KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

Nhận diện và đập tan những luận điệu xuyên tạc Luật An ninh mạng.


Luật An ninh mạng được thông qua và có hiệu lực, Việt Nam sẽ có hành lang pháp lý chuẩn mực để bảo vệ chủ quyền, độc lập, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trên không gian mạng.

Nhận diện và đập tan những luận điệu xuyên tạc Luật An ninh mạng.

Trong những ngày gần đây, trước, trong và sau khi Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng và việc công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật này, dư luận trong nước và ngoài nước đều hết sức quan tâm. Thế nhưng, núp dưới chiêu trò “tự do ngôn luận”, lợi dụng chủ trương của Đảng về “Coi trọng vai trò tư vấn, phản biện, giám định xã hội của các cơ quan nghiên cứu khoa học trong việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội”, những kẻ cơ hội và các thế lực thù địch ở trong nước, ở nước ngoài có những thủ đoạn xuyên tạc Luật An ninh mạng nhằm mục đích gây hỗn loạn thông tin, tạo ra sự ngờ vực và dư luận xấu trong xã hội; từ đó, xuyên tạc chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta về ban hành các luật. Vì vậy, nhận diện và đấu tranh với luận điệu xuyên tạc Luật An ninh mạng hiện nay là rất cấp bách.

Nhận diện luận điệu xuyên tạc Luật An ninh mạng hiện nay

Một là, những kẻ cơ hội và các thế lực thù địch ở trong nước, ở nước ngoài cho rằng, việc chúng ta ban hành Luật An ninh mạng là biện pháp tình thế của Đảng và Nhà nước ta nhằm đối phó những người bất đồng chính kiến. Không khó để nhận ra những luận điệu sai trái, lạc lõng đó của các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài và những kẻ cơ hội chính trị trong nước “như nấm độc sau cơn mưa” của đài BBC, RFA, VOA, RFI,… Điển hình VOA Tiếng Việt với hàng loạt bài đầy tính xuyên tạc như: “Xuất hiện phong trào Bất tuân Luật An ninh mạng” và trên internet, mạng xã hội, lại có một số thông tin cho rằng Luật An ninh mạng “xâm phạm quyền riêng tư”; “xâm phạm quyền tự do ngôn luận, quyền công dân”; “cướp đi quyền sử dụng internet của người dân” và hạn chế các quan hệ quốc tế, kiềm chế sự phát triển của Việt Nam? Những điều này có phải là sự thật hay không?

Sự thật không đúng như vậy! Phải khẳng định rằng, xây dựng, thực hiện Luật An ninh mạng là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình mới. Ngay trong Văn kiện Đại hội XII, Đảng ta chủ trương: “Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; sẵn sàng ứng phó với các mối đe doạ an ninh truyền thống và phi truyền thống; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng”, nhất là trong điều kiện “cộng đồng quốc tế phải đối phó ngày càng quyết liệt hơn với các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, đặc biệt là an ninh mạng và các hình thái chiến tranh kiểu mới”; trong khi đó, “an ninh, trật tự và an toàn xã hội trên một số địa bàn còn phức tạp. Bảo vệ bí mật quốc gia còn nhiều yếu kém. Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng còn nhiều bất cập”. Vì vậy, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật An ninh mạng để tiếp tục thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng hoàn thiện hệ thống pháp luật về an ninh mạng với tất cả vì mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân, vì sự phát triển ổn định Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế. Do đó, luận điệu sai trái trên chẳng những mơ hồ về mặt lý luận, mà còn phản động về mặt thực tiễn.

Hai là, họ cho rằng những nội dung Luật an ninh mạng là hết sức mơ hồ và không có quốc gia nào có luật này. Theo Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam: “An ninh là trạng thái ổn định, an toàn, không có dấu hiệu đe dọa sự tồn tại, phát triển bình thường của cá nhân, của tổ chức, của từng lĩnh vực hoặc của toàn xã hội… Duy trì an ninh toàn diện là điều kiện để phát triển toàn diện”. Tại Điều 2, khoản 1 của Luật An ninh mạng khẳng định: “An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Như vậy, về mặt thuật ngữ - an ninh mạng - về nội hàm của nó đã chỉ ra tính tất yếu phải ban hành và thực hiện luật này.

Việc họ cho rằng “không có quốc gia nào có luật này”! Đây lại là một sự bịa đặt nữa dựa trên sự đánh tráo khái niệm. Đến nay, 138 quốc gia đã có luật An ninh mạng bao gồm cả luật chuyên đề và các quy định pháp quy nằm rải rác ở các luật khác và không ít các luật đó còn gắt gao hơn nhiều so với Việt Nam. Ngày 07/12/2015, các nghị sĩ và các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đạt thỏa thuận về Luật An ninh mạng đầu tiên áp dụng cho toàn khối: “Theo luật trên, các nhà cung cấp dịch vụ trên mạng như: Google và Amazon sẽ phải báo cáo mọi vi phạm có tính chất nghiêm trọng cho các cơ quan chức năng quốc gia nếu không sẽ bị phạt". Luật mới mang tên “Chỉ dẫn an ninh mạng và thông tin”, đặt ra những quy định nghiêm ngặt về an ninh và trình báo bắt buộc đối với các công ty hoạt động trong những lĩnh vực trọng yếu, như: Giao thông, năng lượng, y tế và tài chính. Các công ty hoạt động trên mạng như: Google, Amazon, eBay và Cisco sẽ phải trình báo những vi phạm nghiêm trọng với cơ quan chức năng quốc gia nếu không sẽ phải chịu những biện pháp xử phạt từ các cơ quan này”.

Tại Đức, Bộ Tư pháp rất xem trọng việc an ninh mạng. Họ ra chỉ thị rõ ràng cho Facebook nếu quản lý không tốt để người dân kích động bạo lực, chửi bới trên mạng, xuyên tạc sẽ bị phạt thẳng tay từ những người quản lý Facebook đến những người phát biểu phát biểu. Đạo luật Netzwerkdurchsetzungsgesetz (NetzDG) được thông qua giữa năm ngoái nhưng chính thức có hiệu lực vào 01/01/2018 vừa qua sau 2 tháng gia hạn để các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội phát triển các công cụ ngăn chặn phát ngôn kích động thù hận.

Hay tại Hàn Quốc, việc dùng mạng xã hội để tung ra những lời xúc phạm một “thần tượng” nào đó thì bạn sẽ sớm nhận được đơn kiện từ công ty chủ quản của nhân vật nổi tiếng ấy. Như vậy, luận điểm cho rằng, “những nội dung Luật An ninh mạng là hết sức mơ hồ và không có quốc gia nào có luật này” là sự bịa đặt, hoàn toàn trái với những gì trên thực tế.

Ba là, họ cho rằng các công ty mạng của nước ngoài sẽ không cung cấp thông tin người dùng theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam - chơi “luật riêng”. Đây cũng là điều bịa đặt bởi hàng năm, Facebook đều có báo cáo về cơ sở dữ liệu cho các chính quyền các nước là thị trường của họ. Tổng cộng có tấtg cả 103 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Và sau khi Luật An ninh mạng được Quốc hội chính thức thông qua, đại diện Facebook tại Việt Nam cho biết, hoạt động của Facebook không hề bị ảnh hưởng tại Việt Nam. Hơn thế nữa, Facebook đang hoàn tất các thủ tục pháp lý để chuẩn bị thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam; giúp Facebook hoạt động tốt hơn, cũng như phối hợp tốt hơn với Chính phủ Việt Nam trong tương lai. Và cho đến nay, các nhà mạng Google, Facebook và một số nhà mạng khác vẫn hoạt động bình thường tại Việt Nam cũng như không có ý định rút khỏi thị trường đầy tiềm năng như Việt Nam. Như vậy, luận điệu trên hoàn toàn không có cơ sở.

Nâng cao tinh thần cảnh giác, đập tan tư tưởng phản động kích động, gây rối 

Trước hết chúng ta cần tiếp tục giải thích, tuyên truyền làm rõ những nội dung trong Luật an ninh mạng để các tầng lớp nhân dân hiểu, nắm được và mỗi người dân nâng cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch. Kiên quyết đập tan những luận điệu hòng kích động, gây rối của một số phần tử cực đoan, lợi dụng dân chủ để chống phá những chủ trương, chính sách tốt đẹp của Đảng, nhà nước ta, trong đó có Luật an ninh mạng. Đồng thời, nâng cao nhận thức, chủ động thực hiện tích cực một số nội dung, nhiệm vụ cụ thể sau:

Thứ nhất, trong những người ít hiểu biết về luật pháp Việt Nam và công pháp quốc tế, đặc biệt là những Hiệp định tự do thương mại (AFTA) mà Việt Nam đã ký kết với các nước trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới (WTO) hoặc Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership - CPTPP). Tuy nhiên, cho đến nay, thế giới chưa hề có một khái niệm nào coi không gian mạng là hàng hóa mà chỉ có các đơn vị thông tin được truyền - nhận trên không gian mạng là hàng hóa được tính bằng Byte, Megabyte, Gigabyte, Tetabyte.v.v... Luật An ninh mạng Việt Nam cũng không có điều nào quy định đánh thuế xuất nhập khẩu các đơn vị thông tin mà chỉ có quy định về việc bảo vệ bản quyền đối với nội dung thông tin. Và quy định này phù hợp với các quy định của WTO, CPTPP về sử hữu trí tuệ.

Thứ hai, là những người đang sử dụng không gian mạng mặc dù không có hành vi xâm phạm đối với an ninh mạng hoặc không có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội nhưng vẫn lo ngại mình bị lộ thông tin cá nhân, lo ngại các nhà mạng sẽ rút khỏi thị trường Việt Nam. Để giải đáp những lo ngại này, họ đã không tìm đến văn bản chính thức của Luật An ninh mạng vừa được Quốc hội thông qua mà lại tiếp nhận những thông tin sai lệch, những thông tin bị bóp méo, bị xuyên tạc, thậm chí là bịa đặt được phát ra từ bộ máy truyền thông của những thế lực thù địch với Việt Nam. Từ đó, họ đã có những phản ứng không phù hợp.

Thứ ba, là các thế lực thù địch với Việt Nam đã quyết liệt chống phá việc thông qua Luật An ninh mạng và hiện đang chống phá rất quyết liệt việc đưa Luật An ninh mạng vào cuộc sống. Bởi với những quy định của Luật An ninh mạng thì từ nay, những thế lực thù địch chống phá Nhà nước Việt Nam, đi ngược lại lợi ích của dân tộc Việt Nam đã không còn được tự tung tự tác trên không gian mạng, không còn cái gọi là “sự tự do trên mạng” để lan truyền những thông tin chống phá Nhà nước Việt Nam, gây phương hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội của Việt Nam. Đó mới là nguyên nhân đích thực của những hành động điên cuồng chống lại Luật An ninh mạng của Việt Nam.

Sự điên cuồng này được thể hiện rõ ngay từ khi kỳ họp thứ 5 Quốc hội Việt Nam khóa XIV bắt đầu thảo luận và dự định thông qua Luật An ninh mạng. Âm mưu của các thế lực này là lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người dân để lừa bịp và dựa vào những thế lực chống Việt Nam ở nước ngoài để tuyên truyền bịa đặt, xuyên tạc về Luật An ninh mạng. Mục đích cuối cùng của chúng là “xóa bỏ vũ khí luật pháp” của Việt Nam để có thể ngang nhiên xâm phạm chủ quyền độc lập, an ninh quốc gia và trật tự xã hội của Việt Nam trên không gian mạng, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam...

Trong chiến dịch chống phá này, các thế lực thù địch không chỉ thông qua những tên tay sai ở trong nước kích động người dân tụ tập đông người trái phép, đập phá tài sản của Nhà nước mà còn hỗ trợ về tinh thần cho những hành vị vi phạm pháp luật nghiêm trọng đó bằng các nội dung thông tin sai trái, xuyên tạc, bịa đặt vu khống... Thực tế cho thấy nhiều tin, bài xuyên tạc, bịa đặt về Luật An ninh mạng của Việt Nam được đăng tải với tần suất dày đặc hàng chục bài mỗi ngày trên các trang BBC tiếng Việt, VOA tiếng Việt, RFA tiếng Việt, v.v... cũng như các trang mạng của tổ chức khủng bố Việt Tân, của cái gọi là Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời tại Mỹ do Đào Minh Quân cầm đầu. Một thực tế là tiếp theo việc chính quyền Việt Nam tuyên bố hai tổ chức Việt TânChính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời là hai tổ chức khủng bố thì một số trang mạng của các nhóm phản động đã bị chính chủ mạng gỡ bỏ. Mới đây nhất, chưa cần đến các cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam phải can thiệp mà chỉ cần những facebooker Việt Nam yêu nước báo cáo nhà mạng Facebook về hành vi lan truyền thông tin kích động bạo lực đăng tải trên các trang Facebook “Việt Tân”“Nhật ký yêu nước”, chủ nhà mạng xã hội Facebook đã tạm thời xóa sổ hai trang này...

Thứ tư, bên cạnh các đối tượng chống phá Việt Nam về chính trị gây phương hại cho an ninh quốc gia của Việt Nam thì những đối tượng có những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền, buôn bán người, buôn bán ma túy, buôn bán hàng cấm... và có các hành vi vi phạm pháp luật khác trên mạng cũng không còn có thể tự tung tự tác gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Những đối tượng lo ngại vô lý về Luật An ninh mạng thì có thể dùng các biện pháp thuyết phục, giáo dục, giải thích để cho họ hiểu đúng. Còn đối với những kẻ quyết liệt chống lại Luật An ninh mạng thì có thể coi đó là các hành vi chống lại việc khẳng định của quyền, độc lập, an ninh quốc gia và trật tự xã hội của Việt Nam trên không gian mạng và đó là những hành vi phản quốc. Với việc Luật An ninh mạng được thông qua và có hiệu lực sau nửa năm nữa, chắc chắn Việt Nam sẽ có hành lang pháp lý chuẩn mực để bảo vệ chủ quyền, độc lập, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trên không gian mạng./.

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2018

Khởi tố vụ án Mobifone mua AVG, bắt giam ông Lê Nam Trà và Phạm Đình Trọng


Ngày 10/7, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự số 26/C46-P13 về tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Điều 220, Bộ luật Hình sự 2015, xảy ra tại Tổng Công ty Viễn thông Mobifone - Bộ Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan.

Khởi tố vụ án Mobifone mua AVG, bắt giam ông Lê Nam Trà và Phạm Đình Trọng
Cơ quan điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với ông Lê Nam Trà, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone.
Cùng với đó, Cơ quan điều tra Bộ Công an cũng ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với ông Lê Nam Trà, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone và Phạm Đình Trọng, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý Doanh nghiệp Bộ Thông tin và Truyền thông, về tội "Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Khoản 3, Điều 220, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Các quyết định và lệnh trên đã được Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn. 

Hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đang tập trung lực lượng làm rõ hành vi phạm tội của 2 bị can và mở rộng điều tra vụ án.

Phim “Quỳnh búp bê” ngừng phát sóng


Bộ phim “Quỳnh búp bê” đang khiến nhiều khán giả hoang mang khi xuất hiện thông tin phim sẽ ngừng phát sóng.

Vào ngày 10/7, trả lời câu hỏi thực hư về việc phim “Quỳnh búp bê” dừng chiếu hẳn, dừng chiếu để biên tập lại hay dừng để chuyển khung giờ cho phù hợp… ông Nguyễn Hà Nam - Trưởng Ban thư ký của Đài Truyền hình Việt Nam cho biết thông tin chính thức sẽ được Đài đưa ra sớm nhất có thể.


Phía đại diện truyền thông của Trung tâm Sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC) cho biết, thông tin ngừng phát sóng là có thật. Tuy nhiên, họ không thể phát ngôn gì về thời điểm này.



Phim “Quỳnh búp bê” ngừng phát sóng

Trước đó, sau rất nhiều ý kiến trái chiều về cảnh nóng và cảnh bạo lực trong phim không phù hợp với nhãn quan của khán giả nhí, bắt đầu từ tập 5 của phim, phim đã phát dòng chữ: “Trong phim có một số nội dung, hình ảnh không phù hợp với khán giả dưới 18 tuổi, khuyến cáo nên có sự giám sát của phụ huynh khi xem”. Việc dán nhãn 18+ của “Quỳnh búp bê” được nhiều người ủng hộ và đây cũng là bộ phim truyền hình đầu tiên được phát trên VTV gắn mác 18+.

Phía VFC cũng cho biết, thời điểm bộ phim này mới phát sóng trùng với thời điểm World Cup 2018 diễn ra. Tuy nhiên, rating của bộ phim rất đáng ngạc nhiên. Theo số liệu thống kê từ VIETNAM - TAM (Hệ thống đo lường định lượng khán giả truyền hình), rating của phim "Quỳnh búp bê" tương đối cao so với các bộ phim khác cùng phát sóng trong khung giờ vàng trên kênh VTV1 và kênh VTV3.

So với các bộ phim cũng được phát sóng trong khung giờ vàng trên kênh VTV1 và VTV3 là “Mỹ nhân Sài Thành” (VTV1), “Cả một đời ân oán 2” (VTV3) và “Ngày ấy mình đã yêu” (VTV3), “Quỳnh búp bê” có rating chỉ đứng sau “Cả một đời ân oán 2”. Tập đầu tiên của "Quỳnh búp bê" phát 15/6, rating đạt 5,94; rating tập 4 của phim lên tới 8,58, tập 5 đạt rating cao ngất ngưởng với 9,29. Tuy nhiên, tập 6 phát sóng ngày 7/6, phim rớt rating thảm hại, chỉ còn 4,60.

“Quỳnh búp bê” là bộ phim khai thác về đề tài gái mại dâm, buôn bán phụ nữ đang được quan tâm nhất hiện nay. Ngay từ khi vừa phát sóng tập 1, bộ phim đã dấy lên một làn sóng tranh cãi trên cộng đồng mạng vì nội dung và những cảnh quay được cho là khá nhiều cảnh bạo lực và nhạy cảm.

Phim “Quỳnh búp bê” ngừng phát sóng
Ngoài các cảnh bạo lực và "cảnh nóng", bộ phim còn gây tranh cãi về trang phục
của nhân vật trong phim.
Việc chiếu ở khung giờ vàng 20 giờ 45, trên kênh VTV1 là kênh thời sự, chính luận đã nhận về sự phản ứng khá gay gắt của khán giả. Không chỉ vậy, mới đây, cộng đồng mạng còn phát sinh những bài viết yêu cầu ngưng phát sóng bộ phim với lý do trang phục của nhân vật bảo kê gái mại dâm giống với quân phục gây hiểu lầm.

Trong buổi giới thiệu ra mắt phim này, đạo diễn Đỗ Thanh Hải - Giám đốc VFC cũng từng chia sẻ, ê-kíp sản xuất đã đứng trước thách thức làm sao có thể chuyển tải những câu chuyện từ thực tế một cách chân thực nhất vào kịch bản và lên phim. Đề tài buôn bán phụ nữ đã được báo chí, truyền hình khai thác khá nhiều nhưng đây là lần đầu tiên nhiều góc khuất của vấn nạn này được tái hiện đầy gai góc qua góc nhìn của những người làm phim truyền hình.

“Phải có một đạo diễn “rất liều” như Mai Hồng Phong và một dàn diễn viên diễn “rất điên” để chấp nhận nhiều cảnh quay bạo lực hay đầy nhạy cảm như vậy” - đạo diễn Đỗ Thanh Hải nói.

Cũng trong buổi họp báo ấy, trả lời về việc có quá nhiều cảnh gai góc như vậy có phù hợp để phát sóng trên truyền hình hay không khi mà khán giả rất nhiều lứa tuổi khác nhau, các thành viên trong đoàn đã lên tiếng rằng những thước phim trên chỉ lột tả một cách chân thật hơn những gì xảy ra trong thực tế nhằm mục đích giáo dục và khơi gợi lòng bao dung, đồng cảm của người xem… Tuy nhiên, khi phim phát sóng nhiều khán giả quá bất ngờ bởi hình ảnh cũng như lời thoại trên phim.

Hiện, dù VTV chưa có thông báo chính thức nhưng trên lịch phát sóng vào buổi chiếu tiếp theo trong khung giờ phim vàng đã xuất hiện một tên phim khác là “Hạnh phúc không có ở cuối con đường”.

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2018

KHI "KHỦNG BỐ"............. HỐI HẬN!

Vũ Hoàng Nam (22 tuổi) sống cùng gia đình tại quận Tân Bình. Năm 2017, đang là sinh viên ngành Công nghệ Thông tin, anh ta bỏ học sau thời gian liên hệ với Ngô Hùng - xưng là Tổng tư lệnh của nhóm phản động Triều đại Việt Nguyễn, hiện ở Mỹ.

Nghe ông này nói người của tổ chức được phong chức vụ, cung cấp tiền, Nam nhiều lần xin gia nhập nhưng bị từ chối vì chưa có "thành tích" chống phá Nhà nước. Theo điều tra, ngày 10/6, nhiều người lấy cớ phản đối Luật Đặc khu đã tụ tập gây rối, Nam cũng tham gia. Anh ta tích cực kích động người dân để "ghi điểm" với Ngô Hùng. Được ông này chỉ đạo liên hệ với Nguyễn Khanh (54 tuổi, ngụ Đồng Nai) nhận nhiệm vụ khủng bố nhằm gây tiếng vang, Nam quyết tâm thực hiện.

Ngày 19/6, Nam đến gặp Khanh tại quán cà phê ở TP Biên Hòa (Đồng Nai) để bàn kế hoạch. Tại đây còn có Dương Bá Giang (47 tuổi) cùng một thanh niên khác. Được Khanh đưa cho 2 quả nổ, yêu cầu tấn công bất cứ trụ sở Công an nào ở TP HCM, Nam chọn Công an phường 12 quận Tân Bình trên tuyến đường Cách Mạng Tháng 8 vì nơi đây luôn đông đúc, cơ hội trốn thoát cao. Đầu giờ chiều ngày 20/6, Nam được gã thanh niên (đi cùng Khanh đến quán cà phê) chở đi thực hiện kế hoạch. Cả hai mặc quần jeans, áo khoác, đi giày thể thao, đeo khẩu trang. Nam ngồi phía sau đeo balô chứa 2 quả nổ. Vào Công an phường 12 quận Tân Bình, Nam giả vờ là người dân đến liên hệ công việc, xin đi vệ sinh rồi lén cài một quả mìn tại khu vực tiếp dân, quả còn lại ở khu vực để xe rồi kích nổ bằng điều khiển từ xa. Hắn nhanh chóng nhảy lên xe đồng phạm, tẩu thoát về Đồng Nai gặp Khanh. 
Các đối tượng thực hiện hành vi khủng bố

Lo lắng bị phát hiện, một tuần sau Nam liên hệ với Ngô Hùng, được ông ta hướng dẫn bỏ trốn nhưng bị bắt ngay sau đó. Làm việc với cơ quan điều tra, Nam tỏ ra hối hận. Nam cho biết là con út trong gia đình có 4 anh chị em nên được mọi người cưng chiều. Do thiếu hiểu biết, bị Ngô Hùng lôi kéo nên mới phạm tội. Chủ mưu khủng bố khai 'vì cần tiền' Nguyễn Khanh có 5 người con, trong đó Nguyễn Tấn Thành (28 tuổi) là út. Ông ta từng liên quan đến vụ án lừa đảo mua bán thiên thạch ở Đồng Nai, cuộc sống gia đình rất thiếu thốn. Năm 2013, khi Nhà nước lấy ý kiến người dân về một dự thảo luật, ông ta bày tỏ thái độ chống đối, kết nối với Ngô Hùng qua mạng xã hội và được phong cho chức Tỉnh trưởng khu tự trị Đồng Nai. Hùng còn hứa sẽ gửi tiền cho ông ta lôi kéo người vào tổ chức và thực hiện các hành vi khủng bố nhằm gây tiếng vang cho lực lượng. Để thực hiện kế hoạch lần này, Khanh được Ngô Hùng gửi tổng cộng gần 150 triệu đồng. Ông ta mua 10 kg thuốc nổ TNT của nhóm người ở huyện Đăk Mil (Đăk Nông) với giá 1,7 triệu đồng mỗi kg, sau đó giao cho con trai và người cháu là Dương Bá Giang (thợ máy tự do) chế tạo chất nổ. 

Ngoài 2 quả nổ đưa cho Nam, Khanh còn giao một quả khác cho Nguyễn Xuân Phương (tức Hậu, 30 tuổi) để đặt tại trụ sở Công an phường Tam Hiệp, TP Biên Hòa, Đồng Nai. Tuy nhiên, do sợ Khanh sẽ thủ tiêu mình sau khi thực hiện vụ này, Phương đã không làm theo. Bị bắt cùng đồng phạm và 38 kíp nổ, 8 quả nổ tự chế, 10 kg thuốc nổ TNT... Khanh thừa nhận toàn bộ hành vi, nói rằng vì hoàn cảnh khó khăn nên đã làm theo lời Ngô Hùng, nhưng không lôi kéo Thành vào cuộc. "Tôi cần tiền nên mới tham gia chứ biết ông ta hứa phong chức tước chỉ là hão huyền", Khanh nói và cho biết phần lớn tiền nhận được đã tiêu xài cá nhân. 

Phát biểu của Thiếu tướng Phan Anh Minh (Phó giám đốc Công an TP HCM): "Chúng chọn nơi tiếp dân để gây nổ là hành vi hết sức bạc nghĩa". Dùng chữ "bạc nghĩa" là còn quá nhẹ! Đây là hành vi mất nhân tính, mất đạo đức con người. Chưa kể đối tượng đứng sau là Đào Minh Quân và Lisa Phạm cũng là 2 kẻ chủ mưu vụ đốt bãi giữ xe vi phạm của CATP Biên Hoà và đặt bom gây nổ ở sân bay Tân Sơn Nhất tháng 4/2017. 

Rõ ràng đây là hành vi khủng bố ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, vậy mà có những đứa lều báo não ngắn còn bênh vực viết kiểu đau xót ??? P/s: Đứa nào cũng chửi Đảng, Nhà nước cho cố vô, phạm tội xong thì đem lý do thiếu hiểu biết để xin hưởng chính sách khoan hồng... là sao ta ? 

KHI "KHỦNG BỐ"............. HỐI HẬN!

Vũ Hoàng Nam (22 tuổi) sống cùng gia đình tại quận Tân Bình. Năm 2017, đang là sinh viên ngành Công nghệ Thông tin, anh ta bỏ học sau thời gian liên hệ với Ngô Hùng - xưng là Tổng tư lệnh của nhóm phản động Triều đại Việt Nguyễn, hiện ở Mỹ.

Nghe ông này nói người của tổ chức được phong chức vụ, cung cấp tiền, Nam nhiều lần xin gia nhập nhưng bị từ chối vì chưa có "thành tích" chống phá Nhà nước. Theo điều tra, ngày 10/6, nhiều người lấy cớ phản đối Luật Đặc khu đã tụ tập gây rối, Nam cũng tham gia. Anh ta tích cực kích động người dân để "ghi điểm" với Ngô Hùng. Được ông này chỉ đạo liên hệ với Nguyễn Khanh (54 tuổi, ngụ Đồng Nai) nhận nhiệm vụ khủng bố nhằm gây tiếng vang, Nam quyết tâm thực hiện.

Ngày 19/6, Nam đến gặp Khanh tại quán cà phê ở TP Biên Hòa (Đồng Nai) để bàn kế hoạch. Tại đây còn có Dương Bá Giang (47 tuổi) cùng một thanh niên khác. Được Khanh đưa cho 2 quả nổ, yêu cầu tấn công bất cứ trụ sở Công an nào ở TP HCM, Nam chọn Công an phường 12 quận Tân Bình trên tuyến đường Cách Mạng Tháng 8 vì nơi đây luôn đông đúc, cơ hội trốn thoát cao. Đầu giờ chiều ngày 20/6, Nam được gã thanh niên (đi cùng Khanh đến quán cà phê) chở đi thực hiện kế hoạch. Cả hai mặc quần jeans, áo khoác, đi giày thể thao, đeo khẩu trang. Nam ngồi phía sau đeo balô chứa 2 quả nổ. Vào Công an phường 12 quận Tân Bình, Nam giả vờ là người dân đến liên hệ công việc, xin đi vệ sinh rồi lén cài một quả mìn tại khu vực tiếp dân, quả còn lại ở khu vực để xe rồi kích nổ bằng điều khiển từ xa. Hắn nhanh chóng nhảy lên xe đồng phạm, tẩu thoát về Đồng Nai gặp Khanh. 
Các đối tượng thực hiện hành vi khủng bố

Lo lắng bị phát hiện, một tuần sau Nam liên hệ với Ngô Hùng, được ông ta hướng dẫn bỏ trốn nhưng bị bắt ngay sau đó. Làm việc với cơ quan điều tra, Nam tỏ ra hối hận. Nam cho biết là con út trong gia đình có 4 anh chị em nên được mọi người cưng chiều. Do thiếu hiểu biết, bị Ngô Hùng lôi kéo nên mới phạm tội. Chủ mưu khủng bố khai 'vì cần tiền' Nguyễn Khanh có 5 người con, trong đó Nguyễn Tấn Thành (28 tuổi) là út. Ông ta từng liên quan đến vụ án lừa đảo mua bán thiên thạch ở Đồng Nai, cuộc sống gia đình rất thiếu thốn. Năm 2013, khi Nhà nước lấy ý kiến người dân về một dự thảo luật, ông ta bày tỏ thái độ chống đối, kết nối với Ngô Hùng qua mạng xã hội và được phong cho chức Tỉnh trưởng khu tự trị Đồng Nai. Hùng còn hứa sẽ gửi tiền cho ông ta lôi kéo người vào tổ chức và thực hiện các hành vi khủng bố nhằm gây tiếng vang cho lực lượng. Để thực hiện kế hoạch lần này, Khanh được Ngô Hùng gửi tổng cộng gần 150 triệu đồng. Ông ta mua 10 kg thuốc nổ TNT của nhóm người ở huyện Đăk Mil (Đăk Nông) với giá 1,7 triệu đồng mỗi kg, sau đó giao cho con trai và người cháu là Dương Bá Giang (thợ máy tự do) chế tạo chất nổ. 

Ngoài 2 quả nổ đưa cho Nam, Khanh còn giao một quả khác cho Nguyễn Xuân Phương (tức Hậu, 30 tuổi) để đặt tại trụ sở Công an phường Tam Hiệp, TP Biên Hòa, Đồng Nai. Tuy nhiên, do sợ Khanh sẽ thủ tiêu mình sau khi thực hiện vụ này, Phương đã không làm theo. Bị bắt cùng đồng phạm và 38 kíp nổ, 8 quả nổ tự chế, 10 kg thuốc nổ TNT... Khanh thừa nhận toàn bộ hành vi, nói rằng vì hoàn cảnh khó khăn nên đã làm theo lời Ngô Hùng, nhưng không lôi kéo Thành vào cuộc. "Tôi cần tiền nên mới tham gia chứ biết ông ta hứa phong chức tước chỉ là hão huyền", Khanh nói và cho biết phần lớn tiền nhận được đã tiêu xài cá nhân. 

Phát biểu của Thiếu tướng Phan Anh Minh (Phó giám đốc Công an TP HCM): "Chúng chọn nơi tiếp dân để gây nổ là hành vi hết sức bạc nghĩa". Dùng chữ "bạc nghĩa" là còn quá nhẹ! Đây là hành vi mất nhân tính, mất đạo đức con người. Chưa kể đối tượng đứng sau là Đào Minh Quân và Lisa Phạm cũng là 2 kẻ chủ mưu vụ đốt bãi giữ xe vi phạm của CATP Biên Hoà và đặt bom gây nổ ở sân bay Tân Sơn Nhất tháng 4/2017. 

Rõ ràng đây là hành vi khủng bố ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, vậy mà có những đứa lều báo não ngắn còn bênh vực viết kiểu đau xót ??? P/s: Đứa nào cũng chửi Đảng, Nhà nước cho cố vô, phạm tội xong thì đem lý do thiếu hiểu biết để xin hưởng chính sách khoan hồng... là sao ta ? 

Cơ quan kiểm tra, giám sát đã chủ động phát hiện sai phạm chưa?


Tại sao cả một tập thể, cả một tầng nấc, hệ thống thanh tra, kiểm tra dày đặc từ trên xuống dưới, từ dọc sang ngang vẫn không phát hiện được sai phạm?

Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại kỳ họp thứ 27 thêm một lần nữa khiến người dân vững tin vào công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng ta. Nhưng qua đây cũng cho thấy, còn những băn khoăn, lo lắng nhất định trong một bộ phận đảng viên và người dân, rằng vì sao chỉ đến khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc, những góc khuất, những “dây nhợ” bám rễ, làm mục ruỗng cơ quan đơn vị, làm tha hóa cán bộ, bòn rút công sản lâu nay, mới được lộ sáng?

Cơ quan kiểm tra, giám sát đã chủ động phát hiện sai phạm chưa?
Kỳ họp thứ 27 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Sau những ồn ào, lo ngại, thậm chí có những lời gièm pha “chống tham nhũng đánh vào không trung”; tham nhũng vẫn duy trì ở mức “ổn định”. Thì nay, mỗi người dân và cả dư luận quốc tế luôn ngóng trông, đợi chờ vào mỗi kỳ họp cùng kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Không trông ngóng, đợi chờ sao được khi mỗi kỳ họp, mỗi kết luận được Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban ra đều chỉ đích danh từng tổ chức, cá nhân, người đứng đầu có sai phạm và bị kỷ luật, bất kể là ai, về hưu hay đương chức, chức to hay chức nhỏ, diện Trung ương, Bộ, ngành quản lý hay cấp địa phương quản lý.

Những kết luận của kỳ họp lần thứ 27 vừa qua, thêm một lần nữa chứng minh một điều rằng, không có vùng cấm, không có khoảng tối, càng không có khái niệm “lĩnh vực nhạy cảm” trong phòng chống tham nhũng. Mọi sai phạm từ lâu hay vừa xảy ra, bất kể cấp nào, ngành nghề lĩnh vực nào, khi “thượng phương bảo kiếm” soi tới, mọi việc đều sẽ tỏ tường. Ngay cả những lĩnh vực được coi là nhạy cảm như “công an, quân đội”, “đội mũ” bí mật quốc gia, luôn tưởng chừng “bất khả xâm phạm” nay phát hiện sai phạm đều được xử lý công khai trước toàn Đảng và công bố rộng rãi trước toàn dân.

Dư luận nhân dân và đảng viên từ chỗ băn khoăn, nghe ngóng về lời tuyên bố phòng chống tham nhũng của Đảng khi “nói nhiều mà chẳng làm được bao nhiêu”, dần sang đến “bán tín, bán nghi, chờ đợi”, nay đến ủng hộ và tin tưởng tuyệt đối vào quyết tâm chống tham nhũng tới cùng của Đảng ta.

Tất nhiên những kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương mới chỉ là bước đầu. Rồi đây hai tướng trong quân đội sai phạm nghiêm trọng đến mức phải thi hành kỷ luật là sai phạm gì; ký vượt thẩm quyền cho phép tư nhân kinh doanh nhà hàng, quán bar, sân bóng đá, trung tâm thương mại ở những đâu, giai đoạn nào sẽ được Bộ Quốc phòng cùng cơ quan hành pháp, tư pháp làm rõ. Thậm chí, những quyết định sai phạm đó giờ phải thu hồi ra sao, lấy lại tài sản công là đất đai và cả tiền bạc công cho nhà nước là bao nhiêu. Vụ AVG hay vụ bán đất công của công ty Tân Thuận ở TPHCM là một ví dụ sinh động về việc thu hồi tài sản công cho Nhà nước, cho nhân dân!

Đó mới là cái đích hướng tới. Đó mới là cái toàn dân mong chờ. Bởi như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, phải làm sao, mỗi cán bộ đảng viên không được tơ tưởng tới một xu của công, của ngân sách. Sai phạm phải bị trừng trị, cái xấu xa phải bị nhân dân căm ghét.

Một điểm nữa cũng cần lưu tâm là, dù đồng tình cao với kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật và kiến nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật cán bộ thuộc diện trung ương quản lý, song dư luận cũng băn khoăn: Tại sao, phải đến khi các cơ quan Trung ương vào cuộc, mọi chuyện mới rõ ràng.

Việc phải đến khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc kiểm tra mới "lộ sáng" những góc khuất ở các cơ quan đơn vị khiến nhiều người đặt câu hỏi: Cơ quan thanh tra, kiểm tra ở cơ sở đã thật sự chủ động phát hiện sai phạm chưa, nhất là sai phạm của người đứng đầu hay còn nể nang, né tránh, hoặc không đủ bản lĩnh, dũng khí?! Có hay không việc bao che cho sai phạm, thậm chí có những quyền lực vô hình làm tê liệt hệ thống thanh tra, kiểm tra ở cơ sở.

Những câu hỏi, những băn khoăn, nghi ngại của người dân, đảng viên không phải là không có cơ sở. Bởi ở mỗi đơn vị, có cá nhân khiếm khuyết, yếu kém có thể hiểu được, nhưng cả một tập thể, cả một tầng nấc, hệ thống thanh tra, kiểm tra dày đặc từ trên xuống dưới, từ dọc sang ngang vẫn không phát hiện được ra, thì đó khó có thể biện minh rằng yếu kém, năng lực có hạn, mà ít nhiều phải có bóng dáng của một bàn tay quyền lực trong đó làm vô hiệu hóa hệ thống kiểm tra, giám sát.

Người dân đợi chờ và mong mỏi như tuyên bố của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng, cấp nào không phát hiện được sai phạm, tham nhũng, để cấp trên phát hiện xử lý thì người đứng đầu cấp đó, cả người đứng đầu của địa phương, bộ ngành lẫn người đứng đầu cơ quan thanh kiểm tra đó, phải chịu trách nhiệm. Chỉ có kỷ luật thép và công khai trước toàn dân về xử lý sai phạm đó, bất kể các cấp mới thực sự làm người dân thỏa mãn, Đảng ta mới thực sự hài lòng về công tác diệt trừ giặc nội xâm hiện nay./.

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2018

CHẤN CHỈNH NGAY SAI PHẠM VỀ TRANG PHỤC TRONG PHIM “QUỲNH BÚP BÊ”



Bộ phim “Quỳnh búp bê” vừa được chiếu mấy tập trên kênh truyền hình VTV1 nhưng đã gây ra không ít những tranh cãi về trang phục của các nhân vật trong phim. Trước hết là những cảnh nóng và trang phục hở hang của gái mại dâm. Nhưng điều này cũng dễ hiểu bởi đó là yêu cầu của kịch bản (NS Kim Ngân là tác giả kịch bản phim này). Nếu các nhân vật trong vai gái mại dâm không ăn mặc “lộ hàng” chút ít thì không tạo được khung cảnh cũng như hình ảnh gần với thực tế của một động mại dâm.

CHẤN CHỈNH NGAY SAI PHẠM VỀ TRANG PHỤC TRONG PHIM “QUỲNH BÚP BÊ”

Tập 2 phim “Quỳnh búp bê” phát sóng trên VTV1, diễn viên Duy Hưng trong vai tên bảo kê mặc sắc phục của Cảnh sát cơ động; sao trên mũ là sao tự chế của bảo vệ, dân phòng từ cành tùng cũ mà Quân đội đã không sử dụng.
Sai phạm về trang phục nằm ở chỗ khác và nghiêm trọng hơn. Đó là trang phục của một số nhân vật “bảo kê” của động mại dâm trong phim.

Trong bộ phim này, các diễn viên đã diễn khá đạt trong vai những kẻ bảo kê tàn bạo, thú tính, tra tấn và hành hạ các cô gái mại dâm không tiếc tay. Sẽ là không có vấn đề gì nếu như đạo diễn Mai Hồng Phong không cho họ mặc trang phục chiến đấu của… Cảnh sát cơ động.

Việc để cho diễn viên trong vai những tên “bảo kê” động mại dâm trong phim sử dụng trang phục của Cảnh sát cơ động đã tạo nên một sự phản cảm không hề nhỏ, đã gián tiếp bôi nhọ hình ảnh của những chiến sĩ Cảnh sát cơ động - những người đang ở trên tuyến đầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm đầy cam go, ác liệt. Và không ít cán bộ chiến sĩ Cảnh sát cơ động đã đổ máu, thương vong trong những cuộc chiến đấu đó.

Về luật pháp, việc đạo diễn Mai Hồng Phong cho nhân vật bảo kê (Duy Hưng đóng) sử dụng trang phục của Cảnh sát cơ động (dù sao mũ là của bảo vệ và không có cấp hàm, phù hiệu kèm theo) đã vi phạm nghiêm trọng Thông tư số 31/2014/TT-BCA ngày 24/7/2014 của Bộ Công an quy định về Giấy chứng nhận công tác đặc biệt, phù hiệu và trang phục chiến đấu của Cảnh sát cơ động. Đạo diễn Mai Hồng Phong không thể chối bỏ trách nhiệm về sự cố tình vi phạm này. Bởi theo diễn viên Duy Hưng (vào vai tên bảo kê) cho biết thì anh ta đã có thắc mắc về trang phục của mình với đạo diễn nhưng Mai Hồng Phong vẫn yêu cầu Duy Hưng sử dụng trang phục của Cảnh sát cơ động.

Vậy sự cố tình này của đạo diễn Mai Hồng Phong là có ý đồ gì? Phải chăng anh ta muốn mượn chuyện phim này để bôi xấu hình ảnh của lực lượng Cảnh sát cơ động? Phải chăng anh ta không biết đến những hiệu ứng phản cảm sẽ đến với khán giả khi để cho nhân vật kẻ xấu “diện” bộ đồ của một trong các lực lượng chiến đấu trụ cột của Công an Nhân dân Việt Nam?

Là một người được đào tạo bài bản về nghệ thuật điện ảnh, tốt nghiệp đại học, chắc chắn đạo diễn Mai Hồng Phong hoàn toàn có đủ kiến thức về vấn đề này, bao gồm cả kiến thức về pháp luật. Nhưng tại sao anh ta tại cố tình làm như vậy mặc dù diễn viên đã nêu lên những thắc mắc? Phải chăng anh ta muốn mượn tình huống sử dụng trang phục này để bôi nhọ lực lượng cảnh sát cơ động? Không ai khác, đạo diễn Mai Hồng Phong phải trả lời câu hỏi này trước công luận.

Về góc độ quản lý, chúng tôi đề nghị Bộ Thông tin và truyền thông yêu cầu Đài truyền hình Việt Nam và ông Đỗ Thanh Hải (Giám đốc Trung tâm sản xuất phim truyền hình của VTV, viết tắt là VFC) dừng phát sóng ngay lập tức bộ phim “Quỳnh búp bê” trên các kênh sóng, thu hồi các bản phim đã phát hành; đồng thời chỉnh sửa ngay những sai phạm về trang phục của các nhân vật “bảo kê” trong phim.

Đề nghị lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương bày tỏ chính kiến của mình và đồng tình cùng chúng tôi yêu cầu VFC nói chung và ê kíp làm phim “Quỳnh búp bê” nói riêng phải chỉnh sửa nghiêm túc sai phạm nêu trên. VFC cũng phải chịu trách nhiệm liên đới vì đã duyệt phát hành bộ phim này mà không phát hiện và ngăn chặn sai phạm.

Đạo diễn Mai Hồng Phong phải giải trình trước lãnh đạo của VFC, của VTV và công chúng về việc này, đồng thời phải có lời xin lỗi đối với khán giả nói chung và lực lượng Cảnh sát cơ động nói riêng, những người đã chịu ảnh hưởng uy tín và danh dự bởi sai phạm của anh ta.

CHẤN CHỈNH NGAY SAI PHẠM VỀ TRANG PHỤC TRONG PHIM “QUỲNH BÚP BÊ”
Nhân vật bảo kê do Duy Hưng đóng (ở giữa, hình trên) trong sắc phục của Cảnh sát cơ động và trang phục chiến đấu của Cảnh sát cơ động (hình dưới, để độc giả tiện so sánh).
Đây là những hành vi cố tình bôi xấu lực lượng Công an, thông tư đã có, vi phạm ở các doanh nghiệp khá nhiều, bộ phim này thì dùng trang phục một cách táo tợn, đã đi quá xa với quy định và lấn sân, hòng âm mưu đánh lận con đen, bịt mắt dắt mũi người dân. Đây là cố tình cổ súy cho việc bôi nhọ lượng công an, vi phạm quá nghiêm trọng quy định, thông tư và pháp luật nhà nước. Cần nghiêm trị thật nặng những tổ chức cá nhân, liên quan. Kể cả nhà đài tiếp tay thiếu kiểm duyệt, cục nghệ thuật biểu diễn và Bộ TT&TT

Vụ bán đất công Phước Kiển: Kỷ luật Chánh Văn phòng Thành ủy


Bà Thái Thị Bích Liên - Chánh Văn phòng Thành ủy TP.HCM bị kỷ luật khiển trách vì liên quan đến việc Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng Tân Thuận bán rẻ và sai quy định hơn 32ha đất tại Khu dân cư Phước Kiển (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai.

Vụ bán đất công Phước Kiển: Kỷ luật Chánh Văn phòng Thành ủy
Khu vực đất tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè được đánh giá đắc địa nhờ sát sông, rạch
Chiều 06/7, Hội nghị lần thứ 17 Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa X bế mạc.

Tại Hội nghị, Ban Thường vụ Thành ủy có quyết định kỷ luật khiển trách bà Thái Thị Bích Liên (SN 1973) - Thành ủy viên, Chánh Văn phòng Thành ủy vì vi phạm, thiếu sót trong công tác tham mưu và thực hiện trách nhiệm được ủy quyền đại diện chủ sở hữu tài sản tại các doanh nghiệp thuộc Đảng bộ thành phố.

Bà Liên bị kỷ luật liên quan việc Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy) bán rẻ và sai quy định hơn 32 ha đất tại huyện Nhà Bè cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai.

Ngoài ra, Ban Thường vụ Thành ủy cũng xác định Văn phòng Thành ủy có các sai phạm:
- Không thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm là cơ quan đại diện chủ sở hữu (Thành ủy TP.HCM) tại Công ty Tân Thuận;
- Thiếu trách nhiệm, không kiểm tra, giám sát hoạt động của Công ty Tân Thuận đầy đủ; Không thẩm định nghiêm túc các đề xuất của Công ty Tân Thuận với Văn phòng Thành ủy;
- Trình phê duyệt phương án chuyển nhượng đất đã đền bù của Công ty Tân Thuận sai quy trình và không đúng thẩm quyền được quy định;
- Đề xuất chỉ định đối tác chuyển nhượng là Công ty Quốc Cường Gia Lai mà không tiến hành đấu thầu lựa chọn đối tác là vi phạm Nghị định số 91 và Quyết định số 1087-QĐ/TU ngày 31/3/2009;
- Không thẩm định giá đề xuất chuyển nhượng của Công ty Tân Thuận khi giá không phù hợp với điều kiện thị trường.
Liên quan tới vụ việc, Phó Bí thư Thường trực Tất Thành Cang cũng bị xem xét kỷ luật vì đã chấp nhận việc chuyển nhượng 32 ha đất không đúng thẩm quyền và chưa đúng quy định.

Ông Cang cũng không báo cáo Thường trực và Ban Thường vụ Thành ủy trước khi quyết định, khiến việc chuyển nhượng đất có nguy cơ gây thất thoát lớn cho Đảng bộ thành phố.

Hồ sơ vụ việc đã được gửi báo cáo Ủy ban Kinh tế (UBKT) Trung ương để xem xét xử lý theo quy định của Đảng vì ông Cang là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị quản lý.

Ngoài ra, UBKT Thành ủy TP.HCM đã cách hết chức vụ trong Đảng đối với ông Trần Công Thiện - Bí thư Chi bộ, Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận.

UBKT Thành ủy TP.HCM cũng đề nghị Văn phòng Thành ủy cách chức thành viên HĐTV và Tổng Giám đốc công ty Tân Thuận đối với ông Thiện.

Trước đó, tháng 6/2017, Công ty Tân Thuận đã chuyển nhượng hơn 32 ha đất đã đền bù tại Khu dân cư Phước Kiển (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) cho Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai với giá 1,29 triệu đồng/m2, thu về ngân sách hơn 419 tỷ đồng. Giá này được cho là rẻ bất thường, nếu bán theo thị trường có thể thu về hơn 2.000 tỷ.

Theo báo cáo của Sở TN&MT gửi Thành uỷ TP.HCM, dù tính toán trên mức giá đất nông nghiệp thấp nhất để bồi thường cho khu đất công, diện tích hơn 32 ha thì mức giá đất không thể dưới mức 1,768 triệu đồng/m2.

Nhận thấy việc chuyển nhượng này vi phạm Quy chế quản lý tài sản công, ngày 27/12/2017, Thường trực và Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng Tân Thuận đàm phán với đối tác để hủy hợp đồng.

SỰ CẦN THIẾT CỦA LUẬT AN NINH MẠNG


Vừa qua, không rõ là vô tình hay cố ý mà Facebook đã cung cấp cho người sử dụng một bản đồ, trong đó các huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam lại nằm trong lãnh thổ Trung Quốc. 

SỰ CẦN THIẾT CỦA LUẬT AN NINH MẠNG

Sau khi phát hiện, Bộ Thông tin và Truyền thông đã gửi Công văn cho Facebook, khẳng định: “Việc Facebook sử dụng bản đồ sai lệch về chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam như trên đã vi phạm nghiêm trọng quy định tại khoản 1, Điều 5, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng”; đồng thời, yêu cầu sửa đổi thông tin sai lệch này. Sau khi sửa đổi, tuy Facebook bỏ 2 quần đảo này ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc nhưng vẫn gọi nó là Tam Sa (theo cách gọi của Trung Quốc đối với 2 quần đảo này). Bên cạnh đó, Facebook lại giới thiệu Tam Sa là thành phố được Trung Quốc thành lập ngày 24/7/2012 để quản lý khu vực bao gồm: quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough cùng vùng biển xung quanh.

Việc làm của Facebook trong thời điểm này là vi phạm nghiêm trọng Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, nhưng vẫn không được giải quyết dứt điểm khi phía Việt Nam yêu cầu một đường, họ sửa chữa một nẻo. Nếu sự việc diễn ra sau ngày 01/01/2019, thì Facebook đã vi phạm nghiêm trọng Luật An ninh mạng vừa được Chủ tịch nước ký ban hành ngày 28/6/2018. Khi đó, phía Việt Nam có đủ điều kiện để sử dụng Điều 5, khoản 1, điểm h và i Luật này nhằm: ngăn chặn, yêu cầu ngừng cung cấp thông tin mạng; yêu cầu xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Hoặc sử dụng Điều 5, khoản 1 điểm m để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự

Luật An ninh mạng mặc dù đã ban hành, nhưng đến đầu năm 2019 mới có hiệu lực thi hành, thành ra khó cho ta trong xử lý Facebook trong trường hợp này. Điều đó cho thấy, quản lý các hoạt động trên mạng bằng Luật An ninh mạng để bảo đảm quyền lợi cho các bên là đòi hỏi khách quan và cực kỳ cần thiết. Thế mà một số người lại ngớ ngẩn cứ ra sức phản đối sự ra đời của Luật này là sao? Đã sáng mắt chưa?

KẾ HOẠCH ĐẶT BOM THEO LỆNH "TỔNG KHỞI NGHĨA" CỦA BỌN KHỦNG BỐ DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?


Nhiều lần xin được gia nhập làm thành viên của tổ chức khủng bố “Triều đại Việt Nguyễn” nhưng chưa được Ngô Hùng - kẻ tự xưng là Tổng tư lệnh kết nạp vì chưa có “thành tích”. Do vậy, khi nhận được sự chỉ đạo của đối tượng phản động này, Nam ra tay một cách quyết liệt.

Chiều 06/7, Cơ quan An ninh điều tra - Công an TP.HCM đã tiếp tục lấy lời khai của đối tượng Vũ Hoàng Nam (SN 1996, ngụ Q.Tân Bình) để điều tra về hành vi “khủng bố nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

KẾ HOẠCH ĐẶT BOM THEO LỆNH "TỔNG KHỞI NGHĨA" CỦA BỌN KHỦNG BỐ DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?
Đối tượng Vũ Hoàng Nam
Nhìn khuôn mặt sáng sủa và ngây thơ của Nam, ít ai có thể ngờ được rằng đối tượng này chính là thủ phạm trực tiếp mang hai trái nổ vào trụ sở Công an P.12, Q.Tân Bình rồi tự tay kích nổ một cách hết sức lạnh lùng khiến 2 cán bộ công an và một người dân bị thương, 4 xe máy và nhiều tài sản hư hỏng.

Là con út trong một gia đình có 4 anh chị em nên từ nhỏ Nam đã được cả gia đình cưng chiều và dành hết tình thương yêu. Tuy nhiên, Nam đáp lại những tình cảm đó bằng những việc làm khiến ai cũng phải buồn lòng.

Năm 2017, khi đang là sinh viên năm 2 ngành Công nghệ Thông tin của một Trường Đại học nổi tiếng tại Q. Bình Thạnh, TP.HCM, Nam lên mạng xã hội làm quen và giao du với những tổ chức phản động chống phá nhà nước rồi bỏ học giữa chừng.

Khoảng tháng 10/2017, thông qua mạng xã hội facebook, Nam kết bạn với Ngô Hùng - kẻ tự xưng là Tổng tư lệnh tổ chức khủng bố “Triều đại Việt Nguyễn”. Đọc những bài viết của Ngô Hùng về tổ chức “Triều đại Việt Nguyễn”, Nam nhiều lần xin gia nhập để được làm thành viên của tổ chức phản động này nhưng chưa được đồng ý vì chưa có “thành tích” trong việc chống phá chính quyền.

Ngày 10/6, nhân việc nhiều người dân xuống đường bày tỏ thái độ với luật đặc khu kinh tế và luật an ninh mạng, Nam cũng xuống đường kích động người dân gây rối nhằm mục đích có thêm “thành tích” để được Ngô Hùng kết nạp vào tổ chức phản động của hắn.

Ngày 18/6, khi Ngô Hùng lên mạng xã hội kích động người dân tiếp tục xuống đường gây rối và ra lệnh “tổng khởi nghĩa”, Nam lập tức gọi điện thoại cho đối tượng này xin “nhận chỉ đạo” để được kết nạp vào làm thành viên.

Lúc này, Ngô Hùng liền ra lệnh cho Nam liên hệ với Nguyễn Khanh (SN 1964, ngụ Trảng Bom, Đồng Nai) để nhận “nhiệm vụ”. Ngô Hùng yêu cầu Nam phải thực hiện hành vi khủng bố gây tiếng vang sẽ được kết nạp vào tổ chức phản động của hắn và hứa hẹn sẽ được phong những chức tước cao sang.

KẾ HOẠCH ĐẶT BOM THEO LỆNH "TỔNG KHỞI NGHĨA" CỦA BỌN KHỦNG BỐ DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?

Ngày hôm sau, Nam được lệnh của Khanh đi xuống một quán cà phê gần công viên 30/4 ở Biên Hòa, Đồng Nai để bàn kế hoạch khủng bố. Tại đây, Nam gặp Dương Bá Giang (SN 1971, cùng ngụ tỉnh Đồng Nai) và một đối tượng tên Tuấn (đã đổi tên) trong tổ chức phản động của Ngô Hùng để nhận thuốc nổ đi khủng bố.

KẾ HOẠCH ĐẶT BOM THEO LỆNH "TỔNG KHỞI NGHĨA" CỦA BỌN KHỦNG BỐ DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?

Ngày 20/6, Nam đi cùng đối tượng Tuấn đến đặt thuốc nổ tại Công an P.12, Q. Tân Bình. Chính Nam là người giả vờ vào xin đi vệ sinh rồi đặt 2 trái nổ, một trái ở khu vực để xe và một trái ở khu vực tiếp công dân. Sau đó Nam chạy ra dùng remote kích nổ.

Tuy nhiên, do kích nổ hơi sớm nên mảnh kính văng ra trúng mặt khiến hắn bị xây xát. Sau đó, khi đã ngồi lên xe đồng bọn, Nam tiếp tục kích nổ trái thứ hai rồi cả bọn phóng về Đồng Nai báo cáo thành tích cho Nguyễn Khanh biết.

Ngày 27/6, nghi ngờ cha con Nguyễn Khanh đã bị bắt nên Nam liên lạc với Ngô Hùng đề nghị giúp hắn bỏ trốn và được hướng dẫn chạy về một tỉnh Miền Tây. Tuy nhiên, khi hắn chưa kịp bỏ trốn thì đã bị Công an bắt giữ khẩn cấp khi tại Đắk Nông.

Tại cơ quan Công an, Nam tỏ ra ăn năn với những hành động của mình và cho biết do trẻ người non dạ, lại nghe theo lời xúi dục, kích động của các đối tượng phản động nên đã có hành động sai trái. Đối tượng này mong được pháp luật khoan hồng để hắn sửa chữa sai lầm và khuyên mọi người không nên nghe theo lời kích động để rồi phải sa vào vòng lao lý.