KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2019

Báo chí đã định hướng dư luận đến sự giả dối và kích động lòng dân như thế nào?

Có hay không vụ việc tài xế lái xe bị oan sai khi giúp đỡ một em bé bị lạc để rồi vướng vào vòng lao lý tại TX Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk?

Báo chí đã định hướng dư luận đến sự giả dối và kích động lòng dân như thế nào?

Dư luận tại tỉnh Đăk Lăk nói riêng và cả nước nói chung vài tháng gần đây đã xôn xao về một vụ án xảy ra tại TX Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk khi tài xế Nguyễn Ngọc Dũng (SN 1989) ngụ tại TP. Buôn Ma Thuột bị xử sơ thẩm 24 tháng tù giam, phúc thẩm 15 tháng tù giam sau khi “giúp đỡ” một cháu bé đi lạc bằng cách đưa lên xe của Dũng và một ga chạy thẳng về hướng TP. Buôn Ma Thuột. Vậy thực sự thì Dũng có bị oan hay không? Hay làm sao mà một việc “tốt” lại khiến một người anh em “thiện lành” phải nhập kho đi chăn kiến, mời các bạn đọc tiếp các tình tiết dưới đây.

Trước hết, tôi muốn giới thiệu các bạn về nhân thân của tài xế Nguyễn Ngọc Dũng.

Dũng sinh năm 1989, sống tại TP. Buôn Ma Thuột cùng vợ và 2 con bằng nghề lái xe khách. Nói về quá khứ hay hiện tại của Dũng thì người ta cũng sẽ bất ngờ về cuộc đời nam thanh niên mà báo đài ca ngợi là “thiện lành” này. Ngày 27/10/2006, Nguyễn Ngọc Dũng bị TAND thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An xử phạt 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý... Khi ấy Dũng mới 17 tuổi!
Nếu nói Dũng có ý chí khởi nghiệp khá sớm với ngành “ma túy” thì tôi tin, còn “thiện lành” từ tấm bé thì có vẻ hơi sai cho Dũng, bởi 17 tuổi đã làm shipper cho “ngành” này thì được mấy ai hiền lành?
Chưa hết, ngày 22/8/2011, Dũng tiếp tục bị TAND tỉnh Gia Lai xử phạt 07 năm 06 tháng tù về tội Vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ. Án giao thông mà để đến mức đi tù thì quý bạn cũng hiểu Dũng đã phạm tội gì rồi chứ ạ? Vâng, anh ấy gây tai nạn để lại hậu quả nghiêm trọng nên đã phải đi chăn kiến 07 năm 06 tháng tù. Và nếu ngày bị bắt vì ship ma túy năm 2006 mà Dũng tròn 18 tuổi thì có lẽ Dũng sẽ dành cả thanh xuân để đi tù. Tính sơ sơ tổng 2 hình phạt trước khi dính vào vụ việc tại TX Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk thì cũng ngót nghét 09 năm tù.

“Cháu nó ở nhà ngoan lắm, là thanh niên gương mẫu” - lều báo said.

Quay trở lại với vụ việc xảy ra tại TX. Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk, địa điểm xảy ra vụ việc bắt cóc trẻ em của Dũng. Báo chí nói gì trên báo? Chỉ lấy ví dụ là Báo Người Đưa Tin đăng bài vào thứ 5, ngày 21/2/2019 như sau: "...bị cáo Dũng là lái xe tuyến Đắk Lắk - Gia Lai và ngược lại. Xe 16 chỗ có dán tên nhà xe, số điện thoại để mọi người gọi khi có nhu cầu đi lại. Khi đi trên đường quốc lộ thuộc TX. Buôn Hồ phát hiện thấy cháu bé gần 2 tuổi chạy ra giữa đường suýt bị xe ô tô khách 40 chỗ đi ngược chiều đâm phải. Cùng lúc đó xe 16 chỗ của bị cáo chở hơn 10 hành khách đi tới cũng dừng lại tránh gây nguy hiểm cho cháu bé.
Thấy cháu bé khóc, Dũng bảo phụ xe xuống bế cháu vào ven đường. Do bố mẹ cháu bé ngày hôm đó gửi cháu ở nhà ông cậu (cách đó mấy km) nên khi phụ xe bế cháu vào lề đường hỏi mọi người đứng xem thì không ai biết và lắc đầu. Thấy vậy, Dũng nói phụ xe đưa cháu lên xe để Dũng ẵm đưa đến trạm CSGT trên đường.
Khi đi được khoảng 10km, Dũng chủ động giảm tốc, xi nhan táp vào phía trạm CSGT theo hướng đưa khách về TP.Buôn Mê Thuột. Cùng lúc đó, CSGT cũng ra tín hiệu dừng xe để nhờ đưa 2 người khách trên đường về Chư Rê (2 khách này đi xe đang bị xử lý vi phạm).
Lúc phụ xe nhảy xuống mở cửa thì CSGT thấy lái xe đang ôm cháu bé nên hỏi. Anh Dũng trình bày lại sự việc như đã nói ở trên. Cùng lúc đó, CSGT nhận được điện thoại thông báo vừa có vụ bắt cóc trẻ em, yêu cầu lái xe và hành khách về trụ sở Công an TX. Buôn Hồ để làm việc.
Tại cơ quan điều tra, lái xe, phụ xe cùng tất cả hành khách đều tường trình đúng lại sự việc. Tuy nhiên, cơ quan Công an cho rằng đã có sự câu kết giữa nhà xe và hành khách để bắt cóc trẻ em..."

Vậy sự thật của vụ việc ra sao ?

Chiều ngày 18/3/2018, Dũng điều khiển xe ô tô BKS 47B - 012.50 chở theo 10 hành khách cùng phụ xe là anh Lê Thanh Toàn (SN 1992) từ tỉnh Gia Lai về TP. Buôn Ma Thuột. Khoảng 18 giờ cùng ngày, khi đến km 1739 + 500m, đường Hồ Chí Minh (thuộc TDP 4, phường Thiện An, TX. Buôn Hồ), phát hiện cháu Trương Minh Huy (SN 2016) là con trai của chị Lương Thị Ái Nhi (SN 1989) cùng trú trên địa bàn TDP 4, phường Thiện An, TX. Buôn Hồ vừa chạy vừa khóc ra giữa đường mà không có người lớn trông chừng nên Dũng đã dừng xe lại. Lúc này cũng có một xe khách BKS 51B - 192.71 do anh N.Q.T, ngụ tại TX. Buôn Hồ cũng dừng xe lại khi thấy cháu bé đứng khóc giữa đường. Cùng lúc đó, một số người dân hiếu kì cũng xuất hiện tại hiện trường.
Thấy vậy Dũng mới nhờ Toàn là phụ xe xuống bế cháu bé vào lề đường. Tại địa điểm xảy ra vụ việc, vì cháu bé là cháu của một người dân sống tại khu vực mới đến chơi nên khi phụ xe Toàn hỏi người dân “đây là con ai” thì mọi người đều lắc đầu không biết. Lúc này, Dũng nói Toàn bế cháu bé lên xe để giao cho cơ quan Công an. Nghe Dũng nói vậy thì mọi người cũng an tâm mà giao cháu bé cho Dũng, 01 người dân lo xa đã ghi lại biển số xe của Dũng phòng khi gia đình cháu bé đi tìm.
Tuy nhiên, Dũng đã không làm theo những gì mình đã nói, dù xe chạy ngang qua rất nhiều cơ quan ban ngành hay cả Công an phường thì Dũng cũng không có ý định dừng xe để giao cháu cho đơn vị có thẩm quyền tìm cha mẹ. Lúc này, 02 hành khách có trên xe gồm anh P.V.V (SN 1985, HKTT tại huyện Ea Hleo, tỉnh Đăk Lăk) và anh Đ.T.H (SN 1974, HKTT tại Gia Lai) cùng nhiều hành khách hành trên xe có ý kiến yêu cầu Dũng nên giao đứa bé cho Công an hay trụ sở cơ quan ban ngành nhưng Dũng vẫn không làm theo mà còn đáp trả “các bác thông cảm, bế cháu đi để bố mẹ nó đi tìm cho chừa cái tội để con cái đi lung tung giữa đường” - một hành khách trên xe còn thông tin thêm rằng tài xế Dũng còn định gửi cháu bé vô chùa để bố mẹ khỏi tìm.
Khi phát hiện cháu mình bị thất lạc ở gần nhà, người thân của cháu bé đã đi tìm thì được người dân thuật lại sự việc và cung cấp thông tin về chiếc xe chở cháu bé. Sau đó, người thân của cháu bé đã báo Công an khi không có thêm bất cứ thông tin gì về cháu bé sau khi lên xe của Dũng.

Có hay không việc Dũng chủ động giao cháu bé bị lạc cho cơ quan Công an?

Nhận được thông báo về một trường hợp cháu bé bị thất lạc được đưa đi trên một chiếc xe khách, đang đi ra khỏi địa bàn TX. Buôn Hồ về hướng TP. Buôn Ma Thuột. Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an TX. Buôn Hồ đã phối hợp cùng trạm CSGT huyện Krong Buk (thuộc Phòng CSGT tỉnh Đak Lăk) bố trí chốt chặn. Đến khoảng 18h25 phút cùng ngày, tổ tuần tra kiểm soát đã phát hiện xe của Dũng đang lưu thông với tốc độ 50-60km/h. Khi bị yêu cầu dừng xe thì tài xế mới giảm tốc và bị lố qua khỏi chốt tuần tra kiểm soát. Một đồng chí CSGT lên xe của Dũng làm việc với y, thì lúc này tài xế Dũng vẫn ngồi im trên xe ôm đứa bé vào lòng, khi được hỏi “cháu bé là con ai? Tại sao lại nằm trên đùi anh thế này?”, lúc này Dũng mới trình bày sự việc và bị đưa về cơ quan CSĐT Công an TX Buôn Hồ làm việc.
Tại cơ quan Công an, Dũng quanh co chối tội, khi được hỏi vì sao lại không giao cháu bé cho các cơ quan ban ngành dọc đường đi hay đến khi gặp chốt CSGT của Công an tỉnh Đak Lăk mà Dũng vẫn không chủ động giao cháu bé cho Công an thì Dũng im lặng, khai báo thiếu thành khẩn. Tất cả những hành động của Dũng từ việc không giao cháu bé cho các cơ quan ban ngành dọc đường đi của Dũng (từ TX Buôn Hồ về TP. Buôn Ma Thuột), rồi cả việc Dũng nói với hành khách trên xe là muốn đưa cháu đi để bố mẹ khỏi tìm, cho đến việc Dũng không chủ động dừng xe khi thấy chốt tuần tra kiểm soát của CSGT cũng đã thể hiện dã tâm của Dũng trong việc này.
Khoảng cách giữa người tốt và kẻ xấu lúc này rất mong manh. Dũng có rất nhiều cơ hội để trở thành ân nhân với gia đình cháu bé thay vì trở thành một kẻ phạm pháp nếu như Dũng chủ động giao cháu bé cho cơ quan có thẩm quyền trên đường đi về TP Buôn Ma Thuột hay tại mốc thời điểm nhìn thấy chốt CSGT, nếu Dũng chủ động dừng xe lại thay vì bị yêu cầu bởi CSGT thì có lẽ sự việc đã khác. Chúng ta không thể biết được chuyện gì sẽ xảy ra nếu như Dũng đưa cháu bé trót lọt về TP Buôn Ma Thuột, một vụ buôn bán trẻ em hay cháu bé sẽ được gửi vô một ngôi chùa hoang vắng nào đó để rồi không bao giờ về được với cha mẹ?.... Với suy nghĩ của một kẻ ăn cơm nhà nước, mặc áo sọc nhiều hơn ở nhà từ khi trưởng thành như Dũng thì hắn sẽ làm gì? Chúng ta chỉ có thể biết rằng việc các đồng chí Công an ngăn chặn kịp thời không để cho Dũng đưa cháu bé ra khỏi địa bàn TX Buôn Hồ là đã giúp cho gia đình cháu bé không bị chia ly, một gia đình không bị mất con và ông chú sẽ đỡ áy náy khi không trông nom đứa cháu cẩn thận. Đó là một bài học to lớn đối với gia đình về việc coi sóc trẻ nhỏ.
Còn đối với Dũng, một bản án công minh vẫn phải thực thi bởi không ai có quyền xâm phạm thân thể hay muốn đưa ai đó đi đâu tuỳ thích cũng được. Với tình tiết tăng nặng như việc Dũng mới chấp hành án xong vào 31/8/2015 và chưa được xoá án tích. Ngày 21/2/2019, TAND Tỉnh Đắk Lắk đưa ra xét xử phúc thẩm 15 tháng tù giam đối với bị cáo Nguyễn Ngọc Dũng (SN 1989, trú tại phường EaTam, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) về tội Giữ người trái pháp luật (theo khoản 2, Điều 157, BLHS 2015). Còn phụ xe Toàn được trắng án bởi việc tài xế Dũng không muốn giao cháu bé cho cơ quan có thẩm quyền chỉ nằm ngoài ý chí chủ quan của Toàn bởi Toàn vẫn nghĩ rằng Dũng sẽ đưa cháu bé giao cho Công an. Bản án cuối vẫn chưa được tuyên, nhưng sự thật vẫn được bảo vệ. Bắt cóc không thành thì vẫn phải xử lý cho dù Dũng chỉ có ý định đưa cháu vô chùa hay bắt đưa sang Trung Quốc. Tương lai của một đứa trẻ đã có thể về vực sâu u tối nếu ý định của Dũng thành công. Từ đây, tôi cũng xin cảnh báo mọi người cảnh giác khi tiếp nhận nguồn thông tin trên mạng xã hội, chả bao giờ có 2 chữ “tự nhiên” xuất hiện sau một quá trình điều tra của cơ quan Công an. Ác đúng chỗ là thiện nhưng thiện KHÔNG đúng chỗ lại là ác, chia sẻ thông tin đúng thì sẽ lan toả sự thật. Chia sẻ thông tin sai sự thật thì sẽ làm xã hội chỉ có thể rối loạn thêm thôi./.

Lan Phương

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2019

ĐOAN TRANG GỌI CÁC TRÍ THỨC TRONG QUỸ PHAN CHÂU TRINH LÀ “PHÒ CHÍNH THỐNG”

Nhà xuất bản Trí Thức bị điều tra, Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh dừng hoạt động: hai sự việc liên tiếp này gây ra một cơn chấn động trong giới “rận chủ” ở Việt Nam. Cơn chấn động này thật bất ngờ, khi không phải là sự tiếc nuối mà là sự hả hê. Sự hả hê này được thể hiện rõ nhất qua facebook của “nhà báo” Phạm Đoan Trang, thánh nữ tử đạo của phong trào “rận chủ”. Trong status của mình, Đoan Trang đã trực tiếp gọi các trí thức phản biện trong quỹ Phan Châu Trinh là “phò chính thống”.

ĐOAN TRANG GỌI CÁC TRÍ THỨC TRONG QUỸ PHAN CHÂU TRINH LÀ “PHÒ CHÍNH THỐNG”

“Từ lâu tôi đã thấy tâm lý “phò chính thống” (chữ dùng của nhà văn Phạm Thị Hoài), nệ nhà nước, hãnh diện vì được nhà nước công nhận… đã khiến nhiều trí thức Việt Nam tự giới hạn mình lại để chỉ làm những việc mà họ cho là an toàn - nghĩa là những việc nằm trong khuôn khổ nhà nước cho phép. Nếu an toàn mà lại có vẻ “cấp tiến”, mang màu sắc “khai dân trí” nữa thì càng tốt, càng khôn ngoan hơn. Thực là “vừa cấp tiến vừa an toàn” vậy.”

Tham khảo tại đây:

ĐOAN TRANG GỌI CÁC TRÍ THỨC TRONG QUỸ PHAN CHÂU TRINH LÀ “PHÒ CHÍNH THỐNG”

Ở dưới phần comment, Đoan Trang còn đùa cợt, không hề phản đối khi có người gọi các trí thức trong quỹ Phan Châu Trinh là “trí thức nửa mùa đội lốt đấu tranh dân chủ” gọi nôm na là dạng “đu dây, đi hai hàng”.
Đây là một chuyện kỳ lạ nếu ta biết về các trí thức vận hành quỹ Phan Châu Trinh và những người ủng hộ quỹ trong suốt quá trình hoạt động? Các trí thức của quỹ Phan Châu Trinh, không phải ai khác, chính là bộ sậu Nguyễn Quang A, Nguyên Ngọc, Chu Hảo, Phạm Toàn… Đây là những người là “đồng đội” hay nói cách khác là “cùng hàng ngũ” những nhà cấp tiến với Đoan Trang. Thậm chí, Đoan Trang còn có không ít lần làm việc chung với Quang A, và biết đâu lại chẳng được Quang A chu cấp tài chính trong các hoạt động biểu tình mà thánh nữ này tổ chức như cá chết, cây xanh, bầu cử Quốc hội… Các rận có lẽ đã quên Đoan Trang cầm bút cầm giấy đến chực chờ ở địa phương của Quang A để đưa tin về việc Quang A ứng cử Quốc hội, còn tâng bốc ông ta đến tận mây xanh. Ấy thế mà, ngoắt một cái, cô ta đã ám chỉ Quang A và những người bạn của ông ta là “phò chính thống”.

Lý giải cho hành vi này của Đoan Trang có thể đưa ra mấy lý do sau:

Một là, Đoan Trang hoàn toàn vận hành bởi đồng tiền. Bản tính này của thánh nữ, ai hoạt động lâu năm cùng cô ta cũng đều nhận thấy. Ai cho Đoan Trang tiền thì Đoan Trang ngoan với người đó. Việt Tân không cho Đoan Trang tiền, Đoan Trang chửi Việt Tân. Từ ngày Đoan Trang trốn vào Nam, sống ăn nhờ ở đậu bằng tiền của Việt Tân hỗ trợ các nhà hoạt động bị bầm dập thì từ đó không thấy Đoan Trang mở mồm ra chửi Việt Tân nữa. Đợt Quang A tự ứng cử Quốc hội, có lẽ Quang A cũng hỗ trợ Đoan Trang tài chính, nên cô ta hăng hái phỏng vấn Quang A, tâng bốc Quang A tận mây xanh. Bây giờ, cô ta đã có nhiều cơ hội tài chính hơn, thì việc nịnh bợ Quang A là không cần thiết nữa.
Hai là, Đoan Trang không mong muốn một xã hội được “khai dân trí”. Trong nhiều phát ngôn trên facebook, thánh nữ không hề che dấu thông điệp này. Câu cửa miệng của Đoan Trang: “dân chủ trước, dân trí sau”. Mà cái “dân chủ” mà thánh nữ mong muốn đến từ việc người dân xuống đường biểu tình, cùng lật đổ chính quyền, sau đó Đoan Trang và đồng đội Trịnh Hữu Long, Nguyễn Anh Tuấn sẽ trở thành những đấng cứu rỗi cho dân tộc Việt Nam! Như vậy, các trí thức kêu gọi “khai dân trí” kia là vật cản, phá hỏng giấc mơ đẹp của Đoan Trang. Người dân mà có dân trí rồi thì lời lẽ của Đoan Trang ai thèm nghe nữa. Và có thể người dân nhìn thánh nữ Đoan Trang như một con tâm thần chính trị thích khỏa thân tự sướng trước gương.
Ba là, Đoan Trang vẫn ngấm ngầm ghen tị vì thứ chính danh mà Đoan Trang càng chửi bới thì càng mất. Đoan Trang vốn là một nhà báo, cũng từng “phò chính thống” như thế, chỉ vì nói ngu, nói không đúng thời điểm, lại còn qua lại đú đởn với các thành phần như Mẹ Nấm Gấu, Người Buôn Gió và các thế lực người Việt lưu vong chống Cộng ở hải ngoại mà mất đi tính “chính thống” của bản thân. Sự thật là cái thời trẻ đó, Đoan Trang ngu thật, cứ nghĩ mình có thể vừa làm thánh nữ với cái mác “nhà báo dấn thân”, lại vừa được an vị trong các cơ quan báo chí nhà nước. Khi Đoan Trang mới về nước, Đoan Trang vẫn cố tìm đường vào chính thống, còn thân tình chụp ảnh với các anh nhà báo “phò chính thống”. Thế nhưng đáng buồn, cái mác “chính thống” này Đoan Trang đã mất lâu rồi, đám bạn bè nhà báo thấy Đoan Trang trở thành thánh nữ của giới rận thì cũng dần xa lánh. Nhưng các trí thức của quỹ Phan Châu Trinh thì khác, họ vẫn nói chuyện dân chủ, nhưng họ vẫn ngang nhiên hoạt động “chính thống”. Cay nhất là mấy thứ “Chính trị bình dân” hay “Học chính sách công qua chuyện đặc khu” của Đoan Trang chẳng bên nào cấp phép, trong khi NXB Tri Thức vẫn hàng ngày xuất bản đều đặn các cuốn sách kinh điển về dân chủ. Có lẽ cũng nhân status về quỹ Phan Châu Trinh này, Đoan Trang quảng cáo sách của mình trá hình chăng?
Tóm lại, sự thất bại của các trí thức trong quỹ Phan Châu Trinh sẽ mang lại một viễn cảnh đen tối cho giới rận: Đoan Trang sẽ lên ngôi Rận Chúa, mặc sức thao túng toàn bộ giới rận bằng tài chính và cái học lỗ mỗ của thánh nữ. Các nguồn tiền sẽ tiếp tục đổ hết vào túi Đoan Trang để thánh nữ tiếp tục mông muội hóa đầu óc các rận và sẽ tạo ra một thế hệ rận mới vận hành bằng tiền của bà con hải ngoại.

Theo Hội phát cuồng nhà báo Phạm Đoan Trang

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

MẤY VẤN ĐỀ VỀ ĐẤU TRANH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG HIỆN NAY

Đấu tranh trên không gian mạng (KGM) là một “mặt trận” quan trọng để bảo vệ Tổ quốc XHCN. Bởi các thế lực thù địch, bao gồm phản động, cơ hội chính trị, xét lại lịch sử đã và đang triệt để lợi dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (công nghệ số, Internet) để ngày đêm tung ra những luận điệu xuyên tạc, bôi đen chế độ ta; liên kết, hình thành các tổ chức đối lập, các thế lực “ngầm” để chống phá Đảng, Nhà nước, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự tồn tại, phát triển các trang “đen” và hoạt động xuyên tạc, kêu gọi biểu tình, kích động bạo lực chống phá của chúng đã minh chứng cho nhận định này.

MẤY VẤN ĐỀ VỀ ĐẤU TRANH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG HIỆN NAY

Nhận thức rõ tầm quan trọng của cuộc đấu tranh trên KGM, Đảng, Nhà nước ta đã không chỉ coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục mà còn tiến hành các biện pháp chính trị - pháp lý để đấu tranh: Ban hành Luật An ninh mạng, thành lập các cơ quan, lực lượng chuyên trách như: Bộ Tư lệnh tác chiến KGM của Bộ Quốc phòng; Cục An ninh mạng của Bộ Công an... Để góp phần vào cuộc đấu tranh này, đã hình thành cộng đồng đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc trên KGM. Sự tham gia đó của người dân có ý nghĩa rất quan trọng, đóng góp to lớn vào phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Song do tính tự phát, thiếu tổ chức và do nhiều nguyên nhân khác, nhất là trình độ nhận thức chính trị, kinh nghiệm đấu tranh... dẫn đến hiệu quả chưa được như mong muốn, còn nhiều bất cập, hạn chế, thậm chí nửa vời...
Trước yêu cầu mới đặt ra, để sự tham gia đấu tranh của bà con yêu nước chân chính trên KGM đạt hiệu quả cao hơn, xin đề cập mấy vấn đề mang tính trao đổi, mong được bà con quan tâm, chia sẻ rộng rãi:
- Luôn nắm vững, nhất quán với đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước trong mọi phát ngôn (bài nói, bài viết, comment). Vì vậy, cần nghiên cứu tìm hiểu nắm vững đường lối, chính sách, pháp luật. Làm được điều này, kẻ xấu sẽ không có đất để xuyên tạc, quy chụp.
- Chấp nhận “dấn thân”, xác định hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của Tổ quốc, vì sự nghiệp cách mạng, cho dù có bị kẻ thù tìm mọi thủ đoạn đê hèn như khủng bố, đe dọa...
- Nêu cao đoàn kết, thống nhất, nhân ái, tương trợ giúp đỡ nhau trên tình giai cấp, tình đồng chí, đồng đội, bỏ qua những khác biệt đặc thù mang tính văn hóa vùng miền, địa phương, cá nhân.
- Nhạy bén, cảnh giác cao với những đánh phá phong trào yêu nước trên KGM, như:
+ Giả danh yêu nước, dùng tiền, vật chất mua chuộc dưới mọi hình thức, biến thành tay sai của chúng.
+ Giả danh yêu nước dưới vỏ bọc sử dụng avatar là hình ảnh biểu tượng cách mạng như hình lãnh tụ, cờ Đảng, cờ Tổ quốc (cờ đỏ sao vàng) trong trang Facebook cá nhân hoặc khi livestream để lừa cộng đồng.
+ Rêu rao luận điệu bảo vệ Đảng, chế độ XHCN, song cắt xén, xuyên tạc; dẫn bằng chứng thực nhưng suy diễn làm sai lệch bản chất. Thực chất là ngụy tạo, bôi đen chế độ.
+ Vin lý do quy định của luật pháp không cho phép thành lập hội nhóm để đánh phá các nhóm yêu nước tự phát của những người yêu nước đích thực liên kết với nhau nhằm tạo sức mạnh. Trong khi chúng lại ngấm ngầm liên kết chặt chẽ, hình thành các “tổ chức đối lập” ngầm, có tổ chức chỉ huy, chỉ đạo, cung cấp tài chính, trang bị kỹ thuật để hoạt động phá hoại. Đây là chiêu trò cực kỳ nguy hiểm...
- Có phương thức đấu tranh hiệu quả:
+ Thực hiện “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Không xa rời nguyên tắc chiến lược, đó là mục tiêu cách mạng, song luôn mềm dẻo, linh hoạt về sách lược, tùy đối tượng, hoàn cảnh cụ thể.
+ Dựa vào tổ chức để đấu tranh. Đây là vấn đề mấu chốt bảo đảm cho sự thắng lợi, bởi không có tổ chức thì không có sức mạnh. Tổ chức để chúng ta dựa vào là tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội. Chúng ta cần tranh thủ sự định hướng từ các tổ chức chính danh đó, đồng thời đó là nơi chúng ta cung cấp thông tin khi phát hiện các “dấu hiệu” phản động, cơ hội chính trị giúp các cơ quan chức năng xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Vì thế cấp ủy Đảng, chính quyền đoàn thể các cấp cần quan tâm thực sự đến cuộc đấu tranh của quần chúng yêu nước đích thực trên KGM, có giải pháp bảo vệ người đấu tranh, có kênh trực tiếp hoặc gián tiếp (đường dây nóng) để quần chúng kịp thời phản ánh.
+ Sử dụng ngôn ngữ đấu tranh cần chọn lọc, bảo đảm tính khoa học, tính chính trị và văn hóa để tránh kẻ thù quy kết, bởi cách mạng của chúng ta là “đạo đức và văn minh”.
Trên đây là mấy vấn đề xin trao đổi và mong được bà con yêu nước chân chính sẻ chia. Xin trân trọng! 

Nguyên Hà

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

Vì sao ông Kim Jong-un chọn đi tàu tới Việt Nam?

Giới chuyên gia đã nhận định các lý do khiến Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un chọn tàu hỏa làm phương tiện di chuyển tới Việt Nam để thăm chính thức và gặp thượng đỉnh lần 2 với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Vì sao ông Kim Jong-un chọn đi tàu tới Việt Nam?
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un bước xuống ga Đồng Đăng, Lạng Sơn từ đoàn tàu đặc biệt
Chủ tịch Kim Jong-un đã khởi hành từ Bình Nhưỡng tới Việt Nam vào chiều ngày 23/2 trên chuyến tàu đặc biệt. Hành trình kéo dài khoảng 60 giờ đồng hồ với quãng đường khoảng 4.500 km và ông Kim đã có mặt tại Việt Nam vào sáng hôm nay 26/2.
Trong khi đó, nếu sử dụng chuyên cơ và bay thẳng từ Bình Nhưỡng tới Việt Nam thì khoảng cách chỉ là hơn 2.700 km và ông sẽ mất khoảng 4-5h đồng hồ để di chuyển.

Vì sao ông Kim Jong-un chọn đi tàu tới Việt Nam?

Các chuyên gia tin rằng một trong những nguyên nhân ông Kim chọn đi tàu là vì đây là cách mà ông nội ông, cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành, đã di chuyển khi tới thăm Việt Nam vào năm 1958 và 1964. Ông Kim Jong-un thường có xu hướng lặp lại những truyền thống mà thế hệ đi trước thực hiện, nhằm thể hiện rằng ông là một người kế thừa của gia tộc họ Kim.
Ngoài ra, do đoàn tàu đi qua Trung Quốc và đây cũng được cho là cách mà Triều Tiên thể hiện quan hệ thân thiết với Trung Quốc.
Theo ông Zheng Jiyong, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Triều Tiên tại Đại học Fudan, Thượng Hải, chuyến đi 60 giờ đồng hồ được cho là cơ hội để ông Kim quan sát thành tựu sau 40 năm cải cách và mở cửa của Trung Quốc, nhằm học tập kinh nghiệm cho Triều Tiên.
Thêm vào đó, đoàn tàu đặc biệt được cho là lựa chọn an toàn hơn cho Chủ tịch Kim Jong-un khi giới chuyên gia cho rằng chuyên cơ Chammae-1 của Bình Nhưỡng đã khá cũ và Triều Tiên có thể không có nhiều phi công dày dặn kinh nghiệm cho các chuyến công du nước ngoài. Tại hội nghị thượng đỉnh lần 1 với Mỹ hồi năm ngoái, ông Kim đã sang Singapore bằng máy bay của một hãng hàng không Trung Quốc.
Các chuyên gia cũng cho rằng việc ông Kim đi tàu hỏa có thể là thông điệp gửi tới Hàn Quốc rằng từ Triều Tiên có đường tàu đi được sang Việt Nam. Nếu như Seoul hợp tác với Bình Nhưỡng trong dự án kết nối và hiện đại hóa đường tàu liên Triều, tàu của Hàn Quốc có thể đi thẳng sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Trên thực tế, vấn đề này đã từng được ông Kim và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bàn bạc vào hội nghị thượng đỉnh liên Triều tháng 4 năm ngoái.
Mặt khác, các chuyên gia còn cho rằng việc ông Kim lựa chọn tàu vì lý do an ninh là không thuyết phục vì nếu lo ngại như vậy, truyền thông nhà nước Triều Tiên sẽ không công khai thông tin ông Kim rời Bình Nhưỡng chiều ngày 23/2.
Giới quan sát cũng nhận định, việc đi tàu không bất tiện mà thực tế là rất có ích cho ông Kim Jong-un trước thềm hội nghị thượng đỉnh. “Đoàn tàu đặc biệt của ông Kim Jong-un rất tiện lợi cho việc nghỉ ngơi, ăn uống, họp hành và thông tin liên lạc, cho phép ông tập trung vào việc chuẩn bị các vấn đề đưa ra đàm phán với ông Donald Trump”, một nguồn tin nói với trang tin Hani của Hàn Quốc.
Đoàn tàu chở ông Kim được coi là “khách sạn di động” với trang bị an ninh và bảo mật rất cao, cùng với đó là nội thất hiện đại và tiện nghi như khách sạn.

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2019

Vạch mặt thủ đoạn xuyên tạc chuyến thăm Lào và Campuchia của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Mấy ngày vừa qua trên mạng xã hội lan truyền thông tin xuyên tạc: “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trốn sang Lào và Campuchia trong Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều”.
Đọc xong mấy nội dung này thật sự không thể nào “nuốt nổi” mà cảm thấy buồn nôn vì cái mùi vị nồng nặc, thối khắm của sự xuyên tạc, phá hoại có dụng ý đen tối của chúng. Để phản bác lại luận điệu bẩn thỉu, thối tha của chúng, hầu mong cộng đồng mạng hiểu được sự thật của vấn đề.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức CHDCND Lào
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức CHDCND Lào
Đầu tiên, phải khẳng định rằng vấn đề trên do một số tài khoản facebook phản động nêu ra là hoàn toàn sai trái, nói đúng ra là chúng đang cố tình lợi dụng vấn đề đó để bóp méo thông tin, nói xấu, bôi nhọ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng như hạ thấp uy thế của nước ta trước Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều sắp tới. Bởi lẽ:
Thứ nhất, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Lào từ ngày 24 - 25/02 và Campuchia từ ngày 25 - 26/02. Trong khi đó Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều sẽ diễn ra vào ngày 27-28/02. Có nghĩa là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm Lào và Campuchia đến hết ngày 26/02 và sẽ trở về, có mặt tại Hà Nội vào hai ngày 27 - 28/02.
Thứ hai, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều là cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo hai nước Hoa Kỳ - Triều Tiên mà thôi. Có nghĩa đây là cuộc gặp của hai bên (song phương) chứ không có bên thứ ba. Phía Việt Nam là quốc gia đảm bảo công tác chuẩn bị cho cuộc gặp của họ mà thôi.
Thứ ba, hôm 06/01 và đầu tháng 12/2018 Thủ tướng Lào và Campuchia đã đến thăm đất nước ta, cho nên với một đất nước luôn coi trọng tình hữu nghị như Việt Nam thì việc đến thăm nước bạn không chỉ là thông lệ ngoại giao mà còn là tình cảm hữu nghị, đoàn kết với các nước láng giềng.
Ngoài ba lý do trên thì còn vô vàn lý do nữa để nói lên rằng việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đi thăm hai nước bạn là hết sức bình thường và không hề có cái gọi là “trốn tránh” hay “sợ hãi” gì ở đây như lời nói của những kẻ “mất não”, “lưỡi tự động”.
Qua việc này ta phải thấy được rằng bản chất của các đối tượng phản động rất bẩn thỉu và thối tha, chúng luôn tìm mọi cách, lợi dụng mọi sự kiện để bịa đặt, xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo và hạ thấp uy tín của nước ta…
Hy vọng mỗi chúng ta sau khi đọc xong bài viết này sẽ có nhận thức đúng đắn hơn, tích cực hơn, đề cảnh giác với các thông tin bịa đặt đang lan tràn trên mạng xã hội. Đồng thời hãy cùng nhau lên án và vạch mặt những kẻ chuyên phá hoại, đi ngược lại với lợi ích và sự phát triển của đất nước./.
Nguồn: internet

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2019

Khởi tố, bắt tạm giam để điều tra đối với bị can Nguyễn Bắc Son và bị can Trương Minh Tuấn

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang điều tra mở rộng vụ án “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng Công ty viễn thông Mobifone và các đơn vị có liên quan theo Quyết định khởi tố vụ án số 26/C46-P13 ngày 10/7/2018.

Ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn
Ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn
Căn cứ kết quả điều tra mở rộng và tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày  23/02/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra các Quyết định:
1. Quyết định Khởi tố bị can; Lệnh bắt bị can để tạm giam; Lệnh khám xét đối với Nguyễn Bắc Son, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, về tội “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 3, Điều 220 - Bộ luật Hình sự năm 2015.
2. Quyết định Khởi tố bị can; Lệnh bắt bị can để tạm giam; Lệnh khám xét đối với Trương Minh Tuấn, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, về tội “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 3, Điều 220 - Bộ luật Hình sự năm 2015.
Cùng ngày, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 3) đã phê chuẩn các Quyết định và Lệnh nêu trên.
Ngày  23/02/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã thi hành các Quyết định và Lệnh nêu trên đối với 02 bị can đảm bảo an toàn, đúng quy định của pháp luật.
Hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang tập trung lực lượng đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý nghiêm đối với các bị can và những người có liên quan theo đúng quy định của pháp luật./.

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019

BẢO ĐẢM TUYỆT ĐỐI AN TOÀN HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ - TRIỀU

Lực lượng an ninh đã xây dựng các phương án với mục tiêu cao nhất là đảm bảo tuyệt đối an toàn hoạt động của lãnh đạo Mỹ - Triều Tiên; không để xảy ra đột xuất, bất ngờ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của các đại biểu, phóng viên dự, đưa tin về hội nghị.

BẢO ĐẢM TUYỆT ĐỐI AN TOÀN HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ - TRIỀU
Sẵn sàng các phương án, bảo vệ tuyệt đối an toàn Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều.
Việc Việt Nam được chọn đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai tiếp tục khẳng định vị thế ngày càng cao của đất nước, đồng thời thể hiện vai trò và đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam đối với các vấn đề quốc tế.
Những ngày này, tất cả cán bộ chiến sĩ Công an Cửa khẩu Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, Công an TP Hà Nội cùng các đơn vị chức năng Bộ Công an đang quyết tâm, nỗ lực cao nhất làm nhiệm vụ, ráo riết hoàn thiện tất cả các phương án để đảm bảo tuyệt đối an ninh tại Sân bay quốc tế Nội Bài và các hoạt động, địa điểm diễn ra hội nghị; góp phần để Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai diễn ra tại Thủ đô Hà Nội thành công tốt đẹp; nâng cao vai trò, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Được xem là “cánh cửa” và cũng là nơi tạo ra ấn tượng đầu tiên đối với các đại biểu khách quốc tế đến Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2. Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 là sự kiện quốc tế quan trọng, được thế giới đặc biệt quan tâm.
Tiếp nối thành công của các sự kiện quốc tế do Việt Nam tổ chức như Hội nghị Cấp cao APEC 2017, WEF ASEAN 2018, việc Việt Nam được chọn đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai tiếp tục khẳng định vị thế ngày càng cao của đất nước, đồng thời thể hiện vai trò và đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam đối với các vấn đề quốc tế.
Nhiều đại biểu, phóng viên báo chí trong và ngoài nước sẽ tham gia đưa tin về hội nghị. Mọi công tác chuẩn bị nhằm tạo ra hình ảnh một Việt Nam thân thiện, mến khách, đồng thời cũng đảm bảo tuyệt đối an ninh tại Sân bay quốc tế Nội Bài trong nhiều ngày qua đang được các cán bộ, chiến sĩ Công an Cửa khẩu Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài cùng với các đơn vị chức năng thực hiện.
Việc tăng cường an ninh cấp độ 1 đã được bắt đầu áp dụng. Bên cạnh nhiệm vụ chính, Công an cửa khẩu phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của Bộ Công an, Công an TP Hà Nội, Cục Hàng không Việt Nam, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài… xây dựng các phương án với mục tiêu cao nhất là đảm bảo tuyệt đối an toàn hoạt động của lãnh đạo Mỹ - Triều Tiên; không để xảy ra đột xuất, bất ngờ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của các đại biểu, phóng viên dự, đưa tin về hội nghị. Các phương án để tiếp đón Đoàn đại biểu cấp cao của Mỹ - Triều Tiên tới Hà Nội cũng đã được Công an Cửa khẩu Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài cùng các đơn vị chức năng chuẩn bị kỹ.
Công tác an ninh được tăng cường tối đa, triển khai bảo vệ chặt chẽ, tại khu vực hạn chế cũng như khu vực công cộng sân bay. Nhằm tạo ra những hình ảnh tốt đẹp đối với khách quốc tế đến Việt Nam ngay từ cửa khẩu, đơn vị đã quán triệt toàn thể cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ phải luôn luôn có thái độ hòa nhã, thân thiện, tận tình, không được phép có bất cứ cử chỉ, thái độ nào có thể gây khó chịu và hiểu lầm cho khách.Trong nhiều ngày qua, Công an TP Hà Nội cùng các đơn vị chức năng của Bộ Công an đã chủ động triển khai các phương án, kế hoạch để nắm chắc tình hình; chủ động phòng ngừa, phát hiện đấu tranh, ngăn chặn mọi âm mưu hoạt động phá hoại hội nghị, lợi dụng xâm phạm an ninh quốc gia; đảm bảo bảo tốt trật tự an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, trật tự công cộng, vệ sinh môi trường, sắp xếp, phân luồng không để xảy ra ùn tắc, tai nạn giao thông trên các tuyến đường hoạt động, nơi ăn nghỉ của đại biểu, nơi tổ chức hội nghị.
Tiến hành khảo sát, xây dựng và triển khai có hiệu quả các phương án bảo vệ; chủ động nắm chắc tình hình từ xa, tại chỗ, trước, trong và sau khi hội nghị kết thúc; tăng cường quản lý xuất nhập cảnh, quản lý nhân hộ khẩu, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Thực hiện tốt các giải pháp, tổ chức tốt phương án dẫn đoàn. Thời điểm diễn ra hội nghị, lực lượng Cảnh sát cơ động, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát hình sự;… Công an các đơn vị, quận, huyện được lệnh trực 100% quân số. Tiến hành đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, phòng ngừa đấu tranh trấn áp các loại tội phạm; tuần tra, kiểm soát tại các địa bàn quan trọng...
Trong thời gian diễn ra hội nghị, các lực lượng sẽ tập trung cao độ, không để xảy ra các trường hợp đột xuất bất ngờ gây ảnh hưởng xấu tới an ninh trật tự, hình ảnh của Thủ đô Hà Nội và đất nước./.

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2019

Năm kẻ sát nhân ở Điện Biên: Tận cùng của tội ác!


Mùa xuân ở miền rẻo cao Điện Biên -  nơi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đáng lẽ vẫn đẹp, hiền hòa và lãng mạn như vốn có của nó; nhưng năm nay “chấn động” kinh hoàng vì vụ án giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, tàng trữ trái phép chất ma túy và bắt giữ người trái pháp luật từ những ngày 30 Tết.

Năm kẻ sát nhân ở Điện Biên: Tận cùng của tội ác!

Sau một năm vất vả, ngược xuôi tìm kế mưu sinh, lao động và học tập để cuộc đời tươi sáng và đầy đủ hơn, bao nhiêu con người hối hả tìm về với gia đình, mong muốn vui vầy bên “bánh chưng xanh - câu đối đỏ”… Và Cao Mỹ Duyên (sinh năm 1997, trú Đội 5, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) - cô sinh viên xinh xắn, đáng yêu của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên cũng là một người như thế. Nhưng tai họa kinh hoàng đã ập vào cô gái trẻ, bởi 5 con THÚ đội lốt người: Vương Văn Hùng (35 tuổi, trú khối Tân Thủy, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) và Bùi Văn Công, Phạm Văn Nhiệm, Lường Văn Hùng, Lường Văn Lả, (trú huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên).
Ngày 30 Tết năm nay, Mỹ Duyên tranh thủ thời gian ra chợ phụ giúp mẹ bán gà, mong muốn có một cái Tết đủ đầy và ấm áp hơn, nhưng đâu ngờ rằng, ngày ấy là ngày định mệnh của cuộc đời cô. Cô gái tuổi ngoài đôi mươi, phơi phới, xuân sắc… nhưng chủ quan, yếu ớt đã không chống cự được cơn thèm khát, nanh vuốt của lũ súc sinh. Chúng, những kẻ sát nhân mang trong mình tâm hồn ác quỷ thấy cô xinh xắn, đã bàn bạc và lên kế hoạch tỉ mỉ, chặt chẽ để thực hiện hành vi đê hèn của mình. Từ việc nhận diện, xin số điện thoại giao gà, điều tới địa điểm đã tính trước và thực hiện hành vi. Chúng là 5 con nghiện nặng, bất hảo, cô hồn và vô cùng độc ác. Riêng Vương Văn Hùng thì “tiền án nhiều hơn tiền mặt” với ba tiền án, sống lang thang. Sau khi xiết cổ làm nạn nhân ngất xỉu, những con tinh trùng khuyết tật về trí tuệ và đạo đức gồm Vương Văn Hùng, Bùi Văn Công  và  Phạm Văn Nhiệm đã thay nhau hãm hiếp, làm nhục nạn nhân. Thỏa mãn thú tính theo lối bầy đàn xong, chúng quăng cô gái xấu số lên xe tải của Bùi Văn Công, để đến ngày mồng 2 Tết, 2 con nghiện khác là Lường Văn Hùng và Lường Văn Lả thực hiện hành vi bệnh hoạn, kinh tởm, dày vò thân xác cô gái trẻ. Và rồi khi cô gái yếu dần, chúng đã máu lạnh cướp đi mạng sống của cô. Còn nỗi đau nào lớn hơn như thế!? Có tội ác nào khủng khiếp hơn thế!?
Là những kẻ đã vào tù ra tội, ăn cơm tù hơn ăn cơm nhà, sau khi gây án xong chúng đã bàn bạc, thống nhất, tinh vi và hết sức xảo quyệt nhằm che dấu hành vi phạm tội của mình. Nhưng lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng khó lọt! Chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng Công an đã lần lượt đưa chúng ra ánh sáng. Chắc chắn rằng, với những tội ác thấu tận trời xanh như chúng, pháp luật công bằng và nghiêm minh thì hình phạt cao nhất là cái giá mà chúng phải nhận. Nhân quả báo ứng, tội ác này trời không dung, đất không tha nên khi viết những dòng này, tôi nghĩ nếu được quyền, hãy xử chúng theo thời trung cổ, tùng xẻo, ngũ mã phanh thây mới thỏa lòng gia đình nạn nhân và dư luận.
Thương cho một kiếp người bất hạnh, xin chia sẻ nỗi đau, mất mát không gì bù đắt nổi đến thân nhân, gia đình nạn nhân; xin được gửi nén tâm nhang đến em, cô gái trẻ của mùa xuân Tây Bắc, mong em sớm an nghỉ ở cõi vĩnh hằng.
Điện Biên đầu xuân, hoa ban nở trắng rừng, đẹp nhưng lòng người buồn vô tận….

ĐỜI CÁT

VÌ SAO PHẢI KHAI QUẬT TỬ THI NỮ SINH GIAO GÀ?


“Kết quả điều tra, tài liệu chứng cứ và lời khai của họ còn nhiều mâu thuẫn nên buộc cơ quan điều tra phải khai quật tử thi lại để làm rõ” - Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên nói.

Vai trò chủ mưu, diễn biến sự việc liên quan vụ sát hại nữ sinh đi giao gà dịp Tết đã được các bị can khai báo. Tuy nhiên, ban chuyên án đánh giá vụ việc vẫn còn những chi tiết nghi vấn, chưa thể cung cấp cho công luận.

Nghi phạm quen nạn nhân từ trước?

Theo lời khai của các bị can, hôm 01/02 (tức 27 Tết), Bùi Văn Công khởi xướng, bàn với Vương Văn Hùng về việc cướp tài sản, hiếp dâm Cao Mỹ Duyên - nữ sinh đại học năm cuối phụ giúp mẹ bán gà ở chợ Mường Thanh. Sau đó, Công ra chợ chỉ mặt cô gái để Hùng xin số điện thoại, hẹn nạn nhân mang gà đến căn nhà hoang gần đồi Độc Lập.

VÌ SAO PHẢI KHAI QUẬT TỬ THI NỮ SINH GIAO GÀ?
Chiều 18/2, thiếu tướng Sùng A Hồng, Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên, thông tin về vụ án.
Chiều muộn 04/02 (tức 30 Tết), Mỹ Duyên bị Hùng dùng côn siết cổ khi mang 13 con gà đến điểm trên. Khi nạn nhân bất tỉnh, Hùng, Công và Phạm Văn Nhiệm thay nhau hãm hiếp rồi đưa cô gái lên thùng xe tải của Công.
Đêm hôm đó, Hùng lấy điện thoại, giấy tờ rồi điều khiển xe máy của Duyên về nhà cậu ruột ở xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên. Đợi qua giao thừa, tên này đem xe máy bỏ lại ven đường.
Nếu nhằm cướp tài sản, vì sao Hùng vứt bỏ xe của cô gái trước khi thi thể được tìm thấy? Còn Công, nếu không có ý định hiếp dâm, anh ta hưởng lợi gì khi tất cả tài sản của Duyên đều do Hùng cất giữ?
Một vấn đề khác cũng cần làm rõ là Công quen biết nạn nhân từ trước hay chỉ lựa chọn “con mồi” một cách ngẫu nhiên?
Xem xét việc nạn nhân được phát hiện trong tình trạng chỉ mặc quần lót, chuyên gia tội phạm học Đào Trung Hiếu ngay từ đầu cho rằng vụ án không phải giết, cướp đơn thuần. Ông Hiếu nghi ngờ nghi phạm có động cơ hiếp dâm trước khi ra tay sát hại nạn nhân, cướp tài sản.
“Cái đập vào mắt hung thủ, thu hút sự chú ý chính là sự hấp dẫn giới tính. Như vậy, nghi phạm có thể là kẻ háo sắc, ý định phạm tội ban đầu trong y chỉ là lừa nạn nhân để có cơ hội thực hiện hành vi xâm hại tình dục. Còn hành vi giết người và cướp tài sản có thể là những thứ xảy ra sau đó, theo logic của sự việc” - chuyên gia Đào Trung Hiếu phân tích.
Trong buổi thông tin báo chí chiều 18/02, thiếu tướng Sùng A Hồng, Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên cho biết: vụ án còn một số chi tiết đang làm sáng tỏ. Cơ quan điều tra tạm thời chưa thể thông tin lý do các bị can gây án nhằm vào Cao Mỹ Duyên.

Vì sao khai quật tử thi?

Người đứng đầu Công an tỉnh nói quá trình điều tra vụ án dã man nhất từ trước đến nay ở Điện Biên, ban chuyên án gặp nhiều khó khăn do nghi phạm lỳ lợm, dùng nhiều thủ đoạn che giấu hành vi.

VÌ SAO PHẢI KHAI QUẬT TỬ THI NỮ SINH GIAO GÀ?
Từ trên xuống, từ trái qua phải lần lượt là Lường Văn Hùng, Vương Văn Hùng, Lường Văn Lả, Bùi Văn Công và Phạm Văn Nhiệm.
“Kết quả điều tra, tài liệu chứng cứ và lời khai của các đối tượng còn nhiều mâu thuẫn nên buộc cơ quan điều tra phải thực hiện yêu cầu của cơ quan kiểm sát là khai quật lại để làm rõ. Ví dụ, khi khám nghiệm tử thi chỉ có thể trả lời nạn nhân chết do bị siết cổ nhưng khi bắt được, đối tượng khai lúc gây án siết cổ 2 lần. Ngoài ra, có nhiều tình tiết khác buộc cơ quan điều tra phải khám nghiệm lại” - thiếu tướng Sùng A Hồng chia sẻ.
Về thông tin nạn nhân mang thai khi bị sát hại, ông Hồng nói cơ quan điều tra “đã làm và chờ kết luận của cơ quan khoa học kết luận có thai hay không. Các hành vi phạm tội với phụ nữ có thai đều được quy định trong Bộ luật Hình sự (tình tiết tăng nặng) với một số tội danh”.
Với kết quả điều tra có được, Bùi Văn Công - kẻ bị cáo buộc giữ vai trò chủ mưu - bị khởi tố về 5 tội gồm Giết ngườiCướp tài sảnHiếp dâmBắt giữ người trái pháp luật và Tàng trữ trái phép chất ma túy.
Vương Văn Hùng bị khởi tố về 3 tội: Giết người, Cướp tài sản, Hiếp dâm.
Bị can Phạm Văn Nhiệm bị khởi tố về các tội Giết người, Hiếp dâm. Còn bị can Lường Văn Hùng và Lường Văn Lả bị khởi tố tội Giết người.
Chiều 04/02 (30 Tết), Cao Mỹ Duyên lái xe máy mang 10 con gà đến bán cho một người đàn ông mua hàng qua điện thoại. Tối hôm đó, gia đình không thể liên lạc với nữ sinh đang theo học trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nên trình báo cảnh sát.
Sáng 07/02, thi thể cô gái được phát hiện tại khu vực chăn nuôi của một gia đình vắng chủ ở huyện Điện Biên. Khi đó, nạn nhân chỉ mặc áo thu đông, toàn bộ tài sản bị mất. 
Kết quả khám nghiệm xác định nữ sinh 22 tuổi tử vong do bị siết cổ. Ngày 10/02, sau 72 giờ phát hiện vụ việc, Công an tỉnh Điện Biên bắt Vương Văn Hùng. Ban đầu, Hùng khai gây án một mình. Tuy nhiên, nhiều ngày đấu tranh, nghi phạm khai thêm đồng phạm Bùi Văn Công. 
Ngày 17/02, do phát sinh tình tiết mới nên Công an tỉnh Điện Biên cùng VKSND và Viện Khoa học hình sự Bộ Công an khai quật tử thi Cao Mỹ Duyên để tái khám nghiệm. Tối cùng ngày, cơ quan điều tra bắt thêm 3 người liên quan vụ án là Phạm Văn Nhiệm, Lường Văn Hùng và Lường Văn Lả. 
Ngày 18/02, Công an khởi tố 5 bị can về các tội Giết người, Cướp tài sản, Hiếp dâm, Bắt giữ người trái pháp luật và Tàng trữ trái phép chất ma túy.

Bí thư Quận 1 nói về việc di dời lư hương tại tượng đài Trần Hưng Đạo

Sáng 18/2, bà Trần Kim Yến - Bí thư Quận ủy Quận 1 đã trao đổi với báo chí về việc di dời lư hương tại tượng đài Trần Hưng Đạo (Công trường Mê Linh, quận 1, TP.HCM).
  
Bí thư Quận 1 nói về việc di dời lư hương tại tượng đài Trần Hưng Đạo
Khu vực tượng đài Trần Hưng Đạo sáng ngày 18/2.
Theo bà Yến, ngày 17/2, quận 1 đã trang trí lại khu vực tượng đài Trần Hưng Đạo để người dân tham quan. Còn việc thờ cúng, dâng hương, theo chủ trương sẽ được chuyển về đền thờ Đức Thánh Trần (đường Võ Thị Sáu, phường Tân Định, quận 1).
Bà Yến cho biết, có thể một số người cho rằng việc này nhạy cảm nhưng quận nhận định là bình thường. Việc thắp hương nên để ở đền, chùa sẽ thích hợp hơn. Bà cho hay việc di chuyển đã hoàn thành, dự kiến ngày 16 tháng Giêng sẽ đặt vào đúng vị trí.
“Quận không phải không có nơi thờ phụng để người dân thể hiện tâm linh, mà trên địa bàn đã có đền thờ Đức Thánh Trần rồi nên quận đưa lư hương về đó” - bà Yến nói.

Bí thư Quận 1 nói về việc di dời lư hương tại tượng đài Trần Hưng Đạo
Tượng đài Thánh Gióng tại vòng xoay Ngã 6.
Theo ghi nhận vào sáng 18/2, khu vực chân tượng đài Trần Hưng Đạo đã được quây lại, tuy nhiên phía trong không có người làm việc. Trong khi đó tại tượng đài Thánh Gióng vẫn chưa có dấu hiệu thi công.
Trước đó vào cuối tháng 10/2018, Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM đã có văn bản báo cáo UBND TP về hai tượng đài nói trên và xin ý kiến chỉ đạo về việc tu sửa vì đều trong tình trạng xuống cấp.
Tuy nhiên hai tượng đài chưa được xếp hạng di tích và không thuộc danh mục kiểm kê nên Sở không có chức năng quản lý. Khi đó Sở đề nghị dùng nguồn ngân sách thành phố để tu sửa, đồng thời tiếp tục rà soát các công trình tương tự tại thành phố để báo cáo, đề xuất với UBND TP.
Vào giữa tháng 01/2019 UBND TP đã đồng ý với đề xuất này và giao UBND quận 1 thực hiện. Ngoài ra thành phố cũng giao các quận, huyện khác kiểm định và tôn tạo các tượng đài khác trên địa bàn.
Tượng đài Trần Hưng Đạo cao 4m, đặt trên bệ cao 12m, ốp đá màu nâu, 3 mặt đế tượng có 6 mảng phù điêu diễn tả các trận đánh tiêu diệt giặc ngoại xâm.
Tượng đài Thánh Gióng (vòng xoay Ngã 6 đường Cách Mạng Tháng 8) cao 6m.
Cả hai tượng đài đều được xây dựng bằng bê tông trước năm 1975.
 Phong Vũ (Infonet)