KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018

Ngăn ngừa hành vi lợi dụng internet, mạng xã hội để xuyên tạc về quyền con người

Sự ra đời của internet, tiếp đó là mạng xã hội (MXH) về mặt khoa học, công nghệ (KHCN) mở ra một thời đại mới cho nhân loại. Nhờ internet, MXH mà con người nhận được thông tin không bị hạn chế bởi vị thế xã hội, tức thì… ở mọi nơi trên thế giới. Dựa trên internet, MXH, ngày nay với máy vi tính (computer), điện thoại thông minh (smartphone) con người có thể tra cứu và trao đổi thông tin ở bất cứ đâu về mọi chủ đề.

Ngăn ngừa hành vi lợi dụng internet, mạng xã hội để xuyên tạc về quyền con người

Nhiều người cho rằng internet, MXH đã tạo ra một thế giới thứ hai-thế giới mạng-thế giới ảo. Các nhà khoa học thì cho rằng với internet, MXH, nhân loại có thêm một hệ sinh thái mới-hệ sinh thái số. Đó là một hệ thống thông tin trên tất cả lĩnh vực được lưu giữ có thể dễ dàng tìm kiếm (trên Wikipedia) và nhiều công cụ tìm kiếm, trao đổi thư từ (trên Google, Yahoo) và tương tác trực tuyến trên Facebook.

Thế nhưng trong hệ sinh thái số, thế giới ảo lại đặt ra nhiều thách thức đối với nhân loại, nhất là việc đánh giá tính chân thực của thông tin từ những việc đơn giản như mua hàng trên mạng cho đến những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, quyền riêng tư của cá nhân... Khác với thế giới thực, những thông tin mà người ta có được trên thế giới ảo khó kiểm chứng. Điều này, dẫn đến kẻ xấu có thể lợi dụng internet, MXH vì những mục tiêu không tốt, như: Đưa thông tin giật gân, câu view, câu like; đưa thông tin về đời tư do hẹp hòi, ích kỷ, định kiến cá nhân... Thông tin sai sự thật không những ảnh hưởng đến xã hội, mà thậm chí có người đã tìm đến cái chết thương tâm… 

Ở Việt Nam, trên lĩnh vực chính trị, những phần tử cơ hội đã lợi dụng internet, MXH để nhằm vào việc chống phá, hòng lật đổ chính quyền nhân dân, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN), như: Xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam; bôi nhọ chính quyền các cấp… kêu gọi người dân biểu tình, gây rối…

Vừa qua (16-8-2018), Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Lê Đình Lượng (sinh năm 1965) trú tại xóm 9, xã Hợp Thành (Yên Thành, Nghệ An), bị truy tố về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự năm 1999. Theo cáo trạng, liên tục trong thời gian dài, Lượng lập tài khoản trên Facebook để tán phát hàng trăm thông tin, clip có nội dung chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, kích động tuần hành, biểu tình, gây rối an ninh trật tự. Trước đó, nhiều bị cáo, như: Trần Thị Nga (Hà Nam), Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Đà Nẵng) cũng có hành vi tương tự-lập tài khoản trên MXH, tán phát bài viết, các clip với nội dung thông tin bịa đặt nhằm chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Tất cả các đối tượng nêu trên đều bị cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Các thế lực thiếu thiện cảm với Việt Nam ở nước ngoài cũng sớm lợi dụng internet, MXH để đưa thông tin can thiệp, chống phá chế độ xã hội, Nhà nước Việt Nam. Điển hình là hằng năm Hoa Kỳ công bố hai bản Phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền và tình hình tôn giáo trên thế giới đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao và sứ quán Hoa Kỳ, sau đó được các cơ quan báo chí, hãng thông tấn phương Tây, như: BBC, RFA, VOA, RFI đưa lại. Trong các bản “Phúc trình” nói trên, Hoa Kỳ thường xuyên tạc chính sách, pháp luật Việt Nam, đặc biệt là xuyên tạc quyền tự do ngôn luận, báo chí, tự do internet ở Việt Nam. Chứng cứ mà họ bao biện cho hành vi của mình thường là những vụ án về tội phạm lợi dụng tự do ngôn luận, báo chí, lợi dụng internet, MXH để tán phát các thông tin xấu độc chống phá chế độ xã hội và Nhà nước Việt Nam.

Gần đây, trong dịp Quốc hội khóa XIV thảo luận về dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc (gọi tắt là dự án Luật Đặc khu) và Luật An ninh mạng, nhiều trang mạng phương Tây cho rằng cơ quan chức năng của Việt Nam đã sử dụng “hai điều luật cực kỳ mơ hồ trong Bộ Luật Hình sự là Điều 88 về tội “tuyên truyền chống nhà nước” và Điều 258 về “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” để bắt bớ và bỏ tù nhiều người bất đồng chính kiến”. Những cuộc biểu tình, gây rối (ngày 10 và 11-6-2018) ở một số địa phương gần đây với cái cớ là phản đối dự án Luật Đặc khu, Luật An ninh mạng, thực tế là đã có bàn tay của các thế lực thù địch ở nước ngoài lợi dụng internet, MXH để kích động nhân dân chống lại chính quyền. Nối tiếp những hành động trên, ngày 12-7-2018, một số nghị sĩ cực hữu Hoa Kỳ (nhóm Vietnam Caucus) soạn thảo văn bản, “kêu gọi” lãnh đạo công ty Facebook và Google không chuyển văn phòng lưu trữ dữ liệu cá nhân người dùng ở nước ngoài về Việt Nam.

Trên lĩnh vực quyền con người (QCN), sự ra đời của thế giới ảo, hệ sinh thái số dựa trên internet, MXH là cơ sở KHCN quan trọng hàng đầu trong nâng cao khả năng bảo đảm của nhà nước, sự hưởng thụ các quyền và tự do của người dân trên tất cả lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực báo chí và tiếp cận thông tin. Chính sách, pháp luật nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tăng cường phát triển KHCN và hội nhập quốc tế, trong đó có kết nối internet, đồng thời tôn trọng và bảo đảm QCN trên tất cả lĩnh vực, trong đó có tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin.

Hiến pháp 2013 dành cả Chương II quy định về “QCN, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Thể chế hóa Hiến pháp 2013, Quốc hội Việt Nam đã chỉnh sửa và xây dựng nhiều văn bản luật nhằm bảo đảm những quyền trên. Trước Hiến pháp 2013, Chính phủ đã ban hành nghị định về “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng” (15-7-2013). Trong nghị định này, Chính phủ xác định chính sách phát triển, quản lý internet của Nhà nước Việt Nam là: “Thúc đẩy việc sử dụng internet…; khuyến khích phát triển ứng dụng tiếng Việt…; phát triển hạ tầng internet băng rộng… chú trọng việc phổ cập dịch vụ internet ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; ngăn chặn những hành vi lợi dụng internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục...”.

Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 quy định nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin: “Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin; thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ; việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật...”.

Theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin thì quyền tiếp cận thông tin là một quyền có thể bị hạn chế hoặc là quyền có điều kiện. Các hành vi bị nghiêm cấm, bao gồm: “Cố ý cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, trì hoãn việc cung cấp thông tin; hủy hoại thông tin; làm giả thông tin… Cung cấp hoặc sử dụng thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, gây kỳ thị về giới, gây thiệt hại về tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức...” (Điều 11). Như vậy có thể nói, khuôn khổ chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo đảm QCN trong bối cảnh internet, MXH là đầy đủ, đồng thời những quy định của pháp luật Việt Nam hoàn toàn tương thích với luật quốc tế về QCN.

Trên thực tế, việc bảo đảm QCN trong lĩnh vực tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin được Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện khá sớm. Việt Nam hòa mạng internet toàn cầu từ ngày 1-12-1997. Theo tổ chức nghiên cứu về MXH quốc tế-Next Web, hiện nay Việt Nam nằm trong "Top 10 quốc gia có nhiều người dùng Facebook nhất thế giới" với 64 triệu người, chiếm 3% tổng số tài khoản Facebook toàn cầu. Người dân có thể đăng lên mạng và tải về các video/clip hoàn toàn không bị cấm đoán nếu không vi phạm pháp luật.

Ngoài các đài phát thanh, truyền hình quốc gia và các tỉnh, thành phố, hiện nay Việt Nam có tới 74 báo và tạp chí điện tử, 336 MXH, 1.174 trang thông tin điện tử được cấp phép hoạt động. Giá dịch vụ internet ở Việt Nam vào loại rẻ nhất khu vực. Người nước ngoài và người dân Việt Nam có thể tiếp cận tin tức của các cơ quan thông tấn, báo chí trên thế giới, như: AFP, AP, BBC, VOA, Reuters, Kyodo, Economist, Financial Times… mà không có bất kỳ hạn chế nào.

Như vậy, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với bảo đảm QCN, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong điều kiện internet, MXH là đầy đủ, thuận lợi. Tuy nhiên, khi sử dụng internet, MXH cần nhận thức đúng về QCN, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đó là nghĩa vụ tuân thủ pháp luật; thực hiện đúng những hạn chế quyền, nhằm bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Điều này, không chỉ là trách nhiệm về chính trị, pháp lý mà còn thuộc về đạo đức, lối sống của mỗi người và cũng là quy định của nhiều quốc gia trên thế giới.

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2018

Họp báo về vụ gây rối trật tự công cộng, cản trở giao thông trên QL1A


Chiều 04/9, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ngãi Võ Văn Hào, Phó Giám đốc Sở TT&TT Trần Cao Tánh và Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi, Đại tá Võ Văn Dương đã chủ trì cuộc họp báo để cung cấp thông tin về vụ việc tập trung đông người, gây rối trật tự công cộng, cản trở giao thông, chống người thi hành công vụ trên QL 1, đoạn qua địa bàn xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) vào đêm 02/9/2018.


Họp báo về vụ gây rối trật tự công cộng, cản trở giao thông trên QL1A
Hai chiến sĩ cảnh sát cơ động bị đối tượng quá khích gây thương tích trong đêm 02/9
Theo báo cáo của Công an tỉnh, đêm 02/9, khoảng 500 người dân tập trung tại khu vực gần Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt MD (huyện Đức Phổ) để xem văn nghệ do người dân tổ chức. Đến 21 giờ 30 phút, người dân đang ra về thì có đối tượng tung tin Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt MD đang dùng xe đào hoạt động đổ bê tông lấp rác phi tang. Do đó, một số người dân bị kích động, kêu gọi tập trung đông người trước UBND xã Phổ Thạnh la hét, yêu cầu chính quyền lên nhà máy kiểm tra, lập biên bản. 

Sau đó, Bí thư Đảng uỷ xã Phổ Thạnh Lê Văn Thái cùng người dân dân lên kiểm tra thì nhà máy không hoạt động, nên không lập biên bản. Lúc này, một số người dân la hét, kêu gọi chặn đường QL1A.

Khoảng 22 giờ 30 phút, hơn 20 người dân tụ tập, đặt vật dụng tôn, ván gỗ, bình gas, gạch đá… chặn QL1A trước Công an xã Phổ Thạnh. Hơn 30 người khác chặn đường tránh phía tây tại ngã ba đường dẫn lên Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt MD. Tại hai địa điểm trên, người dân chuẩn bị gậy, đá xanh kích cỡ 6x10, can xăng, chai xăng nhét nút để chống đối lực lượng thi hành công vụ khi vào giải quyết…

Nhận được thông tin, lãnh đạo Công an tỉnh đã chỉ đạo triển khai lực lượng xuống hiện trường tiếp xúc, vận động, yêu cầu bà con giải tán, giải tỏa đường cho xe lưu thông, nhưng những người này không chấp hành, gây ùn tắc giao thông trên tuyến QL1A hơn 4 giờ đồng hồ.

Họp báo về vụ gây rối trật tự công cộng, cản trở giao thông trên QL1A
Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ngãi Võ Văn Hào phát biểu tại buổi họp báo.
Giám đốc Công an tỉnh cho lực lượng dỡ dọn các vật dụng trên QL1A để giải phóng giao thông. Lúc này, một số đối tượng quá khích, chống đối, dùng đá ném tấn công làm 2 cán bộ, chiến sĩ bị thương, buộc lực lượng Công an cưỡng chế, tạm giữ 24 đối tượng (06 nam, 18 nữ) về hành vi gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ. Đến 4 giờ sáng ngày 03/9, người dân giải tán, QL1A tuyến cũ và mới thông xe trở lại…

Qua phân loại, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đức Phổ tạm giữ hình sự 09 đối tượng; lập biên bản xử lý vi phạm hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng 21 người. 

Đến sáng 03/9, một số người dân kéo ra Công an huyện yêu cầu thả người và Công an giải thích, vận động, nhưng một số người không chấp hành, nên Công an huyện Đức Phổ lập biên bản vi phạm hành chính 02 người.

Trong ngày 03/9, Công an cùng Viện kiểm sát nhân dân huyện Đức Phổ, các ngành chức năng cùng một số người dân lên kiểm tra hiện trường Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt MD và khẳng định, đêm 02/9, nhà máy không hoạt động; việc một số người dân tung tin việc nhà máy đổ bê tông xóa lượng rác tồn đọng là không đúng.

Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ngãi, ông Võ Văn Hào khẳng định: tỉnh đã chỉ đạo Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt MD ngừng hoạt động từ trước đó, nên việc tối 02/9 một số người dân tung tin nhà máy hoạt động chôn lấp rác là không đúng sự thật. Việc một số người dân chặn QL1A làm ách tắc giao thông là hành vi phạm pháp luật. Đồng thời đề nghị các cơ quan báo chí đưa tin trung thực, đúng bản chất sự việc để người dân hiểu, không để bị kẻ xấu lợi dụng kích động, lôi kéo ra đường chặn QL1A. 

Hiện, tỉnh Quảng Ngãi đang cho thanh tra việc đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt MD, khi có kết luận tỉnh sẽ công khai cho người dân biết.

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2018

Gia Lai: Chồng của Nguyễn Thị Huệ - chờ ngày xộ khám!



Sau khi đăng bài viết “Gia Lai: mụ đàn bà lương tri có hạn nhưng khốn nạn vô biên”, chúng tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi, “tố” thêm nhiều hành vi được cho là “khốn nạn” của vợ chồng Mượt - Huệ. Để cung cấp thêm thông tin cho độc giả, hôm nay chúng tôi xin nói về Vũ Đức Mượt, chồng của Huệ.

Ông bà ta đã nói “giấy rách thì giữ lấy lề”, nhưng với gia đình mụ Huệ thì lề hay giấy cũng đã đem đi nhóm lửa nuôi lòng thù hận cả rồi, quý vị ạ. Được biết, chồng mụ là Vũ Đức Mượt (SN 1963), là bị can trong vụ án “vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” liên quan đến vụ tai nạn giao thông xảy ra vào ngày 01/10/2017; trong đó ông Mượt là kẻ phóng nhanh, thiếu quan sát là nguyên nhân chính gây ra vụ tai nạn chết người tại xã Ia Khươl, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.

Gia Lai: Chồng của Nguyễn Thị Huệ - chờ ngày xộ khám!
Vũ Đức Mượt và Vũ Quỳnh Thương tại Cơ quan điều tra (ảnh cắt từ clip livestream của Vũ Quỳnh Thương).
Lần theo nội dung vụ án, được biết: vào một ngày đẹp trời, lộng gió, anh Mượt đang “mơ về nơi xa lắm”, cưỡi trên mình con Honda Lead thần thánh (BKS 81V1 - 178.48) lưu thông trên Quốc lộ 14, hướng từ Kon Tum về Gia Lai; do thiếu quan sát, không làm chủ được tốc độ đã lao vào người đang ngồi sửa xe (xe máy BKS: 81K6 - 5116) bên phần đường dành cho xe thô sơ, làm nạn nhân văng ra giữa đường và bị ô tô (BKS 81A - 134.56) đi hướng ngược lại tông tử vong tại chỗ. Nạn nhân là ông Lê Huy Thiện, trú tại xã Hòa Phú, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, vừa bước qua tuổi 60.
Khi tiếp nhận thông tin vụ việc, trên cơ sở kết luận giám định của các cơ quan chức năng về dấu vết, chất bám dính, mẫu sơn… cũng như kết quả trưng cầu giám định về  tình trạng kỹ thuật các phương tiện liên quan đến vụ tai nạn. Đồng thời, từ lời khai của các nhân chứng trực tiếp chứng kiến vụ việc cho biết thì Vũ Đức Mượt đã chạy xe mô tô nhưng thiếu quan sát, không làm chủ được tốc độ và gây ra vụ tai nạn đau lòng như trên. Căn cứ vào các kết quả điều tra, xác minh, chứng cứ, tài liệu có liên quan… hành vi của Mượt đã đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Vì vậy, ngày 14/3/2018, Cơ quan tố tụng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can (được VKS cùng cấp phê chuẩn) và thực hiện lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Vũ Đức Mượt về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” (quy định tại Điều 202, BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009). Trong vụ án này nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn giao thông là do lỗi hỗn hợp; nạn nhân cũng có một phần lỗi (khi dựng, đỗ xe chiếm phần đường dành cho xe thô sơ); đối với tài xế ô tô trong vụ việc này không có lỗi (thuộc trường hợp sự kiện bất ngờ, vì tài xế đảm bảo tốc độ, đi đúng làn đường quy định, đồng thời có xe khách cùng chiều đi phía trước nên bị khuất tầm nhìn không thể quan sát được phía bên kia đường nên mới tông vào nạn nhân khi bị xe ông Mượt tông vào trước và văng nạn nhân ra giữa đường).
Tuy nhiên, thay vì ăn năn hối cải để nhận được sự khoan hồng của pháp luật, thì trong quá trình tố tụng, Mượt không chấp hành tham gia các hoạt động tố tụng, viện dẫn ra nhiều lý do vô lý, không có căn cứ; kêu oan mình là bị hại và đổ hết tội lỗi cho tài xế xe ô tô… Ngày 22/3/2018, Cơ quan điều tra đã triệu tập Mượt để tống đạt các quyết định tố tụng nói trên; đồng thời giải thích các quyền và nghĩa vụ của bị can, nhưng Mượt không hợp tác, không ký biên bản.

Gia Lai: Chồng của Nguyễn Thị Huệ - chờ ngày xộ khám!
Vợ chồng Nguyễn Tiến Mộc-Phạm Thị Hảo không liên quan đến vụ việc nhưng cũng đi cùng Vũ Đức Mượt lên làm việc theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra (ảnh cắt từ clip livestream của Vũ Quỳnh Thương).
Điều đáng nói ở đây, là khi lên làm việc với cơ quan Công an, Mượt kéo theo mụ Huệ, cô con gái khuyết tật “Vũ Quỳnh Thương” và rủ rê, lôi kéo cặp vợ chồng già chuyên đi kích động, khiếu kiện kéo dài tên Mộc - Hảo (ở phường Hoa Lư, Tp. Pleiku) làm hậu phương, hỗ trợ cho y. Đám này đã dùng điện thoại để “lai chim” tung lên mạng xã hội… Mặc dù đã được nhắc nhở, nhưng với bản tính ngông cuồng và thành tích chống đối, phá hoại được tích lũy trong thời gian qua của các đối tượng đi cùng (và không liên quan đến vụ án) thì việc không chấp hành là điều không có gì bất ngờ! Như được dịp xả hơi, mụ Huệ được thời phát huy sở trường thích chửi của mình, mụ văng tục và tiếp tục vu khống cán bộ “hiếp dâm”…

Người ta từng nói “phía sau người đàn ông thành đạt, luôn có bóng dáng của một người phụ nữ”; nhưng với gia đình u nhọt của Mượt thì phía sau một người đàn ông thất bại (như Mượt) là một người phụ nữ mất dạy (như Huệ) quả là chân lý, và điển hình của những điển hình. Bởi thành tích gia đình chống đối này chưa từng có ý định dừng lại, thể hiện bằng việc trắng trợn thách thức, coi thường pháp luật đến mức lú lẫn; không biết đâu là đúng - sai, phải - trái. Bằng chứng là khi cơ quan điều tra gửi Giấy triệu tập lần 2, Mượt không chấp hành; gửi giấy triệu tập lần 3 thì hơn tiếng đồng hồ sau mới có mặt (triệu tập lúc 8 giờ thì đến hơn 9 giờ ngày 31/7/2018 Mượt mới lên)! Và y vẫn không quên kéo theo “liên minh” chống đối như lần đầu tiên. Nhưng ngu học ở chỗ, Mượt đưa ra yêu sách phải cho những thành phần không liên quan đến vụ án được tham gia vào quá trình hỏi cung, được quay phim, chụp hình, photo toàn bộ hồ sơ vụ án… Mất dạy hơn, khi không được đáp ứng các yêu cầu vô lý trên ( mặc cho cơ quan tiến hành tố tụng đã giải thích về quy định của pháp luật: chỉ làm việc với bị can, không được quay phim, chụp hình…), thì Mượt bất tuân, ngang ngược từ chối làm việc. Được đà lấn tới, các đối tượng đi cùng thực hiện phát trực tiếp trên phây búc, nghe tư vấn của đám “cái gì cũng biết, trừ luật” ở trong và ngoài nước. Tiếp theo như thường lệ, mụ Huệ bắt đầu lăng mạ, chửi bới và la hét khi không được đáp ứng yêu cầu… Thậm chí, khi triệu tập đến lần thứ 4 (yêu cầu Mượt đến tại UBND xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai - nơi sinh sống của gia đình Mượt để tống đạt các quyết định) thì Mượt vẫn không chấp hành và gia đình Mượt bắt đầu chửi - chửi đến mức hàm hồ. Nói không ngoa, chứ với cường độ chửi đã đến mức thượng thừa của Huệ thì lấy dàn loa mở hết âm lượng cũng không sánh được. Nó vừa chua chua, khàn khàn mà còn thêm ca từ chì chiết, tởm lợm và ô uế thì đúng là “thiên hạ vô song”, quý vị ạ!

Phẩm giá, nhân cách, đạo đức và lòng tự trọng của mỗi người là điều rất đáng trân quý và mỗi chúng ta luôn muốn gìn giữ và bồi đắp cho nó. Cũng như gia đình là tế bào của xã hội, nhưng đối với gia đình Huệ - Mượt nó đã biến thành khối u nhọt, hôi thối lắm rồi; những đồng tiền bẩn từ bọn phá hoại bên ngoài, nhận thức mơ hồ và tư duy phường chợ búa đã làm lu mờ đi nhân cách họ, thì xem như họ đã tự chấm dứt đi phần người nhỏ nhoi còn sót lại của cuộc đời mình. Cánh cửa cuộc đời, họ đã tự đóng lại, khi năm lần, bảy lượt thách thức, coi thường pháp luật, ngồi xổm lên dư luận. Mượt và gia đình sẽ phải trả giá cho hành vi, lời nói của mình và đó chỉ là điều sớm muộn mà thôi. Bởi quay đầu lại là bờ chỉ đúng với người biết ăn năn, thành tâm và hối cải… phải không quý vị?

Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2018

Tìm ra 6 người tung tin vỡ đập thủy điện làm dân hoảng loạn


Sáng ngày 02/9, cơ quan Công an huyện Tương Dương (Nghệ An) đang tiếp tục làm rõ, củng cố hồ sơ để xử lý các đối tượng tung tin ác ý vỡ đập thủy điện Bản Vẽ (xã Yên Na, huyện Tương Dương) khiến người dân hoang mang, hoảng loạn, bỏ chạy lên núi cao.

Công an triệu tập và lấy lời khai những người tung tin sai về vỡ đập thủy điện Bản Vẽ.
Sáu người “dùng miệng thông báo”, lên Facebook tung tin sai về vỡ đập thủy điện Bản Vẽ được xác định là Vũ Văn Phúc (30 tuổi), Nguyễn Quang Trung (27 tuổi), cùng trú tại khối Hòa Trung, thị trấn Hòa Bình, huyện Tương Dương); Vi Thanh Định (21 tuổi), Lô Bảo Ngọc (19 tuổi), cùng trú tại bản Phòng, xã Thạch Giám, huyện Tương Dương; Phan Thị Trân (36 tuổi), trú tại bản Cửa Rào 2, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương; Phan Duy Tùng (31 tuổi), trú tại bản Quang Yên, xã Tam Đình, huyện Tương Dương.

Từ việc tung tin thất thiệt vỡ đập thủy điện Bản Vẽ, người dân hoang mang, lo lắng bỏ chạy lên núi.
Công an huyện Tương Dương đã triệu tập sáu người trên để lấy lời khai.

Các đối tượng đã gỡ, xóa các thông tin đăng sai trái trên Facebook cá nhân và các nhóm.

Như đã đưa tin, sáng ngày 31/8, khi thủy điện Bản Vẽ và các nhà máy thủy điện ở miền Tây Nghệ An đang xả lũ thì hàng trăm người dân huyện Tương Dương nghe, đọc được thông tin vỡ đập thủy điện nên đã vội vã, không kịp mang theo tài sản, hốt hoảng bỏ chạy lên núi cao lánh nạn. Nhiều người ôm con nhỏ, đưa người già lên núi trốn lũ.

Ông Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương, đã đích thân vào tận hồ thủy điện Bản Vẽ kiểm tra thực tế, xác định thủy điện Bản Vẽ vẫn an toàn và bác tin đồn ác ý trên. Sau khi cán bộ, chính quyền địa phương thông báo, giải thích, người dân đã quay trở về nhà.

Trả lời báo chí, Thượng tá Trần Phúc Tú, Trưởng Công an huyện Tương Dương, cho biết nếu xét thấy hậu quả của việc tung tin là nghiêm trọng thì có thể xử lý hình sự. Nếu không nghiêm trọng thì sẽ xử phạt hành chính.

Công an huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) cho biết đã xác minh, tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn xử phạt hành chính anh Lương Ngọc Tuấn (38 tuổi, là kỹ sư tổ sửa chữa Nhà máy thủy điện Nậm Mô, quê xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, Nghệ An) có hành vi lên mạng xã hội tung tin giả làm người dân hoang mang, lo lắng.

Đập thủy điện Bản Vẽ xả lũ và an toàn.
Trước đó, khoảng 01 giờ sáng 22/7, trên trang Facebook “Vi Phượng” đăng tải một số hình ảnh về mưa lũ trên địa bàn huyện miền núi Kỳ Sơn. Sau đó, Facebook “Ngoc Tuấn Lương” đã vào bình luận dưới các ảnh có nội dung: “Đê mường mộc cách Nậm Mô 90 cây sắp vỡ, khả năng thị trấn mx xóa sổ trong đêm nay. A e di dời đi còn kịp. Lưu lượng về qua thủy điện Nậm Mô 1200 m3/s, tăng gấp đôi lúc chiều. Đường vào bản cánh ngay lúc này đã biến mất khỏi tầm nhìn”.

Thời điểm đó, Nhà máy thủy điện Nậm Mô (thuộc xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn) đang tiến hành xả lũ theo quy trình, nước trên sông Nậm Mô ở huyện Kỳ Sơn đang dâng cao.

Với nội dung bình luận trên, nhiều người dân ở huyện Kỳ Sơn đọc được đã hoang mang, lo lắng và một số người dân đã di dời tài sản trong đêm, chạy lên điểm cao…

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2018

Bắt 2 đối tượng kêu gọi biểu tình trên Facebook



Bắt 2 đối tượng có hành vi xuyên tạc chủ trương của Đảng, Nhà nước kêu gọi người khác xuống đường biểu tình.

Chiều 01/9, thông tin từ Công an quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, nơi đây vừa tống đạt quyết định bắt tạm giam đối với Đoàn Khánh Vinh Quang (42 tuổi, ngụ phường An Phú, quận Ninh Kiều) để điều tra về hành vi đưa trái phép thông tin máy tính, mạng viễn thông. 


Bắt giam 2 đối tượng dùng facebook đăng tải nội dung bôi nhọ Nhà nước
Đối tượng Đoàn Khánh Vinh Quang
Theo Cơ quan điều tra, Quang đã lập tài khoản Facebook với tên gọi là “Quang Đoàn” để đăng và chia sẻ bài viết, hình ảnh có nội dung xuyên tạc các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; bài viết có nội dung kêu gọi người khác xuống đường tuần hành, biểu tình,…

Ngoài việc đăng tin, Quang còn nhắn tin với một đối tượng nước ngoài với nội dung tương tự.

Tại thời điểm khám xét nơi ở của đối tượng, cơ quan chức năng thu giữ 2 lá 3 sọc (Cờ Việt Nam Cộng hòa) cùng nhiều tang vật, tài liệu có liên quan khác. 

Cũng hành vi nói trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ cũng đã tiến hành thực hiện bắt tạm giam đối với Bùi Mạnh Đồng (khu vực Phụng Thạnh 1, phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ). Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố và cấm đối tượng này đi khỏi nơi cư trú. 

Hiện, các vụ việc đang được tiếp tục điều tra và làm rõ. 

Vạch trần thủ đoạn của Ngô Văn Hoàng Hùng, kẻ cầm đầu tổ chức khủng bố “Triều Đại Việt”


Quá trình đấu tranh, đến ngày 30-8, Cục An ninh nội địa phối hợp với Công an địa phương đã bắt giữ thêm 7 đối tượng, ngăn chặn các hoạt động phạm tội do tổ chức khủng bố “Triều Đại Việt” gây ra.


Sau khi 6 đối tượng do Nguyễn Khanh làm “Trưởng nhóm” thực hiện việc chế tạo quả nổ tại trụ sở Công an phường 12 (quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) bị bắt giữ, Ngô Văn Hoàng Hùng (66 tuổi, tại Tiền Giang, quốc tịch Canada), kẻ cầm tổ chức khủng bố “Triều Đại Việt” tiếp tục móc nối với số đối tượng trong nước, tập hợp số thanh niên lêu lổng, bất mãn với chế độ, số đối tượng bị xử lý kỷ luật, cần tiền tham gia vào tổ chức. 

Các đối tượng đã đăng tải nhiều clip nói xấu Đảng, Nhà nước, kích động người dân xuống đường biểu tình... Quá trình đấu tranh, đến ngày 30-8, Cục An ninh nội địa phối hợp với Công an địa phương đã bắt giữ thêm 7 đối tượng, ngăn chặn các hoạt động phạm tội do chúng gây ra. 

Vậy bản chất của “Triều Đại Việt” là gì?

Tháng 1-2018, do bất đồng quan điểm, một số đối tượng cốt cán của tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” tách ra và thành lập cái gọi là “Triều Đại Việt” có trụ sở chính lại Canada do Ngô Văn Hoàng Hùng làm “Tổng tư lệnh”. Các đối tượng tham gia gồm: Trần Thanh Đình, Ngô Cường, Trần Công Tuấn, Huỳnh Thanh Hoàng, Lê Thái Hoàng và Nguyễn Thanh Long. 

Các đối tượng chủ trương hoạt động bạo động vũ trang, lật đổ Đảng và Nhà nước ta với phương châm “đốt sạch”, “giết sạch”, “phá sạch”, “cướp sạch” lấy cờ ngũ sắc làm quốc kỳ. 

Để thực hiện dã tâm này, các đối tượng triệt để sử dụng các tiện ích trên không gian mạng, đặc biệt là Youtube, Facebook đăng tải gần 200 video, clip dưới hình thức livestream với nội dung xuyên tạc lịch sử, vụ cáo Nhà nước Việt Nam, kêu gọi người dân đứng lên đấu tranh bạo động, lật đổ chế độ, ủng hộ “Triều Đại Việt” về lãnh đạo đất nước. 

Chúng chỉ đạo đồng bọn ở trong nước mua vũ khí, vật liệu nổ từ Campuchia mang về nước; hỗ trợ tiền, chỉ đạo một số cơ sở trong nước mua sắm vũ khí, chế tạo bom, mìn hoạt động khủng bố, phá hoại; kích động người dân xuống đường cướp vũ khí để đảo chính.


Vạch trần thủ đoạn của Ngô Văn Hoàng Hùng, kẻ cầm đầu tổ chức khủng bố “Triều Đại Việt”
Đối tượng Ngô Văn Hoàng Hùng.

Tháng 6-2018, số cầm đầu “Triều Đại Việt” đã chuyển hàng trăm triệu đồng về nước và chỉ đạo 6 nhóm đối tượng do Nguyễn Khanh làm “Trưởng nhóm” chế tạo quả nổ, tấn công trụ sở Công an phường 12, quận Tân Bình gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự và an ninh quốc gia.

Ngoài ra, chúng còn chuẩn bị một lượng lớn vũ khí gồm các quả nổ và kíp nổ lên kế hoạch tấn công khủng bố nhà riêng của một số đồng chí lãnh đạo địa phương nhưng đã bị Công an TP Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai bắt giữ, xử lý. Ngô Văn Hoàng Hùng cùng đồng bọn tiếp tục chuyển tiền về nước để chỉ đạo số đối tượng trong nước mua vũ khí, thuốc nổ từ Campuchia mang về Việt Nam để “chờ lệnh”, chỉ đạo đối tượng hoạt động bí mật, phát triển lực lượng, chuẩn bị “quốc kỳ” băng rôn, khẩu hiệu để tham gia biểu tình, bạo loạn khi có thời cơ.

Những thông tin chúng tôi tìm hiểu được cho thấy Ngô Văn Hoàng Hùng đã đi ngược lại lợi ích của quốc gia và dân tộc. Mục đích của Ngô Văn Hoàng Hùng dùng đồng tiền để lừa phỉnh, lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của một số người dân để tuyên truyền, kích động, khiến họ hiểu sai về đường lối, chính sách của Đảng..., có những hoạt động vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. 

Được biết, Ngô Văn Hoàng Hùng sinh ra trong một gia đình có 4 anh chị em, anh ta là con trưởng. Hùng đi lính quân dịch B2, học ở Quang Trung. Đến năm 1970-1973, làm lính truyền tin liên đoàn 65 Sài Gòn, là hạ sỹ điện tử. Năm 1973-1975, lao công đi binh tại quân đoàn 4 Cần Thơ. Sau khi giải phóng, Ngô Văn Hoàng Hùng về làm thợ sửa xe đạp rồi làm thợ điện.

Thế nhưng với bản chất của một kẻ phản cách mạng, Ngô Văn Hoàng Hùng vẫn chưa bao giờ nguôi mưu đồ phản quốc. Cuối năm 1976, được tên Tiết móc nối, Ngô Văn Hoàng Hùng và một đối tượng tên Phước gia nhập vào tổ chức phản động “Sư đoàn Tiền Giang”. Song bọn chúng chưa kip hành động gì thì tổ chức này đã tan rã do các đối tượng cấp trên bị bắt. 

Trước khi bị bắt, tên Tiết đã chỉ chị cho Ngô Văn Hoàng Hùng và Phước cứ nằm im chờ thời cơ hoạt động. Đến cuối năm 1977, hai tên này lại nhen nhóm lên một tổ chức mới để chống phá lại cách mạng. Bọn chúng liên hệ với bọn phản động ở trong rừng thuộc Long An. 

Đầu năm 1978, được sự giới thiệu của Tám, chúng đến gặp thị Rành, vận động đối tượng này vào tổ chức, giao cho Rành theo dõi việc quản lý súng của du kích để chúng cướp. Ngày 10-01-1978, Rành báo cáo cho chúng biết chiều đó đám cưới, tối mọi người sẽ ngủ say là thời cơ để chúng cướp súng, các đối tượng đã lên kế hoạch hành động. Bọn chúng đã cướp được 3 khẩu súng và bắt trói 3 du kích... 

Ý đồ của bọn chúng là sau khi cướp được súng, bọn chúng sẽ tìm cách liên lạc với bọn phản động ở rừng Cửa Gà - Long An để giao nộp cho đồng bọn. Nhưng sau đó, tổ chức này tan rã và chúng bị bắt. Với hành vi phạm tội trên, ngày 28-5-1979, Ngô Văn Hoàng Hùng bị tuyên án tù chung thân. 

Đến năm 1982, với chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước, được giảm án từ chung thân xuống 20 năm... Trong quá trình cải tạo, đối tượng lợi dụng cơ hội đã bỏ trốn, vượt ngục sang Canada. Đối tượng Ngô Văn Hoàng Hùng sau đó đã bị truy nã về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân...

Mang trên mình lệnh truy nã, suốt bao năm qua đối tượng Ngô Văn Hoàng Hùng chưa bao giờ đặt chân về quê hương. Trong thời gian bỏ trốn, Hùng vẫn tiếp tục có những hành động chống phá lại Đảng và nhà nước. Động cơ của đối tượng này suy cho cùng là tư thù cá nhân... chứ không phải ảo tưởng như bọn chúng đã tuyên truyền trên mạng Internet. 

Các hoạt động chống phá của đối tượng đã thể hiện rõ điều đó. Hiện nay, Ngô Văn Hoàng Hùng vẫn tiếp tục gửi tiền về nước, chỉ đạo đối tượng trong nước mua vũ khí, thuốc nổ từ Campuchia về nước để “chờ lệnh” chỉ đạo các đối tượng hoạt động bí mật, phát triển lực lượng chuẩn bị “quốc kỳ” băng rôn, khẩu hiệu để tham gia biểu tình, bạo loạn khi có thời cơ. 

Như đã phân tích ở trên thì âm mưu và dã tâm của Ngô Văn Hoàng Hùng và đồng bọn là rất nguy hiểm. Vì thế, mỗi người dân yêu nước cần phải tỉnh táo trước âm mưu và luận điệu tuyên truyền phản động của các đối tượng và đồng bọn.

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Bình Định: Bắt 01 đối tượng phản động chống phá Nhà nước Việt Nam



Tối 28, rạng sáng ngày 29/8/2018, dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Công an, Công an tỉnh Bình Định phối hợp Công an tỉnh Phú Yên đã bắt giữ đối tượng Lê Quốc Bình (sinh năm 1974, hộ khẩu thường trú tại Tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), đối tượng tham gia tổ chức khủng bố Việt Tân, từ Campuchia vượt biên về nước, mang theo nhiều vũ khí nhằm hoạt động khủng bố, phá hoại.


Bình Định: Bắt 01 đối tượng phản động chống phá Nhà nước Việt Nam
Đối tượng Lê Quốc Bình.
Khám xét người, nơi ở của đối tượng, Công an tỉnh Bình Định thu giữ 02 súng quân dụng, 07 súng hơi và hơn 500 viên đạn các loại; 01 xe mô tô phân khối lớn (nhãn hiệu Honda, dung tích 300cc) cùng nhiều tài liệu có nội dung phản động chống phá Nhà nước Việt Nam. Tại cơ quan Công an, đối tượng Lê Quốc Bình đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội.

Bình Định: Bắt 01 đối tượng phản động chống phá Nhà nước Việt Nam
Tang vật thu giữ được của đối tượng Lê Quốc Bình.
Hiện vụ việc đang được Công an tỉnh Bình Định tiếp tục điều tra mở rộng, làm rõ theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

Gia Lai: Mụ đàn bà lương tri có hạn nhưng khốn nạn vô biên!

Mụ là một phụ nữ trung niên, ngoại hình xuề xòa, không được sạch sẽ lắm, khá xúc phạm người nhìn nhưng được cái sắc miệng… Mụ thích chửi - xem đó là một nghề, mụ chửi trời, chửi đất, chửi những gì xem là tôn nghiêm nhất của đất nước này… Khi chửi, mụ phun lên biết bao thứ ô uế, tởm lợm nhất của người đàn bà; “sinh động” hơn, mụ dở chiêu bài quen thuộc, tụt quần, gào thét “làng nước ơi! cán bộ hiếp dâm!” 

Gia Lai: Mụ đàn bà lương tri có hạn nhưng khốn nạn vô biên!
Vợ chồng Vũ Đức Mượt - Nguyễn Thị Huệ
Mụ là Nguyễn Thị Huệ, sinh năm Mậu Thân, cầm tinh con khỉ (1968), hiện đang sống ảo tưởng tại thôn Kim Thành, xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Chả biết từ hồi nào, với trình độ đang bậc tiểu học (4/12), mụ bắt đầu dấn thân vào con đường chính chị, chính em. Cùng sự hỗ trợ đắc lực từ chiếc sờ mát phôn, hệ thống Internet, cùng việc học luật trên mạng, mụ lập hàng loạt phây búc như “ Công lí về tôi”, “Thuong Nguyen Hue”, “Nguyễn Thị Huệ”…vân vân và mây mây. Tự bao giờ mụ biến nó thành công cụ kiếm cơm, xem đó là một phần không thể thiếu của cuộc đời mụ. Nhờ tính năng tán phát rộng của ứng dụng này, mụ bắt đầu rống lên, mụ than thân, trách phận, rằng xã hội thiếu công bằng với gia đình mụ. 
Qua những nguồn lượm lặt được biết, giữa năm 2014 được đánh dấu là “mốc son chói lọi” trên con đường “chính trị” của Huệ tỉ, mụ là bị hại trong một vụ án cưỡng đoạt tài sản. Mặc dù các cơ quan chức năng đã xét xử đúng người, đúng tội, trả lại công bằng - những gì mụ đáng được hưởng, nhưng với bản tính tham lam của mình, mụ không chấp nhận… Mụ bắt đầu chiêu bài khiếu kiện với bản án, vu khống các cơ quan làm trái pháp luật, làm sai, bỏ lọt tội phạm. Như một quy luật, mụ liên kết, cộng hưởng với các đối tượng khiếu kiện phức tạp, kéo dài ở các địa phương của tỉnh Gia Lai, để nâng cao thanh thế “dân oan” của mình. Từ đó, đám nhố nhăng, loi nhoi này thường xuyên rồng rắn kéo nhau lên Trụ sở tiếp công dân tỉnh Gia Lai, gây hấn, quay phim, vu cáo, xúc phạm đến lãnh đạo của tỉnh, các cơ quan của Đảng và Nhà nước. 

Gia Lai: Mụ đàn bà lương tri có hạn nhưng khốn nạn vô biên!
Con gái Vũ Thị Thương (1999) cũng bị lôi kéo vào những hoạt động chống phá.
Trong những lần như thế, mụ lôi kéo chồng và cô con gái út phát triển không bình thường của mình (nghe bảo còn bị bệnh tim) tham gia; biến gia đình nhỏ của mình thành “gia đình chống phá”. Cô con gái nhỏ người, thở không ra hơi nhưng sắc miệng của mụ, với phây “Vũ Quỳnh Thương” thực hiện nhiệm vụ với lai chim, kiêm “phát thanh viên”, tiến hành chia sẻ, kêu gọi “cộng đồng mạng”, mà thực chất là các đối tượng “rận chủ”, nhân quyền nửa mùa, các tổ chức phản động để cổ vũ, phát tán các clip đó. Thế mới kinh! 
Có điều tôi cứ suy nghĩ mãi, tại sao mụ lại có thể lôi kéo con gái yếu đuối của mụ vào con đường này, mà đúng ra với tư cách, vai trò làm mẹ, tình mẫu tử thiêng liêng của mình… thì mụ không nên lôi kéo, ép buộc, phải để con gái của mình tránh xa những thị phi, xấu xa này. Bởi lẽ, với tuổi đời đôi mươi của nó, thì tiếp tục học tập, vui chơi cùng bạn bè đồng trang lứa, cho thỏa tuổi thanh xuân thì đáng quý. Phải chăng, mụ muốn biến con gái mình thành công cụ, phương tiện chống phá? Mụ muốn lấy sự khuyết tật, đau ốm của nó để kêu gọi xã hội rủ lòng thương, để các lực lượng chức năng “không dám” động chạm vào con gái mụ. Làm mẹ mà cay nghiệt, đốn mạt như thế, thì đúng là lương tri có hạn, nhưng khốn nạn vô biên, đúng không quý zị!?
Sau một thời gian "tâm thần chính trị", nhờ các hoạt động lai chim, “tự sướng” của mình, mụ dần dần có chút tiếng tăm ít nhiều trong làng chống Cộng, ba que xỏ lá. Mụ bắt đầu liên hệ hay bị các đối tượng phản động trong và ngoài nước móc nối, hướng dẫn chống phá. Trong nhiều lần khiếu kiện vượt cấp tại Hà Nội mụ gặp kẻ “cái gì cũng biết, trừ luật” như Vũ Mạnh Tuấn, Trần Phương Yến, Ngô Văn Dũng… - thành viên của tổ chức phản động “Phong trào chấn hưng nước Việt”. Khi được chúng hà hơi, tiếp sức, cổ vũ và giúp mụ tư vấn pháp lý, khiếu kiện, mụ sướng rên người! He..he…
Có người đã từng nói rằng "Lòng nhiệt tình cộng với sự ngu dốt bằng sự phá hoại". Thế nên con đường chống phá theo cách ảo tưởng, điên rồ của mụ sẽ sớm có kết cục cũng bi đát, nhục nhã mà thôi. Chuyện về mụ còn dài và khôi hài hơn nữa… tôi sẽ nói sau, thưa quý zị! 

ĐỜI CÁT

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

Mọi “kịch bản” biểu tình phi pháp đều thất bại trước khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam


Gần đây trên mạng xã hội, các thế lực thù địch và phản động kêu gọi "tổng biểu tình" toàn quốc dịp 02/9. Không chỉ lợi dụng mạng xã hội để hô hào, các thế lực này còn "tuyên bố" sẽ liên tiếp phát động biểu tình đến khi nào lật đổ được chế độ cộng sản ở Việt Nam mới thôi.


Nhưng dù các thế lực thù địch có kêu gọi đến đâu, đưa ra những kịch bản gì thì với người dân Việt Nam yêu nước chân chính, đó chỉ là những chiêu trò phá hoại lố bịch sớm bị lên án, tẩy chay và thất bại trước khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

Những kịch bản ảo tưởng, dối lừa

Cái gọi là lời kêu gọi “tổng biểu tình” ban đầu xuất phát từ ý kiến của một số nhân vật chống cộng cực đoan từ nước ngoài, sau đó được một vài tổ chức khủng bố và phản động nước ngoài "tát nước theo mưa", trong đó có tổ chức Việt Tân và cái gọi là "Chính phủ lâm thời quốc gia" do Đào Minh Quân cầm đầu. Những ngày vừa qua, lợi dụng mạng xã hội, các thế lực thù địch đã ráo riết kêu gọi, hô hào người dân trong nước “hưởng ứng”. Song, lo ngại không lôi kéo được ai trong không khí cả nước đang náo nức chuẩn bị nghỉ lễ 02/9 Tết Độc lập, các phần tử phản động, cơ hội chuyển sang phương án thứ hai, kêu gọi "tổng biểu tình" vào ngày 04/9. Từ nước ngoài, các thế lực thù địch tiếp tục “chiêu binh”“hiến kế”, xúi giục người dân những hành vi vi phạm pháp luật hết sức nguy hiểm. Chúng công khai tuyên bố rằng, đây là cuộc biểu tình để lật đổ chế độ, rồi kêu gọi người dân mang theo bom xăng, vũ khí để tự vệ “ôn hòa”!

Mọi “kịch bản” biểu tình phi pháp đều thất bại trước khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam

Không khó để nhận thấy hầu hết các lời kêu gọi đều xuất phát từ nước ngoài và từ những kẻ cực đoan, ngông cuồng, ảo tưởng, thậm chí hoang tưởng chính trị. Một hòa thượng từ hải ngoại còn “lạc quan” đưa ra những con số lừa dối, mị dân: Chỉ sau 8 ngày, bản kiến nghị yêu cầu Mỹ “giải thể chế độ Cộng sản Việt Nam” mà ông ta soạn thảo đã thu được một triệu chữ ký.

Một trang mạng xã hội phản động có tên “Phong trào Dân trị” thì hướng dẫn người dân sử dụng bạo lực khi tham gia biểu tình và đe dọa các lực lượng chức năng phải cẩn trọng để bảo đảm an toàn tính mạng. Chúng đặt vấn đề người dân cần “mang gì khi đi biểu tình” để rồi hướng dẫn người dân không nên “chỉ dám nói chứ không dám làm”“thà hy sinh một lần để các thế hệ mai sau được thừa hưởng”... Chúng hướng dẫn người biểu tình mang mũ bảo hiểm nhằm bảo vệ đầu khi bị trấn áp và đó cũng sẽ là vũ khí để chống vào lực lượng chức năng. Chúng cũng hướng dẫn người biểu tình mang khẩu trang để không bị ghi hình nhưng lại khuyên họ mang theo gạch, đá, xăng, dao, gậy… Chúng xúi giục: “Tinh thần biểu tình là ôn hòa nhưng chúng ta sẽ không ngại ngần gì cho lực lượng chức năng ăn gạch đá, bom xăng như Bình Thuận đã làm”.

Cảnh giác và đấu tranh kiên quyết

Những lời kêu gọi nêu trên cho dù phần nhiều là giả dối, lừa dân, mang tính kích động nhưng có một điểm chung là các thế lực thù địch vẫn không từ bỏ âm mưu lôi kéo người dân tham gia các hoạt động biểu tình phi pháp để chống phá chính quyền theo mô hình cách mạng đường phố. Từ các cuộc biểu tình, chúng sẽ tạo ra điểm nóng, tạo ra bạo loạn chính trị tiến tới lật đổ chính quyền. Chúng thể hiện rõ mục tiêu lâu dài đó khi thông báo sẽ còn kêu gọi biểu tình cho đến khi lật đổ chế độ cộng sản mới thôi.

Những năm gần đây, chúng đã nhiều lần thực hiện âm mưu, thủ đoạn thâm độc này. Tuy nhiên, các lần kêu gọi của chúng đều bị thất bại trước sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, với thế trận an ninh nhân dân gắn với quốc phòng toàn dân vững chắc, cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Ngay cả ở một vài địa phương để xảy ra những vụ tụ tập, gây rối thì số người tham gia cũng chỉ là cá biệt, là số ít so với đông đảo quần chúng nhân dân tiến bộ, chân chính vẫn tuyệt đại đa số tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, ở đường lối đổi mới đất nước. Bao nhiêu chiến dịch “chuyển lửa về quê nhà”, bao nhiêu lời kêu gọi lật đổ chế độ để mang về tự do, dân chủ, nhân quyền… của các lực lượng từ bên ngoài sau cùng chỉ mang lại đau khổ, bất hạnh, sự lầm đường đến đáng thương của một số người dân nhẹ dạ, cả tin. Bao nhiêu viễn cảnh "ngồi mát ăn bát vàng" mà chúng vẽ ra đều chỉ là trò lừa phỉnh để những người dân nghèo sa vòng lao lý, đánh mất cả tương lai và cuộc sống bình thường.

Đất nước Việt Nam sau 73 năm độc lập, đổi mới ngày càng phát triển và hoàn thiện, xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Nhà nước pháp quyền của Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm đấu tranh với những chiêu trò phá hoại, lật đổ nên người dân Việt Nam luôn đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, tinh thần cảnh giác, chủ động đấu tranh kiên quyết với những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Với truyền thống dân tộc, Nhà nước Việt Nam cũng có kinh nghiệm để ứng xử nhân văn, mang tính giáo dục cao với những người dân bị kích động, lôi kéo. Những lời kêu gọi “tổng biểu tình” dù thâm hiểm nhưng xét cho cùng chắc chắn cũng sẽ thất bại trước sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, của thế trận an ninh nhân dân, của sự chủ động, kịp thời rút kinh nghiệm sau những chiêu trò, thủ đoạn mà chúng thực hiện ở Bình Thuận và một số tỉnh, thành phố thời gian vừa qua.

Với mỗi người dân yêu nước chân chính, thực tiễn một số cuộc biểu tình thời gian qua đã cho thấy một sự thật là chưa bao giờ những lời kêu gọi đó mang lại điều gì tốt đẹp cho đất nước mà chỉ là sự dối lừa, kích động, gây ra những điều xấu xa, kìm hãm sự phát triển của đất nước, ảnh hưởng xấu tới hình ảnh một đất nước Việt Nam hòa bình, thân thiện, an toàn trong mắt du khách và bạn bè quốc tế. Đã đến lúc, không chỉ người dân ở các đô thị mà cả người dân ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa cũng phải cảnh giác trước trò kêu gọi, lôi kéo đi biểu tình của chúng. Chưa có một vùng quê nào, một địa phương nào thu lượm được điều gì tốt đẹp từ những cuộc tụ tập, tuần hành, gây rối và đập phá có bàn tay của các thế lực từ nước ngoài. Người dân cũng phải hết sức cảnh giác với những lời xúi giục mang theo hung khí, gạch, đá, chai xăng… vì với hành vi này sẽ rất dễ dẫn đến vi phạm pháp luật hình sự và bị khởi tố bởi các tội danh rất nặng như chống người thi hành công vụ, tội bạo loạn… theo quy định của pháp luật.


Chính quyền cơ sở, các lực lượng vũ trang và toàn thể nhân dân phải chủ động, nhạy bén, kịp thời hơn nữa trong phát hiện, xử lý kiên quyết, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của chúng. Trong đó, cần chủ động nắm bắt thông tin và bảo đảm an toàn thông tin tốt hơn nữa trên mạng xã hội, không để kẻ xấu biến mạng xã hội thành môi trường tán phát, kích động biểu tình. Với những đối tượng cầm đầu kêu gọi biểu tình và chuẩn bị biểu tình, cần phải bị xử lý nghiêm khắc hơn nữa, kịp thời khởi tố các vụ án hình sự có đủ căn cứ gắn với tội bạo loạn, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, không thể nương nhẹ hoặc dung túng để chúng tiếp tục quá mù ra mưa, nhất là không để một số đối tượng cực đoan, cầm đầu tiếp tục “nhảy múa trên thanh gươm pháp luật”, kêu gọi bạo lực để phá hoại cuộc sống yên bình của người dân trong ngày Tết Độc lập đầy ý nghĩa.

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018

Nhận diện mưu đồ, thủ đoạn kêu gọi xuống đường dịp 02-9



Càng gần đến ngày Quốc khánh, trên mạng internet lại xuất hiện những bài viết, video có nội dung kích động người dân xuống đường dưới danh nghĩa “thể hiện lòng yêu nước”. Lời lẽ những bài viết dùng những từ ngữ thiếu văn hóa, miệt thị chế độ, đả kích lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cho rằng lễ Quốc khánh là dịp để người dân “bày tỏ thái độ, chính kiến”.

Tiếp tục điệp khúc chúng đã dựng lên từ vụ gây rối tại Bình Thuận hồi tháng 6/2018, các đối tượng quy chụp “đặc khu là bán nước”, đưa ra những bình luận hết sức lố lăng. Thậm chí, các đối tượng còn tung video hướng dẫn người dân khi xuống đường mang theo gì, phản ứng ra sao khi bị lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát…

Thực tế, cơ quan chức năng đã phát hiện, vạch trần bản chất qua hành vi móc nối, xây dựng cơ sở ở nội địa của các tổ chức phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài như: Tổ chức khủng bố “Đảng Việt Tân”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, tổ chức “Triều đại Việt Nguyễn”...

Các tổ chức này còn trực tiếp cung cấp tiền bạc, chỉ đạo các đối tượng thành viên trong nước tiến hành lôi kéo, xúi giục những người nhẹ dạ cả tin, số đối tượng hình sự, bất mãn, thiếu hiểu biết biểu tình, tấn công trụ sở cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tấn công người thi hành công vụ... Trong số đó có cả các đối tượng hình sự, đối tượng nhiễm HIV, AIDS được thuê bằng tiền.

Trợ giúp cho các trang mạng thù địch là những Facebooker tự nhận “nhà dân chủ”, “trí thức”, “nhà yêu nước”… Thực chất, đây là thành viên hội nhóm, đối tượng cực đoan chống đối chính trị chủ yếu ở hải ngoại như Billy Bui, Ngọc Chằn, Hong Linh, Benny Truong, Tan Thai, Thich Thong Lai, Hoang Ngoc Dieu, Nguyễn Uyên Thùy đăng tải và kêu gọi người dân hưởng ứng cái gọi là “tổng biểu tình toàn quốc dịp 2/9” tại các thành phố lớn, khu công nghiệp… Một số đối tượng là con rối ở trong nước tìm cách cổ súy, phát tán những bài viết trên các trang này. 

Những kẻ chống đối cực đoan kêu gọi “tổng biểu tình” với ý đồ tạo ra một sự kiện có màu sắc chính trị, dựng cái gọi là “một cuộc cách mạng tháng Tám lần thứ hai” hòng tạo cớ gây ra bạo loạn chính trị theo mô hình cách mạng đường phố, “cách mạng màu”

Thủ đoạn của chúng là soạn thảo, tán phát trên mạng Internet kêu gọi việc cùng ký tên vào các văn bản gửi đến cơ quan chức năng để phản đối dự thảo Luật Đặc khu, kích động “đặc khu là bán nước”, từ đó xúi giục người dân xuống đường “phản đối Luật Đặc khu là thể hiện lòng yêu nước”

Thủ đoạn nữa là thông qua ứng dụng gửi tin nhắn trên phần mềm Facebook để lan truyền tin nhắn từ những tài khoản ẩn danh với nội dung kêu gọi, kích động người dân cả nước cùng xuống đường biểu tình. 

Chúng viết lời kêu gọi biểu tình lên các tờ tiền có mệnh giá thấp từ 1.000 đến 5.000 đồng để tán phát, lan truyền thông tin tới cả những người không dùng mạng xã hội. Kích động người dân mang hung khí đi biểu tình với lý do tự vệ nhưng thực chất là để chống trả lại lực lượng chức năng, gây rối, gây bạo loạn tiến tới lật đổ chính quyền. 

Manh động hơn, các đối tượng còn công khai kêu gọi người dân tham gia biểu tình, hướng dẫn cách thức chế tạo bom xăng... để tấn công lực lượng chức năng, trụ sở cơ quan nhà nước và các địa điểm công cộng đông người dân...

Nhận diện mưu đồ, thủ đoạn kêu gọi xuống đường dịp 2-9
Xét xử 7 đối tượng kích động gây rối tại UBND tỉnh Bình Thuận
Chiêu bài này không mới, chúng từng áp dụng trong vụ gây rối tại Bình Thuận cũng như các vụ gây rối tại miền Trung, lợi dụng việc Formosa xả thải, kích động người dân bao vây, gây sức ép với chính quyền. Chúng đã dụ được những đối tượng xấu hoặc người nhẹ dạ, cả tin làm mắt xích trong nước bằng lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác. 

Chẳng hạn, ngày 09/6/2018, Cơ quan điều tra tỉnh Bình Dương tạm giữ Trần Minh Huệ (sinh năm 1981, quê Thanh Hóa, thường trú tại khu phố Đông Chiêu, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) và Nguyễn Đình Thành (sinh năm 1991, quê Nghệ An; thường trú phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) để điều tra, xử lý về hành vi in ấn và phát tán tờ rơi kêu gọi người dân biểu tình trái phép.

Tại thời điểm bắt quả tang hành vi nêu trên, đối tượng Trần Minh Huệ đang thực hiện rải, phát tờ rơi tại khu vực Khu công nghiệp Sóng Thần, thị xã Dĩ An. Công an thu giữ được hàng ngàn tờ rơi với nội dung kêu gọi người dân tham gia biểu tình, phản đối việc xem xét cho thuê đất làm đặc khu kinh tế. Kiểm tra nơi cư ngụ của Huệ, Công an còn thu giữ được nhiều tài liệu, máy móc liên quan đến hành vi phạm pháp của Huệ. 

Sau khi bị Cơ quan An ninh điều tra tạm giữ, Huệ đã thừa nhận toàn bộ hành vi của mình là theo sự chỉ đạo của các tổ chức phản động bên ngoài, qua mạng xã hội, internet, đồng thời nhận thức được việc làm vi phạm pháp luật vì thiếu hiểu biết của mình.



Như chúng tôi đã cảnh báo, “cách mạng màu” là một chiến lược của các thế lực thù địch, phản động nhằm áp đặt quan niệm, giá trị “dân chủ” kiểu phương Tây thông qua các thủ đoạn can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. 

Thực chất, đây là việc làm phản dân chủ, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của thời đại, xét trên mọi khía cạnh, nó chính là một bộ phận hợp thành của chiến lược “diễn biến hòa bình” thời kỳ hậu “Chiến tranh lạnh”

Đây là phương thức tiến hành các hoạt động chủ yếu là phi vũ trang, phi quân sự nhằm xóa bỏ chế độ XHCN, đưa các nước XHCN đi theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa; chống phá nền độc lập của các quốc gia, dân tộc. 

Qua các cuộc “cách mạng màu” trong những năm gần đây cho thấy đây là thủ đoạn rất nguy hiểm mà các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng. 

Ở Việt Nam, từ những vụ việc xảy ra những năm qua cho thấy sự câu kết, móc nối khá bài bản giữa các thế lực trong và ngoài nước. Các đối tượng cơ hội, cực đoan trong nước trở thành những quân cờ, con rối lợi hại cho kẻ địch, thực hiện các hành vi phạm pháp một cách cố ý. 

Trong khi đó, không ít người vì nhẹ dạ, cả tin, vì bị lôi kéo cũng xuống đường làm theo ý đồ của chúng, thậm chí có người vẫn mù quáng cho rằng đập phá trụ sở cơ quan công quyền, tấn công lực lượng làm nhiệm vụ là… thể hiện lòng yêu nước!

Hậu quả của những vụ gây rối, bạo loạn đó rất tai hại, nhất là khi lòng yêu nước của người dân mà thiếu nhận thức, kiến thức, bị điều khiển bởi bàn tay của kẻ xấu biến họ thành kẻ phản quốc, đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Bài học và mưu đồ nguy hiểm của kẻ địch đòi hỏi mỗi người dân luôn phải đề cao cảnh giác và trở thành tuyên truyền viên để nhắc nhở người khác không bị xúi giục, rơi vào bẫy kẻ xấu.