KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2018

SỰ KIỆN 30/4/1975 DƯỚI GÓC NHÌN CỦA TỔNG GIÁM MỤC HUẾ NGUYỄN KIM ĐIỀN



Giữa thế kỷ XIX, nhà Nguyễn phong kiến đã buộc lòng phải kiên quyết đối phó với một bộ phận dân chúng theo đạo Thiên Chúa. Do phương phức truyền đạo cứng rắn, do sự gắn bó khăng khít giữa những người truyền đạo và thực dân Pháp xâm lược, đã để lại những trang sử cay đắng cho giáo hội Thiên Chúa và cho cả dân tộc.
SỰ KIỆN 30/4/1975 DƯỚI GÓC NHÌN CỦA TỔNG GIÁM MỤC HUẾ NGUYỄN KIM ĐIỀN
Tổng Giám mục Huế Nguyễn Kim Điền
Tòa thánh Vatican đã quyết định phong Thánh cho 117 vị Chân phước tử đạo tại Việt Nam từ năm 1745 đến 1862. Quyết định này đã được tiếp nhận với nhiều phản ứng khác nhau trong giáo hội. Đây là vấn đề tế nhị và phức tạp có liên quan đến khối đoàn kết dân tộc đã được chăm chút vun bón trong cả quá trình lịch sử đấu tranh cách mạng.

Ngày 30/4/1975 lúc gần trưa, tiếng súng đã im - lần đầu tiên từ ba mươi năm nay - trên toàn cõi đất nước Việt Nam. Từ bốn phía, lực lượng cách mạng tiến về hướng trung tâm Sài Gòn trước những cặp mắt kinh hoàng của người này, hay giữa những tràng pháo tay hoan hô của những người khác. Chuông của một số chùa trang trọng ngân vang, hòa tiếng với những lời reo vui của một bộ phận dân chúng.

Thế nhưng chuông các nhà thờ thì im lặng. Từ bốn tháng nay, phần đông người công giáo miền Nam sống trong lo âu sợ hãi. Bước tiến như vũ bão của quân đội cách mạng càng tăng thêm những lời đồn đoán về một “cuộc tắm máu”, lời đồn đoán được nuôi dưỡng ngày này qua ngày khác bởi các luận điệu tuyên truyền rùm beng, ở quốc nội cũng giống như ở nước ngoài.

Ngày 07/01/1975, Mặt trận Giải phóng đã giải phóng tỉnh Phước Long. Hãng thông tấn Fides của Vatican đưa tin về vụ đó như sau: “Trong cuộc tấn công Phước Long, một số đông dân chúng, đã tìm chỗ núp trong Nhà thờ xứ. Nhưng nhà thờ xứ trở thành mục tiêu chủ yếu của các trọng pháo Cộng sản nã đạn vào và nhiều người đã chết, kể cả 4 linh mục là các Cha Cảnh, Toàn, Lâm, Nhã. Cha Đại đã bị Cộng sản bắt”. Cách đưa tin thời sự kiểu đó ngầm hiểu rằng lực lượng cộng sản lo đánh phá tôn giáo hơn là giải phóng đất nước.

Báo L’Observatore Romano và Đài tiếng nói Vatican loan tin rằng có nhiều linh mục đã bị giết và có cả những Giám mục, như Đức Cha Nguyễn Huy Mai - Giám mục Buôn Mê Thuột và Đức Cha Nguyễn Văn Hòa - Giám mục chỉ định địa phận Nha Trang, có lẽ đã bị bắt hoặc đã bị cộng sản giết chết. Và để nhấn mạnh nguy cơ cộng sản, giáo sư Alesandrini, người phát ngôn của Tòa thánh, đã viết trong tờ L’Observatore Della Domenica rằng “chế độ Hà Nội là xấu xa nhất thế giới”. Đức Phalo VI, trong cuộc tiếp kiến ngày 26/3/1975, nói đến “cơn hấp hối kéo dài không thể tả xiết, trong nước mắt và máu” của nhân dân Việt Nam. Và ngày 02/4, ngài cầu xin cho dân công giáo nước này được “lòng can đảm của các tông đồ đầu tiên, để làm chứng cho đức tin của họ và cho lòng bác ái của họ trong những điều kiện khó khăn”.

Nhưng kiểu nhìn theo con mắt tận thế đó, cũng như các mưu đồ của Washington đều chẳng thể nào cứu được chế độ Sài Gòn. Trước cảnh tan rã của quân đội Thiệu, lực lượng cách mạng đã giải phóng một cách nhanh chóng và ít tổn thất các vùng cao nguyên, các tỉnh vùng ven biển, đồng bằng sông Cửu Long; và sau cùng, qua 55 ngày chiến dịch giải phóng Sài Gòn.

Chiến thắng của Mặt trận Giải phóng và công cuộc giải phóng miền Nam Việt Nam khỏi sự thống trị của Mỹ, phải chăng đánh dấu sự chấm dứt tự do tôn giáo đối với cách suy nghĩ của phần đông người công giáo?

Bị lôi cuốn vào làn sóng di tản cuối tháng 4/1975, nhiều người Công giáo đã lên những chiếc thuyền mỏng manh, hy vọng khi ra khơi thì tàu gặp được tàu của Mỹ vớt họ và chở họ tới các nước có đạo, để họ bảo vệ được đức tin. Cơn hoảng hốt đó là hậu quả của những tiếng đồn “cộng sản sẽ giết hết người công giáo gốc di cư 1954” hoặc “trong các vùng giải phóng, nhiều linh mục đã bị tàn sát, các nữ tu bị hãm hiếp, các nhà thờ bị triệt hạ”.

Song khác với 1954, hàng giáo phẩm lần này đã không tổ chức cho giáo dân di tản. Các giám mục đều nhất quyết ở lại, dầu có phải dọn mình chịu chết vì đạo như họ vẫn nghĩ.

Khi đọc những dòng trên, người ta có thể hiểu được bầu không khí sợ hãi và lo âu trong đồng bào công giáo. Dầu có những lời kêu gọi kể trên, hơn 100 Linh mục và 250 tu sĩ nam nữ người Việt đã ra đi.

Tại thành phố từ nay được gọi bằng tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như trên khắp các tỉnh miền Nam Việt Nam được giải phóng, thái độ cởi mở và hòa giải của Mặt trận Giải phóng đều được thừa nhận bởi cả những kẻ thù địch triệt để nhất. Cuộc tắm máu đã không hề xảy ra. Không có đàn áp, không có xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng.

Bây giờ người ta mới tự hỏi: Giáo hội ở miền Nam có chấp nhận cách phân tích tình hình như thế và thay đổi thái độ với chế độ mới chăng? Giáo hội có thể sang trang được không?

Đã có một số câu trả lời cho những thắc mắc đó.

Sáu ngày sau khi Huế được giải phóng, trong một bức thư đề ngày 01/4/1975, Đức Cha Nguyễn Kim Điền - Tổng giám mục Huế gởi cho giáo dân của Ngài như sau: “Giữa quang cảnh vui mừng hoan hỉ này, đã đến lúc chúng ta phải sẵn sàng cộng tác với hết thảy mọi người thiện chí để xây dựng lại quê hương đã từng chịu đau thương tang tóc biết bao rồi, và việc này ở dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Giải phóng, hầu đem lại cho đồng bào sự tự do, sự phồn vinh và hạnh phúc. Hơn bao giờ hết, bây giờ là lúc phải củng cố sự đoàn kết dân tộc, tình yêu thương nhau và phục vụ đồng bào, giúp đỡ và cứu trợ, chia sẻ với đồng bào cơm ăn và áo mặc”.

Ngày 09/4, Đức Tổng giám mục lại công bố: “Trên trần gian này, chẳng có sự sống con người, và đối với loài người thì không có gì quý giá hơn độc lập và tự do. Sống trong độc lập là một điều có thật tại đây, cố đô Huế. Còn về tự do, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã long trọng đảm bảo với toàn thể đồng bào, sự tự do trong đó có sự tự do lương tâm của các tôn giáo. Chính vì vậy mà người công giáo Việt Nam háo hức đóng góp phần tích cực của mình. Và cùng nhau, cùng toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Giải phóng, chúng ta sẽ xây dựng một xã hội đầy yêu thương, một xã hội tự do, dân chủ, thịnh vượng; ở đó chúng ta được an tâm chu toàn bổn phận mình đối với Tổ quốc và đối với Thiên Chúa”.

Công bố kết quả rà soát nghi vấn gian lận điểm tại Lạng Sơn


Chiều tối nay, đoàn công tác của Bộ GD-ĐT đã thông tin chính thức kết quả rà soát nghi vấn gian lận thi THPT quốc gia 2018 tại Lạng Sơn.

TS Sái Công Hồng, Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng, Tổ công tác của Bộ GD&DT: Tiến hành rà soát toàn bộ quy trình coi thi, chấm thi trắc nghiệm và tự luận. 

Đặc biệt là điểm thi tại trường THPT Chu Văn An, có hồ sơ lưu trữ đảm bảo đúng quy chế. Học sinh tại đây có 222 thí sinh là quân nhân công an tại ngũ và cảnh sát cơ động. Trong đó thí sinh của Tiểu đội CSCĐ được bố trí tại nhiều phòng thi khác nhau.

Công bố kết quả rà soát nghi vấn gian lận điểm tại Lạng Sơn
Đông đảo PV dự họp công bố kết luận của Bộ GD ĐT tại Lạng Sơn.
Về công tác chấm thi, rà soát cụ thể như sau: Rà soát chữ ký của cán bộ coi thi trên túi bài thi và phiếu trả lời trắc nghiệm của các thí sinh, đồng thời rà soát chữ ký của thí sinh trên phiếu thu bài thi và phiếu thi trắc nghiệm của các môn thi khác nhau, file ảnh trên máy tính với phiếu trả lời gốc, đặc biệt là 35 thí sinh có điểm số cao nhất. 

Kết quả, Hội đồng thi thực hiện đúng quy trình theo quy chế của Bộ GD và ĐT. Đến thời điểm hiện tại chưa có dấu hiệu bất thường.

Về kết quả chấm thi đối với các thí sinh tại điểm thi trường THPT Chu Văn An, mỗi thí sinh có một mã đề thi. Trong số 222 em này, không có em nào đạt 8 điểm môn Toán trở lên. Chấm thẩm định 222 bài Khoa học tự nhiên, 335 bài thi Khoa học xã hội, 330 bài thi Ngoại ngữ.

Kết quả chấm thẩm định, 100 bài thi Trắc nghiệm có điểm thi không thay đổi so với kết quả Hội đồng thi THPT quốc gia công bố ngày 11/7. Về bài thi tự luận, có 8 bài thi giảm điểm, trong đó có bài thi giảm 1,75 điểm.

Qua quá trình rà soát chấm thẩm định, Tổ công tác kết luận: Chưa phát hiện sai phạm trong tổ chức coi thi và chấm thi tại Hội đồng thi THPT quốc gia ở Lạng Sơn.

Tuy vậy, Tổ công tác cũng đề nghị Ban chỉ đạo rút kinh nghiệm đối với tổ chấm môn thi Ngữ văn.

Trước đó, xuất phát từ bảng danh sách gồm 35 thí sinh được cho là có điểm cao bất thường lan truyền trên mạng xã hội khiến dư luận "dậy sóng", ngày 18/7, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã ký quyết định thành lập Tổ công tác kiểm tra xác minh dấu hiệu bất thường về kết quả thi tại Lạng Sơn.

Cuối ngày 20/7, TS Sái Công Hồng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết: “Tổ công tác đã rà soát toàn bộ chi tiết quy trình của quá trình tổ chức thi. Chúng tôi đã tập trung rà soát điểm thi môn Ngữ văn. Để có kết luận chính xác, có cơ sở, chúng tôi sẽ đề nghị chấm thẩm định một số bài thi tự luận môn Ngữ văn”

Công bố kết quả rà soát nghi vấn gian lận điểm tại Lạng Sơn
Tổ công tác Bộ GD-ĐT làm việc xuyên đêm
Được biết, sau khi có quyết định, việc chấm thẩm định đã được diễn ra trong đêm 20/7 cho tới sáng 21/7. Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố điểm thi THPT quốc gia 2018, một hình ảnh trên mạng xã hội lan truyền danh sách 35 thí sinh có điểm cao bất thường. 

Theo báo cáo nhanh từ Sở GD&ĐT Lạng Sơn, đó là điểm của nhóm chiến sĩ công an nghĩa vụ nằm trong số 104 thí sinh tự do của lực lượng công an, quân đội thi tại điểm thi THPT Chu Văn An.

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

Từ vụ sửa điểm thi ở Hà Giang: Là đấng sinh thành mà thiếu trung thực với con là tội ác!


Chuyện là, trước khi sự thật được phanh phui về vụ sửa điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia ở Hà Giang, thì em học sinh thế hệ 2K Tống Kiều Trang Thảo vẫn "tự tin" à ơi về phương pháp, kỹ năng để đạt điểm cao. Em Thảo thuộc tốp đầu của cả nước khi điểm Toán: 9.6; Vật lý: 9.5; Hóa học: 9.5; Sinh học 9.75. Em hồn nhiên bảo rằng: “Đề năm nay chỉ dài nhưng không có nhiều câu khó nên tôi đạt được điểm số này”

Từ vụ sửa điểm thi ở Hà Giang: Là đấng sinh thành mà thiếu trung thực với con là tội ác!
Trước khi chấm điểm thẩm định
Nhưng ôi thôi, đùng một cái em ấy rơi tự do khi chấm thẩm định; điểm thi giảm mất 13,15 điểm (Toán: 6.2; Vật lý: 4.75; Hóa học: 6.75 và Sinh học: 7.5). Hay hơn nữa là ở chỗ, em ý lại có quan hệ bà con (anh em con chú, con bác gì gì đấy) với Vũ Trọng Lương - kẻ đã sửa điểm cho 114 thí sinh, 300 bài thi khiến dư luận chấn động, bàng hoàng, thảng thốt, không thể tin vào những gì mà họ đã đọc, nghe, nhìn thấy trong những ngày vừa qua. Điều đáng nói, là gia đình em ý mới đây còn lên báo thanh minh, thanh nga, đau buồn vì bị ông anh họ “tự sửa điểm”. Ngại quá cơ! 

Ôi thôi, ông anh tốt quá, tự xin số báo danh, tự động sửa điểm cho em, tự biết sửa tất tần tật các môn…Với cái lý do lãng xẹt là vì năm ngoái có người nhà Lương rớt tốt nghiệp, nên năm nay sợ họ hàng quở trách, áy náy nên “tự sửa”. Mẹ em ý còn nói hay: “Thôi chết rồi, như thế là hại em rồi. Ít ra với sức học của em vẫn có thể đỗ vào một trường y, giờ làm như này là hại em rồi”. Giời ạ, có gì đâu mà hại, tốt cho e ý thì đúng hơn, để trong đời, em ý biết mà bớt thói ba hoa, khoác lác. Hơn nữa, đây là điểm thực chất của em, hại gì đâu… thôi thì gắng mà nộp vào trường y như e mơ ước.

Từ vụ sửa điểm thi ở Hà Giang: Là đấng sinh thành mà thiếu trung thực với con là tội ác!
Và sau khi có kết quả
Nhưng chưa dừng lại ở đó, tấn trò đời vẫn chưa kết thúc, mẹ em ý vẫn thương con mà rằng: “Mấy hôm nay, con tôi khóc rất nhiều. Con có hỏi tôi vì sao lại vậy? Khổ quá bố mẹ có nhờ vả gì anh đâu, tự anh sửa”. Thế mới kinh! Oan! Oan quá, đúng là oan Thị Mầu. Nên chăng, nếu còn có chút liêm sỉ, chút tự trọng cuối cùng thì bố mẹ em nên im lặng, đóng cửa và lủi đi cho nhanh, trốn biệt với báo chí, để mở đường cho e ý một cơ hội. Ai lại lên báo đổ hết tội lỗi cho cháu chắt, rồi vuốt con thế kia, giời ạ! Người ta bảo, nhà dột từ nóc quả không sai, bố mẹ mà lật lọng, khua môi múa mép, bao biện như thế thì bảo sao con cái không học thói hư tật xấu, rồi sai luôn cả một đời. Hãy cố gắng trở thành ông bố, bà mẹ gương mẫu, trung thực cho con cái noi theo chứ! Ngẫm lại chột dạ, nếu như trót lọt vụ sửa điểm này và em "hiên ngang" bước vào trường Y, thì dưới bàn tay, trình độ, thái độ và lòng trung thực như em ấy, liệu rằng bao nhiêu người mang tai họa sau này? Đúng là hú vía! 

Giờ thì anh Lương đã vào trại tạm giam 03 tháng, được ăn ở trong đó với tội danh bị khởi tố là “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Một màu xám xịt đang chờ Lương phía trước. Dù bất cứ lý do gì: vì tiền, thành tích hay gì đi nữa thì hồi sau sẽ rõ. Nhưng ngẫm lại sự vụ lần này, quả thật đắng cay, chua chát đối với giáo dục cả nước nói chung và Hà Giang nói riêng. Rồi rằng, hiệu ứng Domino này có ngừng lại, khi mà Lạng Sơn, Sơn La, Kon Tum, Hòa Bình… đã và đang nằm trong diện nghi vấn, dư luận đang cần câu trả lời xác đáng. 

Các cơ quan chức năng hãy công minh, khách quan, vững vàng và “sắt máu” hơn, để trả lại niềm tin cho xã hội, trả lại sự công bằng cho các em miệt mài đèn sách, học thật, thi thật; những chủ nhân tương lai của đất nước./.
ĐỜI CÁT

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

Quyết định thi hành kỷ luật đối với Bộ trưởng Trương Minh Tuấn


Ngày 18/7, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định về việc thi hành kỷ luật đối với ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Quyết định thi hành kỷ luật đối với Bộ trưởng Trương Minh Tuấn
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn. 
Theo Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trương Minh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông do có vi phạm, khuyết điểm và Bộ Chính trị đã thi hành kỷ luật về Đảng tại Quyết định số 806-QĐNS/TW ngày 16/7/2018.

Trước đó, tại cuộc họp ngày 12/7, Bộ Chính trị cũng đã quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Trương Minh Tuấn bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông, nhiệm kỳ 2016 - 2021. Đề nghị Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo thực hiện quy trình xử lý kỷ luật về hành chính đối với đồng chí Trương Minh Tuấn bảo đảm đồng bộ, kịp thời với kỷ luật của Đảng theo quy định./.

Theo TTXVN

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2018

CHẤN ĐỘNG: Đã phát hiện ra sai phạm trong chấm thi THPT Quốc gia ở Hà Giang


Qua đấu tranh xác minh ban đầu, đã xác định được đối tượng gây ra sai phạm này, hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra xác minh chứng cứ làm rõ.

Gần 1h ngày 17/7, ông Mai Văn Trinh Cục trưởng cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã trả lời báo chí liên quan nghi vấn điểm thi cao bất thường ở Hà Giang.

CHẤN ĐỘNG: Đã phát hiện ra sai phạm trong chấm thi THPT Quốc gia ở Hà Giang
Ông Mai Văn Trinh Cục trưởng cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã trả lời báo chí
Ông Mai Văn Trinh cho biết, thông qua kết quả thi ngày 11/7, qua phản ánh thấy kết quả thi của tỉnh Hà Giang có những điểm nghi vấn. Thời điểm đó, Bộ GD-ĐT và Hà Giang vào cuộc rất sớm, đã có văn bản chỉ đạo, Hà Giang chủ động rà soát.

Ngày 14/7, Tổ công tác của Bộ GD-ĐT trực tiếp chỉ đạo công tác rà soát, xác minh, của HĐ thi Hà Giang.

Qua rà soát, có phát hiện những sai phạm trong quá trình chấm thi. Căn cứ quy chế Bộ đã thành lập hội đồng chấm thẩm định tất các môn thi trắc nghiệm của tất cả các thí sinh trong kỳ thi này.

“Hiện nay, hội đồng chấm thẩm định đang nỗ lực làm việc, chắc là sẽ làm việc hết đêm nay theo tinh thần nghiêm túc để xác định kết quả khách quan, chính xác nhất của thí sinh”, ông Trình cho biết.

Qua đấu tranh xác minh ban đầu, đã xác định được đối tượng gây ra sai phạm này, hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra xác minh chứng cứ làm rõ, khi nào có kết quả sẽ xử lý đúng theo quy định của pháp luật.

Cơ quan chức năng nhận định, rất có thể thủ đoạn gian lận này đã được áp dụng từ mùa thi trước. Nhưng lúc đó phổ điểm cả nước cao nên không bị lộ. Giờ thì có dấu hiệu rõ ràng cho thấy có một đường dây gian lận như vậy đã tồn tại ở tỉnh. Trong số này có con, người nhà của lãnh đạo tỉnh, của lãnh đạo và cán bộ Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang - báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh dẫn nguồn tin cho biết.

Trước đó, ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố điểm thi THPT quốc gia, trên mạng xã hội lan truyền thông tin điểm thi THPT quốc gia năm 2018 của Hà Giang cao bất thường.

CHẤN ĐỘNG: Đã phát hiện ra sai phạm trong chấm thi THPT Quốc gia ở Hà Giang
Giám đốc Sở GD ĐT Hà Giang Vũ Văn Sử.
Trong đó, kỳ thi năm nay cả nước chỉ có 76 thí sinh có điểm thi khối A1 đạt từ 27 điểm trở lên thì Hà Giang có đến 36 thí sinh đạt mức điểm này, chiếm 47,37% cả nước. Đáng nói là số thí sinh cả nước gấp 170 Hà Giang, với 925.000 thí sinh, trong khi Hà Giang chỉ có 5.500 thí sinh.

Một con số khác được một số chuyên gia dẫn chứng trên các diễn đàn là điểm thi môn vật lý của Hà Giang. Có đến 65 thí sinh đạt mức điểm từ 9 trở lên, trong khi số thí sinh đạt mức từ 8 đến dưới 9 chỉ 28.

Thậm chí, trong danh sách 10 thủ khoa của cả nước, Hà Giang dẫn đầu về số lượng với 3 thí sinh, cao nhất từ trước đến nay và vượt mặt hầu hết các địa phương vốn được xem là giàu truyền thống hiếu học khác trên cả nước. Theo các chuyên gia, đây là điều bất thường và cần kiểm tra, rà soát lại.

CHẤN ĐỘNG: Đã phát hiện ra sai phạm trong chấm thi THPT Quốc gia ở Hà Giang
Hàng loạt thí sinh ở Hà Giang có điểm chênh lệch bất thường so với thi thử.

Quy trình chấm bài thi trắc nghiệm

Bước 1: Bảo quản bài thi

Bài thi của thí sinh sẽ được bỏ vào tủ, thùng hoặc các thiết bị đựng bài thi và phải được khóa, niêm phong. Chìa khóa do trưởng ban thư ký giữ, khi đóng, mở phải có sự chứng kiến của công an và ủy viên Ban thư ký hội đồng thi.

Bước 2: Quét Phiếu (trả lời trắc nghiệm) TLTN

Các thành viên tham gia xử lý Phiếu TLTN tuyệt đối không được mang theo bút chì, tẩy vào phòng chấm thi và không được sửa chữa, thêm bớt vào Phiếu TLTN của thí sinh với bất kỳ lý do gì. Sau khi quét, tất cả Phiếu TLTN và Phiếu thu bài thi được niêm phong, lưu giữ và bảo mật tại đơn vị.

Các tệp dữ liệu quét bài thi gốc (kèm theo số báo danh, chưa kiểm dò, chưa sửa chữa, chưa chấm thi) được xuất từ phần mềm, đảm bảo cấu trúc và yêu cầu theo quy định của Bộ GD&ĐT, được ghi vào 2 đĩa CD giống nhau (gọi là đĩa CD1), dán niêm phong, có chữ ký của bộ phận giám sát; một đĩa giao cho Chủ tịch Hội đồng thi lưu giữ, một đĩa gửi chuyển phát nhanh về Bộ GD&ĐT (Cục Quản lý Chất lượng), chậm nhất ngày 4-7-2018.

Việc quét Phiếu TLTN phải được giám sát chặt chẽ. Trước khi quét phải lập biên bản mở niêm phong. Sau khi quét phải lập biên bản niêm phong.

Bước 3: Xử lý bài thi và chấm thi

Sau khi niêm phong đĩa CD1, các đơn vị mới được phép mở niêm phong các tệp dữ liệu phục vụ chấm thi do Cục Quản lý Chất lượng gửi đến. Tổ xử lý bài trắc nghiệm tiến hành việc xử lý bài thi và chấm thi chính thức.

Điểm của bài thi tổ hợp là trung bình cộng điểm của các môn thi thành phần, quy về thang điểm 10, làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Điểm của các bài thi độc lập và điểm của từng môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp được quy về thang điểm 10, làm tròn đến 2 chữ số thập phân.

Bước 4: Lưu trữ kết quả thi

Biên bản sửa lỗi kỹ thuật các Phiếu TLTN; Kết quả chấm thi chính thức của các bài thi trắc nghiệm được ghi vào 2 đĩa CD giống nhau (gọi là đĩa CD2), dán niêm phong, có chữ ký của những cán bộ giám sát; một đĩa giao cho Chủ tịch Hội đồng thi lưu giữ, một đĩa gửi về Cục QLCL trước ngày 7-7-2018.

Bước 5: Cập nhật điểm và công bố điểm

Huyền Thanh/Báo CAND

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2018

GẠC MA NĂM ĐÓ


14/3/1988 đã hơn 30 năm đi qua, nhưng nỗi đau, nỗi mất mát ấy vẫn còn đau đáu trong hồi ức của những người đồng đội, những cựu binh may mắn sống sót trở về.

GẠC MA NĂM ĐÓ

Đâu đây vẫn còn vang vọng câu nói của Thiếu úy Trần Văn Phương trước khi bị bắn: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân”.

Một buổi sáng trên biển ngày 14/3/1988. Một ngày không bình thường mặc dù tháng 3 không phải là mùa biển động. 64 chiến sĩ Hải quân nhẫn dân Việt Nam khởi phát trên những con tàu mà không thể biết rằng đó là chuyến đi cuối cùng của họ.

Hiện nay, Trung Quốc và rất nhiều những thế lực thù địch đang tuyên truyền, xuyên tạc, phản ánh sai sự thật về sự kiện Gạc Ma năm đó. Quân Trung Quốc đã đổ bộ và thảm sát tất cả các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở Gạc Ma. Tiếp đến quân Trung Quốc sử dụng đạn pháo, rocket, trọng liên bắn chìm 2 tàu vận tải của Việt Nam HQ 604 và HQ 605 khiến nhiều chiến sĩ khác hy sinh. Tàu HQ 505 cũng bị pháo Trung Quốc bắn cháy nhưng kịp mở hết tốc lực ủi trườn lên bãi để giữ vững chủ quyền cho Cô Lin (cách Gạc Ma 3,5 hải lý).

Do vậy, cần phải khẳng định lại những sự thật sau:

Sự thật 1: Gạc Ma là của Việt Nam và hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Sự thật 2: Trên Gạc Ma sáng ngày 14/3/1988, các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã KHÔNG NỔ SÚNG TRƯỚC, hầu hết là thủy binh tay không; HQ-604, HQ-605 và HQ-505 đều là các tàu vận tải. Việt Nam CHỈ NỔ SÚNG SAU ĐỂ TỰ VỆ.

Sự thật 3: Nhiều người nhầm lẫn gọi sự kiện Gạc Ma là trận “hải chiến”. Đó không phải là một cuộc hải chiến mà là một cuộc thảm sát và xâm lược có chủ đích của Trung Quốc. Đạn pháo của Trung Quốc còn ngăn tàu chữ thập đỏ để cứu những người bị thương.

Xin được trích một đôi dòng tâm trạng của một cựu binh năm đó: “Hình ảnh đồng đội ngã xuống trước mặt mình mãi không thể làm chúng tôi quên. Để tưởng nhớ, tri ân những người đồng đội đã ngã xuống nên cứ đến ngày 14/3 hàng năm, những người còn sống như chúng tôi lại tìm gặp thân nhân, làm lễ cho đồng đội đã hy sinh để an ủi phần nào cho người ngã xuống và thân nhân của họ”.

GẠC MA NĂM ĐÓ

14/3/1988 đã hơn 30 năm đi qua, nhưng nỗi đau, nỗi mất mát ấy vẫn còn đau đáu trong hồi ức của những người đồng đội, những cựu binh may mắn sống sót trở về.

GẠC MA NĂM ĐÓ

Đâu đây vẫn còn vang vọng câu nói của Thiếu úy Trần Văn Phương trước khi bị bắn: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân”.

Một buổi sáng trên biển ngày 14/3/1988. Một ngày không bình thường mặc dù tháng 3 không phải là mùa biển động. 64 chiến sĩ Hải quân nhẫn dân Việt Nam khởi phát trên những con tàu mà không thể biết rằng đó là chuyến đi cuối cùng của họ.

Hiện nay, Trung Quốc và rất nhiều những thế lực thù địch đang tuyên truyền, xuyên tạc, phản ánh sai sự thật về sự kiện Gạc Ma năm đó. Quân Trung Quốc đã đổ bộ và thảm sát tất cả các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở Gạc Ma. Tiếp đến quân Trung Quốc sử dụng đạn pháo, rocket, trọng liên bắn chìm 2 tàu vận tải của Việt Nam HQ 604 và HQ 605 khiến nhiều chiến sĩ khác hy sinh. Tàu HQ 505 cũng bị pháo Trung Quốc bắn cháy nhưng kịp mở hết tốc lực ủi trườn lên bãi để giữ vững chủ quyền cho Cô Lin (cách Gạc Ma 3,5 hải lý).

Do vậy, cần phải khẳng định lại những sự thật sau:

Sự thật 1: Gạc Ma là của Việt Nam và hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Sự thật 2: Trên Gạc Ma sáng ngày 14/3/1988, các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã KHÔNG NỔ SÚNG TRƯỚC, hầu hết là thủy binh tay không; HQ-604, HQ-605 và HQ-505 đều là các tàu vận tải. Việt Nam CHỈ NỔ SÚNG SAU ĐỂ TỰ VỆ.

Sự thật 3: Nhiều người nhầm lẫn gọi sự kiện Gạc Ma là trận “hải chiến”. Đó không phải là một cuộc hải chiến mà là một cuộc thảm sát và xâm lược có chủ đích của Trung Quốc. Đạn pháo của Trung Quốc còn ngăn tàu chữ thập đỏ để cứu những người bị thương.

Xin được trích một đôi dòng tâm trạng của một cựu binh năm đó: “Hình ảnh đồng đội ngã xuống trước mặt mình mãi không thể làm chúng tôi quên. Để tưởng nhớ, tri ân những người đồng đội đã ngã xuống nên cứ đến ngày 14/3 hàng năm, những người còn sống như chúng tôi lại tìm gặp thân nhân, làm lễ cho đồng đội đã hy sinh để an ủi phần nào cho người ngã xuống và thân nhân của họ”.

Ánh Sáng

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2018

THIẾU TƯỚNG HOÀNG KIỀN VẠCH RÕ ÂM MƯU LẬT SỬ CỦA ÔNG LÊ MÃ LƯƠNG- CHỦ BIÊN CUỐN “GẠC MA- VÒNG TRÒN BẤT TỬ"

THIẾU TƯỚNG HOÀNG KIỀN VẠCH RÕ ÂM MƯU LẬT SỬ CỦA ÔNG LÊ MÃ LƯƠNG- CHỦ BIÊN CUỐN “GẠC MA- VÒNG TRÒN BẤT TỬ"

Lời dẫn: Ông Hoàng Kiền nguyên là:
- Trung tá Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn Công Binh Hải Quân 83 (nay là Lữ đoàn công binh Hải Quân 83)
- Thiếu tướng Tư lệnh Binh Chủng Công Binh.
- Thiếu tướng Giám đốc BQL Dự Án đường tuần tra biên giới.
Trong Chiến dịch CQ88, Trung đoàn 83 là đơn vị được phân công xây dựng các điểm đảo trên Trường Sa, trong 64 chiến sĩ hy sinh chủ yếu là của Trung đoàn 83.

CUỐN SÁCH “GẠC MA VÒNG TRÒN BẤT TỬ” CÓ SAI TRÁI NGHIÊM TRỌNG- Tác giả Thiếu tướng Hoàng Kiền

THIẾU TƯỚNG HOÀNG KIỀN VẠCH RÕ ÂM MƯU LẬT SỬ CỦA ÔNG LÊ MÃ LƯƠNG- CHỦ BIÊN CUỐN “GẠC MA- VÒNG TRÒN BẤT TỬ"

Nhà xuất bản Văn Học đã phát hành cuốn sách “Gạc Ma vòng tròn bất tử” do Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng LLVTND chủ biên với các bài viết của nhiều tác giả. Tôi chưa được xem nhưng nhiều người điện cho tôi đề nghị có ý kiến về vấn đề: Có lệnh không được nổ súng của chỉ huy cấp cao cho nên 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân đã hi sinh vv. Đặc biệt trong đó có bài viết và tin nhắn của Thượng tá phóng viên Báo QĐND Nguyễn Văn Minh và tin nhắn của Trung tá Nguyễn Như Thường - cán bộ kênh truyền hình QPVN gửi cho tôi và đề nghị tôi có chính kiến.

Tôi đã xem bài giới thiệu trên mạng, xem các bài viết, xem video clip bài phát biểu của Thiếu tướng Lê Mã Lương “Ai tiếp tay cho Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma", do “lệnh không được nổ súng” là một sự vu cáo xấu xa trắng trợn.

Tôi vừa xem phát biểu của Trung tá chuyên nghiệp Nguyễn Văn Lanh. Tôi đã điện cho Phó đô Mai Xuân Vĩnh nguyên Tư lệnh Hải quân, Đại tá Trần Đình Dần - Nguyên Chủ nhiệm CBHQ , nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn CB Hải quân 83, nguyên Trung đoàn phó - TMT trong sự kiện 14/3/1988 người trực tiếp giao nhiệm vụ cho phân đội Công binh đi làm nhiệm vụ lắp dựng nhà C3 trên đảo Gạc Ma. Tôi đã điện cho Trung tá chuyên nghiệp Nguyễn Văn Lanh, nguyên chiến sĩ Trung đoàn Công binh HQ 83, người giữ cờ, Anh hùng LLVTND trong sự kiện Gạc Ma.

Năm 1989 tôi về Trung đoàn Công binh 83, sau đó thay anh Dần làm Trung đoàn Trưởng, đồng chí Nguyễn Văn Lanh là nhân viên ban Hậu cần Trung đoàn, thường xuyên trao đổi về sự kiện Gạc Ma. Ngày 14/3/2018 nhân dịp dự lễ tưởng niệm 30 năm 64 chiến sĩ HQNDVN hi sinh tại Gạc Ma, tôi và Lanh gặp lại nhau và 5 chiến sĩ của Trung đoàn 83 bị TQ bắt ngày 14/3/1988, cùng trao đổi lại sự kiện Gạc Ma, trước đó đêm 13/3/2018 diễn ra cuộc giao lưu - Nghệ thuật “ Biển đảo quê hương “ do Đài truyền hình Đà Nẵng tổ chức, các nhân chứng Gạc Ma lên phát biểu về sự kiện này, rất rõ ràng, cụ thể. Tôi vừa điện thoại trao dổi với Trung tá chuyên nghiệp Nguyễn Văn Lanh về lời phát biểu, Lanh điện lại cho tôi nói rất hồi hộp, chú xem cháu nói có gì sai chú chỉ cho cháu với, nói như vậy có gì ảnh hưởng đến các chú, đến Trung đoàn, đến Hải quân, đến Quân đội, đến Tổ quốc chú chỉnh cho cháu. Lanh nói cậu Thảo nó đưa bài lên mạng là sai, anh em chửi nó thậm tệ bắt nó gỡ xuống, vv Ngày 14/3/2018 gặp bắt tay Lanh tôi hỏi về gia đình ... tôi nắn cánh tay Lanh và nói gày quá, khuyên Lanh cố gắng giữ gìn sức khoẻ, đừng uống nhiều như trước nhé, lanh hứa nghe lời chú, thủ trưởng.

Ý KIẾN BAN ĐẦU

Cuốn sách viết về Gạc Ma để cho các thế hệ mai sau hiểu và quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc là một việc làm cần thiết.

Tuy vậy việc nói về có lệnh của cấp trên “không được nổ súng” chèn vào trong cuốn sách là một ý đồ xấu, xuyên tạc sự thật lịch sử, làm cho nhân dân ta nhất là thế hệ trẻ mất niềm tin về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

THIẾU TƯỚNG HOÀNG KIỀN VẠCH RÕ ÂM MƯU LẬT SỬ CỦA ÔNG LÊ MÃ LƯƠNG- CHỦ BIÊN CUỐN “GẠC MA- VÒNG TRÒN BẤT TỬ"
Trang 43 cuốn "Gạc Ma- Vòng tròn bất tử"
Những người viết bài hầu hết chưa trải qua Hải quân, chỉ mới hiểu tác chiến trên bộ, chưa hiểu tác chiến trên biển, chưa hiểu tương quan lực lượng Hải quân Việt Nam và Trung Quốc khi ấy. Chúng ta đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ bằng chiến tranh nhân dân. Chiến tranh nhân dân trên biển đang trong quá trình nghiên cứu. Nếu nghe như những phát biểu của mấy vị ảo tưởng là một sai lầm nghiêm trọng, chúng ta sẽ mất hết. Chính họ mới âm mưu tiếp tay cho TQ chiếm hết Trường Sa, chúng ta không mắc mưu họ.

Họ gọi sự kiện Gạc Ma là cuộc chiến tranh trên biển (bài viết trên mạng có ảnh của Thiếu tướng Lê Mã Lương ) là hoàn toàn sai. Gọi là cuộc chiến Gạc Ma cũng chưa đúng hoàn toàn. Gọi là cuộc xung đột vũ trang trên biển cũng là chưa chính xác. Phải nói là: Sự kiện Gạc Ma, Trung Quốc dùng vũ lực đơn phương sát hại 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam, bắn chìm hai tàu vận tải HQ 604, HQ 605 , bắn cháy tầu đổ bộ HQ 505, chiếm đóng trái phép đảo Gạc Ma của Việt Nam. Không có trận chiến, cuộc chiến nào cả.

Chỉ có lệnh “không được nổ súng trước” là hoàn toàn đúng đắn. Thể hiện đối sách của Đảng và nhà nước ta giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, coi trọng mối quan hệ Viêt Nam - Trung Quốc, không mắc mưu khiêu khích của đối phương, sẽ là cái cớ cho họ lấn tới.
THIẾU TƯỚNG HOÀNG KIỀN VẠCH RÕ ÂM MƯU LẬT SỬ CỦA ÔNG LÊ MÃ LƯƠNG- CHỦ BIÊN CUỐN “GẠC MA- VÒNG TRÒN BẤT TỬ"
Nhận xét của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn về cuốn "Gạc Ma- Vòng tròn bất tử"

Một cuốn sách viết về một sự kiện lịch sử quan trọng như vậy mà chỉ đi phỏng vấn mấy chiến sĩ có sự định hướng theo ý đồ của người viết rồi viết lên. Phương pháp hoàn toàn chưa khách quan, không biện chứng, chưa đúng. Chúng ta xem lại sự kiện xe tăng húc đổ cánh cổng dinh độc lập, người viết bản tuyên bố đầu hàng của Đại tướng Dương Văn Minh vào ngày 30/4/1975, đã tranh cãi bao nhiêu năm để xem xét, suy ra. Xe tăng nào húc phải do nhà báo nước ngoài xác nhận, ai viết bản tuyên bố đầu hàng đến nay chưa hết tranh cãi.

MỘT SỐ DẪN CHỨNG

1. Hải quân nhân dân Việt Nam cùng lực lượng QK5 giải phóng 5 đảo thuộc quần đảo Trường Sa do quân đội Sài Gòn đóng giữ trước 30/4/1975 gồm Trường Sa, Song Tử Tây, Nam Yết, Sinh Tồn, Sơn Ca.

Đến năm 1978 đóng hết 4 đảo nổi còn lại là: Trường Sa Đông, Sinh Tồn Đông, An Bang, Phan Vinh.

Cho đến thời điểm này Trung Quốc chưa hề nghĩ đến Trường Sa.

Khoảng 100 bãi đá ngầm còn gọi là đảo chìm, chúng ta đã khảo sát đặt bia chủ quyền ở những đảo chìm nông. Tháng 4/1986 Phó đô đốc Giáp Văn Cương - Tư lệnh Hải quân tổ chức đoàn đi khảo sát tất cả các đảo. Đến đảo Thuyền Chài đã phát hiện âm mưu của nước ngoài có ý đồ xâm chiếm đảo này. Đồng chí nói sẽ có tranh chấp đảo chìm xảy ra, giao cho các cơ quan, đơn vị nghiên cứu phương án chốt giữ đảo chìm. Tư lệnh giao cho tôi Đại uý kỹ sư Hoàng Kiền cùng Đại uý kỹ sư Đỗ Văn Thông là trợ lý Phòng Công binh Hải Quân nghiên cứu đề xuất các phương án công trình đóng giữ đảo chìm và xây dựng công trình đảo nổi. Cuối năm 1986 nhà cao chân C3 đầu tiên được lắp dựng trên đảo Thuyền Chài. Bộ tư lệnh Hải quân đã hết sức chủ động đóng giứ các đảo chìm trong điều kiện rất khó khăn.

1. Đã xảy ra sự tranh chấp quyết liệt giữa Hải quân nhân dân Việt Nam với hải quân Trung Quốc. Ngày 14/3/1988. Trung Quốc âm mưu chiếm các đảo chìm Cô Lin, Len Đao, Gạc Ma. Lực lượng Hải quân ta đã đấu tranh kiên quyết. Đối phương với số lượng tầu chiến huy động nhiều ( 9-12 chiếc), các tầu khu trục, hộ vệ tên lửa, hộ vệ pháo, hoả lực mạnh, đã hung hãn bắn chìm tàu vận tải 604 ở Gạc Ma, bắn chìm tầu vận tải HQ 605 ở Len Đao, bắn cháy tàu đổ bộ HQ 505 ở Cô Lin. Tầu HQ 505 bị cháy vẫn quyết tâm lao lên đảo và ta giữ được Cô Lin. Tư lệnh Hải quân chỉ huy tiếp tục đưa tầu vận tải, tầu kéo treo cờ chữ thập đỏ và lực lượng ra Len Đao để cứu thương binh lấy tử sỹ và dựng nhà C3 đóng giữ Len Đao.

Tại Gạc Ma một phân đội của trung đoàn Công binh 83 và bộ phận của lữ đoàn 146 đã đổ bộ lên đảo cắm cờ Việt Nam và đang vận chuyển vật liệu lên dựng nhà C3. Trung Quốc đã cho lính lên tranh chấp với ta, chúng giật cờ trong tay Trung uý Trần Văn Phương - sĩ quan chỉ huy của lữ đoàn 146 không được, tên chỉ huy đã dùng súng ngắn bắn chết Trung uý Phương. Đồng chí binh nhất Nguyễn Văn Lanh chiến sỹ của Trung đoàn Công binh 83 giơ chân đá văng khẩu súng ngắn trong tay tên sĩ quan Trung Quốc, rồi lao vào quyết tâm giữ lá cờ Tổ quốc, chúng không giật được cờ đã dùng lưỡi lê đâm vào vai đồng chí Lanh cho gục xuống. Quân ta đã nắm tay nhau đứng vòng quanh quyết bảo vệ lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc, dùng xà beng, dụng cụ lao động chống trả lại những hành động hung hãn của quân thù. Không thể phá vỡ được vòng tròn bất tử của các chiến sỹ Hải Quân nhân dân Việt Nam, chúng rút quân lên tầu rồi xả pháo 37 ly, 12,7 ly bắn chết gần hết số cán bộ chiến sỹ của Trung đoàn 83 lắp dựng nhà và cán bộ chiến sỹ của Lữ đoàn 146 ra giữ đảo. Chúng dùng pháo 100 li bắn chìm tàu HQ 604 tại Gạc Ma.

Trong cuộc xung đột này tổng số 64 cán bộ chiến sỹ Hải Quân đã hy sinh ở cả 3 đảo trong đó có 26 đồng chí của Trung đoàn Công binh 83, họ bắt đi 9 người trong đó có 6 chiến sĩ của của Trung đoàn Công binh 83 mang về đảo Hải Nam giam giữ, năm 1993 họ trao trả, tôi ra nhận 6 chiến sĩ của Trung đoàn CB 83, đưa anh em ra Hạ Long an dưỡng.

Bằng các hành động dũng cảm không chùn bước trước mũi súng của quân thù. Với quyết tâm cho tầu ủi bãi, dùng Pông tông, tàu LCU neo cắm, lắp dựng nhà C3 chúng ta đã chốt giữ được 12 đảo chìm trong khi Trung Quốc chiếm được 6 đảo chìm. Trong đó xảy ra sự kiện ở khu vực 3 đảo chìm họ chỉ chiếm được 1 đảo Gạc Ma, chúng ta vẫn giữ được Cô lin và Len Đao.

Trung tá Vũ Huy Lễ thuyền trưởng tầu HQ 505, Trung tá liệt sĩ Trần Đức Thông Phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 , Đại uý liệt sĩ Vũ Phi Trừ thuyền trưởng tầu HQ 604, Trung uý liệt sĩ Trần Văn Phương đại đội trưởng / Lữ đoàn 146 , Bịnh nhì Nguyễn Văn Lanh chiến sỹ của Trung đoàn Công Bịnh 83 đã được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Trung Quốc chọn thời điểm từ cuối năm 1987 đến đầu năm 1988 gió mùa đông bắc rất mạnh, sóng lớn để thực hiện âm mưu chiếm đóng, đánh chiếm các đảo chìm của ta ở Trường Sa. Các tầu của ta nhỏ chịu sóng gió kém, chưa có định vị vệ tinh, đi dễ lạc đường không bắt được đảo chìm nên gặp nhiều khó khăn bất lợi. Lực lượng tầu của Hải quân ta lúc đó còn yếu, chúng ta có tầu Phóng lôi và tầu Tên lửa, tầu Pháo nhưng đều là loại nhỏ tiến công ven bờ, chịu sóng gió kém, không có khả năng tác chiến dài ở ngoài Trường Sa được. Về không quân các máy bay MIC không bay tới Trường Sa, ta có máy bay SU 22 cũng chỉ bay ra hoạt động được khoảng thời gian rất ngắn nên khả năng tác chến rất hạn chế. Trong khi đối phương có các tầu chiến lớn: khu trục, hộ vệ tên lửa, hộ vệ pháo với số lượng nhiều và hoả lực rất mạnh, cuộc chiến không cân sức. Đồng thời lúc đó chúng ta còn đang phải đối phó với cuộc chiến tranh ở biên giới phía Bắc và lực lượng còn đang ở Căm Pu Chia giúp bạn . Tình hình kinh tế đất nước vô cùng khó khăn. Về đối ngoại cũng không thuận lợi khi chúng ta đưa quân vào Căm Pu Chia giúp nhân dân bạn đánh đổ chế độ diệt chủng Khơ me đỏ.

Trung Quốc đã dựa vào sức mạnh của Hải quân để chiếm đóng và đánh chiếm các đảo chìm của Việt Nam.

Trước tình hình như vậy , TL Giáp Văn Cương quyết định tìm mọi cách đưa tàu ra Trường Sa. Ông đã giao cho Trung đoàn Công binh 83 dùng 1600 tấn thuốc nổ đào con kênh dài 750 m rộng 50 m sâu 5 m nối thông hồ ở đảo Đá Lớn với biển để đưa tầu HQ ra trực chiến. Ngăn chặn âm mưu lấn tới của TQ.

2. Phó đô đốc Mai Xuân Vĩnh nói qua điện thoại với tôi: Lê Mã Lương nói bậy, ông ấy biết gì về Hải quân, về sự kiện Gạc Ma mà nói. Nói như vậy là việc tầy đình, không phải là chuyện nhỏ đâu. Những người chỉ huy của Hải quân khi ấy trừ Đô đốc Giáp Văn Cương mất, còn lại đều còn sống cả. Tôi trực tiếp chỉ huy đây, Tổng cục chính trị phải kiềm tra chấn chỉnh ông Lê Mã Lương chứ để nói bậy bạ như vậy là không được.

3. Đồng chí Đại tá Trần Đình Dần nói chuyện qua điện thoại với tôi sáng nay: Trung đoàn được giao nhiệm vụ ra lắp dựng nhà C3 chốt giữ đảo, không có lệnh nào là không được nổ súng cả.

4. Đồng chí Nguyễn Văn Lanh điện thoại cho tôi sáng nay nói:

"Tàu HQ 604 chở phân đội của Trung đoàn Công binh 83 gồm 32 cán bô chiến sĩ ra lắp dựng nhà C3 chốt giữa đảo.
Lữ đoàn 146 cử một phân đội ra cùng phân đội của Trung đoàn 83 dựng nhà sau đó tiếp quản chốt giữ bảo vệ đảo.
Một tổ của Lữ đoàn 146 do Trung uý Trần Văn Phương chỉ huy và ba chiến sĩ đã lên đảo cắm cờ trước xác định chủ quyền của Việt Nam mới đưa lên hai khẩu súng AK. Trung Quốc cho xuồng đổ bộ lính lên đảo khoảng năm chục quân để giật cướp lá cờ của ta.

Phân đội của Trung đoàn Công binh 83 nhận lệnh khẩn trương lên đảo tiếp sức bảo vệ cờ, một số có xuồng, một số nhảy xuống biển bơi vào cho kịp. Khi vào khu vực cắm cờ, quân Trung Quốc đang gành giật cờ với đồng chí Phương, thấy quân ta vào đông tên chỉ huy đã dùng súng ngắn bắn chết Trung uý Trần Văn Phương chỉ huy bộ phận của Lữ đoàn 146. Chiến sĩ Nguyễn Văn Lanh của Trung đoàn 83 nhảy vào dùng xà beng đánh bay khẩu dúng ngắn trên tay tên sĩ quan TQ rồi nhảy vào thay đồng chí Phương giữ cờ. Lanh bị một tên lính TQ dùng súng bắn vào vai, dùng lê đâm từ phía sau , Lanh gục xuống vẫn giữ lá cờ trong tay. Không có chuyện Lanh nói có súng trong tay nhưng lệnh không được bắn nên không bắn chết tên chỉ huy của TQ, những diều nói do có lệnh nên Lanh không được bắn là xuyên tạc bịa đặt trắng trợn. Đồng chí Lanh nói là Trung uý Trần Văn Phương nói với các chiến sĩ thuộc quyền của anh ấy là chúng ta giữ đảo một cách hoà bình, không nổ súng trước khi đồng chí ấy hi sinh, vì Phương bị quân TQ sát hại đầu tiên."

5. Chỉ có Trung uý Phương bị sát hại và binh nhất Lanh bị thương tại đảo, còn 62 cán bộ chiến sĩ bị súng, pháo trên tàu của đối phương sát hại trên đảo và trên các tàu bị bắn chìm, bắn cháy. Dù có lệnh nổ súng hay không có lệnh cho nổ súng cũng không tránh được bị súng pháo trên tàu của đối phương sát hại. Những lời qui chụp của người viết bài là hoàn toàn không có hiểu biết thực tế, vu cáo, xuyên tạc trắng trợn.

6. Với gần mười sáu năm công tác ở Hải quân, gần mười năm gắn bó với Trường Sa, tôi luôn luôn quán triệt tư tưởng chỉ đạo của cấp trên về dối sách trên biển, giữ gìn môi trường hoà bình, cảnh giác, tránh xung đột vũ trang trên biển, tránh khiêu khích để đối phương có cớ gây sự. Kiên quyết bảo vệ chủ quyền Biển đảo của Tổ quốc. Từ đó luôn luôn xác định không được nổ súng trước chứ không ai nói không được nổ súng.

7. Viết bài nêu lên lệnh “ Không được nổ súng “ là một việc làm sai trái với ý đồ xấu, tạo cớ cho bọn phản động xuyên tạc làm mất uy tín, mất niềm tin của nhân dân nhất là các thế hệ thanh niên với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

8. Khi hội thảo báo cáo khoa học đề nghị tặng giải thưởng Hồ Chí Minh do Đô đốc Nguyễn Văn Hiến - Thứ trưởng Bộ quốc phòng kiêm tư lệnh Hải quân chủ trì, có sự tham gia của Phó đô đốc Mai Xuân Vĩnh và Phó đô đốc Nguyễn Xuân Công cùng nguyên Tư lệnh Hải quân, Trung tướng Trần Quang Khuê - Phó TTMTQĐNDVN nguyên PTL - TMT HQ, Trung tướng Phạm Đức Lĩnh cục trưởng cục cảnh sát biển và các cán bộ trong nhóm tác giả, tôi là tổ trưởng viết báo cáo khoa học, tôi đề nghị viết về sự kiện Gạc Ma cho rõ và nêu lên lời phát biểu của thiếu tướng Lê Mã Lương trên mạng về lệnh không được nổ súng. Tất cả đều nói Lê Mã Lương nói bậy. Anh Trần Quang Khuê phản ứng gay gast nhất nói là Lê Mã Lương nói láo, đề nghị Thiếu tướng Hoàng Kiền viết bài phản bác đăng lên mạng. Tôi đã viết nhiều bài phản đối ý kiến vho rằng có lệnh “ Không được nổ súng “.

KIẾN NGHỊ

1.Trước hết đề nghị Bộ quốc phòng chỉ đạo Tổng cục chính trị kiểm tra lại quyển sách này, cần có cuộc họp Phó đô đốc Mai Xuân Vĩnh, Trung tướng Trần Quang Khuê và một số cán bộ Hải quân trong sự kiện Gạc Ma để đối chất với Thiếu tướng Lê Mã Lương làm rõ vấn đề.

2. Các cơ quan chức năng cần có cuộc họp dưới sự chỉ của Ban Tuyên giáo TW, có sự tham gia của Bộ quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hoá - TT và DL và đơn vị trực tiếp là Bộ tư lệnh Hải quân họp để làm rõ vấn đề.

3. Trước mắt cần tạm đình chỉ việc phát hành cuốn sách này. Khi có kết luận cần thu hồi huỷ bỏ toàn bộ nếu nội dung viết về có lệnh của người có cương vị cao là “Không được nổ súng".

4. Kiểm điểm nhà xuất bản cho xuất bản cuốn sách này, có hình thức xử lý thích đáng.

5. Hãy ngăn chặn mưu toan xuất bản cuốn sách độc hại này ở nước ngoài.

6. Với tôi
Trằn trọc suốt đêm thâu
Nung nấu suốt ngày dài
Vắt tim óc lọc bài
Hải Quân - tôi chiến sĩ.

Quảng Trị ngày 12/7/2018
Thiếu tướng Hoàng Kiền

THÔNG TIN CHÍNH THỨC VỤ GÂY RỐI TẠI BÌNH THUẬN

Chiều 11/7, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức họp báo cung cấp thông tin chính thức liên quan đến vụ việc các đối tượng gây rối tại Bình Thuận trong các ngày 10-11/6/2018.

THÔNG TIN CHÍNH THỨC VỤ GÂY RỐI TẠI BÌNH THUẬN
Trụ sở Đội Cảnh sát PCCC – CHCN Phan Rí bị đốt, đập phá tan hoang
Theo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận, trong hai đêm 10-11/6 hơn 400 người tập trung trước cổng HĐND-UBND tỉnh Bình Thuận (số lượng người dân hiếu kỳ tập trung theo dõi rất đông) có hành vi quá khích, gây rối trước cổng UBND tỉnh. Sau khi triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đến khoảng 0 giờ 30 phút các ngày 11 và 12/6, số đối tượng quá khích tập trung trước cổng UBND tỉnh mới được giải tán.

THÔNG TIN CHÍNH THỨC VỤ GÂY RỐI TẠI BÌNH THUẬN
Các đối tượng quá khích đập phá xe CSGT
Thống kê thiệt hại do các đối tượng quá khích đập phá gồm: Nhà trực công an bảo vệ trụ sở UBND bị đốt cháy, cổng chính bị đạp đổ, 3 xe ô tô và 20 xe máy bị đốt cháy; một số phòng làm việc của UBND bị ném đá vỡ cửa kính; một số phòng làm việc của Sở Kế hoạch và Đầu tư bị đốt cháy… Lực lượng chức năng đã tạm giữ 200 đối tượng quá khích, manh động, tạm giữ 218 phương tiện các loại phục vụ điều tra.

Tại Quốc lộ 1A khu vực thị trấn Phan Rí Cửa (huyện Tuy Phong) và xã Phan Rí Thành (huyện Bắc Bình), trong ngày 10/6, có hơn 500 đối tượng quá khích gây rối trên Quốc lộ 1A gây tắc nghẽn giao thông, dùng gạch đá chống đối lực lượng chức năng. Đến khoảng 23 giờ 20 phút, sau khi các lực lượng chức năng triển khai biện pháp nghiệp vụ, đám đông mới được giải tán. Trưa 11/6, các đối tượng quá khích tiếp tục dùng gạch đá tấn công lực lượng cơ động tại khu vực này. Các đối tượng quá khích đã đốt 10 xe ô tô, đập phá làm hư hỏng 16 xe ô tô và 5 xe mô tô.

Qua khai thác các đối tượng bị bắt giữ tại thành phố Phan Thiết, tất cả các đối tượng đều thừa nhận do có người cho tiền để tham gia gây rối; không ai biết và không có động cơ phản đối dự thảo Luật đơn vị Hành Chính - Kinh tế đặc biệt. Vụ việc gây rối tại Phan Rí Cửa, công an đã xác định 50 đối tượng kích động và trực tiếp gây rối, đập phá, trong đó có 30 đối tượng hình sự liên quan đến ma túy.

Theo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận, việc kích động, lôi kéo người dân tham gia biểu tình, gây rối an ninh trật tự tại địa phương trong những ngày qua là do các đối tượng phản động, chống đối gây ra; trong thành phần gây rối, quá khích có nhiều đối tượng hình sự, liên quan đến ma túy. Lý do phản đối Luật đơn vị Hành chính -Kinh tế đặc biệt chỉ là cái cớ để các đối tượng phản động, chống đối lợi dụng, kích động, lôi kéo đám đông. Hiện nay, Công an tỉnh Bình Thuận đang tập trung lực lượng tìm kiếm các đối tượng cầm đầu, chủ mưu để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật./.

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn thôi chức Bí thư Ban cán sự đảng


Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo, cho thôi chức Bí thư Ban cán sự đảng với Bộ trưởng Trương Minh Tuấn do những quyết định liên quan dự án mua AVG.

Ngày 12/7, Bộ Chính trị đã họp dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Thông tin Truyền thông nhiệm kỳ 2011 - 2016 và ông Trương Minh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông.

Hai ông bị xem xét kỷ luật do các vi phạm liên quan đến dự án Tổng công ty Viễn thông MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu AVG (dự án).

Bộ Chính trị đánh giá những vi phạm của ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng. Do đó, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Trương Minh Tuấn; cho thôi chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Thông tin Truyền thông nhiệm kỳ 2016 - 2021; đồng thời đề nghị Ban chấp hành Trung ương xem xét kỷ luật nghiêm minh ông Nguyễn Bắc Son theo thẩm quyền.

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn thôi chức Bí thư Ban cán sự đảng
Nguyên Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm của Ban cán sự đảng nhiệm kỳ 2011-2016.
Ban cán sự đảng Chính phủ được yêu cầu chỉ đạo thực hiện quy trình kỷ luật về hành chính với ông Trương Minh Tuấn bảo đảm đồng bộ, kịp thời với kỷ luật của Đảng.

Ban cán sự đảng Bộ Thông tin Truyền thông nhiệm kỳ 2011 - 2016 cũng bị kỷ luật cảnh cáo do "vi phạm rất nghiêm trọng, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động và quá trình cổ phần hóa Tổng công ty MobiFone, đến uy tín của tổ chức đảng và Bộ Thông tin Truyền thông, gây bức xúc trong xã hội".

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn thôi chức Bí thư Ban cán sự đảng
Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn.
Những vi phạm của hai nhiệm kỳ Bộ trưởng

Theo kết luận của Bộ Chính trị, ông Nguyễn Bắc Son phải chịu trách nhiệm chính về những khuyết điểm của Ban cán sự đảng nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Ông Son đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, không bàn bạc, thảo luận với tập thể Ban cán sự đảng. Ông trực tiếp quyết định nhiều nội dung liên quan đến dự án không đúng quy định; ký văn bản trình Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án và giao cho cấp dưới ký một số văn bản liên quan đến Dự án có nội dung trái quy định, không đúng nhiệm vụ được phân công. Ông cũng thiếu chỉ đạo, kiểm tra quá trình thực hiện dự án, để xảy ra nhiều vi phạm rất nghiêm trọng.
Theo quy định, Ban cán sự đảng các bộ, ngành là tổ chức đảng do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định thành lập, thực hiện chức năng lãnh đạo, chỉ đạo đối với cơ quan đó. Thành viên ban cán sự đảng của một bộ gồm: Bộ trưởng, các thứ trưởng, vụ trưởng vụ tổ chức cán bộ; các thành viên khác (nếu có). Bộ trưởng làm Bí thư Ban cán sự đảng, một thứ trưởng làm phó Bí thư Ban cán sự đảng.
Còn ông Trương Minh Tuấn trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng, cùng chịu trách nhiệm về những khuyết điểm của Ban cán sự đảng nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Ông Tuấn bị kết luận đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo trong quá trình được phân công chỉ đạo thực hiện dự án; ký quyết định số 236, ngày 21/12/2015 của Bộ Thông tin Truyền thông phê duyệt dự án và một số văn bản có liên quan trái quy định, có văn bản không thuộc nhiệm vụ được phân công.

Với cương vị Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng từ tháng 4/2016 đến nay, ông Tuấn chịu trách nhiệm chính về các vi phạm của Ban cán sự đảng nhiệm kỳ 2016-2021.

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn thôi chức Bí thư Ban cán sự đảng
Diễn biến vụ MobiFone mua cổ phần AVG.
Đầu năm 2016 dự án MobiFone mua 95% cổ phần AVG được tiết lộ, tuy nhiên số tiền không được nhắc tới. Thời điểm đó Bộ TTTT đề nghị Bộ Công an đưa giao dịch này thuộc danh mục Mật - trái với các quy định hiện hành.
Bảy tháng sau, Thường trực Ban bí thư chỉ đạo thanh tra toàn diện dự án trên. Thanh tra Chính phủ vào cuộc từ tháng 9/2016 và đến tháng 3/2018 ban hành kết luận, chỉ rõ MobiFone đánh giá không đúng thực trạng tài chính rất xấu của AVG. Trong khi thực tế, từ lúc thành lập đến thời điểm thẩm định giá, AVG liên tục lỗ, số lỗ luỹ kế đến 31/3/2015 là hơn 1.632 tỷ đồng (bằng 45% vốn điều lệ)... Giá trị vốn chủ sở hữu của AVG chưa đến 2.000 tỷ đồng nhưng MobiFone lại sử dụng kết quả thẩm định giá thiếu tin cậy khi xác định lên tới hơn 16.000 tỷ đồng. Số liệu này sau đó được dùng làm căn cứ mua cổ phần.
Cơ quan thanh tra tính rằng sau khi trừ giá trị tài sản vô hình gần 13.500 tỷ đồng và loại trừ nợ phải trả hơn 1.100 tỷ đồng thì "nguy cơ hiện hữu gây thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước tại MobiFone khoảng 7.000 tỷ đồng".
Kết luận của Thanh tra Chính phủ cũng nêu, Bộ TTTT với chức năng đại diện chủ sở hữu và quản lý nhà nước đã “thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định dự án; quyết định phê duyệt dự án đầu tư không đảm bảo căn cứ pháp lý, vi phạm các quy định của pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước...”.
Hiện MobiFone và AVG đã thống nhất hủy hợp đồng chuyển nhượng. Nhóm cổ đông AVG trả lại hơn 8.500 tỷ đồng, bao gồm toàn bộ giá trị 95% cổ phần và 60 tỷ đồng cho các chi phí liên quan.