KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

ĐẶC KHU KINH TẾ - YÊU NƯỚC PHẢI CÓ CÁI ĐẦU LẠNH VÀ TRÁI TIM NÓNG!


Những ngày qua, câu chuyện cho thuê đất đặc khu kinh tế 99 năm đã gây ra làn sóng dư luận “khủng khiếp” trong xã hội. Theo đó, những đối tượng xấu đã “triệt để” lợi dụng để xuyên tạc là “bán nước”, kêu gọi “phản đối chính phủ lập đặc khu cho thuê 99 năm”. Vấn đề là thông tin, nhận thức của dư luận về đặc khu kinh tế vẫn còn khá mơ hồ, dẫn đến tình trạng tiếp nhận, thích, chia sẻ nhiều thông tin, bài viết có quan điểm thiếu chính xác, kích động của số đối tượng xấu. Vì vậy, để thể hiện quan điểm, đồng thời góp phần đóng góp vào dự thảo đặc khu kinh tế, chúng ta cần thống nhất những nhận thức mấu chốt về vấn đề này:

ĐẶC KHU KINH TẾ - YÊU NƯỚC PHẢI CÓ CÁI ĐẦU LẠNH VÀ TRÁI TIM NÓNG!


1. ĐẶC KHU KINH TẾ KHÔNG PHẢI LÀ ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH NHƯ HONG KONG

Thưa rằng, Đặc khu kinh tế (tiếng Anh là Special Economic Zone - SEZ) là các khu kinh tế được thành lập với mục đích nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước để đưa nền kinh tế phát triển vượt bậc. NHƯ VẬY, ĐẶC KHU KINH TẾ KHÔNG PHẢI LÀ KHU TỰ TRỊ, KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG SAU NÀY SẼ LY KHAI. Bởi đặc khu kinh tế sẽ có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước: Anh, Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... có cả chủ đầu tư Việt nữa. Việc chọn nhà đầu tư do người Việt Nam quyết định, không chỉ cho 01 nhà đầu tư, 01 quốc gia. 

Đồng thời, theo quy định tại dự luật, cụ thể tại Điều 57, 58 thì chính quyền đặc khu được tổ chức theo mô hình Chính quyền địa phương, cụ thể là cấp huyện bao gồm UBND và HĐND, 3 đặc khu sẽ trực thuộc 3 tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang. NHƯ VẬY, 3 ĐẶC KHU NÀY SẼ HOÀN TOÀN DO NGƯỜI VIỆT NAM QUẢN LÝ, DO NHÂN DÂN BẦU CHỌN RA CHÍNH QUYỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG. Dĩ nhiên, 3 đặc khu cũng có đầy đủ Công an, Quân đội được tổ chức chặt chẽ và tinh nhuệ theo quy định của pháp luật để đảm bảo an ninh, trật tự, chủ quyền quốc gia.

Đối với những người nước ngoài ở các đặc khu này, họ được cấp và gia hạn visa theo quy định của pháp luật và KHÔNG có đầy đủ quyền công dân như của công dân Việt Nam, chẳng hạn như bầu cử, ứng cử, tham gia vào chính quyền địa phương, tham gia cảnh sát, quân đội. Việc của họ là ở đó và phát triển kinh tế đặc khu, tuân thủ đầy đủ pháp luật Việt Nam, nếu không thì cuốn gói!

ĐẶC KHU KINH TẾ - YÊU NƯỚC PHẢI CÓ CÁI ĐẦU LẠNH VÀ TRÁI TIM NÓNG!


2. ĐẶC KHU KINH TẾ - DỰ TÍNH TỪ 20 NĂM TRƯỚC ĐẾN BƯỚC ĐI CHẬP CHỮNG CỦA PHÚ QUỐC 

Năm 1997, tại Nghị quyết Trung ương 4 khóa VIII đã nêu: “... nghiên cứu xây dựng vài đặc khu kinh tế, khu kinh tế tự do ở những địa bàn ven biển có đủ điều kiện”. Khái niệm này được nhắc lại ở Văn kiện Đại hội X (năm 2006). Tới năm 2011, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 được Đại hội XI thông qua có đoạn “lựa chọn một số địa bàn có lợi thế vượt trội, nhất là ở ven biển để xây dựng một số khu kinh tế làm đầu tàu phát triển”

Tại Phú Quốc: Tính đến đầu năm 2017, Phú Quốc đã thu hút 16,7 tỉ USD tổng số vốn đầu tư đăng ký của 254 dự án. Có thể nói làn sóng đầu tư rầm rộ vào Phú Quốc có lẽ sẽ không bùng nổ nếu không nhờ Quyết định số 1255 năm 2011 của Thủ tướng về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Kiên Giang, đưa Phú Quốc trở thành đặc khu hành chính kinh tế trực thuộc Trung ương. Đến nay, TỪ MỘT NƠI HOANG SƠ, PHÚ QUỐC ĐÃ LỘT XÁC TRỞ THÀNH ĐỊA ĐIỂM THU HÚT DU LỊCH HẤP DẪN NHẤT NƯỚC VÀ CẢ KHU VỰC. Có thể kể đến nhiều tập đoàn bất động sản lớn trong nước và quốc tế đã hiện diện ở nơi đây như Vingroup, SunGroup, CEO Group, Novotel, Marriott. Bộ Kế hoạch - Đầu tư ước tính Nhà nước thu được từ đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc khoảng 3,3 tỉ USD từ thuế, phí và các nguồn thu từ đất, các doanh nghiệp tạo giá trị gia tăng khoảng 19 tỉ USD trong giai đoạn năm 2017 - 2030, nâng mức đóng góp GRDP của Phú Quốc vào GRDP của tỉnh Kiên Giang lên 22% vào năm 2020 và 27% vào năm 2030.

Phú Quốc đã khẳng định bước đi đúng đắn về chủ trương kinh tế của Đảng, Nhà nước, là bước đi đầu tiên của hình thức “đặc khu kinh tế”. Vậy tại sao chúng ta không tin vào sự thành công của những đặc khu kinh tế khi nó có thể tạo bệ phóng cho các miền, khuyến khích đầu tư các công nghệ của tương lai và tạo cơ hội việc làm cho hàng triệu người lao động, trong đó có biết bao ngư dân Vân Đồn mơ ước đơn sơ “có đặc khu thì thế hệ trẻ không phải đi bắt ốc nữa”.

3. THUÊ ĐẤT 99 NĂM LÀ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

Theo quy định của dự luật thì NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG CÓ QUYỀN SỞ HỮU mà chỉ có QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT tại các đặc khu kinh tế, và quyền sử dụng này cũng được giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 32 của dự luật về Quyền và nghĩa vụ sử dụng đất ở đặc khu thì căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư, CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN ĐẶC KHU QUYẾT ĐỊNH THỜI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỂ SẢN XUẤT, KINH DOANH TẠI ĐẶC KHU KHÔNG QUÁ 70 NĂM; TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT, THỜI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT CÓ THỂ DÀI HƠN NHƯNG KHÔNG QUÁ 99 NĂM DO THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ QUYẾT ĐỊNH. Như vậy, thời gian “99 năm” mà bè lũ chống phá đang ngày đêm rêu rao không phải là thời hạn mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng được quyền hưởng, kể cả Trung Quốc, việc này phải do Thủ tướng quyết định. Thông thường, thời hạn cho thuê đất của Việt Nam tương tự các quốc gia khác trên thế giới, rơi vào từ 50 đến 70 năm. Đây là một khoảng thời gian phù hợp để các doanh nghiệp có thể đầu tư, phát triển và thu hồi vốn.

Bên cạnh đó, theo Khoản 5 Điều 32 thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có quyền quyết định thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Như vậy, KHÔNG PHẢI CHO THUÊ RỒI LÀ XONG, MÀ KHI “CÓ VIỆC CẦN” VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA, CÔNG CỘNG THÌ UBND ĐẶC KHU HOÀN TOÀN CÓ QUYỀN THU HỒI ĐẤT. Như vậy là không có chuyện “bán” như bè lũ phản động, chống phá thiếu hiểu biết đang rêu rao.

4. HÀNH ĐỘNG ĐÚNG ĐẮN MỚI LÀ YÊU NƯỚC

Một lần nữa tôi khẳng định: “ĐẶC KHU KINH TẾ - TẤT CẢ MỚI CHỈ LÀ DỰ THẢO LUẬT, QUỐC HỘI ĐANG THẢO LUẬN ĐỂ HOÀN THIỆN RỒI MỚI THÔNG QUA”. Chúng ta nên góp ý để xây dựng dự thảo luật, không nên bị tâm lý chống Trung Quốc kích động và cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc, mị dân của đối tượng xấu đang tràn lan trên mạng xã hội, hãy là một người yêu nước có tri thức với một cái đầu lạnh và một trái tim nóng. 

Xem toàn văn về dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc tại đường link dưới đây

ĐẶC KHU KINH TẾ - YÊU NƯỚC PHẢI CÓ CÁI ĐẦU LẠNH VÀ TRÁI TIM NÓNG!


Những ngày qua, câu chuyện cho thuê đất đặc khu kinh tế 99 năm đã gây ra làn sóng dư luận “khủng khiếp” trong xã hội. Theo đó, những đối tượng xấu đã “triệt để” lợi dụng để xuyên tạc là “bán nước”, kêu gọi “phản đối chính phủ lập đặc khu cho thuê 99 năm”. Vấn đề là thông tin, nhận thức của dư luận về đặc khu kinh tế vẫn còn khá mơ hồ, dẫn đến tình trạng tiếp nhận, thích, chia sẻ nhiều thông tin, bài viết có quan điểm thiếu chính xác, kích động của số đối tượng xấu. Vì vậy, để thể hiện quan điểm, đồng thời góp phần đóng góp vào dự thảo đặc khu kinh tế, chúng ta cần thống nhất những nhận thức mấu chốt về vấn đề này:

ĐẶC KHU KINH TẾ - YÊU NƯỚC PHẢI CÓ CÁI ĐẦU LẠNH VÀ TRÁI TIM NÓNG!


1. ĐẶC KHU KINH TẾ KHÔNG PHẢI LÀ ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH NHƯ HONG KONG

Thưa rằng, Đặc khu kinh tế (tiếng Anh là Special Economic Zone - SEZ) là các khu kinh tế được thành lập với mục đích nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước để đưa nền kinh tế phát triển vượt bậc. NHƯ VẬY, ĐẶC KHU KINH TẾ KHÔNG PHẢI LÀ KHU TỰ TRỊ, KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG SAU NÀY SẼ LY KHAI. Bởi đặc khu kinh tế sẽ có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước: Anh, Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... có cả chủ đầu tư Việt nữa. Việc chọn nhà đầu tư do người Việt Nam quyết định, không chỉ cho 01 nhà đầu tư, 01 quốc gia. 

Đồng thời, theo quy định tại dự luật, cụ thể tại Điều 57, 58 thì chính quyền đặc khu được tổ chức theo mô hình Chính quyền địa phương, cụ thể là cấp huyện bao gồm UBND và HĐND, 3 đặc khu sẽ trực thuộc 3 tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang. NHƯ VẬY, 3 ĐẶC KHU NÀY SẼ HOÀN TOÀN DO NGƯỜI VIỆT NAM QUẢN LÝ, DO NHÂN DÂN BẦU CHỌN RA CHÍNH QUYỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG. Dĩ nhiên, 3 đặc khu cũng có đầy đủ Công an, Quân đội được tổ chức chặt chẽ và tinh nhuệ theo quy định của pháp luật để đảm bảo an ninh, trật tự, chủ quyền quốc gia.

Đối với những người nước ngoài ở các đặc khu này, họ được cấp và gia hạn visa theo quy định của pháp luật và KHÔNG có đầy đủ quyền công dân như của công dân Việt Nam, chẳng hạn như bầu cử, ứng cử, tham gia vào chính quyền địa phương, tham gia cảnh sát, quân đội. Việc của họ là ở đó và phát triển kinh tế đặc khu, tuân thủ đầy đủ pháp luật Việt Nam, nếu không thì cuốn gói!

ĐẶC KHU KINH TẾ - YÊU NƯỚC PHẢI CÓ CÁI ĐẦU LẠNH VÀ TRÁI TIM NÓNG!


2. ĐẶC KHU KINH TẾ - DỰ TÍNH TỪ 20 NĂM TRƯỚC ĐẾN BƯỚC ĐI CHẬP CHỮNG CỦA PHÚ QUỐC 

Năm 1997, tại Nghị quyết Trung ương 4 khóa VIII đã nêu: “... nghiên cứu xây dựng vài đặc khu kinh tế, khu kinh tế tự do ở những địa bàn ven biển có đủ điều kiện”. Khái niệm này được nhắc lại ở Văn kiện Đại hội X (năm 2006). Tới năm 2011, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 được Đại hội XI thông qua có đoạn “lựa chọn một số địa bàn có lợi thế vượt trội, nhất là ở ven biển để xây dựng một số khu kinh tế làm đầu tàu phát triển”

Tại Phú Quốc: Tính đến đầu năm 2017, Phú Quốc đã thu hút 16,7 tỉ USD tổng số vốn đầu tư đăng ký của 254 dự án. Có thể nói làn sóng đầu tư rầm rộ vào Phú Quốc có lẽ sẽ không bùng nổ nếu không nhờ Quyết định số 1255 năm 2011 của Thủ tướng về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Kiên Giang, đưa Phú Quốc trở thành đặc khu hành chính kinh tế trực thuộc Trung ương. Đến nay, TỪ MỘT NƠI HOANG SƠ, PHÚ QUỐC ĐÃ LỘT XÁC TRỞ THÀNH ĐỊA ĐIỂM THU HÚT DU LỊCH HẤP DẪN NHẤT NƯỚC VÀ CẢ KHU VỰC. Có thể kể đến nhiều tập đoàn bất động sản lớn trong nước và quốc tế đã hiện diện ở nơi đây như Vingroup, SunGroup, CEO Group, Novotel, Marriott. Bộ Kế hoạch - Đầu tư ước tính Nhà nước thu được từ đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc khoảng 3,3 tỉ USD từ thuế, phí và các nguồn thu từ đất, các doanh nghiệp tạo giá trị gia tăng khoảng 19 tỉ USD trong giai đoạn năm 2017 - 2030, nâng mức đóng góp GRDP của Phú Quốc vào GRDP của tỉnh Kiên Giang lên 22% vào năm 2020 và 27% vào năm 2030.

Phú Quốc đã khẳng định bước đi đúng đắn về chủ trương kinh tế của Đảng, Nhà nước, là bước đi đầu tiên của hình thức “đặc khu kinh tế”. Vậy tại sao chúng ta không tin vào sự thành công của những đặc khu kinh tế khi nó có thể tạo bệ phóng cho các miền, khuyến khích đầu tư các công nghệ của tương lai và tạo cơ hội việc làm cho hàng triệu người lao động, trong đó có biết bao ngư dân Vân Đồn mơ ước đơn sơ “có đặc khu thì thế hệ trẻ không phải đi bắt ốc nữa”.

3. THUÊ ĐẤT 99 NĂM LÀ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

Theo quy định của dự luật thì NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG CÓ QUYỀN SỞ HỮU mà chỉ có QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT tại các đặc khu kinh tế, và quyền sử dụng này cũng được giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 32 của dự luật về Quyền và nghĩa vụ sử dụng đất ở đặc khu thì căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư, CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN ĐẶC KHU QUYẾT ĐỊNH THỜI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỂ SẢN XUẤT, KINH DOANH TẠI ĐẶC KHU KHÔNG QUÁ 70 NĂM; TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT, THỜI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT CÓ THỂ DÀI HƠN NHƯNG KHÔNG QUÁ 99 NĂM DO THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ QUYẾT ĐỊNH. Như vậy, thời gian “99 năm” mà bè lũ chống phá đang ngày đêm rêu rao không phải là thời hạn mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng được quyền hưởng, kể cả Trung Quốc, việc này phải do Thủ tướng quyết định. Thông thường, thời hạn cho thuê đất của Việt Nam tương tự các quốc gia khác trên thế giới, rơi vào từ 50 đến 70 năm. Đây là một khoảng thời gian phù hợp để các doanh nghiệp có thể đầu tư, phát triển và thu hồi vốn.

Bên cạnh đó, theo Khoản 5 Điều 32 thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu có quyền quyết định thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Như vậy, KHÔNG PHẢI CHO THUÊ RỒI LÀ XONG, MÀ KHI “CÓ VIỆC CẦN” VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA, CÔNG CỘNG THÌ UBND ĐẶC KHU HOÀN TOÀN CÓ QUYỀN THU HỒI ĐẤT. Như vậy là không có chuyện “bán” như bè lũ phản động, chống phá thiếu hiểu biết đang rêu rao.

4. HÀNH ĐỘNG ĐÚNG ĐẮN MỚI LÀ YÊU NƯỚC

Một lần nữa tôi khẳng định: “ĐẶC KHU KINH TẾ - TẤT CẢ MỚI CHỈ LÀ DỰ THẢO LUẬT, QUỐC HỘI ĐANG THẢO LUẬN ĐỂ HOÀN THIỆN RỒI MỚI THÔNG QUA”. Chúng ta nên góp ý để xây dựng dự thảo luật, không nên bị tâm lý chống Trung Quốc kích động và cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc, mị dân của đối tượng xấu đang tràn lan trên mạng xã hội, hãy là một người yêu nước có tri thức với một cái đầu lạnh và một trái tim nóng. 

Xem toàn văn về dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc tại đường link dưới đây

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018

Đề xuất kỷ luật Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang


Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM thống nhất đề xuất kỷ luật ông Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy vì những vi phạm liên quan dự án khu dân cư Phước Kiển.

Đề xuất kỷ luật Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang
Một góc khu đất tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè được UBND TP chấp thuận cho Công ty TNHH một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận thực hiện dự án và ông Tất Thành Cang (ảnh nhỏ)
Ngày 02/6, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM đã thống nhất đề xuất kỷ luật ông Tất Thành Cang - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy - vì những vi phạm: quyết định không đúng thẩm quyền, vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý tài sản, đầu tư trong các doanh nghiệp nhà nước, về kinh doanh bất động sản, không bảo đảm quy trình, nguyên tắc xử lý công việc của Đảng bộ TP và thiếu kiểm tra trong triển khai thực hiện các quyết định của mình.

Ban Thường vụ Thành ủy giao Ủy ban kiểm tra Thành ủy tập hợp đầy đủ hồ sơ tài liệu có liên quan để gửi báo cáo Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét xử lý theo quy định của Đảng.

Trước đó, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM có kết luận, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang đã chấp thuận chủ trương chuyển nhượng hơn 32ha đất đã đền bù của Công ty TNHH một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận (Công ty Tân Thuận) tại dự án khu dân cư Phước Kiển, huyện Nhà Bè và chấp thuận chuyển nhượng cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai là không đúng thẩm quyền và chưa đúng quy định của pháp luật, không báo cáo Thường trực Thành ủy và Ban Thường vụ Thành ủy trước khi quyết định.

Đồng thời, ông Cang thiếu kiểm tra việc thực hiện các kết luận, chỉ đạo của mình, việc chuyển nhượng có nguy cơ gây thất thoát lớn cho Đảng bộ TP.

Dự án khu dân cư Phước Kiển do Công ty Tân Thuận làm chủ đầu tư được UBND TP chấp thuận địa điểm đầu tư tại công văn số 4051 ngày 10/8/2009.

Công ty Tân Thuận đã thỏa thuận, bồi thường, giải phóng mặt bằng và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người dân với diện tích 331.100,6m2 từ nguồn vốn sản xuất kinh doanh và vốn vay của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, công ty chưa tiến hành các thủ tục đầu tư dẫn đến dự án hết hạn ngày 31/12/2013.

Theo Ủy ban kiểm tra Thành ủy, trong quá trình thực hiện hợp tác, chuyển nhượng phần đất đã đền bù nêu trên, Công ty Tân Thuận đã tham mưu đề xuất với lãnh đạo Văn phòng Thành ủy về việc chỉ định hợp tác chuyển nhượng cho Công ty Quốc Cường Gia Lai và thực hiện không đúng quy định quy chế quản lý sử dụng tài sản là nhà, quyền sử dụng đất tại các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Đảng bộ TP.

Tập thể lãnh đạo công ty không bàn bạc, thảo luận để thống nhất chủ trương chuyển nhượng và giá chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại dự án khu dân cư Phước Kiển cho Công ty Quốc Cường Gia Lai, dẫn đến việc đề xuất giá chuyển nhượng chưa đảm bảo giá trị ngang giá thị trường.

Tại thời điểm chuyển nhượng thấp hơn giá do hội đồng thẩm định giá TP thẩm định. Đồng thời thấp hơn giá do công ty xây dựng phương án giá dự kiến thỏa thuận đền bù tiếp theo với người dân.

Vì vậy, ngày 18/4/2017, Ban Thường vụ Thành ủy đã kết luận yêu cầu Công ty Tân Thuận đàm phán với đối tác để hủy hợp đồng.

Việc hủy hợp đồng chuyển nhượng trên, qua đàm phán chưa gây thiệt hại về kinh tế cho Công ty Tân Thuận, tuy nhiên đã gây dư luận bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm ảnh hưởng uy tín của Đảng bộ TP và công ty.

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

LẠI TRÒ NHÉT CHỮ CỦA PHƯỜNG VÔ HỌC


Thằng bại não dưa leo lại bú fame. Trò rất bình thường, lấy cái ảnh một nhân vật nổi tiếng nào đó rồi viết vài câu ngu học nào đó, và câu đó trở thành... lời của vĩ nhân. Và ở đây mượn Nguyễn Trãi để chửi Đảng và Nhà nước. Cụ mà sống lại chắc bóp chết thằng này.

LẠI TRÒ NHÉT CHỮ CỦA PHƯỜNG VÔ HỌC

Thứ nhất, trong mọi văn bản tài liệu ghi chép lại về Nguyễn Trãi, dù chữ Hán hay Nôm, chưa có tài liệu nào ghi lại là Nguyễn Trãi từng nói/viết câu nào như thế này. Vậy thằng khuyết tật này lấy câu đó ở đâu ra mà đăng lên đây?

Thứ hai, Nguyễn Trãi từng làm quan dưới triều Hồ và đầu thời Lê sơ, cả hai thời đều đảm bảo là không có triều nào thuộc loại "hèn với giặc, ác với dân" cả. Nhà Hồ tuy cải cách thất bại gây xáo trộn lớn trong xã hội, nhưng rất tích cực chuẩn bị việc binh để chống giặc phương Bắc. Thời Lê ông làm quan đời vua Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông, là khi vừa đánh đuổi quân Minh xong, mà theo như ní nuận của bọn bại não nào đó là bọn rừng rú vừa đánh đuổi đi một nền văn minh của nhân loại ấy, thì thử hỏi làm sao mà có chuyện "hèn với giặc" được. Mà "giặc phương Bắc" lúc đó cũng ớn cái xứ này lắm rồi, lại đéo chơi trò bao vây cấm vận được mà phải chấp nhận bình thường hóa quan hệ (phong vương và nhận triều cống), nó chẳng ham hố gì đâu mà "lăm le nuốt trọn", thực tế thì công cuộc xâm lược và đô hộ An Nam thời Minh gây phí tổn rất lớn cho ngân sách Trung Hoa; 
Còn về quân chủ thời này, cả hai vị vua đầu Lê sơ đều thuộc hàng minh quân, rất chăm lo đời sống nhân dân vừa qua cảnh chiến tranh, khuyến khích sản xuất, giảm sưu giảm thuế, chẳng có đám quan lại hay cường hào nào dám nhũng nhiễu lúc này cả. Tất nhiên, Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương, Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông chẳng có ông nào là "hèn mạt bất tài" hết, ngược lại họ đều có tài trị quốc, có chăng do họ Hồ ngu quân sự lại không gặp thời.

Vậy thì vào lúc nào, vì lý do gì mà Nguyễn Trãi có thể than thở mấy câu này nếu như ông còn tỉnh táo hả lũ mất dạy? Nếu có thì chắc chắn chỉ có trong cái hũ đậu cắm trên cổ của lũ chúng mày mà thôi. Và lập tức có một đám tuất hợi hùa theo cắn Đảng và Nhà nước, hoặc là vì ngu, hoặc là à mà thôi.

Một lần nữa xin nhắc nhở các bạn, đừng vội hùa theo bất cứ cái gì trên MXH. Hãy là con người chứ đừng làm con bò bị dắt mũi.

ĐẶC KHU KINH TẾ, ĐÀN BÒ VÀ NỖI SỢ MANG TÊN TRUNG QUỐC


Theo thông lệ Quốc tế, một Quốc gia chiếm đóng hợp pháp một vùng lãnh thổ trong 100 năm liên tục thì vùng lãnh thổ đấy được xem là lãnh thổ của Quốc gia đó. Vì vậy, Triều đình Mãn Thanh đã bán Hồng Kông cho Vương quốc Anh chỉ trong 99 năm. Và Hồng Kông trở thành một tô giới của Vương quốc Anh trong 99 năm; Vương quốc Anh có quyền hành, chủ quyền tuyệt đối trên vùng lãnh thổ của Hồng Kông từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp và có lực lượng vũ trang đồn trú. Khi thời hạn 99 năm gần hết, Chính quyền Trung Quốc họ đã nghiên cứu rất kỹ về việc tiếp quản, họ nhận thấy mặc dù có sự khác biệt về thể chế chính trị, pháp luật nhưng Hồng Kông thực sự là "cỗ máy in tiền", nếu thay đổi thì sẽ bất lợi rất lớn về kinh tế vì vậy họ đã cho Hồng Kông hưởng theo chế độ đặc khu - "một quốc gia hai chế độ". Mọi thứ được giữ gần như nguyên vẹn từ lúc Trung Quốc tiếp quản lại Hồng Kông (chỉ có Giải phóng quân nhân dân Trung Hoa thay thế Quân đội hoàng gia Anh đồn trú, còn Cảnh sát Hong Kong cũng khác biệt với Công an Trung Quốc, đào tạo riêng, sắc phục hệ thống cấp bậc riêng…). 

Quyền sở hữu tài sản gồm có 3 quyền nhỏ hơn cấu thành đó là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Ở Việt Nam, đất đai là sở hữu toàn dân thống nhất quản lý bởi Nhà nước. Việc thành lập đặc khu kinh tế và cho doanh nghiệp nước ngoài thuê 99 năm thực ra cũng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Phải hiểu ở đây là cho doanh nghiệp nước ngoài thuê quyền sử dụng đất hoàn toàn khác với việc Nhà Thành bán Hồng Kông cho Vương quốc Anh trong 99 năm. Một bên là cho thuê quyền sử dụng có thời hạn một bên là bán hẳn chủ quyền có thời hạn. Trong thực tế, các khu công nghiệp khi mời gọi đầu tư chúng ta vẫn có thể cho doanh nghiệp nước ngoài thuê tối đa đến 50 năm (Thủ tướng phê duyệt). Vậy tại sao lại cho thuê lâu đến vậy? Có một ví dụ đưa ra rất dễ hiểu: nếu bạn đi thuê phòng trọ để ở và chỉ ký hợp đồng 1 tháng thì bạn có dám sửa lại cái bếp, lắp thêm điều hòa, sơn lại tường, lát lại gạch men… không? Vì khi đầu tư vào đó mà chưa kịp lấy lãi thì có thể đã bị chủ nhà đuổi ra cho người khác thuê. Vì vậy, cần có một khu riêng cho nhà đầu tư nước ngoài thuê dài hạn, hưởng nhiều ưu đãi để họ rót nguồn tiền khổng lồ vào đầu tư. 

Mặc dù chưa nghiên cứu kỹ về dự thảo luật đang được Quốc hội xem xét nhưng tôi biết rằng các doanh nghiệp nước ngoài sẽ được ưu đãi đầu tư dài hạn vào đặc khu kinh tế. Sẽ có những chính sách riêng cho đặc khu, về lĩnh vực kinh tế lúc đó sẽ là sân chơi Quốc tế, sẽ không còn kiểu "đây là sân chơi của tao, luật của tao nữa". Đối với các hợp đồng dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động được ký kết giữa tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc nơi cư trú tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên tham gia là tổ chức, cá nhân nước ngoài, các bên được thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán quốc tế. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán quốc tế không được gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng theo quy định của luật và không được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam. Cho nên nhiều người hiểu không đến nơi đến chốn lại bảo "dùng luật nước ngoài xét xử người Việt Nam" là không đúng. Đó chỉ là có thể áp dụng tập quán pháp, pháp luật luật nước ngoài trong giao dịch dân sự, hoạt động thương mại ở đặc khu. Còn Nhà nước CHXHCN Việt Nam có quyền lực tuyệt đối về hành pháp, tư pháp trong đặc khu tức là có quyền xét xử công dân Việt Nam, công dân nước ngoài, người không quốc tịch ở trong đặc khu bằng Pháp luật Việt Nam. 

Tuy nhiên, sẽ có một số sự miễn trừ khi áp dụng Pháp luật ở trong đặc khu. Chẳng hạn như người Việt Nam đánh bạc tại Casino sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc. Thực tế cho thấy, cái gì chúng ta không quản lý nổi nên chúng ta cấm nhưng cấm cũng không ngăn chặn hết được. Nhiều đường dây đánh bạc online của các con bạc Việt Nam lên đến tỷ USD bị khám phá. Các sòng bạc ở Cambodia chủ yếu là người Việt Nam qua chơi và chủ sòng cũng đa số là người Việt Nam. Nếu như Ma Cao, Las Vegas… có thể đưa về cho Nhà nước họ số tiền khổng lồ (nhiều triệu USD mỗi giờ tiền thuế) từ các sòng bạc thì Việt Nam đang để nguồn lợi đó rơi vào tay bọn tội phạm. Vậy cần có một đặc khu chấp nhận việc đánh bạc để quản lý, để thu nguồn lợi về cho Nhà nước. Muốn đánh bạc thì cứ vào đặc khu mà chơi (sẽ được quản lý về hạn mức cá cược ăn thua, bị thu thuế chẳng hạn...) và sẽ chẳng ai bị giữ lại làm con tin như đi đánh bạc chui bên Cambodia như hiện nay. Nhưng nếu ra ngoài đặc khu mà đánh bạc là bị xử lý bằng Pháp luật hình sự Việt Nam. Đó là một ví dụ về miễn trừ trong áp dụng Pháp luật ở đặc khu. 

Như tôi ghi trên, đặc khu kinh tế sẽ là sân chơi Quốc tế không chỉ mở cửa cho Trung Quốc mà nếu doanh nghiệp Trung Quốc, Hoa Kỳ... hay bất cứ quốc gia nào tham gia sân chơi, đổ vốn vào đầu tư chúng ta đều được chào đón... miễn là họ mang tiền đến và tuân thủ luật chơi tầm cỡ quốc tế, tất nhiên mục đích cuối cùng là có lợi cho Việt Nam. Như vậy, mục đích thành lập các đặc khu là tạo ra "máy in tiền" mang nguồn lợi về cho Quốc gia. Luận điệu "bán đất", "bán đai" xuất hiện thời gian gần đây (khi dự thảo luật đang được Quốc hội thảo luận) chỉ là xuyên tạc có “màu sắc” chống chính quyền Nhân dân và được giật dây bởi các thế lực thù địch. Thời gian gần đây, nhiều đối tượng tuyên truyền rằng cho thuê đất ở đặc khu kinh tế 99 năm là bán chủ quyền cho Trung Quốc và được rất nhiều người ngây thơ về chính trị, kém hiểu biết về Xã hội chia sẻ tràn lan. Những hành vi đó định hướng tiêu cực dư luận, xâm hại đến an ninh Quốc gia. Đặc biệt, facebook mạo danh nhà báo Lại Văn Sâm đã đưa ra nhiều luận điệu sai trái, định hướng nhiều người hiểu sai vấn đề về chủ trương của Nhà nước. Nhà báo Lại Văn Sâm đã khẳng định rất nhiều lần là ông không sử dụng facebook nhưng rất nhiều người lại không hề tìm hiểu lại đi chia sẽ như một cách phát tán thông tin độc hại, làm nhiễu loạn thông tin, xâm hại đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. 

ĐẶC KHU KINH TẾ, ĐÀN BÒ VÀ NỖI SỢ MANG TÊN TRUNG QUỐC

Về cá nhân tôi, tôi là người Việt Nam, tôi yêu Tổ quốc Việt Nam. Tin tôi đi, chẳng may nếu có chiến sự xảy ra thì tôi sẽ là người cầm súng ra chiến tuyến chứ không phải là các anh hùng bàn phím kia đâu. Tôi không ghét Trung Quốc, tôi không bài Trung Quốc và tôi không sợ Trung Quốc. Nhưng tôi chống chính sách bành trướng của giới cầm quyền Trung Quốc, tư tưởng dân tộc hẹp hòi của họ và đặc biệt phản đối việc chiếm đóng trái phép lãnh thổ Việt Nam, xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc. Nhiều người trong tư tưởng chống Trung Quốc một cách rất cực đoan. Trong dự thảo luật về đặc khu có nhắc từ nào về Trung Quốc hay ưu ái Trung Quốc đâu nhưng lên trên mạng chỉ toàn thấy các luận điệu rất ấu trĩ là “cho thuê đất 99 năm là bán chủ quyền cho Trung Quốc”. Thực tế những người không hiểu thế nào là đặc khu và các vấn đề khác liên quan khi nghe nhắc đến Trung Quốc liền vội nhao nhao lên mà không cần tìm hiểu đúng - sai và tại sao. Hàng ngàn năm nay, Việt Nam vẫn ở bên cạnh Trung Quốc dù muốn hay không vì cả một quốc gia, cả một dân tộc không thể “giải tỏa, đền bù, tái định cư” chỗ khác được. Chúng ta luôn cố gắng là hàng xóm tốt với họ (điều đó tốt hơn là kẻ thù với họ) và đặc biệt, như Tổng bí thư Lê Duẩn đã nói: "chúng ta không được phép sợ Trung Quốc". Và hình như trong tư tưởng của nhiều người, sự bài trừ Trung Quốc một cách cực đoan hoặc nỗi sợ mang tên Trung Quốc khiến bất cứ gì có liên quan đến Trung Quốc đều trở thành nhạy cảm. 

ĐẶC KHU KINH TẾ, ĐÀN BÒ VÀ NỖI SỢ MANG TÊN TRUNG QUỐC
Tổng bí thư Lê Duẩn: “Chúng ta không được phép sợ Trung Quốc”.
Trong thời đại này, trong mọi lĩnh vực thì thông tin trở thành yếu tố quan trọng của thành công. Một công ty thắng được đối thủ chỉ cần nắm trước được thông tin về thị trường, về khách hàng. Mọi cuộc chiến tranh hiện đại, một trong những yếu tố quyết định thắng lợi là thông tin... Mạng internet mang đến cho mọi người nguồn thông tin có thể nói là vô tận nhưng để nắm bắt những thông tin hữu ích, đúng đắn thì cần phải có sự đối chiếu, so sánh, xác minh - điều mà rất nhiều người không làm được. Vì vậy, vô hình chung nhiều người sử dụng mạng internet lại trở thành những con bò. Chỉ cần mạo danh facebook một người nổi tiếng, viết những luận điệu mà những người kém hiểu biết về Xã hội, ngu dốt về chính trị bị "thôi miên" là có thể biến họ thành bò, xỏ dây vào mũi và dắt đi để định hướng những con bò đó hành động như một lũ cuồng loạn, lưu manh chính trị. 

Mong mọi người khi tiếp nhận thông tin thì đừng để mình trở thành nhân vật trong đội hình quảng cáo của Vinamilk và mong cơ quan chức năng sớm truy tìm được những đối tượng mạo danh, phản động, cố tình xuyên tạc để chúng phải chịu sự trừng phạt nghiêm minh của Pháp luật.
Đạt Trần

ĐỪNG BỊ ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM BỞI NHỮNG THÀNH PHẦN PHẢN ĐỘNG, XUYÊN TẠC


HIỂU NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG VỀ "ĐẶC KHU KINH TẾ” - “TÔ GIỚI” - “CHO THUÊ ĐẤT 99 NĂM" ĐỂ ĐỪNG BỊ ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM BỞI NHỮNG THÀNH PHẦN PHẢN ĐỘNG, XUYÊN TẠC

Mấy ngày nay dư luận đang xôn xao xung quanh vấn đề dự thảo Luật về ĐẶC KHU KINH TẾ với trọng tâm bàn luận là “cho thuê đất đặc khu kinh tế trong thời gian 99 năm”. Đại biểu Dương Trung Quốc đã kiến nghị Quốc hội nên dành biểu quyết riêng vấn đề này 99 năm hay ngắn lại, vì không khéo sẽ chuyển thành một cuộc di cư của Trung Quốc, ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng an ninh.

ĐỪNG BỊ ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM BỞI NHỮNG THÀNH PHẦN PHẢN ĐỘNG, XUYÊN TẠC

Tai hại hơn một số thành phần phản động, tổ chức Việt Tân, Hội anh em dân chủ, nhóm đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, các linh mục tiêu biểu như Nguyễn Duy Tân, Nguyễn Ngọc Nam Phong... đã đánh tráo khái niệm ĐẶC KHU KINH TẾ với TÔ GIỚI để cố tình xuyên tạc cho rằng "Đảng Cộng sản Việt Nam đang bán nước cho Trung Quốc, âm thầm đưa lực lượng, người dân Trung Quốc vào cướp nước".... Đây là luận điểm hết sức phi lý mà mới nghe qua, nếu ta không nhận dạng được dễ tin theo và sẽ trở thành người tuyên truyền sai trái, đáng thương cho lũ phản động.

1) Vậy TÔ GIỚI là gì?

“Tô giới” (Concession) là phần đất (thường là trong một thành phố) của một nước nửa thuộc địa buộc phải cắt nhường cho một nước đế quốc. Như vậy có nghĩa là ở về pháp lý, Tô giới là phần đất nằm trong một quốc gia nhưng bị một thực thể hoặc một quốc gia khác quản lý, thường thường là một cường quốc thực dân hay một thế lực nào đó được cường quốc thực dân hậu thuẫn (các công ty, tập đoàn mậu dịch của đế quốc, thực dân).

Ở nước ta hiện nay, tại các tỉnh miền Trung các khu kinh tế mở phát triển dày đặc (Dung Quất, Chu Lai, Nghi Sơn, Vũng Áng), đều mang dáng dấp của đặc khu kinh tế ở mức độ sơ khai và quy mô nhỏ. chính vì những bước đi dè dặt đó nên những khu vực này chưa đủ để tạo ra đột phá. Như vậy, có thể thấy việc “cho thuê đất” có thể được thực hiện với những khu vực có thể là đặc khu kinh tế hoặc không phải là đặc khu kinh tế.

2) ĐẶC KHU KINH TẾ

“Đặc khu kinh tế” (Special Economic Zone viết tắt là SEZ) là các khu kinh tế được thành lập với mục đích nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước để đưa nền kinh tế phát triển vượt bậc. Đặc khu kinh tế còn có tên gọi khác là khu kinh tế tự do, khu kinh tế đặc biệt, khu kinh tế mở, khu thương mại tự do, hay thậm chí đơn giản chỉ là khu kinh tế, khu tự do.

ĐỪNG BỊ ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM BỞI NHỮNG THÀNH PHẦN PHẢN ĐỘNG, XUYÊN TẠC
Đặc khu Vân Đồn
Các đặc khu kinh tế thường có vị trí chiến lược, có điều kiện phát triển về giao thông, gắn liền với các cảng biển, các cảng hàng không quốc tế… Để thu hút vốn đầu tư vào mô hình đặc khu kinh tế, các biện pháp khuyến khích đặc biệt thường được áp dụng như: Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư (miễn giảm thuế, giảm thủ tục rườm rà, hỗ trợ chính sách về lao động…); xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ; ưu tiên phát triển hệ thống giáo dục, y tế, vui chơi giải trí cho những người sống và làm việc trong những đặc khu này…

Ngoài ra, khi thành lập các đặc khu kinh tế các quốc gia còn nhằm mục tiêu kích thích sự phát triển kinh tế tại những địa phương có điều kiện kinh tế chưa phát triển.

ĐỪNG BỊ ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM BỞI NHỮNG THÀNH PHẦN PHẢN ĐỘNG, XUYÊN TẠC
Đặc khu Bắc Vân Phong
Đối với các nhà đầu tư và hoạch định kinh tế, đặc khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư - kinh doanh thông thường, được hưởng các chính sách đặc biệt thuận lợi có thể kế đến như: miễn giảm thuế, quy chế đặc thù và có chính sách đặc biệt linh động về quản lý lao động. Ngoài ra, vì có sự phát triển mạnh về kinh tế nên các đặc khu kinh tế sẽ có cơ sở hạ tầng hiện đại cũng như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, dịch vụ thương mại đạt chuẩn quốc tế.

Cho đến thời điểm hiện tại, có trên 4.300 khu vực được xét là đặc khu kinh tế trên toàn thế giới. Có thể kể đến những đặc khu kinh tế có sự phát triển vượt bậc như: London Docklands (Anh), Zona Franca de Manaus (Brasil), Iquique (Chile), Jebel Ali (Dubai), Okinawa (Nhật Bản), Ibiza (Tây Ban Nha), Thâm Quyến (Trung Quốc), Rason (Triều Tiên),… Đây đều là những khu vực có sự phát triển vượt bậc về kinh tế và là mũi nhọn thu hút đầu tư của các quốc gia kể trên. Do đó, có thể thấy mô hình đặc khu kinh tế không phải là ý tưởng mới về phát triển kinh tế.

Bên cạnh mục đích kinh tế, đặc khu kinh tế sẽ trở thành một khu vực vô cùng lý tưởng để chính phủ thực hiện những thí điểm về cải cách thể chế và hành chính. Thành công của các đặc khu kinh tế được nêu ở trên không chỉ bởi những đóng góp về kinh tế, mà là những gợi ý chính sách vô cùng quan trọng để nước ta áp dụng rộng rãi trên quy mô toàn quốc.

ĐỪNG BỊ ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM BỞI NHỮNG THÀNH PHẦN PHẢN ĐỘNG, XUYÊN TẠC
Đặc khu kinh tế Phú Quốc
Một nội dung khác ở đây mà mỗi người khi thể hiện quan điểm của mình về “đặc khu kinh tế”“cho thuê đất”“chủ thể pháp lý nào” giữ vai trò quyết định trong vấn đề phức tạp trên. Câu trả lời ở đây “Chính phủ”. Chính phủ đưa ra dự án đầu tư phát triển đặc khu và cũng chính là chủ thể ban hành Luật về Đặc khu kinh tế. Điều đó có nghĩa là chính Nhà nước ta là người điều hành mọi hoạt động chính về pháp lý và quản lý Nhà nước với các đặc khu. Các tổ chức, tập đoàn kinh tế hoặc quốc gia khác thuê hoặc đầu tư vào đất các Đặc khu không hề có chuyện “muốn làm gì thì làm” như những nhà “hoạt động dân chủ” và những người chưa hiểu biết đầy đủ vẫn phát ngôn. Ngược lại, họ đều phải tuân thủ những điều khoản và quy định của Nhà nước ta đặt ra. Nếu họ không thực hiện theo có nghĩa là họ đã “vi phạm pháp lý”, “vi phạm hợp đồng đã ký kết”. Hậu quả của việc vi phạm sẽ là xử phạt hành chính, thậm chí cao nhất là bị tước quyền đầu tư.

Một ví dụ nhãn tiền gần nhất là vụ việc của Formosa thuê đất Vũng Áng với thời hạn 70 năm. Đối với sai phạm của mình, tập đoàn Formosa đã phải bồi thường 500 triệu USD và sẽ phải đóng cửa nếu không đủ điều kiện hoạt động hoặc tiếp tục làm trái pháp luật. Đây là con số lớn chưa từng có trong lịch sử đầu tư và phát triển của tập đoàn này. Và trên thực tế, Việt Nam làm điều này còn tốt hơn nhiều quốc gia khác. Có thể kể đến như Formosa phải bồi thường tổng tiền phạt là khoảng triệu 20 triệu USD cho Mỹ, 4,7 triệu USD cho Đài Loan, chỉ 3 triệu USD cho Campuchia,… Đó là minh chứng rõ ràng nhất cho việc kể cả là bỏ tiền thuê đất nhưng nếu bất cứ tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn hay quốc gia nào vi phạm pháp luật đều sẽ bị xử lý theo pháp luật Việt Nam.

3) LỢI ÍCH CỦA 3 ĐẶC KHU KINH TẾ MANG LẠI

TA NÊN NHỚ Việt Nam hiện có 16 khu kinh tế ven biển, 26 khu kinh tế cửa khẩu, 328 khu công nghiệp được thành lập. Chỉ tính đến cuối năm 2016, các khu kinh tế đã thu hút được 153,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký (chiếm 52,5% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam) và 1.644 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư trong nước đăng ký; thu hút hơn 3 triệu lao động…

Tuy nhiên, trước sức ép của cạnh tranh quốc tế và những hạn chế nội tại, sức hút của các mô hình trên đang giảm dần, thiếu động lực phát triển đột phá. Bởi thế, các đặc khu không chỉ là điểm hút về đầu tư, mà còn là điểm hút về công nghệ, về nhân tài và là nơi để khẳng định vị thế kinh tế. Đặc khu cũng sẽ là nơi gắn kết với các địa phương trong cả nước.

Đáng chú ý, với mô hình đặc khu, sẽ có nhiều nguồn lực đổ vào đây. Dù có sự dịch chuyển nguồn lực giữa các địa phương nhưng xét về tổng thể là tăng trưởng trong dài hạn. Với những chính sách mang tính đột phá, ưu đãi mang tính vượt trội, thông thoáng, có lợi thế cạnh tranh quốc tế, các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước đều hứng khởi, kỳ vọng về triển vọng đầu tư vào các đặc khu.

NÓI TỚI ĐÂY đã quá rõ cho những hoạt động ầm ĩ của các phần tử cơ hội, phản động, nhóm linh mục cực đoan đó CHỈ LÀ SỰ ĐÁNH TRÁO 3 KHÁI NIỆM trên. Trong giai đoạn hiện nay, để có được tiếng nói trên trường quốc tế thì vấn đề tất yếu là phải có một nền chính trị vững vàng, một sức mạnh quân sự đủ sức bảo vệ lãnh thổ và song song với đó là có một nền kinh tế vững mạnh. Nếu chúng ta vẫn cứ mãi u mê, vẫn mãi sợ hãi, lo lắng, dè dặt trước bão táp của hội nhập kinh tế, vẫn cứ mãi không chịu thử sức thì việc “tụt hậu”, trượt dài về kinh tế của nước ta sẽ diễn ra chỉ là sớm hay muộn, phải có niềm tin với Đảng, chúng ta kiên quyết không u mê nghe theo lời xúi giục của các phần tử phản động để xuyên tạc, chống phá

Nguồn: Hào khí Việt Nam.

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

Diễn biến mới vụ BS Chiêm Quốc Thái bị vợ cũ thuê người chém



Khoai@

Vụ anh BS Chiêm Quốc Thái bị vợ cũ thuê người chém đã dần sáng tỏ. Sau khi bị bắt, bà vợ cũ là Vũ Thụy Hồng Ngọc, một Việt kiều Mỹ đã khai ra nữ bác sĩ được bà nhờ chuyển tiền cho người chém "dằn mặt" ông Chiêm Quốc Thái.

Với những tài liệu có trong tay, thật ra cả ông Chiêm Quốc Thái và bà Vũ Thụy Hồng Ngọc cũng đã từng là cặp đôi "hoàn hảo", và nay khi tình đã hết, cái nghĩa vợ chồng cũng không còn, thì dư luận lại được chứng kiến họ đối xử với nhau "hoàn hảo" như thế nào. 

Diễn biến mới vụ BS Chiêm Quốc Thái bị vợ cũ thuê người chém

Tại cơ quan điều tra, bà Vũ Thụy Hồng Ngọc khai rằng năm 2011, bà đăng ký kết hôn với ông Thái tại Mỹ. Tháng 6/2014, mâu thuẫn của cặp vợ chồng này trở nên căng thẳng. Năm 2015, bà Ngọc làm đơn ly dị và yêu cầu ông Thái chia tài sản trị giá hàng trăm tỷ đồng. 

Việc tranh chấp tài sản kéo dài, cùng với tiến trình kiện nhau ra tòa, bà Ngọc tìm người để thuê "đánh dằn mặt" ông Thái với hi vọng ông này phải thỏa hiệp "trả lại tài sản" cho bà. Trong lúc chưa tìm được đánh "dằn mặt" ông Thái, bà Ngọc có quen biết nữ bác sĩ tên S và được bác sĩ S giúp sức.

Tháng 3/2018, tại nhà bác sĩ S., Ngọc quen biết Phân Nguyễn Duy Thành, Giám đốc Công ty TNHH Bảo vệ Sông Thành (trụ sở tại phường Phú Thạnh, quận Tân Phú) và nhờ Thành "dằn mặt ông Thái" với chi phí "uống cà phê" là 1 tỷ đồng. Chỉ 1 tuần sau, Thanh đã nhận 500 triệu của Ngọc từ trung gian là bác sĩ S và ra tay chém ông Thái. Dù đã hoàn thành "hợp đồng" nhưng Thành cũng không đòi nốt 500 triệu còn lại và cũng sau đó bà Ngọc bị bắt khi có ý định trốn sang Mỹ.

Nói thêm, ngày 18/4, bà Ngọc đọc báo, biết chuyện bốn thanh niên chém ông Thái bị thương. Tuy nhiên, vợ cũ của vị giám đốc bệnh thẩm mỹ khi đó không biết có phải là người của Thanh thực hiện hay không. 

Vào cuộc điều tra, trinh sát phát hiện trước viện thẩm mỹ của bác sĩ Thái có một chiếc Sirius đỏ. Xe này qua nhiều đời chủ và qua xác minh đến thời điểm bác sĩ Thái bị chém thì Công ty bảo vệ Song Thanh là chủ sở hữu, giao cho Nguyễn Thanh Phong sử dụng để thực hiện "công vụ". Nhiệm vụ của Phong là nhận dạng bác sĩ Thái tại thẩm mỹ viện cũng như nơi trực, quán ăn mà ông Thái hay ghé, để chỉ điểm cho đồng bọn chém người.

Khám xét Công ty Song Thanh và nơi ở của Thanh, cảnh sát phát hiện "kho" vũ khí và hung khí gồm 3 khẩu súng, một hộp tiếp đạn, 15 con dao dài 21-58 cm, 7 dao xếp...

Từ lời khai của Thanh và các đồng bọn, ngày 24/5, bà Ngọc ra sân bay định xuất cảnh đi Mỹ thì bị công an đưa về cơ quan làm việc. Lúc này, Ngọc mới biết những người chém bác sĩ Thái là nhóm của Thanh.

Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu thu thập được, cơ quan điều tra nhận định rằng xuất phát từ mâu thuẫn tình cảm vợ chồng và tranh chấp tài sản, bà Ngọc đã bàn bạc và thỏa thuận nhờ Thanh cùng đồng bọn đánh, chém ông Thái, gây thương tích 5% với giá 1 tỷ đồng.

Hiện, cơ quan điều tra đã xác định được Nguyễn Trần Thanh Tuấn là người dùng dao chém vào vai trái của ông Thái, Nguyễn Thanh Phong theo dõi, chỉ điểm. Chống Thín Sáng là người đưa tiền để lo việc chém ông Thái. Bác sĩ S. là người nhận tiền từ tay Ngọc để chuyển cho Phan Nguyễn Duy Thanh và giám đốc công ty bảo vệ này là người tổ chức cho đồng bọn chém bác sĩ Thái.

Còn tiếp...

Thông cáo báo chí kỳ họp 26 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương


Từ ngày 28 đến 30/5/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 26. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

Thông cáo báo chí kỳ họp 26 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Tại kỳ họp này, Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

I- Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Dự án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu AVG (Thanh tra Chính phủ đã có Kết luận thanh tra số 355/KL-TTCP, ngày 14/3/2018). Qua kiểm tra cho thấy:

1- Ban cán sự đảng (BCSĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông chấp hành chưa nghiêm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, để Bộ Thông tin và Truyền thông và Tổng công ty Mobifone vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật trong việc thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện Dự án, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước; chưa kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm kết luận của Thanh tra Chính phủ về Dự án trên.

2- Đồng chí Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư BCSĐ, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ nhiệm kỳ 2011-2016. Đồng chí đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, không bàn bạc, thảo luận trong tập thể BCSĐ, trực tiếp chỉ đạo và quyết định nhiều nội dung liên quan đến Dự án không đúng quy định; ký văn bản trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án và giao cho cấp dưới ký một số văn bản liên quan đến Dự án có nội dung trái quy định, không đúng nhiệm vụ được phân công; thiếu chỉ đạo, kiểm tra quá trình thực hiện Dự án, để xảy ra nhiều vi phạm.

3- Đồng chí Trương Minh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư BCSĐ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Trong thời gian giữ cương vị Ủy viên BCSĐ, Thứ trưởng, đồng chí cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ nhiệm kỳ 2011-2016. Đồng chí đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo trong quá trình được phân công chỉ đạo thực hiện Dự án; ký Quyết định số 236/QĐ-BTTTT, ngày 21/12/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Dự án và một số văn bản có liên quan trái quy định, có văn bản không thuộc nhiệm vụ được phân công.

- Với cương vị Bí thư BCSĐ, Bộ trưởng từ tháng 4/2016 đến nay, đồng chí chịu trách nhiệm chính về các vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ nhiệm kỳ 2016-2021.

4- Đồng chí Phạm Hồng Hải, Ủy viên BCSĐ, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ nhiệm kỳ 2011-2016 và 2016-2021. Đồng chí đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, kiểm tra, giám sát, để Tổng công ty Mobifone vi phạm nghiêm trọng trong thực hiện Dự án; trực tiếp ký một số văn bản liên quan đến Dự án có nội dung trái quy định.

5- Đồng chí Phạm Đình Trọng, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiều vi phạm rất nghiêm trọng trong việc tham mưu cho lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Dự án.

Cùng với tập thể và các cá nhân nêu trên, qua kiểm tra, UBKT Trung ương đã kết luận:

- Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng công ty Mobifone đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Tổng công ty Mobifone có nhiều vi phạm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện Dự án.

- Đồng chí Lê Nam Trà, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Tổng công ty Mobifone có nhiều vi phạm rất nghiêm trọng, chịu trách nhiệm chính trong việc HĐTV Tổng công ty trình Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định phê duyệt và tổ chức thực hiện Dự án; trực tiếp ký nhiều văn bản liên quan đến Dự án trái quy định.

- Đồng chí Cao Duy Hải, Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc Tổng công ty Mobifone có nhiều vi phạm nghiêm trọng trong việc tham mưu cho HĐTV Tổng công ty trình Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định phê duyệt và tổ chức thực hiện Dự án; trực tiếp ký nhiều văn bản liên quan đến Dự án trái quy định.

Những vi phạm của BCSĐ Bộ Thông tin và Truyền thông, đồng chí Nguyễn Bắc Son, đồng chí Trương Minh Tuấn, đồng chí Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng công ty Mobifone và các đồng chí Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng, vi phạm của đồng chí Phạm Hồng Hải là nghiêm trọng, đã làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến hoạt động và quá trình cổ phần hóa của Tổng công ty Mobifone, đến uy tín của tổ chức đảng và Bộ Thông tin và Truyền thông, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Để xảy ra các vi phạm, khuyết điểm trong Dự án này có trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, UBND tỉnh Bình Dương. UBKT Trung ương yêu cầu BCSĐ, Đảng ủy và lãnh đạo các cơ quan nêu trên kiểm điểm, xem xét xử lý trách nhiệm đối với các tập thể và cá nhân có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư và UBKT Trung ương.

II- Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cho thấy:

1- Ban Thường vụ Đảng ủy BIDV nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để BIDV có nhiều vi phạm nghiêm trọng mang tính hệ thống trong thực hiện quy chế làm việc, quy định về phân cấp thẩm quyền và quy trình, thủ tục cấp tín dụng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm tăng nợ xấu, nhất là các khoản nợ có khả năng mất vốn; để nhiều cán bộ vi phạm kỷ luật đảng và pháp luật nhà nước, bị xử lý hình sự; làm giảm nguồn thu ngân sách, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, đến thu nhập, việc làm và đời sống của người lao động Ngân hàng BIDV.

2- Đồng chí Trần Bắc Hà, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020. Đồng chí đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành; vi phạm nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng ủy về nghĩa vụ, trách nhiệm của người giữ chức vụ trong hệ thống BIDV; vi phạm quy trình, thủ tục, thẩm quyền, quy định về tín dụng trong việc phê duyệt chủ trương, quyết định một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ, trong đó có việc phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng.

3- Đồng chí Đoàn Ánh Sáng, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc và đồng chí Trần Lục Lang, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc BIDV cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy; cùng chịu trách nhiệm đối với một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ có vi phạm; chịu trách nhiệm về đề xuất, thẩm định chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng.

Những vi phạm của đồng chí Trần Bắc Hà là rất nghiêm trọng, vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy BIDV nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020 và các đồng chí Đoàn Ánh Sáng, Trần Lục Lang là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và Ngân hàng BIDV, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Các đồng chí khác trong Ban Thường vụ Đảng ủy BIDV nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020 cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy và chịu trách nhiệm trực tiếp về những vi phạm, khuyết điểm của cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đến mức phải kiểm điểm, đề xuất hình thức xử lý theo quy định của Đảng.

Để xảy ra các vi phạm, khuyết điểm của Ngân hàng BIDV nêu trên có trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. UBKT Trung ương yêu cầu BCSĐ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan đến những vi phạm, khuyết điểm của BIDV; kịp thời rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định trong lĩnh vực ngân hàng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng. 

III- UBKT Trung ương đã xem xét, kết luận kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBKT Tỉnh ủy các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Bạc Liêu, Ban Thường vụ Đảng ủy và UBKT Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; kiểm tra tài chính đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ.

UBKT Trung ương đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng rút kinh nghiệm, có biện pháp khắc phục, sửa chữa kịp thời.

IV- Cũng tại kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng theo thẩm quyền 01 trường hợp; tham gia ý kiến về giải quyết khiếu nại kỷ luật 01 trường hợp thuộc thẩm quyền của Ban Bí thư; cho ý kiến vào dự thảo sửa đổi, bổ sung quy định của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm.

UỶ BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng


UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.


Theo tin từ Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW), ngày 28 đến 30-5, UBKTTW đã họp kỳ 26 cho ý kiến về nhiều vụ việc đáng chú ý, trong đó có vụ Tổng công ty Viễn thông Mobifone (Mobifone) mua 95% cổ phần AVG. 

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

Theo đó, tại kỳ họp này, UBKTTW đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện dự án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu AVG (AVG), Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã có Kết luận thanh tra số 355/KL-TTCP, ngày 14/3/2018). Qua kiểm tra cho thấy:

Ban cán sự đảng (BCSĐ) Bộ TT-TT chấp hành chưa nghiêm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, để Bộ TT-TT và Tổng công ty Mobifone vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật trong việc thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án, làm thất thoát lớn tài sản của nhà nước; chưa kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm kết luận của Thanh tra Chính phủ về dự án trên.

Đối với ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư BCSĐ, nguyên Bộ trưởng Bộ TT-TT chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ nhiệm kỳ 2011-2016. Ông Nguyễn Bắc Son đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, không bàn bạc, thảo luận trong tập thể BCSĐ, trực tiếp chỉ đạo và quyết định nhiều nội dung liên quan đến dự án không đúng quy định; ký văn bản trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án và giao cho cấp dưới ký một số văn bản liên quan đến dự án có nội dung trái quy định, không đúng nhiệm vụ được phân công; thiếu chỉ đạo, kiểm tra quá trình thực hiện Dự án, để xảy ra nhiều vi phạm.

Còn đối với ông Trương Minh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư BCSĐ, Bộ trưởng Bộ TT-TT.

Trong thời gian giữ cương vị Ủy viên BCSĐ, Thứ trưởng, ông Trương Minh Tuấn cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ nhiệm kỳ 2011-2016. Ông Tuấn đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo trong quá trình được phân công chỉ đạo thực hiện dự án; ký Quyết định số 236/QĐ-BTTTT, ngày 21/12/2015 của Bộ TT-TT phê duyệt dự án và một số văn bản có liên quan trái quy định, có văn bản không thuộc nhiệm vụ được phân công.

Với cương vị Bí thư BCSĐ, Bộ trưởng từ tháng 4-2016 đến nay, ông Trương Minh Tuấn chịu trách nhiệm chính về các vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ nhiệm kỳ 2016-2021.

Đối với ông Phạm Hồng Hải, Ủy viên BCSĐ, Thứ trưởng Bộ TT-TT cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ nhiệm kỳ 2011-2016 và 2016-2021. Ông Hải đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, kiểm tra, giám sát, để Mobifone vi phạm nghiêm trọng trong thực hiện dự án; trực tiếp ký một số văn bản liên quan đến dự án có nội dung trái quy định.

Ông Phạm Đình Trọng, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ TT-TT có nhiều vi phạm rất nghiêm trọng trong việc tham mưu cho lãnh đạo Bộ TT-TT chỉ đạo, tổ chức thực hiện dự án.

Cùng với tập thể và các cá nhân nêu trên, qua kiểm tra, UBKTTW đã kết luận:

Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Mobifone có nhiều vi phạm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện dự án.

Đối với ông Lê Nam Trà, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Mobifone có nhiều vi phạm rất nghiêm trọng, chịu trách nhiệm chính trong việc HĐTV Tổng công ty trình Bộ TT-TT quyết định phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án; trực tiếp ký nhiều văn bản liên quan đến dự án trái quy định.

Ông Cao Duy Hải, Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc Mobifone có nhiều vi phạm nghiêm trọng trong việc tham mưu cho HĐTV Tổng công ty trình Bộ TT-TT quyết định phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án; trực tiếp ký nhiều văn bản liên quan đến dự án trái quy định.

Những vi phạm của BCSĐ Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng, vi phạm của ông Phạm Hồng Hải là nghiêm trọng, đã làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến hoạt động và quá trình cổ phần hóa của Mobifone, đến uy tín của tổ chức đảng và Bộ TT-TT, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Để xảy ra các vi phạm, khuyết điểm trong dự án này có trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, UBND tỉnh Bình Dương. UBKTTW yêu cầu BCSĐ, Đảng ủy và lãnh đạo các cơ quan nêu trên kiểm điểm, xem xét xử lý trách nhiệm đối với các tập thể và cá nhân có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư và UBKTTW.

Trước đó, ngày 14-3, TTCP đã thông báo kết luận thanh tra toàn diện dự án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG. Kết luận thanh tra được công bố sau 2 ngày Mobifone và các cổ đông chuyển nhượng đã thống nhất hủy bỏ thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần mua bán AVG giữa hai bên. TTCP chỉ rõ quá trình thực hiện dự án đầu tư, Mobifone, Bộ TT-TT và các cơ quan có liên quan đã để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm.

Cơ quan thanh tra kết luận những vi phạm, làm trái quy định, thiếu trách nhiệm nêu trên của Mobifone, nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước tại Mobifone khoảng 7.006 tỉ đồng, trong đó thiệt hại do mua nợ phải trả của AVG 1.134 tỉ đồng. Không chỉ vậy, việc thực hiện đầu tư dự án đã trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh viễn thông, làm sụt giảm lớn hiệu quả kinh doanh ngay từ năm 2016 và nhiều năm tiếp theo, số lỗ lũy kế đến cuối tháng 12-2017 là 1.982,7 tỉ đồng.

Trách nhiệm để xảy ra khuyết điểm, vi phạm thuộc về Hội đồng thành viên (HĐTV), Chủ tịch HĐTV, Ban Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, bộ phận đàm phán, các bộ phận liên quan thuộc Mobifone.

Ngoài ra, TTCP cũng chỉ rõ nhiều khuyết điểm, vi phạm của các bộ, ngành liên quan. Trong đó có Bộ TT-TT với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu và quản lý Nhà nước về thông tin, truyền thông đã thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định dự án; Quyết định số 236/2015 phê duyệt dự án đầu tư không bảo đảm căn cứ pháp lý, vi phạm các quy định của pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước.

Theo TTCP, đây là vụ việc kinh tế rất nghiêm trọng, cơ quan này kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao cơ quan điều tra có thẩm quyền của Bộ Công an tiếp nhận toàn bộ hồ sơ, tài liệu thanh tra để xem xét, khởi tố điều tra. Về xử lý kinh tế, Bộ TT-TT và Mobifone chịu trách nhiệm xử lý, thu hồi số tiền đã thanh toán trong việc mua 95% cổ phần AVG. Truy thu từ Mobifone, nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền 1,3 tỉ đồng; xử lý, thu hồi số tiền 1,54 tỉ đồng chi phí tư vấn đã chi cho 2 công ty tư vấn.

TTCP cũng kiến nghị Bộ TT-TT chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với Chủ tịch HĐTV, các thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, bộ phận của Mobifone đàm phán mua cổ phần AVG và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm nêu trong kết luận thanh tra.

TTCP cũng chuyển kết luận thanh tra đến UBKTTW để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương quản lý có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm nêu tại kết luận thanh tra.

Thế Dũng

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2018

Y án sơ thẩm ba năm tù giam trong vụ án “dâm ô với trẻ em”



Ngày 1-6, Ủy ban Thẩm phán Tòa án Nhân dân (TAND) cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, chấp nhận toàn bộ kháng nghị của Chánh án TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh, hủy bản án hình sự phúc thẩm của TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đối với bị cáo Nguyễn Khắc Thủy phạm tội “dâm ô với trẻ em”.

Y án sơ thẩm ba năm tù giam trong vụ án “dâm ô với trẻ em”
Bị cáo Nguyễn Khắc Thủy
Đồng thời, Ủy ban thẩm phán nhận định bản án sơ thẩm của TAND TP Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) tuyên phạt bị cáo Thủy ba năm tù giam là đúng người đúng tội nên tuyên y án sơ thẩm ba năm tù giam đối với Nguyễn Khắc Thủy. Theo đó, bị cáo Thủy phải chấp hành hình phạt ba năm tù giam.

Trước đó, sau khi bị TAND TP Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) tuyên phạt Nguyễn Khắc Thủy ba năm tù giam về tội “Dâm ô với trẻ em”, bị cáo Thủy đã kháng cáo kêu oan. Ngày 11-5, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xử phúc thẩm theo đơn kháng cáo của Nguyễn Khắc Thủy. Tại phiên phúc thẩm, HĐXX sửa án sơ thẩm từ ba năm tù giam xuống còn 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Phán quyết này của TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã gây bức xúc trong dư luận bởi hành vi của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, đã thực hiện hành vi dâm ô với nhiều trẻ em và nhiều lần.

Sau khi bản án phúc thẩm được tuyên, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có công văn hỏa tốc báo cáo với VKSND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh, VKSND tối cao và yêu cầu xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm với bản án phúc thẩm đã tuyên với bị cáo Thủy. Ngày 17-5, Chánh án TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án hình sự phúc thẩm của TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tuyên bị cáo Nguyễn Khắc Thủy. Đồng thời, TAND tối cao đã yêu cầu TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tạm đình chỉ công tác đối thẩm phán Huỳnh Ngọc Thiện là chủ tọa phiên tòa.

Theo nội dung vụ án, từ đầu năm 2014 đến tháng 6-2014, bị cáo Nguyễn Khắc Thủy đã thực hiện hành vi dâm ô đối với hai trẻ em tại Khu chung cư Lakeside (TP Vũng Tàu).