phủ đã có Kết luận thanh tra số 355/KL-TTCP, ngày 14/3/2018). Qua kiểm tra cho thấy:

1- Ban cán sự đảng (BCSĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông chấp hành chưa nghiêm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, để Bộ Thông tin và Truyền thông và Tổng công ty Mobifone vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật trong việc thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện Dự án, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước; chưa kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm kết luận của Thanh tra Chính phủ về Dự án trên.

2- Đồng chí Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư BCSĐ, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ nhiệm kỳ 2011-2016. Đồng chí đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, không bàn bạc, thảo luận trong tập thể BCSĐ, trực tiếp chỉ đạo và quyết định nhiều nội dung liên quan đến Dự án không đúng quy định; ký văn bản trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án và giao cho cấp dưới ký một số văn bản liên quan đến Dự án có nội dung trái quy định, không đúng nhiệm vụ được phân công; thiếu chỉ đạo, kiểm tra quá trình thực hiện Dự án, để xảy ra nhiều vi phạm.

3- Đồng chí Trương Minh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư BCSĐ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Trong thời gian giữ cương vị Ủy viên BCSĐ, Thứ trưởng, đồng chí cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ nhiệm kỳ 2011-2016. Đồng chí đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo trong quá trình được phân công chỉ đạo thực hiện Dự án; ký Quyết định số 236/QĐ-BTTTT, ngày 21/12/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Dự án và một số văn bản có liên quan trái quy định, có văn bản không thuộc nhiệm vụ được phân công.

- Với cương vị Bí thư BCSĐ, Bộ trưởng từ tháng 4/2016 đến nay, đồng chí chịu trách nhiệm chính về các vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ nhiệm kỳ 2016-2021.

4- Đồng chí Phạm Hồng Hải, Ủy viên BCSĐ, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ nhiệm kỳ 2011-2016 và 2016-2021. Đồng chí đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, kiểm tra, giám sát, để Tổng công ty Mobifone vi phạm nghiêm trọng trong thực hiện Dự án; trực tiếp ký một số văn bản liên quan đến Dự án có nội dung trái quy định.

5- Đồng chí Phạm Đình Trọng, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiều vi phạm rất nghiêm trọng trong việc tham mưu cho lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Dự án.

Cùng với tập thể và các cá nhân nêu trên, qua kiểm tra, UBKT Trung ương đã kết luận:

- Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng công ty Mobifone đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Tổng công ty Mobifone có nhiều vi phạm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện Dự án.

- Đồng chí Lê Nam Trà, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Tổng công ty Mobifone có nhiều vi phạm rất nghiêm trọng, chịu trách nhiệm chính trong việc HĐTV Tổng công ty trình Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định phê duyệt và tổ chức thực hiện Dự án; trực tiếp ký nhiều văn bản liên quan đến Dự án trái quy định.

- Đồng chí Cao Duy Hải, Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc Tổng công ty Mobifone có nhiều vi phạm nghiêm trọng trong việc tham mưu cho HĐTV Tổng công ty trình Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định phê duyệt và tổ chức thực hiện Dự án; trực tiếp ký nhiều văn bản liên quan đến Dự án trái quy định.

Những vi phạm của BCSĐ Bộ Thông tin và Truyền thông, đồng chí Nguyễn Bắc Son, đồng chí Trương Minh Tuấn, đồng chí Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng công ty Mobifone và các đồng chí Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng, vi phạm của đồng chí Phạm Hồng Hải là nghiêm trọng, đã làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến hoạt động và quá trình cổ phần hóa của Tổng công ty Mobifone, đến uy tín của tổ chức đảng và Bộ Thông tin và Truyền thông, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Để xảy ra các vi phạm, khuyết điểm trong Dự án này có trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, UBND tỉnh Bình Dương. UBKT Trung ương yêu cầu BCSĐ, Đảng ủy và lãnh đạo các cơ quan nêu trên kiểm điểm, xem xét xử lý trách nhiệm đối với các tập thể và cá nhân có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư và UBKT Trung ương.

II- Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cho thấy:

1- Ban Thường vụ Đảng ủy BIDV nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để BIDV có nhiều vi phạm nghiêm trọng mang tính hệ thống trong thực hiện quy chế làm việc, quy định về phân cấp thẩm quyền và quy trình, thủ tục cấp tín dụng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm tăng nợ xấu, nhất là các khoản nợ có khả năng mất vốn; để nhiều cán bộ vi phạm kỷ luật đảng và pháp luật nhà nước, bị xử lý hình sự; làm giảm nguồn thu ngân sách, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, đến thu nhập, việc làm và đời sống của người lao động Ngân hàng BIDV.

2- Đồng chí Trần Bắc Hà, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020. Đồng chí đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành; vi phạm nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng ủy về nghĩa vụ, trách nhiệm của người giữ chức vụ trong hệ thống BIDV; vi phạm quy trình, thủ tục, thẩm quyền, quy định về tín dụng trong việc phê duyệt chủ trương, quyết định một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ, trong đó có việc phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng.

3- Đồng chí Đoàn Ánh Sáng, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc và đồng chí Trần Lục Lang, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc BIDV cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy; cùng chịu trách nhiệm đối với một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ có vi phạm; chịu trách nhiệm về đề xuất, thẩm định chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng.

Những vi phạm của đồng chí Trần Bắc Hà là rất nghiêm trọng, vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy BIDV nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020 và các đồng chí Đoàn Ánh Sáng, Trần Lục Lang là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và Ngân hàng BIDV, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Các đồng chí khác trong Ban Thường vụ Đảng ủy BIDV nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020 cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy và chịu trách nhiệm trực tiếp về những vi phạm, khuyết điểm của cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đến mức phải kiểm điểm, đề xuất hình thức xử lý theo quy định của Đảng.

Để xảy ra các vi phạm, khuyết điểm của Ngân hàng BIDV nêu trên có trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. UBKT Trung ương yêu cầu BCSĐ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan đến những vi phạm, khuyết điểm của BIDV; kịp thời rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định trong lĩnh vực ngân hàng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng. 

III- UBKT Trung ương đã xem xét, kết luận kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBKT Tỉnh ủy các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Bạc Liêu, Ban Thường vụ Đảng ủy và UBKT Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; kiểm tra tài chính đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ.

UBKT Trung ương đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng rút kinh nghiệm, có biện pháp khắc phục, sửa chữa kịp thời.

IV- Cũng tại kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng theo thẩm quyền 01 trường hợp; tham gia ý kiến về giải quyết khiếu nại kỷ luật 01 trường hợp thuộc thẩm quyền của Ban Bí thư; cho ý kiến vào dự thảo sửa đổi, bổ sung quy định của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm.

UỶ BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng


UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.


Theo tin từ Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW), ngày 28 đến 30-5, UBKTTW đã họp kỳ 26 cho ý kiến về nhiều vụ việc đáng chú ý, trong đó có vụ Tổng công ty Viễn thông Mobifone (Mobifone) mua 95% cổ phần AVG. 

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

Theo đó, tại kỳ họp này, UBKTTW đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện dự án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu AVG (AVG), Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã có Kết luận thanh tra số 355/KL-TTCP, ngày 14/3/2018). Qua kiểm tra cho thấy:

Ban cán sự đảng (BCSĐ) Bộ TT-TT chấp hành chưa nghiêm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, để Bộ TT-TT và Tổng công ty Mobifone vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật trong việc thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án, làm thất thoát lớn tài sản của nhà nước; chưa kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm kết luận của Thanh tra Chính phủ về dự án trên.

Đối với ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư BCSĐ, nguyên Bộ trưởng Bộ TT-TT chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ nhiệm kỳ 2011-2016. Ông Nguyễn Bắc Son đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, không bàn bạc, thảo luận trong tập thể BCSĐ, trực tiếp chỉ đạo và quyết định nhiều nội dung liên quan đến dự án không đúng quy định; ký văn bản trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án và giao cho cấp dưới ký một số văn bản liên quan đến dự án có nội dung trái quy định, không đúng nhiệm vụ được phân công; thiếu chỉ đạo, kiểm tra quá trình thực hiện Dự án, để xảy ra nhiều vi phạm.

Còn đối với ông Trương Minh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư BCSĐ, Bộ trưởng Bộ TT-TT.

Trong thời gian giữ cương vị Ủy viên BCSĐ, Thứ trưởng, ông Trương Minh Tuấn cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ nhiệm kỳ 2011-2016. Ông Tuấn đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo trong quá trình được phân công chỉ đạo thực hiện dự án; ký Quyết định số 236/QĐ-BTTTT, ngày 21/12/2015 của Bộ TT-TT phê duyệt dự án và một số văn bản có liên quan trái quy định, có văn bản không thuộc nhiệm vụ được phân công.

Với cương vị Bí thư BCSĐ, Bộ trưởng từ tháng 4-2016 đến nay, ông Trương Minh Tuấn chịu trách nhiệm chính về các vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ nhiệm kỳ 2016-2021.

Đối với ông Phạm Hồng Hải, Ủy viên BCSĐ, Thứ trưởng Bộ TT-TT cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ nhiệm kỳ 2011-2016 và 2016-2021. Ông Hải đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, kiểm tra, giám sát, để Mobifone vi phạm nghiêm trọng trong thực hiện dự án; trực tiếp ký một số văn bản liên quan đến dự án có nội dung trái quy định.

Ông Phạm Đình Trọng, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ TT-TT có nhiều vi phạm rất nghiêm trọng trong việc tham mưu cho lãnh đạo Bộ TT-TT chỉ đạo, tổ chức thực hiện dự án.

Cùng với tập thể và các cá nhân nêu trên, qua kiểm tra, UBKTTW đã kết luận:

Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Mobifone có nhiều vi phạm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện dự án.

Đối với ông Lê Nam Trà, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Mobifone có nhiều vi phạm rất nghiêm trọng, chịu trách nhiệm chính trong việc HĐTV Tổng công ty trình Bộ TT-TT quyết định phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án; trực tiếp ký nhiều văn bản liên quan đến dự án trái quy định.

Ông Cao Duy Hải, Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc Mobifone có nhiều vi phạm nghiêm trọng trong việc tham mưu cho HĐTV Tổng công ty trình Bộ TT-TT quyết định phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án; trực tiếp ký nhiều văn bản liên quan đến dự án trái quy định.

Những vi phạm của BCSĐ Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng, vi phạm của ông Phạm Hồng Hải là nghiêm trọng, đã làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến hoạt động và quá trình cổ phần hóa của Mobifone, đến uy tín của tổ chức đảng và Bộ TT-TT, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Để xảy ra các vi phạm, khuyết điểm trong dự án này có trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, UBND tỉnh Bình Dương. UBKTTW yêu cầu BCSĐ, Đảng ủy và lãnh đạo các cơ quan nêu trên kiểm điểm, xem xét xử lý trách nhiệm đối với các tập thể và cá nhân có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư và UBKTTW.

Trước đó, ngày 14-3, TTCP đã thông báo kết luận thanh tra toàn diện dự án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG. Kết luận thanh tra được công bố sau 2 ngày Mobifone và các cổ đông chuyển nhượng đã thống nhất hủy bỏ thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần mua bán AVG giữa hai bên. TTCP chỉ rõ quá trình thực hiện dự án đầu tư, Mobifone, Bộ TT-TT và các cơ quan có liên quan đã để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm.

Cơ quan thanh tra kết luận những vi phạm, làm trái quy định, thiếu trách nhiệm nêu trên của Mobifone, nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước tại Mobifone khoảng 7.006 tỉ đồng, trong đó thiệt hại do mua nợ phải trả của AVG 1.134 tỉ đồng. Không chỉ vậy, việc thực hiện đầu tư dự án đã trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh viễn thông, làm sụt giảm lớn hiệu quả kinh doanh ngay từ năm 2016 và nhiều năm tiếp theo, số lỗ lũy kế đến cuối tháng 12-2017 là 1.982,7 tỉ đồng.

Trách nhiệm để xảy ra khuyết điểm, vi phạm thuộc về Hội đồng thành viên (HĐTV), Chủ tịch HĐTV, Ban Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, bộ phận đàm phán, các bộ phận liên quan thuộc Mobifone.

Ngoài ra, TTCP cũng chỉ rõ nhiều khuyết điểm, vi phạm của các bộ, ngành liên quan. Trong đó có Bộ TT-TT với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu và quản lý Nhà nước về thông tin, truyền thông đã thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định dự án; Quyết định số 236/2015 phê duyệt dự án đầu tư không bảo đảm căn cứ pháp lý, vi phạm các quy định của pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước.

Theo TTCP, đây là vụ việc kinh tế rất nghiêm trọng, cơ quan này kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao cơ quan điều tra có thẩm quyền của Bộ Công an tiếp nhận toàn bộ hồ sơ, tài liệu thanh tra để xem xét, khởi tố điều tra. Về xử lý kinh tế, Bộ TT-TT và Mobifone chịu trách nhiệm xử lý, thu hồi số tiền đã thanh toán trong việc mua 95% cổ phần AVG. Truy thu từ Mobifone, nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền 1,3 tỉ đồng; xử lý, thu hồi số tiền 1,54 tỉ đồng chi phí tư vấn đã chi cho 2 công ty tư vấn.

TTCP cũng kiến nghị Bộ TT-TT chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với Chủ tịch HĐTV, các thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, bộ phận của Mobifone đàm phán mua cổ phần AVG và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm nêu trong kết luận thanh tra.

TTCP cũng chuyển kết luận thanh tra đến UBKTTW để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương quản lý có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm nêu tại kết luận thanh tra.

Thế Dũng

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2018

Y án sơ thẩm ba năm tù giam trong vụ án “dâm ô với trẻ em”



Ngày 1-6, Ủy ban Thẩm phán Tòa án Nhân dân (TAND) cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, chấp nhận toàn bộ kháng nghị của Chánh án TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh, hủy bản án hình sự phúc thẩm của TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đối với bị cáo Nguyễn Khắc Thủy phạm tội “dâm ô với trẻ em”.

Y án sơ thẩm ba năm tù giam trong vụ án “dâm ô với trẻ em”
Bị cáo Nguyễn Khắc Thủy
Đồng thời, Ủy ban thẩm phán nhận định bản án sơ thẩm của TAND TP Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) tuyên phạt bị cáo Thủy ba năm tù giam là đúng người đúng tội nên tuyên y án sơ thẩm ba năm tù giam đối với Nguyễn Khắc Thủy. Theo đó, bị cáo Thủy phải chấp hành hình phạt ba năm tù giam.

Trước đó, sau khi bị TAND TP Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) tuyên phạt Nguyễn Khắc Thủy ba năm tù giam về tội “Dâm ô với trẻ em”, bị cáo Thủy đã kháng cáo kêu oan. Ngày 11-5, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xử phúc thẩm theo đơn kháng cáo của Nguyễn Khắc Thủy. Tại phiên phúc thẩm, HĐXX sửa án sơ thẩm từ ba năm tù giam xuống còn 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Phán quyết này của TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã gây bức xúc trong dư luận bởi hành vi của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, đã thực hiện hành vi dâm ô với nhiều trẻ em và nhiều lần.

Sau khi bản án phúc thẩm được tuyên, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có công văn hỏa tốc báo cáo với VKSND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh, VKSND tối cao và yêu cầu xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm với bản án phúc thẩm đã tuyên với bị cáo Thủy. Ngày 17-5, Chánh án TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án hình sự phúc thẩm của TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tuyên bị cáo Nguyễn Khắc Thủy. Đồng thời, TAND tối cao đã yêu cầu TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tạm đình chỉ công tác đối thẩm phán Huỳnh Ngọc Thiện là chủ tọa phiên tòa.

Theo nội dung vụ án, từ đầu năm 2014 đến tháng 6-2014, bị cáo Nguyễn Khắc Thủy đã thực hiện hành vi dâm ô đối với hai trẻ em tại Khu chung cư Lakeside (TP Vũng Tàu).

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

Vụ chạy thận Hòa Bình: KHI ĐBQH LUẬN ÁN


“Việc bằng cách này, cách kia, trực tiếp hay gián tiếp tác động vào quá trình độc lập của HĐXX là không được phép. Cho nên phát biểu gì mang dấu ấn là không nên, nhất là đối với Chánh án”.

Vụ chạy thận Hòa Bình: KHI ĐBQH LUẬN ÁN

Đây là câu nói khéo của ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao khi được hỏi quan điểm về vụ xét xử đang diễn ra ở Hòa Bình. Ở vế 1, hẳn nhiên ông có ý nhắc nhở lối phát biểu vô tội vạ của mấy vị đại biểu quốc hội nói riêng và truyền thông nói chung, ở vế 2, ông tự làm nhẹ vấn đề bằng thủ thuật đưa cá nhân mình ra. Theo lối “nói để răn mình”.

Hẳn nhiên có thể coi đây là thông điệp của người đứng đầu ngành tòa án. 

Không phải ngẫu nhiên mà đại biểu quốc hội của tỉnh Hòa Bình phải đứng lên công khai yêu cầu các đại biểu khác không có những phát ngôn mang tính áp đặt vào sự độc lập của HĐXX. 

Thậm chí, ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu còn hồn nhiên gọi tên vụ án là “vụ án BS Hoàng Công Lương” mà không mảy may quan tâm tới chính xác bản chất của vụ án là “Sự cố chạy thận & 9 người tử vong”. 

Một câu chuyện tai nạn y khoa thảm khốc được lèo lái về câu chuyện hút khách mang tên một cá nhân, lối nói rất phản cảm không xứng đáng đạo đức và tri thức của một vị đại biểu quốc hội như ông Hiếu.

Khi đọc tuyên bố của vị đại biểu Nguyễn Anh Trí, rằng phải tuyên vô tội cho Hoàng Công Lương ngay tại tòa, cậu cứ bật cười ngán ngẩm. Tầm ĐBQH mà còn phát biểu bất cần suy nghĩ thế này ngay tại tòa nhà quốc hội, thì không biết cái khái niệm văn minh, công chính của pháp luật rồi sẽ đi về đâu?!

Ông là ai mà đòi định tội thay tòa hả ông Trí?

Ông ngon thì vứt áo đại biểu quốc hội đi, về làm thằng dzái khô ôm fb thì ông nói cái mẹ gì cũng được. Đừng lạm dụng cái danh ĐBQH bừa bãi như thế!

***

Báo chí xoay quanh phiên tòa cũng là một góc nhìn thú vị. 

Sứ mạng của báo chí đương nhiên cao cả nhất là phản ánh thông tin, phản ánh quan điểm đa chiều khách quan của phiên xử. Và vì thế, báo chí cần phải đủ gần với tất cả các bên (thẩm phán, VKS, Luật sư…) để nắm cho được thông tin, truyền tải cho được quan điểm đúng bản chất, nhưng ngược lại, cũng phải đủ xa để giữ cho được sự độc lập của mình, sự khách quan của mình. Thì trong phiên xử này, đa số báo chí lại công khai đứng hẳn, thậm chí thân mật hẳn với các luật sư và bị cáo, đồng nghĩa với việc này nghĩa là thái độ tách hẳn báo chí với thẩm phán, với các kiểm sát viên, xem họ như đối tượng thù địch cần phải tránh xa, cần phải chiến thắng, cần phải hạ gục cho bằng được theo tư duy cá nhân của mình, lồng trong mỗi bài báo.

Để rồi, bên cạnh những phản biện của luật sư theo hướng có lợi của bị cáo, thì báo chí nghiễm nhiên trở thành một thế lực hỗ trợ đắc lực. Người đọc không còn được tiếp nhận thông tin hay quan điểm truyền tải một cách khách quan nữa, thay vào đó, người đọc bị cuốn vào một cuộc chiến mà không ai khác, báo chí chính là một sát thủ, thay vì ông mõ làng như sứ mệnh đúng nghĩa.

Nổi lên trong đó là một nhóm các nữ nhà báo còn trẻ của tờ mẹ gì Soha hay Tri thức trẻ gì đó chả rõ, và đa phần nhóm này đang nằm yên trong fb Mai Dương. Rất hung hăng áp đặt quan điểm cá nhân, rất sến súa thể hiện sự cảm tính trong một sự việc mà đúng ra, lý tính phải được lạnh lùng đặt lên hàng đầu.

***

Luật sư cố cãi cho bị cáo là điều đương nhiên, ta phải thừa nhận. Dù họ có dùng tiểu xảo hay việc gây sức ép trên cộng đồng mạng cũng là điều mà suy cho cùng là dễ hiểu. Nhưng cậu không thể cắt nghĩa nổi nhúm nhà báo trẻ ranh này vứt bỏ sứ mệnh khách quan báo chí, công khai biến mình thành công cụ chiến đấu giữa luật sư - quan tòa, biến mọi thông tin của vụ án về câu chuyện cá nhân một mắt xích Hoàng Công Lương theo lối lên án tòa án, kích động xã hội lên đồng, để làm cái gì?

Để mỗi bài các em biên ra thì đám luật sư dẫn link lại tăng viu hả, sao nó rẻ thế hehe?

Mấy cái trò pha loãng vấn đề lên đến Bộ Y tế hay theo logic này thì tới đây truy nốt trách nhiệm của Tổng bí thư, chỉ là trò mèo lặt vặt, sao qua được mắt thiên hạ?

Ngáo vừa thôi!

Nhóm người chém ông Chiêm Quốc Thái được thuê giá 1 tỉ đồng


(NLĐO) - Quá trình điều tra và lấy lời khai ban đầu, nhóm người chém ông Chiêm Quốc Thái khai "đơn đặt hàng" truy sát bác sĩ này được thuê với giá 1 tỉ đồng.

Ngày 31-5, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM đã khởi tố vụ án hình sự "Cố ý gây thương tích" và bắt tạm giam 5 đối tượng: Phan Nguyễn Duy Thanh, Nguyễn Thanh Phong, Phạm Văn Ngôn, Nguyễn Trần Thanh Tuấn, Chống Thín Sáng.

Liên quan đến vụ án, Công an TP HCM cũng đang tạm giữ hình sự bà Vũ Thụy Hồng Ngọc (SN 1978, vợ cũ ông Chiêm Quốc Thái).

Nhóm người chém ông Chiêm Quốc Thái được thuê giá 1 tỉ đồng
Bà Vũ Thụy Hồng Ngọc
Theo thông tin ban đầu, Phan Nguyễn Duy Thanh (Giám đốc Công ty vệ sĩ S.T.) khai nhận được bà Ngọc thuê chém dằn mặt ông Chiêm Quốc Thái với giá 1 tỉ đồng.

Nhóm người chém ông Chiêm Quốc Thái được thuê giá 1 tỉ đồng
Ông Thái bị chém thương tật 5%
Quá trình điều tra xác định, các đối tượng Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Trần Thanh Tuấn, Phạm Văn Ngôn trực tiếp theo dõi và sử dụng hung khí chém ông Thái. Trong khi đó, Chống Thín Sáng là người cùng bàn bạc, trực tiếp ra lệnh cho Phong, Ngôn và Tuấn thực hiện phi vụ này.

Sau khi bị chém, ông Thái được đưa đến bệnh viện cấp cứu với vết thương ở lưng và kết quả giám định bị thương tật 5%. Như Báo Người Lao Động đã thông tin, tối 28-3, sau khi ăn tối cùng nhóm bạn ở một nhà hàng tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1) thì ông Thái bị nhóm người dùng hung khí gây thương tích. Sau đó, ông Thái đã đến công an trình báo và yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.

Phạm Dũng

Ngày 05/6, tòa ra phán quyết vụ án bác sĩ Hoàng Công Lương


TAND Hòa Bình không trả hồ sơ theo đề nghị của VKS mà sẽ ra bản án sau 3 ngày nghỉ nghị án.

TAND thành phố Hòa Bình thông báo do tính chất phức tạp của vụ án, tòa sẽ nghỉ nghị án sau buổi làm việc ngày 30/5 và tuyên án vào 14h ngày 05/6.

Ba bị cáo tại toà.
Trước đó, trong lời nói sau cùng vào chiều cùng ngày, cả ba bị cáo đều gửi lời xin lỗi đến 18 gia đình các nạn nhân trong sự cố ngày 29/5/2017.

Là người đầu tiên trình bày, Bùi Mạnh Quốc (32 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh) cho biết: từ khi xảy ra sự cố đã nhận thức rõ “mức độ phạm tội của mình”. Nêu lý do là lao động chính trong nhà và đang phải nuôi con nhỏ, Quốc mong nhận được hình phạt nhẹ nhất để sớm trở về với cộng đồng.

Bị cáo Trần Văn Sơn (cán bộ phòng vật tư, Bệnh viện đa khoa Hòa Bình) cho biết: không chỉ hệ thống lọc nước RO mà các thiết bị khác như máy thở, gây mê... sau khi sửa chữa cũng chỉ nhận bàn giao và đưa vào sử dụng ngay chứ không có việc kiểm tra. 

Tự nhận đã làm nhiều công việc về trang thiết bị y tế, Sơn đề nghị các thiết bị y tế sau sửa chữa đều cần có đơn vị kiểm soát chất lượng trước khi đưa vào sử dụng. Sơn không phủ nhận tội danh mà chỉ xin giảm nhẹ hình phạt.

11 ngày mặc áo màu xanh khi hầu tòa, trong lời nói sau cùng trước khi tòa tuyên án, bị cáo Hoàng Công Lương tiếp tục cho rằng anh “hoàn toàn vô tội”. Lương mong HĐXX xem xét vụ án một cách khách quan để tránh oan sai. Nam bị cáo hy vọng “được vô tội” để có cơ hội tiếp tục công việc khám chữa bệnh và để "các nhân viên y tế tin tưởng vào pháp luật hơn".

Bị cáo Hoàng Công Lương nói lời sau cùng.
VKS: Bác sĩ Lương buộc phải biết chất lượng nguồn nước dùng chạy thận

Trong phần đối đáp lại quan điểm của các luật sư chiều 30/5, đại diện VKS khẳng định, chưa bao giờ cáo buộc bác sĩ Lương phải biết nguồn nước đạt chuẩn theo tiêu chuẩn AAMI. Tuy nhiên, với trách nhiệm về chuyên môn được giao, Lương buộc phải biết nguồn nước đưa vào người bệnh nhân phải đảm bảo.

Đối đáp với quan điểm của 6 luật sư bào chữa cho bị cáo Lương cho rằng thân chủ không được giao phụ trách nguyên đơn chạy thận nên không phạm tội thiếu trách nhiệm, công tố viên khẳng định "chưa bao giờ khẳng định nam bác sĩ được giao phụ trách đơn nguyên thận nhân tạo". Nam bị cáo cũng không phải chịu trách nhiệm thay trưởng khoa mà trách nhiệm của anh là phải báo cáo lãnh đạo khi có vấn đề vượt ngoài tầm kiểm soát.

Theo VKS, đây không phải là hành vi nguy hiểm nhưng "lại là nguyên nhân gây ra sự cố” làm 9 người chết, 9 người bị ảnh hưởng sức khoẻ. Nếu Lương làm đủ các trách nhiệm được giao sẽ không gây hậu quả như vậy. Nếu trước đó nam bác sĩ có báo cáo với trưởng khoa thì trách nhiệm cũng sẽ được giảm trừ.

Nhiều luật sư không đồng tình với quan điểm này của VKS mà cho rằng Lương đang trong tình thế cấp bách, vì sự an toàn của bệnh nhân nên mới ra y lệnh. Tuy nhiên, cơ quan công tố bác bỏ, khẳng định Lương vẫn luôn là người ra y lệnh cuối cùng thay nhiệm vụ của trưởng khoa. Sáng 29/5/2017 (hôm xảy ra sự cố y khoa) cũng không phải là tình thế cấp bách khi các bệnh nhân đều chạy thận lọc máu theo chu kỳ.

Trong suốt 12 ngày xét xử, bị cáo Lương vẫn cho rằng mình không phạm tội còn bị cáo Sơn và Quốc không phủ nhận tội danh, chỉ xin giảm nhẹ hình phạt.

Trước đó, VKS thành phố Hoà Bình đề nghị toà tuyên phạt Quốc mức án 5-6 năm tù, Sơn mức án 4-5 năm tù và Lương 30-36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Sau nhiều phiên tranh tụng sau đó, chiều 29/5, đại diện VKS còn đề nghị TAND Hòa Bình xem xét trả hồ sơ để điều tra bổ sung, làm rõ hai vấn đề của vụ án. Tuy nhiên, trong cả ngày 30/5, HĐXX khi làm việc đã không đề cập đến việc trả lời đề nghị này. Phiên tòa vẫn tiếp tục phần tranh tụng, các bị cáo nói lời sau cùng và nghỉ nghị án.

Phiên toà đã diễn ra được 12 ngày. 
Theo cáo trạng, sáng 29/5/2017, 18 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình thì có dấu hiệu bất thường. 9 người lần lượt tử vong. Công an xác định nguyên nhân do nguồn nước chạy thận không đảm bảo.

Nhà chức trách cáo buộc, với trách nhiệm được giao, bác sĩ Hoàng Công Lương phải biết nước lọc máu có đảm bảo chất lượng theo quy trình hay không. Nhưng ngày 29/5/2017, Lương không kiểm tra hệ thống nước mà đã ra y lệnh điều trị cho các bệnh nhân dẫn đến tai biến.

Bùi Mạnh Quốc trực tiếp sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước của đơn nguyên thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Quốc đã sử dụng hỗn hợp hai loại hoá chất không có trong danh mục được dùng để sục rửa các vỏ màng lọc làm tồn dư lượng hóa chất lớn trong hệ thống nước. Đây là nguyên nhân chính làm chết 9 người.

Trần Văn Sơn bị cáo buộc đã không trực tiếp có mặt để giám sát khi được giao kiểm tra việc bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2.

Hoàng Công Lương và Trần Văn Sơn bị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Quốc bị truy tố về tội Vô ý làm chết người.

Tham khảo thêm vụ án tại đây.

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

Tiếp vụ BS Hoàng Công Lương


Dù bị các luật sư phản bác, thậm chí dùng thủ đoạn để đánh lạc hướng, làm loãng vấn đề, dù bị báo chí và một số ĐBQH phát biểu gây sức ép, nhưng cuối cùng, tòa vẫn kiên định, vững vàng, không chạy theo dư luận.

Tiếp vụ BS Hoàng Công Lương

Chị Kiểm sát viên xinh đẹp Bùi Thị Thu Hằng hôm nay đã có kết luận đẹp, đúng vào trọng tâm, đi vào bản chất vụ án: Hoàng Công Lương vượt thẩm quyền khi ra lệnh chạy thận. 

Với kết luận ấy, tôi khen.

Vấn đề chính của vụ án là BS Lương ra y lệnh trong khi máy móc chưa đảm bảo an toàn làm 9 bệnh nhân tử vong.

BS Lương cãi rằng, anh chỉ được đào tạo làm BS chữa bệnh cứu người chứ không được đào tạo để sửa máy móc kỹ thuật. Các luật sư và ngay cả mấy anh ĐBQH cũng tuyên ngôn rằng, BS không thể và không phải chịu trách nhiệm về những gì mà họ không được đào tạo.

BS Lương có quyền tự bảo vệ mình bằng các lý lẽ, chứng cứ và các luật sư nhận tiền của BS Lương để bảo vệ cho anh là hoàn toàn chấp nhận được. Nhưng ĐBQH mà bắc cho nghe hơi, hóng hớt qua mạng để kết luận BS Lương không có tội, qua đó lên án Bồi thẩm đoàn, gây sức ép tới tòa là điều khó chấp nhận.

Trở lại vấn đề chính.

Trong ngày làm việc trước, kiểm sát viên cho rằng bị cáo Hoàng Công Lương phải chịu trách nhiệm về hậu quả 9 người chết trong vụ án. Rõ ràng, không có y lệnh của anh, không có ai bị chết.

Một trong các tình tiết quan trọng nhất của vụ án là, chính BS Lương đã ký văn bản đề nghị sửa chữa hệ thống lọc nước RO2 dùng cho chạy thận. 

Nếu không được giao phụ trách, "không được đào tạo về kĩ thuật" như lời anh bào chữa, thì cớ sao anh lại ký văn bản đề nghị sửa chữa hệ thống lọc nước RO2 dùng cho chạy thận?

Hành vi ký đề nghị sửa chữa hệ thống RO của BS Lương về mặt pháp lý đã làm phát sinh trách nhiệm của người ký. Việc ký văn bản đề xuất sửa chữa máy móc đó đã cho thấy BS Lương vừa là người ký đề xuất, vừa phụ trách chuyên môn, vừa biết rõ việc sửa chữa. 

Cũng như BS Lương và luật sư của anh vẫn bào chữa mọi việc không thể nói bằng mồm để quy trách nhiệm, mà phải bằng văn bản, thì ở đây, BS Lương không thể nào chỉ nghe 1 điều dưỡng thông báo bằng mồm rằng, máy móc đã xong và cứ thế ra y lệnh. 

Tình tiết quan trọng nhất là máy móc chưa được kiểm tra độ an toàn và bàn giao bằng văn bản cho BS Lương, nhưng Lương đã ra y lệnh cho sử dụng vào ngày 29/5/2017. Vì y lệnh này 9 bệnh nhân đã tử vong oan ức do lượng axit tồn dư trong nước đi vào người bệnh.

Một bác sĩ có trách nhiệm, lương tâm với nghề thì dứt khoát phải kiểm tra máy móc xem đã an toàn chưa, sửa chữa xong chưa, và phải nhận bàn giao bằng văn bản, sau đó phải báo cáo cấp trên mới được ra y lệnh. Rất tiếc, Lương không làm được điều này. Chính BS Lương cũng thừa nhận chưa kiểm tra, không báo cáo cấp trên, do đó Lương phải chịu trách nhiệm việc đưa máy móc vào vận hành.

Ai cũng rõ, người được đào tạo chuyên môn về chạy thận nhân tạo buộc phải biết chất lượng nước bơm vào người bệnh theo quy trình lọc máu gồm 8 bước trong đó bước 1 là kiểm tra máy trong tình trạng vô trùng. Anh Lương đã sai ở bước này, vì thế VKS mới kết luận là "vô ý làm chết người".

Trong Hồ sơ vụ án, BS Lương thừa nhận được giao phụ trách, ký duyệt y lệnh, bệnh án cho các bác sĩ khác. Lời khai này phù hợp với lời khai của bị cáo khác và những người có liên quan.

Xin nhắc lại điều mà tôi đã viết trong bài trước (xem ở đây) rằng: Sẽ không có ai chết, nếu anh cẩn thận kiểm tra lại máy móc, nhận bàn giao bằng văn bản từ tổ kỹ thuật, và ra y lệnh. 

Dù không cố ý giết người, nhưng BS Lương đã "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng". 36 tháng án treo là quá nhẹ.

Nói thêm, nếu xét dưới góc độ pháp lý, anh Quốc và anh Sơn sẽ được tuyên vô tội vì chưa bàn giao máy móc cho anh Lương bằng biên bản bàn giao.

***
P/s: Dự là kết quả có thể không đúng với thực tế. Hãy hóng tiếp nhé...

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

Chánh án TAND Tối cao: Vụ xử BS Hoàng Công Lương hãy tin là có kết luận tốt!


Sáng nay (30/5), bên hành lang Quốc hội, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã có những trao đổi xung quanh phiên tòa xét xử sơ thẩm BS Hoàng Công Lương trong vụ chạy thận 9 người chết ở BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Chánh án TAND Tối cao: Vụ xử BS Hoàng Công Lương hãy tin là có kết luận tốt!
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình
Theo đó, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, dù chỉ là phiên tòa sơ thẩm nhưng Chánh án tòa tối cao phát biểu cái gì thì nó sẽ ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến HĐXX; cho nên trong quy chế đạo đức không phải chỉ có ở VN, của cả thế giới đều không cho phép làm chuyện ấy.

“Việc bằng cách nọ hay cách kia tác động trực tiếp hay gián tiếp vào tính độc lập của HĐXX là điều không được phép cho nên phát biểu mang dấu ấn như thế là không nên” - ông Bình nói. 


Tuy nhiên, đối với phiên toà đang xét xử, ông Bình cho rằng cho đến thời điểm này với những diễn biến qua các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin và người dân đã chứng kiến thì ông thấy phiên toà đã diễn ra công khai, có tranh tụng, lắng nghe ý kiến của tất cả các bên. Trình tự tố tụng của phiên toà cho đến thời điểm này là tốt.

“Với việc diễn biến phiên toà như vậy, tôi cũng tin là HĐXX sẽ có phán quyết đúng đắn và đúng quy định pháp luật, chấp nhận ý kiến nhiều phía, trên cơ sở tranh tụng” - ông Bình bày tỏ niềm tin với tư cách cá nhân.

Trả lời câu hỏi của báo chí rằng "qua phản ánh báo chí với chứng cứ, liệu cơ quan điều tra thu thập được còn thiếu nhiều không?", ông Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, bây giờ phát biểu của đại biểu hay của cá nhân khác là quyền của mỗi người, trên cơ sở thông tin do thông tin đại chúng cung cấp, có thể do một bên cung cấp.

“Nhưng những người có trách nhiệm, đặc biệt người có hiểu biết về hoạt động tư pháp có nguyên tắc đánh giá vụ án phải trên cơ sở hồ sơ. Cho nên tôi không thể nói được là việc này đủ hay thiếu. Chúng ta mới chỉ nghe một bên cho nên rất cần có hồ sơ. Việc nói anh này có tội, anh kia không có tội, anh này tội này, anh kia tội kia, mức án như thế này... phải trên cơ sở hồ sơ" - ông Bình nói.

Đối với dự đoán Tòa án TP Hòa Bình có thể trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, liệu TANDTC có đưa ra yêu cầu và chỉ đạo khi nào mở lại vụ án hay không, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết chưa có thông tin Tòa án TP Hòa Bình sẽ làm gì.

“Việc hoãn là tiên lượng (theo đúng từ chuyên môn của ngành y!) của phóng viên. Vụ án chỉ còn 2 ngày nữa thôi, phóng viên hãy tin là có kết luận tốt ” - ông Nguyễn Hòa Bình nói.

Liên quan đến vụ án, chiều 29/5, đại diện VKS đã đối đáp với phần tranh luận của nhóm luật sư bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương.

Đại diện VKS cho rằng, hôm nay ở toà xuất hiện chứng cứ mới là vi bằng về cuộc đối thoại giữa bác sĩ Hoàng Công Tình (Phó khoa hồi sức tích cực) và điều dưỡng viên Đinh Tiến Công. VKS cũng nhận thấy có dấu hiệu của việc hợp thức hoá tài liệu về phân công nhiệm vụ cho bác sĩ Lương sau khi xảy ra sự cố y khoa làm 9 người chết. Vì thế để xác định có hay không việc hợp thức hoá, VKS cho rằng cần phải làm rõ vấn đề này.

Cơ quan công tố cũng đánh giá hai công văn của Bộ Y tế trả lời về việc có cần thiết xét nghiệm AAMI hay không đang có nhiều mâu thuẫn. Trong khi đó, nội dung các công văn này ảnh hưởng trực tiếp đến tội danh bị truy tố của các bị cáo và trách nhiệm của những người khác có liên quan.

Dù ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Pháp chế (Bộ Y tế) khẳng định nội dung hai công văn không mâu thuẫn song đại diện VKS không đồng tình mà cho rằng ông Quang "không hiểu gì về vấn đề này".

Từ hai tình tiết mới nêu trên, đại diện VKS đề nghị TAND Hòa Bình xem xét trả hồ sơ để điều tra bổ sung, làm rõ các tình tiết khách quan của vụ án, dù vụ án đã qua 11 ngày xét xử.

Chủ tọa phiên tòa chưa thông báo về việc có chấp nhận hay không đề nghị trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung của đại diện VKS. Phiên toà tiếp tục phần tranh luận vào sáng nay 30/5.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về phiên xét xử vụ án này.


Hai bị can khai hối lộ ông Phan Văn Vĩnh hơn 60 tỷ đồng


Nguồn tin riêng cho biết Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương khai đã đưa hối lộ cho ông Phan Văn Vĩnh hơn 60 tỷ đồng. Đến nay, ông Vĩnh vẫn chưa thừa nhận điều này.

Ngày 29/5, nguồn tin từ cơ quan có thẩm quyền liên quan vụ án cho biết mới đây Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố thêm tội danh Đưa hối lộ đối với Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam - hai người cầm đầu vụ cờ bạc ngàn tỷ qua mạng gây chấn động dư luận thời gian qua. Họ đã khai đưa hối lộ cho ông Phan Văn Vĩnh hơn 60 tỷ đồng.

Khởi tố thêm tội danh "Đưa hối lộ"

Con số này đang được cơ quan điều tra tiếp tục tập trung làm rõ dựa trên căn cứ lời khai và các chứng cứ vật chất khác. Tuy nhiên, qua rất nhiều lần hỏi cung, đấu tranh, bị can Phan Văn Vĩnh vẫn không thừa nhận hành vi nhận hối lộ này dù đã thể hiện rất trung thực, thành khẩn đối với những hành vi liên quan khác trong vụ án.

Về tài sản, ông Vĩnh có nhà xây kiên cố và một vườn cây cảnh tại thành phố Nam Định trị giá lớn, còn một số biệt thự thì đứng tên em gái ông. Nguồn tin này cũng cho biết bị can Nguyễn Thanh Hóa - nguyên Cục trưởng C50, cũng không thừa nhận hành vi nhận hối lộ.

Nguồn tin cho biết thêm, ông Võ Tuấn Dũng - nguyên Cục phó C50, có liên quan đến vụ án này. Nếu không xảy ra vụ ông Dũng “đột tử” hôm 04/5, gần như chắc chắn cơ quan điều tra sẽ sử dụng biện pháp ngăn chặn đối với ông này.

Hai bị can khai hối lộ ông Phan Văn Vĩnh hơn 60 tỷ đồng
Tướng Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa bị bắt vì liên quan đến tổ chức đánh bạc qua mạng. 
Ông Dũng được xác định là người đã soạn những văn bản liên quan gửi đến một số cơ quan thẩm quyền vào các năm 2014, 2015 và 2016, hòng “bao” cho hoạt động của đường dây cờ bạc. Tuy nhiên ông chỉ là người thực hiện dưới sự chỉ đạo của Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa.

Tính đến nay, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố 96 bị can, bắt giam hơn 40 bị can, trong đó Nguyễn Văn Dương bị khởi tố nhiều tội danh nhất, gồm: Tổ chức đánh bạc, Rửa tiềnĐưa hối lộ. Đây cũng là người đã nộp lại cho cơ quan điều tra gần 1.000 tỷ đồng thu lời bất chính từ đường dây cờ bạc. Được biết ông Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa đã mời luật sư (mỗi người mời 2 luật sư, đều thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội).

Dự kiến giai đoạn 1 của vụ án này sẽ kết thúc điều tra vào tháng 7/2018 để chuyển hồ sơ sang VKSND tỉnh Phú Thọ truy tố. Giai đoạn 2 của vụ án sẽ tiếp tục truy nã số người bỏ trốn, làm rõ và xử lý số người đánh bạc.

Vất vả và tốn kém cho công tác điều tra

Những khó khăn của cơ quan điều tra gặp phải ngay từ ban đầu khi phát hiện vụ án (tháng 7/2017) thể hiện rõ qua việc các điều tra viên phải di chuyển, đi lại, xác minh, điều tra, nắm bắt ở hàng chục tỉnh thành. Chỉ riêng phí mua vé máy bay (hạng giá rẻ hoặc hạng bình thường) đã lên đến 2 tỷ đồng, số tiền này hiện còn đang tạm nợ các hãng hàng không.

Nhiều cán bộ, chiến sĩ thậm chí đã bỏ tiền túi để chi phí cá nhân. Cơ quan điều tra huy động đến 80 cán bộ điều tra giỏi, trong đó đến cả từ công an các huyện, thị phục vụ vụ án, trong khi vẫn phải đảm bảo công tác gìn giữ an ninh trật tự địa phương, thực hiện các công việc nghiệp vụ khác, vụ án khác.