KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

BẢO VỆ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA Ở VÙNG KHÔNG GIAN THỨ 5

Năm 2008, Việt Nam phóng thành công vệ tinh Vinasat-1 lên quỹ đạo, đây là vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam. 

Khi Neil Armstrong đặt chân lên mặt trăng ông đã nói “đó là một bước đi nhỏ của (một) con người, một bước nhảy vọt của nhân loại”. Với sự kiện lần đầu tiên Việt Nam có một vệ tinh trên quỹ đạo có thể nói đó là “một bước đi nhỏ” nhưng là “bước nhảy vọt” của dân tộc Việt Nam. Sự kiện đó đã đánh dấu chủ quyền của Việt Nam với không gian vũ trụ. Hiện nay, Việt Nam đang có 5 vệ tinh đang hoạt động (Vinasat-1, Vinasat-2, Vệ tinh nano F-1, VNREDSat-1 và Pico Dragon) dự kiến đến năm 2022 sẽ có thêm 4 vệ tinh nữa của Việt Nam sẽ được phóng lên quỹ đạo. 

Chủ quyền an ninh quốc gia trên không gian mạng.
Để phóng được Vinasat-1 lên quỹ đạo, Việt Nam đã trải qua hàng chục năm đàm phán với 27 quốc gia và vùng lãnh thổ để có được vị trí 132 độ Đông trên quỹ đạo địa tĩnh và đầu tư kinh phí lên đến 300 triệu Mỹ kim (dự án bắt đầu từ năm 1998 đến năm 2008 mới phóng thành công và dự kiến vệ tinh Vinasat-1 sẽ “giải ngũ” năm 2023). Như vậy từ năm 2008, Việt Nam đã khẳng định chủ quyền ở 4 vùng không gian: vùng đất, vùng trời, vùng biển và không gian vũ trụ. Không gian mạng hay không gian ảo (Cyberspace) là một không gian ảo, nơi các máy tính (các thiết bị điện tử khác) trao đổi dữ liệu, thông tin. Từ không gian mạng cũng dùng để chỉ một mạng lưới toàn cầu của các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phụ thuộc lẫn nhau, mạng viễn thông và các hệ thống máy tính. Từ gốc tiếng Anh là cyberspace ban đầu được sử dụng trong văn hóa đại chúng ở các tác phẩm khoa học viễn tưởng nhưng sau này lại được chính thức sử dụng bởi những nhà phát triển mạng viễn thông, các nhà lãnh đạo, những chính trị gia, những người đứng đầu các tập đoàn lớn,... để mô tả về một môi trường của những công nghệ thuộc về lĩnh vực điện tử - viễn thông mang tính chất toàn cầu. 

Khái niệm về không gian mạng trở nên phổ biến hơn vào những năm 1990 khi thế giới bắt đầu chứng kiến sự bùng nổ của mạng Internet cũng như sự phát triển vượt bậc của các công nghệ bán dẫn, kĩ thuật số, hệ thống điện toán, thông tin liên lạc và đây cũng chính là thành tựu quan trọng nhất trong Cách mạng công nghiệp lần 3. Có thể tạm hiểu: Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng internet, hệ thống máy tính, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Chủ quyền mạng hay chủ quyền không gian mạng (Network Sovereignty) là phần mở rộng tự nhiên của chủ quyền quốc gia trong không gian mạng, trong đó nội dung chủ yếu của nó chính là việc thực hiện quyền tài phán trong không gian mạng của quốc gia. Như vậy, không gian mạng là vùng không gian thứ 5 của một quốc gia trong thời đại hiện nay. Cần phải khẳng định và bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng không gian thứ 5 - không gian mạng là quốc sách của mọi quốc gia hiện nay. Không gian mạng là mảnh đất “màu mỡ” của tội phạm và gián điệp nước ngoài. Tội phạm sử dụng công nghệ cao là một loại tội phạm phi truyền thống và có xu hướng hoạt động xuyên quốc gia. 

Trong Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2017 và có hiệu lực đầy đủ năm 2018, Nhà nước Việt Nam đã có những quy định mới về tội phạm sử dụng công nghệ cao, “gây án” trong không gian mạng. Bọn tội phạm có thể sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện các hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng cho Xã hội. Từ những hành vi “cổ điển” như viết, phát tán virus, Trojan, mã độc… để trộm cắp dữ liệu điện tử, phá hoại cơ sở dữ liệu, chiếm quyền sử dụng máy... Cho đến những hành vi nguy hiểm hơn như tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, chiến tranh mạng... Hiện nay, việc sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, làm nhục người khác, trộm cước viễn thông… đang phổ biến ở Việt Nam và có xu hướng gia tăng. 

Tội phạm mạng và hậu quả khôn lường
Năm 2017, hai đối tượng đã tấn công, xâm nhập website Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Phú Quốc, Rạch Giá và Tuy Hòa trong các ngày từ 8 đến 10/3 gây hoang mang dư luận. Ví dụ nếu không phải làm thay đổi các thông báo trên website của hãng hàng không mà là thay đổi hồ sơ bệnh án của bệnh viện, thay đổi đường bay nhằm tạo ra tai nạn hàng không hoặc là trộm cắp hàng triệu thẻ tín dụng như xảy ra ở Mỹ cách đây mấy năm… thì hậu quả sẽ là thế nào? Không gian mạng được xem là không gian ảo tuy nhiên lại hoàn toàn gây ra những hậu quả thật. Không chỉ bọn tội phạm triệt để sử dụng không gian mạng để phạm tội mà các cơ quan tình báo nước ngoài cũng sử dụng để thực hiện hoạt động gián điệp. Một ví dụ điển hình là bản thiết kế phi cơ F35 của Hoa Kỳ. Máy bay F35 được xem là mẫu máy bay tiêm kích đa chức năng tàng hình hiện đại nhất của Hoa Kỳ. Năm 2015, Edward Snowden đã tiết lộ rằng gián điệp Trung Quốc đã đánh cắp những thông tin thiết kế chính về máy bay chiến đấu đa năng F-35 Lightning II từ một nguồn khác bên ngoài Mỹ - đó là Australia. Với bản thiết kế này, Trung Quốc hoàn toàn có thể phát triển một dòng tiêm kích đa năng tương tự để đối trọng với Hoa Kỳ và rõ ràng đây là một thiệt hại lớn cho Hoa Kỳ và đồng minh của họ. Ngoài ra, không gian mạng cũng là nơi phát tán những nguồn thông tin độc hại, xuyên tạc của bọn phản cách mạng, phản động lưu vong và các thế lực thù địch chống chính quyền Nhân dân. Cơ quan chức năng không thể nào kiểm duyệt, ngăn chặn hay có biện pháp khác để buộc nhà cung cấp dịch vụ kiểm duyệt, tháo gỡ… Các nhà cung cấp dịch vụ mạng lớn trên thế giới đa số lại không có trụ sở ở Việt Nam, mặc dù họ có nguồn thu từ thị trường ở Việt Nam nhưng lại không có gì ràng buộc về nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác với Nhà nước Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam hiện đang thiếu các quy định Pháp luật để quản lý các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài cung cấp các dịch vụ mạng tại Việt Nam. Hiện Việt Nam đang bị thất thoát tiền thuế từ các hoạt động kinh doanh, quảng cáo trên mạng internet… là rất lớn. Như ghi trên, chủ quyền vùng không gian thứ 5 - không gian mạng có thể nói là vùng chủ quyền không có biên giới vì vậy Không gian mạng quốc gia là không gian mạng do Nhà nước xác lập, quản lý và kiểm soát. Để xác lập thì cần phải có Pháp luật quy định cụ thể. Như vậy, bảo vệ chủ quyền không gian mạng là rất cần thiết và cấp bách để bảo vệ An ninh Quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Sớm nhận ra sự cần thiết trong bảo vệ chủ quyền không gian mạng các nước phát triển đã sớm ban hành các đạo luật về an ninh mạng, thành lập các lực lượng tác chiến trên không gian mạng. Trong đó, điển hình là Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nga, Trung Quốc… và thậm chí là Triều Tiên. Trong Quân đội Hoa Kỳ, Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng sẽ giữ vai trò chiến lược trong công tác đồng bộ hóa các đơn vị tác chiến mạng, đào tạo, chỉ đạo và phối hợp các chiến dịch quân sự trong không gian mạng. Họ có thể xâm nhập, gây rối và phá hủy mạng lưới thông tin liên lạc của đối phương; thực hiện hoạt động tình báo; phát động tấn công mạng hoặc ngăn chặn các cuộc tấn công mạng nhằm vào Hoa Kỳ. Về lập phát tại Hoa Kỳ, luật Liên bang hiện thời tập trung vào các ngành cụ thể. Có 3 đạo luật an ninh mạng chính đó là Đạo Luật về Quyền riêng tư trong lĩnh vực Y tế (HIPPA) năm 1996, Đạo Luật Gramm-Leach-Bliley trong lĩnh vực Tài chính năm 1999 và Đạo Luật An ninh nội địa năm 2002 (trong đó bao gồm đạo luật Quản trị An ninh Thông tin Liên bang - FISMA). Song song với hệ thống Pháp luật Liên bang, các tiểu bang của Hoa Kỳ có các đạo luật riêng về an ninh mạng. Ngoài ra, Quốc hội Mỹ đã đề xuất rất nhiều dự luật mở rộng, hoàn thiện luật an ninh mạng. 

Luật an ninh mạng sẽ đảm bảo ANQG và TTXH trên không gian mạng
Tại Việt Nam, mãi đến tháng 8/2017 mới thành lập lực lượng chuyên trách thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng và công nghệ thông tin - Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng (Bộ Tư lệnh 86) trực thuộc Bộ Quốc phòng. So với các nước trên thế giới là khá muộn. Và hôm nay (12/6/2018) Quốc hội mới chính thức thông qua Luật An ninh mạng. Luật này gồm bảy chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Như trình bày trên, Luật An ninh mạng đối với Việt Nam là hết sức cần thiết nhưng lại được hình thành khá muộn so với thế giới. Mục đích chính là nhằm xác lập và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Các ý kiến gần đây chống lại việc thông qua Luật với luận điệu “Luật an ninh mạng là để giám sát người dân”, “Luật an ninh mạng là vi phạm quyền tự do các nhân”,… là hoàn toàn xuyên tạc không đúng với bản chất của vấn đề. Điều đáng buồn cười là nhiều người chưa hề đọc qua dự thảo, không hề biết về bản chất của vấn đề nhưng vẫn ra sức chống đối, phát tán những thông tin độc hại với âm mưu chống chính quyền Nhân dân trên mạng internet – một trong những hành vi mà chính đạo luật này nghiêm cấm. Đã hơn một lần tôi từng chia sẻ, hãy tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin, đối chiếu, xác minh và phải hiểu đúng - sai, tại sao trước khi nhận định một vấn đề hay chia sẻ cho người khác. Đừng để mình trở thành con bò để kẻ xấu dắt mũi. 
Đạt Trần

BẢO VỆ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA Ở VÙNG KHÔNG GIAN THỨ 5

Năm 2008, Việt Nam phóng thành công vệ tinh Vinasat-1 lên quỹ đạo, đây là vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam. 

Khi Neil Armstrong đặt chân lên mặt trăng ông đã nói “đó là một bước đi nhỏ của (một) con người, một bước nhảy vọt của nhân loại”. Với sự kiện lần đầu tiên Việt Nam có một vệ tinh trên quỹ đạo có thể nói đó là “một bước đi nhỏ” nhưng là “bước nhảy vọt” của dân tộc Việt Nam. Sự kiện đó đã đánh dấu chủ quyền của Việt Nam với không gian vũ trụ. Hiện nay, Việt Nam đang có 5 vệ tinh đang hoạt động (Vinasat-1, Vinasat-2, Vệ tinh nano F-1, VNREDSat-1 và Pico Dragon) dự kiến đến năm 2022 sẽ có thêm 4 vệ tinh nữa của Việt Nam sẽ được phóng lên quỹ đạo. 

Chủ quyền an ninh quốc gia trên không gian mạng.
Để phóng được Vinasat-1 lên quỹ đạo, Việt Nam đã trải qua hàng chục năm đàm phán với 27 quốc gia và vùng lãnh thổ để có được vị trí 132 độ Đông trên quỹ đạo địa tĩnh và đầu tư kinh phí lên đến 300 triệu Mỹ kim (dự án bắt đầu từ năm 1998 đến năm 2008 mới phóng thành công và dự kiến vệ tinh Vinasat-1 sẽ “giải ngũ” năm 2023). Như vậy từ năm 2008, Việt Nam đã khẳng định chủ quyền ở 4 vùng không gian: vùng đất, vùng trời, vùng biển và không gian vũ trụ. Không gian mạng hay không gian ảo (Cyberspace) là một không gian ảo, nơi các máy tính (các thiết bị điện tử khác) trao đổi dữ liệu, thông tin. Từ không gian mạng cũng dùng để chỉ một mạng lưới toàn cầu của các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phụ thuộc lẫn nhau, mạng viễn thông và các hệ thống máy tính. Từ gốc tiếng Anh là cyberspace ban đầu được sử dụng trong văn hóa đại chúng ở các tác phẩm khoa học viễn tưởng nhưng sau này lại được chính thức sử dụng bởi những nhà phát triển mạng viễn thông, các nhà lãnh đạo, những chính trị gia, những người đứng đầu các tập đoàn lớn,... để mô tả về một môi trường của những công nghệ thuộc về lĩnh vực điện tử - viễn thông mang tính chất toàn cầu. 

Khái niệm về không gian mạng trở nên phổ biến hơn vào những năm 1990 khi thế giới bắt đầu chứng kiến sự bùng nổ của mạng Internet cũng như sự phát triển vượt bậc của các công nghệ bán dẫn, kĩ thuật số, hệ thống điện toán, thông tin liên lạc và đây cũng chính là thành tựu quan trọng nhất trong Cách mạng công nghiệp lần 3. Có thể tạm hiểu: Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng internet, hệ thống máy tính, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Chủ quyền mạng hay chủ quyền không gian mạng (Network Sovereignty) là phần mở rộng tự nhiên của chủ quyền quốc gia trong không gian mạng, trong đó nội dung chủ yếu của nó chính là việc thực hiện quyền tài phán trong không gian mạng của quốc gia. Như vậy, không gian mạng là vùng không gian thứ 5 của một quốc gia trong thời đại hiện nay. Cần phải khẳng định và bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng không gian thứ 5 - không gian mạng là quốc sách của mọi quốc gia hiện nay. Không gian mạng là mảnh đất “màu mỡ” của tội phạm và gián điệp nước ngoài. Tội phạm sử dụng công nghệ cao là một loại tội phạm phi truyền thống và có xu hướng hoạt động xuyên quốc gia. 

Trong Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2017 và có hiệu lực đầy đủ năm 2018, Nhà nước Việt Nam đã có những quy định mới về tội phạm sử dụng công nghệ cao, “gây án” trong không gian mạng. Bọn tội phạm có thể sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện các hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng cho Xã hội. Từ những hành vi “cổ điển” như viết, phát tán virus, Trojan, mã độc… để trộm cắp dữ liệu điện tử, phá hoại cơ sở dữ liệu, chiếm quyền sử dụng máy... Cho đến những hành vi nguy hiểm hơn như tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, chiến tranh mạng... Hiện nay, việc sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, làm nhục người khác, trộm cước viễn thông… đang phổ biến ở Việt Nam và có xu hướng gia tăng. 

Tội phạm mạng và hậu quả khôn lường
Năm 2017, hai đối tượng đã tấn công, xâm nhập website Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Phú Quốc, Rạch Giá và Tuy Hòa trong các ngày từ 8 đến 10/3 gây hoang mang dư luận. Ví dụ nếu không phải làm thay đổi các thông báo trên website của hãng hàng không mà là thay đổi hồ sơ bệnh án của bệnh viện, thay đổi đường bay nhằm tạo ra tai nạn hàng không hoặc là trộm cắp hàng triệu thẻ tín dụng như xảy ra ở Mỹ cách đây mấy năm… thì hậu quả sẽ là thế nào? Không gian mạng được xem là không gian ảo tuy nhiên lại hoàn toàn gây ra những hậu quả thật. Không chỉ bọn tội phạm triệt để sử dụng không gian mạng để phạm tội mà các cơ quan tình báo nước ngoài cũng sử dụng để thực hiện hoạt động gián điệp. Một ví dụ điển hình là bản thiết kế phi cơ F35 của Hoa Kỳ. Máy bay F35 được xem là mẫu máy bay tiêm kích đa chức năng tàng hình hiện đại nhất của Hoa Kỳ. Năm 2015, Edward Snowden đã tiết lộ rằng gián điệp Trung Quốc đã đánh cắp những thông tin thiết kế chính về máy bay chiến đấu đa năng F-35 Lightning II từ một nguồn khác bên ngoài Mỹ - đó là Australia. Với bản thiết kế này, Trung Quốc hoàn toàn có thể phát triển một dòng tiêm kích đa năng tương tự để đối trọng với Hoa Kỳ và rõ ràng đây là một thiệt hại lớn cho Hoa Kỳ và đồng minh của họ. Ngoài ra, không gian mạng cũng là nơi phát tán những nguồn thông tin độc hại, xuyên tạc của bọn phản cách mạng, phản động lưu vong và các thế lực thù địch chống chính quyền Nhân dân. Cơ quan chức năng không thể nào kiểm duyệt, ngăn chặn hay có biện pháp khác để buộc nhà cung cấp dịch vụ kiểm duyệt, tháo gỡ… Các nhà cung cấp dịch vụ mạng lớn trên thế giới đa số lại không có trụ sở ở Việt Nam, mặc dù họ có nguồn thu từ thị trường ở Việt Nam nhưng lại không có gì ràng buộc về nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác với Nhà nước Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam hiện đang thiếu các quy định Pháp luật để quản lý các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài cung cấp các dịch vụ mạng tại Việt Nam. Hiện Việt Nam đang bị thất thoát tiền thuế từ các hoạt động kinh doanh, quảng cáo trên mạng internet… là rất lớn. Như ghi trên, chủ quyền vùng không gian thứ 5 - không gian mạng có thể nói là vùng chủ quyền không có biên giới vì vậy Không gian mạng quốc gia là không gian mạng do Nhà nước xác lập, quản lý và kiểm soát. Để xác lập thì cần phải có Pháp luật quy định cụ thể. Như vậy, bảo vệ chủ quyền không gian mạng là rất cần thiết và cấp bách để bảo vệ An ninh Quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Sớm nhận ra sự cần thiết trong bảo vệ chủ quyền không gian mạng các nước phát triển đã sớm ban hành các đạo luật về an ninh mạng, thành lập các lực lượng tác chiến trên không gian mạng. Trong đó, điển hình là Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nga, Trung Quốc… và thậm chí là Triều Tiên. Trong Quân đội Hoa Kỳ, Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng sẽ giữ vai trò chiến lược trong công tác đồng bộ hóa các đơn vị tác chiến mạng, đào tạo, chỉ đạo và phối hợp các chiến dịch quân sự trong không gian mạng. Họ có thể xâm nhập, gây rối và phá hủy mạng lưới thông tin liên lạc của đối phương; thực hiện hoạt động tình báo; phát động tấn công mạng hoặc ngăn chặn các cuộc tấn công mạng nhằm vào Hoa Kỳ. Về lập phát tại Hoa Kỳ, luật Liên bang hiện thời tập trung vào các ngành cụ thể. Có 3 đạo luật an ninh mạng chính đó là Đạo Luật về Quyền riêng tư trong lĩnh vực Y tế (HIPPA) năm 1996, Đạo Luật Gramm-Leach-Bliley trong lĩnh vực Tài chính năm 1999 và Đạo Luật An ninh nội địa năm 2002 (trong đó bao gồm đạo luật Quản trị An ninh Thông tin Liên bang - FISMA). Song song với hệ thống Pháp luật Liên bang, các tiểu bang của Hoa Kỳ có các đạo luật riêng về an ninh mạng. Ngoài ra, Quốc hội Mỹ đã đề xuất rất nhiều dự luật mở rộng, hoàn thiện luật an ninh mạng. 

Luật an ninh mạng sẽ đảm bảo ANQG và TTXH trên không gian mạng
Tại Việt Nam, mãi đến tháng 8/2017 mới thành lập lực lượng chuyên trách thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng và công nghệ thông tin - Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng (Bộ Tư lệnh 86) trực thuộc Bộ Quốc phòng. So với các nước trên thế giới là khá muộn. Và hôm nay (12/6/2018) Quốc hội mới chính thức thông qua Luật An ninh mạng. Luật này gồm bảy chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Như trình bày trên, Luật An ninh mạng đối với Việt Nam là hết sức cần thiết nhưng lại được hình thành khá muộn so với thế giới. Mục đích chính là nhằm xác lập và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Các ý kiến gần đây chống lại việc thông qua Luật với luận điệu “Luật an ninh mạng là để giám sát người dân”, “Luật an ninh mạng là vi phạm quyền tự do các nhân”,… là hoàn toàn xuyên tạc không đúng với bản chất của vấn đề. Điều đáng buồn cười là nhiều người chưa hề đọc qua dự thảo, không hề biết về bản chất của vấn đề nhưng vẫn ra sức chống đối, phát tán những thông tin độc hại với âm mưu chống chính quyền Nhân dân trên mạng internet – một trong những hành vi mà chính đạo luật này nghiêm cấm. Đã hơn một lần tôi từng chia sẻ, hãy tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin, đối chiếu, xác minh và phải hiểu đúng - sai, tại sao trước khi nhận định một vấn đề hay chia sẻ cho người khác. Đừng để mình trở thành con bò để kẻ xấu dắt mũi. 
Đạt Trần

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

Gần 87% đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Luật An ninh mạng

Sáng 12/6, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Luật An ninh mạng.

Theo kết quả kiểm phiếu, 423/466 đại biểu có mặt ở hội trường (chiếm 86,86% tổng số đại biểu) tán thành thông qua Luật An ninh mạng. Có 15 đại biểu không tán thành (chiếm 3,08%) và 28 đại biểu không biểu quyết (chiếm 5,75%).

Trước đó, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Điều 10 Luật An ninh mạng về hệ thống thông tin quan trọng quốc gia (hơn 86% tán thành) và Điều 26 về bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng (hơn 81% tán thành).

Với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật An ninh mạng sáng 12/6
Các hành vi bị cấm

Luật An ninh mạng có 7 chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 8 Luật An ninh mạng cấm sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội như chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hướng dẫn, xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội hoặc hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác...

Luật cũng cấm tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Trong số các hành vi bị cấm nêu trong Luật An ninh mạng có việc tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc…

Hành vi sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác... cũng bị luật nghiêm cấm.

Luật An ninh mạng sau nhiều lần chỉnh sửa cấm chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng. Hành vi Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi cũng sẽ bị xử lý.

Facebook, Google phải đặt máy chủ ảo về Việt Nam

Điều 26 Luật An ninh mạng về bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng quy định doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng và cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản.

Các doanh nghiệp phải ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ thông tin có nội dung bị cấm trên dịch vụ hoặc hệ thống thông tin do trực tiếp quản lý chậm nhất là 24 giờ và ngừng hoặc không cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân trên khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ TT-TT.

Theo Luật An ninh mạng, Facebook, Google phải di chuyển máy chủ ảo về Việt Nam.
Sau nhiều lần điều chỉnh, luật yêu cầu doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ và dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.

Các doanh nghiệp nước ngoài quy định tại khoản này phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam. Chính phủ quy định chi tiết việc này.

"Điều khoản ngoại lệ" là cần thiết

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật An ninh mạng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết một số ý kiến còn băn khoăn với quy định doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam hoặc đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Có đại biểu cho rằng quy định này không bảo đảm tính khả thi, làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp nước ngoài, gây khó khăn cho các hoạt động tiếp cận thông tin và trái với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.


Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Hiệp định cơ bản của WTO và Hiệp định CPTPP đều có điều khoản ngoại lệ về an ninh. "Do đó, việc chúng ta áp dụng các điều khoản ngoại lệ về an ninh trong luật An ninh mạng là hết sức cần thiết để bảo vệ lợi ích của người dân và an ninh quốc gia", ông Việt nói.

Theo đó, Việt Nam có quyền yêu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải lưu trữ tại Việt Nam đối với dữ liệu quan trọng của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài tham gia các hoạt động này phải đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Đến nay, gần 20 quốc gia thành viên của WTO (trong đó có Mỹ, Canada, Australia, Đức, Pháp) quy định bắt buộc phải lưu trữ dữ liệu trong lãnh thổ quốc gia.

Hiện Google và Facebook đang lưu trữ dữ liệu của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam tại trung tâm dữ liệu đặt tại Hong Kong và Singapore. Nếu luật An ninh mạng có hiệu lực, các doanh nghiệp này phải dịch chuyển đám mây điện toán (máy chủ ảo) về Việt Nam để mở trung tâm dữ liệu là hoàn toàn khả thi.

Trường hợp trung tâm dữ liệu được đặt ở Việt Nam tuy có gia tăng thêm chi phí của doanh nghiệp nhưng là quy định cần thiết phải đáp ứng yêu cầu về an ninh mạng, nâng cao công tác quản lý của cơ quan chức năng, giúp xử lý nhanh các sự cố, hành vi xâm phạm an ninh mạng.

"Căn cứ quy định của luật này và tình hình thực tiễn, Chính phủ quy định phạm vi doanh nghiệp cụ thể phải áp dụng quy định này nên sẽ cơ bản không gây cản trở lưu thông dòng chảy dữ liệu, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác, kể cả doanh nghiệp khởi nghiệp", ông Võ Trọng Việt nói.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, đây không phải lần đầu tiên có quy định đặt máy chủ và lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam. Trước đó, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ cũng quy định các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, thiết lập mạng xã hội, cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải “có ít nhất 1 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và giải quyết khiếu nại của khách hàng”.

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

Đằng sau những hành động cản trở việc xây dựng dự án Luật An ninh mạng



Sau khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, dự án Luật An ninh mạng đã được chỉnh sửa, bổ sung trên cơ sở ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội và ý kiến đóng góp của nhân dân và các cơ quan chuyên môn, dự kiến được Quốc hội thông qua tại kỳ họp lần này.

Tuy nhiên, trên mạng xã hội, báo chí nước ngoài xuất hiện nhiều bài viết với lời lẽ có tính “hù dọa” hậu quả nếu dự luật này được thông qua như: “Luật An ninh mạng sẽ siết chặt tự do ngôn luận”; “Việt Nam nhắm đến siết chặt facebook, Google, đe dọa giới bất đồng”; “Đừng để Việt Nam trở thành kẻ thù của các giá trị tiến bộ”...

Đằng sau những hành động cản trở việc xây dựng dự án Luật An ninh mạng

Cùng việc đưa ra các lý lẽ có tính bao biện, một số người “đe” rằng, chính phủ Việt Nam “sẽ thất bại nếu để dự luật An ninh mạng thông qua”. Thậm chí, họ tự phân tích theo ý chủ quan rồi phán: “Trong lịch sử hơn 20 năm có Internet (1997 - 2018) chưa bao giờ lợi ích quốc gia, dân tộc và tự do của người dân bị đe doạ lớn như những gì đang được chuẩn bị trong dự luật An ninh mạng”.

Nhiều bài viết được đăng tải trên một số báo chí nước ngoài như BBC, VOA... với lời lẽ thoá mạ, phê phán Chính phủ Việt Nam “bóp nghẹt” Internet, “chậm tiến”, “kéo lùi lịch sử”...

Cùng với đó, một số tổ chức có thư gửi cơ quan chức năng Việt Nam, trên danh nghĩa “góp ý dự luật” song lại đưa ra những đề nghị có tính áp đặt, bắt bẻ, hù dọa nếu dự luật được thông qua...

Cần thấy rằng, trong soạn thảo một dự án luật, việc có các ý kiến khác nhau là bình thường, thậm chí rất cần thiết để đảm bảo các quy phạm pháp luật thêm chặt chẽ, phù hợp và dễ đi vào cuộc sống khi luật được ban hành. Đây lại là dự luật tác động những vấn đề mới và nhạy cảm như an ninh mạng.

Quá trình soạn thảo, lấy ý kiến, bên cạnh các nhà khoa học, cơ quan chức năng thì mọi người dân đều có quyền tham gia ý kiến dưới các hình thức như bằng văn bản, phát biểu tại hội nghị, hội thảo, thư góp ý...

Tuy nhiên, việc đóng góp ý kiến là theo tinh thần xây dựng, dù tán thành hay không tán thành một nội dung, vấn đề nào đó dự luật nêu ra thì cũng phải thể hiện quan điểm, chính kiến dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn thuyết phục và vì lợi ích chung.

Trong khi đó, những dạng “góp ý” như cách trên đối với dự án Luật An ninh mạng cho thấy rõ động cơ không trong sáng, nhiều người thể hiện ý đồ phá hoại, tạo dư luận nhằm cản trở việc thông qua luật của Quốc hội.

Trong khi đó, những người thường lấy lý do dự luật “đe dọa giới bất đồng” thì thực chất, đây là số có hành vi chống chính quyền hoặc có tư tưởng, quan điểm chống phá Đảng, Nhà nước.

Số này tỏ ra nghiên cứu rất kỹ dự án luật và họ nhận thấy nhiều điều khoản sẽ ràng buộc hoạt động của chính mình nên tìm cách phản ứng, phê phán chứ họ không nhìn nhận những vấn đề mà điều luật đưa ra dưới góc độ khoa học, vì lợi ích quốc gia, cộng đồng.

Đây chính là lý do gây ra “quan điểm khác” mà họ tìm cách đấu tranh, phản ứng với dự luật. Hai trong các nội dung trong dự luật mà nhiều người “đá xoáy” là quy định về dữ liệu lưu trữ và đặt máy chủ. 

Nhiều tổ chức lại lên tiếng phản ứng vì lợi ích cục bộ, lợi ích kinh doanh của họ. Theo dự thảo Luật An ninh mạng, dữ liệu lưu trữ sẽ không bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp, cũng không yêu cầu hạn chế, lưu trữ tại Việt Nam toàn bộ dữ liệu, mà chỉ áp dụng trong trường hợp cần thiết, vì lý do quốc phòng, an ninh.

Việc lưu trữ dữ liệu không phải là điều kiện kinh doanh đối với các doanh nghiệp. Do chỉ lưu dữ liệu người dùng và các dữ liệu quan trọng của quốc gia Việt Nam, không phải là dữ liệu nền tảng - platform nên không ảnh hưởng và cản trở việc lưu thông của “dòng chảy dữ liệu”, không tạo rào cản đối với các doanh nghiệp tham gia nền kinh tế của Việt Nam.

Một số bài viết phê phán, dự luật sẽ “bóp” các nhà đầu tư tại Việt Nam, cản trở cơ hội đầu tư của họ tại Việt Nam. Thực chất, không một điều khoản nào quy định ngăn cản các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, tham gia vào hoạt động của nền kinh tế Việt Nam.

Việc quy định yêu cầu lưu trữ dữ liệu người dùng và các dữ liệu quan trọng khác tại Việt Nam cũng không ảnh hưởng hoặc cản trở các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Trái lại, việc quản lý tốt dữ liệu sẽ là cơ sở phục vụ tốt mọi hoạt động hợp tác, làm ăn chính đáng của các tổ chức và công dân…

Trong quá trình soạn thảo, Google, Facebook, Amazon đã đề nghị được làm việc với ban soạn thảo, tổ biên tập dự án luật.

Trong nội dung các cuộc gặp, chưa có một công ty nào khẳng định, việc yêu cầu lưu trữ dữ liệu là ngăn cấm các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư hoặc hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Facebook đã đồng ý phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam và bày tỏ có ý định đặt văn phòng đại diện nhưng chưa thực hiện được do gặp vướng mắc về thủ tục.

Google đã chia sẻ chính sách quản lý dữ liệu và xử lý thông tin vi phạm pháp luật. Còn Hiệp hội điện toán Đám mây châu Á (ACCA), mà nòng cốt là Amazon đã trao đổi tài liệu về chính sách quản lý dữ liệu người dùng theo cấp độ và dữ liệu quan trọng quốc gia của một số nước...

Rõ ràng, khi các công ty như Google, Facebook đã đồng ý phối hợp cơ quan chức năng Việt Nam, họ không phản ứng mà người ngoài không hiểu rõ sự tình lại mặc nhiên phán, nếu phải đặt máy chủ thì Google, Facebook “bỏ đi”. Rõ ràng đó là sự suy diễn vô căn cứ, lạc điệu so với thực tế đang diễn ra… 

Thực tế cho thấy, xuất phát từ lợi ích kinh doanh, không muốn chịu sự quản lý của pháp luật nước sở tại, không muốn đóng thuế và chịu các nghĩa vụ liên quan, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet nước ngoài đã có ý kiến về một số nội dung liên quan tới việc yêu cầu các doanh nghiệp này phải lưu trữ tại Việt Nam dữ liệu người dùng và dữ liệu quan trọng của Việt Nam nhằm tạo “hiệu ứng ngược” để đẩy mạnh truyền thông, thu hút dư luận và tác động chính sách đối với dự thảo Luật An ninh mạng.

Thậm chí họ còn cho rằng, việc hạn chế dòng chảy dữ liệu gây hậu quả đến phát triển kinh tế, có thể giảm 1,7% GDP và giảm 3,1% vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Thực chất đây là thông tin được tung ra bởi chính các doanh nghiệp đang có hoạt động kinh doanh nhưng không đóng thuế, không làm tăng GDP cho đất nước trong nhiều năm qua.

Mục đích của những công ty này là cản trở việc ban hành chính sách về an ninh mạng, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp này hoạt động không chịu sự ràng buộc của pháp luật, làm chậm nghĩa vụ đóng thuế.

Không chỉ riêng tại Việt Nam, để đối phó với hoạt động quản lý chặt chẽ của các quốc gia trên thế giới đối với mạng xã hội, dịch vụ công nghệ thời gian gần đây, một số công ty tại Mỹ đã lôi kéo, vận động một số công ty khác như ACCA (công ty đào tạo và cấp chứng chỉ kế toán toàn cầu), AIC (Liên minh Internet châu Á), UPS (công ty chuyển phát nhanh chuyên cung cấp các dịch vụ kho bãi và vận chuyển chuyên nghiệp toàn cầu về hàng hóa, tài chính, thông tin đến hơn 200 quốc gia) tổ chức hội thảo để chia sẻ quan điểm và thảo luận về chiến lược đối phó với các nước ASEAN, trọng tâm là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.

Các công ty này đã phối hợp với Đại sứ quán một số quốc gia tại Việt Nam như Mỹ, Canada, Australia, EU, Nhật Bản có công văn góp ý dự thảo luật gửi Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan.

Họ còn phối hợp với một số tổ chức như Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, Phòng Thương mại Mỹ (AmCham), Liên minh Internet châu Á, Liên minh phần mềm doanh nghiệp (BSA), Hiệp hội ngành công nghiệp công nghệ máy tính (CompTIA), Hiệp hội Điện toán đám mây châu Á (ACCA)..., phối hợp cùng một số tổ chức ở Việt Nam để thảo luận, tọa đàm về dự thảo luật.

Tại các cuộc hội thảo này, họ nêu ra những phân tích trái ngược với tình hình thực tế, bất lợi cho chính sách quản lý nhà nước thông qua những lý do dễ được dư luận đồng tình như “quan ngại về tính hiệu quả”, “các nhà lập pháp còn hạn chế về nhận thức an ninh mạng”, “chuyển lời của các doanh nghiệp”, qua đó đề xuất “lùi thời điểm thông qua dự thảo Luật An ninh mạng”.

Đa phần đều là những kết luận mang tính chủ quan cá nhân, không dựa vào các căn cứ cơ sở khoa học.

Những kết luận này mang rõ động cơ, lợi ích, ý đồ cá nhân, hoàn toàn không vì lợi ích quốc gia, cộng đồng của Việt Nam.

Nguyễn Thị Thành

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018

CHUYÊN GIA KINH TẾ !!!


Mụ chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan?

Thực là chuyên gia kinh tế mà cư dân mạng "yêu nát" tung hô?!

Nếu nhớ không nhầm thì khi đồng chí Nguyễn Tấn Dũng lên ghế Thủ tướng đã giải tán Tổ tư vấn, trong đó có Phạm Chi Lan mà nhỉ? Rồi sao đó mấy vụ ký tên này nọ, lúc nào cũng có mẹc của bả (chắc bả cay cú lắm!)

CHUYÊN GIA KINH TẾ !!!
Bà Phạm Chi Lan
Sau khi đồng chí Dũng hạ cánh an toàn; đồng chí Nguyễn Xuân Phúc lên, bả vẫn không được mời, mừ đúng ra thì bả làm sao ngồi cùng mâm nổi với bất kỳ ai trong Tổ tư vấn.

Suốt hơn 4 năm nay khi Bộ chính trị quyết tâm làm đặc khu kinh tế; đã tổ chức rất nhiều Hội nghị, Hội thảo cấp Quốc tế, mời rất  nhiều nước sang dự, tham khảo, góp ý, tất nhiên có cả phái đoàn Trung Quốc (bởi chúng nó có Thâm Quyến rất thành công).

Phạm Chi Lan im lặng một cách kỳ lạ???

Chuyên gia kinh tế đó sao? Chuyên gia mà chuyện lớn thế, ngon lành đến thế, bả không hề hay biết gì? Các tập đoàn, các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy năng lượng, các khu vui chơi giải trí ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, tạo nền móng cho ra đời Đặc khu (xây lâu đài cần xây móng trước), bả vẫn im lặng. Ngộ hen!!!

Thì đúng rồi, muốn hút bọn có tiền, có công nghệ, có nhân lực chất lượng cao vào thì phải có cơ sở hạ tầng ngon lành, nguồn năng lượng phục vụ sản xuất tại chỗ, vui chơi giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng. Bả vẫn im lặng; dù cho các hoạt động xây dựng diễn ra ầm ầm, hội nghị, hội thảo quy mô quốc tế diễn ra thường xuyên, giới có tiền ào ào tìm cách đầu cơ đất... Ngộ hen!!!

Giờ thì Phạm Chi Lan gào rú như một chuyên gia kinh tế??? Có phải chuyên gia không đấy? Chuyên gia mà không giúp được bất kỳ nhà đầu tư nào đặt gạch trước tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc; tầm nhìn kém vậy? Chuyên gia mà không được mời tham gia góp ý ở các Hội nghị, Hội thảo quốc tế về đặc khu; uy tín kém vậy? Suốt hơn 4 năm im lặng, suốt hơn 4 năm bị cho ra rìa, suốt hơn 4 năm chẳng gặm được miếng nào, giờ gào rú inh ỏi, ý gì đây? Muốn kiếm ăn, hay là muốn kích động, hay là muốn phá hoại?

Thôi dẹp mẹ cái danh chuyên gia kinh tế đi Phạm Chi Lan ạh!
Chuyên gia mà bản thân tự kiếm ăn không được, không giúp được các nhà đầu tư kiếm ăn, vậy mang danh chuyên gia để làm gì nhở???

Thái Mai

BẢN CHẤT THỰC SỰ CỦA CÁC TRANG MẠNG KHI HÔ HÀO CHỐNG TÀU.

 Các trang mạng khi hô hào chống Tàu nhưng thực chất là chống chính phủ và quấy nhiễu sự bình yên. Những ngày qua, cộng đồng mạng thường xuyên chia sẻ và nhắn tin nội dung xuống đường biểu tình vào ngày 16/6 và đồng loạt thay avanta.


BẢN CHẤT THỰC SỰ CỦA CÁC TRANG MẠNG KHI HÔ HÀO CHỐNG TÀU.

Trước khi đọc và chia sẻ nội dung như vậy, mọi người cần cảnh giác và chúng ta cần đi tìm nguồn cội của vấn đề. 

Người ta bảo rằng cho thuê đất 99 năm tức là giống nhà Thanh nhượng Hong Kong cho Anh. Dạ thưa vị nào đưa ra thông tin này, có lẽ ngài biết nhưng cố tình lấp liếm vì một mục đích nào đó. Điều ước năm 1898 nhượng Hong Kong cho Anh của nhà Thanh chỉ bao gồm mỗi khu Tân Giới, còn đảo Hong Kong, bán đảo Cửu Long người Anh đã chiếm của nhà Thanh từ sau 2 cuộc chiến tranh rồi ạ. Các điều ước cắt đất này không lạ gì với các nước phong kiến nửa thuộc địa và thuộc địa nửa phong kiến như Việt Nam và Trung Quốc. Sau điều ước này, coi như vùng đất ấy triều đình nhà Thanh không còn bất kỳ quyền hạn gì nữa, cũng giống như Nam Kỳ với nhà Nguyễn vậy. Còn cho thuê đất trong đặc khu có nghĩa là gì, là anh có đầu tư vào bao nhiêu tiền thì anh cũng phải hoạt động dưới sự quản lý của chính phủ Việt Nam, phải đóng thuế cho nhà nước Việt Nam và nói thẳng ra đất của anh tôi muốn lấy lại lúc nào cũng được vì mục đích quốc phòng an ninh. Tôi cho anh thuê là cho thuê quyền sử dụng đất, chứ tại Việt Nam thì không có quyền sở hữu đất, nên tôi không cho anh thuê quyền sở hữu đất. Chính quyền đặc khu có, bộ máy chấp pháp có, một nửa cái Vân Đồn là đất quân sự vậy thì giống với Hong Kong ở chỗ nào ạ.

Người ta lại bảo, cho thuê đất đến 99 năm, rồi dân Tàu vào ở, rồi lại trưng cầu dân ý trở thành một Crime của Việt Nam. Đến chỗ này thì đúng là lạy các thánh, không biết các thánh dựa vào cái gì để mà nói nữa. Lịch sử Crime gắn liền với nước Nga, là nơi mà hầu như danh tướng nào của nước Nga cũng từng in dấu chiến công, từ Suvurov cho đến Kutuzov. Đấy là vị trí chiến lược của Nga tại biển Đen, là nơi mà đế quốc Nga và đế quốc Ottoman đánh nhau suốt mấy trăm năm. Crime chỉ thuộc về Ukraina sau một quyết định hành chính của Liên Xô cũ khi mà cả Nga và Ukraina đều là thành viên của liên bang. Lấy cái Crime ra làm ví dụ thì còn một điều để nói nữa, đó là nếu như không có cái Maidan, không có sự chống Nga một cách cuồng nhiệt của anh Po kẹo thì liệu có sự vụ đó xảy ra hay không. Khi mà NATO tiến sát biên giới Nga, loại bỏ toàn bộ ảnh hưởng của Nga đối với Biển Đen, Nga không khống chế được biển Đen thì tên lửa trên các tàu nổi và tàu ngầm hoàn toàn có thể hủy diệt Moscow và bịt đường ra Địa Trung Hải của Nga, thì Nga buộc phải mần thôi. Lấy hai vùng đất này ra so sánh thì chúng ta thấy rõ là có sự sự khập khiễng không hề nhẹ ở đây.

Trở lại với cái cho Tàu thuê 99 năm? 

Chúng ta chưa có thấy chữ nào trong dự thảo Luật là cho Trung Quốc thuê đâu ạ. Chống Tàu thì chống, nhưng cũng cần chống có cơ sở chứ ạ. Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm tất cả các nước trên thế giới chứ ạ. Các bác cứ chống Tàu cuồng nhiệt đó là quyền của các bác, nhưng chống thì phải chống có hiểu biết một chút, chứ như các vị đang làm chủ yếu là mượn chống Tàu để chống chính phủ. Em để ý các bác chống nhiệt tình nhất vẫn là các bác chống chính phủ nhiệt tình, mỗi khi có một vấn đề tiêu cực nào đó là các bác quẩy hết sức luôn. Còn khi có gì tích cực thì các bác im ru bà rù, chả nói tiếng nào. Vâng các bác yêu nước, em biết, một tấc đất cha ông không được bỏ mất, em biết và hàng triệu người Việt Nam đã ngã xuống để bảo vệ nó. Các bác động não thử xem, những người chấp chính hiện nay liệu có dám cắt một ly đất nào không? Thân nhân của hàng triệu người đã nằm xuống đó, thì mọi người trong đó có em, có để yên hay không? Đừng dùng từ yêu nước để bao biện cho quan điểm của mình, các bác không đồng ý với chủ trương chính sách thì các bác cứ chống, đó là quyền của các bác, nhưng đừng hở ra chút là dùng từ yêu nước. Yêu nước nó là truyền thống từ hàng ngàn năm của dân tộc này và đi kèm với hàng ngàn năm đó luôn là cuộc chiến chống Tàu, em nói vậy có nghĩa là chống Tàu nó cũng có từ hàng ngàn năm và rất nhiều kinh nghiệm rồi đấy ạ. Chống Tàu thì chống, nhưng em nhắc lại là cần phải cân nhắc thiệt hơn để tìm ra biện pháp tốt nhất, chứ không phải cứ kêu gào lên như thế.

Còn đối với các văn sĩ facebook thích bàn về quân sự thì các văn sĩ có biết các vùng hải quân và vùng cảnh sát biển bố trí thế nào không ạ? Vị trí địa lý của cả ba đặc khu đúng là hết sức đắc địa, nhưng liệu có phải là người ta không chú ý gì đến an ninh quốc phòng không ạ. Vân Đồn nằm ngay sát vùng biển Cát Bà, Hải Phòng và ở Hải Phòng thì có gì ạ, ở Hải Phòng có Bộ Tư lệnh HQND Việt Nam, có Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân và còn có cả Bộ Tư lệnh Vùng 1 Cảnh Sát biển nữa ạ. Bắc Vân Phong nằm gần Cam Ranh và ở Cam Ranh có gì ạ, Cam Ranh có căn cứ hải quân lớn nhất của nước ta. Còn ở Phú Quốc có gì ạ, ở Phú Quốc có Bộ Tư Lệnh Vùng 5 Hải Quân đóng ngay gần mũi Ông Đội đấy ạ. Làm ăn kinh tế mà có quân đội và cảnh sát biển bảo vệ tận răng vậy thì có tốt không ạ? Và liệu các lực lượng này có để mất đất không ạ? Thử hỏi nếu không hiểu được các vị trí trọng yếu đó thì có quân đội bao quanh như thế không ạ. Bên đặc khu mà ọ ẹ gì thì 1 phút 30 giây là thiết quân luật ngay rồi, đây là em nói thế, chứ mình không nói với nhà đầu tư thế, ta chỉ lường trước mọi khả năng có thể xảy ra thôi ạ. Đùa gì thì đùa chứ đem an ninh quốc phòng và chủ quyền lãnh thổ ra đùa là không được đâu, các bác Quân ủy Trung ương với Bộ Quốc phòng tính hết cả rồi, xảy đi đâu được. Tàu bè các bác ấy sắm hà rầm, chẳng phải là chỉ để tham gia Lễ hội té nước 4 năm 1 lần trên biển Đông đâu (hỳ hết cái 99 năm chắc là đến cái Lễ hội đó đây).

Thế thì vấn đề đặt ra là tại sao lại có cả một trào lưu chống đối như thế? Liệu chăng có một ai đó muốn tạo nên làn sóng đó? Vậy tại sao và vì mục đích gì ai đó lại muốn có làn sóng đó? Những người không ưa gì cái thể chế này thì chống là đúng rồi, tại có làm gì thì họ cũng chống thôi. Vậy còn có ai nữa, liệu có phải một ai đó muốn chuyển hướng dư luận vào vấn đề này, để khỏa lấp những việc xảy ra gần đây. Truyền thông thật sự là nguy hiểm, nó là một con dao hai lưỡi, nếu bạn muốn chơi thì chắc chắn sẽ bị đứt tay. Cuộc chiến còn dài, không tỉnh táo là bạn sẽ mất trận địa và thua ngay trên sân nhà của mình.

Giải quyết kịp thời các vấn đề phức tạp nảy sinh, không để bị động, bất ngờ


Bộ trưởng Tô Lâm yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương nắm chắc tình hình, tập trung lực lượng triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, phương án bảo đảm ANTT trên từng tuyến, địa bàn trọng điểm, giải quyết kịp thời các vấn đề phức tạp nảy sinh, không để bị động, bất ngờ.

Ngày 8-6, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình, kết quả công tác tháng 5, triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 6-2018. Dự Hội nghị có các đồng chí trong Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an; đại diện lãnh đạo các Tổng cục, đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an.

Trong tháng 5, Công an các đơn vị, địa phương đã nghiêm túc triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an; huy động tối đa lực lượng, phương tiện; chủ động đấu tranh, ngăn chặn và vô hiệu hóa mọi âm mưu, hoạt động xâm nhập, chống phá của các thế lực thù địch, phản động; giải quyết hiệu quả các vấn đề nổi lên về an ninh xã hội; bảo đảm tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị - xã hội quan trọng của đất nước; các chuyến thăm chính thức nước ngoài của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Giải quyết kịp thời các vấn đề phức tạp nảy sinh, không để bị động, bất ngờ
Bộ trưởng Tô Lâm phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn TTATXH; Công an các đơn vị, địa phương đã tăng cường các biện pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật, phòng ngừa tội phạm; nâng cao chất lượng công tác tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo tội phạm. Đấu tranh, trấn áp tội phạm có tổ chức liên quan đến “tín dụng đen”; tội phạm xâm hại trẻ em; tội phạm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ gây án.

Đẩy nhanh tiến độ điều tra xử lý các vụ án nghiêm trọng, phức tạp. Trong tháng, đã điều tra, khám phá 3.090 vụ phạm pháp hình sự; bắt, xử lý 6.167 đối tượng; triệt phá 187 băng, nhóm tội phạm; bắt, xử lý 569 vụ, 3.034 đối tượng đánh bạc; bắt, vận động đầu thú 365 đối tượng truy nã; phát hiện 2.198 vụ, bắt 3.057 đối tượng, thu giữ 178,97 kg heroin; 120,16 kg và 59.529 viên ma túy tổng hợp…

Giải quyết kịp thời các vấn đề phức tạp nảy sinh, không để bị động, bất ngờ
Bộ trưởng Tô Lâm cùng các đại biểu dự Hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Bộ trưởng Tô Lâm biểu dương tinh thần nỗ lực, cố gắng khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ Công an các đơn vị, địa phương thời gian qua.

Trong thời gian tới, Bộ trưởng Tô Lâm yêu cầu, Công an các đơn vị, địa phương cần phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ; mệnh lệnh, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ. Chủ động nắm chắc tình hình, tập trung lực lượng triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, phương án bảo đảm ANTT trên từng tuyến, địa bàn trọng điểm; giải quyết kịp thời các vấn đề phức tạp nảy sinh, không để bị động, bất ngờ.

Tiếp tục tập trung đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động. Tổ chức tốt công tác phối hợp trong quản lý thông tin, tuyên truyền định hướng, đấu tranh, xử lý và phản bác các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, thù địch nhằm phá hoại chủ trương, chính sách phát triển đất nước của Đảng, Nhà nước.

Triển khai quyết liệt các giải pháp phòng ngừa tội phạm. Tăng cường các biện pháp đấu tranh, trấn áp, truy nã tội phạm; tập trung đấu tranh, trấn áp tội phạm có tổ chức, băng nhóm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ gây án; tội phạm ma túy, tội phạm kinh tế, tham nhũng, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tội phạm xâm hại trẻ em…

Giải quyết kịp thời các vấn đề phức tạp nảy sinh, không để bị động, bất ngờ
Cảnh sát cơ động luyện tập sẵn sàng chiến đấu
Tiếp tục tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an hoạt động hiệu lực, hiệu quả; chỉ đạo định hướng cơ bản sắp xếp, bố trí cán bộ khi kiện toàn tổ chức bộ máy Bộ Công an; xây dựng chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy theo mô hình tổ chức mới. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quản lý cán bộ chiến sĩ; kiểm tra, chấn chỉnh việc thực hiện quy chế, quy trình công tác và điều lệnh CAND.

Bộ trưởng Tô Lâm cũng nhấn mạnh việc phối hợp chặt chẽ với các Cơ quan Báo chí, truyền thông trong và ngoài lực lượng CAND; tổ chức tuyên truyền về công tác bảo đảm ANTT; cổ vũ, động viên kịp thời những gương người tốt, việc tốt tham gia giữ gìn ANTT và phòng, chống tội phạm.

Chủ động, kịp thời phát hiện, phản bác thông tin xuyên tạc, sai trái; góp phần định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong nhân dân và đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc. Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, tài chính phục vụ các mặt công tác Công an và phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; tổ chức sơ kết công tác Công an 6 tháng đầu năm 2018.

Việt Hưng/Báo CAND

CHÍNH THỨC: Đài THVN đạt thỏa thuận với FIFA về bản quyền truyền thông World Cup 2018


Đài THVN đã chính thức đạt thỏa thuận sở hữu bản quyền World Cup 2018 trên lãnh thổ Việt Nam, khép lại những ngày đàm phán căng thẳng với phía đối tác cung cấp bản quyền.

CHÍNH THỨC: Đài THVN đạt thỏa thuận với FIFA về bản quyền truyền thông World Cup 2018

Sau thời gian đàm phán, vào lúc 18h30 chiều ngày 08/6/2018, Đài Truyền hình Việt Nam và Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA đã đạt được thỏa thuận về việc Đài Truyền hình Việt Nam nắm giữ bản quyền truyền thông Giải vô địch bóng đá thế giới World Cup 2018 tại Việt Nam.

Hai bên đã đạt được Thỏa thuận bao gồm mọi quyền truyền thông về World Cup 2018 trong lãnh thổ Việt Nam cũng như việc chia sẻ bản quyền cho bên thứ ba.

Sau khi hợp đồng chính thức được FIFA chấp thuận, VTV sẽ thông báo cụ thể tới khán giả về các nội dung liên quan.

VTV

CÁI GIÁ CỦA SỰ KÍCH ĐỘNG


Trong khi các Đại biểu Quốc hội đang bàn thảo, xem xét, thông qua 8 dự án Luật tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV. Trong đó có Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Dự án Luật này gồm 6 chương, 85 Điều, đồng thời đã được xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4, sau đó tiếp tục được thảo luận, cho ý kiến tại phiên họp thứ 23 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội.

Hiện dự án Luật này đã được chỉnh lý trên cơ sở nguyên tắc phải bảo đảm có nhiều ưu đãi có tính vượt trội, cạnh tranh quốc tế; có thể khác với Luật hiện hành nhưng phải trong khuôn khổ Hiến pháp, đáp ứng yêu cầu về Quốc phòng và an ninh quốc gia, bảo đảm quyền và lợi ích của nhân dân.

Ấy thế nhưng, vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu hết hoặc chưa từng tiếp cận tới dự thảo Luật khi xin ý kiến nhân dân. Vẫn hàng ngày cào phím, chia sẻ những bài viết của các tổ chức phản động, kêu gọi mọi người xuống đường biểu tình vào ngày 10/6 và ngày 15/6 để phản đối dự án Luật.

Trên địa bàn Bình Long (Bình Phước) cũng không là một ngoại lệ, khi hiệu ứng đám đông đang che lấp đi sự hiểu biết, hoặc có biết cũng làm lơ để tiếp tay cho những kẻ phá hoại tình hình ANCT - TTATXH trên địa bàn khi chia sẻ các bài viết của các tổ chức phản động, livestream kêu gọi biểu tình phản đối dự án Luật.

CÁI GIÁ CỦA SỰ KÍCH ĐỘNG

Một trong những đối tượng đó có Nguyễn Thị Chúc, sinh năm 1982, cư trú tại tổ 1, KP Phú Sơn, phường An Lộc, thị xã Bình Long, có tài khoản Facebook “Nguyễn Thị Trúc” đã phát trực tiếp đọan video có nội dung “kêu gọi phụ nữ Việt Nam đả đảo trung quốc thuê đất vn đả đảo Trung quốc cút khỏi vn”.

Những việc làm đó chẳng biết có hiệu quả đến đâu, nhưng cái hại trước mắt thấy rõ đó là gây hoang mang trong dư luận, tạo sự bất ổn về an ninh trật tự và thiệt hại về kinh tế sẽ vô cùng lớn khi những kẻ quá khích tham gia vào việc phá hoại tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân, một minh chứng về những thiệt hại xảy ra vào năm 2014 vẫn còn đó.

CÁI GIÁ CỦA SỰ KÍCH ĐỘNG

Việc làm của Nguyễn Thị Chúc sẽ được cơ quan chức năng điều tra, xử lý. Nhưng cũng là lời cảnh báo cho những ai đang có tư tưởng đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc khi cố tình kích động mọi người biểu tình nhằm phá hoại tình hình ANCT-TTATXH trên địa bàn.
Đình Hiếu

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

Ai đang gây bất ổn???


Nóng sốt hot gần đây là gì??? Bắt cóc trẻ em, đánh ghen lột đồ, 99 năm... Còn gì nữa không, cũng chẳng biết được.

- Đánh ghen: sướng con c* thì bầm con mắt thôi, kệ họ đi ha )))

- Bắt cóc trẻ em: ông Nguyễn Thái Định (1979) đi xe ôtô, biển số 89A - 101.84 chở bà Nguyễn Thị Hằng (1979) ở Yên Mỹ, Hưng Yên đến tỉnh Bình Định hỏi mua lúa gạo thì “vô duyên, vô cớ” bị dân vây đánh hội đồng vì nghi bắt cóc trẻ em; bé Phương ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai “bỗng dưng” bỏ nhà đi, gia đình bé lo lắng cho rằng bé bị bắt cóc, bị dụ dỗ đi theo “hội thánh đức chúa trời” nên lộn ngược, lộn xuôi đi tìm, đăng thông tin, hình ảnh lên Facebook để kêu gọi mọi người chia sẻ tìm kiếm, đồng thời trách móc chính quyền, công an vô cảm… rồi “bỗng dưng” bé Phương trở về nhà một cách an toàn và ly kỳ…

Ai đang gây bất ổn???

Ai đang gây bất ổn???

Ai đang gây bất ổn???

Ai đang gây bất ổn???

Có thể nói, thông tin trẻ bị bắt cóc gây hoang mang dư luận và cũng tạo ra nhiều tin đồn nhất trên cộng đồng mạng thời gian qua, giữa một đại dương mênh mông, bao la tin đồn bắt cóc từ truyền miệng cho đến mạng xã hội thì chẳng biết đâu là thật, đâu là giả nhưng có một điều chắc chắn là thật: nó gieo rắc nỗi sợ hãi, bất an cho cha mẹ và khiến họ trở nên manh động, hoài nghi… và có những hành động thiếu kiềm chế, thiếu “chất xám”, thiếu suy nghĩ và nhất là hành hung người khác gây ra nhiều bất ổn về an ninh trật tự ở địa phương…

Nguyên nhân do đâu: đã từng có một số vụ bắt cóc thật gây rúng động dư luận đã tác động đến tâm lý nhiều bậc phụ huynh, tuy nhiên để tạo ra làn sóng “người người bắt cóc, nhà nhà bắt cóc” thì do nhiều báo lá cải chỉ chạy theo “xu hướng, trào lưu” hiện tại nhằm thu hút bạn đọc mà quên mất nhiệm vụ chính của mình là gì! Do có nhiều kẻ “ăn không ngồi rồi” bán hàng qua facebook muốn thu hút thêm nhiều lượt follow nên nghĩ ra mấy vụ bắt cóc vớ vẩn rồi đăng facebook cho vui…

Qua đó thấy gì: dân Việt Nam mình ngày càng nâng cao cảnh giác very good!

- Thuê đất 99 năm tại các đặc khu kinh tế: “người người phản đối, nhà nhà phản đối” vì cho rằng thuê 99 năm là bán nước cho Tàu cộng. Mà sao tao thấy cho thuê 50 năm với thuê 99 năm có gì khác nhau đâu ta. Nó thuê 50 năm, hết thì nó gia hạn 50 năm nữa = 100 năm có gì khác nhau đâu. Từ trước tới giờ chưa thấy nước nào hết hạn thuê đất mà không gia hạn (trừ khi có vi phạm pháp luật nước sở tại) rồi lấy luôn công ty của người ta. Nếu không gia hạn các công ty nước ngoài đồng loạt rút về nước, các quốc gia đồng loạt cắt đứt quan hệ ngoại giao rồi bao vây, cấm vận, phong tỏa các thứ… thử hỏi vậy thì chơi được với ai. Giả sử 2 nước đang có chiến tranh hoặc trục trặc ngoại giao thì 50 hay 99 đâu có nghĩa lý gì, tao lấy cho bằng hết he..he... Cho thuê 99 năm thực chất chỉ là một bước cải cách hành chính, tạo thêm nhiều lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nhiều hơn nữa vào các đặc khu, thể hiện chính sách mở cửa, đổi mới của Nhà nước ta với thế giới. Việc chỉ có vậy mà mấy bạn cứ “sồn sồn” cả lên, làm như mất nước đến nơi rồi.

Qua đó thấy gì: dân Việt Nam mình càng nâng cao cảnh giác…

* Hai vấn đề trên cho thấy, nhận thức của dân ta ngày càng nâng cao, họ hình dung được vấn đề: họ phản ứng, cảnh giác với việc bắt cóc chung quy lại cũng chỉ muốn bảo vệ con em mình, bảo vệ hàng xóm láng giềng, cũng chỉ muốn làm được một việc tốt, họ đau xót trước những vụ việc bắt cóc dã man nên không muốn tái diễn cảnh đó nữa; người dân phản đối 99 năm bởi vì họ bị ám thị bởi anh Trung Quốc, cơ bản ông anh này chẳng làm việc gì tốt cho ta cả, trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, cái gì xấu xa nhất cũng đều dính dáng đến anh ấy nhưng họ quên mất một điều thế giới này đâu phải chỉ có Trung Quốc, còn hàng trăm quốc gia khác cũng đã đầu tư vào nước ta đấy thôi. Vậy thì đứa nào ám thị rằng cho thuê đất 99 năm là bán nước cho Trung Quốc - đây là kẻ muốn làm bất an, làm loạn xã hội ta. Làm thế chúng có lợi ích gì ?? Chắc chắn là có, chúng là những kẻ cơ hội chính trị được các thế lực thù địch, phản động dựng lên, muốn gây bất ổn, muốn cản trở quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta, chúng chỉ muốn tìm cái cớ, tìm sơ hở của ta là nhảy vào “cắn” liền, bọn này đánh mùi rất nhanh hi..hi...

Tóm lại, dân ta phản ứng đối với bắt cóc trẻ em, phản đối 99 năm cơ bản là họ có ý tốt nhưng lòng tốt của họ đang bị lợi dụng bởi các đối tượng xấu, những đối tượng có âm mưu, ý đồ đen tối đang muốn gây bất ổn xã hội để thực hiện những mục đích xấu xa, đê hèn của chúng. Chúng là ai??? Chắc là không phải người tốt.

Lão Đại