KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018

Không thể dung thứ những kẻ muốn “lật đổ chính quyền nhân dân”


Không một quốc gia nào có thể dung thứ những thành phần cố tình phá hoại sự ổn định, phát triển của nước mình.


Kể từ đầu tháng 8 đến nay, Tòa án nhân dân các địa phương đã đưa ra xét xử 3 vụ án liên quan đến xâm phạm an ninh quốc gia, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, kích động, tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng. Mức án cao nhất là 20 năm tù, thấp nhất là cho hưởng án treo. Hành vi của các bị cáo trong các vụ án trên được xác định là “đặc biệt nghiêm trọng”“nguy hiểm cho xã hội”, trực tiếp xâm phạm đến sự tồn tại và vững mạnh của chính quyền nhân dân và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Dư luận cho rằng, việc truy tố các bị cáo trên là hoàn toàn đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và không thể dung thứ những kẻ muốn “lật đổ chính quyền nhân dân”.

Không thể dung thứ những kẻ muốn “lật đổ chính quyền nhân dân”
12 thành viên tổ chức phản động “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” bị tuyên phạt tổng cộng 112 năm tù trong phiên tòa ngày 22/8 vừa qua tại thành phố Hồ Chí Minh. 
Gần 20 bị cáo đã bị đưa ra xét xử tại thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An và Ninh Thuận, trong đó 13 người được xác định là thành viên của những tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài như “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” và Việt Tân. Thủ đoạn của chúng là triệt để sử dụng không gian mạng để tuyên truyền, xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm gây tâm lý hoang mang, hoài nghi trong quần chúng nhân dân, rải truyền đơn, kêu gọi biểu tình, kêu gọi ủng hộ chế độ Việt Nam cộng hòa, ủng hộ Việt Tân, xúc phạm lãnh tụ, phỉ báng Đảng, Nhà nước và kêu gọi lật đổ chính quyền nhân dân; tẩy chay cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp…

Không chỉ kêu gọi trên không gian mạng, chiêu mộ người tham gia tổ chức, chúng còn trực tiếp nhúng tay vào các vụ khủng bố gây dư luận xấu trong xã hội. Điển hình như vụ dùng bom xăng tấn công trụ sở Công an phường 12, quận Tân Bình, TP. HCM ngày 20/6 vừa qua. Các cơ quan chức năng xác định, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, huy động nhiều lực lượng để nhanh chóng phá án. “Tác giả” của vụ khủng bố này được xác định là tổ chức phản động lưu vong “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”. Tổ chức này được thành lập năm 1990 tại Hoa Kỳ, do Đào Minh Quân cầm đầu với nhiệm vụ tuyên truyền, kích động biểu tình, phá hoại nhân dịp các ngày lễ, Tết của đất nước nhằm lật đổ Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Trước đó, cũng chính tổ chức này đã đốt kho xe vi phạm giao thông số 1 của Công an thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) và đặt bom xăng ở sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình, TP. HCM), lên kế hoạch phá rào, đột nhập các cơ quan phát thanh địa phương dịp 30/4 và 1/5 năm 2017 để chèn sóng phát thanh những nội dung tuyên truyền phản động…

Vi phạm pháp luật Việt Nam thì phải bị xử lý. Không một quốc gia nào có thể dung thứ những thành phần cố tình phá hoại sự ổn định, phát triển của nước mình, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tiến tới lật đổ chính quyền. Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh sau vụ khủng bố ở phường 12, quận Tân Bình đã khẳng định, các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ đấu tranh ngoại giao với các nước về việc dung dưỡng, chứa chấp các đối tượng khủng bố để chúng gây án ở Việt Nam mà hành vi này cả thế giới cùng lên án.

Không thể gọi những thành phần như vậy là những nhà “hoạt động dân chủ” hay “bất đồng chính kiến”, lại càng không thể gọi những kẻ bị pháp luật xử lý là “tù nhân chính trị”“tù nhân lương tâm” hay “tù nhân tôn giáo”. Bất kể họ là ai, thuộc thành phần nào trong xã hội, đều bình đẳng trước pháp luật. Việc đưa ra xét xử một người công giáo tại Nghệ An vừa qua là hoàn toàn dựa trên những hoạt động chống phá của đối tượng này - người được xem là “đại diện” của tổ chức khủng bố Việt Tân tại khu vực miền Trung. Ông ta đã bị tuyên 20 năm tù - mức án cao nhất từ trước đến nay cho tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”

Lợi dụng triệt để các vấn đề bức xúc về kinh tế - xã hội để tạo ra những điểm nóng hay kêu gọi “tổng biểu tình toàn quốc” trong các dịp lễ, Tết là chiêu trò đã được sử dụng từ nhiều năm nay. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, các cơ quan chức năng đã vô hiệu hóa rất nhiều âm mưu bạo loạn, lật đổ trong những dịp như vậy để giữ gìn sự bình yên của đất nước. Ngay như dịp Quốc khánh 02/9 năm nay, bằng nhiều hình thức khác nhau, các đối tượng phản động đã và đang kêu gọi “tổng biểu tình” với ý đồ tạo ra một sự kiện có màu sắc chính trị gắn với cái gọi là “cách mạng tháng Tám lần thứ hai”. Chúng gọi đây là “cách mạng mùa hè ở Việt Nam”, bắt đầu từ sự kiện ngày 10/6/2018. 

Rõ ràng “sự kiện ngày 10/6” vừa qua là một bài học đắt giá. Từ việc bày tỏ thái độ không đồng tình với một vài dự luật, nhiều cá nhân đã bị lợi dụng để tham gia vào các hoạt động gây rối. Cơ quan chức năng xác định có bàn tay đạo diễn của các phần tử phản động ở nước ngoài. Chúng hân hoan khi tạo ra được những “điểm nóng” gây chú ý trong dư luận. Trong khi những kẻ cầm đầu vẫn ở trong bóng tối thì hàng trăm người dân quá khích đã phải nhận những bản án nghiêm khắc vì vi phạm pháp luật. Nhiều người trong số đó chưa từng có tiền án tiền sự, thực sự ăn năn vì hành động bột phát của mình. 

Ngay trong tháng 8 này, tiếp tục 4 đối tượng gây rối bị khởi tố và 6 đối tượng khác bị đưa ra xét xử. Cuộc sống bình yên của hàng trăm gia đình bỗng chốc bị đảo lộn, rơi vào hoàn cảnh khó khăn khi người thân vướng vào vòng lao lý. Bình Thuận - Ninh Thuận, nơi gắn với những địa danh du lịch nổi tiếng bỗng chốc ghi “dấu ấn” không đẹp vì những cuộc xuống đường bạo loạn. Vụ việc này cũng mang đến cho các cơ quan chức năng ở đây nhiều bài học xương máu trong xử lý “điểm nóng”. Chắc chắn, họ sẽ chủ động hơn, cảnh giác hơn để không tái diễn những hành động tương tự.

Tháng Tám của 73 năm về trước, cả dân tộc đã bừng dậy trong niềm tự hào vô bờ bến vì đất nước thoát khỏi ách nô lệ, lầm than. Nhân dân có được độc lập - tự do để xây dựng Tổ quốc, xây dựng quê hương và xây dựng từng mái ấm gia đình. Mỗi dịp thu sang, mỗi dịp Tết độc lập, khắp dải đất hình chữ S lại được nhuộm đỏ sắc cờ - sắc đỏ của hy sinh, sắc đỏ của tự hào. Càng trân quý những thành quả khi chính quyền về tay nhân dân, chúng ta càng phải bày tỏ thái độ dứt khoát, không khoan nhượng, dung thứ những kẻ muốn phá hoại sự bình yên, muốn “lật đổ chính quyền nhân dân”./.


CÔN ĐỒ CẦM DAO LAO VÀO TRỤ SỞ ĐÒI CHÉM CÔNG AN


Nam thanh niên lái xe ô tô lao vào trụ sở công an TP. Đồng Hới (Quảng Bình) rút dao đòi chém cán bộ, chiến sĩ và người dân rồi leo lên xe ô tô cố thủ.

Ngày 25/8, Công an TP. Đồng Hới cho biết đơn vị vừa bắt giữ đối tượng Lê Vũ Hải ( biệt danh Hải Thái) trú tại phường Đồng Mỹ, TP. Đồng Hới về hành vi lao ô tô vào trụ sở Công an, dùng hung khí đe dọa cán bộ, chiến sĩ và người dân đến làm việc.

Theo đó, vào khoảng 8 giờ, ngày 24/8, đối tượng Lê Vũ Hải điều khiển ô tô nhãn hiệu Honda Civic màu đen mang BKS 73A - 042.33 lao vào trụ sở Công an TP. Đồng Hới, rồi rút dao đe dọa hành hung cán bộ, chiến sĩ và người dân đến làm việc.

CÔN ĐỒ CẦM DAO LAO VÀO TRỤ SỞ ĐÒI CHÉM CÔNG AN
Lực lượng Công an Quảng Bình khống chế đối tượng.
Công an TP. Đồng Hới nhanh chóng triển khai lực lượng để khống chế đối tượng. Nhận thấy yếu thế đối tượng lên xe ô tô nhằm bỏ chạy, tuy nhiên cán bộ bảo vệ đã nhanh chóng đóng cổng. Biết không thể chạy thoát Hải đóng kín cửa ô tô, cầm dao cố thủ trong xe.

Dù lực lượng Công an kiên trì vận động, thuyết phục nhưng Hải vẫn ngoan cố không chịu mở cửa xe. Ngồi trong xe, đối tượng còn bấm còi, chửi bới làm náo loạn trụ sở Công an.

Sau hơn 2 giờ đồng hồ cố thủ trong xe, đối tượng Lê Vũ Hải đã bị lực lượng Công an TP. Đồng Hới khống chế, tước hung khí và bắt giữ.

Hiện Công An TP. Đồng Hới đã lập biên bản bắt giữ người, tạm giữ 1 xe ô tô, một con dao thái, 1 điện thoại di động nhãn hiệu iPhone X và lập hồ sơ để xử lý đối tượng theo quy định của pháp luật.

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

KỶ NIỆM 107 NĂM NGÀY SINH ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP (25/8/1911 - 25/8/2018)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người anh cả của QĐND Việt Nam, vị tướng huyền thoại. Cuộc đời Đại tướng là tấm gương của một nhân cách văn hóa lớn, liêm khiết, giản dị và khoan dung. Tấm gương đó đã được ghi tạc vào lòng nhân dân và tỏa sáng. Danh hiệu dành cho Đại tướng: “Vị tướng của nhân dân” vô cùng cao quý và không một danh hiệu nào có thể so sánh được, nó sẽ trường tồn cùng lịch sử dân tộc Việt Nam và nhân loại. Hãy cùng điểm lại những dấu ấn về thân thế, sự nghiệp của vị anh hùng dân tộc Võ Nguyên Giáp. 


Tiểu sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp: 

Võ Nguyên Giáp (sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911) là một nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị Việt Nam. Là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông chỉ huy chính trong chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975). 

Ông tham gia vào nhiều chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950, Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh. 

Ông là nhà chỉ huy quân sự nổi bật nhất bên cạnh Hồ Chí Minh trong suốt cuộc chiến và lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn cho đến khi chiến tranh kết thúc.
Ông từng là một giáo viên dạy sử, nhà báo và từng giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. 


Thời niên thiếu: 

Võ Nguyên Giáp sinh ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho, con của ông Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân) (Võ Quang Nghiêm là một nho sinh thi cử bất thành về làm hương sư và thầy thuốc Đông y, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, ông bị Pháp bắt, đưa về giam ở Huế và mất trong tù). 

Năm 1925, Võ Nguyên Giáp rời trường Tiểu học Đồng Hới ở quê nhà Quảng Bình để vào Huế ôn thi vào trường Quốc học Huế (ông đỗ thứ hai sau Nguyễn Thúc Hào). 

Hai năm sau, ông bị đuổi học cùng với Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn (tức Hải Triều), Phan Bôi sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa. Ông về quê và được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng, một đảng theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có màu sắc cộng sản thành lập năm 1924 ở miền Trung Việt Nam. Nguyễn Chí Diểu cũng giới thiệu Võ Nguyên Giáp vào làm việc ở Huế, tại nhà xuất bản Quan hải tùng thư do Đào Duy Anh sáng lập và ở báo Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng. Tại đây, Võ Nguyên Giáp bắt đầu học nghề làm báo, chuẩn bị cho giai đoạn hoạt động báo chí trong thời Mặt trận Bình dân Pháp. 


Thời thanh niên: 

Đầu tháng 10 năm 1930, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và bị giam ở Nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần Nho và các giáo sư Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng,… 

Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế Đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại Huế. Ông ra Hà Nội, học trường Albert Sarraut và đỗ. Ông nhận bằng cử nhân luật năm 1937 (Licence en Droit). Do bận rộn hoạt động cách mạng, vào năm 1938, ông bỏ dở học chương trình năm thứ tư về Kinh tế Chính trị và không lấy bằng Luật sư. 

Từ 1936 đến 1939, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng. 

Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc nhà trường. 


Bắt đầu sự nghiệp quân sự: 

Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương trong năm này và bắt đầu các hoạt động của mình trong Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam. Ông tham gia xây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt Minh ở Cao Bằng. 

Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo hướng dẫn của Hồ Chí Minh, ông thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. 

Ngày 25 tháng 12 năm 1944, Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy đội quân này lập chiến công đầu tiên là tập kích diệt gọn hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần. 

Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Võ Nguyên Giáp trở thành uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. 

Sau Cách mạng Tháng Tám, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (nay gọi là Thứ trưởng) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ. 

Trong Chính phủ Liên hiệp, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (cho đến tháng 7 năm 1947 và từ tháng 7 năm 1948 trở đi). 

Cũng trong năm 1946, ông kết hôn với bà Đặng Bích Hà (con gái giáo sư Đặng Thai Mai). 

Kháng chiến chống Pháp: 

Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ông bắt đầu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự trở lại của người Pháp (1945-1954) trên cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Tổng Quân uỷ. 

Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam: 

Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp thụ phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, Ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân Đội Quốc gia Việt Nam khi 37 tuổi. 

Sau này, trả lời phóng viên nước ngoài về tiêu chí phong tướng, Hồ Chí Minh đã nói: “người nào đánh thắng đại tá thì phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng thì phong thiếu tướng, đánh thắng trung tướng thì phong trung tướng, đánh thắng đại tướng thì phong đại tướng”. 

Cùng đợt thụ phong có Nguyễn Bình được phong Trung tướng; Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong Thiếu tướng. 

Tháng 8 năm 1948, ông là ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa mới được thành lập. 

Từ tháng 8 năm 1945 Võ Nguyên Giáp là một trong 5 ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và trở thành ủy viên Bộ Chính trị (thay thế Ban Thường vụ Trung ương) Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951. 

Như các danh tướng Việt Nam trong lịch sử, Võ Nguyên Giáp chú trọng nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lấy thô sơ thắng hiện đại. 

Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông có tên gọi là Chiến tranh Nhân dân kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, tri thức quân sự thế giới, lý luận quân sự Mác-Lênin và được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân được liên tục cập nhật trong nhiều cuộc chiến tranh mà nổi bật là chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. 

Trong 9 năm trường kỳ đánh Pháp, Võ Nguyên Giáp đã có những sáng kiến quan trọng để phát huy sức mạnh quân sự và đã trở thành những kinh nghiệm quý báu như: “Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”. Với chuyên gia quân sự Trung Quốc sang giúp huấn luyện quân đội, ông chỉ đạo chiến sĩ học tập, tiếp thu, nghiên cứu kỹ phương pháp của nước bạn, đồng thời nhắc nhở cán bộ, sĩ quan phải ghi nhớ việc tiết kiệm sinh mạng bộ đội do Việt Nam là nước nhỏ không thể nuôi nhiều quân. 

Năm 1954, Võ Nguyên Giáp được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Lao động tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi ra trận, Hồ Chí Minh đã dặn dò: “Cho chú toàn quyền chỉ huy. Trận này chỉ được thắng không được thua vì thua là hết vốn”. 

Ông tự tin lên kế hoạch và chỉ huy 4 trong 6 sư đoàn bộ binh khi đó của Quân đội Nhân dân Việt Nam là 308, 304, 312, 316 và Đại đoàn sơn pháo 351 tấn công Điện Biên Phủ, đánh bại đội quân nhà nghề được trang bị hiện đại của Liên hiệp Pháp. Chiến thắng này đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp tại Đông Dương sau 83 năm và đã đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi vào lịch sử thế giới như là một danh nhân quân sự Việt Nam, một người hùng của Thế giới thứ ba, nơi có những người dân bị nô dịch đã xem Võ Nguyên Giáp là thần tượng để hạ quyết tâm lật đổ chế độ thực dân xây dựng nền độc lập của riêng mình. 

Các chiến dịch ông đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch – Bí thư Đảng ủy trong kháng chiến chống Pháp: 

- Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) 

- Chiến dịch Biên giới (tháng 9 – 10, năm 1950) 

- Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950) 

- Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951) 

- Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951) 

- Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951) 

- Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952) 

- Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953) 

- Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 – 5 năm 1954). 

Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Sau chiến dịch này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm. 

Đại tướng đã đi về cõi vĩnh hằng. Sự ra đi mà khiến hàng chục triệu trái tim người Việt Nam thổn thức. Nhưng sự ra đi của Bác không phải là dấu chấm hết cho hình ảnh một vị tướng anh hùng. Mà đây chỉ là sự ra đi về thể xác, còn tâm hồn và trái tim của Bác mãi mãi ở lại. 

"Có những phút làm nên lịch sử 

Có cái chết hóa thành bất tử" 

(Tố Hữu) 

Kỷ niệm 107 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, xin trích lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lời điếu tại Lễ quốc tang của Bác: “Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đánh gia cao công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ quân đội ta suy tôn đồng chí là anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Con người, nhân cách và những cống hiến to lớn của đồng chí in đậm trong lòng nhân dân, là vị tướng của nhân dân, mãi lưu danh trong lịch sử dân tộc”




Vụ 9 người chạy thận tử vong: Khởi tố nguyên Giám đốc Bệnh viện


Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Trương Quý Dương - nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình để làm rõ trách nhiệm của ông này trong sự cố chạy thận làm 9 người chết xảy ra tại bệnh viện hồi tháng 5/2017

Trưa 24/8, Đại tá Phạm Hồng Tuyến - Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Trương Quý Dương - nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình để làm rõ trách nhiệm của ông này trong sự cố chạy thận làm 9 người chết xảy ra tại bệnh viện hồi tháng 5/2017.
Ông Dương bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trước đó, vào sáng 29/5, 18 bệnh nhân suy thận mãn đang chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đột ngột có dấu hiệu bất thường. 9 người lần lượt tử vong; 10 người được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai ngay trong đêm.

Vụ 9 người chạy thận tử vong: Khởi tố nguyên Giám đốc Bệnh viện
Ông Dương bị khởi tố điều tra liên quan đến sự cố chạy thận tại BVĐK Hòa Bình 
Bộ Y tế đánh giá đây là ca tai biến y khoa nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua. Công an tỉnh Hòa Bình khởi tố vụ án để điều tra nguyên nhân vụ việc.

Theo kết luận của Công an tỉnh Hòa Bình, với tư cách là Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh, ông Dương đã giao cho Phòng vật tư phối hợp Khoa hành chính thực hiện hợp đồng thay thế, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2. Tuy nhiên, quá trình thực hiện, Phòng vật tư và Khoa hồi sức tích cực đã không báo cáo tiến độ, cách thức thực hiện cho Lãnh đạo bệnh viện.

Kết luận điều tra cũng khẳng định việc ký hợp đồng giữa ông Dương và ông Đỗ Anh Tuấn (Giám đốc công ty Thiên Sơn) đúng quy định pháp luật. CQĐT đã giám định các trang thiết bị, vật tư phục vụ chạy thận đều đảm bảo chất lượng.

Vụ 9 người chạy thận tử vong: Khởi tố nguyên Giám đốc Bệnh viện
Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình nơi xảy ra sự cố y khoa khiến 9 người tử vong.
Về trách nhiệm của người đứng đầu bệnh viện nơi xảy ra sự cố y khoa làm 9 bệnh nhân tử vong, Công an tỉnh Hòa Bình điều tra bổ sung, xác định ông Trương Quý Dương chưa sâu sát khi đảm đương vai trò Giám đốc đơn vị này.

Theo đó, năm 2015-2017, ông Dương không có quyết định giao phụ trách Đơn nguyên thận cho cá nhân nào; không có văn bản giao hệ thống RO cho ai đảm nhiệm; không ban hành quy trình liên quan đến hệ thống lọc nước.

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

Tuyên án 12 bị cáo của tổ chức phản động “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”



Chiều 22/8, phiên tòa sơ thẩm xét xử 12 bị cáo là thành viên của tổ chức phản động “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” phạm tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 - Bộ luật Hình sự năm 1999 đã kết thúc với phần tuyên án. 

Tuyên án 12 bị cáo của tổ chức phản động “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”
Bị cáo Phan Angle, thành viên chủ chốt của tổ chức phản động "chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời"
Theo nội dung vụ án, lợi dụng sự phát triển của mạng Internet, thông qua các trang mạng xã hội và các ứng dụng trên không gian mạng, tổ chức phản động “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” do đối tượng Đào Minh Quân (sinh năm 1952, quốc tịch Mỹ, cựu quân nhân chế độ Việt Nam Cộng hòa) cầm đầu đã thực hiện nhiều thủ đoạn, kế hoạch tuyên truyền xuyên tạc chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam, lôi kéo những đối tượng bất mãn chế độ và Nhà nước Việt Nam, đưa người từ nước ngoài về lôi kéo người trong nước thực hiện các hoạt động chống phá, bạo động vũ trang với mục đích phá hoại, nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. 

Trong vụ án này, các bị cáo Nguyen James Han (sinh năm 1967, Việt kiều Mỹ), Phan Angle (sinh năm 1956, quốc tịch Mỹ) đã truyền đạt chỉ thị của Đào Minh Quân, chủ động bàn bạc, phân công nhiệm vụ cho các bị cáo khác thực hiện như: rải truyền đơn, đột nhập đài phát thanh chèn sóng để phát các nội dung tuyên truyền cho tổ chức, xịt sơn bôi bẩn tượng đài Bác Hồ ở nơi công cộng, tụ tập biểu tình phản đối Formosa... 

Tuy nhiên, phần lớn hoạt động của các đối tượng này đã bị lực lượng chức năng phát hiện và ngăn chặn. 

Hành vi của Nguyễn James Han, Phan Angle thể hiện vai trò chính trong vụ án, vì thế cần mức án tương xứng. Các bị cáo còn lại dù biết rõ tôn chỉ, mục đích phản động của tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” nhưng vẫn viết đơn để tham gia, thể hiện sự hưởng ứng tích cực thông qua việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức như: nhận tiền tài trợ của tổ chức, tham gia biểu tình lôi kéo người khác tham gia (thậm chí lôi kéo các học sinh trung học), viết phiếu trưng cầu dân ý bầu cho Đào Minh Quân làm “Tổng thống nền đệ tam Việt Nam cộng hòa”.

Hội đồng xét xử nhận định hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, đã xâm phạm vào an ninh quốc gia, phá hoại sự ổn định, phát triển của đất nước, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đi ngược lại lợi ích của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Hành vi của các bị cáo đã cấu thành tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, tội phạm và hình phạt được quy định tại khoản 1 điều 79 Bộ luật Hình sự năm 1999. 

Đa số các bị cáo là những người trẻ nhưng có cái nhìn phiến diện, có học vấn hạn chế, thiếu kiến thức pháp luật, mù quáng tin tưởng vào việc phong tước, hứa hẹn đãi ngộ của các tổ chức phản động nên khi tiếp xúc với những thông tin xấu, xuyên tạc từ không gian mạng đã bị các đối tượng xấu của các tổ chức phản động lừa dối, lôi kéo, thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật. 

Trong quá trình điều tra, xét xử tại phiên tòa, các bị cáo (trừ bị cáo Phan Angle) đã thể hiện sự ăn năn, hối cải, nhận ra sai lầm và mong Hội đồng xét xử xem xét tuyên mức án nhẹ để sớm được trở về với gia đình. 

Trên cơ sở những chứng cứ, xét hỏi công khai tại phiên tòa, xét những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, nhân thân của các bị cáo, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt các bị cáo: Nguyen James Han, Phan Angle mức án 14 năm tù, trục xuất 2 bị cáo ngay sau khi chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam. 

Hội đồng xét xử tuyên phạt mức án 11 năm tù đối với Trương Nguyễn Minh Trí; mức án 10 năm tù đối với Đỗ Tài Nhân, Nguyễn Hùng Anh, Trần Tuấn Tài. Các bị cáo Võ Hoàng Ngọc, Đỗ Quốc Bảo lĩnh 9 năm tù; Trần Văn Vinh 8 năm tù, Trần Quang Vinh 7 năm tù; Nguyễn Văn Chánh, Đỗ Thị Thùy Dung lĩnh 5 năm tù. Các bị cáo còn bị phạt quản chế từ 2 đến 4 năm sau khi chấp hành xong hình phạt tù. 

Theo Bộ Công an, tổ chức phản động lưu vong “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” tổ chức khủng bố, đã thực hiện nhiều hoạt động chống phá, bạo động vũ trang nguy hiểm tại Việt Nam nhằm gây tiếng vang, mục đích xóa bỏ vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam./.

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

Có cần phải ầm ĩ như thế không, thưa quý zị?


Loi nhoi và ầm ĩ, là hai từ tôi phản ánh về việc cộng đồng mạng “liên quân chiến phím” nhưng quên lắp não trong những ngày vừa qua. Khi tổng công kích “lên án” bìa SGK lớp 7 của NXB Giáo dục Việt Nam in hình Vạn lý trường thành (Trung Quốc) - một trong những di sản văn hóa của nhân loại đã được UNESCO công nhận. 

Có cần phải ầm ĩ như thế không, thưa quý zị?

Sở dĩ tôi nói hai từ này là vì một bộ phận cộng đồng mạng “thông thái” và quý phụ huynh “đáng kính” của chúng ta cứ auto chửi, chửi trời, chửi đất, nâng cao quan điểm chính trị, abc các kiểu… và chửi luôn ông Phùng Xuân Nhạ, bắt ông giải trình này nọ, vì sao không in hình các di tích, thắng cảnh của đất nước, vân vân và mây mây. Ơ kìa, cuốn sách này thì liên quan gì đến ông ý, nó xuất bản từ đợt cải cách SGK năm 2002, và đến nay đã được 16 năm, con em vẫn học hành ổn định, có ai thắc mắc gì đâu. Hơn nữa, ông Bộ trưởng mới nhậm chức từ 2016, sao phải bắt ông ấy giải trình… Mà nếu có ý kiến, tâm sự giải bày hay lên đồng tập thể thì phải nói tới cả bìa sách lịch sử lớp 6 - đấu trường La Mã (Italia), lớp 9 - cây cầu vượt biển (Nhật Bản), lớp 10 - Đền Parthenon (Hy Lạp) cho nó công bằng, ai lại “ưu ái, thiên vị” cho anh hàng xóm xấu bụng đến thế. Tất cả các cuốn sách đó, bên cạnh lịch sử Việt Nam đều in hình biểu tượng của một quốc gia hay một giai đoạn lịch sử nhất định của thế giới. Ơ hay, sao phải xoắn lên thế nhỉ! 

Có cần phải ầm ĩ như thế không, thưa quý zị?

Xin nói thêm về cuốn lịch sử lớp 7 cho quý phụ huynh và những nhà “yêu nước” (vì chắc chả mấy khi quý zị đọc tới nó) rằng, cuốn sách này có 2 phần: Phần 1 là Khái quát lịch sử thế giới trung đại, gồm 7 bài học, trong đó có sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở Châu Âu, Trung Quốc thời phong kiến, Ấn Độ thời phong kiến, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á và những nét chung về xã hội phong kiến. Phần 2 là lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX. Nên việc trang bị kiến thức lịch sử thế giới cho học sinh là cần thiết, không có gì phải bàn. Các nước Châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ có bề dày lịch sử mà các quốc gia trên thế giới đều tìm hiểu, nghiên cứu. Với hai phần lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong một cuốn sách, việc chọn một hình là cổng Văn Miếu Quốc Tử Giám và hình Vạn lý trường thành để làm bìa sách là điều rất đỗi bình thường. Chưa kể, việc trình bày đưa Văn Miếu lên trên để tôn vinh lịch sử nước nhà trước, sau đó mới đến đại diện của lịch sử thế giới thì đã là một điều đáng trân quý. Mặt khác, trong phần lịch sử thế giới có bài “Trung Quốc thời phong kiến”, thì việc lựa chọn Vạn lý trường thành để gợi mở về nội dung cho các em là điều không có gì ngạc nhiên; trong khi nó còn là một trong bảy di sản văn hóa của nhân loại, là thắng cảnh mà du khách trên toàn thế giới vẫn hằng ngày đến tham quan. Biết lịch sử thế giới, để dần hòa nhập vào thế giới hiện đại, nhất là trong thời kỳ giao thoa văn hóa và hội nhập quốc tế thì có gì sai? 

Cái thói đời thích chửi, tra khảo và moi móc tự bao giờ trở thành trào lưu vậy? Và ở bất cứ lĩnh vực nào, nó lại càng nóng bỏng hơn, khi có sự hiện diện của yếu tố TQ. Dân chủ và tự do ngôn luận đến mức này thì quá trớn quá, chả khác gì đám “nhân quyền” bờ hồ; cái tư tưởng “nhược tiểu”, a dua bầy đàn “bài Tàu thoát Hán” nó đã ăn vào máu nên khó thay đổi được phải không, thưa quý zị. Cổ nhân có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” nên việc nghiên cứu và tìm hiểu về TQ hay bất kỳ quốc gia nào trên thế giới luôn quan trọng. Để từ đó, ta tiếp thu những nền văn minh, những tư tưởng hay biết được bản chất, ưu khuyết điểm trong quá khứ của họ. Từ đó, để phòng ngừa và đối đầu tốt hơn khi xảy ra những biến cố trong tương lai. Phải biết tiên sư nó là ai, lịch sử hình thành, phát triển của nó như thế nào (đặc biệt là TQ) thì mới có biện pháp đối phó hữu hiệu, trong khi đây chỉ là một tấm hình, giời ạ! Đương nhiên, thủ đoạn thâm độc của TQ là có thật, âm mưu độc chiếm Biển Đông của chúng là có thật; và chúng ta hợp tác (đôi bên cùng có lợi) với nó là có thật, bởi chả dại gì mà không hợp tác với một nền kinh tế thứ 2 thế giới, một đất nước đông dân nhất thế giới với một thị trường tiêu thụ vô cùng rộng lớn như vậy… Thử hỏi, trên người hay trong nhà của quý zị có bao nhiêu đồ không phải có thành phần hay xuất xứ từ TQ? 

Mỗi người dân Việt luôn mang trong mình một tinh thần tự tôn dân tộc, một tình yêu quê hương đất nước cháy bỏng và luôn lo lắng cho vận mệnh của quốc gia. Nhưng không phải một cách mù quáng, như cờ hó ăn phải bả; ngáo đá phê thuốc mà nhảy dựng lên, moi móc, thêu dệt và nâng cao quan điểm gây hoang mang dư luận. Hãy yêu nước bằng một trái tim nóng và một cái đầu lạnh, thưa quý zị!



ĐỜI CÁT

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018

CÓ MỘT CON NGƯỜI NHƯ THẾ


Vẫn biết rằng khi viết những dòng này dù có cố gắng vận hết bút lực để bày tỏ những cảm xúc dâng trào của mình về "Người Chiến sỹ ấy" - một con người - một "siêu nhân" - mà chúng ta đã từng được gặp trên sóng của Đài truyền hình Việt Nam trong chương trình "NGƯỜI ĐƯƠNG THỜI" thì người viết cũng không hy vọng có thể đạt tới độ viên mãn khi tái hiện một phần chân dung và khí phách con người Ông.


CÓ MỘT CON NGƯỜI NHƯ THẾ
Lần này tôi là người may mắn được gặp và vinh dự cùng Ông giao lưu với tuổi trẻ huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An trong chuyến hành hương "Về nguồn", "Thăm lại chiến trường xưa" nhân ngày Thành lập QĐND Việt Nam 22/12/2008. Ông, với tư cách là khách mời đặc biệt: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; "Người bị CIA cưa chân sáu lần". Còn tôi, cũng là khách mời đặc biệt nhưng với tư cách là một người lính đã chiến đấu và đổ máu trên quê hương Long An và miền Đông Nam Bộ, đồng thời là tác giả Hồi ký "Ký ức Chiến tranh" (NXB Thanh niên H.2006) mà tuổi trẻ và nhân dân Long An cũng như đồng đội đã có trong tay sau khi NXB Thanh Niên ấn hành vào tháng 4/2006. 

CÓ MỘT CON NGƯỜI NHƯ THẾ

Tôi được diện kiến Ông, một con người bằng xương bằng thịt, nhỏ nhắn bình dị như bao người Việt Nam khác (chỉ khác là đôi chân Ông không còn). Hiện Ông phải ngồi trên xe lăn. Nhưng điều phi thường nơi Ông là sự ẩn chứa một sức mạnh cùng một khí phách siêu đẳng mà dù ai đó có sức tưởng tượng diệu kỳ đến đâu cũng không thể hình dung nổi: Trước khi sa vào tay giặc đã dùng súng của mình và khi hết đạn đã cướp súng địch tiêu diệt 21 lính Mỹ, bắn cháy một máy bay trực thăng UH-1, sau đó ngất đi do bị thương nặng và bị hơi ngạt từ lựu đạn của địch ném đến... rồi bị bắt.

Tiếp theo là chuỗi ngày với tất cả những gì thuộc về thủ đoạn nham hiểm, xảo quyệt cùng những mánh khoé thâm độc, thú tính nằm ngoài sự hình dung đã được cả bộ máy CIA áp dụng thí nghiệm trên cơ thể Ông. Từ sự cám dỗ "chết người" bởi nhà lầu xe hơi, gái đẹp đến những bông mai bạc lấp lánh trên ve áo với chiếc lon trung tá "Quân lực Việt Nam Cộng hòa" cộng với 20.000 đô la. Và hứa sẽ đưa ông ra nước ngoài định cư tại bất kỳ quốc gia nào Ông muốn cùng với cô Thùy Dương xinh đẹp, nếu như ông chịu khai ra những bí mật tình báo ông biết được mà chúng đang rất cần; Từ những đòn tra thời trung cổ đến những cực hình tân kỳ và tiên tiến nhất được áp dụng hòng khuất phục và bẻ gãy ý chí nhằm khai thác ở Ông dù chỉ một lời khẩu cung nhỏ nhất. Từ việc với bàn tay hộ pháp của những tên Đại Hàn giết thuê lần lượt bẻ xoắn ngược lên hết 10 ngón chân; lần lượt đập giập vỡ xương mu hai bàn chân rồi lần lượt đập vỡ nát hai đầu gối; Và tiếp theo trong vòng chưa đầy 100 ngày với 6 lần chúng dùng lưỡi cưa thép lần lượt cưa đi từng... khúc một cho đến bẹn đôi chân giao liên của Ông - đôi chân đã từng vượt hàng ngàn dặm núi rừng, sông suối, đối diện với thú dữ, đạn bom; từ đô thị đến chiến khu, từ bưng biền đến rừng núi để đưa dẫn hàng ngàn lượt cán bộ chiến sỹ, chuyển tải hàng trăm tài liệu cơ mật của cách mạng Miền Nam từ các cụm tình báo chủ chốt của ta nằm ngay đầu não nội các ngụy quyền Sài Gòn mà tiêu biểu như Hai Trung - Phạm Xuân Ẩn - Thiếu tướng tình báo huyền thoại hay Mười Thương, "Phát súng trên Cao Nguyên" ám sát Ngô Đình Diệm - để đến Trung ương Cục miền Nam ở Chiến khu và ngược lại! Cuối cùng tên trùm nhóm tra tấn - trung tá CIA Mỹ đã thất vọng, bất lực cúi đầu kính phục và thốt lên: "Ôi! Một sinh vật bằng thép! Chúng tôi đã thua Ông!"

Chưa hết tiếp theo là trên 600 ngày đêm biệt giam ở nhà tù Hố Nai, Biên Hòa cách ly hẳn thế giới bên ngoài với đủ loại cực hình như nhốt "chuồng cọp" Catsô (containe loại nhỏ); "Chuồng cọp" kẽm gai; phơi nắng, phơi mưa, bỏ đói, bỏ khát suốt hơn ba tháng trời cho một cơ thể chỉ còn có đôi tay tàn tật đau đớn với phần thân thể nát nhừ còn lại từ hông trở lên da bọc xương. Chúng ta thử hình dung ở một con người khỏe mạnh bình thường chỉ cần bỏ đói một ngày thôi cũng đã quá đủ để khó mà chịu đựng được hơn! Thực tế ấy được chính tên chúa ngục Mã Văn Hy thừa nhận và tuyên bố: "Nó mà qua nổi một tuần thì tôi xin lột lon trung tá!". Vậy mà Ông, chính Ông đã vượt qua không chỉ một tuần mà là hơn 600 ngày kinh hoàng đó một cách "ngoạn mục" để sống và chiến thắng! 

Ông là ai? Tề Thiên Đại Thánh trong truyện thần thoại Tây Du ký của Trung Hoa?

Không! Đó chính là Ông - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam - Chuẩn úy và sau này là Thiếu tá giao liên tình báo Nguyễn Văn Thương.


CÓ MỘT CON NGƯỜI NHƯ THẾ

Tôi được tâm tình với Ông trong dịp may hiếm có này. Ông không nói nhiều về mình trong quá khứ mà chỉ kể về cuộc sống hạnh phúc của Ông và gia đình hiện nay. Ông quan tâm nhiều tới mọi người, đặc biệt là lớp trẻ! Còn về quá khứ của Nguyễn Văn Thương tôi thực sự chỉ mới được biết qua cuốn tự truyện "Người bị CIA cưa chân sáu lần" do nhà văn Mã Thiện Đồng ghi lại mà Ông đã gửi theo đường bưu điện ra Bắc cho tôi sau khi chia tay nhau ở Long An. Còn các tác phẩm "Người giao liên tình báo""Bóc vỏ trái đất""Hoa đước đỏ""Trận càn Xê Đa Phôn" và "Hồi ký Nguyễn Văn Thương" thì tôi chưa có may mắn được đọc. Có thể nói bao nhiêu trang sách là bấy nhiêu trang nhuộm đỏ máu Ông - người chiến sỹ giao liên tình báo đầy quả cảm. Cuộc đời và số phận ấy đã gắn kết và nằm trong số phận cùng nỗi đau chung của dân tộc trong những năm đánh Mỹ. Thiết nghĩ không cần bình luận gì thêm về Ông mà chúng ta hãy đọc cuốn sách. Đọc để biết để hiểu để cảm phục trân trọng về tinh thần và khí phách của một con người tận trung với nước tận hiếu với dân. Thà hy sinh đến giọt máu cuối cùng chứ nhất định không bao giờ phản bội Đảng, phản bội đồng chí, đồng đội, nhân dân và Tổ quốc. Không bao giờ khuất phục trước mọi cực hình và thủ đoạn hèn hạ độc ác và dã man của kẻ thù.

Cho đến bây giờ đã 37 năm sau ngày chiến thắng trở về từ nhà tù Phú Quốc và cũng đã ở vào cái tuổi "cổ lai hy" vậy mà Ông vẫn trẻ trung lạc quan yêu đời, yêu quý từng giây của cuộc sống hôm nay. Bởi một lý do đơn giản để có những phút giây sống ấy Ông đã phải trả cái giá máu xương quá lớn cho một lý tưởng. Vẫn biết rằng máu xương Ông đổ xuống là không hề uổng. 

Sau lần chia tay hồi tháng 12/2008 tôi và Ông vẫn thường điện đàm với nhau để tâm tư, trao gửi và cùng ôn lại những kỷ niệm của một thời chiến đấu hy sinh cho Tổ quốc. Với tiếng cười sang sảng và giọng nói Nam Bộ chắc nịch nhưng ấm áp và không kém phần dí dỏm hài hước Ông tâm sự: "Ông biết không nó tra tấn tôi không từ bất kỳ một thủ đoạn dã man nào. Từ việc bẻ hết các ngón chân đến đập vỡ xương hai bàn chân rồi đập vỡ hai đầu gối đến sáu lần cưa đi cưa lại đôi chân tôi từng khúc một tôi vẫn không ngán. Nhưng nói thật với ông tôi "sợ" nhất là 100 ngày đêm sống chung với cô Thùy Dương (thực chất là một trung úy của CIA) đẹp "nghiêng nước nghiêng thành" trong ngôi biệt thự sang trọng mà chúng cố tình sắp đặt hòng "cài bẫy" để khuất phục tôi. "Viên đạn bọc đường" ấy có một áp lực ghê gớm thật khó có thể né tránh được. Nó khó gấp nhiều lần so với sự chịu đựng đau đớn từ 6 lần cưa chân sau này... Vậy mà tôi đã vượt qua và chiến thắng! Ha... Ha...". Ông cười sảng khoái...

Nguyễn Văn Thương cho biết hiện tại lịch giao lưu của Ông khá dày đặc. Rất nhiều đoàn thể, ban ngành, đơn vị quân đội, trường học, cơ quan dân chính Đảng... trong cả nước mời Ông đến để nói chuyện truyền thống... nhân các ngày lễ lớn trong năm. Tâm sự với tôi, Nguyễn Văn Thương nhiều lần nhắc lại câu nói nổi tiếng của Paven Coocsaghin trong "Thép đã tôi thế đấy" của Nicolai Ôxtropxki: "Đời người chỉ sống một lần phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí... Để đến khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể tự hào rằng tất cả đời ta tất cả sức ta ta đã hiến dâng cho Tổ quốc!...". Điều ấy cắt nghĩa cho hành động và sức chịu đựng phi thường của Ông trong ngục tù của Mỹ - ngụy. Một điều đặc biệt mà tôi hết sức khâm phục ở Ông là sự tôn trọng tính Đảng đến tuyệt đối. Mặc dù bị mua chuộc dụ dỗ tra tấn đến chết đi sống lại nhiều lần nhưng Ông vẫn một mực tin vào ngày toàn thắng của cách mạng. Và những ngày tháng trong tù bị cách ly với Đảng, với nhân dân Ông vẫn luôn nhắn gửi đồng đội hãy đóng Đảng phí giùm Ông. Điều ấy cắt nghĩa vì sao Ông đã vượt qua tất cả để chiến thắng trở về!

Xin gửi đến Nguyễn Văn Thương - Người Anh Hùng - người chú người anh thân quý; người đồng chí, đồng đội kiên trung bất khuất; người con của Nam Bộ "Thành đồng" tất cả lòng trân trọng và biết ơn vì những cống hiến xương máu của Ông cho nền độc lập của dân tộc và cuộc sống ngày hôm nay.

Chúc "Người Chiến Sỹ ấy" luôn khỏe và mãi trẻ trung lạc quan như đã từng sống và chiến đấu mặc dù giờ đây Ông đã bước qua tuổi Bảy mươi!
Tp. Hà Tĩnh, tháng 3/2009


Vương Khả Sơn

Bộ trưởng Bộ Công an: "Có thể năm trước đã có tình trạng gian lận thi cử"

Bộ trưởng Tô Lâm cho biết điều này trong phần trả lời chất vấn đại biểu tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội.


Tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 13/8, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đặt câu hỏi: "Kỳ thi THPT xảy ra gian lận nghiêm trọng. Theo Bộ trưởng đây là loại tội phạm gì, có mới không, năm trước có không, Bộ có bất ngờ không và làm gì để đảm bảo không xảy ra trong kỳ thi tới?".

Bộ trưởng Bộ Công an: "Có thể năm trước đã có tình trạng gian lận thi cử"
Khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Thị Hồng Nga, SN 1967, chuyên viên phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng (Sở Giáo dục- Đào tạo tỉnh Sơn La), Thư ký Ban chỉ đạo, Ủy viên tổ chấm thi trắc nghiệm.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết: Bộ phối hợp Công an địa phương khởi tố 3 vụ án với tội danh Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ. Đối tượng là người tham gia chấm thi, quản lý bài thi và có vi phạm nên đây là hoạt động lợi dụng chức vụ quyền hạn. 

Đây là thủ đoạn mới đã được phát hiện, kỳ thi trước cũng có gian lận và Bộ công an cùng Bộ GD-ĐT đưa phương án để tránh bị lợi dụng.

"Với chúng tôi, tội phạm này không phải mới nhưng gian lận thì nhiều thủ đoạn. Có thể năm trước có tình trạng gian lận trong thi cử. Điển hình khi khảo sát, các cháu đỗ đại học điểm cao nhưng khi vào học với yêu cầu cao thì nhiều cháu không theo học được" - ông Tô Lâm nói.

Theo Bộ trưởng Bộ Công an, để phòng chống những thủ đoạn này thì cần tiếp tục có sự phối hợp với Bộ Giáo dục & Đào tạo để quản lý việc ra đề, chấm thi, công bố điểm… sao cho thành khâu phép kín để không thể can thiệp được, nhất là bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật hiện đại. Đây cũng là thách thức rất lớn với các cơ quan bảo vệ pháp luật thời gian tới.

"Cần quy trình quản lý các khâu, để tránh sơ hở bị lợi dụng. Bộ có kiểm tra, giám sát tổ chức tội phạm liên quan, kể cả sử dụng biện pháp kỹ thuật" - Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh./.

Huỳnh Thục Vy - Lâm Ngân Mai, cặp bài trùng chống Cộng!

    Hai ả này tuổi đời còn khá trẻ, cũng xinh đẹp, dễ nhìn… nhưng có lẽ “sắc đẹp tỉ lệ nghịch với trí tuệ” lại luôn đúng với cả hai, não trạng luôn xấu xí và tối tăm. Cặp này có chung một niềm đam mê, đó là “gọi hồn, kêu xác” cái chế độ VNCH - một chế độ mục ruỗng, thối nát, đã “nhìn gà khỏa thân” cách đây hơn 43 năm. 

Huỳnh Thục Vy - Lâm Ngân Mai, cặp bài trùng chống Cộng!
Huỳnh Thục Vy (trái) và Lâm Ngân Mai 
   Ả họ Huỳnh sinh năm 1985, tại Quảng Nam, hiện sống tại Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk. Xuất thân trong một gia đình có “truyền thống” chống phá đất nước, hằn thù chế độ. Cha của ả là Huỳnh Ngọc Tuấn, kẻ bị tuyên phạt 10 năm tù về tội chống chính quyền (từ 1992 - 2002). Hay cho câu “nhà dột từ nóc”! Tiếp nối con đường chống phá kiếm cơm của mình, nên không ai xa lạ với “thành tích” chống phá của Huỳnh Thục Vy. Ả đã bị xử phạt hành chính nhiều lần và từng thụ án 2 năm về tội Tuyên truyền chống nhà nước. Cứ tưởng ra tù, ả sẽ hướng thiện, nhưng khi vô công rồi nghề thì ả như con thiêu thân, ra sức viết bài, xuyên tạc và tìm mọi cách để chống phá Đảng và Nhà nước. Vì có như thế, thì ả mới nhận được mấy đồng tiền bẩn thỉu từ đám phản động lưu vong, các tổ chức chính trị bên ngoài có thái độ thù địch với Việt Nam. Với lý lịch của mình, ả được làm bà chủ của cái gọi là “Hội phụ nữ nhân quyền” - một tổ chức phản động do Mỹ và phương Tây hậu thuẫn, dựng nên. Đáng nguyền rủa hơn, khi cạn đề tài, muốn lập thành tích với quan thầy, ả đã lấy sơn để phun lên cờ Tổ quốc - một biểu tượng thiêng liêng của dân tộc - rồi chụp hình đăng trên facebook như là "báo thành tích". Hành vi này đã bị Công an TX Buôn Hồ (Đắk Lắk) khởi tố về tội Xúc phạm quốc kỳ theo điều 315, BLHS năm 2015 vào ngày 09/8/2018 (điều đáng nói là cơ quan Công an phải áp giải ả, khi gửi giấy triệu tập lần thứ 4 mà ả vẫn ngoan cố không chấp hành). Tuy nhiên, do đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi (hiện con của ả mới 22 tháng tuổi), vì chính sách nhân đạo nên được tại ngoại nhưng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn là “cấm đi khỏi nơi cư trú”

    Còn Lâm Ngân Mai là ai? Mụ sinh năm 1984, hiện trú tại phường 12, Q. Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh. Mụ từng đứng ra tự ứng cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2016 - 2021. Nực cười là ở chỗ, thay vì vận động tranh cử như những người khác thì mụ ta lại thường xuyên lên mạng “lai chim” nói xấu, đả kích chế độ, lại còn thêm phần “hát cho đám chống cộng nghe” và bỗng chốc mụ trở thành “ca sĩ”. Được những nhóm người bất mãn, chống đối trong và ngoài nước hà hơi, tiếp sức và tung hô, mụ ta như “cá gặp nước”, “chó gặp c**” nên hừng hừng khí thế, ngày càng chống phá quyết liệt hơn. Mụ có trình độ văn hóa 9/12, lại có biểu hiện ảo tưởng, “tâm thần chính trị” càng nặng; nên trò hề tự ứng cử của mụ, bị bà con tổ dân phố loại ngay từ “vòng gửi xe” là điều hiển nhiên. Khi bị loại, mụ lại tiếp tục đổ lỗi, ra rả vu cáo cho chính quyền, các bài viết chống phá của mụ tần suất ngày càng dày đặc và nghiêm trọng hơn; mụ hát những bài hát về “biển chết”, về “ngày quốc hận”, hay những bài hát ca ngợi chế độ VNCH… Dạo gần đây, mụ dùng cái gọi là “bất tuân dân sự” như một tôn chỉ, biện pháp để “ảo tưởng” lật đổ chế độ. Thiệt là, khi đứt dây thần kinh mắc cỡ, thì bác sĩ cũng bó tay! 


----------------------

     Như đã nói ban đầu, cặp bài trùng này cùng những kẻ chống phá khác là luôn dựa hơi đám hải ngoại lưu vong, để đào mộ cái xác chết VNCH lên, để dựa vào đó, lấy nó làm “cần câu cơm” cho qua ngày đoạn tháng. Hai ả tôn vinh cờ vàng ba que, tôn vinh cái “phồn vinh giả tạo” của chế độ man rợ, tay sai đắc lực cho đế quốc Mỹ xâm lược. Một chế độ mà đến Nguyễn Cao Kỳ từng phải thốt lên: “Đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê”

      Cái xã hội “phồn vinh” mà 2 mụ tôn thờ, đã nhận viện trợ từ Mỹ lên tới 925 tỷ USD; gấp 3,8 lần chi phí của Mỹ trong thế chiến thứ nhất và chỉ đứng sau chi phí của Mỹ cho thế chiến thứ hai - theo nhà kinh tế Steven ước tính. Trong khi đó, theo tài liệu của CIA giải mật của Hoa Kỳ ước tính qua 20 năm, Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa đã viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khoảng 7 tỉ rúp (tương đương 7 tỉ USD, trong đó hơn một nửa là viện trợ quân sự). Như vậy tổng chi phí của Mỹ cho chiến tranh VN gấp hơn 130 lần mà phía VNDCCH đã nhận được viện trợ. Vì thế, cái tên mỹ miều “hòn ngọc Viễn Đông” các thước phim, bức ảnh về sa hoa, đô hội của Sài Gòn chỉ là ảo tưởng. Và đó chả phải là kết quả của 925 tỷ USD hay sao? Chính Nguyễn Văn Thiệu còn có những câu nói để đời rất hồn nhiên thừa nhận việc mình làm một ông Tổng thống “bù nhìn” như sau: “Mỹ còn viện trợ, thì chúng tôi còn chống cộng” hay “Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc lập!” 

     Không chỉ lệ thuộc về kinh tế mà về chính trị, chế độ của Nguyễn Văn Thiệu cũng hoàn toàn bị lệ thuộc. Khi Mỹ nhận ra sai lầm trong cuộc chiến ở VN, như việc “cắt lỗ” trong đầu cơ chứng khoán, chính phủ Mỹ đã “vắt chanh bỏ vỏ” Nguyễn Văn Thiệu không thương tiếc. Henry Kissinger về sau trong hồi ký của mình đã cho rằng: “Nguyễn Văn Thiệu đã điều hành quốc sự theo một kiểu "tàn bạo", "xấc láo", "ích kỷ, độc ác" với những "thủ đoạn gần như điên cuồng" khi làm việc với người Mỹ”; Kissinger cũng tiết lộ rằng, khi nói về việc Nguyễn Văn Thiệu ngăn cản Mỹ ký hiệp định Paris, Tổng thống Nixon đã giận dữ thốt lên: "Ông sẽ hiểu thế nào là sự tàn bạo nếu tên đểu giả đó không chịu chấp thuận. Ông hãy tin lời tôi."

      Vậy nên, lời khuyên chân thành cho hai ả này là hãy sớm tỉnh ngộ, quay đầu là bờ. Bớt ảo tưởng và dựa sống vào cái chế độ phồn hoa, tráng lệ “giả tạo” đó đi. Đời hai em còn trẻ, còn đẹp thì còn làm lại được, đừng đi quá xa để nhân dân nguyền rủa, không còn chốn dung thân. Hãy nhìn gương Bùi Tín - từng có trình độ, địa vị gấp mấy lần nhưng phản trắc, phản bội Tổ quốc mới chết lạc, lạnh lẽo nơi xứ người, giời ạ!